Bí Quyết Thành Công Của Henry Ford
IV. PHÁT TRIỂN VỮNG CHẮC
Trong quá trình phục hưng của Công ty ô tô Ford, giai đoạn từ 1945-1953,
thời cơ đã có một tác dụng vô cùng quan trọng. Giống như Henry II thường chỉ ra, những năm đầu sau khi cuộc chiến tranh kết thúc đã đưa đến cho Công ty ô tô Ford thị trường dồi dào trong một thời gian dài, trong giai đoạn này, những vấn đề cơ bản đều được giải quyết. Xu thế quốc tế cũng vô cùng có lợi cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Sau khi cuộc Đại chiến Thế giới II kết thúc, thị trường châu Âu và Viễn Đông đang nỗ lực tiến lên. Tình hình phức tạp nhất là ở Đức. Từ năm 1939 đến năm 1945, mức tăng trưởng của công ty Ford Werke là khoảng 13%. Năm 1954, Công ty ô tô Ford đầu tư thêm cho Ford Werke 557.000 đô-la. Nhưng vào năm 1931, chỉ riêng tiền xây dựng nhà máy đã tiêu tốn của Henry Ford 1,5 triệu đô-la.
Nói tóm lại, Ford Werke là một hạng mục thất bại của Công ty ô tô Ford. Trừ vài năm đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XX được coi là tạm ổn, công ty này toàn gây ra tổn thất. Tháng 3 năm 1948, khi Ford Werke vẫn nằm dưới sự kiểm soát của quân đồng minh, Henry II đã đến thăm nhà máy. Dearborn không thể vứt bỏ thị trường Đức nhưng vẫn phải đợi những chính sách của quân đồng minh. Henry II khuyến khích lãnh đạo công ty thiết kế và sản xuất ra loại ô tô phù hợp với thị trường Đức. Năm tháng sau, quân đồng minh từ bỏ sự kiểm soát đối với nhà máy, 16 tháng sau, những trở ngại còn lại về tài chính và pháp luật cũng được loại bỏ, Công ty ô tô Ford đã khôi phục lại được sự kiểm soát của mình đối với Ford Werke. Bắt đầu từ năm 1949, Ford Werke trở lại thị trường ô tô dân dụng Đức, tiếp tục sản xuất kiểu xe Ford dòng Y mang tên Taunus rất được yêu thích trước chiến tranh.
Năm 1948, Công ty Ford Pháp đã đưa ra một kiểu ô tô mới được thiết kế trên cơ sở kiểu xe nhỏ của Dearborn và giành được thành công nhưng vẫn không thể khôi phục được hoàn toàn tiềm năng về sản phẩm và thị trường. Năm 1947, Tổng giám đốc Maurice Dollfus đã cầu cứu Dearborn, ông thuyết phục Henry II trợ giúp Công ty Ford Pháp trong việc tái thiết.
Công ty Ford England khôi phục nhanh hơn so với Đức và Pháp. Về tài chính, đây là công ty chế tạo ô tô lớn nhất Great Britain. Trên thị trường tuy có một số kiểu xe cũng rất có ưu thế như Minor, Hillman Minx nhưng lượng tiêu thụ của Ford vẫn vượt qua tất cả. Sau khi khôi phục sản xuất, Ford England bắt đầu sản xuất loại xe Anglias bền chắc và Prefects thoải mái. Năm 1947, công ty đưa ra một kiểu xe mới: Pilot, kiểu xe này có không gian rộng rãi, 5 chỗ và động cơ V-8 rất được ưa chuộng.
Công ty Ford Canada sau khi chiến tranh kết thúc, D. B. Craig, người đứng đầu công ty đã đưa ra một cuộc cải cách lớn về kinh doanh. Trong khi đa số các công ty đang mất đi nhà tiêu thụ thì ông tích cực mở rộng mạng lưới đại lí tiêu thụ. Kết quả là, năm 1945, Công ty Ford Canada đã có 760 nhà tiêu thụ (năm 1939 con số đó là 703). Điều đáng chú ý là ban Lincoln-Mercury hoàn toàn mới đã được thành lập vào năm 1945 với 353 phòng trưng bày. Công ty Ford Canada còn trang trí thêm cho sản phẩm của mình để phân biệt nó với kiểu xe theo tiêu chuẩn Mỹ. Người tiêu dùng ở Canada có thể lựa chọn giữa Ford và Meteor, giữa Mercury và Monarch.
Năm 1949 là một năm thành công của Công ty ô tô Ford, lượng tiêu thụ của Ford đạt 1,1 triệu chiếc, Mercury bán được 334.000 chiếc. Năm 1950, khi Công ty ô tô Ford đang tìm lại được nhịp phát triển, một số sự kiện lớn trên thế giới đã làm ảnh hưởng đến sự bất ổn định và hòa bình trong chiến tranh lạnh nhưng cũng khiến Ford mất đi cơ hội vượt qua Chervolet. Năm đó quân đội Mỹ và quân đội của Liên hợp quốc đã tiến hành can thiệp vào cuộc nội chiến Triều Tiên có khả năng diễn biến thành chiến tranh thế giới. Giống như trong Đại chiến Thế giới II, nước Mỹ thực hiện việc kiểm soát kinh tế đối với ngành công nghiệp trong nước. Năm 1949, thị phần của Ford gần như đã ngang bằng với Chervolet. Năm 1950, những nỗ lực của Ford đã được đền đáp, thị phần ô tô của Ford đã chiếm 24%, vượt qua mức 17,6% của Chervolet. Năm 1952, chiến tranh Triều Tiên rơi vào cục diện bế tắc, Công ty ô tô Ford cũng không còn kiên nhẫn trước sự khống chế về sản xuất. Sản lượng của công ty chỉ còn 25% so với năm 1950. Sau khi định mức sản xuất được nới rộng vào năm 1953, đến năm 1954, Công ty ô tô Ford đã trở thành công ty đứng thứ hai trên thị trường ô tô, chiếm 30,5% thị phần, đứng sau Công ty ô tô thông dụng với thị phần chiếm 49,2%. Chervolet chỉ chiếm 14,4% thị phần.
Năm 1953, Công ty ô tô Ford tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập công ty. Công ty ô tô Ford có rất nhiều việc đáng để chúc mừng. Đó là một trong những doanh nghiệp công nghiệp lớn nhất nước Mỹ, đồng thời công ty còn có vai trò và giá trị lịch sử mà không công ty nào khác có được. Trong lịch sử nhân loại, Công ty ô tô Ford có sức ảnh hưởng mà không công ty nào sau này có được. Lễ kỷ niệm cũng giống như một lời từ biệt cái cũ. Đa số quãng thời gian của 50 năm lịch sử, Công ty ô tô Ford là Henry Ford, Henry Ford cũng là Công ty ô tô Ford, mọi thứ đều do ông sáng tạo ra; nhưng công ty sau khi hồi sinh là của rất nhiều người. Thời điểm diễn ra lễ kỷ niệm, Henry Ford đã qua đời được 6 năm, công ty có cơ hội bước ra khỏi cái bóng của Henry Ford. Công ty ô tô Ford đã thể hiện một hình tượng doanh nghiệp ô tô hiện đại hóa. Trong một doanh nghiệp như thế, ô tô mới thực sự là ngôi sao. Ford Thunderbird, biểu tượng cho lời cáo biệt cuối cùng của Công ty ô tô Ford 50 năm trước, sắp ra đời.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.