Dạy Con Làm Giàu – Tập 7

CHƯƠNG 11



SỨC MẠNH CỦA ĐẦU TƯ QUYỀN LỰC

“Đầu tư quyền lực là gì?”, tôi hỏi Người cha giàu.

“Đó la đầu tư có sử dụng cả ba loại tài sản, tái đầu tư dòng lưu kim, tăng sức bật bằng tiền của người khác và tăng tốc bằng những ưu đãi thuế vụ”, Người cha giàu đáp.

“Nghe có vẻ khó thật đấy”, tôi nói.

“Đó là lý do vì sao rất ít nhà đầu tư có thể sử dụng nó và rất ít nhà đầu tư đạt được lợi nhuận gia tốc cho tiền bạc của mình.”

BA LOẠI TÀI SẢN

Như tôi đã nói, có ba loại tài sản chính:

1. Doanh nghiệp

2. Bất động sản

3. Tài sản trên giấy

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người đầu tư thua lỗ là vì hầu hết mọi người chỉ đầu tư vào một loại tài sản mà thôi. Đầu tư quyền lực đòi hỏi nhà đầu tư phải đầu tư vào hai, hoặc tốt hơn là ba loại tài sản.

Trong thế giới ngày nay, hầu hết mọi người đều đầu tư chủ yếu vào các tài sản trên giấy như chứng khoán, trái phiếu, quỹ hỗ tương , hoặc để dành tiền dưới dạng tiết kiệm trong ngân hàng. Vì sao vậy? Một lần nữa câu trả lời nằm ở hai chữ “dễ dàng”. Tài sản trên giấy cũng đòi hỏi ít kỹ năng quản lý của nhà đầu tư hơn.

SỰ MẤT KIỂM SOÁT

Khi bạn lái xe, bất cứ chiếc xe nào cũng có tay ga, cần thắng và vô lăng để người lái xe có thể kiểm soát được nó. Khi đầu tư vào tài sản trên giấy, nhà đầu tư thường từ bỏ quyền kiểm soát khoản đầu tư của mình để trao cho những người hoàn toàn xa lạ mà họ hy vọng sẽ là những bác tài khá hơn họ. Từ bỏ quyền kiểm soát laviệc rất mạo hiểm, dù rằng đó là cách tốt nhất nếu họ không biết lái xe.

Đối với một nhà đầu tư chuyên nghiệp, một hạn chế lớn của tài sản trên giấy là do nhà đầu tư không có quyền chủ động quản lý nên phải từ bỏ quyền kiểm soát kinh doanh của tài sản. Ví dụ, là một cổ đông nhỏ của Microsoft, tôi rất khó lòng gọi điện cho Bill Gates để bảo rằng ông ta đang chi phí quá nhiều hay tôi muốn có cổ tức nhiều hơn. Với các doanh nghiệp hay những bất động sản của riêng mình, tôi có thể làm điều đó. Tôi có toàn quyền kiểm soát lợi nhuận, chi phí, thuế…của mình. Tôi cũng có thể kiểm soát tốt hơn những hoạt động “mờ ám” có thể diễn ra trong doanh nghiệp. Một quyền kiểm soát khác mà bạn phải từ bỏ đối với tài sản trên giấy là nhà đầu tư được hưởng rất hạn chế những ưu đãi thuế vụ. Một trong những lý do tốt nhất để sở hữu một doanh nghiệp hay đầu tư vào một bất động sản là vì sở thuế sẽ yêu mến bạn.

Tôi cho rằng doanh nghiệp hay bất động sản là những khoản đầu tư tốt hơn nhiều đối với những người có kỹ năng quản lý, việc kiểm soát sẽ rất khó khăn. Và hiển nhiên là với một người không có kỹ năng quản lý, hai loại tài sản đầu tư này sẽ trở thành những cơn ác mộng. Nếu bạn không biết lái xe, không biết kết hợp ga, thắng và vô lăng thì việc tự lái xe có thể gây tai họa nghiêm trọng cho bạn.

Nếu doanh nghiệp và bất động sản có nhiều lợi thế hơn thì tại sao lại có quá nhiều người đầu tư vào tài sản trên giấy để rồi từ bỏ quyền kiểm soát của mình như vậy? Theo tôi, câu trả lời một lần nữa nằm trong hai chữ “dễ dàng”. Đối với hàng triệu người việc trao quyền kiểm soát tiền bạc của mình cho người khác dễ dàng hơn rất nhiều so với việc học cách tự lèo lái tiền bạc của mình. Chính vì vậy nên hàng triệu nhà đầu tư có những danh mục đầu tư đầy các quỹ hỗ tương mà thậm chí cũng chẳng biết ai đang kiểm soát chúng.

Mua quỹ hỗ tương cũng giống như đi đến khu hàng đông lạnh trong siêu thị. Mọi thứ đã được chuẩn bị, đóng gói sẵn sàng. Tất cả những gì bạn phải làm chỉ là lựa chọn vài món, trả tiền, mang về nhà, nấu rồi ăn. Dù cũng có đầu tư vào chứng khoán và quỹ hỗ tương nhưng tôi chỉ xem chúng như những món tráng miệng chứ không xem như món ăn chính. Mỗi khi tôi quyết định đầu tư vào tài sản trên giấy thường là vì tôi cần có chỗ tạm thời cho tiền bạc vận động nhanh. Tôi thích tài sản trên giấy chủ yếu khả năng thanh toán bằng tiền mặt chứ không phải vì giá trị lâu dài của chúng.

Một bất lợi lớn của bất động sản hay doanh nghiệp là đầu vào và đầu ra của chúng thường chậm chạp, phức tạp và nhiều mắc mứu. Đó là lý do vì sao tôi đầu tư cho giá trị lâu dài của chúng.

MUA CHỨNG KHOÁN CŨNG GIỐNG NHƯ HẸN HÒ

Người cha giàu thường nói: “Mua chứng khoán cũng giống như hẹn hò vậy. Con đi ăn tối rồi xem phim, và nếu con thấy không hợp thì đường ai nấy đi. Mua bất động sản thì giống như kết hôn. Trước khi con kết hôn, thường con phải hẹn hò với nhiều người, nghĩa là tìm kiếm xem xét càng nhiều bất động sản càng tốt. Sau khi con đã tìm được một bất động sản ‘trong mơ’ của mình, con sẽ tổ chức một ‘đám cưới’ lớn tại ngân hàng. Sau đó thì coi như mọi chuyện đã xong và con chờ xem chuyện gì xảy ra. Nếu con không ‘hòa hợp’ được với bất động sản của con thì cuộc hôn nhân sẽ trở thành một cơn ác mộng, việc ly dị có thể rất chậm chạp và căng thẳng.”

Còn về doanh nghiệp, Người cha giàu bảo: “Xây dựng hay sở hữu một doanh nghiệp thành công sẽ là một phần thưởng rất lớn nhưng cũng là một quá trình vất vả nhất trong cả ba quá trình. Nếu đầu tư vào tài sản trên giấy giống như hẹn hò, mua bán bất động sản giống như hôn nhân, thì đầu tư vào một doanh nghiệp cũng giống như kết hôn và có con vậy.

NHÌN RA THẾ GIỚI BẰNG ĐÔI MẮT CỦA MỘT DOANH NHÂN

Năm 1973, khi tôi vừa từ Việt Nam trở về, Người cha giàu buộc tôi phải học cách mua bán, xây dựng doanh nghiệp, và học cách đầu tư vào bất động sản. Ông nói: “Nếu con muốn giàu có và trở thành một nhà đầu tư giỏi, con cần phải học cách nhìn ra thế giới bằng đôi mắt của một doanh nhân và một nhà đầu tư, chứ không phải bằng đôi mắt của một nhân viên làm công ăn lương.”

Không thật sự hiểu ông muốn nói gì, tôi hỏi lại: “Nếu con đầu tư vào bất động sản thì tại sao con phải nhìn khoản bằng đôi mắt của một doanh nhân chứ?”

Ông mỉm cười và vẽ vào giấy một hình chữ nhật. Ông nói: “Một nông dân sẵn sàng trả 10.000 đô la cho miếng đất này. Nếu ông ta trả nhiều hơn thế thì ông ta sẽ bị lỗ vì việc kinh doanh rau củ không đủ lợi nhuận để mua miếng đất. Hay nói khác đi, nếu người nông dân trả nhiều hơn 10.000 đola để mua miếng đất thì miếng đất sẽ có giá trị cao hơn việc kinh doanh của ông ta và việc kinh doanh không thể trang trải chi phí mua đất được.”

“Nhưng một nhà đầu tư phát triển bất động sản thì có thể bỏ ra nhiều tiền hơn cho miếng đất đó” , tôi bắt đầu hiểu bài học của Người cha giàu.

Ông tiếp tục: “Một nhà đầu tư phát triển bất động sản có thể sẵn sàng bỏ ra 100.000 đô la cho cùng một miếng đất mà người nông dân chỉ có thể trả 10.000 đô la. Miếng đất có giá hơn bởi vì việc kinh doanh của nhà đầu tư phát triển bất động sản đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Nhà đầu tư phát triển nhìn cùng một bất động sản đó qua một đôi mắt khác.”

Marcel Proust, một nhà văn và là một nhà thơ, đã nói: “Một chuyến khám phá thật sự không chỉ là tìm kiếm một vùng đất mới mà còn phải có đôi mắt mới.”

NHỮNG CƠ HỘI BỊ BỎ LỠ

Trong chương trước, tôi đã kể chuyện khi tôi đi cùng viên quản lý ngân hàng qua những con đường ở Cape Town, ông ta nói rằng không thể thu được lợi nhuận bằng cách đầu tư vào bất động sản ở đây được, ít nhất là theo những cách mà tôi hướng dẫn trong sách. Một lý do khiến tôi và ông ta bất đồng ý kiến với nhau là vì chúng tôi đã nhìn cùng một bất động sản qua những lăng kính khác nhau.

NHỮNG CƠ HỘI KHÔNG ĐƯỢC PHÁT HIỆN

Trong những năm 1960 và 1970 có thể nhìn thấy những cơ hội đang đến với hòn đảo Hawaii nhiệt đới còn đang ngủ say này. Ông biết mình cần phải vận động nếu không muốn bị bỏ lại đằng sau. Còn cha ruột tôi thì chỉ thấy giá nhà của mình đang tăng lên mà thôi.

Nhiều năm qua, Hawaii đã trở thành một giấc mơ đối với nhiều người. Du lịch đến Hawaii chỉ dành cho người giàu và chủ yếu là bằng tàu. Đi tàu từ California đến Hawaii phải mất từ năm đến sáu ngày. Nhiều người không đủ thời gian và tiền bạc cho những chuyến du lịch đi về mất hai tuần lễ. Người cha giàu nhận thấy du lịch bằng máy bay sẽ đem đến cho Hawaii hàng triệu du khách, giúp Hawaii không chỉ gần hơn mà còn rẻ hơn. Ông biết rằng những chiếc máy bay chở khách mới sẽ làm thay đổi tất cả.

Cũng như người nông dân nhìn mảnh đất với cái giá 10.000 đô la còn nhà đầu tư phát triển thì nhìn thấy nó đáng giá 100.000 đô la, cha ruột tôi nhìn sự thay đổi này

qua đôi mắt của một giáo viên, còn Người cha giàu nhìn sự thay đổi này qua đôi mắt của một doanh nhân và một nhà đầu tư.

Trớ trêu là trong những năm 1960 và 1970, cha ruột tôi lại kiếm được nhiều tiền hơn Người cha giàu. Cha ruột tôi là một công chức chính phủ được trả lương cao. Trong những năm 1960, Người cha giàu thiếu tiền đến mức túng bấn. Mọi đồng tiền mà ông có được đều dồn cho doanh nghiệp và dồn mua bất động sản. Người cha giàu không có lương tháng ổn định và nhiều lúc thậm chí ông không còn đồng nào trong túi. Thế nhưng ông vẫn tiếp tục.

Trong giai đoạn này, lẽ ra cha ruột tôi có thể dễ dàng mua được những bất động sản mà Người cha giàu đang vất vả tìm mua. Có một công việc được trả lương cao, hẳn là giai đoạn đó cha ruột tôi có thể dễ dàng vay tiền ngân hàng để mua các bất động sản trước khi giá trị của chúng tăng vọt. Còn Người cha giàu thì đã phải lặn lội hết ngân hàng này đến ngân hàng khác, hết nhà đầu tư này đến nhà đầu tư khác để hỏi vay tiền. Người ta khó có thể tin tưởng được ông bởi vì ông không có nhiều tiền mà thậm chí cũng không có được một công việc ổn định.

Dù vào thời gian đó, cha ruột tôi ở vào một vị thế dễ làm giàu hơn, nhưng ông đã không làm được. Thay vì thế, ông tiếp tục chăm chỉ làm việc, mua một ngôi nhà, tiết kiệm tiền và rất hứng khởi khi giá trị ngôi nhà gia tăng vì giá bất động sản bắt đầu tăng lên. Thế rồi bỗng nhiên, vào năm 1967, Người cha giàu tưởng như không một xu dính túi, lại mua được một khách sạn lớn trên bờ biển Waikiki. Và tất cả những gì cha ruột tôi nói chỉ là: “Làm sao ông ta mua được một khách sạn trên bờ biển Waikiki nhỉ? Thậm chí ông ta còn không có việc làm cơ mà!”

ĐẦU TƯ QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI CHA GIÀU: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ ĐƯỢC NHỮNG GÌ BẠN MUỐN

Từ những năm 1970 đến đầu những năm 1990, tài sản cá nhân của Người cha giàu gia tăng chóng mặt. Nhưng cũng trong thời gian đó, cha ruột tôi lại nghèo đi. Vào giữa những năm 1970, Người cha giàu không còn tằn tiện nữa, ông cũng không còn phải xin xỏ để vay tiền. Dòng tiền mặt ồ ạt chảy vào túi ông từ tất cả mọi khoản đầu tư. Ngoài một khách sạn trên bờ biển Waikiki, ông còn mua được nhiều khách sạn trước bãi biển và những bất động sản thương mại khác bằng lợi nhuận thu được từ khách sạn đầu tiên. Ông không lãng phí chúng mà tiếp tục tái đầu tư, và quá trình này lại càng giúp ông kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Sau năm 1970, đến phiên cha ruột tôi không có việc làm. Sau một hợp đồng không thành với thống đốc và những vụ cãi vã với cấp trên, cha ruột tôi bị đưa vào sổ bìa đen và chính phủ không nhận ông làm việc nữa.

Năm 1973, khi còn đang ở trong Quân đoàn Thủy quân Lục chiến đóng tại Hawaii, tôi thường lái xe đến Waikiki để ăn trưa với Người cha giàu. Tôi thường nói chuyện và xin ông những lời khuyên để chuẩn bị cho ngày xuất ngũ. Tôi thường hỏi Người cha giàu làm thế nào mà ông làm được như ngày hôm nay, bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Dù trước đây tôi đã được nghe ông nói về ý tưởng đầu tư quyền lực rất nhiều lần nhưng lúc đó tôi hãy còn quá nhỏ. Đến nay đã trưởng thành hơn, hiểu biết hơn, và có hai người cha để so sánh với nhau, tôi bắt đầu xem trọng kế hoạch của ông hơn. Có một lần, Người cha giàu bảo tôi: “Khi còn là một thanh niên, cha biết nếu cha theo đuổi một kế hoạch đầu tư quyền lực, một ngày nào đó cha sẽ mua được mọi thứ… tất cả mọi thứ mà cha muốn… nếu cha thành công.”

Hai mươi lăm tuổi, tôi bắt đầu chú ý hơn đến kế hoạch của ông, nhất là khi tôi nghe câu nói: “Cha sẽ mua được tất cả mọi thứ mà cha muốn.” Cho đến lúc đó, tôi đã biết về kế hoạch đầu tư quyền lực của Người cha giàu, nhưng với tôi, có vẻ như có quá nhiều việc phải làm. Giờ thì khi đã có thể tận mắt nhìn thấy khách sạn trên bờ biển Waikiki và những tài sản khác của ông trên những bờ biển khác hay những hòn đảo khác, tôi bắt đầu quan tâm hơn đến kế hoạch này. Trên hết, có vẻ như đó là một kế hoạch tốt hơn kế hoạch của cha ruột tôi.

HIỆP 1 BẮT ĐẦU

Trong hiệp 1 Trò chơi Tiền bạc của cá nhân tôi, khoảng thời gian từ 25 đến 35 tuổi, tôi biết công việc mới của tôi là học cách xây dựng doanh nghiệp, đầu tư vào bất động sản, và món ăn tráng miệng là đầu tư vào tài sản trên giấy. Dù biết rằng có thể tôi sẽ kiếm được ít tiền hơn các bạn bè của mình trong hiệp 1 và có thể cả hiệp 2 của cuộc đời mình, nhưng tôi biết nếu tôi áp dụng kế hoạch của Người cha giàu cho mình thì nửa sau của tôi, bắt đầu vào năm 45 tuổi, sẽ có thể tốt hơn nhiều.

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI CHA GIÀU

Trong phần này, tôi sẽ chỉ trình bày sơ lược về kế hoạch đầu tư quyền lực của Người cha giàu. Những chương sau sẽ trình bày chi tiết hơn một số điểm chính đã giúp kế hoạch của ông thành công. Thật sự tôi rất muốn giúp bạn hiểu rõ mọi ngóc ngách của kế hoạch này, nhưng như thế sẽ phải tốn cả một thư viện sách. Ở tuổi 25, tôi quyết tâm phải học cho được cách xây dựng và lèo lái doanh nghiệp, đầu tư và kiểm soát bất động sản, cũng như nhận định và quản lý các khoản đầu tư vào tài sản trên giấy. Nói cách khác, tôi muốn kiểm soát tài sản của mình thay vì trao tiền bạc và sự nghiệp của mình cho những người lạ. Chắc chắn không có cách nào để bạn có thể thực hiện kế hoạch này chỉ bằng cách đọc nó. Cũng như bạn không thể biết đi xe đạp chỉ bằng cách đọc một cuốn sách hướng dẫn đi xe đạp. Dù đã đọc sách nhưng bạn vẫn cần phải tập luyện trên một chiếc xe đạp thật sự.

MỘT LỜI NHẮC NHỞ

Trước khi nghiên cứu kế hoạch đầu tư quyền lực của Người cha giàu, tôi xin nhắc bạn hãy tự hỏi mình xem bạn đang tự nhủ là : “Tôi có thể” hay “Tôi không thể”. Nếu bạn cảm thấy mình nói “Tôi không thể” quá nhiều lần và muốn tìm kiếm một câu trả lời dễ dàng thì có lẽ quỹ hỗ tương sẽ là câu trả lời cho bạn.

Kế hoạch đầu tư quyền lực của Người cha giàu đòi hỏi bạn phải sở hữu một doanh nghiệp sinh lời, đầu tư vào những bất động sản có thể tạo ra dòng lưu kim thuận, và sau đó đầu tư vào tài sản trên giấy, những tài sản sinh ra lợi nhuận nhiều hơn một tài khoản tiết kiệm ngân hàng với cùng khả năng thanh toán tiền mặt. Trong cuốn sách này tôi sẽ giải thích chi tiết hơn về những dạng sức bật đòn bẩy có thể gia tăng đáng kể lợi nhuận thu được.

ĐẦU TƯ QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI CHA GIÀU

Một kế hoạch dành cho những người muốn có được bất cứ điều gì họ muốn. Đây là một kế hoạch cơ bản mà những nhà đầu tư giàu có nhất thế giới luôn tuân theo. Kế hoạch này đã được mô tả trong phần đẩu quyển sách và tôi sẽ nhắc lại một lần nữa để bạn tham khảo. Nửa bên phải Kim tứ đồ, nhóm C và Đ, chính là kế hoạch đầu tư quyền lực của Người cha giàu: bắt đầu từ một doanh nghiệp, đầu tư dòng lưu kim từ doanh nghiệp vào bất động sản, và sau đó cân bằng các loại tài sản của mình bằng cách đầu tư dòng lưu kim phát sinh vào tài sản trên giấy.

TÀI SẢN 1: DOANH NGHIỆP

Ban đầu, doanh nghiệp cá nhân của riêng bạn chính là tài sản tốt nhất bởi vì nếu thành công, bạn có thể có được nguồn thu nhập lớn nhất, ít tốn công sức và ít chịu thuế nhất.

Một trong những lý do khiến Warren Buffett biến Berkshire Hathaway thành một công ty bảo hiểm chứ không phải công ty may mặc chính là vì một công ty bảo hiểm được hường nhiều ưu đãi thuế vụ hơn một công ty may mặc. Nói cách khác, mỗi ngành kinh doanh có một luật thuế khác nhau. Tương tự, khi đầu tư vào những thực thể pháp lý khác chứ không phải đầu tư cá nhân, ông có thể thu được mức lợi nhuận đầu tư cao nhất nhờ những khác biệt thuế vụ. Hãy luôn nhớ rằng, thuế chính là chi phí đơn lớn nhất>


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.