Dạy Con Làm Giàu – Tập 7
CHƯƠNG 13
Làm thế nào để tìm những khoản đầu tư tuyệt vời
“Cơ hội sẽ trở lại vì người ta thường hay mắc sai lầm cũ”
– Người cha giàu.
“Hầu hết mọi người nhảy vào mua chứng khoán khi thấy người khác mua nó. Thời điểm tốt nhất để quan tâm đến một chứng khoán là khi không ai buồn để ý đến nó. Chúng ta không thể thu được nhiều lợi nhuận nếu chỉ mua những gì mà mọi người đổ xô đi mua”.
– Warren Buffett.
CUỘC ĐỜI VÀ CÁI CHẾT CỦA LOÀI CHUỘT LEMMING
Khi tôi còn học tiểu học, thầy giáo có cho cả lớp xem một đoạn phim về vòng đời của chuột Lemming. Cả lớp rất thích thú khi xem cảnh chuột mẹ Lemming hạ sinh những con chuột con Lemming bé xíu. Chúng tôi cười rúc rích khi xem những sinh vật lông tơ mịn màng dễ thương này chơi đùa và lớn lên. Thế nhưng bỗng nhiên, tất cả chúng tôi đều giật mình kinh ngạc khi đoạn phim chuyển sang hàng ngàn con chuột Lemming này đã trưởng thành, nhưng vẫn là những con chuột lông tơ mịn màng dễ thương, lại ồ ạt nhảy từ vách đã xuống biển, bơi đến mệt lử rồi chết.
Từ năm 1995 đến năm 2003, hàng triệu nhà đầu tư đã hành động y như loài chuột Lemming. Nhưng thay vì mất mạng, rất nhiều người đã mất trắng khoản tiền dành dụm cả đời mình. Vì sao vậy? Như mọi khi, có nhiều lý do. Một trong những lý do đó là vì các nhà đầu tư này đã mù quáng làm theo xu hướng của số đông, làm những điều mà người khác làm chứ không phải những điều có lợi cho mình. Năm 1995, khi thị trường chứng khoán bắt đầu nóng lên, những chú chuột Lemming này bắt đầu thò đầu ra khỏi hang. Khi thấy bạn bè xung quanh giàu lên và không muốn bỏ qua dịp này, nhiều chú chuột Lemming khác cũng rời hang an toàn của mình để chạy theo bầy đàn, nhảy từ vách đá vào thị trường chứng khoán nóng bỏng nhất trong lịch sử.
CHUYỆN GÌ ĐÃ XẢY RA VỚI NHỮNG CHÚ CHUỘT LEMMING KHÔNG NHẢY XUỐNG BIỂN?
Dĩ nhiên, không phải chú chuột Lemming nào cũng nhảy từ vách đá xuống đại dương thị trường chứng khoán trong thời gian 1995 đến 2000. Có nhiều chú chuột nhận ra thị trường sắp sụt giá đã nhảy sang bất động sản và trái phiếu khi lãi suất ngân hàng giảm xuống. Một lần nữa, những chú chuột Lemming này lại làm theo đám đông.
Khi lãi suất ngân hàng giảm xuống vào khoảng năm 2000 đến 2003, hàng triệu nhà đầu tư đã rời thị trường chứng khoán để tìm kiếm một nơi an toàn – họ bắt đầu đầu tư vào bất động sản và trái phiếu vào một thời điểm cực kì tồi tệ. Đó là thời điểm cực kì tồi tệ bởi vì những người khác cũng đang đầu tư vào đó – điều đó biến bất động sản trái phiếu trở thành những khoản đầu tư đầy rủi ro chứ không an toàn như trước nữa. Đầu tư vào trái phiếu lại càng rủi ro hơn bởi vì lãi suất ngân hàng đang giảm xuống. Dù lãi suất và lợi tức trái phiếu giảm xuống nhưng các nhà đầu tư vẫn tiếp tục đổ tiền vào đó. Xét về khía cạnh tài chính, mua trái phiếu khi lãi suất đang giảm cũng chẳng khác gì mua cổ phiếu khi giá cổ phiếu đang tăng.
Cũng thời điểm đó, khi lãi suất ngân hàng giảm xuống thì giá bất động sản lại tăng lên. Khi giá bất động sản tăng lên lại càng có nhiều nhà đầu tư bỏ tiền vào bất động sản, và như vậy, bất động sản cũng trở thành một mối đầu tư đầy rủi ro.
THỜI ĐIỂM ĐẦU TƯ TỒI TỆ NHẤT
Trong giới đầu tư có một câu nói đùa nhưng có phần rất đúng: “Khi các tài xế taxi và những em bé đánh giầy bắt đầu đầu tư thì đó là lúc nên rời khỏi thị trường”. Người cha giàu thường nói: “Thời điểm đầu tư tồi tệ nhất là khi thị trường đang tăng giá”.
Thay vì dạy chúng tôi chạy theo những xu hướng đầu tư hấp dẫn. Người cha giàu lại dạy chúng tôi bán các khoản đầu tư tệ hại đi khi thị trường gia cao và mua những khoản đầu tư giá trị khi thị trường giá thấp. Ông nói: “Thời điểm tốt nhất để loại bỏ những tài sản không hiệu quả trong danh mục đầu tư của mình là khi thị trường đang tăng giá và những tay nghiệp dư nhảy vào thị trường tìm mua”. Khi lãi suất ngân hàng giảm và thị trường bất động sàn tăng giá vào những năm 2000 – 2003, tôi và Kim bắt đầu bán đi những khoản đầu tư bất động sản không có lợi nhuận cho các nhà đầu tư đang tuyệt vọng tìm cách thoát khỏi thị trường chứng khoán để nhảy vào thị trường bất động sản.
Chúng tôi có một bất động sản mua năm 1989 với giá 55.000 đôla. Vào năm 2003, chúng tôi bán nó đi và thu về khoảng 100.000 đôla. Bất động sản này được bán đi vì giá cho thuê không tăng trong lúc chi phí cho một căn hộ hai phòng ngủ như vậy lại tăng lên. Ngoài ra, so với những tài sản khác của chúng tôi, gia trị căn hộ này dường như không tăng được bao nhiêu. So với các khoản đầu tư khác, nó chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng tôi bán nó đi trong vòng chưa đến hai tuần.
Dù căn hộ này không phải là một khoản đầu tư lớn nhưng trong vòng 14 năm, chúng tôi đã thu được trung bình khoảng 1.000 đôla tiền thuê nhà mỗi tháng. Chúng tôi có một người khách t căn hộ này suốt hơn 7 năm. Như vậy, trong vòng 14 năm, chúng tôi thu được tổng cộng: 12 tháng x 14 năm = 168 tháng x 1.000 đôla mỗi tháng
= 168.000 đôla. Chúng tôi không phải trả lãi vay vì đã mua thẳng bất động sản này bằng tiền mặt. Tuy chi phí chúng tôi phải trả được giảm thiểu tối đa, nhưng như tôi đã nói, nhìn chung chi phí vẫn tăng lên. Dù đó không phải là một khoản đầu tư lớn nhưng nó đã giúp chúng tôi thu được gần 300% lợi nhuận trên vốn trong vòng 14 năm. Trên thực tế, chỉ sau 5 năm là chúng tôi đã thu hồi được 55.000 đôla tiền vốn của mình và khoản tiền này được dùng để tái đầu tư vào các bất động sản khác. Sau 5 năm đó, tất cả số tiền mà chúng tôi thu được từ nó đều có thể được xem là lợi nhuận từ trên trời rơi xuống. Tuy số tiền này không lớn nhưng chắc chắn kiếm được tiền vẫn tốt hơn là bị mất tiền.
TÌM KIẾM MỘT KHOẢN ĐẦU TƯ
Mục đích của câu chuyện trên không phải là để khoác lác về một khoản đầu tư bé nhỏ. Mục đích của câu chuyện trên là để làm rõ vì sao có những nhà đầu tư tìm được những khoản đầu tư tuyệt vời trong khi nhiều người khác lại không.
Một trong những lý do chính khiến nhiều nhà đầu tư thất bại trong việc tìm kiếm các khoản đầu tư tuyệt vời là vì một điều mà tôi gọi là hiệu ứng Lemming. Hiệu ứng Lemming xảy ra khi một nhà đầu tư mua theo những nhà đầu tư khác. Trong nhiều ấn phẩm tài chính, bạn có thể thấy những mẩu quảng cáo tự xưng là: “Quỹ hỗ tương số 1 năm 2002”, hay “36% lợi nhuận trong vòng 5 năm”, hay “Xếp hạng 5 sao”. Chính những mẩu quảng cáo như thế đã lôi kéo được nhiều chú chuột Lemming. Nhìn chung, nếu đó là sự thật, nếu một quỹ hỗ tương được xếp hạng nhất hay đem đến cho bạn 36% lợi nhuận trong vòng 5 năm thì có nghĩa là mọi chuyện cũng sắp kết thúc rồi. Trong lĩnh vực bất động sản, những chú chuột Lemming bị thu hút khi nghe nói bạn bè hay một người quen nào đó mua một bất động sản với giá 125.000 đôla rồi bán nó đi với giá 165.000 đôla chỉ trong vòng 3 tháng. Như Người cha giàu thường nói: “Những chuyện kể về sự thành công đưa những tay mơ đến với thị trường”.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Người cha giàu nói: “Cơ hội sẽ trở lại vì người ta thường hay mắc sai lầm cũ”. Ông cũng nói rằng: “Một trong những cách tìm ra các khoản đầu tư tuyệt vời là hãy trở thành một chuyên gia về những sai lầm đầu tư khác”. Và một trong những sai lầm thông thường nhất là người ta thường hành động như những chú chuột Lemming khi thị trường nóng lên. Hay nói cách khác, khi một thị trường đã nóng lên đến mức mọi người đều biết thì đã quá trễ rồi, đừng hành động như một chú chuột Lemming. Tuy điều này nghe có vẻ dễ dàng và hợp lý nhưng khi đứng nhìn tất cả những người khác nhảy khói vách đá thì bạn rất khó lòng không nhảy theo họ. Một sai lầm chủ yếu mà mọi người thường mắc phi là đầu tư vào những gì quá phổ biến. Những năm 1995 – 2000, những khoản đầu tư phổ biến nhất chính là quỹ hỗ tương và trái phiếu. Lẽ ra sự phổ biến thất thường này chính là một dấu hiệu cảnh báo không nên đầu tư, thế nhưng người ta vẫn đổ xô bỏ tiền vào đó. Hãy nhắc lại câu nói của Warren Buffett: “Không thể thu được nhiều lợi nhuận nếu chỉ mua những gì mà mọi người đổ xô đi mua”.
7 CÁCH ĐỂ TÌM ĐƯỢC MỘT KHOẢN ĐẦU TƯ TUYỆT VỜI
Người cha giàu đã dạy tôi và con ông cách tìm những khoản đầu tư tuyệt vời đơn giản bằng cách đọc các báo cáo tài chính, hiểu được các xu hướng, tìm kiếm những chuyên gia tư vấn giỏi, và quan trọng nhất là không đầu tư vào những gì phổ biến. Ông nói: “Nếu muốn trở thành một nhà đầu tư thành công, con cần phải tìm được những khoản đầu tư tuyệt vời mà người khác bỏ qua”. Theo tôi, một trong những lý do khiến nhiều nhà đầu tư đưa tiền cho những người hoàn toàn xa lạ là vì họ không biết làm thế nào để tìm được những khoản đầu tư tuyệt vời. Dưới đây là 7 cách để tìm ra những khoản đầu tư tuyệt vời cả trong những thị trường “nóng” lẫn những thị trường “nguội”.
CÁCH THỨ 1: HÃY NHỚ RẰNG MỌI NGƯỜI ĐỀU LÀ NHỮNG CHÚ CHUỘT LEMMING
Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để tìm các khoản đầu tư là đợi đến khi những nhà đầu tư nghiệp dư nhảy vào thị trường. Những nhà đầu tư nghiệp dư thường bước vào thị trường khá muộn, thường là khi giá thị trường đã lên đến đỉnh điểm. Nói chung, vì đã muộn nên họ thường đổ xô vào thị trường với số lượng lớn, tạo nên một cơn sốt tăng giá và bỏ ra hàng đống tiền cho các khoản đầu tư. Sau khi thị trường sụp đổ, điều này luôn luôn xảy ra, thì các nhà đầu tư thực thụ mới bắt đầu quay trở lại để tìm những khoản đầu tư tốt nhất với cái giá hời nhất. Điều này luôn đúng với mọi loại tài sản, bất kể tài sản trên giấy, bất động sản hay doanh nghiệp. Đó là một thực tế tồn tại xuyên suốt lịch sử và tôi dám cá rằng nó sẽ tiếp tục tồn tại trong tương lai.
MỘT NGÀY NÀO ĐÓ
Người ta thường hỏi tôi tìm các khoản đầu tư như thế nào. Tôi muốn kể cho các bạn nghe về một ngày tháng 9/2003, một câu chuyện cho thấy tôi nghe ngóng thị trường và tìm các khoản đầu tư như thế nào. Hằng ngày, bất kể hôm đó thị trường tăng giá hay giảm giá, tôi cũng luôn dành chút thời gian để nói chuyện với một số nhà đầu tư nghiệp dư và một số nhà đầu tư chuyên nghiệp, đó là một cách để tôi “bắt mạch” thị trường.
Ngày hôm đó, một ngày tháng 9/2003, con gái của một người bạn đến bảo tôi rằng cô ấy vừa mới “trúng mánh” trong thị trường bất động sán. Cô đã mua 3 bất động sản và bán lại với số lời 9.000 đôla. Cô tỏ ra rất phấn khích và muốn nghỉ làm công việc hiện tại để chuyên tâm vào việc mua bán bất động sản. Buổi nói chuyện với cô ấy đã giúp tôi khẳng định rằng cái bong bóng bất động sản này sắp sửa nổ tung và tôi cần phải hết sức cẩn thận. Khi giá thị trường nhanh chóng gia tăng và những nhà đầu tư nghiệp dư có thế kiếm lời dễ dàng, đối với tôi, điều đó có nghĩa là thị trường đang sắp lên đến đỉnh điểm.
Lát sau, cũng trong buổi sáng hôm đó, một người bạn gọi điện cho tôi báo muốn bán một viên kim cương. Anh ta nói: “Tôi đang gặp khó khăn trong công việc kinh doanh của mình. Việc bán hàng đang bế tắc và tôi cần tiền để thanh toán các hóa đơn. Anh có thích viên kim cương của tôi không? Nếu anh chịu mua nó thì tôi có thể duy trì kinh doanh thêm vài tháng nữa cho đến Giáng sinh. Sau Giáng sinh, tôi sẽ mua lại viên kim cương này với giá cao hơn giá anh đã mua 25%”. Vì không thể phân biệt nổi một viên kim cương với một mảnh thủy tinh nên tôi đã cho qua cơ hội này.
Sau bữa trưa, một người bạn từ Singapore e-mail cho tôi và hỏi tôi có muốn mua một số bất động sản của anh ta ở New Zealand hay không. Anh ta viết: “Tôi đã phát triển bất động sản mới nhất của mình hơi quá tay. Tôi đã cho tu sửa lại nó nhưng chi phí tu sửa vượt quá dự tính của tôi. Tôi đã cạn tiền rồi nhưng phải trả tiền thế chấp. Ngân hàng đang gây áp lực dữ quá. Tôi cần gấp 100.000 đôla để hoàn tất dự án này và bán nó đi. Tôi có 3 lô đất ở New Zealand và tôi sẽ bán chúng cho anh với giá thẩm định nếu anh chịu gởi ngay cho tôi 100.000 đôla”.
“Ba lô đất này trị giá bao nhiêu, chúng nằm ở đâu và tại sao anh lại bán chúng đi?”, tôi iết e-mail hồi đáp.
Anh ta không trả lời. Tôi đoán có lẽ vì áp lực của ngân hàng nặng dần lên.
Sau bữa tối, Kim, vợ tôi, nhận được điện thoại từ một đối tác bất động sản của chúng tôi. Anh ta nhắn là: “Người mua mới đã bỏ cuộc. Ngân hàng đã từ chối anh ta”.
“Vậy nghĩa là sau 9 tháng chờ đợi, bất động sản này cuối cùng cũng thuộc về mình?”, Kim hỏi.
“Đúng vậy – với cái giá còn rẻ hơn cái giá mà chúng ta đưa ra ban đầu”.
“Tốt”, Kim mỉm cười.
Chín tháng trước đây, chúng tôi nhận được một lời đề nghị mời mua bất động sản này. Do chúng tôi trả giá thấp nên người bán đã bán cho một người khác mua với giá cao hơn. Giờ thì người mua này đang gặp nhiều rắc rối tài chính nên lại muốn bán nó đi. Vì anh ta không quan tâm đến ngôi nhà và không chăm sóc những người khách thuê nhà của mình nên những người thuê nhà nhanh chóng bỏ đi. Vì vậy, không chỉ anh ta thua lỗ hàng tháng vì phải trả nợ và lãi suất mà còn bị mất nguồn thu nhập từ tiền thuê nhà. Năm tháng sau, anh ta gọi điện cho chúng tôi có ý muốn bán lại với một cái giá cao hơn. Chúng tôi không đồng ý giá đó nên anh ta quay sang tìm một người mua khác, một người mà anh ta nghĩ rằng có thể cứu anh ta thoát khỏi những sai lầm của mình. Khi “vị cứu tinh” này bỏ cuộc vì không có đủ tiền, anh ta lại gọi về cho chúng tôi. Anh ta chấp nhận thua lỗ và bán cho chúng tôi với giá còn thấp hơn mức giá chúng tôi đưa ra lúc đầu. Đối với anh ta, như vậy là quá đủ. Anh ta tưởng rằng kinh doanh bất động sản là một việc đơn giản nhưng hóa ra đối với anh ta lại không đơn giản chút nào. Anh ta không có thời gian chờ đợi một người mua khác. Sau một thời gian dài kiên nhẫn chờ đợi, bất động sản này giờ đã thuộc về chúng tôi.
NHỮNG CHUYỆN THƯỜNG NGÀY
“Cơ hội vẫn xuất hiện”, Người cha giàu đã nói. “Sai lầm vẫn luôn lặp lại. Có thể người phạm sai lầm là người này hay người khác nhưng sai lầm thì vẫn là chính nó. Nếu có thể trở thành một chuyên gia về những sai lầm này, con sẽ trở nên giàu có. Khi có người phạm sai lầm, con sẽ có những khoản đầu tư tuyệt vời nhất thế giới>
Warren Buffett đã nói: “Tôi bước vào thị trường chỉ để xem có kẻ nào định làm chuyện gì dại dột hay không”.
NHỮNG KẺ NGU NGỐC HƠN NGƯỜI
Trong thế giới đầu tư, những người theo đuổi mục đích lãi vốn chứ không phải dòng lưu kim thường là những kẻ ngu ngốc hơn người. Ví dụ, chúng ta biết mình đang gặp một kẻ ngu ngốc hơn người khi nghe anh ta nói rằng: “Tôi mua chứng khoán này với giá 25 đôla và tôi sẽ bán nó đi khi giá lên 35 đôla”, hay “Tôi đã mua ngôi nhà của mình với giá 250.000 đôla và người môi giới bất động sản nói rằng nó sẽ đạt đến 350.000 đôla trong vòng 5 năm nữa”. Đó là lời nói của những kẻ ngu ngốc hơn người khi đầu tư với ý tưởng rằng có người còn ngu ngốc hơn mình nữa – và thật sự là có những người như vậy. Thực tế, có thể nói rằng hầu hết các thị trường đầu tư đều dựa trên những kẻ ngu ngốc hơn người này. Khi một thị trường không còn những kẻ ngu ngốc hơn người này nữa thì nó sẽ suy thoái. Thị trường suy thoái khi kẻ ngu ngốc cuối cùng nhận ra người đã bán cho mình các cổ phiếu, doanh nghiệp, quỷ hỗ tương hay bất động sản đã bỏ đi và không hề muốn mua lại những tài sản đó. Khi những kẻ ngu ngốc này bắt đầu chạy trốn thì những mối làm ăn tuyệt vời nhất mới bắt đầu xuất hiện. Như Warren Buffett đã nói: “Hãy thận trọng khi người khác ham muốn và hãy ham muốn khi người khác thận trọng”.
THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT ĐỂ TÌM ĐƯỢC NHỮNG KHOẢN ĐẦU TƯ TUYỆT VỜI
Cách thứ nhất để tìm ra những khoản đầu tư tuyệt vời là khi những chú chuột Lemming lao mình khỏi vách đá và lòng tham được tăng lên theo cấp số nhân. Người cha giàu thường nói: “Tham lam + Ngu ngốc = Cơ hội”.
Vì vậy, hãy ghi nhớ năm bài học dưới đây rút ra từ cách tìm khoản đầu tư thứ nhất. Hãy nhớ rằng: Khi nói đến đầu tư, hầu hết mọi người đều trở thành những chú chuột Lemming.
1. Những chú chuột Lemming luôn xuất hiện trễ còn các nhà đầu tư thì luôn đến sớm – điều này đúng với cả mua lẫn b>
2. Tìm một khoản đầu tư tuyệt vời khi thị trường nguội đi dễ hơn là khi thị trường nóng lên.
3. Khi thị trường nguội đi, những chú chuột Lemming trốn mình trong hang, còn các nhà đầu tư thì ra ngoài để chuẩn bị làm giàu.
4. Bạn vẫn có thể thu được nhiều lợi nhuận khi thị trường nóng lên, chỉ cần bạn đầu tư khôn khéo hơn một chút. Thị trường càng nóng lên thì sẽ càng rủi ro hơn, vì vậy, bạn càng phải cẩn thận nhiều hơn.
5. Khi thị trường nóng lên, việc khó nhất là đừng biến mình thành một chú chuột Lemming. Khi thị trường nguội đi, việc khó nhất là trở thành một nhà đầu tư.
CÁCH THỨ 2: TAI HỌA CỦA CÁ NHÂN
Cách thứ hai để tìm những khoản đầu tư tuyệt vời là thông qua những tai họa của nhiều cá nhân. Dù đã từng sử dụng cách này để tìm những khoản đầu tư tuyệt vời nhưng vẫn không thích nó lắm.
Cách đây nhiều năm, tôi mua được một bất động sản do một người thất nghiệp rao bán. Anh ta chỉ còn hai tuần nữa thì sẽ bị ngân hàng tịch biên tài sản. “Hãy trả hết nợ ngân hàng giúp tôi, anh sẽ có được ngôi nhà”, anh ta nói.
“Tôi không muốn làm thế”, tôi nói.
“Làm ơn đi, anh sẽ cứu cả gia đình tôi đấy”.
“Sao lại thế chứ?”
“Tôi sẽ không bị vết đen trong hồ sơ tín dụng nếu anh giữ căn nhà và trả hết nợ giúp tôi. Khi nào phất lên, tôi sẽ mua lại một căn nhà khác cho gia đình. Cò trong hồ sơ tín dụng của tôi có một lần bị tịch biên tài sản để trừ nợ thì sau này việc mua nhà sẽ khó khăn hơn và tôi sẽ phải trả lãi suất cao hơn”.
Dù không thấy vui vẻ gì mấy khi mua ngôi nhà nhưng tôi biết rằng người này đang nhờ tôi giúp đỡ chứ không phải lợi dụng anh ta trong lúc khó khăn.
Vấn đề ở đây là nhiều người đã phải tuyệt vọng bán nhà khi gặp tai họa. Dù đây là một thời điểm rất tốt để đầu tư nhưng hãy lắng nghe tiếng nói của lương tâm bạn.
CÁCH THỨ 3: SUY THOÁI KINH TẾ
Suy thoái kinh tế đơn giản là sự thu hẹp nền kinh tế. Chúng cũng xảy ra theo quy luật, một lần nữa chứng tỏ rằng cơ hội luôn lặp lại. Cũng giống như tai họa cá nhân, một cuộc suy thoái kinh tế mang đến lợi ích thương mại một cách rõ ràng. Trong thời gian suy thoái, nhiều doanh nhân đã phải rao bán doanh nghiệp và các thiết bị của mình để đổi lấy từng xu lẻ. Nhà cửa rớt giá, những thứ “đồ chơi” như xe hơi, nhà thủy tạ, tàu thuyền… đều bị đem bán hạ giá. Ai cũng thấy mình có nhiều tài sản nhưng lại có quá ít tiền.
Tôi có người bạn là người sáng lập một công ty kinh doanh trên mạng. Khi cổ phiếu công ty tăng giá, anh ta thoải mái mua những chiếc xe hơi mới, một ngôi nhà lớn và đủ thứ linh tinh. Khi thị trường suy thoái và công ty phá sản, bạn tôi phải bán hết xe cộ, nhà cửa và mọi thứ càng nhanh càng tốt chỉ để có tiền sống qua ngày. Những tài sản bán đại hạ giá này là một cơ hội tuyệt vời đối với những người mua chúng. Người bán vui mừng khi tìm được người mua, còn người mua vui mừng khi mua với giá rẻ.
Khi đó, các tài sản của công ty anh ta như bàn ghế, thiết bị, máy tính… cũng được đem bán với một cái giá rẻ mạt. Công ty có thể tăng lượng tiền mặt bằng cách bán tài sản và người mua thì có thể mua được những vật dụng cũ này với giá thấp.
Phải nhắc lại là tôi không thích kinh doanh trên tai họa của người khác, nhưng đôi khi bạn có thể thực sự giúp đỡ một người nào đó, dù chỉ bằng vài đồng lẻ. Hãy lắng nghe tiếng nói của lương tâm mình.
C 4: SỰ THAY ĐỔI KỸ THUẬT, CHÍNH TRỊ HAY VĂN HÓA
Năm 1986, chính phủ Mỹ thay đổi luật thuế. Luật Cải cách Thuế năm 1986 đã khiến những người được trả lương cao như bác sĩ, luật sư, kế toán, kiến trúc sư và nhiều nhà chuyên môn khác (thuộc nhóm T) không được hưởng những ưu đãi thuế vụ mà các doanh nhân phi bằng cấp có được. Sự thay đổi này đã góp phần làm suy thoái thị trường chứng khoán vào năm 1987 và cơn sụp đổ bất động sản vài năm sau đó.
Bỗng nhiên, các bác sĩ, luật sư, kế toán và những tổ chức nghiệp đoàn của các nhóm này phải bán đi nhiều bất động sản giá trị để đổi lấy vài đồng tiền lẻ chỉ vì luật thuế đã thay đổi. Bất động sản rớt giá đến mức chính phủ Mỹ phải can thiệp.
Trong thời gian đó, đi đâu cũng thấy những gương mặt lo ngại. Cũng trong giai đoạn này, tôi và Kim đã phải làm việc cật lực để kiếm tiền qua doanh nghiệp của mình, nhờ đó, chúng tôi có thể mua nhiều bất động sản của chính phủ với giá rẻ mạt. Một thay đổi nhỏ trong luật thuế đã giúp tôi và Kim hoàn toàn tự do tài chính.
MỖI NGÀY MỖI THAY ĐỔI
Ngày nay, có nhiều thay đổi về kết cấu, kỹ thuật, chính trị và văn hóa hơn bao giờ hết. Mỗi thay đổi đều tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới cũng như nhiều nguy cơ thua lỗ mới. Có thể điểm qua một số thay đổi mà hiện nay tôi đang theo dõi:
1. Khủng bố: Bất cứ nơi nào cũng có thể xảy ra khủng bố. Khủng bố gây cảm giác không an toàn. Nếu sự an toàn bị đe dọa thì tiền bạc sẽ có khuynh hướng được cất giấu hơn là tái đầu tư.
2. Công việc suy giảm: Cách đây vài năm, người ta lo lắng khi những công việc lao động chân tay đang chuyển dần sang các nước như Mexico. Ngày nay, cả những công việc trí óc cũng đang dịch chuyển. Từ năm 2002 đến 2003, Phố Wall đã mất 50.000 công việc vào tay những nước như Ấn Độ. Vì sao vậy? Vì mức lương phải trả cho một MBA ở Ấn Độ là 30.000 đôla một năm, quá rẻ so với 300.000 đôla cho một MBA ở Mỹ. Khả năng thuê người lao động làm việc từ xa với chi phí thấp là một khuynh hướng chỉ tăng chứ không gim. Ngày nay, thậm chí cả những người trợ lý giám đốc điều hành công ty chúng tôi cũng sống ở các nước khác như Philippines, Malaysia và Ấn Độ.
3. Một ngày nào đó, Trung Quốc sẽ có thể thống trị tài chính thế giới: Bất cứ thứ gì có thể sản xuất ở các nước phương Tây đều có thể sản xuất được ở Trung Quốc với chi phí ít hơn. Sự thay đổi này cần được theo dõi thật cẩn thận.
4. Dân số lão hóa: Dân số các nước phương Tây đang theo hướng già đi nhanh chóng.
5. Dân số gia tăng: Theo số liệu điều tra dân số năm 2000, Mỹ có 281 triệu dân. Trong 25 năm tới, dân số Mỹ có thể sẽ tăng lên từ 350 đến 400 triệu người. California, vốn đã rất đông đúc, có thể sẽ tăng hơn 18% trong hai thập niên tới. Dù tôi không chắc Trung Quốc và khủng bố sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán nhưng tôi biết chắc dân số gia tăng ở Mỹ sẽ là một điều rất tuyệt vời đối với các nhà kinh doanh bất động sản. Khi nghe có người phàn nàn rằng bất động sản bây giờ quá đắt, tôi thường bảo họ: “Nếu anh nghĩ bất động sản bây giờ quá đắt thì cứ đợi thêm 10 năm nữa mà xem”. Tuy nhiên, dù bất động sản có khuynh hướng tăng giá 6% một năm nhưng đó không phải lý do để mua những bất động sản quá cũ kỹ.
6. Chiến tranh: Chiến tranh thật kinh khủng, nhưng nó thường đem đến những thay đổi rất lớn. Anh, Pháp, Đức, Nhật đều có lúc từng là kẻ thù của Mỹ. Ngày nay, họ lại trở thành những đồng minh hùng mạnh nhất. (Dù Đức và Pháp không ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến tranh Iraq nhưng vẫn là hai đồng minh thân cận của Mỹ trên nhiều khía cạnh khác.) Đôi khi có đanh nhau mới trở thành bằng hữu. Hy vọng một ngày nào đó, Iran, Iraq, Palestine, Nga, các nước châu Phi và những khu vực xung đột khác sẽ sớm trở thành bạn và đối tác thương mại của nhau. Vấn đề ở đây là có lúc, chiến tranh là một cơ hội tốt để mua hàng giá rẻ.
7. Tuổi tác là một tiêu sản: Khi tôi còn là một đứa trẻ, tuổi tác là một tài sản. Vào thời cha mẹ tôi, người ta biết rằng càng lớn tuổi, họ lại trở thành những nhân viên giá trị đầy kinh nghiệm. Thế nhưng trên thế giới ngày nay, càng lớn tuổi thì người ta càng trở nên lỗi thời, bởi vì công nghệ kỹ thuật không ngừng đổi mới.
Một trong những lý do khiến tôi sớm trở thành một chủ doanh nghiệp và một nhà đầu tư là vì tôi đã trải qua nửa cuộc đời mình học cách chơi giỏi hơn trong nhóm C và nhóm Đ chứ không phải nhóm L và nhóm T. Tôi biết nếu tôi có công ty riêng và tự mình đầu tư thì tôi sẽ không phải lo chuyện ai đó kiểm soát cuộc đời mình, mình kiếm được bao nhiêu tiền, khi nào mình có thể đi nghỉ mát và khi nào mình có thể về hưu. Dù đã thất bại ở hiệp 1 cuộc chơi, từ 25 đến 35 tuổi, nhưng ở hiệp sau, càng ngày tôi càng tiến bộ hơn trong việc kinh doanh và đầu tư. Ở hiệp 2, từ độ tuổi 35 đến 45, tôi và Kim đã có thể được tự do tài chính, thoải mái tận hưởng cuộc sống với nguồn thu nhập từ những khoản đầu tư của mình.
MƠ ƯỚC CHIẾN THẮNG LÝ LUẬN
Khi tôi bắt đầu tạo dựng sự nghiệp riêng cho mình ở tuổi 25, cả Người cha giàu lẫn người cha nghèo đều biết rằng tôi không phải là một sinh viên thông minh sáng dạ gì mấy. Người cha nghèo, từng là một sinh viên xuất sắc hạng ưu, bảo tôi: “Con luôn là đồ chậm tiêu”. Vì biết tôi không phải là một người tiếp thu nhanh, Người cha giàu bảo: “Con cần phải dồn hết tâm trí để học từ từ và học suốt đời. Đó là cơ may thành công tốt nhất của con”. Ông cũng nói: “Mơ ước có thể đưa con đến những nơi mà lý luận không vươn tới được”. Mãi đến năm 50 tuổi, tôi mới có thể viết nên một cuốn sách bán chạy nhất. Hồi trung học, tôi đã từng thi rớt hai lần do viết văn quá kém. Vì vậy, việc tôi có 5 cuốn sách được The New York Times xếp loại bán chạy nhất rõ ràng là không hợp lý chút nào.
Ngay sau khi rời đại học, hầu hết các bạn cùng lớp đều kiếm được nhiều tiền hơn tôi. Nhưng ngày nay, tôi kiếm nhiều tiền hơn gấp nhiều lần so với những người bạn từng là sinh viên xuất sắc với những công việc được trả lương hậu hĩ. Vì nhập cuộc khá trễ nên tôi đạt được thành công tài chính cũng khá trễ trong cuộc đời mình. Vì là một kẻ “chậm tiêu” nên tôi phải mất khá nhiều thời gian để có thể bắt đầu và để có được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết. Nhưng tôi đã đạt được tất cả nhờ lòng kiên nhẫn, cần cù và không bao giờ bỏ cuộc, dù nhiều lần muốn thế. Vì vậy, hãy kiên trì tiếp tục học hỏi về đầu tư, bất kể bạn bao nhiêu tuổi và có bao nhiêu tiền, hay thậm chí chẳng có đồng nào cả. Đi một ngày đàng học một sàng khôn, lần biết thêm một điều gì mới, bạn sẽ chơi trò chơi của mình giỏi hơn một chút.
CÁCH THỨ 5: CHU KỲ 20-10-5
Người cha giàu đã nói: “Thị trường chứng khoán chiếm lĩnh thị trường đầu tư trong khoảng 20 năm. Sau 20 năm, thị trường bắt đầu có khả năng suy thoái. Sau khi sụp đổ, thị trường chứng khoán có khuynh hướng yên lặng trong 10 năm. Trong 10 năm đó, những thứ hàng hóa như vàng, bạc, xăng dầu và bất động sản sẽ chiếm lĩnh thị trường đầu tư. Và cứ mỗi 5 năm lại có một tai họa gì đó xảy ra”.
Những năm đầu của cuộc đời mình, tôi chẳng để ý gì mấy đến chu kỳ 20-20-5 này. Nhưng dù sao tôi cũng nghe theo lời khuyên của Người cha giàu. Từ năm 1973-1980, tôi đầu tư vào bất động sản và vàng, thường được xếp vào loại tài sản “cứng”. Hẳn một số bạn còn nhớ anh em nhà Hunt đã khiến giá bạc tăng lên đến 50 đôla một ounce và giá vàng lên đến 800 đôla một ounce. Ngay trước năm 1980, thị trường hàng hóa sụp đổ. Và như dụ đoán, từ năm 1980 đến năm 2000, thị trường chứng khoán chiếm lĩnh thị trường thế giới đầu tư. Việc tai họa xảy ra 5 năm một lần dường như cũng đúng. Những sự kiện như thị trường chứng khoán sụp đổ, tiền tiết kiệm và tiền cho vay mất giá, và cả những sự kiện như thảm kịch ngày 11-09-2001 dường như cũng xảy ra 5 năm một lần. Nếu giả thuyết tai họa 5 năm một lần là đúng thì tai họa tiếp theo sẽ xảy ra vào năm 2006.
KHÔNG PHẢI LÀ TIÊN ĐOÁN
Người cha giàu nói với tôi về chu kỳ 20-10-5 không với ý định biến tôi thành một nhà tiên tri với quả cầu pha lê. Ông cho tôi biết về chu kỳ này vì ông muốn giúp tôi nhận thức được sự thay đổi. Nhiều người thua lỗ trắng tay chỉ vì những khoản đầu tư của họ vẫn còn kẹt trong thị trường chứng khoán và thị trường vừa kết thúc chu kỳ 20 năm của nó. Nếu tuân theo chu kỳ 20-10-5, hẳn họ sẽ rời thị trường chứng khoán để bước vào thị trường hàng hóa khoảng những năm 1996. Warren Buffrtt đã bán hầu hết các cổ phần của ông vào năm 1996 và mua một lượng bạc lớn ngay trước năm 2000. Tôi không biết ông có làm theo chu kỳ 20-10-5 không, nhưng khuôn mẫu đầu tư của ông xem ra rất phù hợp với nó.
Tôi không sử dụng chu kỳ 20-10-5 như một quả cầu a lê tiên tri mà chỉ xem như một lời nhắc nhở về tương lai. Chẳng hạn như vào năm 1996, khi giá vàng xuống thấp hơn bao giờ hết, vào khoảng 275 đôla một ounce, tôi bắt đầu đầu tư vào các ông ty khai khoáng vàng. Dù ban đầu bị những người bạn đầu tư vào thị trường chứng khoán cười nhạo nhưng ngày nay thì họ không còn cười được nữa khi giá vàng đạt đến 375 đôla một ounce. Trên thực tế, một trong những công ty mà tôi đầu tư vào năm 2996, trong đó tôi làm giám đốc và là cổ đông lớn thứ hai của công ty, chỉ mới được cổ phần hóa vào tháng 11-2003.
Nói cách khác, khi chu kỳ 20 năm của thị trường chứng khoán sắp kết thúc, tôi từ bỏ các cổ phiến và chuyển sang tìm cơ hội với thị trường hàng hóa như vàng, bạc, xăng dầu và các kim loại khác. Khi sự kiện ngày 11-09-2001 xảy ra, dù giá cổ phiếu thực sự rất thấp nhưng tôi vẫn không ngó ngàng gì đến chúng, bởi vì tôi biết thị trường vẫn còn đang trong chu kỳ 20 năm của nó. Thay cho cổ phiếu, tôi tìm kiếm cơ hội nhiều hơn với bất động sản, dù giá bất động sản hãy còn khá cao.
ĐỪNG ĐỂ CHUYỆN NÀY DÍNH ĐẾN NGÂN HÀNG
Tôi không hề đặt cược tương lai tài chính của mình vào chu kỳ 20-10-5 này. Như tôi đã nói, nó chỉ là một lời nhắc nhở rằng các thị trường luôn tuân theo một quy luật. Tuy nhiên, với những hiểu biết này, tôi có thể định hướng cho mình không bị kẹt vào những chọn lựa sai lầm. Một trong những cách tốt nhất để tìm kiếm những khoản đầu tư tuyệt vời là hãy tìm những khoản đầu tư không còn thu hút nữa nhưng có khả năng hấp dẫn trở lại. Chu kỳ 20-10-5 giúp tôi biết rằng chứng khoán có thể sẽ hấp dẫn trở lại vào năm 2008 và tôi sẽ tự nhắc mình bán đi các cổ phiếu vàng vào thời gian đó.
Vì tôi thích kinh doanh bất động sản và vì tôi tin rằng dân số nước Mỹ đang có xu hướng tăng nên tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào bất động sản. Ở Nhật, tỷ lệ sinh rất thấp, vì vậy nên tôi e ngại khi đầu tư vào bất động sản ở đó. Giá trị bất động sản chỉ tăng lên nếu có nhiều người muốn thuê chúng.
CÁCH THỨ 6: CÓ MỘT NGƯỜI BẠN LÀM ĂN
Hầu hết chúng ta đều biết rằng những khoản đầu tư tốt nhất không bao giờ được quảng cáo rao bán cả phần lớn trường hợp, các khoản đầu tư tốt nhất thường được bán một cách hợp pháp và bất hợp pháp cho những người trong cuộc với cái giá tốt nhất. Thông thường, đến khi những nhà đầu tư nhỏ được nghe nói về một khoản đầu tư tuyệt vời thì giá của nó đã tăng rất cao, biến nó thành một khoản đầu tư không có lời đối với những nhà đầu tư nhỏ.
Một trong những cách tốt nhất để tìm được những khoản đầu tư tuyệt vời là tìm kiếm những đối tác kinh doanh tham gia thị trường hàng ngày. Tôi và Kim tìm được nhiều khoản đầu tư tuyệt vời chính là vì chúng tôi trả công cho những người môi giới của mình cao hơn các nhà đầu tư khác. Ví dụ như trong khi nhiều nhà đầu tư đòi người môi giới giảm tiền hoa hồng thì chúng tôi lại cho họ được hưởng toàn bộ số hoa hồng cùng với 10% lợi nhuân thu được từ khoản đầu tư đó. Nhờ sự hào phóng của mình, chúng tôi luôn là người biết tin đầu tiên về những khoản đầu tư tuyệt vời. Chúng tôi mua được nhiều bất động sản trước khi chúng được đưa ra thị trường nhờ có nhiều bạn bè làm ăn và biến họ thành những đối tác trong các khoản đầu tư của mình.
CÁCH THỨ 7: HÃY TRẢ NHIỀU TIỀN HƠN
Vào đầu năm 2003, một nhà môi giới bất động sản đến hỏi chúng tôi có muốn bán một trong những bất động sản của mình không. Câu trả lời của tôi là: “Dù chúng tôi không quan tâm lắm đến việc bán đi các bất động sản của mình nhưng mỗi thứ thuộc về chúng tôi đều có giá của nó”.
“Anh muốn bán nó với giá bao nhiêu?”, nhà môi giới hỏi.
Sau khi suy nghĩ vài ngày, chúng tôi trả lời: “Nếu anh trả cho chúng tôi 2,5 triệu đôla thì chúng tôi sẽ bán nó”.
“Giá đó cao quá”, nhà môi giới nói. “1,9 triệu được không?”
Đến đây thì chúng tôi kết thúc buổi nói chuyện với anh ta. Cuộc thương lượng chấm dứt.
KHÔNG AI ƯA NHỮNG KẺ BẦN TIỆN
Người cha giàu thường nói: “Không ai ưa những kẻ bần tiện. Nhưng vì một lý do nào đó, ngày càng có nhiều người cố gắng làm giàu bằng cách bần tiện”. Trong đầu tư cũng vậy. Riêng tôi, tôi cảm thấy khó chịu khi người ta trả giá với tôi để mua những gì họ muốn.
THAY ĐỔI LOẠI HÌNH KINH DOANH
Ở đầu cuốn sách này, tôi đã kể với bạn rằng Người cha giàu khuyên tôi và con trai ông nên hiểu rõ việc kinh doanh để có thể trở thành những nhà đầu tư giỏi. Mọi khoản đầu tư, kể cả bất động sản, cũng chỉ có giá trị tương đương với việc kinh doanh đằng sau nó. Ở phần trước, tôi đã đưa ra một ví dụ về miếng đất với diện tích 10 mẫu.
Đối với một nông sân, miếng đất này có thể trị giá 10.000 đôla.
Đối với một nhà phát triển bất động sản, miếng đất này có thể trị giá 100.000 đôla.
Tại sao lại có sự khác biệt giá trị đó? Câu trả lời là vì họ kinh doanh dưới những loại hình khác nhau.
MỘT SỰ XÚC PHẠM
Tôi ra giá 2,5 triệu đôla cho một bất động sản mà tôi chỉ tốn chưa tới 700.000 đola để mua nó không phải vì tôi tham lam. Tôi đã đòi một cái giá cao hơn bởi vì đó là giá trị của bất động sản đó đối với tôi ngày hôm nay. Khi nhà môi giới trả giá thấp hơn, tôi xem đó như là một sự xúc phạm. Có thể giải thích rõ như sau.
Khi tôi và Kim mua bất động sản này, nó là một nhà trọ nhỏ đang gặp nhiều rắc rối tài chính vì không có khách thuê và giá thuê quá thấp do bị các nhà trọ mới xây khác chung quanh cạnh tranh gay gắt. Chúng tôi mua nó với ý định thay đổi hình thức kinh doanh. Chúng tôi đã biến nó từ một nhà trọ thành một căn hộ cho thuê, một loại hình kinh doanh chúng tôi nắm rõ. Nói cách khác, là một nhà trọ, nó trị giá 70.000 đôla – nhưng là một căn hộ, nó trị giá 700.000 đôla nhờ nằm ở một vị trí rất tốt. Ngày nay, sau 8 năm được biến đổi thành một căn hộ, nó còn trị giá nhiều hơn nữa bởi vì trong 5 kế hoạch của chúng tôi là sẽ đập bỏ căn nhà cũ để xây dựng nên một khu nhà công nghệ kỹ thuật cao. Theo kế hoạch, chúng tôi có thể xây được 12 căn hộ, mỗi căn có 3 phòng ngủ, 2 phòng tắm và gara riêng. Nếu bán với giá ít nhất 350.000 đôla một căn, chúng tôi sẽ thu được tổng cộng 4,2 triệu đôla. Đó là lý do tại sao đối với chúng tôi, bất động sản này trị giá ít nhất là 2,5 triệu đôla. Nó có thể đạt đến mức giá đó bởi vì chúng tôi quyết định thay đổi loại hình kinh doanh hiện tại của tòa nhà này và chúng tôi muốn kiếm được số tiền tương đương khi bán tòa nhà mới xây. Nếu nhà môi giới biết được kế hoạch này, anh ta có thể nhận ra rằng chúng tôi đã yêu cầu đúng mức giá trị của bất động sản đó. Nếu người mua của nhà môi giới này có tầm nhìn xa hơn và nhận ra những tiềm năng thay đổi hình thức kinh doanh của bất động sản này, hẳn anh ta sẽ tìm được cách thỏa mãn yêu cầu của chúng tôi mà vẫn đạt được những gì mình muốn. Nhưng thay vì thế, anh ta lại chọn con đường bần tiện, và đó là lý do vì sao chúng tôi không bao giờ nói chuyện với nhau nữa.
CÁCH LÀM GIÀU MÀ TÔI ƯA THÍCH
Và rất thường, người ta luôn cố gắng mua một khoản đầu tư tốt bằng cách bần tiện để rồi chỉ gặt hái được thất bại. Việc trả giá không đòi hỏi phải thông minh lắm. Nhưng để có thể nhìn thấy những cơ hội tiềm tàng mà người khác không thấy được đòi hỏi phải thông minh sáng tạo. Vì vậy, trước khi xúc phạm một người nào đó bằng cách đưa ra một cái giá thấp hơn họ yêu cầu, hãy suy nghĩ xem có phải họ đã nhìn thấy những tiềm năng giá trị mà bạn không thấy được hay không. Theo tôi, đó chính là cách làm giàu tốt nhất. Đã nhiều lần tôi dùng cách này để tìm ra những khoản đầu tư tuyệt vời. Đơn giản là hãy tìm kiếm những giá trị hay cơ hội tiềm năng mà người khác bỏ sót rồi trả theo cái giá được yêu cầu, như thế hai bên đều vui vẻ. Đó chính là cách làm giàu ưa thích của tôi.
KHÔNG CHỈ CÓ MỘT CÁCH ĐỂ TÌM KIẾM NHỮNG KHOẢN ĐẦU TƯ TUYỆT VỜI
Như bạn thấy đấy, không chỉ có một cách để tìm kiếm những khoản đầu tư tuyệt vời. Bảy phương cách trên sẽ giúp bạn có được một sự lựa chọn linh hoạt dựa trên tình hình thị trường hiện tại. Trong đó có 4 điều cơ bản là:
1. Hãy biết mình đang làm gì – đừng đoán mò như một tay cờ bạc
2. Hãy hiểu rõ sai lầm của những chú chuột Lemming
3. Hãy rộng lượng
4. Hãy sáng tạo
Nếu luôn ghi nhớ 4 điều cơ bản này thì cơ hội để bạn tìm ra những khoản đầu tư tuyệt vời bỗng nhiên tăng vọt.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.