Bí Quyết Thành Công Của Henry Ford

V. CON TUẤN MÃ MỚI



Đối với Công ty ô tô Ford, nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX là khoảng thời gian đẹp nhất. Thị phần của Ford đã tăng lên 22,3%. Ô tô Ford không những có đường tiêu thụ mà vào năm 1988 và 1989, lượng tiêu thụ của nó còn vượt cả Chervolet. Tại nhà máy của Ford, hiệu suất sản xuất được nâng cao, giá thành hạ, đem lại cho Ford nguồn lợi nhuận lớn.

Năm 1986, kỷ lục về lợi nhuận mà Ford lập được đạt 3,29 tỉ đô-la. Năm 1987, lợi nhuận của Ford trên thực tế còn vượt qua lợi nhuận của các nhà sản xuất ô tô châu Âu và Nhật Bản cộng lại. Mức lợi nhuận năm 1987 một lần nữa áp đảo cả Công ty ô tô thông dụng. Công ty ô tô Ford trở thành công ty sản xuất ô tô có năng lực kinh doanh mạnh nhất trên toàn thế giới. Giá cổ phiếu của Ford tăng đột biến trong những năm 80.

Vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Công ty ô tô Ford đắm chìm trong hai thứ: một là tiền, hai là nỗi lo lắng cho tương lai. Chính vào lúc công ty đang tận hưởng xu thế phát triển ngoài sức tưởng tượng thì có một nguồn tin xuất hiện: không đến 5 năm nữa, Toyota sẽ thay thế Ford, trở thành nhà sản xuất ô tô có lượng tiêu thụ lớn thứ hai trên thế giới. Đây chính là điều mà Công ty ô tô Ford lo ngại nhất. Sự lo lắng cho tương lai đã ảnh hưởng đến kế hoạch chiến lược của Ford, điều này thể hiện rất rõ ở thái độ của Ford đối với nguồn vốn. Sau nhiều năm với nguồn lợi nhuận lớn và sự quản lí bảo thủ, Ford đã tích trữ được một số vốn khổng lồ, đến năm 1999 đã đạt hơn 10 tỉ đô-la, số tiền này buộc phải dùng đến. Chính phương pháp sử dụng vốn đã khiến Công ty ô tô Ford sau này phát sinh những thay đổi to lớn.

Vào những năm 80, Công ty tín dụng ô tô Ford là một trung tâm lợi nhuận phát đạt của cả doanh nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của James W. Ford (không có liên hệ gì với gia tộc Ford), phạm vi nghiệp vụ của công ty tín dụng đã vượt ra khỏi những khoản tiền cho vay ô tô. Năm 1985, Công ty tín dụng Ford nhanh chóng trở thành ngân hàng tiền vay tiết kiệm lớn thứ 6 ở Mỹ. Năm 1988 (cũng là năm James W. Ford về hưu), lợi nhuận của Công ty tín dụng Ford đã đạt 679 triệu đô-la, chiếm 1/5 trong tổng lợi nhuận của công ty. Bốn năm sau, Công ty tín dụng Ford – được đặt lại tên là Tập đoàn dịch vụ tiền tệ Ford – đã thực hiện
một cuộc mua bán khiến mọi người kinh ngạc: mua lại Công ty liên hợp tiền tệ ở Dallas với giá 270 triệu đô-la. Công ty liên hợp cũng cung cấp các khoản vay kinh doanh nhưng điểm mạnh của nó là ở lĩnh vực chênh lệch giá nhà ở. Ngoài thẻ Visa và MasterCard, Công ty liên hợp còn phát hành thẻ tín dụng Ford.

Ngoài tiền tệ và ô tô, công ty còn từng thử mua lại Công ty Hughes Aircraft vào năm 1984, nhưng giá mà Công ty ô tô thông dụng đưa ra cao hơn giá của Ford. Năm 1987, Ford đã bỏ 1,3 tỉ đô-la để kiểm soát đa số cổ phần của Công ty Hertz. Chiến lược thu mua của Ford còn kéo dài mãi đến những năm 90 của thế kỷ XX. Nhưng đến những năm 90, việc thu mua không chỉ đơn giản là sự thay đổi trên tài khoản. Đối với người ngoài, đó là những chứng cứ rõ ràng nhất cho việc triết học của Công ty ô tô Ford đang phát sinh những chuyển biến mang tính căn bản.

Năm 1987, Công ty ô tô Ford mua lại Công ty ô tô Aston Martin ở Newport Pagnell, chuyên sản xuất xe đua. Công ty này có quy mô tuy nhỏ nhưng danh tiếng thì rất lớn. Nghe nói, ở Anh, giá của một chiếc Aston xấp xỉ giá một căn hộ, mà chẳng có mấy người mua được hai thứ này. Đối với Công ty ô tô Ford, việc mua lại Aston Martin không phải là một vụ mua bán mang tính cách mạng. Ford chỉ bỏ ra 33 triệu đô-la để trở thành cổ đông lớn nhất của Aston Martin, đây là một thay đổi nhỏ trong quy hoạch kinh doanh tổng thể của Ford.

Điều làm cho những người mê xe đua ngạc nhiên là, Ford cung cấp vốn cho Aston để khai thác kiểu xe mới, đồng thời ủng hộ việc quảng bá sản phẩm của Aston. Kết quả là sản lượng ô tô của Aston tăng từ 200 chiếc/năm lên 700 chiếc/năm, mặc dù vậy vẫn không đủ để cung cấp cho nhu cầu của thị trường. Năm 2002, Công ty ô tô Aston Martin lên kế hoạch tăng sản lượng lên 5000 chiếc vào năm 2005. Để tiêu thụ số xe này, công ty sẽ thiết lập 17 điểm tiêu thụ trên toàn thế giới, trong đó có 14 điểm ở Mỹ. Ngoài Aston Martin, Công ty ô tô Ford còn mua lại Công ty American Tiger (tháng 11 năm 1989), Công ty Mazda (tháng 4 năm 1996). Giữa những năm 90 của thế kỷ XX, Ford đã trở thành công ty dẫn đầu về lượng tiêu thụ ở châu Âu và Australia. Tại Mỹ, trong số 10 chiếc xe bán chạy nhất năm 1993, có tới 5 chiếc là sản phẩm của Ford. Năm 1995, Ford chiếm 25,6% thị trường ô tô trong nước, cao hơn 4 năm trước 19,3%. Các khách hàng Mỹ thích nhất 3 kiểu xe của Ford: chiếc xe tải F-150, Taurus và Explorer. Chiếc Explorer được nghiên cứu thiết kế vào năm 1986 và được đưa ra thị trường vào năm 1990. Đến năm 1992, lượng tiêu thụ của Explorer đã đạt 250.000 chiếc và vẫn còn tiếp tục tăng lên.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.