Mật Mã Tài Năng
Chương 6: Thử nghiệm Curacao
Cả hòn đảo nhảy dựng lên.
— Lucio Anthonia, cha đẻ của Giải bóng chày trẻ Curacao
TRẬN ĐỘNG ĐẤT
Cứ vào tháng 8 hàng năm, tại Giải bóng chày trẻ thế giới tổ chức tại Williamsport, Pennsylvania, đội bóng của những cậu bé khoảng 11, 12 tuổi đến từ Curaçao lại trình diễn lối chơi mạnh mẽ như David chống lại Goliath. Thực ra, nó giống như David đối đầu với 15 Goliath hơn. Giữa một giải đấu gồm 16 đội tuyển, thường xuyên bị thống trị bởi những chàng thanh niên to lớn, vụng về với những cú ném xé gió, bằng cách nào đó, đội bóng tí hon, dẻo dai, không ai biết tới, đến từ một hòn đảo nhỏ bé, xa xôi thuộc vùng biển Ca-ri-bê đã liên tục giành thắng lợi*. Trong một cuộc tranh tài toàn thế giới, việc đủ tiêu chuẩn tham dự trong 2 năm liền đã là một thành tích đáng kể, nhưng những cậu bé Curaçao đã lọt vào vòng bán kết tới 6 lần trong 8 năm gần đây nhất, và giành chức vô địch năm 2004, đứng thứ hai năm 2005. Như cái tên mà phát ngôngôn viên của kênh truyền hình EPNS đã đặt cho Curaçao, đây là một hòn đảo thuộc kiểu “không cao nhưng ai cũng phải ngước nhìn”.
Những thành tích của đội Curaçao càng trở nên ấn tượng hơn khi so sánh với các đội bóng mà họ đã thi đấu. Thực tế, Curaçao có quá ít phương tiện luyện tập (chỉ có 2 sân tập đạt quy định của giải trẻ trên toàn đảo và một khung tập ném bóng làm từ những tấm lưới đánh cá đã rách nát). Hơn nữa, mùa bóng tại Curaçao chỉ kéo dài 5 tháng, việc tập luyện chỉ được tiến hành 3 lần một tuần và thi đấu vào những ngày thứ bảy, chủ nhật. Một lịch trình trái ngược rõ rệt với phương pháp tập luyện quanh năm tại những địa điểm khác như Venezuela. Khi tôi gặp đội bóng này tại Williamsport trong mùa giải 2007, những thành viên trẻ hơn của đội đã vô cùng kinh ngạc khi thấy các cầu thủ Nhật Bản tập luyện trước bữa sáng. (Một cậu bé đã hoang mang hỏi tôi: “Tại sao họ làm như vậy?”)
Tuy nhiên, yếu tố hấp dẫn nhất của câu chuyện về kẻ chịu nhiều thiệt thòi này nằm ở chỗ, chúng ta có thể lần ra một thời điểm – thực ra là hai, mỗi thời điểm kéo dài khoảng 3 giây – đã “đánh lửa” cho chuỗi thành công của Curaçao. Hai khoảnh khắc này đều diễn ra tại Sân vận động Yankee vào ngày 20 tháng 10 năm 1996, trong trận đấu mở màn Giải trẻ thế giới giữa đội Atlanta Braves và đội New York Yankees. Như mọi thời khắc bùng nổ khác, khoảnh khắc này hấp dẫn bởi nó tùy thuộc rất nhiều vào sự may rủi, nói theo nghĩa đen thì phụ thuộc vào khoảng diện tích tiếp xúc lớn bằng một con tem khi cây gậy đánh trúng bóng. Nếu lịch sử thay đổi, chỉ vài milimét thôi, hiện tượng Curaçao đã không xảy ra.
Tình thế lúc đó tại sân Yankee có vẻ như không khả quan lắm: không có điểm số, bắt đầu lượt chơi thứ hai và cầu thủ của Braves đứng ở chốt chạm bóng số một. Một tân binh không ai biết tới, 19 tuổi của Curaçao tên là Andruw Jones đứng ở vị trị đánh bóng, tay đang vung vẩy cây gậy, trên khuôn mặt phúng phính là nụ cười khó hiểu như của nàng Mona Lisa. Jones đã bắt đầu mùa giải với cấp độ single-A từ giải phụ; cậu mới được thăng cấp lên giải chính chỉ 2 tháng trước đây. Con át chủ bài của Yankee, Andy Pettitte, nhìn chằm chằm vào Jones với nét mặt của một tay đấu bò tót. Pettitte chỉ lớn hơn vài tuổi nhưng với hình ảnh này, như bài tường thuật sau này đã miêu tả thật rõ ràng: một tay chơi kỳ cựu khôn ngoan đấu với một tay lính mới ngờ nghệch.
Pettitte nhẩm đếm đủ nhịp rồi tung ra cú ném tốt nhất của mình: một cú ném xoáy khó chịu. Chủ đích ở đây là khiến Jones làm cái việc mà hầu hết những tay lính mới đều sẽ làm trong tình huống đó là: bị mắc lỡm, không đánh trúng bóng, và cục diện trận đấu trở thành trận double play – bên Curaçao sẽ có hai cầu thủ bị rút ra khỏi sân. Nhưng Jones không nằm trong số lính mới kia. Cậu nhận ra cú ném bóng xoáy và đánh một cú sấm sét về phía 10 hàng ghế của khán đài bên trái sân. Khoảng 56.000 cổ động viên trên sân Yankee câm lặng khi Jones, với nụ cười nở rộng trên môi, tăng tốc chạy tới các chốt chạm bóng trên sân.
Đó là một chiến công phi thường, gần như không thể xảy ra. Nhưng sự việc đã diễn ra đúng như vậy. Lần đánh bóng luân phiên tiếp ngay sau đó, Jone lại bước tới vị trí đánh bóng, đánh một cú trời giáng khác, thậm chí còn cao vượt hẳn lên khán đài bên trái sân. Phát thanh viên truyền hình nói không ra hơi, lắp bắp như thể đang phải giải một phương trình hóc búa: Giải thế giới cộng sân vận động Yankee cộng một thiếu niên vô danh bằng hai lần home-run liên tiếp ghi điểm? Tiếp theo đó là sự bùng nổ của giới truyền thông, họ tới tấp hoan nghênh tài năng bẩm sinh của Jone, so sánh cậu với Clemente, Mantle và da Vinci, kinh ngạc trước khả năng xoay cổ tay phi thường mà Chúa đã ban cho cậu. (Thực ra, cổ tay của Jones không hề được Đấng bề trên ban cho. Jones đã tập vung gậy từ năm 2 tuổi dưới sự huấn luyện của bố, ông Henry. Khi lớn hơn, Andruw tập vung búa tạ 3 lần một tuần, xoay cổ tay theo vòng tròn để tập tốc độ và sức mạnh của bàn tay. Như Jones đã nói sau đó, “[Bố tôi] dạy tôi mọi thứ về bóng chày: nhiều không thể tưởng tượng nổi.”) Phòng truyền thống của Cooperstown đã đề nghị giữ lại cây gậy đánh bóng của Jones. Agiengence France-Presse gọi đó là “buổi ra mắt vĩ đại nhất trong lịch sử giải thế giới”. Như một làn sóng chấn động, chiến công lịch sử của Jones đã được truyền đi trên màn hình khắp thế giới.
Nhưng đó không là gì khi so sánh với sự bùng nổ xảy ra tại thị trấn quê hương của Jones, tại Willemstad. Người sáng lập ra Giải trẻ Curaçao là Frank Curiel. ông nhớ lại những âm thanh mà ông nghe được khi Jones thực hiện cú home-run. “Cực kỳ ồn ào. Tiếng pháo nổ bung, tiếng la hét, mọi người gào lên, mọi người như được thức tỉnh.” Vài tuần sau, dư chấn đầu tiên của sự kiện trên là có 400 đứa trẻ đến đăng ký tham gia giải đấu. Có lẽ động lực của chúng đều đã trở nên mạnh mẽ hơn khi chúng biết thậm chí Jones chưa từng là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất trên hòn đảo này. Năm 15 tuổi, cậu mới chuyển từ vị trí chốt ba sang khu vực sân ngoài để có thêm thời gian chơi bóng. (Rốt cuộc, nếu anh ấy có thể làm như vậy thì…)*
Dù bọn trẻ hăng hái tham gia tuyển mộ một cách bất thường, sự bùng nổ tài năng tại Curaçao vẫn cần thời gian để phát triển, như với các tay vợt Nga và những tay gôngôn Hàn Quốc – dẫu sao, myelin không phát triển chỉ sau một đêm. Đến năm 2001, 5 năm sau chiến công của Jones, một đội bóng của Curaçao đã đến sân vận động Howard J. Lamade tại Williamsport để tranh tài trong Giải trẻ thế giới (LLWS). Các quan chức của giải coi sự xuất hiện này là do may mắn. Curaçao mới chỉ đủ tiêu chuẩn tham dự LLWS một lần trước đó, vào năm 1980, và như nhân viên phụ trách mảng truyền thông tại LLWS, Christopher Downs, phát biểu, “[Curaçao] đã luôn luôn trong tình cảnh khốn khổ.” Nhưng đội Curaçao, với một nửa thành viên đăng ký tham gia sau khi chứng kiến thành tích của Jones, đã khiến khán giả ngạc nhiên bằng việc lọt tới trận chung kết thế giới. Dù thua với tỉ số 2-1 trước nhà vô địch tại Tokyo, họ đã thành công trong việc dựng nên một cốt truyện về gã sát thủ khổng lồ mà họ trung thành theo đuổi từ đó đến nay.
Cũng đúng như những cái nôi phát triển tài năng khác, thành công của Curaçao không thuần túy là do những tín hiệu điều khiển căn bản kích hoạt quá trình đánh lửa. Có những nguyên nhân khác bao gồm cả nền văn hóa có kỷ luật, sự huấn luyện cực kỳ nghiêm khắc, sự khuyến khích của các bậc phụ huynh, lòng tự hào dân tộc, tình yêu dành cho bộ môn thể thao này và tất nhiên, rất nhiều tập luyện sâu. (Từ những gì tôi đã thấy, phong cách huấn luyện của Jones là theo quy tắc, không có sự ngoại lệ.)
Curaçao còn thú vị bởi một lý do khác nữa: cách đó vài dặm về phía tây là một hòn đảo có tên Aruba. Aruba cũng gần giống với Curaçao trong hầu hết những tiêu chí có thể đưa ra đo đếm được. Hai hòn đảo có cùng số dân, cùng ngôngôn ngữ, cùng nền văn hóa bị ảnh hưởng bởi Hà Lan và cùng tình yêu dành cho bóng chày; thậm chí lá cờ của họ cũng gần như y hệt. Aruba có một đội tuyển trẻ chất lượng, cho đến gần đây, có thể thi đấu ngang ngửa với đội của Curaçao. Thậm chí, Aruba đã sản sinh ra một cầu thủ chơi trong giải chính, người được đánh giá là có tiền đồ sáng lạn hơn Andruw Jones vào thời điểm 1996. Tên ngôi sao này là Sidney Ponson, và anh đã từng sớm thành công với đội Baltimore Orioles, giống như Jones với đội Braves. Anh đã truyền cho Giải trẻ tại Arbua một luồng sáng mới của sự sôi nổi và cống hiến. Hai hòn đảo như anh em sinh đôi, giống nhau về tia lửa động lực nhưng Curaçao đã đạt kết quả như ngày nay, còn Aruba thì không. Tại sao?
Một phần câu trả lời đó là Curaçao, giống như những trung tâm đào tạo tài năng khác, đã tìm ra cách thực hiện một việc rất quan trọng và tinh tế: giữ cho ngọn lửa động lực luôn cháy sáng. Cần theo sát Scrooge keo kiệt để mở cái hầm chứa của lão; nhưng cũng cần bám sát lão để có thể tiêu xài những món quà Giáng sinh một cách thoải mái từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Thật tình cờ, Curaçao đã trở thành một trường hợp nghiên cứu hết sức tự nhiên về mặt khoa học và thực tiễn của quá trình đánh lửa bền vững.
HIỆU ỨNG NHà NGUYỆN SISTINE
Sự đánh lửa, tại Curaçao hay bất cứ nơi nào, không đi kèm theo sự bảo đảm nào. Cùng với những hành động mang tính đột phá, châm lửa cho sự bùng nổ tài năng diễn ra sau đó, cũng có hàng tá hành động đột phá khác mất dần theo thời gian. Tay vợt người Đức, Boris Becker, vô địch giải Winbledon ở tuổi 17 nhưng không tạo cảm hứng cho bất kỳ tay vợt nào khác của xứ Giec-manh. Miguel Cervantes làm cho thời đại Shakespeare choáng váng với tác phẩm Don Quixote nhưng có rất ít tác động rõ rệt tới những người Tây Ban Nha tại quê hương ông. Họa sỹ Edvard Munch (tác giả bức Tiếng thét) vẫn chỉ là thành viên duy nhất của nhóm nghịch hợp, những người theo trường phái biểu hiện của Na-uy. Những trường hợp này, cũng giống nhiều trường hợp khác nữa, dẫn chúng ta tới một câu hỏi thú vị: tại sao những biểu hiện mang tính đột phá đôi khi kích hoạt cho tài năng bùng nổ, và đôi khi lại không?
Câu trả lời là các vườn ươm tài năng sở hữu nhiều hơn một tín hiệu điều khiển căn bản đơn lẻ. Chúng gồm những tập hợp tín hiệu phức tạp – con người, hình ảnh và các
ý tưởng – giữ cho quá trình đánh lửa được duy trì trong nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm theo yêu cầu của việc phát triển kỹ năng. Những cái nôi sản sinh tài năng với các tín hiệu điều khiển căn bản giống như Las Vegas với các biển hiệu đèn neon, liên tục sáng lên với nhiều loại tín hiệu để duy trì sự cháy của động lực.
Hãy xem xét cảnh tượng mà chàng trai trẻ Michelangelo bắt gặp trong một buổi chiều tại Florence. Trong nửa giờ đi bộ, anh có thể đã đến thăm phân xưởng của nhiều họa sỹ vĩ đại. Đó không phải là những xưởng điêu khắc yên tĩnh: trái lại, chúng như những tổ ong do một thợ cả trông nom và một nhóm hối hả những người làm thuê, thợ học việc, đua tranh để được giao công việc, làm các đơn đặt hàng, lập kế hoạch, thử nghiệm những kỹ thuật mới. Anh có thể đã bắt gặp bức tượng Thánh Mark của Donatello, Cánh cửa thiên đường của Ghiberti, các sản phẩm của những danh họa, từ ông chủ Ghirlandaio đến Masaccio, Giotto và Cimabue – những tác phẩm vĩ đại nhất về kiến trúc, hội họa và điêu khắc. Tất cả tập trung chỉ trong vài khối nhà; tất cả chỉ đơn giản là một phần cảnh quan của cuộc sống thường ngày; và tất cả đã làm lóe lên những tín hiệu bổ trợ cho một thông điệp tích cực: nên luôn bận rộn.
Hay chúng ta cùng xem xét cảnh tượng diễn ra tại Quán rượu Nàng tiên cá ở London trong thời kỳ Shakespeare. Bên kia sông, phía Nhà hát Globe, những nhà văn lớn của thời đại đó – Marlowe, Jonson, Donne, Raleigh – tụ họp để nói chuyện văn chương và họ tương đồng ở sự hóm hỉnh. Hay Học viện Lyceum tại Athens, nơi Plato, Aristotle và nhiều người khác nữa giảng dạy, tranh luận và học hỏi. Hay vùng ngoại ô São Paolo, nơi mà chỉ cần đi dạo trong một buổi chiều, tôi đã phải cố gắng để theo kịp vô số những tín hiệu liên quan đến bóng đá: tin tức nổi bật trên truyền hình, một chiếc bảng hiệu, một cuộc nói chuyện tình cờ nghe được, bốn trận futsal, năm đứa trẻ đang tâng bóng trên phố. Sau khoảng 50 tín hiệu như vậy, tôi như bị lạc đường luônvậy.
Sân Frank Curiel tại Willemstad, Curaçao trông không giống sân Hy Lạp cổ đại. Nó có khu khán đài không mái che bằng nhôm lồi lõm, một quầy bán đồ ăn nhanh sau chốt nhà và vào hôm tôi đến xem các cầu thủ luyện tập, lác đác vài vị phụ huynh cũng đang nhấm nháp coca-cola và đi hóng gió. Các đội tuyển đang khởi động để chuẩn bị cho một trận đấu, chơi ném bắt và trêu đùa nhau. Nó trông giống một sân bóng chày tại những thị trấn nhỏ mà có thể bạn đã nhìn thấy. Nhưng đó chỉ là ngụy trang. Thực tế, khi kiểm tra gần hơn, kỹ hơn, tôi nhận thấy nó ẩn chứa rất nhiều tín hiệu điều khiển căn bản.
Dấu hiệu đầu tiên cao khoảng 1,8 mét, mặc một chiếc áo sơ-mi hoa không chê vào đâu được và cầm một chiếc tách nhỏ màu đỏ chứa Dewar’s trộn với Red Bull. Đó là Frank Curiel, 68 tuổi, người sáng lập giải đấu, người trông coi sân vận động, người lập thời gian biểu, bán coca-cola, điều chỉnh giàn đèn, bảo quản các cúp lưu niệm và là người trị vì rất nhân từ của vương quốc nhỏ bé này. ông là một Don Corleone miền nhiệt đới, một sự tương đồng rất đáng chú ý với giọng nói thì thầm, khàn khàn. Curiel kể sơ qua về cuộc đời ông khi dắt tôi đi xem sân bóng: Bằng cách nào ông đã đưa Giải trẻ tới hòn đảo 45 năm về trước, ông được chứng kiến Clemente vĩ đại thi đấu tại Puerto Rico ra sao, ông quyết định bắt đầu một giải đấu và đi tới Đại học Springfield ở Massachusetts để học về giáo dục thể chất như thế nào, ông đã lái xe tới các vùng lân cận Willemstad để chiêu mộ bọn trẻ tham gia ra sao.
“Bọn trẻ đã chơi,” ông nói. “Rồi đến lượt con của chúng cũng chơi và bây giờ thì cháu của chúng nữa. Tôi đã chứng kiến tất cả.”
Để mô tả về những nhà tổ chức tận tụy như Curiel, chắc chắn phải đề cập đến việc họ “sống tại sân bóng”. Với Curiel, đây không chỉ là cách nói khoa trương. Nhà của ông là một căn lán lợp mái tôn diện tích 11 m2 dựng trên cọc thép ngay sau chốt nhà; một tấm lưới mắt cáo được dựng lên làm hàng rào để ngăn các quả bóng bay vào bát xsúp của ông. Căn phòng bừa bãi với hàng đống cúp, bảng đồng, dụng cụ và khung ảnh; tất cả đe dọa sẽ tràn sang chiếc giường và chiếc TV, những vật dụng cho thấy sự nhượng bộ hiếm hoi của Curiel dành cho không gian gia đình. Curiel luôn đi dạo quanh sân bóng, xem xét tình hình, cào cỏ, điều chỉnh ánh sáng, giữ cho bọn trẻ trong khuôn phép. Ở một hành lang được trưng bày như một Bảng vàng Danh dự, Curiel đã treo lên nhiều tấm ảnh ghi lại những thời khắc vĩ đại nhất trong lịch sử bóng chày của đảo. Nhiều buổi tối, Curiel đặt TV tại hành lang này để bọn trẻ có thể tụ tập và xem những trận đấu hay của các giải lớn, việc này thường xuyên hơn, một cuốn băng cũ lạo xạo phát lại những pha ghi điểm tại chốt nhà của Andrew Jones.
Với cái nhìn đầy uy quyền, Curiel quan sát vùng lãnh thổ của mình. “Để chơi bóng chày, bạn cần ba điều,” ông nói, điệu bộ trang nghiêm như thể đang làm dấu thánh. “Trái tim. Trí tuệ. Quả bóng. Nếu chỉ có hai, bạn có thể chơi nhưng sẽ không bao giờ trở nên vĩ đại. Để vĩ đại, phải có đủ cả ba.”
Chúng tôi đi tới sân cỏ. Gần chốt ba, Curiel dừng lại để sửa cho một cậu bé đang chơi ở vị trí đánh bóng. Cậu bé tuôn ra một tràng tiếng Papiamento, ngôngôn ngữ địa phương, nghe như một bản ghi âm nhịp mạnh được tua ngược lại với tốc độ cao.
Curiel bảo cậu bé cần di chuyển đến trước quả bóng. “Như thế này,” ông minh họa, đặt tạm tách Dewar’s xuống đất, tung một quả bóng tưởng tượng và đánh nó tới một chốt vô hình nào đó. “Như thế! Đúng vậy!” Cậu bé nhìn, gật đầu và làm theo.
Phía sau tấm lưới chặn bóng gần chốt nhà, tại một chiếc bàn xi-măng, có hai người đàn ông đang nói vào máy phát thanh. Họ đang chuẩn bị cho chương trình phát thanh thi đấu bóng chày hàng tuần trên đài phát thanh Curaçao, thông qua một bộ dụng cụ cây nhà lá vườn. Đứng cạnh họ là một người đàn ông đội mũ lưỡi trai đỏ. Tên ông là Fermin Coronel, người đi chiêu mộ cầu thủ cho đội St. Louis Cardinals, một trong số những tay trinh sát mà các đội bóng lớn cử tới, sống trên đảo. Quanh đó là bố mẹ của các cầu thủ nhí, những cử chỉ hết sức bình thường của họ có thể khiến người khác hiểu nhầm những kiến thức cặn kẽ về chiến thuật và lịch sử bóng chày mà họ có. “Nhìn thằng bé này, nó có động tác ném bóng rất khá,” một bà mẹ khoảng 50 tuổi nói với tôi. Một người đàn ông khác kể cho tôi nghe về lịch tập thể thao của cậu con trai 11 tuổi, gồm chạy bộ ba lần một tuần và tập tạ để nâng cao sức khỏe. “Jurrjens đã từng tập y hệt,” ông bố nói, trong đó có nhắc tới Jair Jurrjens, một cầu thủ ném bóng năm thứ hai được đánh giá cao tại đội Atlanta Braves. Cha cậu đang đứng ở ngay cạnh tấm lưới chắn bóng sau chốt nhà.
Dấu hiệu tiếp theo là bọn trẻ. Mức cao nhất trong hệ thống cấp bậc lỏng lẻo này là những cậu thiếu niên nhiều tuổi hơn, chơi bóng trong giải thiếu niên và làm trợ lý cho huấn luyện viên. Nhiều người trong số này đã tới Williamsport và vẫn đội chiếc mũ lưỡi trai LLWS méo mó như thể một vật danh dự. Rồi tới những đứa trẻ ít tuổi hơn, với những kỷ niệm về giải LLWS vẫn còn tươi mới; khi trở về đảo chúng vẫn kể những câu chuyện về các chuyến bay và TV plasma, về việc được gặp các ngôi sao của giải chính và nhìn thấy mình trên kênh ESPN. Tiếp theo là những đứa trẻ đang cố gắng để được tham dự vào đội hình “toàn sao” của đảo năm nay (chính là lứa đáng gờm nhất). Cuối cùng là nhóm những đứa trẻ 4, 5 tuổi tham gia và từ bỏ quá trình tập luyện như những chú mèo con, dè chừng và nhanh chóng.
Sân Frank Curiel không chỉ là sân tập mà đó còn là khung cửa sổ để bọn trẻ có thể nhìn thấy vô vàn mảnh đất thiên đường mà chúng có thể với tới, sắp xếp tăng dần theo các cấp độ, rành mạch như một bức tranh từ thời Trung cổ. Trước tiên là tham gia đội hình toàn sao của giải trẻ (là một trong số những cầu thủ trong độiđó). Tiếp theo là Williamsport với tất cả sự vinh quang và nổi tiếng (là một trong số những cầu thủ đó). Kế đến là ký hợp đồng với một tay chiêu mộ cầu thủ và chơi trong các giải chính (là một trong số những cầu thủ ở đó). Với những đứa trẻ tại Sân Frank Curiel, đó không phải là những giấc mơ mong manh hay những tấm áp phích hào nhoáng; chúng là những nấc thang hữu hình trên chiếc thang tuyển chọn cơ bản*, những khả năng riêng biệt phản ánh trong tiếng kêu lắc rắc của chiếc máy thu thanh, tiếng va lanh canh của những chiếc cúp, những tia sáng phản chiếu trên cặp kính của những tay chiêu mộ cầu thủ cho giải đấu chính. (Bạn có nhìn thấy ngôi nhà ở trên phố có chiếc SUV rất đẹp đậu ở lối đi không? Đấy là nhà của mẹ Andruw Jones đấy!) Nói một cách đầy thuyết phục, một đứa trẻ sáu tuổi đứng tại sân bóng này cũng giống như đang đứng giữa Nhà nguyện Sistine. Bằng chứng về cõi thiên đường đang hiển hiện: tất cả những gì bạn phải làm chỉ là mở to đôi mắt của mình mà thôi.
Vào cuối một buổi tối tại Curaçao, tôi lái xe quanh Willemstad cùng Philbert Llewellyn. Giống như bất kỳ người trưởng thành nào sống nhờ giải bóng chày tại Curaçao, Llewenllyn có vài nghề cùng một lúc: huấn luyện viên, bình luận viên trên đài phát thanh và trung úy tại phòng cảnh sát. Khoảng tám giờ tối, điện thoại di động của Llewellyn đổ chuông và tôi đoán đó là một vụ gì đó liên quan đến an ninh. Thực ra, cuộc gọi là của hai trong số những người bạn đang khẩn thiết cần ông dàn xếp một vụ cá cược quan trọng về một điều luật bóng chày không rõ ràng (không, cú đánh hy sinh của cầu thủ đánh bóng sẽ không được công nhận nếu người chạy đang ở chốt hai và di chuyển sang chốt ba). ông gác máy và mỉm cười vẻ xin lỗi, phân trần “Chuyện này xảy ra rất thường xuyên.”
Tôi đã huấn luyện đội tuyển trẻ, không liên tục mà ngắt quãng trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. Tôi đã nhận được những cuộc gọi từ các cầu thủ muốn hỏi về lịch thi đấu, số áo đồng phục và những bữa tiệc pizza, nếu không muốn nhắc đến một số còn phải lòng vợ tôi và băn khoăn không biết chúng có thể gọi cho cô ấy được không.
Nhưng tôi chưa từng nhận được cuộc điện thoại từ hai cầu thủ đang tranh luận về những chi tiết tinh vi hơn của một điều luật bóng chàảy cả.
“Họ đang suy nghĩ về bóng chày,” Llewellyn nói và nhún vai kiểu biết tuốt của một cảnh sát. “Lúc nào cũng vậy, suy nghĩ đó cứ quẩn quanh trong đầu họ.”
Hãy quay trở lại câu hỏi mà chúng ta đã đặt ra ban đầu: Tại sao Curaçao trở thành nơi phát hiện và nuôi dưỡng tài năng thành công trong khi Aruba thì không? Coi như hai địa điểm này có xuất phát điểm như nhau về đặc điểm giengen di truyền, văn hóa và tác nhân khơi dậy cảm hứng thì điều gì đã khiến Aruba không thể được “đánh lửa”? Ngoài những yếu tố đã chỉ ra ở trên, chúng ta cũng nên xét đến số phận của những người “đánh lửa” tương ứng ở hai địa điểm này. Sidney Ponson, cầu thủ ném bóng người Aruba với triển vọng xán lạn, đã có vài vấn đề với việc ăn uống. Anh bị thừa cân, phải chuyển qua một vài đội bóng và vào ngày Giáng sinh năm 2004, anh bị bắt vì tội hành hung người khác và buộc phải tham gia 27 giờ học về kiểm soát hành vi. Trong khi đó, Andruw Jones đã 5 lần là cầu thủ trung tâm trong đội hình toàn sao và 10 lần đạt danh hiệu Đôi găng vàng. Tuy nhiên, có một nguyên nhân quan trọng hơn, đó là Curaçao sở hữu một bộ công cụ để giữ cho tia lửa điện mang tên “thành công của Jones” được tỏa sáng. Curaçao nuôi dưỡng và phát triển được tài năng bởi thông điệp của tia lửa điện trên đã được truyền lại và khuếch đại thành một sự kết hợp đáng tin cậy của các tín hiệu điều khiển căn bản. Và nói cho cùng, sân Frank Curiel chỉ trông giống một sân bóng chày thông thường nhưng thực chất, đó là một chiếc ăng-ten công suất hàng triệu oát không ngừng truyền đi những luồng tín hiệu và hình ảnh đầy ma lực tạo nên tiếng thì thầm cuốn hút: Này, đó có thể là bạn đấy.
NGôNGôN NGỮ ĐáNH LỬA
Như vậy, chúng ta đã học được một số điều về bản chất của công tắc đánh lửa mà mỗi người đang sở hữu. Thứ nhất, nó có thể ở trạng thái bật hoặc tắt. Thứ hai, nó có thể được kích hoạt bởi những tín hiệu nhất định, hay các tín hiệu điều khiển căn bản. Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn nữa về cách thức chiếc công tắc trên được kích hoạt bởi những tín hiệu chúng ta sử dụng thường xuyên nhất, đó là ngôngôn từ.
Giống như các chuyên gia về tâm lý học động lực khác, Skip Engblom không theo một khuôn mẫu thông thường nào. ông là chủ một chủ cửa hàng bán đồ trượt ván tại Santa Monica, California; cao lớn, lóng ngóng và theo chủ nghĩa tự do. Bạn có thể nhớ lại Engblom chính là người đã phát hiện ra nhóm trượt ván Z-Boys. Đặc điểm hay nói lầm bầm, hoạt bát như một tay thợ đá lão luyện của ông đã được Heath Ledger ghi nhận trong bộ phim Chúa tể của khu Dogtown, tập trung mô tả về nhóm Z-Boys. Nhiều năm trôi qua, Engblom không thay đổi một chút nào, trừ hai điều. Thứ nhất, bờm tóc bù xù đã được thay thế bởi cái đầu trọc bóng loáng. Thứ hai, ông đã nhận ra vai trò của mình trong sự phát triển của nhóm Z-Boys, từ những khởi đầu đầy ngẫu hứng đến thành công đã được ghi nhận của họ vào năm 1975 tại cuộc thi trượt ván Del Mar. ông cũng đã nhận ra cách tạo tiếng vang tốt nhất là khi chính ông giải thích về họ. Câu chuyện đó bắt đầu như thế này: vào những năm đầu của thập niên 1970, có một nhóm những đứa trẻ trông hết sức bình thường ghé qua cửa hàng bán đồ lướt sóng của Engblom sau giờ học.
“Tôi nhìn thấy chúng nhưng không nói gì cả. Trước tiên, tôi muốn chắc chắn rằng chúng không phải bọn ăn cắp hay gì đó, nhưng khi thấy chúng có vẻ điềm tĩnh, tôi cứ để bọn trẻ tự nhiên. Những người khác hẳn muốn đá chúng ra khỏi cửa hàng, nhưng chúng vẫn cư xử ổn thỏa. Tôi đã lớn lên mà không có cha và tôi hiểu cung cách của bọn trẻ, chúng làm tôi nhớ lại hình ảnh của chính mình, anh hiểu ý tôi chứ? Thế là chúng tôi bắt đầu dành thời gian tán gẫu với nhau. Không nhiều lắm, chỉ là đi đến bãi biển, lướt sóng và tôi mời chúng ăn. Tôi thấy chúng quả thực là những tay lướt sóng giỏi, tất nhiên là chỉ một số đứa trong nhóm thôi, nên chúng tôi đã tham gia một cuộc thi.”
“Rồi vào một ngày thứ bảy mà cuộc thi diễn ra, tại đó có một chàng trai đã được coi là Thống lĩnh, anh hiểu không? Anh chàng là một tay lướt ván xuất sắc có dự định trở thành vận động viên chuyên nghiệp hay đại loại thế. Còn tôi giống như một huấn luyện viên, và thế là tôi quyết định cử thằng bé nhỏ tuổi nhất tên Jay Adams thi đấu với tay chuyên nghiệp này trong lượt thi đầu tiên. Tôi biết Jay có thể làm được điều này, nhưng Jay thì không, thằng bé không có một chút ý tưởng nào về điều đó. Vậy nên chúng tôi đứng đó, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc thi và mọi người tụ tập xung quanh, kinh hãi khi biết Jay và anh chàng kia sẽ lướt ván tay đôi. Họ nói: “Oa, không thể như thế được.” Thế là, khi bước đến phía tay Thống lĩnh, ngay ở vị trí mà Jay có thể nghe thấy được, tôi nói với cậu ta: “Đừng lo lắng, anh bạn. Anh không có cơ hội đâu.”
“Và Jay bước ra, rồi đánh bại hoàn toàn đối thủ. Jay hạ gục chàng trai đã được coi là Thống lĩnh. Đó là khi mọi việc đã thay đổi. Bọn trẻ chứng kiến điều đó và thốt lên, Oa. Chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn từ thời điểm ấy, chúng có thể cảm nhận được. Chúng mang cảm nhận đó đến với những con sóng và đến với những con phố khi chúng tôi bắt đầu tập với ván trượt. Và Jay chính là người đã có ý tưởng này, anh hiểu không? Cậu ta là người đã nói rằng chúng tôi nên lập mội đội trượt ván.”
“Khi đến với ván trượt, chúng tôi đã hiểu được toàn bộ tính hệ thống của bộ môn này, tập luyện 2 tiếng mỗi ngày và 4 ngày một tuần. Không hề có sự ban thưởng ngay tức khắc nào đâu, anh bạn ạ. Mọi việc đều bắt đầu từ tập luyện; tập đi tập lại. Cho nên tôi không bao giờ nói nhiều. Tôi chỉ cần dịu dàng bảo ‘Làm tốt lắm, cậu bé’ hay ‘Cú đó đẹp đấy’ và đôi khi là một điều gì đó để đánh cược, ném ra một củ cà rốt nhỏ, anh hiểu ý tôi không, như kiểu ‘Tôi nghe nói người này, người kia đã làm động tác đó vào tuần trước’. Và thế là bọn trẻ cố gắng như điên để tập cho bằng được. Bởi chúng muốn được là người như thế.”
“Khi bọn trẻ trình diễn trong cuộc thi tại Del Mar, mọi người làm cho nó có vẻ giống như một điều ngạc nhiên đến vĩ đại. Nhưng nhóm [Z-Boys] biết chính xác điều gì sẽ diễn ra. Bởi chúng biết chính xác mình giỏi như thế nào, bởi chúng đã được tập dượt, bởi chúng biết. Không phải vì tôi nói với chúng rằng chúng có thể. Nhưng tôi đã giúp bọn trẻ đến được vị trí đó, dứt khoát là như vậy.”
Engblom tạm ngưng một chút, suy nghĩ thêm và nói suy xét của mình.
“Đây là cách đối xử với lũ trẻ. Bạn phải trao cho chúng lòng tin từ khi chúng còn nhỏ để có thể cảm nhận về sự việc chính xác hơn. Khi muốn nói một điều gì đó với bọn trẻ, bạn phải biết rõ bạn định nói với chúng điều gì. Điều bạn nói với một đứa trẻ – một khi đã nói ra – phải siêu cẩn trọng. Anh hiểu ý tôi chứ? Xây dựng kỹ năng thực ra là tạo dựng sự tự tin. Trước tiên, chúng phải giành được lòng sự tự tin, sau đó mới thực sự sở hữu nó. Và một khi lửa đã cháy lên rồi, nó sẽ tỏa sáng khá tốt.”
Ở một khía cạnh nào đó, Engblom đã không làm tất cả những điều nói trên đến mức như vậy. Việc trò chuyện giữa ông và nhóm Z-Boys chỉ gồm vài cụm từ lầm bầm. Một vài cụm đặt ra một thử thách đặc biệt cụ thể tại những thời điểm quan trọng (“Đừng lo lắng, anh bạn, cậu không có cơ hội đâu”; “Tôi nghe nói người này, người kia đã làm động tác đó vào tuần trước”). Một số khác để khích lệ bọn trẻ nỗ lực (“Làm tốt lắm, cậu bé”; “Cú đó đẹp đấy”). Nhưng nếu không có Engblom – không có những tín hiệu bằng ngôngôn từ và sự chỉ bảo của ông – nhóm Z-Boys hẳn không bao giờ xuất hiện, hoặc có xuất hiện thì mức độ thành công cũng thấp hơn nhiều. Như thể những cụm từ ứng khẩu thật nhỏ bé kia, bằng cách nào đó, đã đưa nhóm lên mức độ thúc đẩy và nỗ lực mới.
Và theo những lý thuyết do tiến sỹ Carol Dweck xây dựng, những dấu hiệu ngôngôn ngữ của Engblom, dù rằng rất nhỏ, nhưng chính là những tín hiệu chính xác. Dweck là một nhà tâm lý học xã hội tại Stanford, người đã dành 30 năm qua để nghiên cứu về động lực thúc đẩy. Bà đã đào sâu tìm hiểu theo nhiều hướng khác nhau trong lĩnh vực này, bắt đầu từ động lực của giới động vật và chuyển sang các đối tượng có cấu tạo phức tạp hơn, chủ yếu là các học sinh tiểu học và phổ thông trung học. Một số nghiên cứu đáng kinh ngạc nhất của bà là mối quan hệ giữa động lực và ngôngôn ngữ. “Quay trở lại với những chức năng cơ bản của con người, chúng ta phát triển với hệ tư duy tương đối ổn định,” bà nói. “Nhưng khi nhận được một dấu hiệu rõ ràng, một thông điệp gửi tới tia lửa điện và tách một cái, chúng ta phản ứng đáp lại.”
Hiện tượng đó có thể được quan sát một cách sinh động nhất thông qua một loạt thí nghiệm. Dweck đã thực hiện những thí nghiệm này với 400 học sinh lớp 5 tại New York. Nghiên cứu này như một phiên bản khoa học của câu chuyện ngụ ngôngôn “Nàng công chúa và hạt đậu”. Mục đích là để xem một tín hiệu nhỏ bé – một câu khen ngợi đơn giản – có thể ảnh hưởng đến thành tích và nỗ lực ra sao và loại tín hiệu nào có hiệu quả nhất.
Trước tiên, Dweck cho mỗi đứa trẻ làm một bài kiểm tra với những câu hỏi tương đối dễ. Tiếp đến, bà thông báo để tất cả đều biết kết quả bài kiểm tra, thêm vào đó một câu khen ngợi đơn giản, chỉ gồm 6 từ. Một nửa được khen về sự thông minh (“Chắc hẳn em rất thông minh”), nửa còn lại được khen về sự nỗ lực (“Chắc hẳn em rất nỗ lực”).
Bọn trẻ được kiểm tra thêm một lần nữa, nhưng lần này chúng được phép lựa chọn giữa một bài khó hơn và một bài dễ hơn. 90% nhóm trẻ được khen ngợi về sự nỗ lực đã chọn bài kiểm tra khó. Trong khi đó, phần lớn nhóm trẻ được khen ngợi về sự thông minh lại chọn bài dễ. Tại sao vậy? “Khi khen ngợi bọn trẻ về sự thông minh, chúng ta đã nói với chúng tên của trò chơi: hãy tỏ ra thông minh, đừng có mạo hiểm mắc lỗi.”
Cấp độ khác của bài kiểm tra là tất cả đều cùng làm một bài khó hơn; và không có đứa trẻ nào làm tốt bài này. Tuy nhiên, cả hai nhóm – “nhóm thông minh” và “nhóm nỗ lực” – có phản ứng rất khác nhau với tình huống này. “[Nhóm nỗ lực] đào sâu suy nghĩ và dành hết tâm trí cho bài kiểm tra, thử các phương án, kiểm tra các chiến lược,” Dweck nói. “Sau đó bọn trẻ nói rằng chúng thích bài kiểm tra này. Nhưng “nhóm thông minh” lại ghét bài kiểm tra khó hơn. Chúng coi đó là bằng chứng chứng tỏ rằng chúng không thông minh.”
Thí nghiệm thật ra là một vòng tròn khép kín, quay lại với một bài kiểm tra có độ khó tương đương với bài kiểm tra ban đầu. “Nhóm nỗ lực” cải thiện kết quả ban đầu thêm 30%, trong khi “nhóm thông minh” bị giảm 20%. Tất cả chỉ vì 6 từ ngắn ngủi. Dweck đã ngạc nhiên trước kết quả này đến mức bà đã cho thực hiện lại thí nghiệm đến 5 lần. Và lần nào kết quả cũng như vậy.
“Chúng tôi đã hiểu được thông điệp về điều gì là có giá trị,” Dweck nói. “Tôi nghĩ rằng chúng ta đều đã cố gắng trong suốt cuộc đời để đi khắp nơi, tìm kiếm, cố gắng hiểu được ‘Mình là ai trong môi trường này? Mình là ai trong sự sắp xếp này?’ Do đó, khi một thông điệp rõ ràng được chuyển đến, nó có thể gây ra một tia lửa điện.”
Đúng như những phát hiện trong nghiên cứu của Dweck, tại mỗi địa điểm sản sinh tài năng mà tôi đã ghé thăm, ngôngôn ngữ được sử dụng để khẳng định giá trị của nỗ lực và những tiến triển chậm chạp, thay vì khen ngợi tài năng hay sự thông minh bẩm sinh. Tại Spartak chẳng hạn, họ không nói “chơi” quần vợt mà thích động từ borot’sya – “đấu tranh” hay “vật lộn”. Những tay gôngôn Hàn Quốc được cổ vũ để yun sup’he, dịch nghĩa (theo cách mà hãng Nike rất thích thú) là “chỉ cần làm điều đó.” Tại Curaçao, những đứa trẻ từ 9 đến 10 tuổi thi đấu trong giải Liga Vraminga, giải Chú kiến nhỏ; câu khẩu lệnh tại đây là progresa, “những bước đi của đứa bé”. Trong bóng đá Brazil, các cấp độ tuổi là Bình sữa (5 đến 6 tuổi), Tã lót (7 và 8 tuổi) và Núm vú (9 và 10 tuổi). Đội tuyển U20 quốc gia được gọi là đội hình Khao khát, những cầu thủ tràn trề hy vọng. (“Người Anh gọi đội tuyển trẻ của họ là đội Dự bị!” Emilio Miranda cười và nói với tôi. “Chúng dự bị cho cái gì chứ?”) Tại tất cả những trung tâm đào tạo nói trên, lời khen ngợi không được ban tặng liên tục mà chỉ được trao cho người xứng đáng – một phát hiện tiếp nối nghiên cứu của Dweck, người đã nhấn mạnh rằng động lực không tăng cùng với mức độ khen ngợi mà thường giảm sút. “Hãy nhớ rằng, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tác động mà chỉ 7 từ đơn giản có thể tạo ra,” Dweck nói. “Tất cả nói về sự rõ ràng.”
Khi sử dụng thuật ngữ ngôngôn ngữ thúc đẩy, chúng ta thường muốn nói đến ngôngôn ngữ nói về niềm hy vọng, những ước mơ và sự công nhận (“Bạn là người giỏi nhất!”). Kiểu ngôngôn ngữ này – hãy gọi nó là ngôngôn ngữ thúc đẩy cấp độ cao – có vai trò của nó. Nhưng thông điệp từ nghiên cứu của Dweck và các trung tâm phát triển tài năng là rất rõ ràng: thúc đẩy cấp độ cao không phải là thứ ngôngôn ngữ đánh lửa cho con người. Điều có tác dụng hoàn toàn ngược lại: không vươn lên mà hãy cúi xuống, nói về những nỗ lực khi ở cấp độ thấp nhất, khẳng định sự đấu tranh, vật lộn. Nghiên cứu của Dweck chỉ ra những cụm từ như “Ồ, bạn thật sự đã rất vất vả,” hoặc “Làm tốt đấy, anh bạn” thúc đẩy con người tiến xa hơn rất nhiều cái bà gọi là “những lời khen sáo rỗng”.
Từ quan điểm của myelin, kết luận này hoàn toàn hợp lý. Khen ngợi về những nỗ lực hiệu quả bởi nó phản ánh sự thật sinh học. Sự thật là các mạch kỹ năng không được tạo ra một cách dễ dàng; tập luyện sâu đòi hỏi những nỗ lực nghiêm túc và hành động đầy đam mê. Sự thật là khi đã bước vào tập luyện, bạn không “chơi” quần vợt; bạn vận lộn, đấu tranh, dành cho nó toàn bộ tâm trí và tiến bộ chầm chậm. Sự thật là chúng ta học theo kiểu một đứa bé chập chững tập đi. Ngôngôn ngữ dựa trên sự nỗ lực có tác dụng bởi nó đề cập trực tiếp đến bản chất cốt lõi của quá trình học tập, và khi đặt vào trong quá trình đánh lửa của tư duy, không gì hiệu quả mạnh mẽ hơn thế.
“Nếu tôi là một trường đại học, xếp hạng mức độ thành công của tôi sẽ khá đấy, anh hiểu không?” Engblom nói. “ý tôi là 80 hay 85% học trò của tôi trở thành những doanh nhân, vận động viên, triệu phú thành công. Đến Havard cũng không thể đạt được mức đó.”*
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.