Diệc Thứ Và Kha Tuyết

CHƯƠNG 9: RÌ RÀO.



Đi bus trở lại ga tàu điện ngầm, rồi vào ga tàu mua chút thức ăn, lúc về nhà đã khoảng mười rưỡi.
Vừa vào nhà đã thấy cậu cú cùng cô rắn cũng đang ở đây, bọn họ chắc lại tới họp cùng Đại Đông.
Tôi gật đầu coi như chào hỏi rồi về phòng mình.
Đem gà rán, khoai chiên mua ở cửa hàng thức ăn nhanh ra, bày lên trên bàn, chuẩn bị lấp đầy bụng rồi tính tiếp.
“Sao không mua cái gì khác?” Cô rắn đột nhiên xuất hiện bên tay phải tôi, nhấc một miếng gà rán lên. “Ăn đồ rán nhiều dễ nổi mụn lắm đấy.”
“Có mà ăn là tốt lắm rồi, cò ý kiến ý cò.” Cậu cú đứng bên tay trái tôi, cũng bốc một miếng gà rán lên.
“Này, đây là bữa tối của tôi đấy!”
Trước mặt tôi chỉ còn một tiếng gà rán, tôi nhanh chóng dùng cả hai tay bảo vệ.
Cô rắn chẳng buồn để ý tới vẻ kháng nghị của tôi, vừa ăn gà rán vừa hỏi cậu cú: “Cậu chưa gội đầu bao lâu rồi.”
“Mới một tuần thôi.” Cậu cú cũng vừa ăn vừa trả lời.”
Cô rắn phì một tiếng rồi nói: “Bẩn thỉu.”
“Cô biết không?” Cậu cú nói: “Tóc tôi vừa xoăn vừa xù, lúc gội không chạm đc tới da đầu.”
“Nói cái gì mới hơn được không?” Cô rắn lại hừ một tiếng.
“Có lần tôi gội đầu xong, phát hiện trên mặt đất có hai cái xác muỗi, cô đoán xem vì sao?”
“Tôi không có hứng đoán.”
“Hóa ra là muỗi bay vào trong tóc tôi, cuối cùng không bay ra được, chết dí ở trong đấy.”
Nói xong cậu cú cười ha hả, tiếng cười vừa sắc nhọn vừa quỷ dị, chẳng khác nào quỷ hút máu.
Cô rắn chẳng buồn để ý tới cậu ta, cầm lấy cốc coca của tôi, đưa lên miệng uống.
“Này!” Tôi quát một tiếng, có điều cô ả cũng chẳng buồn để ý tới tôi.
“Cô bị cảm à?” Cậu cú hỏi.
“Đâu có.” Cô rắn nói.
“Tôi cũng muốn uống.”
Cậu cú lấy cốc coca từ tay cô rắn, dùng ngón tay lau lau ống hút vài cái rồi lại uống.
“Ít thức ăn quá.” Con mắt cô rắn quét qua bàn tô một lượt. “Chỉ còn mỗi khoai chiên thôi.”
“Đúng vậy, thiếu chu đáo quá mức, vốn chẳng đủ cho hai người ăn.” Cậu cú bốc một nắm khoai chiên lên.
“Lần sau mua nhiều một chút nhé, đừng sơ sót như thế.” Cô rắn cũng bắt đầu ăn khoai.
“Này, tôi tự mua cho mình ăn cơ mà!”
Cô rắn vẫn chẳng buồn để ý tới tôi, nhặt tờ giấy lên lau hai tay đầy mỡ. “Tiếp tục thảo luận vấn đề vừa rồi đi.”
“Ừ.” Cậu cú nói.
“Tôi có ý kiến với cảnh chia tay.”
“Ý kiến gì?”
“Vì sao cảnh chia tay cứ phải diễn ra trong ngày mưa? Sao không thể xẩy ra ở bên cạnh toa lét?”
Cô rắn nói xong, phả một ngụm khói, liếc mắt nhìn tôi một cái.
Tôi đã bị bọn họ chôm sạch đồ ăn, nhưng vẫn còn cái cốc có thể đưa cho cô ta, coi như gạt tàn.
“Ý tưởng ngày mưa rất hay mà.” Cậu cú nói: “Sau khi chia tay, ngẩng mặt lên nhìn bầu trời, trên mặt sẽ chẳng phân biệt nổi là nước mắt hay là nước mưa.”
“Sau khi chia tay cạnh toa lét, chui vào đấy rửa măt, trên mặt cũng chẳng phân biệt được là nước mắt hay là nước máy.”
“Mưa rì rào có thể khiến người ta liên tưởng tới ông trời đang khóc.”
“Vòi nước cũng chảy rì rào, có người cho rằng vòi nước đang khóc không?”
“Có chứ, vì vòi nước bị xoay đau quá.”
“Vậy tôi xoay cái đầu heo nhà cậu, cậu có khóc không?”
“Đương nhiên là không.” Cậu cú quay đầu sang hai bên trái phải, không ngờ biên độ quay còn lớn hơn người bình thường.
“Cô xem xem, đầu tôi có thể quay thế này cơ mà.”
“Kinh tởm, trông chẳng khác gì con cú mèo.”
“Giống nhau đến thế cơ à?”
Hai người bọn họ cứ tôi một lời cô một lời, nhưng vẫn không quên ăn sạch chỗ khoai chiên của tôi, không sót lại một mảnh.
“Này.” Tôi đứng bật dậy nói. “Đủ rồi đấy.”
Cậu cú và cô rắn ngưng tranh luận, cùng quay đầu sang nhìn tôi.
“Cậu có cao kiến gì?” Cậu cú hỏi.
“Đây là phòng tôi.” Tôi nói.
“Vớ vẩn.” Cô rắn ngửa đầu lên trời phun một ngụm khói. “Người ta đang hỏi ngày mưa với toa lét cái nào tốt hơn.”
“Toa lét tốt hơn.”
“Hả?” Cậu cú hiếu kỳ.
“Nữ chính chia tay xong có thể chui vào toa lét, vừa khóc vừa đi nhà xí, mặt với mông cùng rì rào!”
Tôi đang trong cơn nóng giận, những lời này gần như bật thốt lên.
Không ngờ cậu cú và cô rắn cùng im lặng vài giây, nhìn nhau một cái.
“Ngủ ngon nhé.” Cậu cú vỗ vỗ vai tôi. “Nghỉ ngơi sớm một chút.”
“Đừng để bản thân quá mệt mỏi.” Cô rắn nói.
Cậu cú ra khỏi gian phòng của tôi, quay đầu lại nói: “Trong cuộc sống khó tránh khỏi áp lực.”
“Vấp ngã rồi thì đứng lên là được.” Cô rắn cũng đi theo, sau đó khép cửa phòng lại.
Tôi vừa thở phào một hơi thì lại nghe giọng cậu cú từ ngoài cửa vang vọng vào: “Thằng cha này điên rồi.”
“Tôi cũng cảm thấy thế.” Cô rắn nói: “Thật hiếm khi chúng ta có cùng ý kiến.”
“Đáng ghi lại làm kỷ niệm.”
“Đúng vậy.”
Sau đó là một tràng cười cố ý hạ thấp giọng.
Tôi bịt hai tai lại, một lát sau mới buông ra, sau khi xác định không còn tiếng động gì bèn mở máy tính.
“Diệc Thứ và Kha Tuyết” đã vài ngày chưa có tiến triển gì, nhân đêm nay viết thêm một chút.
Không biết là vì gặp được cô gái học nghệ thuật kia hay vì Tiểu Lỵ đặt tên bức tranh rất hợp, tôi nay câu văn lướt ra như bay.
Câu chữ bay trong đầu óc với tốc độ cao hơn hẳn hai tay đánh máy, tôi vừa khổ sở đuổi theo, vừa lo câu chữ không cẩn thận lại bay vào rừng tóc của cậu cú, bị nhốt luôn trong đó.
May là câu chữ trong đầu tôi không phải con muỗi không mắt, nó luôn bay một lúc lại ngừng một lúc, chờ tới khi tôi sắp đuổi kịp, nó lại tiếp tục bay về phía trước.
Cuối cùng khi Kha Tuyết nói: “Mai lại gặp ở quán cà phê nhé.” thì tôi đuổi kịp nó.
Nhìn đồng hồ, phát hiện mình đã viết liên tục vài giờ rồi.
Có điều tôi không cảm thấy mệt mà ngược lại, có cảm giác sung sướng thoải mái vô cùng.
Ngoài phòng khách còn mơ hồ nghe thấy giọng nói của bọn Đại Đông, xem ra bọn họ định bàn bạc tới hừng sáng.
Tôi không muốn bị cậu cú và cô rắn quấn lấy nữa, tắt máy tính tắt đèn, nằm xuống ngủ.
Lúc tỉnh dậy, rửa mặt súc miệng, thay quần áo xong, đang chuẩn bị đi làm thì phát hiện trên bàn có một tờ giấy.
“Cám ơn gà rán của cậu, tặng cậu một nụ hôn.
Katherine
PS: Đi ngủ nhớ khóa cửa.”
Nghĩ tới nửa ngày mới nhớ ra Katherine là tên tiếng Anh của cô rắn, không khỏi rùng mình một cái.
Lập tức cởi áo khoác trên người, thay bằng một cái áo tương đối dày, lúc này mới ra ngoài đi làm.
Tuy tối qua tôi chỉ ngủ khoảng ba tiêng đồng hồ nhưng lúc dậy tinh thần vẫn khá tốt.
Lúc sắp tới cao ốc công ty lại đột nhiên nhớ ra giao hẹn một phút đồng hồ của cô Tào.
Lúc ra ngoài bị tờ giấy của cô rắn làm trễ mất một lúc, không biết giờ còn chính xác hay không?
Vô thức tăng tốc độ, vừa đi vừa chạy, mong là có thể bù được chỗ thời gian đã mất.
Lúc vừa bước vào công ty, hơi thở đã hơi hổn hển, khi thấy cô Tào, cô có vẻ như đang giật mình.
Chúng tôi nhìn nhau vài giây, cô vội vàng lấy một tờ giấy, làm trong lại giọng rồi bắt đầu hát:
“Em không cách nào mở miệng nói, anh luôn trong lòng em
Là la lá la, anh luôn trong lòng em
Cho dù anh đi khỏi, anh vẫn luôn trong trái tim em
Thế nhưng, thế nhưng là là la la lá la, em chờ anh tới mức đau lòng
Tuy anh luôn trong lòng em, là la la, nhưng xin anh hãy thứ tha
La la lá la, trái tim em đã quên mất rồi.”
Hát xong, cô bỏ tờ giấy xuống nói: “Bài hát này không được hay lắm.”
Tuy tôi cũng cảm thấy làn điệu hơi lạ lạ, lại không được lưu loát cho lắm, nhưng vẫn nói:
“Đâu có, cũng hay mà.”
“Thật không?” Cô có vẻ không quá tin tưởng: “Nói thật đi nào.”
Tôi mỉm cười xấu hổ, nói: “Ca từ hơi lạ, có rất nhiều từ ‘la la’.”
“Đó là những từu nối.” cô mỉm cười vui vẻ. “Trong nhiều ca khúc, khi không biết phải dùng lời hát ra sao sẽ dùng la la, a a,… không có ý nghĩa gì cả, chẳng qua chỉ để nối thôi.”
“Vậy à?” Tôi suy nghĩ một lát rồi nói. “Sau này lúc nghe nhạc tôi sẽ để ý hơn.”
“Còn nữa, làn điệu là tôi biên bừa thôi, không có thời gian phổ nhạc thật kỹ.”
“Vậy à.” Tôi mỉm cười, không nói thêm điều gì.”
“Đúng rồi, nói tới nối, có một truyện cười về âm nhạc, anh có muốn nghe không?”
“Ừ.”
“Một khán giả xem xong chương trình bèn chạy tới chỗ người phụ trách, hỏi anh ta: trên tờ giới thiệu chương trình của các cậu rõ ràng viết là hợp xướng hỗn hợp, thế nhưng sao trong đội hợp xướng chỉ có mỗi nam?”
Tôi thấy cô ấy dừng lại một chút bèn thuận miệng hỏi: “Có chuyện gì vậy?”
“Người phụ trách trả lời: không sai, vì trong số họ chỉ có một nửa hát, một nửa khác không hát – thế nên vẫn là hỗn hợp.”
Cô Tào kể xong bèn mỉm cười, nụ cười cũng thật thoải mái.
Tuy chuyện cười này rất nhạt, nhưng thật hiếm khi thấy cô ấy kể chuyện cười, hơn nữa chính cô ấy cũng cảm thấy buồn cười, vì vậy tôi đành miễn cưỡng nhúc nhích khóe miệng đã đông cứng, cố nở một nụ cười động viên.
“Tôi ra làm việc đây.” Chờ cô ấy cười xong, tôi nói.
“Đừng chơi trò hỗn hợp kia đấy nhé.”
Cô nói xong, có vẻ lại say sưa với chuyện cười mình vừa kể, vì vậy lại cười phá lên.
Lần này tôi không đợi cô cười xong, gật đầu một cái rồi về bàn làm việc của mình.
Mở máy tính, nhân lúc máy còn đang khởi động, từ từ tiêu hóa chuyện vừa xayr a.
Cô Tào tuy là mỹ nữ nhưng đúng là người không biết kể chuyện cười.
Tôi nhớ hồi học đại học, nữ giáo viên tiếng Anh khi kiểm tra cuối kỳ luôn gọi mọi người tới trước mặt, sau đó kể chuyện cười bằng tiếng Anh cho cậu ta nghe. Người cười càng to, điểm tiếng Anh càng cao.
Khi đó tuy tôi nghe hiểu bà ấy nói nhưng chuyện cười đó thật sự quá lạnh, khiến tôi cười chẳng nổi.
Kết quả tôi thiếu chút nữa trượt môn tiếng Anh, thi lại mới qua.
Sau tập thành thói quen, cho dù chuyện cười có lạnh tới mức nào, nụ cười của tôi cũng mãi mãi trường tồn cùng thiên địa.
Nhìn màn hình máy tính, nghĩ xem giờ nên làm gì đây?
Đơn kiến nghị thực hiện đã hoàn thành, giờ chỉ cần chuẩn bị tư liệu diễn thuyết là được.
Tuy rất muốn đặt hết suy nghĩ vào công việc, nhưng công việc lại chẳng phải nghĩ quá nhiều, vì vậy suy nghĩ của tôi thường lén lút trốn vào trong thế giới tiểu thuyết lúc ẩn lúc hiện.
Thi thoảng lại giật mình, tự nhắc nhở bản thân là người học khoa học, đáng lẽ lúc đi làm phải thật tạp trung, đây là chân lý.
Vì vậy lại cố sức kéo suy nghĩ trở lại màn hình máy tính.
Nhưng hoạt động của suy nghĩ vốn tự do, rất khó bị can thiệp hay hạn chế, đây cũng là chân lý.
Cũng như con trâu đứng dưới tán cây, bị quả táo rơi trúng đầu, cái này là do lực vạn vật hấp dẫn. Sức hút của trái đất là chân lý, bị quả táo rơi trúng, đầu bị đau, đây cũng là chân lý.
Lúc con trâu bị đau đầu, không có nghĩa là nó không tin sức hút của trái đất vẫn tồn tại.
Thế nên lúc đi làm, cái đầu tôi có nghĩ linh tinh cũng không nghĩa là tôi không tập trung làm việc.
Tính cách tôi là, nếu làm chuyện trái với chân lý, sẽ nghĩ cách chứng minh nó cũng là chân lý.
“Cậu ngừng ở chỗ này lâu lắm rồi đấy.” Cô Lý đứng sau lưng tôi nói: “Đừng có lười.”
“Tôi đang tự huấn luyện sức chú ý và tính nhẫn nại của bản thân.” Tôi nói.
“Bớt khoác loác đi.” Cô LÝ nói: “Muốn đi đâu chơi?”
“cái gì?”
“Công ty muốn tổ chức cho nhân viên di du lịch, giám đốc Chu bảo tôi đi điều tra ý kiến mọi người.”
“Có phải trả tiền không?”
“Không.”
“Giám đốc Chu rộng rãi thế á? Trông ông ấy đâu giống người có lương tâm?”
“Bớt nói linh tinh đi.” Cô Lý gõ lên đầu tôi một cái.
“Này, Tiểu Lương.” Cô Lý lại gọi Tiểu Lương ở bàn bên cạnh tôi. “Muốn đi du lịch ở đâu?”
“Chị đợi tôi chút.” Cậu ta quay sang nói: “Tôi gọi Lê Yên tới cùng bàn.”
“Cô Tào cũng được đi à?” Tôi hỏi cô Lý.
“Vớ vẩn, cô ấy cũng là nhân viên mà.”
“Vậy tôi cũng được đi chứ?”
“Cậu thích ăn đòn à?” Cô Lý lại gõ lên đầu tôi một cái: “Cậu cũng là nhân viên cơ mà!”
“Nếu không đi có được nhận tiền không?”
“Đương nhiên là không rồi.”
“Tôi không có ý kiến, đi đâu cũng được.”
Tiểu Lương mang theo cô Tào đi tới, số người ở bàn làm việc bên cạnh tôi vừa khéo đủ làm một bàn mạt trượt.
Cô Lý nắm lấy hai tay cô Tào, mỉm cười hỏi: “Lễ Yên, muốn đi đâu chơi?”
“Ừm…” Cô Tào suy nghĩ một lát. “Mỹ, Úc, New Zealand đều đã đến rồi, châu Âu thì từng tới Pháp, Thụy Sĩ và Áo, nghe nói Hy Lạp rất đẹp nhưng chưa từng tới. Vậy chọn Hy Lạp đi.”
Cô Tào nói xong, tôi, Tiểu Lương và cô Lý nhìn nhau, không nói thành lời.
“Sao thế?” Cô Tào thấy chúng tôi không nói gì bèn hỏi.
“Lễ Yên.” Cô Lý thu lại nụ cười: “Có thể tới chỗ nào gần hơn một chút không?”
“Vậy Nhật Bản nhé.” Cô Tào nói. “Không thì Hàn Quốc cũng được.”
“Có thể gần hơn chút nữa không?” Giọng điệu cô Lý đã gần xuống mức cầu xin.
“Đông Nam á à?” Cô Tào lắc đầu. “Nhưng em không thích mấy nơi quá nóng.”
“Lễ Yên,” Cô Lý từ từ buông tay cô Tào ra, nói: “Em có biết lần du lịch cho nhân viên này là do công ty chi tiền không?”
“Em biết, thế nên em rất thắc mắc vì sao công ty lại hào phóng như vậy.” Cô Tào nói. “Vì nếu du lịch ra nước ngoài, chỉ riêng tiến vé máy bay đã tốn rất nhiều tiền rồi.”
“Vậy em có nghĩ tới ý công ty là không đi máy bay không?” Cô Lý nói.
“Đi tàu biển à?” Cô Tào mở to đôi mắt. “Vậy không tiện lắm đâu.”
Cô Lý há hốc miệng, không biết làm sao, đành nhìn tôi cầu cứu.
“Cô Tào.” Tôi ho nhẹ hai tiếng. “Từng nghe câu này chưa?”
“Câu nào?”
“Hả?”
“Câu này nghĩa là trước khi ra nước ngoài du lịch phải đi hết Đài Loan cái đã.”
“Anh đừng chọc tôi, tôi biết nghĩa thật của câu này.” Cô Tào mỉm cười. “Anh nói rõ ra xem.”
Tôi cũng cười nói: “Công ty không thể bỏ qua quá nhiều tiền, thế nên chúng ta chỉ có thể du lịch trong Đài Loan thôi.”
“Thì ra là thế, tôi hiểu sai ý rồi.” Cô Tào lè lưỡi nói: “Có điều bình thường tôi đều ra nước ngoài du lịch, không biết chỗ du lịch nào ở Đài Loan cả.”
“Muốn biết đi đâu chơi,” Tiểu Lương chen vào, vỗ ngực nói: “Cứ hỏi tôi là được.”
“Thật không?” Cô Tào vui vẻ hỏi lại.
“Ừ. Hồi học đại học, bạn phòng bên của tôi rất hay đi du lịch.”
“Người ở cạnh vườn bách thú liệu có hiểu được khỉ không?” Tôi nói.
“Là sao?” Tiểu Lương hỏi lại.
“Nếu bạn phòng bên của tôi làm tại phủ tổng thống, vậy tôi sẽ hiểu về chính trị hả?”
“Này.” Tiểu Lương nhìn tôi một cái rồi quay sang nói với cô Tào: “Lễ Yên, đừng để ý tới anh ta.”
“Cô thích những nơi có phong cảnh đẹp?” Tiểu Lương hỏi cô Tào: “Hay là những núi rừng nguyên thủy hoặc những nơi ven biển?”
“Ừm…” Cô Tào trầm ngâm một lát rồi quay sang hỏi tôi: “Anh cảm thấy sao?”
“Nếu là cô, những nơi có khung cảnh đẹp không cần phải tới.” Tôi nói.
“Vì sao?”
“Nếu cô là Lưu Đức Hoa, liệu cậu có cảm thấy Lương Triều Vĩ giỏi không?”
“Là sao?”
“Người thường thấy siêu sao sẽ cực kỳ hưng phấn, nhưng nếu chính cô cũng là siêu sao, vậy sẽ chẳng có cảm giác gì đặc biệt.”
“Anh đang nói gì vậy?” Vẻ mặt cô Tào càng lúc càng bối rối.
“Cô đã là người đẹp rồi, chắc hẳn sẽ không thấy cảnh đẹp có gì đặc biệt, thế nên tôi mới nói cô không cần tới những nơi có khung cảnh đẹp.”
“Tôi vẫn chăm chú nghe, không ngờ anh lại nói linh tinh.” Cô Tào mỉm cười.
“Cậu nói được kiểu đó từ bao giờ vậy?” Cô Lý ghé tới bên tai tôi, nhỏ giọng nói.
“Bí mật.” Tôi cũng che nửa miệng, nhỏ giọng trả lời.
Thật ra không coi như bí mật, tôi nghĩ mình nói được vậy là bởi gần đây suy nghĩ luôn bay bổng trong thế giới tiểu thuyết, chỉ hơi không chú ý chút là những đoạn đối thoại trong đó sẽ lọt ra ngoài thế giới hiện thực.
Tiểu Lương tuy hơi nhụt chí vì bị tôi cướp mất sự chú ý nhưng lập tức chuyển thủ thành công, kể lại một tràng dài những nơi vui chơi ở Đài Loan, khiến cô Tào nhanh chóng cảm thấy thú vị.
Dẫu sao đối với tôi mà nói, đi dâu chơi cũng vậy, bởi thế tôi không xen vào.
“Kết luận là.” Tiểu Lương nói. “Tới miền Đông chơi là hay nhất, còn có thể tắm suối nước nóng.”
“Thế nhưng tôi nghe nói tắm suối nước nóng là không mặc quần áo mà.” Cô tào hơi xấu hổ.
“Người Nhật Bản quả thực không mặc quần áo tắm suối nước nóng, nhưng ở Đài Loan có thể mặc áo tắm mà.”
Tiểu Lương quả không hổ là Tiểu Lương, không ngờ lại nghĩ ra cách nào để khiến cô Tào mặc áo tắm.
“Đi tắm suối nước nóng có được không?” Cô Tào quay sang hỏi tôi.
“Đương nhiên là được, cô đừng quá lo lắng.”
Tôi cũng không hổ là tôi, cho dù xem thường Tiểu Lương nhưng cũng biết lấy đại cục làm trọng.
Cô Lý viết ý kiến của ba người chúng tôi thành: miền Đông, tắm suối nước nóng.
Sau đó cô ấy tiếp tục tới trưng cầu ý kiến của các đồng nghiệp khác, Tiểu Lương và cô Tào cũng một trước một sau đi khỏi.
Tôi chuyển ánh mắt trở lại màn hình máy tính, nhưng suy nghĩ trong đầu lại nahnh chóng chạy vào trong thế giới tiểu thuyết hoặc tưởng tượng ra hình ảnh cô Tào mặc áo tắm ngâm mình trong suối nước nóng.
Công việc, tiểu thuyết, cô Tào mặc áo tắm vừa hay tạo thành ba trục không gian x,y,z.
Suy nghĩ của tôi không phải là đường tuyến tính, không thể hạ xuống bất cứ trục nào.
Nói cách khác, quỹ tích vận động của suy nghĩ luôn là hàm số của x, y, z.
Tôi đành rời chỗ ngồi tới toa lét, dùng nước lạnh răur mặt, hy vọng mình có thể tập trung hơn.
Nhưng hiện giờ không hiểu vì sao, nhưng không cách nào tập trung nổi.
Trong đầu không chỉ nổi lên những đoạn đối thoại của Diệc Thứ và Kha Tuyết mà giọng của cô Tào cũng vang lên
“Nước trong suối ấm thật.”
“Đúng vậy.”
“Muốn xuống ngâm nước nóng cùng không?”
“Được chứ.”
Tôi sắp điên đến nơi ròi.
Lần thứ n đứng dậy, cầm cốc ra định pha cốc trà, lại vừa khéo gặp cô Tào ở đấy.
Cô mỉm cười với tôi rồi ấn nút bình giữ nhiệt, tăng nhiệt độ cho nước trong bình.
“Anh cũng định ngâm trà à?”
“Ừ.”
“Đưa đây.” Cô giơ tay phải ra. “Để tôi ngâm giúp anh.”
Tôi đột nhiên nhớ tới hình ảnh cùng ngâm suối nước nóng, vì vậy cảm giác tê tê ngứa ngứa do bối rối lại bắt đầu xuát hiện rồi lập tức lan khắp toàn thân, cái cốc trong tay thiếu chút nữa rơi xuống đất.
“Tôi…” Tôi bắt đầu nói lắp. “Tôi tự ngâm là được.”
Có lẽ do hành động và vẻ mặt tôi cùng quá quái dị khiến cô mỉm cười.
Thêm nước nóng xong, tôi mặt đỏ bừng trở về bàn làm việc.
Tôi nghĩ giờ chắc chẳng cách nào cứu chữa nổi rồi, thôi thì cứ mặc kệ đi.
Suy nghĩ muốn bay đâu thì bay, nếu nó chạy vào thế giới tiểu thuyết, tôi mượn bút viết lại lịch trình; nếu nó chạy tới suối nước nóng, tôi lại thỏa sức tưởng tượng các loại áo tắm cho cô Tào; nếu nó trở lại trước màn hình máy tính, tôi sẽ chỉnh sửa nội dung văn bản.
“Trời ạ!” Cô Lý ngạc nhiên hô lên. “Cả ngày nay cậu dừng ở cái hình này rồi.”
Tôi quay đầu lại nhìn cô ấy, ngay cả sức để nói cũng chẳng còn.
“Đi làm mà còn lộn xộn thế này, cậu đúng là quá giỏi rồi.” Cô ta ha ha hai tiếng.
Thấy cô ấy cầm cặp tài liệu tôi bèn hỏi: “Đã hết giờ làm rồi à?”
“Ừ, đúng.”
“Cuối cùng cũng được giải thoát rồi.” Tổi thở phào một hơi thật dài.
“Tiện đây nói cho cậu biết, đã quyết định tổ chức du lịch công nhân tới miền Đông, tắm suối nước nóng, hai ngày một đêm.”
Cô Lý ngừng một chút rồi nói: “Xem ra tôi phải đi mua áo tắm thôi.”
“…”
Tôi bị câu nói đó làm kinh hãi tới mức một lúc lấu au không nói được một câu.
Cô Lý đi rồi, tôi không dám tưởng tượng tới cảnh cô ấy mặc áo tắm ngâm mình trong suối nước nóng, chỉ muốn nhanh chóng bỏ về.
Nhưng ra sức giãy dụa vài lần, mãi vẫn không dốc được chút sức nào ra, cuối cùng nằm thẳng cẳng trên bàn.
Tôi cảm thấy mình như con koala bán thân bất toại.
“Này.” Cô Tào vỗ vỗ lên vai trái tôi. “Anh đang ngủ à?”
Tôi giật bắn mình, toàn thân đều như tỉnh lại.
“Tan tầm rồi, cùng về nhé?”
“Ừ.”
Tôi vội vội vàng vàng thu dọn cặp tài liệu, đứng dậy ra về.
“Tôi muốn hỏi anh.” Lúc chờ ở thang máy, cô Tào nói. “Hôm nay có phải tôi đã rất thất lễ không?”
“Thất lễ?” Tôi rất bối rối. “Cô đang nói tới chuyện gì vậy?”
“Chuyện thảo luận đi chơi ấy. Tôi không biết chỉ du lịch trong Đài Nam, lại nói ra nhiều quốc gia như vậy.”
“Đâu có sao.” Tôi mỉm cười. “Cô lo lắng quá rồi.”
Thang máy tới, chúng tôi cùng bước vào. Cô lại nói tiếp.
“Từ nhỏ cha đã hay đưa tôi ra nước ngoài du lịch, trong ấn tượng của tôi hình như chưa từng đi chơi đâu trong Đài Loan.”
“Ồ, cha cô chắc rất giàu.”
“Ừ.” Cô Tào cúi đầu. “thật xin lỗi.”
Cửa thang máy mở, cô Tào bước ra trước, tôi sửng sốt vì câu xin lỗi của cô ấy nên lúc bước ra khỏi thang máy, thiếu chút nữa bị cánh cửa kẹp lấy.
“Sao lại xin lỗi?” Tôi hỏi.
“Vì gia cảnh nhà tôi rất tốt.”
“Hả?” Tôi vẫn chẳng hiểu gì.
“Đa số mọi người đều phải cố gắng làm việc để sinh sống, hay hi sinh vì một số lý tưởng nào đó, còn tôi không cần phải phiền não vì những vấn đề này, có thể thoải mái sống theo ý mình.” Cô thở dài rồi nói tiếp. “Điều này khiến tôi thấy thật có lỗi với rất nhiều người.”
“Ra khỏi cao ốc công ty, vì nhà cô phải đi về phía bên trái còn quán cà phê lại ở bên phải nên trước khi tạm biệt chúng tôi không hẹn mà cùng dừng chân.
“Cô có chơi cờ tướng không?”
“Có chứ.”
“Thật ra chơi cờ tướng cũng như cuộc sống vậy, phải dựa vào vận may và thực lực.”
Tuy cô không đáp lời nhưng đôi mắt lại ngời sáng.
“Sinh ra trong gia đình giàu có là vận may của cô tốt, nhưng nếu muốn tự có thành tự phải dựa vào thực lực.”
“Vậy sao?”
“Ừ.” Tôi gật đầu. “Jordan trời sinh đã có sức bật và cơ bắp hài hòa hơn người bình thường, đó là vận may của anh ta, nhưng anh ấy không chỉ dựa vào vận may mà trở thành thần tượng bóng rổ.”
“À.”
“Jordan cũng không bởi thiên phú của bản thân rất tốt, chiếm được nhiều ưu thế mà cảm thấy có lỗi với những vận động viên khác.” Tôi mỉm cười. “Đúng không?”
“Đúng vậy.” Cô Tào cũng mỉm cười.
“Cô Tào.” Tôi gọi cô ấy một tiếng.
“Ừ.”
“Tôi tha thứ cho cô.”
“Sao lại tha thứ cho tôi?”
“Vì gia cảnh tôi không được tốt.”
Cô Tào đầu tiên ngây ra một lát, sau đó cười lớn, hơn nữa càng cười càng thoải mái, không có dấu hiệu ngừng lại.
Tôi cảm thấy những lời mình vừa nói đâu thể khiến cô ấy cười nhiều đến vậy, vì thế bèn hỏi: “sao vậy?”
“Tôi nhớ lại vẻ mặt mọi người lúc tôi bảo muốn đi du lịch tới Hy Lạp.” Cô cố nhìn cười. “Đúng là rất buồn cười.”
“Đúng vậy.” Tôi cũng mỉm cười. “Khi cô đang say sưa với bầu trời xanh thẳm của Hy Lạp, sắc mặt chúng tôi lại trắng bệch như ga trải giường trong bệnh viện Hy Lạp.”
“Ngại quá.” Cô mỉm cười nói. “Tôi thật sự không biết chỉ được đi trong Đài Loan.”
“Không sao. Tôi có thể tha thứ cho cô.”
“Cám ơn.”
“Tôi phải đi về hướng này…” Tôi chỉ tay phải sang. “Bye bye.”
“Ừ. Bye bye.”
Tôi bước hai bước về phía trước, lại nghe thấy tiếng cô ấy gọi, bèn quay đầu lại hỏi: “Có chuyện gì vậy?”
“Sau này cứ gọi tôi Lễ Yên là được, đừng gọi cô Tào nữa.”
“Được.”
“Bye bye.” Cô vẫy vẫy tay.
Tôi cũng gật đầu chào một cái rồi quay người đi về phía quán cà phê.
Bước tới bước tới, trong lòng đột nhiên nảy sinh một nghi vấn.
Cô Tào, không, giờ phải gọi là Lễ yên, nếu cô ấy đã học âm nhạc, nhà lại rất có tiền, vậy vì sao cô ấy lại làm nhân viên trực tổng đài trong công ty chúng tôi?
Liệu có phải cô ấy có nỗi khổ gì không?
Chắc là không.
Vì khi chúng tôi ước định một phút, cô ấy từng nói đi làm rất vui.
Đẩy cửa quán cà phê, lại phát hiện chiếc bàn thứ hai cạnh cửa sổ vẫn trống không, vì vậy tôi đành ôm theo nghi vấn ngồi vào vị trí cũ của mình.
“Cô ấy có khỏe không?” Chủ quán đi tới, đưa menu cho tôi.”
“Cô nào?” Trong lúc nhất thời tôi không kịp phản ứng lại. “Vẽ hay là hát?”
“Vẽ ấy.”
“À. Cô ấy vẫn khỏe, chỉ bị cảm chút thôi.”
“Hôm nay cô ấy có đến không?”
“Cô ấy bảo có.”
Chủ quán không trả lời, quay người trở lại quầy bar.
“Này!” Tôi gọi anh ta một tiếng.
Anh ta ngừng bước, quay đầu lại hỏi: “Có chuyện gì?”
“Tôi còn chưa gọi cà phê mà.” Tôi vẫy vẫy menu trong tay.
Anh ta lại đi tới, tôi chọn một cốc cà phê rồi đưa trả menu cho anh ta.
“Anh rất quan tâm tới cô ấy thì phải.” Tôi nói.
“Không liên quan tới cậu.”
“Giờ tai anh trông rất tím.”
“Là sao?”
“Vì mặt anh đang đỏ.” Tôi nói. “Cái này gọi là đỏ mặt tía rai.”
Chủ quán không phản ứng, thậm chí không buồn liếc mắt nhìn tôi, đi thẳng về quầy bar.
Tôi lấy một tờ giấy ghi tiến độ tiểu thuyết viết từ lúc còn trong phòng làm việc, định ghi tiếp trong lúc chờ cô ấy.
Chuyện cô Tào, không, Lễ Yên, để sau tính.
Có một trò chơi của trẻ con như thế này, đầu tiên cho người ta đọc “Hoa Mộc Lan” liên tục mười lần, đợi nó đọc xong, lập tức hỏi: “Ai là người tòng quân thay cha?”
Nó sẽ rất dễ trả lời: “Hoa Mộc Lan.”
Vì vậy tôi cứ gọi Lễ Yên thêm vài lần sẽ quen việc đổi từ cô Tào sang Lễ Yên.
Lễ Yên, Lễ Yên, Lễ Yên, Lễ Yên, Lễ Yên, Lễ Yên, Lễ Yên, Lễ Yên, Lễ Yên…
Chủ quán đưa cốc cà phê tới đặt lên bàn, nhìn tôi một cái, tôi lập tức ngưng tự lẩm bẩm.
Uống xong ngụm ngà phe đầu tiên, tôi bắt đầu tập trung toàn bộ tâm trí vào “Diệc Thứ và Kha Tuyết”.
Mặc dù tâm trạng vẫn đang mong đợi nhưng tôi tin rằng cô gái học nghệ thuật sẽ đến nên rất yên tâm.
Viết hết tờ giấy đó, lại lấy một tờ giấy trắng khác từ trong cặp làm việc ra, tiện tay nhìn đồng hồ.
Đã hơi muộn rồi, sao cô gái học nghệ thuật vẫn chưa xuất hiện.
Vốn tôi còn tin rằng cô ấy sẽ đến, nhưng cô ấy lại không xuất hiện, bởi vậy tâm trạng tôi lại bắt đầu bất ổn.
Cà phê đã uống xong từ lâu, cốc trà cũng đã trống không, tôi cầm cốc lắc lắc về phía quầy bar, ý bảo xin chủ quán thêm chút nước.
Chủ quán bước khỏi quầy bar, đi thẳng tới bên bàn tôi nhưng không mang theo ấm nước.
“Sao cô ấy vẫn chưa tới?” Anh ta hỏi.
“Làm sao tôi biết được.”
Tôi lại giơ cái cốc trống không lên, nhưng anh ta vẫn chẳng buồn để ý.
“Chẳng phải cậu bảo cô ấy sẽ đến à?”
“Đấy là tự cô ấy nói.”
“Bệnh cảm của cô ấy khá hơn chưa?”
“Cô ấy bảo sắp khỏi rồi.”
“Bệnh cảm sắp khỏi là do bác sĩ nói hay là do cô ấy nói.”
“Đương nhiên là do bác sĩ nói.”
“Cô ấy là bác sĩ à?”
“Đường nhiên là không.”
“Vậy sao cậu lại tin rằng cô ấy sắp khỏi rồi?”
“Này.”
Tôi và chủ quán bắt đầu giằng co, anh ta đứng tôi ngồi.
Tôi phát hiện toàn thân anh ta gần như không kẽ hở,d dang vắt óc suy nghĩ xem nên xuất chiêu ra sao thì phía trước bên trái đột nhiên vang lên tiếng “leng keng” thanh thúy.
“Mau!” Cô gái học nghệ thuật đẩy cửa lao tới, nắm lấy tai trái tôi, thở hổn hển nói. “Mau đi theo tôi!”
“Tôi còn chưa trả tiền.”
Tôi quả không hổ là người học khoa học, đang lúc rối loạn như thế rồi còn quyết giữ chân lý uống cà phê phải tả tiền.
“Tính cho tôi nhé.” Cô nói với chủ quán xong lại quay về phía tôi. “Không kịp nữa rồi, mau lên!”
Tôi thuận theo lực kéo của cô ấy, đứng dậy; sau đó cô quay người kéo tay tôi ra khỏi quán cà phê.
Cảm giác cô thật giống nhân vật trong tiểu thuyết hay phim truyền hình, đột nhiên xông vào lễ cưới mang cô dâu đi.
Cô ấy kéo tôi chạy thẳng qua đường, tới một căn ngõ nhỏ bên cạnh ga tàu điện ngầm, chiếc xe màu đỏ của cô ấy đang đỗ ở đó.
“Mau lên xe.” Cô buông cánh tay đang nắm lấy tôi ra, mở cửa xe.
Nói xong, cô lập tức chui vào trong xe, tôi đi vòng qua cửa xe bên kia, cũng bước vào.
Cô nhanh chóng khởi động xe, xe đi rồi tôi vẫn còn thở hổn hển.
Đang lúc muốn hỏi cô ấy sao lại vội vàng đến thế thì đột nhiên xe quẹo phải khiến thân hình tôi nghiêng sang trái.
Tôi va vào cửa xe, chiếc xe đi phía sau cũng phanh kít lại.
“Chắc chắn cô chơi bóng rổ rất giỏi.” Tôi nói.
“Cái gì?” Cô quay đầu lại hỏi.
“Mọi người đều cho rằng cô muốn đi thẳng, không ngờ cô lại đột nhiên rẽ phải.”
“Xin lỗi, thiếu chút nữa tôi quên mất phải rẽ phải.” Cô nói. “Nhưng cái này có liên quan gì tới bóng rổ?”
“Đây là động tác giả rất thường thấy trong bóng rổ mà.” Tôi nói. “Khi mọi người đều cho cô muốn lao tới, cô lại đột nhiên nhảy sang bên phải.”
Cô ấy nghe xong bèn mỉm cười, vừa cười vừa nói: “Xin lỗi, thói quen lái xe của tôi khôngd dược tốt.”
Tôi nhìn ra sau thấy một cái gối ôm vì vậy bèn cầm nó lên, ôm trước ngực.
“Anh đang làm gì thế?” Cô ấy quay đầu lại hỏi.
“Đây là túi khí an toàn của tôi.”
Cô lại cười phá lên, nhìn tôi nói: “Anh đừng căng thẳng, tôi sẽ lái xe cẩn thận.”
“Vậy nhờ cô một chuyện nhé, lúc nói chuyện với tôi xin cô đừng nhìn tôi, cứ nhìn phía trước ấy.”
“Được.” Cô lè lưỡi đáp.
“Cô đang gấp chuyện gì vậy?”
“Đi làm chứ gì.” Cô nói. “Sáu rưỡi tôi phải đi làm, đã sắp trễ rồi.”
Tôi nhìn đồng hồ: “Chỉ còn không tới mười phút thôi.”
“Thật không?” Cố nói. “Được. Ngồi yên nhé!”
“Này!” Tôi rất căngt hẳng.
“Đùa thôi.” Cô mỉm cười. “Chỉ khoảng năm phút nữa là đến rồi.”
Quả nhiên không bao lâu sau đã tới nơi, cô dừng xe, tôi theo cô bước vào một lớp học bổ túc tiếng Anh Mỹ.
“Cô làm giáo viên ở đây à?”
“Không.” Cô đáp. “Tôi là nhân viên tổng đài, còn xử lý một chút chương trình học tập nữa.”
“Sao không làm giáo viên? Cô đi du học nước ngoài, tiếng Anh hẳn không làm khó được cô?”
“Chẳng có cách nào.” Cô nhún vai. “Giám đốc chỉ dùng người nước ngoài làm giáo viên.”
“À.”
“Tôi học nghệ thuật ở nước ngoài nhưng không cách nào tìm một công việc nghệ thuật chuyên nghiệp ở Đài Loan.” Cô nói. “Có điều cũng may, bối cảnh du học sinh khiến tôi có thể đảm nhiệm công việc này.”
Cô gọi tôi cùng ngồi xuống trong bàn làm việc, tôi nhìn quanh bốn phía, không thấy ai khác bèn bước tới sau bàn trực cùng.
Một cô gái tóc vàng lúc bước xuống cầu thang thiếu chút nữa té ngã, bèn chửi một tiếng: “Shit!”
Cô gái tóc vàng thấy tôi bèn cười phóng khoáng nói: “Excusemy French.”
Cô gái tóc vàng và cô ấy nói với nhau vài câu (bằng tiếng Anh) cô gái tóc vàng nhận vài quyển giáo trình từ chỗ cô rồi bước lên lầu.
“Sao cô ấy lại nói: Excusemy French?” Cô gái tóc vàng đi rồi, tôi bèn hỏi.”
“Nước Anh với nước Pháp là kẻ thù truyền kiếp, thế nên nếu người Anh không cẩn thận nói tục thì sẽ nói: xin lỗi vì đã nói tiếng Pháp.”
“Mẹ nó, người Anh thật thâm hiểm.” Tôi nói.
“Hả?” Cô có vẻ rất ngạc nhiên.
“Xin lỗi, xin thứ lỗi vì đã nói tiếng Nhật.”
Vẻ mặt cô buông lỏng, cười phá lên.
“Thật ra tiếng Anh của tôi không tốt lắm.”
“Thật không?”
“Anh biết dàn nhạc BeeGees không?”
“Ừ.”
“Trước đây tôi luôn tưởng bọn họ là nữ.”
“Vì sao?”
“Vì tôi luôn nghe nhầm BeeGees thành Bitches.”
Cô cười tới mức nghẹn thở, ho khan vài tiếng.
Tôi thấy cô đang bận veiecj bèn đứng dậy nhìn quanh khắp nơi.
Thi thoảng lại có người tới nhờ tư vấn, cô trả lời rất khách khí, lúc nhận điện thoại cũng vậy.
Bận rộn một lúc, cô bèn nói: “Xin lỗi, đã khiến anh phải đến đây cùng tôi.”
“Khống ao, dẫu sao tôi cũng không bận gì.”
“Thường thì khoảng bốn giờ hơn tôi sẽ tới quán uống cà phê, sau đó đến đây làm. Nhưng hôm nay Tiểu Lỵ đột nhiên bị sốt, tôi mang con bé tới bác sĩ nên lỡ mất.”
“Cô bé đỡ hơn chưa?”
“Đã hạ sốt rồi.”
“Vậy thì tốt.”
“Anh còn trách tôi kéo anh đến đây không?”
“Đương nhiên là không.” Tôi nói. “Nếu cô không kéo tôi tới đây tôi mới trách cô.”
“Vì sao?”
“Vì nếu hôm nay không gặp được cô, tôi sẽ rất lo lắng.”
“Tôi cũng cảm thấy anh sẽ lo cho tôi nên mới vội vội vàng vàng tới quán cà phê. Vốn chỉ định bảo anh hôm nay tôi không rảnh, không thể uống cà phê cùng anh được.” Cô mỉm cười nói. “Không ngờ cuối cùng lại kiên quyết kéo anh tới đây.”
“Cô kéo rất khá, rất quyết đoán.”
Cô bỗng hơi xấu hổ, không nói tiếp.
“Cô có vẽ tranh ở đây không?”
“Hầu như không vẽ.” Cô lắc đầu. “Hơn nữa dẫu sao đây cũng là nơi làm việc.”
“Cô có thích công việc này không?”
“Công việc mà, không quan trọng thích hay không.” Cô nói. “Dẫu sao cũng để sinh sống mà.”
“Tôi cũng có cùng cảm nhận.”
“Thế giới này thật tươi đẹp, đáng tiếc là chúng ta không thể chỉ sống vì thưởng thức nó.”
Cô thở rài rồi nói tiếp: “Chúng ta phải tập trung vào cuộc sống và công việc.”
“Để tôi mua cho cô cốc cà phê.”
“Hả?” Cô có vẻ nghi hoặc. “Sao đột nhiên lại giúp tôi mua cà phê/”
“Tôi đoán cô là loại người uống cà phê rồi sẽ thấy màu sắc thế giới thay đổi.” Tôi mỉm cười. “Thế nên tôi định cho cô uống cà phê, thay đổi tâm trạng.”
“Cám ơn.” Cuối cùng cô ấy cũng mỉm cười.
Vốn không quen thuộc hoàn cảnh nơi này, tôi đi qua ba con phố mới thấy một quán bán cà phê.
Tôi mua một cốc cà phê và hai cái bánh ga to, sau khi ra khỏi quán, trời đã bắt đầu mưa bụi.
Tôi đội mưa trở về, may là mưa rất nhỏ, người cũng không ướt mấy.
Tới cửa lớp học, nhìn cô qua cánh cửa tự động, phát hiện ánh mắt cô bỗng sáng rực.
Tôi cố gắng dừng lại hơn mười giây rồi mới cất bước, để cánh cửa tự động mở ra.
“Tôi muốn vẽ tranh.” Cô ấy nói.
“Tôi biết.” Tôi nói.
“Tôi có mang bút nhưng lại quên mang tập giấy vẽ rồi.”
“Trong cặp tôi có giấy, để tôi lấy cho.” Tôi đặt cốc cà phê với bánh ga to lên bàn của cô ấy. “Sau này đừng mơ màng như thế nữa…”
Vừa nói đến mơ màng, cái miệng tôi lại há hốc ra, chẳng cách nào khép lại nổi.
“Sao thế?”
“Cặp tài liệu của tôi vẫn để ở quán cà phê kia.” Tôi ngại ngừng trả lời.
“Không sao.” Cô mỉm cười. “Giấy ở đây rất nhiều, cứ lấy bừa một tờ là được.”
Cô tìm một tờ giấy, bắt đầu vẽ.
Tôi quay lưng về phía cô ấy, mặt hướng ra phía cửa, cầu khẩn lúc này đừng có điện thoại tới quấy rầy cô ấy.
Ánh mắt tôi xuyên qua cánh cửa thủy tinh trong suốt, mơ hồ thấy được cơn mưa bụi bên ngoài.
Mưa không phải càng lúc càng lớn mà có cảm giác rất không dứt khoát, giống hệt tính cách kỳ quặc của giám đốc chỗ tôi.
“Vẽ xong rồi.” Cô nói.
Tôi quay đầu lại, cô đưa bức vẽ cho tôi.
Trên bức tranh là một cô gái, mặt hướng về phía tôi, một cô gái rất chân thực, không phải trừu tượng.
Tôi vừa nhìn một cái đã nhận ra cô ấy vẽ chính mình. Không phải tôi lợi hại mà do cô vẽ rất giống.
Cô gái dường như đang đứng trong mưa, hoặc có thể nói cô ấy đang nhìn cơn mưa.
Vì tờ giấy là mặt phẳng chứ không phải không gian lập thể nên hai khả năng này đều có thể tổn tại.
Đương nhiên nếu xét theo góc độ khoa học, chỉ cần nhìn xem tóc và quần áo cô gái có bị ướt không là đoán được cô gái kia đang đứng trong cơn mưa hay đang nhìn cơn mưa.
Nhưng tôi không dùng góc độ đó để giải phẫu bức tranh mà bị ánh mắt của cô gái thu hút.
“Anh đoán xem.” Cô nói. “Cô gái dangd dứng trong cơn mưa hay đang nhìn cơn mưa?”
“Cô ấy đang đứng trong mưa.” Tôi trả lời
Cô ngạc nhiên tới mức không nói nên lời.
Tôi tập trung nhìn bức trnah một lúc lâu, dần dà như nghe thấy tiếng mưa rơi rất nhỏ.
Sau đó tôi cảm thấy toàn thân ướt đẫm, cả người không còn chút sức lực nào.
Tôi quay sang nhìn cô ấy rồi nói: “Tôi có thể cảm nhận được, cô ở đây rất không hạnh phúc.
Cô càng kinh ngạc.
Chúng tôi im lặng một lúc lâu, đột nhiên bên ngoài vang lên tiếng rì rào, đã mưa to rồi.
“Bức tranh này để tôi đặt tên nhé.” Tôi lên tiếng phá tan bầu không khí im lặng, hỏi cô: “Có được không?”
“Được.” Cô nói.
“Vậy gọi là: ‘rì rào’ đi.”
“Rì rào?”
“Ừ. Nghe sẽ có cảm giác vui vẻ.”
“Thật không?”
“Ừ. Hơn nữa quan trọng nhất là tuy đứng trong cơn mưa nhưng nếu nghe thấy tiếng rì rào cô sẽ không bị mưa làm ướt nữa.”
“Vì sao?”
“Vì cô có cái ô là tôi đây.”
Cô không trả lời, ngẩng đầu lên nhìn tôi, ánh mắt từ từ nóng lên.
Tôi mỉm cười nhìn cô một lúc rồi chuyển mắt về bức tranh “rì rào”, bỗng thấy cô gái trong tranh không còn đứng trong cơn mưa nữa mà đang thưởng thức nó.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.