Dạy Con Làm Giàu – Tập 7

CHƯƠNG 14



Làm thế nào để trở thành một nhà đầu tư tuyệt vời

“Con cần hai nghề nghiệp – Một cho bản thân và một cho tiền bạc của con”.

– Người cha giàu.

HÃY TÌM MỘT CÔNG VIỆC CHO TIỀN BẠC CỦA BẠN

Khi đã đọc gần hết cuốn sách này, bạn có thể cảm nhận được cảm giác chán nản của tôi, cảm giác chán nản khi liên tục bị hỏi những câu như:

1. Nếu anh có 10.000 đôla, anh sẽ đầu tư vào đâu?

2. Anh đề nghị đầu tư vào bất động sản phải không?

3. Tôi nên đầu tư vào cái gì thì tốt nhất?

4. Tôi nên bắt đầu thế nào?

Khi nghe những câu hỏi như vậy, tôi biết rằng những người này đang thật sự tìm kiếm một công việc cho tiền bạc của mình. Đó cũng là việc mà các nhà đầu tư phải làm.

NGHỈ VIỆC TRONG BA THÁNG

Có một lần, ở Washington, D.C., một người đàn ông lớn tuổi tiến đến khi tôi đang đứng trong bãi đậu xe. Ông ta thô lỗ hỏi: “Anh là người đã khuyên mọi người bỏ tiền vào bất động sản phải không?”

Cố gắng lịch sự hết mức, tôi đáp: “Không, tôi chẳng bảo người ta bỏ tiền vào đâu cả”.

“Nhưng anh đầu tư vào bất động sản phải không?”, ông ta gặng hỏi và chìa cây bút chì của ông vào ngực tôi.

Tôi đẩy cây bút chì của ông ta ra và trả lời: “Tôi hướng dẫn mọi người đầu tư vào doanh nghiệp, bất động sản và tài sản trên giấy. Tôi đầu tư vào cả ba loại tài sản. Đầu tư vào loại tài sản nào là sự lựa chọn của mỗi người”.

“Xem này”, ông ta nói. “Tôi sẽ về hưu trong ba tháng nữa và tôi cần biết nên bỏ tiền vào đâu. Tôi không có lương hưu. Tôi nghe nói anh có thể giúp tôi”.

“Tôi có thể giúp anh nếu anh sẵn lòng học cách trở thành một nhà đầu tư”, tôi nhẹ nhàng nói.

“Tôi phải tốn bao nhiêu thì mới trở thành một nhà đầu tư được?”, ông ta hỏi.

“Điều đó tùy thuộc vào anh”, tôi đáp. “Anh có bao nhiêu tiền để đầu tư?”

“Khoảng 18.000 đôla trong ngân hàng, và tôi có một căn nhà nhỏ với một chiếc xe hơi. Tôi cũng không nợ nần gì hết”, ông ta nói. “Đó là tất cả những gì tôi có. Vợ tôi đã bỏ tôi từ nhiều năm trước. Cô ấy là một nhân viên của chính phủ với thu nhập và phúc lợi ổn định. Tôi chỉ là kỹ sư của một công ty nhỏ nhưng công ty này làm ăn không tốt lắm. Tôi thích làm việc cho họ nhưng họ trả lương thấp và không có phúc lợi hay bảo đảm gì cả”.

Im lặng gật đầu, tôi có thể cảm nhận được nỗi khó nhọc từ lời nói của ông ta. Nỗi khó nhọc của ông khiến tôi nhớ đến sự nhọc nhằn của người cha nghèo khi ông vẫn phải tiếp tục đi tìm việc làm, thậm chí khi đã bước qua tuổi về hưu. Cuối cùng, tôi nói: “À, có thể ông không nên về hưu. Tại sao ông không gửi số tiền đó vào ngân hàng và tiếp tục làm việc, ông thích công việc đó cơ mà?”.

“Tôi biết rõ hơn anh”, ông ta nói. “Nhiều năm qua tôi đã biết là mình phải đầu tư vào một cái gì đó. Tôi không thể tiếp tục giả vờ là mình có thể làm việc mãi mãi được. Tôi biết một ngày nào đó, tôi sẽ làm việc được nữa. Điều đó khiến tôi lo sợ khi nghĩ về bản thân mình, một con người có trình độ, một ngày nào đó sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội vì không thể làm việc và không thể tự chăm sóc bản thân mình được. Tôi luôn là một người làm việc chăm chỉ, nhưng tôi biết rằng một lúc nào đó, những ngày làm việc của mình sẽ phải kết thúc”.

Hai chúng tôi im lặng một lúc lâu. Như đã nói, tôi thật sự chán nản khi không ngừng bị hỏi những câu hỏi như thế lặp đi lặp lại. Tôi mệt mỏi vì không thể cung cấp cho họ một câu trả lời dễ dàng để có thể phù phép cho mọi việc tốt đẹp hơn. Tiền bạc, đầu tư và sự an toàn tài chính lâu dài không phài là những chủ đề có câu trả lời đơn giản.

“Anh có thể cho tôi biết tôi phải làm gì để trở thành một nhà đầu tư giỏi không?”, người đàn ông mong mỏi tìm một câu trả lời nhanh chóng cho những rắc rối lúc về hưu của mình.

Suy nghĩ một lúc, tôi hỏi ông ta. “Anh làm nghề gì?”

“Tôi là kỹ sư nông nghiệp”, ông ta tự hào đáp. “Tôi có hai mươi lăm nhân viên dưới trướng phải báo cáo cho tôi mỗi ngày”.

“Tốt”, tôi trả lời. “Thế còn tiền bạc của anh?”

“Tiền của tôi?”, ông ta lúng túng. “Tôi không biết. Tôi chỉ gởi tiền trong ngân hàng.”

“Tốt”, tôi mỉm cười. “Vậy thì tiền của anh làm việc ở ngân hàng”.

“Tôi không hiểu. Tại sao anh nói tiền của tôi làm việc ở ngân hàng?”

“Bởi vì đó là nơi mà đông tiền của anh làm việc cho anh”, tôi đáp. “Anh biết đó, Người cha giàu đã dạy tôi xem đồng tiền như một nhân viên của mình. Là một nhà đầu tư, công việc của tôi là tìm việc làm cho các nhân viên của mình. Như vậy có nghĩa là 18.000 nhân viên của anh đang làm việc cho anh trong ngân hàng”.

“Tiền của tôi đang làm việc trong ngân hàng?”

“Đúng vậy”, tôi gật đầu. “Chúng làm việc ở ngân hàng vì ngân hàng trả tiền cho công việc của chúng>

“Tôi chưa bao giờ nhìn nhận vấn đề theo cách này”, anh ta đáp.

“Và ngân hàng đối xử với nhân viên của anh ra sao? Họ có trả công cao cho chúng không?”

“Không nhiều lắm”, người kỹ sư nói.

“Vậy nghĩa là ngân hàng không trả lương cao cho các nhân viên của anh?”, tôi mỉm cười hỏi, biết rằng ông ta đang bắt đầu chú ý tới câu chuyện của mình.

“Không nhiều”, người kỹ sư mỉm cười, vẻ ngoài khó chịu của ông ta đã thay đổi. “Thực tế trước đây ngân hàng trả cho tôi 5%, giờ thì họ chỉ trả cho tôi chưa đến 1% một năm mà thôi”.

“Đúng là không nhiều”, tôi nói. “Còn lợi tức thì sao?”

“Lợi tức? Lợi tức nào?”, ông ta hỏi.

“Những khoản lợi tức như lãi vốn, lợi tức thuế, tiền cho vay miễn thuế, thu nhập không tính thuế. Các nhân viên của anh có được hưởng những khoản lợi tức như thế từ ngân hàng không?”

“Không. Lợi nhuận mà tôi nhận được bị đánh thuế. Tôi không được một khoản lợi tức miễn thuê nào cả”, ông ta nói vẻ hơi lúng túng. “Thế nhân viên của anh có được những khoản lợi tức như thế à?”

“Dĩ nhiên”, tôi nói. “Đó là lý do tại sao nhiều nhân viên của tôi làm việc trong ngành kinh doanh bất động sản. Ngành bất động sản đối đãi với các nhân viên rất tốt và có được rất nhiều lợi tức”.

“Những kiểu lợi tức như thế nào?”

“Chẳng hạn như những khoản đầu tư miễn thuế, lại vốn được ưu đãi thuế, dòng lưu kim ảo khi khấu hao, thuế chi phí thấp, bảo hiểm thua lỗ, bảo vệ khỏi những kẻ lừa đảo tài chính và nhiều nhiều nữa. Thật ra tôi cũng có gởi tiền trong ngân hàng nhưng không nhiều. Cũng như với anh, ngân hàng không trả nhiều tiền cho các nhân viên của tôi”.

“Còn thị trường chứng khoán?”, người kỹ sư hỏi. “hị trường chứng khoán đối đãi nhân viên như thế nào?”

“Cũng giống như phần lớn các tập đoàn đối xử với nhân viên của họ. Đó là lý do tại sao nhân viên của các tập đoàn lớn thường thành lập công đoàn để bảo vệ lợi ích của nhân viên trước các chủ tập đoàn và các giám đốc, quản lý. Nhưng thay vì gia nhập công đoàn, nhiều nhân viên tài chính của chúng ta lại thuộc về quỹ hỗ tương. Cái tên thì khác nhưng cốt lõi thì như nhau cả. Dù là tập đoàn hay quỹ hỗ tương, luôn có sự xung đột giữa nhân viên và ban giám đốc, giữa tiền lương và lợi nhuận. Trên thực tế, ban giám đốc luôn được trả lương, còn nhân viên thì có thể không được trả lương nếu ban giám đốc làm không tốt công việc của mình”.

Im lặng một lúc, người kỹ sư bắt đầu hiểu ra công việc của một nhà đầu tư: “Như vậy, việc mà tôi cần làm là phải tìm việc làm cho tiền bạc của mình. Đó là công việc của một nhà đầu tư. Tôi cần tìm một nơi thật an toàn cho tiền bạc của mình làm việc và sinh lợi nhuận, không bị lạm dụng và lãng phí”.

NHỮNG MỐI QUAN TÂM CỦA MỘT NHÀ ĐẦU TƯ GIỎI

Tôi gật đầu mỉm cười: “Cũng giống như cha mẹ quan tâm đến con cái, một nhà đầu tư phải quan tâm đến chuyện tiền bạc của mình, hay các nhân viên tài chính của mình, được đối xử như thế nào. Phần lớn mọi người đều mù quáng đưa tiền cho những người hoàn toàn xa lạ ở các tập đoàn lớn và không hề biết các ‘nhân viên’ của mình được đối xử ra sao. Họ đóng băng tiền bạc của mình. Đó là lý do tại sao rất ít người trở thành những nhà đầu tư giỏi. Họ thường để cho tiền bạc của mình bị lạm dụng, ngược đãi và thu lợi nhuận thấp. Là một nhà đầu tư, công việc của anh là phải tìm một công việc hợp lý cho tiền bạc của anh. Hãy tự học hỏi và rèn luyện để biết cách tôn trọng nhân viên của mình, tìm cho chúng một việc làm tốt, bảo vệ chúng, bảo đảm chúng thu được nhiều lợi nhuận, khi đó chúng sẽ sinh sôi nảy nở và tích cực làm việc cho anh”.

LÀM VIỆC CHO NHỮNG NGƯỜI LẠ

Đã đến lúc tôi phải đi rồi. Người đàn ông trước mặt tôi dường như cũng đã tìm được câu trả lời cho bản thân mình. Ít nhất thì ông cũng hiểu rõ hơn đầu tư là như thế nào. Ông mỉm cười đưa tay ra và nói: “Cảm ơn anh”. Tôi bắt tay ông taà gật đầu: “Người cha giàu của tôi từng nói: ‘Nếu con đưa tiền cho những người xa lạ thì tiền của con sẽ làm việc cho họ trước khi làm việc cho con’. Vì vậy, hãy khôn ngoan chọn lực một công việc tốt nhất cho tiền bạc của mình. Đó chính là đầu tư”.

CÓ VẤN ĐỀ GÌ VỚI NHỮNG KẾ HOẠCH HƯU TRÍ?

Ở phần đầu cuốn sách, tôi đã viết rằng một nhà đầu tư có năm việc cần làm:

5. Kết thúc

4. Bảo vệ

3. Sức bật đòn bẩy

2. Quản lý

1. Kiếm tiền / Làm ra tiền

Một nhà đầu tư chuyên nghiệp cần thực hiện năm việc này trong kế hoạch đầu tư bởi vì họ quan tâm đến tiền bạc của mình – hay các nhân viên của mình.

1. Kiếm tiền / Làm ra tiền: Làm công ăn lương chính là cách kiếm tiền bị đánh thuế cao nhất. Hẳn nhiều bạn đã biết, có ba loại thu nhập: thu nhập tiền lương, thu nhập đầu tư và thu nhập thụ động. Một nhà đầu tư chuyên nghiệp đầu tư cho thu nhập đầu tư và thu nhập thụ động. Trong hầu hết trường hợp, họ làm ra tiền chứ không phải làm việc kiếm tiền.

2. Quản lý: Khi làm công ăn lương, bạn rất khó kiểm soát được số thuế mà mình phải đóng. Cũng vậy, những người dành dụm tiền trong các kế hoạch hưu trí đầu tư vào chứng khoán hay quỹ hỗ tương không thể kiểm soát được những chi phí của các tổ chức này. Một nhà đầu tư chuyên nghiệp cần quản lý số thuế phải đóng và các chi phí bởi vì thuế và chi phí ảnh hưởng rất nhiềuu đến lợi nhuận của nhà đầu tư.

3. >Sức bật đòn bẩy: Đầu tư vào một kế hoạch hưu trí đem lại cho bạn rất ít sức bật đòn bẩy. Còn những nhà đầu tư chuyên nghiệp thì thường sử dụng tiền của người khác chứ rất ít khi dùng tiền của chính mình.

4. Bảo vệ: Những kế hoạch hưu trí hầu như không hề được bảo vệ gì trước những cơn suy thoái thị trường. Điều tốt nhất bạn có thể làm là đa dạng hóa kế hoạch của mình. Ngoài ra, hầu hết những người lao động đều có khuynh hướng muốnn sở hữu mọi thứ dưới tên mình, điều đó biến họ thành những miếng mồi béo bở cho các vụ kiện tụng cá nhân. Một nhà đầu tư chuyên nghiệp thì sở hữu tài sản dưới tên của một tập đoàn chứ không phải dưới tên của mình. Họ sử dụng các hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ vị thế tài sản của mình đến hết mức có thể.

5. Kết thúc: Khi một người đến tuổi về hưu, thu nhập của họ từ kế hoạch hưu trí sẽ bị đánh thuế ở mức cao nhất bởi vì nó được xếp vào loại thu nhập tiền lương. Điều này có nghĩa là ngay cả lãi vốn và cổ tức, thường chỉ bị đánh thuế ở mức cao nhất là 15%, nay có thể bị đánh thuế theo thuế suất thu nhập cá nhân, lên đến 35%. Toàn bộ kết cấu này dựa trên cơ sở khung thuế dành cho nhóm người đóng thuế có thu nhập thấp. Nhưng tôi thì luôn muốn gia tăng thu nhập của mình bằng cách tiếp tục xây dựng và mua sắm thêm nhiều tài sản để chúng làm việc cho tôi. Một nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn tìm cách liên tục gia tăng thu nhập của mình, ngay cả khi họ đã về hưu.

CÁC NHÀ ĐẦU TƯ THƯỜNG LÀM GÌ?

Trước khi đầu tư, bất kể đầu tư cào cái gì, công ty, bất động sản hay tài sản trên giấy, tôi cũng đều xem xét kỹ năm bước trên. Ví dụ như trước khi đầu tư vào một bất động sản, tôi sẽ kiểm tra như sau:

1. Kiếm tiền / Làm ra tiền: Tôi không muốn kiếm tiền. Nếu tôi chọn được một bất động sản phù hợp, nó sẽ tạo ra thu nhập thụ động, cùng với thu nhập ảo, đó là những thu nhập bị đánh thuế thấp nhất.

2. Quản lý: Tôi làm việc để giảm chi phí, tăng thu nhập, lựa chọn thời điểm đóng thuế và giảm thu nhập chịu thuế. Nếu có thua lỗ, tôi cần phải hướng những thua lỗ này theo hướng có lợi cho mình.

3. Sức bật đòn bẩy: Bất động sản là những khoản đầu tư dễ tăng sức bật đòn bẩy nhất. Tỷ lệ sức bật đòn bẩy từ 80 đến 90% không phải là chuyện bất thường. Sở thuế dành cho bất động sản khá nhiều ưu đãi thuế vụ, đó là những đòn bẩy vô cùng mạnh mẽ.

4. Bảo vệ: Tôi bảo vệ bất động sản của mình dưới nhiều hình thức bảo hiểm khác nhau. Tôi cũng bảo vệ bất động sản của mình dưới danh nghĩa tập đoàn. Tôi bảo vệ những ý tưởng của mình với bản quyền, thương hiệu và bằng sáng chế. Tôi cũng có thể tạo thêm một lớp bảo vệ nữa cho mình bằng cách lập quỹ dự phòng chi trả, trong đó tích lũy những khoản tiền dư phòng khi bất trắc.

5. Kết thúc: Thay vì bán đi bất động sản của mình – việc này có thể khiến tôi phải đóng thêm một khoản thuế nữa – tôi thường trao đổi bất động sản mà không phải đóng thuế, hoặc có thể cầm cố tài sản để vay tiền miễn thuế và dùng tiền vay được để đầu tư vào bất cứ thứ gì mình muốn, có thể là một khoản đầu tư bất động sản mới hay một chiếc tàu chẳng hạn.

CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ LÀM GIÀU

Nhiều người nghĩ rằng đầu tư chỉ đơn giản là bỏ tiền vào những mối làm ăn béo bở với hy vọng sẽ lời to. Hay chỉ đơn giản giao tiền cho một người hoàn toàn xa lạ với hy vọng một ngày nào đó, họ sẽ đem tiền lại cho bạn. Nhưng tệ hơn đánh bạc nữa là nó thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với một điều mà để có được nó, hầu hết mọi người đều phải đánh đổi cả một phần cuộc đời, mồ hôi, xương máu và thời gian của họ.

Phần lớn người ta không thích làm việc cho những người lừa đảo hay những công ty rẻ tiền. Nhưng trong chuyện đầu tư, nhiều người lại đưa tiền bạc của mình cho những người hay những công ty quan tâm đến lợi nhuận của riêng họ hơn là>

Warren Buffett từng nói: “Cách làm giàu tốt nhất là không để bị mất tiền”. Một trong những cách tốt nhất để không bị mất tiền là bỏ ra một ít thời gian để chắc chắn rằng số tiền đầu tư của bạn, hay các nhân viên tài chính của bạn, đang được làm việc trong một môi trường tài chính an toàn, khôn ngoan, chính trực, được quản lý tốt và có trách nhiệm tài chính. Đó chính là những việc mà các nhà đầu tư như Warren Buffett phải làm. Warren Buffett đối xử với tiền bạc của mình, với các doanh nghiệp mà ông đầu tư vào, với các nhân viênn và các nhà đầu tư của ông bằng một thái độ tôn trọng, chính trực và khôn ngoan. Đó là lý do vì sao công ty của ông có thể thành công đến vậy. Người cha giàu đã nói: “Những người không tôn trọng tiền bạc, hay lạm dụng số tiền mà họ kiếm được, thì chính bản thân họ sẽ không được tôn trọng và sẽ bị lạm dụng tài chính”.

Dù bạn đầu tư vào doanh nghiệp, bất động sản hay tài sản trên giấy, hãy đối xử với tài sản và tiền bạc của mình bằng lòng tôn trọng, khi đó tài sản và tiền bạc của bạn sẽ phát triển và giúp cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn, đầy đủ hơn. Hãy quan tâm đến tài sản và tiền bạc của bạn, chúng sẽ quan tâm lại đến bạn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.