Dạy Con Làm Giàu – Tập 7

CHƯƠNG 3



Hãy hỏi một ngân hàng

“Hầu hết mọi người đều nhờ ngân hàng để làm nghèo đi. Bạn cần phải học cách nhờ ngân hàng để làm giàu lên”.

– Người cha giàu.

Khi tôi hỏi Người cha giàu rằng, “Đâu là khác biệt giữa một lời rao hàng và một kiến thức tài chính?”, ông đã rủ tôi cùng ông đến ngân hàng và giới thiệu tôi với một nhân viên phụ trách cho vay mà ông ưa thích. Ngồi nói chuyện với cho vay này, tôi bắt đầu làm như Người cha giàu đã hướng dẫn trước. Tôi hỏi nhân viên ngân hàng xem liệu ông có thể cho tôi vay tiền đầu tư vào quỹ hỗ tương để dành lúc về hưu hay không.

Nhân viên ngân hàng mỉm cười khi nghe câu hỏi đó. Ông liếc nhìn Người cha

giàu: “Anh đang định dạy cho cậu bé này một bài học phải không?”

Người cha giàu gật đầu nói: “Đúng vậy, tôi nghĩ tốt nhất là cậu ấy nên tự tìm câu trả lời trực tiếp”. Jim, tên người nhân viên ngân hàng, quay sang tôi và hỏi: “Vậy cậu sẽ làm gì với các quỹ hỗ tương đó?”.

Người cha giàu đã nói trước với tôi về điều này nên tôi đáp: “Cháu sẽ đầu tư dài hạn – mua, giữ và đa dạng hóa các quỹ”.

Nhân viên ngân hàng gật đầu cười: “Tôi rất vui khi cậu có thể sớm bắt đầu sự nghiệp đầu tư của mình như thế”.

“Vậy chú sẽ cho cháu vay tiền chứ?”, tôi hỏi.

“Tôi e là không”, Jim nhẹ nhàng nói. “Về nguyên tắc, chúng tôi hiếm khi cho vay để đầu tư vào quỹ hỗ tương. Nếu cậu có một công việc và một uy tín tín dụng thật tốt, chúng tôi có thể cho cậu vay một ít tiền theo kiểu cho vay tín dụng, khi đó cậu có thể đầu tư vào quỹ hỗ tương hay làm bất cứ điều gì cậu muốn”.

“Nếu cháu muốn đầu tư vào bất động sản thì ít ra chú có thể xem xét khoản đầu tư của cháu trước khi từ chối chứ?”, tôi hỏi.

“Tất nhiên là tôi sẵn lòng xem xét các khoản đầu tư của cậu. Nhưng tôi vẫn muốn kiểm tra tình hình tài chính cá nhân và quá trình tín dụng của cậu đã. Chúng tôi luôn muốn biết người sắp vay tiền của chúng tôi là ai, bất kể số tiền đó được dùng làm gì”.

“Vậy tại sao bất động sản lại dễ vay tiền hơn quỹ hỗ tương?”

“Có rất nhiều lý do”, Jim nói.

“Có phải vì quỹ hỗ tương có nhiều rủi ro hơn bất động sản?>

“Chắc chắn đó là một lý do”, Jim lặng lẽ nói. “Nhưng như tôi đã nói, có nhiều nhân tố khác cần xem xét”.

“Nếu ngân hàng không cho vay tiền đầu tư vào quỹ hỗ tương thì tại sao lại có quá nhiều người đầu tư vào quỹ hỗ tương đến vậy?”, tôi thắc mắc.

“Câu hỏi hay đấy!”, Jim nói. “Có lẽ tôi cũng nên tự hỏi mình như thế. Tôi cũng đầu tư vào quỹ hỗ tương”.

“Chú có đầu tư vào bất động sản?”, tôi hỏi.

“Không, ngôi nhà là nhà của tôi… À, tôi phải vay tiền ngân hàng để mua, nhưng tôi không đầu tư vào bất động sản”.

“Nhưng tại sao thế?”, tôi thật sự không hiểu. “Nếu ngân hàng cho chú vay tiền để đầu tư vào bất động sản chứ không cho đầu tư vào quỹ hỗ tương thì tại sao chú không dùng tiền ngân hàng để đầu tư?”

Jim tỏ ra bối rối. Có thể nói là ông quen đặt câu hỏi hơn là trả lời câu hỏi.

“Thôi nào”, ông nhã nhặn nói. “Tôi còn nhiều khách hàng đang chờ”. Chỉ tay vào Người cha giàu, ông nói: “Ông bạn này có rất nhiều khoản đầu tư vào bất động sản. Có thể cậu nên hỏi ông ấy thì tốt hơn”.

“Dạ vâng”, tôi gật đầu.

Người cha giàu lặng lẽ cùng tôi bước ra cổng đến bãi đậu xe. Có thể nói là tôi đang tiếp thu tốt bài học để trở thành một nhà đầu tư giỏi.

“Ông ấy không thật sự là một nhà đầu tư, phải không cha?”, tôi hỏi Người cha giàu.

“Không. Ông ấy là một nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp. Có thể ông ấy sẽ

làm nghề này đến suốt đời. Nhưng ngay cả nếu ông ấy không phải là một nhà đầu tư tích cực thì vì là một nhân viên ngân hàng nên ông ấy cũng đang nắm giữ một chiếc chìa khóa quan trọng chủ chốt đối với việc học đầu tư của con”, Người cha giàu nói trong khi nổ máy và lùi xe ra khỏi bãi. “Nếu muốn trở thành một nhà đầu tư giàu có và thành công, con cần phải bắt đầu bằng cách tìm hiểu thế giới đầu tư từ quan điểm của một nhà ngân hàng. Ngân hàng rất cẩn thận trong việc cho ai vay tiền. Con có để ý thấy ông ấy muốn biết con là ai trước khi cho con vay tiền không? Ngân hàng không cho người lạ vay tiền đâu, và con cũng không nên làm thế”.

KHÔNG MỘT BỮA ĂN NÀO KHÔNG TỐN TIỀN CẢ

Chúng tôi lái xe vào một tiệm ăn nhỏ. Vì chưa đến giờ ăn trưa nên nơi này không có một vị khách nào. Sau khi kêu vài cái bánh sandwich ở quầy, Người cha giàu cùng tôi ngồi xuống bàn và bài học của tôi tiếp tục. Ông bắt đầu lấy giấy bút ra và hỏi tôi: “Như cha đã nhiều lần bảo tôi, có ba loại kiến thức rất quan trọng để con có thể thành công trong thế giới thực. Ba loại đó là gì?”

Tôi đáp: “Ba loại đó là kiến thức học viện, kiến thức chuyên môn và kiến thức tài chính”.

“Tốt lắm”, Người cha giàu nói và ghi vào giấy:

1. Học viện

2. Chuyên môn

3. Tài chính

“Hiện nay con đang theo đuổi loại kiến thức nào?”

“Kiến thức chuyên môn”, tôi trả lời ngay. “Khi nào hoàn tất bốn năm ở học viện, con sẽ có bằng cử nhân khoa học và bằng lái tàu thương mại đi khắp thế giới”.

“Họ có dạy con về tài chính hay đầu tư không?”, Người cha giàu hỏi.

“Dạ chưa”, tôi trả lời.

“Thế họ nói gì với con về những kế hoạch lưu trí?”

“Cho đến giờ thì quan điểm chung vẫn là khi nào tốt nghiệp ra trường, bọn con sẽ làm việc cho một công ty tàu biển lớn, những công ty như State Lines, U.S. Lines hay Matson Navigation, và khi nào bọn con về hưu thì sẽ được công ty trợ cấp”.

“Đúng là lối suy nghĩ cũ kỹ lỗi thời”, Người cha giàu cười nhẹ một cách lạ lùng.

“Cha nói gì?”, tôi không nghe rõ nên vội hỏi lại.

“Đừng quan tâm”, Người cha giàu nói. “Một ngày nào đó con sẽ hiểu. Quá nhiều người trông chờ vào sự chăm lo của công ty hay chính phủ khi họ đã về hưu. Đó thật sự là một lối suy nghĩ theo kiểu phúc lợi xã hội. Khi nào bằng tuổi cha, con sẽ thấy quá nhiều người mong đợi được công ty hay chính phủ chăm lo sẽ khiến nhiều công ty hay chính phủ phải khốn đốn. Và hiện nay, nhiều công ty hay chính phủ đang hứa hẹn những lời mà họ có thể sẽ không giữ được trong tương lai”.

“Mọi việc đã bắt đầu như thế nào”, tôi hoang mang hỏi.

“Giữa những năm 1930, khi cha còn là một chàng thanh niên như con bây giờ, người ta có một chương trình liên bang gọi là Phúc lợi Xã hội”, Người cha giàu nói. “Dù lúc đó chúng ta đang rơi vào cuộc Đại Suy thoái nhưng vẫn có nhiều người tin rằng một mức lương được chính phủ bảo đảm là một ý kiến hay và nhiều người cho rằng đó là một ý tưởng dở tệ. Không may là như con thấy đấy, Phúc lợi Xã hội là một trong những chương trình phổ biến nhất của chính phủ ngày nay… ngay cả nếu như một ngày nào đó nó sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế của chúng ta. Ngày nay, Phúc lợi Xã hội và một chương trình mới mà Medicare đang trở thành những mối lo ngại của chính phủ”.[1]

“Tại sao cha lại nghĩ rằng Phúc lợi Xã hội là một ý tưởng không hay?”, tôi hỏi.

“Vào những năm 1930, nhiều người cho rằng đó là một ý tưởng dở tệ. Họ nói rằng: ‘Phúc lợi Xã hội sẽ tạo nên một quốc gia của những kẻ tiêu xài hoang phí’”.

“Và có phải thế không?”, tôi hỏi.

“Cha nghĩ rằng đúng thế”, Người cha giàu nói. “Với nhiều người thuộc thế hệ của cha, khi quay về từ cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II, họ không còn phải lo lắng nhiều về việc dành dụm cho lúc về hưu nữa. Dù gì thì chúng ta cũng đã có tiền lương hưu của chính phủ. Vì vậy nên thay vì học cách đầu tư, chuẩn bị tự lo cho mình k cả nước chúng ta lại bắt đầu tiêu xài như thể không còn có ngày mai. Xét ở một khía cạnh nào đó, đó là một điều tốt vì nền kinh tế được mở rộng với tốc độ chóng mặt… Nhưng dù sao thì chúng ta cũng đã thật sự trở thành một quốc gia của những kẻ tiêu xài hoang phí. Song đó vẫn chưa phải là vấn đề tệ nhất mà phúc lợi xã hội đã gây ra – một kiểu văn hóa phúc lợi xã hội”.

“Có gì tệ hơn văn hóa phúc lợi xã hội nữa vậy cha?”, tôi hỏi.

“Nó đã tạo ra một quốc gia đầy những con người luôn trông đợi người khác chăm lo cho mình”.

“Đó là một ý tưởng không hay?”

“Mọi thứ đều có những mặt xấu và mặt tốt. Luôn có những người muốn được ăn không và trông chờ người khác trả tiền giùm họ. Không may là số người muốn được ăn không càng ngày càng nhiều. Một ngày nào đó, như cha đã nói, thế hệ của con sẽ phải lãnh đủ những cái hóa đơn mà thế hệ của cha đã ăn không mất tiền ngày hôm nay. Chắc chắn cha sẽ chẳng thích thú gì nếu phải ra tranh cử Tổng thống vào năm 2012 hay sau đó”.

“Tại sao lại là năm 2012?”, tôi thắc mắc.

“Bởi vì đó là khi thế hệ của con bắt đầu về hưu va đang mong đợi sẽ thu lại được những đồng tiền mà con đã đóng góp cho hệ thống này nhiều năm qua”.

“Điều đó thì có gì sai?”

“Không còn tiền nữa. Vì vậy nên cha nghĩ thế hệ các con, con sẽ thấy rằng tất cả những tiền bạc mà các con đóng góp đều biến mất. Tiền của con đã bị xài hết. Con kiếm ra đồng tiền đó nhưng người khác đã xài nó mất rồi. Chính phủ sẽ giải thích như thế nào về những đồng tiền biến mất này với các con, thế hệ đầu tiên phải chi trả toàn bộ cho hệ thống phúc lợi xã hội?”

“Vậy vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào?”

“Cha đã nói rồi”, Người cha giàu cười nhẹ. “Đó là thử thách của thế hệ các con chứ không phải của cha”.

Người phục vụ đem thức ăn tới và cuộc nói chuyện của chúng tôi kết thúc.

QUAN ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG

Khi tôi gặm cái sandwich của mình, Người cha giàu tiếp tục giải thích rõ hơn những ý tưởng của ông về kiến thức đầu tư.

“Cha sẽ chỉ con thấy một số điểm khác biệt giữa suy nghĩ của một nhà ngân hàng và suy nghĩ của một người bán quỹ hỗ tương”.

“Dạ”, tôi đáp.

“Trước tiên”, Người cha giàu nói. “Con cần phải hiểu một số điều liên quan đến

kiến thức tài chính”. Ông đẩy tờ giấy đến gần tôi và bắt đầu viết:

5. Kết thúc

4. Bảo vệ

3. Sức bật đòn bẩy

2. Quản lý

1. Kiếm tiền/ Làm ra tiền

Người cha giàu nhìn tôi: “Hầu hết mọi người đều đến trường để kiếm tiền hoặc làm ra tiền. Vấn đề là kiến thức của họ chấm dứt tại đó”.

Ông nghiêng tờ giấy lại và viết thêm:

5. Kết thúc

4. Bảo vệ

3. S

2. Quản lý Kiến thức tài chính
1. Kiếm tiền/ Làm ra tiền Kiến thức chuyên môn
Kiến thức học viên

Chỉ vào số 1 “Kiếm tiền/ Làm ra tiền”. Người cha giàu nói: “Hiện nay con đang ở trường để học kiến thức chuyên môn. Con đang học làm một sĩ quan hải quân – một nghề nghiệp được trả lương rất cao”.

Tôi gật đầu: “Một trong những nghề được trả lương cao nhất hiện nay. Nhưng vấn đề là ngày càng có ít việc làm”.

Người cha giàu tiếp tục: “Nếu con muốn trở nên giàu có và muốn chuẩn bị cho chuyến vượt biển tài chính đầy sóng gió mà thế hệ con đang hướng đến, con sẽ cần phải học những lĩnh vực kiến thức tài chính ở trên”. Chỉ vào số 2 “Quản lý”, Người cha giàu nói: “Hầu hết mọi người đều làm việc kiếm tiền nhưng lại rất vất vả về mặt tài chính, bất kể họ kiếm được bao nhiêu tiền, đơn giản bởi vì họ không bao giờ học được cách quản lý tiền bạc của mình cho đúng đắn. Nhiều người rất khôn ngoan khi kiếm tiền nhưng lại rất khờ khạo khi dùng tiền. Con có hiểu điều đó không?”

“Dạ, con hiểu”, tôi trả lời. “Vì vậy nên cha đã dành rất nhiều thời gian để dạy con với Mike học cách đọc một bản báo cáo tài chính và những khác biệt giữa tài sản và tiêu sản, thu nhập và chi phí”.

Tôi vẽ một biểu đồ lên tờ giấy:

“Con còn nhớ khi con học trung học, cha đã từng nói với con: ‘Ngân hàng không bao giờ đòi xem bảng điểm của cha. Ngân hàng chỉ muốn xem báo cáo tài chính của cha mà thôi. Ngân hàng không quan tâm đến điểm trung bình của cha hay cha đã học trường nào. Ngân hàng chỉ muốn biết cha quản lý tiền bạc của mình như thế nào mà thôi”.

SỨC MẠNH CỦA ĐÒN BẨY

“Rất tốt”, Người cha giàu gật đầu và chỉ sang điểm kế tiếp “Sức bật đòn bẩy”. Ông nói: “Bước kế tiếp của kiến thức tài chính, sau khi đã quản lý tiền bạc của mình, con cần phải học cách gia tăng sức bật đòn bẩy cho tiền bạc của mình”.

“Cha muốn nói là con cần phải học cách dùng tiền để kiếm tiền, để buộc tiền bạc của mình phải làm việc cho mình?”

“Không chỉ tiền của con mà cả tiền của ngân hàng nữa”.

“Con có thể đầu tư bằng tiền của ngân hàng ư?”

Người cha giàu gật đầu: “Có rất nhiều người quản lý tiền bạc rất tốt nhưng vẫn không làm giàu được, đơn giản vì họ không biết cách khai thác đòn bẩy tài chính. Hầu hết mọi người đều cố gắng tạo sức bật đòn bẩy cho tiền bạc của mình bằng cách tiết kiệm tiền hay cố gắng không để mắc nợ. Những dạng đòn bẩy như thế rất đơn giản nhưng không phải là những dạng đòn bẩy tiềm năng”.

“Có phải cha đưa con đến ngân hàng vì ngân hàng chính là một dạng đòn bẩy tiềm năng?”

Người cha giàu lại gật đầu và tiếp tục: “Khi đầu tư vào quỹ hỗ tương, con dùng tiền của ai?”

“Con đầu tư bằng tiền của chính con”.

“Nếu con thật sự muốn tìm hiểu cách đầu tư với sức bật đòn bẩy, con cần phải học cách đầu tư bằng tiền của người , chẳng hạn như ngân hàng”.

“Nhưng người nhân viên ngân hàng nói là ông ấy sẽ không cho con vay tiền để đầu tư vào quỹ hỗ tương mà”.

“Đó là lý do vì sao cha muốn nói chuyện với ông ấy. Nếu con muốn trở thành một nhà đầu tư vĩ đại, con cần phải nhìn thế giới qua đôi mắt của một nhân viên ngân hàng. Có bao giờ con hỏi mượn tiền của người bán quỹ hỗ tương để đầu tư vào quỹ hỗ tương mà ông ấy đang bán cho con không?”

“Không, con không hỏi”.

“Các nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn luôn tìm kiếm những dạng sức bật đòn bẩy khác nhau. Một dạng đòn bẩy thường dùng là Tiền Của Người Khác. Đó là lý do vì sao cha muốn con học cách nhìn thế giới qua đôi mắt của một nhân viên ngân hàng. Một nhân viên ngân hàng là cả một kho tàng thông tin về cách đánh giá rủi ro và lợi nhuận của một khoản đầu tư. Hầu hết mọi người chỉ đến ngân hàng để tiết kiệm tiền hay vay vài đồng ít ỏi để chi dùng. Rất ít người hỏi một nhân viên ngân hàng về việc làm thế nào để dùng tiền ngân hàng làm sức bật đòn bẩy để trở nên giàu có”.

“Chính vì vậy nên con cần phải học về sự khác biệt giữa những món nợ tốt và những món nợ xấu. Hầu hết mọi người đều xem tiền vay ngân hàng là những món nợ xấu, những món nợ khiến con nghèo đi”.

“Hiểu chưa nào?”, Người cha giàu nói.

Tôi gật đầu và nhìn lại danh sách của Người cha giàu. Nhiều năm qua, tôi đã nghe nói nhiều về điều này và đã quan sát ông giao dịch với các ngân hàng, thường là vay mượn những khoản tiền lớn. Giờ tôi đã lớn khôn, những bài học này cũng có tác động mạnh hơn và có nhiều ý nghĩa mới hơn.

“Vậy nguyên nhân đầu tiên khiến người ta gặp khó khăn tài chính là vì họ đã quản lý tiền bạc của mình không tốt, còn nguyên nhân thứ hai là vì họ đã không tạo được sức bật đòn bẩy cho chúng?”

Người cha giàu gật đầu: “Và chỉ với hai bước này, người giàu sẽ trở nên rất giàu trong khi những người khác phải làm việc vất vả và phải đấu tranh tài chính. Đó là lý do vì sao cha muốn con tiếp tục học hỏi nhiều hơn về cách quản lý và tạo sức bật đòn bẩy cho tiền bạc của mình>

“Làm thế nào con có thể tiếp tục học về hai bước này?”, tôi hỏi.

“Hãy học từ ngân hàng, họ rất muốn giúp con”, Người cha giàu mỉm cười. “Thế con nghĩ cha đã học những điều này từ đâu? Khi lớn lên, con hãy tập thói quen nói chuyện với ngân hàng. Hãy mời họ đi ăn trưa và moi thông tin từ họ. Tìm hiểu xem họ suy nghĩ như thế nào, họ cho rằng điều gì là quan trọng, tại sao họ lại đồng ý người này và từ chối người kia. Và con chỉ tốn một bữa trưa thôi. Một bữa trưa sẽ rẻ hơn rất nhiều so với một kiến thức đại học”.

BẢO VỆ

Lúc này tôi chỉ còn biết gật đầu mà thôi. Nhiều năm qua, tôi đã thấy Người cha giàu mời các nhân viên ngân hàng và nhiều nhà tư vấn khác đi ăn trưa. Tôi còn nhớ ông đã hỏi họ nhiều câu hỏi và họ luôn sẵn lòng chia sẻ sự khôn ngoan của mình với ông qua những bữa trưa. Dù Người cha giàu không qua một trường lớp chính thức nào cả nhưng ông không ngừng học hỏi. Ông luôn tập trung quanh mình những con người khôn ngoan thuộc những lĩnh vực khác nhau và nghe nhiều hơn. Ông thường cởi mở chia sẻ những vấn đề hay thách thức tài chính của mình với họ và hỏi ý kiến họ cách giải quyết. Đó là cách học của ông, cách thu nhập kiến thức và cách vươn lên trong lĩnh vực tài chính. Ông khôn ngoan hơn và giàu có hơn qua những bữa ăn trưa. Tôi lại học được bài học này một lần nữa.

“Còn về ‘Bảo vệ’ thì sao?”, tôi chỉ vào số 4.

“Đó là một chủ đề rất lớn”, Người cha giàu trả lời. “Cha sẽ cố nói một cách đơn

giản nhất có thể. Nếu không được bảo hiểm thì con có dám lái xe không?”

Tôi lắc đầu: “Dạ không”.

“Nếu không được bảo hiểm thì con có mua nhà không?”

Tôi lại lắc đầu: “Dạ không, làm thế thật điên rồ”.

“Vậy tại sao rất nhiều người đầu tư mà không cần bảo hiểm?”, Người cha giàu hỏi.

“Con không biết”, tôi trả lời. “Con không nghĩ mình có thể mua bảo hiểm cho một khoản đầu tư”.

“Có thể đấy”, Người cha giàu nói. “Các nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn đầu tư có bảo hiểm, còn các nhà đầu tư nghiệp dư thì không. Đó là lý do vì sao các nhà đầu tư nghiệp dư cho rằng đầu tư là mạo hiểm. Người bán quỹ hỗ tương cho con có đề nghị bảo hiểm cho quỹ hỗ tương của con không?”

“Dạ không”, tôi đáp.

“Ngoài chuyện bảo con ‘mua, giữ và đa dạng hóa’, ông ta có nói với con là thị trường chứng khoán không chỉ lên giá mà còn xuống giá nữa không?”

“Ông ấy nói là trung bình thị trường chứng khoán tăng giá 9% một năm”.

“Ông ấy có sẵn sàng bảo đảm cho điều đó không?”

“Con không biết, con không hỏi. Thế ông ấy sẽ bảo đảm cho con 9% lợi tức một năm à?”

Người cha giàu lắc đầu với vẻ chán ngán: “Giờ thì con có hiểu tại sao cha nói rằng con đã quyết định đầu tư dựa trên một lời rao hàng chứ không phải một kiến thức đầu tư vững chắc chưa?”

“Con bắt đầu hiểu…”, tôi nói yếu ớt.

Suy nghĩ một lúc, tôi ngập ngừng hỏi: “Có phải cha muốn nói rằng các nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn đầu tư có bảo hiểm?”

“Đó là một câu hỏi rất hay để dành cho ngân hàng”, Người cha giàu nói. “Con hãy hỏi Jim xem liệu ông ấy có cho con vay tiền mà không có bảo đảm không, những thứ bảo đảm như tài sản, giấy tờ thế chấp… Vì vậy nên cha muốn con nhìn thế giới qua đôi mắt của một ngân hàng. Các nhân viên ngân hàng thường cẩn thận quá mức, nhưng đó là công việc của họ. Nói cho cùng, công việc của họ là bảo vệ tiền của ngân hàng. Đó là lý do vì sao họ đòi các bản kê tài chính, báo cáo tín dụng, hồ sơ nhân viên, hóa đơn thanh toán… Họ không đưa tiền cho những người mà họ không hiểu rõ như con đã làm đâu. Họ muốn biết con là ai và mức độ thông minh tài chính của con như thế nào. Họ không quan tâm đến điểm số hay các trường mà con đã học. Họ muốn xem bản kê tài chính – nó chính là ‘phiếu điểm’ tài chính của con. Họ muốn biết con có hiểu biết về tài chính hay không và con cũng nên biết điều đó. Đó là lý do tại sao con cần phải bắt đầu giữ gìn một hồ sơ tài chính chính xác và không tì vết. Hầu hết mọi người không quan tâm đến điều đó và đó là một lý do nữa khiến họ gặp khó khăn tài chính. Và cho dù tin tưởng con đến mức nào đi nữa, họ vẫn cần được bảo đảm, hay bảo vệ chống rủi ro. Con cũng cần phải làm như thế – nếu muốn trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp. Chính vì vậy nên cha đã đưa con đến ngân hàng trước tiên. Ngân hàng chính là một trong những người thầy tốt nhất của con trong Trò chơi Tiền bạc chứ không phải nhà tư vấn tài chính đã bán quỹ hỗ tương cho con, những khoản quỹ hỗ tương mà ngân hàng sẽ không cho con vay tiền để đầu tư vào đó”.

Người cha giàu đã nói xong. Ông im lặng nhìn tôi và mỉm cười.

“Thế đấy”, cuối cùng tôi nói. “Con hiểu rồi”.

Người cha giàu vẫn cười: “Một trong những lý do khiến nhiều người cho rằng đầu tư là mạo hiểm bởi vì họ biết quá ít hay thậm chí không biết gì về việc bảo vệ tài sản. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp cần phải học cách bảo vệ các khoản đầu tư của họ tránh thuế vụ, kiện tụng, thị trường lên xuống, tai nạn hay những chu kỳ kinh tế”.

“Cha muốn nói là cha không mua, giữ và ngồi chờ?”, tôi nói với vẻ hơi cay đắng.

“Chắc chắn là không”, Người cha giàu mỉm cười. “Với một nhà đầu tư chuyên nghiệp, bảo hiểm và bảo vệ là những vấn đề rất quan trọng. Nếu con không thể bảo vệ tài sản của mình thì con không nên mua nó. Như cha đã nói, con không được lái xe nếu không có bảo hiểm hay mua nhà mà không có bảo hiểm. Đừng bao giờ đầu tư mà không có bảo hiểm”.

Tôi bắt đầu cảm thấy bực bội với chủ đề này và nói: “Thôi chuyển sang chủ đề ‘Kết thúc’ đi cha”.

KẾT THÚC

“Ngoài việc mua, giữ và ngồi chờ, chiến lược kết thúc của con là gì?”, Người cha giàu hỏi. “Tại sao con lại quyết định mua cái quỹ hỗ tương đó? Con có nghĩ đến chiến lược kết thúc không?”

“Không, thật sự không…”, tôi ngập ngừng nói.

“Cha hiểu”, Người cha giàu nói. “Vớnhà đầu tư chuyên nghiệp, Kết thúc là một lĩnh vực nghiên cứu rất quan trọng. Hầu hết các nhà đầu tư nghiệp dư đều cắm đầu mua mà không nghĩ đến chuyện kết thúc. Và bởi vì họ không nghĩ đến chuyện kết thúc nên những chữ ‘đầu tư dài hạn’ nghe có vẻ rất an ủi. Nó giúp trì hoãn việc nghĩ đến tương lai và chuẩn bị cho tương lai, vốn là một việc khó khăn đối với hầu hết mọi người. Hầu hết đều chỉ nghĩ đến ngày hôm nay chứ không nghĩ đến ngày mai. Một lúc nào đó bỗng nhiên bừng tỉnh giấc, họ đã hơn 50 tuổi và bắt đầu biết rằng mình đang phải đếm từng ngày. Đó là lúc mà họ bắt đầu hối tiếc: “Giá như…””.

Bữa ăn trưa đã sắp xong. Tôi nói với Người cha giàu: “Cha cho con một ví dụ về sự kết thúc đi”.

“Nếu cha bán một khoản đầu tư và kết thúc theo cùng một hướng thì cha sẽ phải đóng thuế. Nếu cha kết thúc theo một hướng khác thì cha không phải trả đồng thuế nào cả. Đó là một trong rất nhiều ví dụ của sự kết thúc. Thế người bán quỹ hỗ tương cho con có nói chuyện với con về những chiến lược kết thúc khác nhau trước khi bán không?”

“Dạ không, ông ấy chỉ nói về việc bỏ tiền vào tài khoản và nó sẽ tự sinh sôi nảy nở”.

“Nghĩa là ông ấy lấy tiền của con mà không nói gì về chuyện kết thúc, bảo vệ, tạo sức bật đòn bẩy hay quản lý nó cả à?”

“Dạ… nếu ông ấy có nói thì chắc vì con không nhớ”.

SỰ KHÁC BIỆT

Người phục vụ mang hóa đơn đến và Người cha giàu trả tiền bữa ăn trưa. Trước khi đứng lên, ông cầm tờ giấy và viết:

Kết thúc

Bảo vệ

Quản lý

______________________________________________

Kiếm tiền            Người bán hàng

Kiếm tiền       Chủ ngân hàng/ nhà đầu tư

“Khi con tìm đến một người bán hàng để xin những lời khuyên đầu tư thì hầu hết mọi người chỉ muốn biết con có thể mua được bao nhiêu thôi. Đó là sự thật, bất kể đối với quỹ hỗ tương, bất động sản hay xe hơi. Vì vậy nên cha đã để trống phía trên chủ đề “Kiếm tiền” ở cột “Người bán hàng”. Nhưng một nhà đầu tư chuyên nghiệp hay những người như ngân hàng luôn cần biết nhiều hơn. Vì vậy nên cha đã viết phía trên chữ “Kiếm tiền” những chữ “Quản lý”, “Sức bật đòn bẩy”, “Bảo vệ”, “Kết thúc”, ở bên cột “Chủ ngân hàng/ nhà đầu tư”. Một ngân hàng hay một nhà đầu tư sẽ rất quan tâm đến kiến thức quản lý tiền bạc của con, con sử dụng bao nhiêu sức bật đòn bẩy, chiến lược bảo vệ và chiến lược kết thúc của con là gì. Tất cả những gì anh chàng bảo con làm là “mua, giữ, và đa dạng hóa”. Và ngay cả nếu con có mua, giữ và đa dạng hóa suốt nhiều năm trời đi nữa thì liệu con có học hỏi được gì không?

“Kết quả là con sẽ trở thành kiểu nhà đầu tư như thế nào nếu tất cả những gì con làm chỉ là đưa tiền cho người khác và làm những gì người ta bảo con làm?”

Tôi không còn gì để nói thêm nữa cả.

HAI NGÀNH NGHỀ

Người cha giàu đứng lên bước ra bãi đỗ xe. Ông quay sang tôi và nói: “Nếu muốn thành công trong thế giới thực thì con và thế hệ của con cần phải nhiều thứ hơn là kiến thức học viện và kiến thứchế hệ con sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn tài chính ở phía trước, có thể còn khó khăn hơn cả những gì mà thế hệ của cha đã phải trải qua. Con sẽ thấy rằng học viện quân sự đầy uy tín mà con đang theo học sẽ không dạy con điều gì về kiến thức tài chính cả. Con phải tự tìm kiếm những kiến thức đó. Quá trình tìm kiếm bắt đầu bằng cách nhìn ra thế giới tiền bạc qua đôi mắt của một nhà ngân hàng chuyên nghiệp. Sau này con sẽ thấy các nhân viên ngân hàng không hẳn là những nhà đầu tư giỏi, nhưng chắc chắn họ biết cách phân biệt một nhà quản lý tiền bạc giỏi với một nhà quản lý tiền bạc dở và luôn luôn đòi được bảo hiểm hay bảo đảm. Và con cũng cần như thế”.

“Vậy con cần biết đôi chút về những ngành nghề khác?”, tôi hỏi vuốt.

“Con không cần phải học những nghề đó”, Người cha giàu nói. “Nhưng con cần có những người bạn là những chuyên gia trong các lĩnh vực cần thiết. Đó là lý do vì sao bạn bè con là ai và con đi ăn trưa với ai là một điều rất quan trọng. Hầu hết mọi

người chỉ dành thời gian cho những người cùng nghề nghiệp với họ. Có thể con nhớ là cha thường đi ăn trưa với các nhân viên ngân hàng, kế toán, luật sư, những người lập kế hoạch tài chính, môi giới bảo hiểm, môi giới bất động sản, môi giới chứng khoán… Tất cả những gì cha đã làm chỉ là trả tiền cho các bữa ăn trưa, và đổi lại, cha có được những kiến thức tài chính tốt nhất trên thế giới. Và đó là kiến thức của một thế giới tài chính thật chứ không phải là thế giới tài chính học viện”.

Người cha giàu bước ra xe. Ông nói: “Thế hệ con và những thế hệ sau này sẽ phải có ít nhất là hai nghề chuyên môn, một cho con và một cho tiền bạc của con. Khi con lớn lên và già đi, con sẽ muốn tiền bạc của con phải làm việc vất vả hơn con. Nghề của cha là một chủ doanh nghiệp. Còn ‘nghề của tiền bạc’ của cha là bất động sản. Đó là nơi cha cất tiền và tạo sức bật đòn bẩy cho đồng tiền của mình – một cách an toàn. Tiền của cha và tiền ngân hàng của cha được giữ an toàn bởi vì cha tự theo dõi nó chứ không phải một người xa lạ nào đó”.

“Hai nghề à?”, tôi bối rối nói. “Hiện giờ con chỉ đang tìm một nghề thôi mà còn rất khó khăn nữa là”.

Người cha giàu gật đầu: “Thế hệ cha đã trải qua thời kỳ trợ cấp phúc lợi. Nhiều người thật sự nghĩ rằng đó là một bữa ăn không tốn tiền và ai đó phải chịu trách nhiệm thanh toán cho họ khi họ về hưu. Vấn đề là ngày càng có nhiều người suy nghĩ như thế và con số này ngày càng gia tăng. Thế hệ của con đã, đang và sẽ phải trả tiền cho những bữa ăn không tốn tiền của thế hệ cha. Đó là lý do vì sao cha khuyên con không nên đi theo lối mòn ấy. Đừng hy vọng người khác sẽ chăm sóc cho con với một công việc bảo đảm, một khoản lương hưu, phúc lợi xã hội, phúc lợi y tế.

Tất cả những thứ đó rất đắt đỏ. Không lâu sau nhà nước và các công ty sẽ không thể gồng gánh nổi nữa. Vì vậy, con hãy học cách tự chăm sóc bản thân mình. Đó là lý do vì sao con cần phải có hai nghề chuyên môn – một nghề cho con và một nghề cho tiền bạc của con”.

TRỞ THÀNH MỘT NHÀ ĐẦU TƯ GIỎI HƠN

Người cha giàu bắt tay tôi rồi lái xe đi. Tôi vẫy tay tạm biệt ông và quay về xe của mình. Ý tưởng về việc tự chăm sóc cho mình chứ không để phụ thuộc vào công ty hay nhà nước là một điều dễ dàng chấp nhận. Dù sao thì tôi cũng không muốn phải phụ thuộc vào ai hay một tổ chức nào cả. Những gì còn đọng lại trong tôi là, đầu tư là một chuyện nhưng đầu tư vào đâu lại là chuyện khác. Người cha giàu không ủng hộ mà cũng chẳng phản đối một loại tài sản nào cả – những loại tài sản như quỹ hỗ tương, chứng khoán, doanh nghiệp, trái phiếu hay bất động sản. Ông chỉ cương quyết buộc

tôi phải học cách trở thành một nhà đầu tư giỏi hơn. Với ông, trở thành một nhà đầu tư giỏi quan trọng hơn vụ đầu tư đó rất nhiều. Tôi bắt đầu nhận ra rằng khoản đầu tư tốt nhất là đầu tư để học cách trở thành một nhà đầu tư giỏi, và điểm bắt đầu của những kiến thức này là một ngân hàng, bởi vì nếu tôi muốn dùng tiền của ngân hàng để đầu tư thì tôi cần phải học cách quản lý, tạo sức bật đòn bẩy, bảo vệ, và tìm một chiến lược kết thúc cho tiền bạc của mình… Đó là những nền tảng của một kiến thức tài chính vững chắc.

Vài năm qua, thế giới ngân hàng đã có nhiều thay đổi đầy kịch tính, nhưng lĩnh vực kinh doanh chính của họ vẫn là cho vay tiền và cung cấp các dịch vị tài chính. Cha ruột của Robert cất tiền trong ngân hàng, hay trong tài khoản tiết kiệm hưu trí của mình, như nhiều người vẫn thường hay làm…Trái lại, Người cha giàu thì luôn buộc tiền bạc của mình phải hoạt động. Ông dùng tiền để mua các khoản đầu tư và nhanh chóng đem lại vốn lẫn lời để đồng vốn của ông có thể tiếp tục lưu chuyển qua những tài sản khác. Ông không thích ý tưởng “ngâm” tiền của mình trong ngân hàng.

Khi bạn để tiền trong ngân hàng, ngân hàng sẽ lấy tiền của bạn để cho người khác vay bao nhiêu lần tùy thích (cái đó gọi là sức bật đòn bẩy tiền gởi của bạn; ngân hàng chỉ cần giữ một phần nhỏ trong tổng số tiền gởi của h mà thôi). Ví dụ như bạn gởi 100.000 đôla và được nhận 1% tiền lời là 1.000 đôla. Hệ thống ngân hàng sẽ đem số tiền 100.000 đôla của bạn đi cho vay nhiều lần, giả sử là 10 lần, nghĩa là tổng cộng họ cho vay 1.000.000 đô la. Nếu họ tính tỷ suất lãi vay là 10% thì họ có thể thu được 100.000 đô la từ 100.000 đô la ban đầu của bạn và sau đó trả lại cho bạn 1.000 đô la “chi phí” sử dụng tiền của bạn. Như thế ngân hàng thu được 99.000 đô la bằng cách tạo sức bật đòn bẩy cho tiền của bạn. Đây là một ví dụ đơn giản về hệ thống tiền tệ ngân hàng phức tạp và được dùng để minh họa sự khác biệt giữa việc cất tiền trong ngân hàng và dạng sức bật đòn bẩy mà ngân hàng có được từ tiền của bạn. Tuy nhiên, ngân hàng cũng sẽ cho bạn vay tiền để bạn có thể sử dụng khái niệm đòn bẩy này sao cho có lợi cho mình.

Người cha giàu đã dùng ngân hàng để tạo sức bật đòn bẩy trong tiền bạc của mình và thúc đẩy nó hoạt động. Trong những chương sau, bạn sẽ thấy làm thế nào bạn có thể dùng 100.000 đô la của mình để mua bất động sản trị giá một triệu đôla bằng tiền của ngân hàng.

Như chúng tôi đã nói, lĩnh vực kinh doanh chính của ngân hàng là cho vay tiền. Hãy làm quen với nhân viên nhân hàng của bạn, hãy biến họ thành những thành viên trong đội ngũ tư vấn cho bạn và hãy thường xuyên liên lạc với họ.

Chúng tôi thường xuyên cập nhập các thông tin tài chính cho nhân viên ngân

hàng của mình. Bằng cách thiết lập một mối quan hệ và giúp họ có được những thông tin mới nhất về tình hình tài chính của mình, chúng tôi có thể nhanh chóng tận dụng mọi cơ hội đầu tư nảy sinh qua ngân hàng.

Ngân hàng, hay chủ nợ của bạn, có thể mang đến một nguồn sức bật đòn bẩy khổng lồ cho những khoản đầu tư của bạn theo nhiều cách. Có thể kể đến một số cách như sau:

1. Bảo đảm cho khoản đầu tư của bạn: Bạn có thể bảo đảm một khoản tiền vay cho một thương vụ kinh doanh hay một bất đổng sản, cho phép bạn tạo sức bật đòn bẩy cho khoản tiến mà bạn đang có trong tay. Ví dụ, chúng tôi đã mua một bất động sản trị giá một triệu đôla chỉ với 100.000 đôla. Khoản tiền vay ngân hàng 900.000 đô la còn lại đã đem đến cho chúng tôi một sức bật đòn bẩy 9:1. Khoản lợi nhuận mà mẩu bất động sản hay doanh nghiệp đó tạo ra không chỉ giúp bạn thanh toán số chi phí dịch vụ ngân hàng mà còn có thể phát sinh một dòng lưu kim thuận cho bạn.

2. Khấu hao giá trị tài sản tổng thể: Luật thuế cho phép bạn được khấu hao giá trị các tài sản hay bất động sản cá nhân có liên quan đến đầu tư kinh doanh. Vì vậy nên ngay cả nếu bạn chỉ giảm 10% thì con số này cũng khá đáng kể tính trên tổng thể giá trị đầu tư. Luật thuế còn cho phép bạn bù số giảm trừ này vào thu nhập, như thế bạn có thể đóng thuế ít hơn.

3. Quyền sở hữu giá trị tài sản: Khi tạo được sức bật đòn bẩy qua ngân hàng, bạn vẫn giữ được 100% quyền sở hữu của tài sản cơ sở. Miễn là bạn thanh toán phí dịch vụ của ngân hàng đúng theo yêu cầu, bạn sẽ được hưởng 100% giá trị tài sản (kể cả 90% giá trị đã mua nhờ tiền vay).

Cả ba loại đòn bẩy nói trên đều có thể tăng tốc lợi nhuận của bạn trên khoản tiền đầu tư. Và chúng thật sự có thể dư bù đắp lại cho bạn chi phí bỏ ra để làm quen với các nhân viên ngân hàng.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.