Diệc Thứ Và Kha Tuyết

CHƯƠNG 8: BAY.



Tôi ngây ngẩn mất một lúc.
Tới tân cuối của “thỏa mãn”, “bay bổng” mới bắt đầu.
“Giao hẹn.” Cô Tào nói.
“Hả?”
“Một phút.”
“Hả?”
“Tám giờ đúng.”
“À…” Cuối cùng tôi cũng nhớ ra. “Đúng rồi, không sai.”
“Anh vẫn luôn mơ mơ màng màng.” Cô ấy mỉm cười.
“Bài hát này tôi chưa nghe bao giờ.”
“Đương nhiên rồi. Nó do tôi tự sáng tác mà.”
“Tự sáng tác?”
“Ừ.” Cô Tào gật đầu. “Nghe chuyện anh kể xong, tôi dùng tâm trạng của cô gái, viết ra bài hát này.”
“Cô thật lợi hại.”
“Tôi học âm nhạc mà.” Cô ấy mỉm cười.
Chắc chắn tôi đã quá kinh ngạc, đến mức mọi động tác của cơ thể đều hoàn toàn ngưng bặt, cơ thịt trên khuôn mặt cũng cứng nhắc.
“Có hay không?”
“Hả?” Tôi vẫn chưa hoàn hồn.
“Bài hát vừa rồi có hay không?”
“Rất hay. Giọng hát của cô chắc có thể xếp trong top mười Đài Loan.”
“Cám ơn.”
Tôi đi tới trước bàn làm việc của mình, đầu óc vẫn trống rỗng.
Tựa lưng vào ghế dựa, không biết đã đờ người ra bao lâu, mãi đến lúc tiếng chuông điện thoại khiến tôi giật mình tỉnh lại.
“Alo.” Tôi nhanh chóng ngừng thân thể đang trượt xuống của mình, nhận điện thoại.
“Kiến nghị thực hiện đã viết xong chưa?” Giọng giám đốc vang lên.
“A!” Tôi kêu thảm một tiếng. “Không ngờ tôi lại quên mất rồi.”
“Quên mất? Tốt lắm. Tôi cũng quên trả lương tháng này cho cậu.”
“Đừng đùa mà.”
“Ai thèm đùa với cậu!” Giám đốc cao giọng nói. “Mười phút nữa cầm tới cho tôi xem!”
Tôi nhanh chóng bật máy tính, nhưng mười phút thật sự không đủ, tôi chỉ đành tạm thời bổ sung cho đầy đủ phần kết luận.
Lúc cuống quít đi vào phòng làm việc của giám đốc đã là chuyện của hai mươi phút sau.
“Đưa đây.” Giám đốc vươn tay phải ra, tôi đưa qua.
Lúc quay người định đi, ông ấy lại nói. “Đợi một lát đã, để tôi xem thử xem.”
Tôi không dám ngồi xuống ghế, từ từ đi đi lại lại trong phòng làm việc.
“Hôm qua cậu có tới vườn bách thú không?”
“Đâu có, sao lại hỏi thế?”
“Bộ dáng cậu lúc bước đi trông như con tinh tinh trong vườn bách thú.”
“Hả.” Tôi ngừng bước.
Có điều tôi bắt đầu thoải mái hơn, bởi vì chỉ lúc tâm trạng tốt giám đốc mới hài hước như vậy.
“Ngồi đi.” Giám đốc nói xong, tôi bèn ngồi xuống.
Ông ta dùng bút đỏ vẽ tới vẽ lui trên tập văn kiện, thỉnh thoảng lại thảo luận vài thứ với tôi.
“Lễ Yên.” Giám đốc nhấc điện thoại lên. “Phiền cô pha cho tôi một cốc cà phê.”
Tôi nghĩ thầm, đừng cậy là giám đốc mà lên mặt, muốn uống thì tự đi pha đi.
“Có phải cậu pha đâu.” Ông ta ngẩng đầu lên.
“Em đâu có nói gì!” Sợ chết mất, sao ông ấy biết tôi đang nghĩ gì.
“Lông mày cậu đang nói đấy.”
Thần kỳ thế sao? Thảo nào người ta là giám đốc còn tôi chỉ là kẻ trong giang hồ.
Cô Tào bưng cốc cà phê vào, đặt trên bàn làm việc rồi mỉm cười với tôi.
“Phiền cậu giải thích một chút.” Giám đốc chỉ vào một đoạn, nói: “Cái này có ý gì?”
Đó là một phần của kết luận, vừa rồi tôi điền lung tung vào.
“Nói xanh ơi, núi xanh vẫn ở; Nắng chiều ơi, mấy khi nắng chiều hồng.”
Không ngờ cô Tào lại cúi đầu đọc lên, sau đó ngẩng đầu nhìn tôi với vẻ nghi hoặc.
“Ừm…” Xong đời rồi, lại viết linh tỉnh rồi, tôi không tự chủ được gãi đầu.
“Không chỉ bước đi y như tinh tinh, lúc gãi đầu cũng chẳng khác gì con tinh tinh!” Giám đốc lại to tiếng nói.
“Cái này phải dùng chút trí tưởng tượng mới giải thích được.” Tôi nói.
“Tôi không muốn dùng trí tưởng tượng, tôi muốn có đáp án chính xác!”
Giám đốc vỗ mạnh lên bàn, cốc cà phê trên bàn hơi lay động, vẩy ra vài giọt.
“Chúng ta nhất định phải bảo vệ thật tốt môi trường và thiên nhiên, có vậy núi xanh mới mãi mãi là núi xanh. Mà con cháu mấy đời sau của chúng ta cũng có thể thưởng thức cảnh vẻ đẹp của nắng chiều.”
Giám đốc nghe xong, đầu tiên ngây ra một lát rồi mới từ từ ngồi xuống nói: “Đúng là những câu văn chí tình chí nghĩa.”
“Đâu có.” Tôi hơi xấu hổ. “Viết cũng thường thôi, không được hay cho lắm.”
“Đồ ngốc!” Giám đốc lại đứng bật dậy to tiếng quát. “Cậu không phân biệt được khen ngợi với châm chọc à?”
“Cái này…”
“Đây là báo cáo chính thức, cậu cho là mình đang viết tiểu thuyết à?”
Tôi không dám đáp lời nữa, chỉ nhìn đoạn “núi xanh và nắng chiều” trên tập văn kiện.
“Được rồi.” Giám đốc ngồi xuống. “Cậu sửa sang lại một vài chỗ đi, nhất là phần núi xanh với nắng chiều ấy, chiều giao lại cho tôi.”
“hả.” Tôi cầm tâp văn kiện dính vài giọt cà phê lên, gật đầu với cô Tào một cái rồi quay người ra khỏi phòng.
“Thật ra đơn kiến nghị thực hiện này cậu viết không tồi.” Giọng giám đốc lại vang lên sau lưng tôi.
“Đây là khen ngợi hay là châm chọc?” Có kinh nghiệm vừa rồi, tôi cẩn thận quay đầu lại hỏi.
“Đương nhiên là khen ngợi rồi.”
“Nếu là châm chọc vậy phải nói rõ ra nhé, đừng lề mà lề mề nữa.”
“Cậu nói cái gì?”
“Em đi đây.” Tôi biết mình nói sai rồi, rời phòng làm việc của giám đốc nhanh như chớp.
Đứng ngoài cửa phòng giám đốc, tôi vỗ vỗ ngực, thầm than nguy hiểm quá.
“Hình như anh hay bị giám đốc Chu mắng thì phải?”
Tôi lại giật mình một cái, cô Tào đã đứng cạnh tôi không biết từ lúc nào.
“Không phải hay, chỉ thỉnh thoảng thôi.”
“Cảm giác bị mắng chắc rất không thoải mái hả?”
“Đúng vậy.”
“Tôi cũng nghĩ vậy.”
Tôi hiếu kỳ nhìn cô ấy, cảm thấy câu hỏi và câu trả lời của cô ấy đều thật kỳ lại.
“Cảm thấy lạ à?” Cô mỉm cười. “Vì từ nhỏ đến lớn, có vẻ tôi chưa từng bị mắng.”
“Thật à?” Tôi càng ngạc nhiên.
“Ừ.” Cô ấy gật đầu.
“Tốt quá.”
“Có điều tôi lại mong mình bị mắng một chút.”
“Muốn bị mắng cũng đơn giản thôi, giờ cô cứ hát lớn vào, sẽ bị giám đốc mắng ngay thôi.”
“Vậy à?” Cô lập tức cao giọng “A a a a a… a!”
Tiếng “a” cuối cùng còn vang cực xa.
“Trốn mau!” Tôi không dám nghĩ nữa, nhanh chóng kéo cô ấy bỏ trốn.
“Vui quá.” Thế mà cô ấy còn cười được.
“Đừng đùa nữa, mau về chỗ ngồi đi, giám đốc sẽ mắng thật đấy.”
Cô lại cười hai tiếng rồi trở về chỗ làm. Tôi cũng nhanh chóng về chỗ, sửa lại đơn kiến nghị thực hiện.
Những chỗ phải sửa cũng không nhiều, có điều phần kết luận phải viết lại gần như toàn bộ.
Mấy ngày nay dùng trí tưởng tượng quá nhiều thế nên một số câu văn có vẻ rất không khoa học.
“Sinh mạng, có thể sâu như vậy không?” Câu này thật lạ, sinh mạng phải dài chứ sao dùng hữ sâu để mô tả được?
Tôi đem đoạn văn mà giám đốc kêu là chí tình chí nghĩa cắt bỏ, viết lại đoạn kết luận.
Tới khoảng giữa trưa đại khái cũng đã giải quyết xong.
Đứng dậy chuẩn bị xuống lầu ăn cơm trưa, tới cửa thang máy may mắn và bất hạnh cùng ngoắc tay với tôi.
Không, ý tôi là tôi nhìn thấy cô Tào và Tiểu Lương cùng một lúc.
“Cùng đi ăn nhé.” Cô Tào nói.
“Nghĩ kỹ đi nhé.” Tiểu Lương cười he he. “Đừng tự làm khó, bắt bản thân ăn chay.”
“Không đâu. Tưởng tượng mình như một chú dê cũng rất vui.”
“Chẳng phải anh bảo mình là con khỉ không thích sạch sẽ à, sao giờ lại biến thành dê rồi? Tiểu Lương nói.
“Đừng quá câu nệ, chân lý tồn tại trong cuộc sống hay ngày với đủ loại hình thức.”
“Lại nói linh tinh rồi.” Cô Lý đột nhiên xuất hiện phía sau, gõ vào ót tôi một cái.
“Cô cũng đi à?” Tôi xoa xoa sau ót.
“Đừng tưởng cơ hội xuất hiện của tôi tương đối ít thì có thể bỏ qua sự tồn tại của tôi. Đi, ăn cơm nào.”
Bốn người chúng tôi vào một tiệm đồ chay, loại mỗi người một suất.
Lúc ăn cơm, tôi luôn nghĩ tới hai chuyện cô Tào học âm nhạc với chuyện cô ấy chưa boa giờ bị mắng.
“Này, có tâm sự gì à?” Cô Lý dùng khửu tay đẩy đẩy tôi. “Sao không nói gì thế?”
“Không có gì, nghĩ chút chuyện mà thôi.”
“Đang nghĩ gì vậy?” Cô Tào hỏi tôi.
“Tôi thấy tò mò, sao cô lại học âm nhạc?”
“Cô học âm nhạc à?” Cô Lý và Tiểu Lương gần như đồng thanh.
Cô Tào gật đầu. Tôi âm thầm bóp chặt cổ tay, hóa ra đây là chuyện chỉ mình tôi biết.
“Cái này có gì mà ngạc nhiên? Khí chất Lễ Yên tốt như vậy, đương nhiên là học âm nhạc rồi.” Tiểu Lương ngắm nghía tôi một hồi. “Nếu anh là người học âm nhạc vậy mới đáng ngạc nhiên.”
“Vạn nhất tôi học âm nhạc thật thì sao?”
“Tôi không dám tưởng tượng đâu.” Tiểu Lương nói. “Vậy chắc thành bi kịch.”
“Không khéo còn thành tai nạn.” Cô Lý nói.
“Có khi lại là chuyện cười.” Không ngờ cả cô Tào cũng nói vậy.
Thật không nghĩ tới, hôm nay lại phải lấy một địch ba, tôi chỉ còn nước ngậm miệng càng chặt càng tốt.
Tính cách tôi là, nếu phải lấy ít địch nhiều, sẽ rất thức thời giả trang làm tuấn kiệt.
Tôi vội vội vàng vàng ăn cho xong cơm, bảo bọn họ mình phải đi trước rồi đứng dậy ra khỏi nhà hàng.
Mới đi ra khỏi cửa quán được hơn mười bước, cô Tào đã đuổi theo.
“Này.” Giọng cô mang theo hơi thở hổn hển. “Xin lỗi vì chuyện vừa nãy.”
“Vừa nãy?” Tôi dừng chân.
“Ừm.” Cô cũng dừng chân, nói. “Tôi chỉ đùa thôi.”
“À.” Tôi mỉm cười, tiếp tục đi. “Tôi biết mà, không sao đâu.”
“Vậy thì tốt.” Cô ấy cũng bước cùng, không định trở lại nhà hàng.
Chúng tôi sóng vai bước đi một lúc, tôi lại không nhịn nổi bèn hỏi: “Cô ăn xong rồi à?”
“Vẫn chưa.”
“Vậy cô trở lại ăn đi, tôi về công ty trước.”
“Nhưng tôi cảm thấy để anh về công ty một mình thật không đúng.”
“Cô cứ coi như tôi có việc bận, phải về trước một chút.”
“Coi như?” Cô hỏi. “Vậy có nghĩa là sự thật không phải vậy.”
“Ừm…” Một chuyện đơn giản như vậy lại trở thành phức tạp, trong lúc nhất thời tôi cũng chẳng biết nên nói gì.
“Nếu có gì cảm thấy không thoải mái vậy phải nói rõ ra chứ.”
“Tôi luôn nói rõ ra hết mà.”
“Cứ để tôi về công ty cùng anh đi.” Cô kết luận, thái độ rất cứng rắn kiên quyết.
Trước đây tôi luôn mong minhc ó thể sóng vai đi cùng cô Tào, giờ cơ hội đó đã thực sự tới, lại cảm thấy bộ dạng mình lúc bước đi chẳng khác nào người máy sắp hết pin.
Pin đã sắp cạn, tôi lắc lư vài cái rồi dừng chân.
“Sao thế?” Cô Tào cũng dừng chân hỏi.
“Có muốn nghe kể chuyện không?”
“Muốn chứ.” Cô mỉm cười vui vẻ.
“Một câu chuyện về ‘nói rõ’.”
“Được. Tôi sẽ rửa tai lắng nghe.”
Nhìn dáng vẻ của cô lúc này, tứ chi tôi lại như sống lại, thậm chí không còn đong đưa cứng nhắc như người máy nữa.
“Một cặp nam nữ quen nhau đã lâu, bọn họ thích nhau nhưng không ai nói rõ.”
“Ừ. Sau đó thì sao?”
“Sau này chàng trai phải ra nước ngoài du học, trước khi đi, anh ta cố lấy dũng khí nói với cô gái: em có gì muốn nói với anh không?”
“Cô gái nói sao?”
“Cô gái nói: em muôn nói chính là ngài.”
“Ngài?”
“Ừ.”
“Nghĩ là gì?”
“Chàng trai cũng không hiểu. Nhưng cô gái vẫn lặp lại câu nói đó: em muôn nói là ngài.”
Chúng tôi cùng bước tới, đã đến tòa cao ốc công ty.
Vừa tới cửa thang máy, cô Tào lại hỏi: “Sau đó thì sao?”
“Sau khi chàng trai ra nước ngoài, bọn họ vẫn thường xuyên liên lạc bằng email. Nhưng phần cuối bức mail của cô gái luôn kỹ tên: ngài.”
Thang máy tới, chúng tôi cùng bước vào, cô ấy lại hỏi: “Sao cô gái lại ký tên là ‘ngài’?”
“Chàng trai đã hỏi vài lần nhưng cô gái không trả lời. Ngày tháng dần trôi qua, tần suất thư từ qua lại của hai người cũng càng lúc càng ít, cuối cùng chàng trai quyết định lấy vợ ở nước ngoài, cũng dự tính định cư ở đó, không trở lại nữa.”
“Cô gái nói sao?”
“Cô ấy vẫn nói: em muốn nói chính là ngài.”
Chúng tôi cùng bước ra khỏi thang máy, tới trước cửa công ty, tôi đi thẳng về phía chỗ ngồi của mình.
“Anh còn chưa kể xong mà.” Cô Tào vẫn đi theo sau lưng tôi.
“Một hôm, chàng trai in mail của cô gái ra, định cầm đọc thử. Anh ta gập tờ giấy lại hai lần, nếu mở ra sẽ thấy từ trên xuống dưới là bốn hình chữ nhật nhỏ. Kết quả, anh ta nhìn thấy…”
“Thấy gì?”
“Ở giữa chữ ‘ngài’ mà cô gái ký tên vừa vặn có một cái nếp, chia chữ ‘ngài’ ra thành ‘anh’ và ‘trái tim’.”
(Chữ nâm 您 chia đôi sẽ thành chữ nhĩ 你 và chữ tâm 心)
“Hả?”
“Vì vậy, cuối cùng chàng trai cũng hiểu được nghĩa của chữ ‘ngài’.”
“Có nghĩa là gì?”
Tôi ngồi xuống, từ từ nói: “Anh luôn trong lòng em.”
“A… Hóa ra là thế”
“Câu chuyện kết thúc.”
“Này.” Cô nóng nảy, cao giọng nói. “Anh lại bắt đẩu ồi.”
“Nhưng câu chuyện kết thúc thật rồi mà.”
“Làm sao kết thúc được? Chàng trai biết ý của cô gái rồi chắc chắn phải có hành động gì chứ.”
“Chàng trai còn có thể chọn cách giả vờ như không biết mà.”
“Không thể được.”
“Nơi này là phòng làm việc, hơn nữa đã vào giờ làm rồi.”
“Thật không?” Cô nhìn đồng hồ, lè lưỡi nói: “Sau khi tan tầm câu chuyện còn phải tiếp tục đấy.”
Cô Tào trở lại vị trí của mình, tôi cũng tiếp tục nhanh chóng hoàn thành công việc.
Hoàn thành kiến nghị thực hiện xong, lại xác nhận lại nội dung một lần, không còn những đoạn như núi xanh với nắng chiều nữa bèn đem lên phòng giám đốc giao cho ông ấy.
Giám đốc xem lại một lần rồi bảo: “Cứ thế đi.”
Tôi bắt đầu in ra, đóng bìa, sau đó nhờ người nhanh nhanh gửi nó đi.
Mọi việc cuối cùng cũng kết thúc, tâm tình tôi rất thoải mái, miệng khẽ ngân nga.
“Anh sai nhạc rồi.” Cô Tào lại đột nhiên xuất hiện.
“Ngại quá.” Tôi cười xấu hổ.
“Hết giờ làm rồi, cùng về nhé?”
“Được.” Tôi nhét một vài thứ vào cặp tài liệu rồi đứng dậy ra về.
Lúc chúng tôi ra khỏi cửa công ty, vừa hay gặp Tiểu Lương, cậu ta thấy tôi đi cùng cô Tào, ánh mắt như một chú dê đang kinh hãi.
Vì vậy tôi tưởng tượng bản thân như một con cáo, cho hắn một nụ cười giảo hoạt.
Vừa ra khỏi cửa cao ốc, cô tào bèn nói: “Kể chuyện tiếp đi.”
“Tôi nói rồi mà, câu chuyện đã kết thúc.”
“Câu chuyện còn chưa kết thúc, chàng trai chắc chắn sẽ về nước ngay, tìm cô gái.”
“Thật sự muốn vậy à?”
“Ừ. Đúng thế.”
“Được.” Tôi mỉm cười. “Chàng trai lập tức thu dọn hành lý, mua một vé máy bay, trở lại tìm cô gái. Cuối cùng khi chàng trai tới trước mặt cô gái, cô lại cho anh một chữ.”
“Chữ gì?”
“Bận.”
“Bận?” Cô Tào lại nhíu mày. “Nghĩa là gì?”
“Cắt chữ ‘bận’ ra, sẽ là lòng đã quên. Ý cô gái là cô đã không còn tình cảm gì nữa rồi.”
(Chữ mang 忙 do tâm 心 và chữ vong 亡 ghép thành)
“Sao anh cứ thích kể kết thúc câu chuyện như vậy?” Cô có vẻ không cam lòng.
“Chẳng còn cách nào, tính cách của nhân vật quyết định kết thúc của câu chuyện. Kết cục câu chuyện của hai người đó nên là như vậy.”
“Được rồi. Vậy bài học của câu chuyện đó là…”
“Tôi đã nói rồi mà, đây là một câu chuyện về ‘nói rõ’, thế nên bài học của câu chuyện này là có chuyện gì muốn nói nhất định phải nói rõ ra.”
“Vậy trưa nay lúc đi ăn có phải anh mất hứng hay không?”
“Chỉ chút chút thôi.”
“Tôi biết mà.” Cô mỉm cười, tôi hơi bối rối, cũng cười theo.
“Tôi đi đây, mai lại gặp.” Cô Tào ngừng bước, quay người đi sang một hướng khác. “Nhà tôi ở hướng này, bye bye.”
Tôi vẫy tay với cô ấy, đang định đi tiếp về phía trước lại phát hiện đã tới cửa quán cà phê.
Đẩy cửa bước vào, chủ quán nhìm chằm chằm vào tôi một lúc, ánh mắt rất quái lạ.
Chẳng khác nào cảnh sát đã nắm đủ chứng cứ phạm pháp, nhìn tên tội phạm giết người đang ra sức chối tội.
Cầm menu đưa tôi, rót nước cho tôi, bưng cốc cà phê cho tôi, đều dùng ánh mắt như vậy.
“Cô ấy chỉ là đồng nghiệp thôi.” Tôi to tiếng kháng nghị.
“Không liên quan gì tới tôi.”
Tôi kêu lên một tiếng buồn bực, nhưng anh ta nói cũng không sai.
Tôi lại bắt đầu chờ cô gái học nghệ thuật.
Trong thời gian chờ đợi tôi nhớ lại tình cảnh lúc ở bên cô tào, kể chuyện cho cô ấy nghe.
Vẫn luôn cảm thấy lúc đối diện với cô Tào luôn có cảm giác không được thoải mái. Cũng như khi cầm chiếc bình hoa cổ nổi tiếng trong tay, còn chưa kịp thưởng thức vẻ đẹp của nó đã cảm thấy lo mình không cẩn thận lại làm vỡ.
Có vẻ chỉ lúc nào kể chuyện tôi mới đối mặt với cô ấy một cách tự nhiên được.
Còn cô gái học nghệ thuật lại tạo cho tôi cảm giác an toàn và thân thiết, trước mặt cô ấy, tôi không cần lo mình sẽ làm sai chuyện gì hay nói sai điều gì.
Tôi càng đợi càng lo lắng, cô gái học nghệ thuật vẫn không tới, đây đã là ngày thứ ba cô ấy không xuất hiện.
Hai hôm trước là ngày nghỉ, tuy không gặp được cô ấy nhưng trong lòng còn nghĩ có thể cô ấy ra ngoài chơi, vì vậy tôi chỉ hơi thất vọng chứ tâm trạng không tệ mấy.
Nhưng giờ tôi rất hanoang mang, như đã quên một món đồ đặt ở đâu, quên mất chuyện cần làm.
Đúng, chính là cảm giác quên mất rồi vội vã nhớ lại đó.
Nhưng càng nôn nóng lại càng không nhớ nổi, hơn nữa còn lo lắng thứ bị quên cực kỳ quan trọng, vì vậy lại càng hoang mang.
Tôi đột nhiên nghĩ ra, chữ “quên” này cũng là lòng đã quên.
Nhìn bốn phía xung quanh, bắt đầu cảm thấy quán cà phê này bỗng trở nên xa lạ, cảnh vật ngoài khung cửa sổ cũng không còn quen thuộc nữa.
Thậm chí cảm thấy đám người ra vào trạm xe điện ngầm không còn vẻ như đang theo đuổi điều gì đó mà như bị một lực lượng nào đó níu gót chân lại, khiến cho bước chân ai nấy đều mang vẻ nặng nề.
Lẽ nào bọn họ cũng quên mất điều gì?
Tôi đột nhiên cảm thấy sợ hãi, sợ từ nay về sau cô ấy không tới quán cà phê này nữa.
Tuy rất muốn cười nhạo bản thân, không hiểu vì sao mình lại có cảm giác này, nhưng mãi vẫn không cười nổi.
Tôi không nhịn nổi, đứng dậy đi về phía quầy bar.
Chủ quán đưa lưng về phía tôi, đang rửa cốc chén.
“Cô ấy…” Tôi mở miệng nhưng lại không biết nên đặt câu hỏi ra sao.
“Cô ấy chỉ là đồng nghiệp của cậu thôi, cậu đã nói rồi.” Chủ quán nói.
“Tôi không bảo cô ấy, tôi hỏi cô gái hay vẽ kia cơ.”
“Hôm nay cô ấy không tới.”
“Tôi biết.” Tôi cao g iongj đáp. “Vì sao cô ấy lại không tới?”
“Tôi không biết.” Chủ quán nói tiếp. “Hơn nữa vì sao anh lại cho rằng tôi biết?”
“Thử vận may thôi.” Tôi nói.
“Vận may của cậu không tồi, tôi biết rất nhiều chuyện cậu muốn biết.”
Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc rồi hỏi thẳng. “Vậy cô ấy ở đâu?”
“Sao tôi phải nói cho cậu?”
“Dựa vào nghĩ khí giang hồ!” Tôi nắm chặt nắm tay, vẻ mặt kích động.
“Cậu xem tiểu thuyết kiếm hiệp quá nhiều rồi.”
“Nói cho tôi biết đi.” Tôi buông lỏng nắm tay, như quả bóng cao su xì hơi. “Tôi thật sự rất muốn gặp cô ấy.”
Chủ quán đột nhiên ngừng tay, quay sang quan sát tôi, không hề nhúc nhích.
Một lúc lâu sau anh ta mới thu ánh mắt lại, từ từ nói:
“Giờ chắc cô ấy đang ở đó, nhưng nếu cô ấy ở đó chắc là sẽ tới đây trước…”
“Này, nói rõ chút xem nào.”
“Đừng làm loạn.” Anh ta nhìn tôi một cái rồi nói tiếp. “Vì hôm nay cô ấy không tới đây, cho nên giờ cô ấy cũng không ở đó.”
“Vậy rốt cuộc thì giờ cô ấy đang ở đâu?”
Anh ta lại quay lưng về phía tôi, bật vòi nước tiếp tục rửa cốc chén rồi nói: “Tôi không biết.”
“Này! Anh đùa tôi đấy à!”
Anh ta ngắt vòi nước, cầm khăn lau khô nắm tay rồi quay lại đối mặt với tôi, nói:
“Tôi chỉ nói: tôi biết rất nhiều chuyện cậu muốn biết chứ không nói tôi biết cô ấy đang ở đâu.”
“Vậy anh biết cái gì?”
“Số di động của cô ấy.”
“Cô ấy có di động?” Tôi ngạc nhiên tới há hốc miệng.
“Sao cô ấy lại không thể có di động?”
“Cô ấy học nghệ thuật mà!”
“Cậu cho là người học nghệ thuật giờ còn dùng bồ câu đưa thư à?”
Có lẽ là do ấn tượng cứng nhắc của bản thân, tôi luôn cảm thấy người học nghệ thuật hẳn không vương chút bụi trần nào mới đúng.
Cũng như tôi không cách nào tưởng tượng nổi một người học công trình lại ngủ trên chiếc khăn trải giường vèn ren lòe loẹt.
Trước khi cơn ngạc nhiên của tôi kịp rút hẳn, anh ta lấy đã lấy di động ra bấm một dãy số.
“Cô đang ở đâu thế?”
“Nó ở đâu?”
“Làm cách nào đến đấy?”
Sau đó anh ta cúp máy, lấy bút, viết vài thứ lên trên giấy.
“Cô ấy đang ở nhà.” Chủ quán đưa tờ giấy cho tôi. “Đây là địa chỉ nhà cô ấy, phải đi xe thế nào tôi cũng viết rõ rồi.”
“Cám ơn.” Tôi nhận lấy tờ giấy, nhìn những dòng chữ trên đó.
Đang lúc định mở cửa quán đi ra lại nghe anh ta nói: “Lúc nào tìm được cô ấy, nhớ phải hỏi…”
“Hỏi cái gì?” Tôi quay lại.
“Hỏi cô ấy ăn cơm chưa?”
“Có thể hỏi chuyện gì có ý nghĩa hơn không?”
“Cứ hỏi vậy là được.”
Tôi chẳng buồn nhiều lời nữa, mở cửa quán đi ra.
Tôi ngồi tàu điện ngầm chừng hai mươi phút, lại đáp xe bus, xuống ở trạm thứ năm.
Trời đã tối, đèn đường cũng đã sáng, nhưng khung cảnh đường phố trước mắt tôi lại hoàn toàn xa lạ.
Nhìn địa chỉ trên tờ giấy, đang chuẩn bị cất bước đi tiếp bỗng bàn chân ngưng bặt giữa không trung.
Vì tôi nghĩ, cứ thế đến tìm cô ấy có đường đột quá hay không?
Còn nữa, vì sao tôi lại gấp rút muốn gặp cô ấy tới vậy?
Hồi nãy còn ngồi trong quán cà phê lo lắng một hồi, giờ lại do dự tới mức đứng ngây ra giữa đường, chẳng những thiếu khôn ngoan, còn quá lạnh nhạt.
Được rồi, dẫu sao cũng đã sắp tới nơi, cứ tìm cô ấy tiếp đã.
Cô ở trong một khu chung cư bốn tầng cũ, trên tường tầng một bò lổm ngổm các loại cây leo.
Cửa lớn không đóng, lúc định ấn chuông điện lại phát hiện tầng bốn có hai căn hộ nhưng trên chuông điện không có biển số nhà.
Tôi đi thẳng lên tầng bốn, phát hiện trên cửa một căn hộ có vẽ một khuôn mặt.
Khuôn mặt này rất lớn, chiếm tới một phần ba cánh cửa, vẻ mặt không thể coi là đáng yêu, chỉ há miệng rất lớn.
Măc j dù đường nét nguệch ngoạc như trẻ con nhưng tôi cảm thấy cái này chắc do cô ấy vẽ.
Tôi không tìm, đành phải gõ hai cái.
“Ai vậy?” Phía sau cửa vang lên một giọng nói: “Là ai đánh thức tôi khỏi giấc ngủ say?”
Đây là giọng nữ nhưng cố gắng hạ thấp giọng khiến cho âm thanh trở nên khàn khàn, tới mức lúc nghe có cảm giác quái dị.
“Tôi tìm cô gái học nghệ thuật.” Tôi nói.
“Anh là ai?”
“Tôi là người học khoa học.”
“Vì sao lúc nói chuyện lại không nhìn tôi.”
“Cô ở đâu?” Tôi nhìn khắp nơi. “Tôi không thấy cô.”
“Tôi ở ngay trước mặt anh.”
Tôi nhìn về phía trước, chỉ thấy bức vẽ hình khuôn mặt.
“Đừng đùa nữa.” Lúc này mới hiểu ra, cảm thấy như bị cô ấy đùa giỡn. “Cô ấy có nhà không?”
“Anh kể một câu chuyện cười liên quan tới vẽ tranh, tôi sẽ nói cho anh.” Giọng nói đằng sau cánh cửa vẫn quái dị như hồi nãy.
Tôi cảm thấy có lẽ đây là trò đùa của cô gái học nghệ thuật, cho nên cố nghĩ ra một câu chuyện cười.
“Nhanh lên, tôi lại sắp ngủ mất rồi.”
“Trước đây nếu muốn tự giới thiệu tôi sẽ nói: tôi thích câu cá và hội họa, bởi vậy có thể coi là thích màu cá.”
Tôi đợi một lúc, sau cánh cửa vẫn không có phản ứng gì.
“Này, tôi kể xong rồi.”
Ánh cửa từ từ hé mở, quả nhiên cô gái học nghệ thuật ló đầu ra, cô cười nois:
“Truyện cười anh kể lạnh quá làm lúc nãy tôi bị đông cứng cả người, mời vào.”
Tôi bước vào phòng khách, quan sát xung quanh đôi chút, có vẻ nhưng không có điểm nào đặc biệt.
“Tôi còn tưởng sẽ thấy rất nhiều tác phẩm nghệ thuật.” Tôi nói.
“Lúc vào nhà của một sát thủ, liệu anh có thấy súng đạn ở trong phòng khách không?”
“Cái này…”
“Tôi có phòng làm việc riêng.” Cô cười nói. “Các tác phẩm của tôi đều đặt ở đó, không để tỏng phòng khách.”
“Ừm.”
“Anh có muốn xem phòng làm việc của tôi không?”
“Hay lắm.”
Phòng làm việc của cô ấy thực ra chỉ là một gian phòng trong căn nhà, có điều trong đó không có giường, chỉ có giá vẽ.
Trên mặt đất đầy những dụng cụ vẽ tranh và màu vẽ, còn một cái chén đựng đầy lưng chửng chất lỏng màu vẩn đục.
Trên đường treo vài bức tranh, tranh màu nước, tranh sơn dầu và ký họa đều có, lớn nhỏ cũng không đồng đều.
Ngoài cửa sổ có ban công, bên ngoài có đặt một cái bàn tròn nhỏ và một cái ghế.
“Mời ngồi.” Cô nói.
“Cám ơn. Tôi nhìn khắp xung quanh, không tìm được ghế.”
“Xin lỗi, quên mất là ở đây không có ghế.”
“Không sao.” Tôi nói. “Tranh vẽ phải đứng thưởng thức, âm nhạc mới là ngồi nghe.
“Anh mà cũng nói những lời kỳ quái đó à.” Cô mỉm cười.
“Học từ cô đấy.” Tôi cũng cuxofi theo.
“Mấy hôm rồi cô không qua quán cà phê ấy.”
“Lần trước tôi đã bảo mình bị trật chân rồi mà? Sau nó nặng thêm, không ra ngoài được.”
“Chân đã đỡ hơn chưa?”
“Ừm. Nhưng hôm trước tôi ngủ quên ngồi sân không cẩn thận bị nhiễm lạnh rồi bị cảm.”
“Đã đỡ hơn chưa?”
“Ừ, cũng sắp rồi.”
“Vậy là tốt rồi.”
“Cũng sắp chuyển thành viêm phổi rồi.”
“Hả?”
“Đùa thôi.” Cô mỉm cười nói. “Hôm nay tới gặp bác sĩ, chắc sẽ khỏi nhanh thôi.”
Tôi từ từ tản bộ trong căn phòng, thưởng thức bức vẽ trên tường, cô thong dong tựa người vào khung cửa sổ.
“Mấy hôm nay có vẽ gì không?”
“Không.” Cô đáp. “Bút vẽ như trôi nổi giữa không trung, tôi ngay cả sức để nắm lấy cũngc hẳng có.”
Tôi ngừng bước, ngắm nhìn cô. Cô lại nhún vai, có vẻ rất bất đắc dĩ.
“Tiểu thuyết của anh sao rồi.”
“Chẳngc ó tiến triển gì.” Tới phiên tôi nhún vai.
Trong lòng trống trơn, không cách nào viết nổi.”
“Không sao.” Cô mỉm cười. “Mai tôi sẽ lại tới quán cà phê ấy.”
“Ừ. Vậy thì tốt.”
Tôi đứng trước một bức tranh màu đỏ, bức tranh này vẽ đầy lửa đỏ, không còn chỗ trắng nào.
Chỉ dùng những nét màu đen vẽ thành một người, nhưng khuôn mặt người này lớn tới mức bất thường, thậm chí lớn hơn thân thể.
“Có cảm giác gì không?”
“Tỷ lệ của người thật kỳ lạ, hơn nữa mặt mũi vặn vẹo, không giống mặt người bình thường. Đây là tranh trừu tượng à?”
“Không phải bức tranh nào trông hơi kỳ quái hay khó hiểu đều gọi là tranh trừu tượng.” Cô ấy mỉm cười. “Từng nghe một chuyện cười thế này chưa? Tranh có trừu tượng hay không cũng chẳng sao, chỉ cần giá bán cụ thể là được.”
“À.” Tôi hơi bối rối. “Ngại quá, tôi xem không hiểu.”
“Tôi đã nói rồi mà, bức tranh có khi cũng như người yêu hay người thân, nếu không phải người yêu hay người thân của nó tất nhiên sẽ không cảm giác được rồi.” Cô ngừng một chút rồi nói tiếp. “Đây là bức tranh tôi vẽ từ hai năm trước, chủ đề là đau khổ. Khi đó tôi cảm thấy thế giới như ngồi trên lò lửa, tôi luôn bị dày vò, không cách nào chạy trốn nổi.”
“Vậy giờ thì sao?”
“Giờ thì bị luộc chín rồi, ăn được rồi đấy.” Cô mỉm cười đáp.
Tôi cũng mỉm cười, nhìn khuôn mặt vặn vẹo trong bức tranh, thử cảm giác lại sự đau khổ mà cô ấy từng cảm thấy.
“Nếu là anh, anh sẽ vẽ đau khổ như thế nào?”
“Có lẽ là một người đọc sách dưới tán cây dừa, sau đó bị quả dừa rơi xuống đập trúng đầu.”
“Thật thú vị.” Cô cười hai tiếng, ngón tay chỉ về một hướng khác. “Vậy bức tranh kia thì sao?”
Tôi bước sang phải hai bước, nhìn một bức tranh khác.
Trong tranh là một cô gái, cô gái hoàn toàn không có màu, ngoại trừ đôi mắt màu xanh lam.
Mọi thứ trong tầm mắt của cô gái đều là màu xanh lam, nhưng phía sau cô lại là hàng loạt màu sắc tươi đẹp khác.
“Bức tranh này là ‘u buồn’.” Cô nói.
“Nghĩa là sao?”
“U buồn thật ra là một cặp kính sát tròng màu xanh, khi anh đeo nó lên, toàn bộ những gì anh nhìn thấy đều là màu xanh lam, nhưng thật ra mỗi thứ có màu sắc của chính mình, chắc gì đã là xanh lam.”
“Rất có lý.”
“Cám ơn.” Cô hỏi tiếp. “Vậy anh sẽ vẽ u buồn ra sao?”
“Người bị quả dừa rơi đập vào đầu nằm trên mặt đất chờ xe cứu thương.”
“Cái này vẫn là đau khổ mà?”
“Không, là u buồn, vì anh ta còn chưa đọc sách xong mà hôm sau đã phải thi rồi.”
Cô lại cười, không nói gì nữa.
“U buồn được vẽ từ bao giờ?”
“Được vẽ hồi năm ngoái.” Cô nói. “Khi đó tôi mới về Đài Loan.”
“Hả?”
“Tôi học ở nước ngoài vài năm, năm ngoái mới về.”
“Vậy giờ cô còn đeo cặp kính màu xanh lam đó không?”
“Giờ tôi đã rất ít khi đeo rồi.”
“Vậy thì tốt.”
Tôi rời “u buồn” tới trước bức tường bên cửa sổ ở phía tay phải cô, trên tường là một bức tranh màu vàng óng.
“Đây là…” tôi chỉ vào một mảng màu vàng óng lớn.
“Cánh đồng hoa cải.” Cô quay lại nhìn bức tranh đó. “Đây là bức tranh tôi mới vẽ vào mùa xuân năm nay.
Hoa cải chiếm hơn hai phần ba bức vẽ, còn lại là một chút bầu trời màu xanh nhạt, gần như không có mây.
Tôi rất ít khi thấy cô vẽ cảnh vật, nhất là cảnh tượng chân thực như vậy, không khỏi xem kỹ một chút.
Bản thân như đứng giữa biển hoa vàng óng, ngửi thấy hương thơm ngọt ngào thoang toảng trong không khí.
“Sao rồi.” Cô hỏi.
Đang định trả lời lại phát hiện cô ấy đã đứng ngay bên cạnh tôi, tôi quay đầu đi nói. “Rất thoải mái.”
“Thật khôngg?” Cô nhìn tôi, mỉm cười.
“Ừ..” Tôi gật đầu. “Bức tranh này như có thể khiến người ta sống lại.”
“Biết bức tranh này tên là gì không?”
“Cho dù nó tên là gì, chắc chắn sẽ khiến người ta có cảm giác như vui vẻ hạnh phúc.”
“Không sai, nó tên là thiên đường.”
“Thiên đường?”
“Ừ. Mọi người luôn cho rằng thiên đường là trên những đám mây nên chắc nó phải có màu trắng. Nhưng vừa thấy vườn hoa cải này, tôi lại đột nhiên cảm thấy đây mới là màu sắc của thiên đường. Màu sắc đó càng lúc càng ngời sáng trong mắt tôi, khiến tôi như thấy được thiên đường trong lòng mình.” Cô mỉm cười. “Cảm giác của tôi rất khó hiểu đúng không?”
“Đâu có. Thiên đường là khái niệm rất chủ quan, cô cảm thấy vậy là được.”
Cô đứng trước bức tranh, tay phải làm một tư thế mời: “Chào mừng tới thiên đường của tôi.
Tôi mỉm cười, cảm thấy cô thật đáng yêu.
Cô mở cửa, đi ra ngoài ban công, tôi cũng theo sau, rồi sóng vai dựa vào lan can.
Chỗ này là ngoại ô, lại gần vùng núi, nhà cửa không chen chúc, tầm mắt có thể kéo ra rất xa.
“Cứ đứng ở đây tôi lại có cảm giác muốn bay.”
“Vậy cô đã từng bay chưa?”
Cô quay sang nhìn tôi, đột nhiên cười hi hi một tiếng rồi nói: “Anh là người học khoa học chắc chắn phải biết người không thể bay được chứ. Sao lại hỏi một câu như vậy?”
Tôi hơi bối rối, đáp trả cô ấy bằng một nụ cười, không nói tiếp.
“Cả đời này chắc chắn tôi không thể bay lượn, nhưng đôi cánh của trí tưởng tượng sẽ mãi mãi không bao giờ gãy.”
Cô nhắm mắt lại, mỉm cười. “Thế nên tôi vẫn luôn bay đấy.”
Khi cô mở mắt, lại nở một nụ cười kỳ lạ, nói: “Hì, tôi lại muốn vẽ rồi.”
“Bây giờ à?”
“Ừ.” Cô nói. “Lại làm khổ anh rồi.”
“Nói trước đã, không được hỏi đâu đấy.”
“Anh chỉ cần nhắm mắt lại là được.”
“Chỉ đơn giản vậy thôi à?”
“Ừ.” Cô trở về gian nhà, ngoắc tay với tôi. “Vào đây, đừng sợ.”
“Đừng đùa nữa mà.” Tôi cũng bước vào nhà.
Cô mỉm cười, lấy giấy bút ra, tôi không nói gì nữa, lập tức nhắm mắt lại.
Không nhắm mắt lại còn đỡ, mắt vừa nhắm tôi lại cảm thấy buồn ngủ.
Cũng khó trách, thần kinh căng thẳng cả ngày, giờ đột nhiên thả lỏng hoàn toàn, đương nhiên cảm thấy buồn ngủ.
Khi sắp chui vào giấc mộng đẹp lại như nghe thấy tiếng cửa mở khe khẽ.
Tôi mở mắt ra, vừa khép tiếp xúc với ánh mắt cô.
“Ai da.” Cô nói.
“Sao rồi..”
“Anh ngã rồi.”
“Hả?”
“Tôi hơi bối rối, cô không nói gì nữa, nhanh chóng điền tiếp vài nét lên giấy.
“Được rồi.” cô nói.
Tôi tiến tới nhìn bức tranh, thấy trên đó vẽ một nam một nữ.
Phía sau cô gái là một đôi cánh dài, mắt nhắm lại, khỏe miệng mỉm cười, đang ngao du giữa không trung.
Nam vốn cũng có một đôi cánh, nhưng giờ chỉ còn một chiếc trên người, một chiếc khác đang bay lượn giữa không trung.
Anh ta hai mắt trờn tròn, có vẻ ngạc nhiên vì mình đang nhanh chóng rơi xuống.
“Ai bảo anh mở mắt.” cô bảo.
Tôi mỉm cười, không nói gì, nhìn cô gái trong bức tranh rồi lại nhìn sang cô ấy.
“Cô tự vẽ bản thân rất giống.”
“Thật không?”
“Ừ.” Tôi quan sát tỉ mỉ khuôn măt cô rồi nói. “Cô trông rất nghệ thuật.”
“Anh định bảo tôi trông rất giống một bức tranh của Picasso đúng không?”
“Không không không.” Tôi vội vàng xua tay, “Ý tôi là…”
“Tiểu Lỵ!” Cô kêu lên một tiếng rồi ngồi xổm xuống.
Theoa nhs mắt cô, tôi thấy một cô bé xuất hiện ở cửa phòng.
Cô bé chạy tới ôm lấy cổ rồi hôn lên má cô một cái, cô cũng quay sang hôn cô bé một cái.
Thấy hai người vô cùng thân thiết, tôi đang định mở miệng hỏi quan hệ của họ thì cô bé nói:
“Mẹ, mẹ khỏe hơn chưa?”
“Tiểu Lỵ ngoan. “Cô vuốt ve mái tóc cô bé: “Mẹ khỏe hơn nhiều rồi.
Tôi như bị một thùng nước đá rót từ đầu đến chân, toàn thân đông cứng.
Sau khi đùa với cô bé một lúc, cô đứng dậy hỏi tôi: “Anh vừa định nói gì?”
“Không có gì.” Tôi chỉ đành mỉm cười.
“Hả?”
“Không có gì.” Tôi thở một hơi. “Cha cô bé này đâu?”
Cô lắc đầu với tôi, ánh mắt ý bảo tôi đừng hỏi câu này.
Tôi cũng đoán được đại khái ý cô, không khỏi thở dài nói:
“Thân gái lại phải nuôi một cô bé, chắc rất vất vả?”
“Không sai.”
Giọng nói vang lên sau lưng tôi, khiến tôi ban đầu sửng sốt, quay đầu lại, thấy một phụ nữ.
Cô ấy khoảng ba mươi tuổi, vóc người cao gầy, tuy khuôn mặt trang điểm nhạt nhưng son môi lại là một màu hồng bắt mắt.
“Tiểu Lỵ, đừng làm phiền mẹ nuôi với chú nữa.” Cô ấy vẫy vẫy tay với cô bé. “Về phòng với mẹ nào.”
“Con không muốn.” Tiểu Lỵ lắc đầu.
“Để con bé chơi ở đây một chút cũng được mà.” Cô gái học nghệ thuật cười với người phụ nữ kia.
“Được rồi.” Người phụ nữ gật đầu, coi như chào tôi rồi bước khỏi gian phòng.
Tiếng giày cao gót “lách cách” trên sàn của người phụ nữ là tiếng động điển hình cho những cô gái đã đi làm.
Cô vẫn ngồi xổm, nói với Tiểu Lỵ ở trước mặt: “Có thích bức tranh này không?”
“Có ạ.” Tiểu Lỵ gật đầu.
“Vậy con đặt tên cho nó được không?”
“Gọi là bay đi.” Tiểu Lỵ dùng ngón trỏ tay phải chỉ vào cô gái đang bay lượn trong bức tranh.
“Hay lắm.” Cô chỉ vào chàng trai trong bức tranh. “Vậy sao người này lại rơi xuống?”
“Vì chú ấy không ngoan.”
“Nói hay lắm.” Cô mỉm cười ngẩng đầu nhìn tôi. “Đúng là chú ấy không ngoan.”
Tiểu Lỵ cũng ngẩng đầu lên nhìn tôi, tôi vẫy tay với cô bé nhưng nó lại giả bộ không thấy.
Có lẽ vì tôi là người lạ nên không bao lâu sau Tiểu Lỵ cũng đi khỏi.
Tiểu LỴ đi rồi, tôi và cô ấy có lẽ đều không biết nên nói về đề tài gì, vì vậy cùng im lặng.
Lúc này, bên gian phòng khác vang lên tiếng nói:
“Tiểu Lỵ, đi giày vào, mẹ đưa con ra ngoài.”
“Con không thấy giày đâu.”
“Mẹ đánh đấy.”
“Con không thấy giày đâu thật mà!”
“Mẹ đánh thật đấy!”
“…”
Tôi và cô cùng nhìn nhau một lúc, rồi cùng mỉm cười.
“Cô là mẹ nuôi của con bé?” Tôi hỏi.
“Ừ..” Co đứng dậy. “Mẹ con bé độc thân, tôi ở cùng hai người bọn họ.”
“À.” Tôi hỏi. “Sao cô lại nhận con bé làm con gái nuôi?”
“Như vậy nếu có ai hỏi Tiểu Lỵ vì sao nó không có cha, nó có thể trả lời: nhưng cháu có hai người mẹ mà.”
“Cô đúng là người tốt.”
“Đâu có.” Cô mỉm cười.
“Đúng rồi, sao cô không hỏi tôi: vì sao lại biết chỗ ở của cô?”
“Nghĩ chút là biết, do chủ quán cà phê nói cho anh.”
“A!” Tôi đột nhiên nhớ ra lời dặn của anh ta: “Cô ăn cơm chưa.”
“Chưa.” Cô nhún vai. “Tôi thường hay quên ăn cơm, luôn cần người nhắc mới nhớ ra được.”
“Lúc đói còn không biết là phải đi ăn à?”
“Tôi sẽ coi nó là ảo già.”
“Hả?”
“Đù thôi.” Cô mỉm cười. “Những lúc vẽ tranh tôi thường hay quên cảm giác đói.”
“Ừm, cái này chắc gọi là mất ăn mất ngủ.”
“Không, là không có tiền ăn cơm.”
Cô lại cười phá lên, tôi phát hiện tâm trạng cô giờ đang rất tốt, rất hay đùa.
“Đã khuya rồi, tôi đi mua cái gì cho cô ăn rồi về.”
“Mình cùng đi đi.”
“Bên ngoài trời đang lạnh, cô lại bị cảm, đừng ra ngoài thì hơn.”
“Ừ.”
“Muốn ăn gì?”
“Gì cũng được.”
“Ăn mỳ được không?”
“Được.”
Tôi xuống dưới lầu tìm tới một quán mỳ ở gần đấy, gọi một bát mỳ đem về. Lúc lên tầng cô vẫn đang đợi ở cửa.
Tôi đưa mỳ cho cô, cô nói lời cảm tạ, sau đó chỉ vào khuôn mặt miệng há to trên cánh cửa:
“Cái này do tôi và Tiểu Lỵ cùng vẽ.”
“Bức tranh rất đáng yêu.” Tôi nhìn đồng hồ rồi nói: “Tôi đi đây, mai lại gặp.”
Đi được hai bước xuống cầu thang lại quay đầu lại nói: “Nhớ phải ăn mỳ đấy.”
“Tôi sẽ ăn. Bye bye.”
Lúc tới tầng một, đang chuẩn bị mở cửa thì cô hô vọng từ tầng bốn xuống:
“Này!”
Tôi ngừng tay, quay lại, ngẩng đầu lên, chỉ thấy cây cầu thang uốn lượn, không thấy bóng dáng cô.
Đành lớn tiếng hô: “Có chuyện gì?”
“Anh bảo tôi trông rất nghệ thuật, nghĩa là sao?”
“Có nhớ tôi từng nói nghệ thuật là gì không?” Tôi vẫn ngẩng đầu lên đáp.
“Nghệ thuật là một loại vẻ đẹp.”
“Đúng vậy! Ý tôi là thế.”
Nói xong, tôi mở cửa, rời khỏi nơi đây.
Ra khỏi cửa được vài bước, tôi mới phát hiện bụng mình đang rất đói.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.