Dạy Con Làm Giàu – Tập 7

CHƯƠNG 9



Hãy hỏi Thần Thời gian

“Mọi nhà đầu tư đều phải biết khi nào một bông hoa sắp nở… và nó sẽ nở trong bao lâu”.

– Người cha giàu.

Một trong những cơ hội độc nhất vô nhị khi học ở Học viện Hải thương Mỹ tại New York là một năm trời trôi trên biển. Mỗi học viên được thực tập một năm với vai trò hạ sỹ quan trên những thương thuyền vận chuyển hàng hóa từ cảng này qua cảng khác trên khắp thế giới trong vòng một năm. Bản thân tôi cũng từng lăn lộn trên những chiếc tàu chở hàng, chở dầu, và cả tàu chở khách. Nhưng chưa bao giờ tôi được phân bổ nhiệm vụ trên một chiếc tàu kéo, dù tôi rất muốn được giành chút thời gian để tìm hiểu về nó.

Trong năm thực tập đó, ở tuổi 19 – 20, tôi đã được du ngoạn đến Nhật, Hồng Kông, Tháan, Việt Nam, Tahiti, Samoa và một số hòn đảo ở Thái Bình Dương. Một số bạn học của tôi thì được đến châu Âu, Canada, châu Phi, Nam Mỹ và châu Úc. Dù cũng muốn đến những nơi đó nhưng nơi tôi yêu thích hơn cả là những đảo quốc trên Thái Bính Dương này.

Những tháng ngày lênh đênh trên biển cho phép tôi có rất nhiều thời gian để đọc sách. Ngoài những cuốn sách chuyên môn về tàu thuyền mà tôi phải đọc theo yêu cầu của công việc thực tập, tôi còn đọc những cuốn sách về tiền bạc, vàng ròng, đầu tư và mậu dịch quốc tế. Vấn đề là tôi đã sớm nhận ra mình có hứng thú với tiền tệ, vàng bạc, đầu tư và mậu dịch quốc tế hơn nhiều so với tàu thuyền, hàng hải và hoạt động chuyển vận hàng hóa.

NHỮNG NGƯỜI BẠN KHÔNG HỨNG THÚ VỚI ĐẦU TƯ

Sau những bài học đầu tư góp nhặt từ Người cha giàu và từ sách vở, càng ngày tôi càng cảm thấy khó hòa nhập với bạn bè hơn. Một ngày nọ, trong giờ giải lao ở trường, tôi kể cho các bạn học của mình nghe những điều mà tôi đã học về thế giới đầu tư.

“Tại sao anh lại phí thời gian để nghiên cứu về đầu tư thế?”, Jeff mỉa mai. “Đầu tư là liều lĩnh. Chỉ là đánh bạc mà thôi”.

Tôi phản đối: “Đầu tư chính là tương lai của tôi. Tôi không muốn phải làm công ăn lương suốt đời”.

“Tôi cũng đâu muốn thế”, Jeff nói. “Nhưng tôi sẽ xin việc ở một công ty tàu biển lớn, cố gắng trở thành thuyền trưởng, và sau đó sẽ về hưu với một khoản trợ cấp hậu hĩnh. Tôi sẽ không phải lo lắng chuyện về hưu nữa vì khi đó chính phủ và công ty sẽ chăm sóc cho tôi”.

Một vài người bạn tỏ ra quan tâm đến những gì tôi đã học về đầu tư, nhưng đa số vẫn tập trung vào kiến thức chuyên môn hơn là kiến thức tài chính.

KHI MỌI THỨ THAY ĐỔI…

Học viện đã ngốn hết bốn năm của tôi, từ năm 1965 đến 1969. Vào thời điểm đó, hầu như người ta không băn khoăn gì mấy những chuyện tài chính hay về hưu. Thế hệ tôi vẫn sống trong sự bảo bọc của thế hệ cha mẹ mình, thế hệ của Thế chiến thứ II. Phần đông thế hệ này không hề chú trọng đến chuyện đầu tư hay về hưu – họ chỉ mong đợi một chỗ đứng trong một công ty lớn hay một cơ quan nhà nước mà thôi. Họ cũng quan tâm đến những phúc lợi xã hội khác, nhưng họ không xem trọng kiến thức tài chính, đầu tư hay danh mục đầu tư. Và chính hệ thống giáo dục trong thời kỳ đó đã phản ánh quan điểm của họ về việc nghỉ hưu: Nghỉ hưu là trách nhiệm của người khác chứ không phải trách nhiệm của người nghỉ hưu. Ngày nay, nhiều trường học vẫn còn phản ánh tư tưởng lỗi thời đó.

Vào thập niên 60 và 70, tâm trí của các thanh niên trẻ tuổi luôn ám ảnh bởi những The Beatles, Bob Dylan, chiến tranh ở Việt Nam, biểu tình sinh viên và vụ từ chức ồn ào của Tổng thống Nixon, chứ không phải những chuyện như đầu tư hay về hưu. Chúng tôi không hề biết rằng thế hệ của mình sắp phải đối đầu với một trong những thời kỳ kinh tế chao đảo nhất trong lịch sử. Năm 1971, khi Tổng thống Nixon ra lệnh từ bỏ kim bản vị, điều đó có nghĩa là đồng đôla Mỹ có thể được cho in bất cứ lúc nào tùy ý. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này rất đáng chú ý bởi vì trước đó, giá trị đồng đôla được dựa trên một kim loại quý, vàng hoặc bạc. Ngày nay, đôla Mỹ được dựa trên nợ và lời hứa hẹn của các công dân đóng thuế Mỹ là sẽ thanh toán khoản nợ đó, khoản nợ của sự phồn vinh và phát triển.

NHỮNG THAY ĐỔI LỚN NHẤT

Trong những năm 60 và 70, Tổng thống Nixon đã thực hiện chính sách mở cửa với Trung Quốc. Thế nhưng mãi đến ngày nay, chúng ta mới bắt đầu cảm nhận được tác động của sự thay đổi chính sách đối ngoại từ hàng thập niên trước này. Ngày nay, song song với những điều tốt đẹp diễn ra nhờ nỗ lực của Tổng thống Nixon thì cũng có hàng triệu người bị mất việc vào tay các công nhân Trung Quốc. Dù ủng hộ chính sách giao thương với Trung Quốc nhưng tôi cũng rất lo ngại trước tình trạng chúng ta bị mất dần những công việc mang đến lợi nhuận cao vào tay những người bạn châu Á này. Vào những năm 60, khi bạn bè tôi bảo rằng họ không quan tâm đến đầu tư, những thay đổi tài chính này vẫn chưa xảy ra và chúng ta vẫn chưa cảm nhận được ảnh hưởng của nó suốt nhiều năm sau đó.

Sau 15 năm đàm phán, vào tháng 11-2001, các Bộ trưởng Thương mại trên khắp thế giới đã chính thức công nhận Trung Quốc gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Sự kiện này đã mở cửa cho một thị trường 1,3 tỷ người hòa nhập vào hệ thống thương màn cầu, gây nên một tác động rất lớn đến nền kinh tế của chúng ta suốt nhiều năm sau, thậm chí là hàng thập niên sau đó.

MỘT BƯỚC NGOẶT VĨ ĐẠI

Năm 1974, sau khi Tổng thống Gerald Ford thông qua Luật ERISA, “Luật bảo đảm thu nhập hưu trí cho người lao động”, điều luật đã dẩn đến kế hoạch hưu trí 401(k) và những kế hoạch lương hưu tương tự, những thay đổi tài chính bắt đầu tăng tốc. Luật ERISA 1974 và những cải cách lương hưu theo sau nó là một cột mốc biểu trưng đặc biệt vì điều luật này cho phép những người sử dụng lao động không cần phải chịu trách nhiệm bảo bọc tài chính cho các nhân viên của mình một khi họ không còn làm việc nữa. Hay nói cách khác, theo Kim tứ đồ:

Nhóm C bảo nhóm L: “Những người lao động của anh cần phải trở thành những nhà đầu tư của tôi”. Dù muốn dù không, sự thay đổi này sẽ gây nên một tác động lâu dài đến tất cả chúng ta trong nhiều năm tới nữa.

VẤN ĐỀ NGHIÊM TRỌNG HƠN TÔI TƯỞNG

Mùa thu năm 2002, tôi phát hành cuốn sách “Lời tiên tri của Người cha giàu” – cuốn sách bị rất nhiều phóng viên tài chính làm việc cho bộ máy Wall Street phê phán. Dù tôi đã chuẩn bị tinh thần để nghe những lời phê bình nhưng thật thất vọng khi thấy cuốn sách đầu tay của mình bị những tay phóng viên này bóp méo sự thật và thậm chí còn dối trá nhằm hạ uy tín của tôi và những thông điệp trong cuốn sách.

Một điều thú vị là cuốn sách “Lời tiên tri của Người cha giàu”, được viết năm 2000 và 2001, dù rất chính xác nhưng lại trở nên không chính xác bởi vì nó đã nói giảm bớt mức độ nghiệm trọng thật sự của vấn đề. Năm 2003, khi sự thật đang dần được phơi bày, tôi bắt đầu nhận ra vấn đề không đơn giản như mình đã nghĩ.

“Lời tiên tri của Người cha giàu” nói về sự thay đổi từ một kế hoạch hưu trí phúc-lợi-xác-định sang một kế hoạch hưu trí đóng-góp-xác-định. Một kế hoạch hưu trí phúc-lợi-xác-định chính là kế hoạch hưu trí của thế hệ cha m thế hệ của Thế chiến thứ II. Nói một cách đơn giản, kế hoạch hưu trí phúc-lợi-xác-định bảo đảm cho người lao động một số thu nhập ổn định từ khi họ về hưu cho đến lúc qua đời. Vấn đề là khi chi phí ngày càng tăng cùng với sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, kế hoạch hưu trí phúc-lợi-xác-định trở nên quá đắt. Vì thế nên vào năm 1974, các doanh nghiệp nhóm C đã thúc đẩy chính phủ Mỹ thông qua luật ERISA, điểm khởi đầu cho sự chuyển đổi từ một kế hoạch hưu trí phúc-lợi-xác-định sang một kế hoạch hưu trí đóng-góp-xác-định, theo đó người lao động phải chịu trách nhiệm sự về hưu của chính mình.

Một kế hoạch hưu trí đóng-góp-xác-định là như thế. Phúc lợi của người lao động được xác định là những gì mà người sử dụng lao động và người lao động đã đóng góp. Nếu cả hai bên không đóng góp gì cả, hoặc nếu thị trường chứng khoán sụp đổ và phần đóng góp tương ứng bị xóa sổ, thì tất nhiên người lao động chỉ có thể nhận được những gì còn lại nếu có. Nếu người lao động hết tiền ở tuổi 92 thì đó không phải là chuyện của người sử dụng lao động nữa như đối với kế hoạch hưu trí phúc-lợi-xác-định. Còn một khác biệt khác đáng kể nữa giữa kế hoạch hưu trí phúc-lợi-xác-định và kế hoạch hưu trí đóng-góp-xác-định. Những người sử dụng lao động của các tập đoàn lớn sử dụng kế hoạch hưu trí phúc-lợi-xác-định thường cũng có những kế hoạch phúc lợi y tế cho các nhân viên của mình khi họ về hưu. Nhưng với một kế hoạch hưu trí đóng-góp-xác-định thì không. Nếu bạn nhận thấy sự gia tăng chi phí dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe thì có thể bạn sẽ thấy được tầm mức thay đổi mà Luật 1974 gây ra. Vì vậy nên ngày nay, người lao động trên khắp thế giới đã có những kế hoạch hưu trí đóng-góp-xác-định mới, những kế hoạch mà khi những người về hưu đã sử dụng hết số tiền đóng góp của mình thì trách nhiệm chăm sóc y tế sẽ được chuyển qua cho… bạn biết cho ai không, cho những người đóng thuế.

MỘT VẤN ĐỀ TOÀN CẦU

Hiển nhiên có những người sẽ không bao giờ nghỉ hưu được và sẽ phải làm việc cho đến khi không còn đủ sức làm việc nữa. Khi dân số thế giới ngày càng già đi, những hệ thống phúc lợi dành cho người cao tuổi trên toàn thế giới sẽ gặp rắc rối. Nhiều bài báo cho thấy hiện trạng này ở Nhật, Pháp và Đức còn tồi tệ hơn cả ở Mỹ và Anh. Như tôi đã nói, người lao động Pháp đang biểu tình phản đối sự thay đổi hệ thống lương hưu. Bao lâu nữa thì những cuộc biểu tình tương tự sẽ xảy ra ở Mỹ và Anh? Liệu những người thuộc thế hệ bùng nổ dân số từng xuống đường phản đối chiến tranh ở Việt Nam những năm 1960 có trở thành những người xuốường phản đối cải cách lương hưu hay không?

CHIẾN THẮNG TRÒ CHƠI TIỀN BẠC

Tôi đã từng đề cập đến Trò chơi Tiền bạc trong phần đầu tiên. Người cha giàu thường nói: “Cuộc đời là một trò chơi của thời gian và tiền bạc”. Những năm sắp bước sang tuổi 30, tôi đã gặp nhiều khó khăn tài chính, Người cha giàu đã chia sẻ với tôi những kinh nghiệm của ông trong trò chơi này. Ông nói: “Với hầu hết mọi người, khoảng từ 25 đến 65 tuổi là thời gian làm việc của họ. Hay nói cách khác, chúng ta làm việc trong khoảng 40 năm. Nếu xem quãng đời làm việc của mình là một cuộc chơi thì chúng ta có thể chia nó làm 4 phần, mỗi phần 10 năm”. Sau đó ông vẽ vào giấy:

Người cha giàu tỏ ra lo ngại vì tình hình tài chính trong hiệp 1 của tôi chỉ là một mớ lộn xộn. Ông tiếp tục vẽ:

“Con đã thua trong hiệp 1”, ông nói. “Nếu con không rút kinh nghiệm từ những thất bại của mình thì suốt cuộc đời tài chính của con vẫn là một mớ lộn xộn”.

Ông đã nói đúng. Trong hiệp 1 Trò chơi Tiền bạc của mình, tôi đã thất bại nặng nề, nợ nần chồng chất, mất uy tín và là một doanh nhân lôi thôi nhếch nhách. Một trong những nguyên nhân khiến tôi quyết định rời Hawaii năm 35 tuổi là vì tôi biết mình cần phải làm lại cuộc đời. Khoảng thời gian 25 – 35 tuổi, tôi đã tận hưởng những niềm vui, theo đuổi phụ nữ, chơi những môn thể thao ưa thích như lướt ván, đá bóng và cố làm giàu bằng con đường nhanh nhất. Giờ thì tôi biết mình cần phải thay đổi. Năm 1984, tôi rời Hawaii và bắt đầu làm lại từ đầu, tạo nên một “tôi” mới cho sự nghiệp của mình.

Quyển Dạy con làm giàu – Tập 5 là cuốn tự truyện về hiệp 2 của tôi. Nếu đã đọc quyển sách này, bạn sẽ nhớ lại quyết định của chúng tôi trên những dốc tuyết Canada vào tháng 12.1984, quyết định nghỉ hưu trong vòng 10 năm nữa. Năm 1994, tôi và Kim đã nghỉ hưu. Năm đó, tôi 47 còn Kim 37 tuổi. Chúng tôi đã đạt được mục tiêu giành chiến thắng Trò chơi Tiền bạc, với tôi là vào cuối hiệp 2, với Kim là vào cuối hiệp 1.

Chiến thắng trò chơi nghĩa là có được một nguồn thu nhập lớn hơn chi phí, phát sinh từ tài sản chứ không phải từ công việc. Vào năm 1994, tôi và Kim kiếm được gần 10.000 đôla một tháng từ các khoản đầu tư nhưng chi phí thì chỉ có 3.000 đôla. Dù không giàu nhưng chúng tôi đã hoàn toàn tự do về phương tiện tài chính. Chúng tôi không cần đến trợ cấp lương hưu của chính phủ hay một công ty nào nữa cả. Chúng tôi đã chiến thắng Trò chơi Tiền bạc.

Sau khi giành được chiến thắng ở tuổi 47, tôi đã bỏ ra 2 năm để nhìn lại và suy ngẫm về cuộc đời. Trong khoảng thời gian đó, tôi đã viết bản thảo cuốn sách Dạy con làm giàu – Tập 1. Cũng trong thời gian đó, nhóm chúng tôi đã thành lập một số công ty dầu mỏ và khai khoáng ở nhiều nơi trên thế giới.

Tháng 5-2000, tôi được mời tham dự chương trình của Oprah Winfrey. Quyển Dạy con làm giàu – Tập 1 được quảng cáo khắp thế giới và bỗng nhiên tôi trở nên nổi tiếng. Hiệp 3 của cuộc đời tôi – những năm 45-55 tuổi – trở thành khoảng thời gian của những giấc mơ điên cuồng nhất. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng mình có thể nói chuyện suốt 1 giờ với Oprah, cũng như với Today, CNBC và các chương trình truyền thanh truyền hình trên toàn thế giới. Tôi cũng chưa bao giờ tưởng tượng mình sẽ có 5 cuốn sách lọt vào danh sách bán chạy nhất của The New York Times. Dù hiệp 1 của tôi là một mớ bòng bong nhưng hiệp 2 và hiệp 3 thì thật tuyệt vời.

Và giờ đây, tôi đã bắt đầu vào hiệp 4 của cuộc chơi. Tôi vẫn là một nhà doanh nghiệp, xây dựng các công ty nhóm C và đầu tư bất động sản hay những khoản đầu tư khác của nhóm Đ. Nói cách khác, cuộc chơi vẫn tiếp diễn và tôi vẫn đang trên đà chiến thắng. Tôi chỉ e rằng nhiều người thuộc thế hệ bùng nổ dân số đang thức tỉnh và

nhận ra rằng họ còn quá ít thời gian, tiền bạc, mà họ cũng chẳng biết chơi cuộc chơi của mình như thế nào nữa. Phần hai của quyển sách này sẽ nói về cách chiến thắng Trò chơi Tiền bạc, ngay cả khi bạn còn rất ít thời gian và không có nhiều tiền.

Dù tôi đã thất bại trong việc kinh doanh và đầu tư bất động sản ở hiệp 1 của cuộc đời mình nhưng mọi việc đã thay đổi kể từ khi tôi quyết định nghiêm túc dấn thân vào cuộc chơi.

TẠI SAO TÔI VẪN TIẾP TỤC

Có một câu mà tôi thường tự hỏi: “ Nếu mình đã có thể nghỉ ngơi thì tại sao lại phải làm việc mãi như thế chứ?”. Và tôi nhận ra có 4 câu trả lời:

1. Bởi vì tôi yêu thích trò chơi kinh doanh và đầu tư, nhất là đầu tư bất động sản. Có lẽ tôi sẽ tiếp tục những trò chơi này cho đến phút cuối của cuộc đời mình. Khi tôi bước ra khỏi vòng chơi ở tuổi trung niên và bắt đầu hưởng thụ cuộc sống, tôi cảm thấy thật nhàm chán và lãng phí cuộc đời. Sau 2 năm nghỉ ngơi, tôi lại quay lại với trò chơi của mình.

2. Bởi vì tôi e ngại trước khoảng trống ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo trên thế giới. Tôi cũng e rằng sẽ có những người không thể về hưu được, đơn giản vì họ đã thất bại trong trò chơi tiền bạc, dù họ đã làm việc vất vả suốt cả cuộc đời. Rất nhiều bạn bè tôi đang bắt đầu hiệp thứ 4 của cuộc chơi và vẫn đang ở thế bại trận.

3. Câu trả lời thứ ba là lòng tham vô đáy của những kẻ vốn đã giàu có sẵn khiến tôi lo ngại. Nhiều người vốn dĩ giàu có vẫn đánh cắp công lợi thành tư lợi cho mình. Tôi thật không hiểu nổi vì sao những người có thể kiếm được hàng triệu đôla vẫn muốn đánh cắp tiền bạc của những người lao động và các nhà đầu tư như vậy.

4. Việc bỏ qua những kiến thức tài chính trong hệ thống trường học của chúng ta đang hủy hoại đất nước. Tôi thật sự lo ngại khi hệ thống trường học của chúng ta vẫn tiếp tục bỏ qua tầm quan trọng của các kiến thức tài chính. Dù là một sinh viên giỏi hay yếu trong trường học, giàu hay nghèo sau khi ra trường, tất cả chúng ta đều phải xài tiền. Học cách quản lý và đầu tư tiền bạc là một kỹ năng sống và là nhu cầu thiết yếu của tất cả chúng ta. Vậy tại sao chúng ta không thể xây dựng một chương trình giảng dạy thiết thực về tiền bạc trong trường học được chứ>

Nếu chịu trách nhiệm việc giảng dạy về tài chính trong trường học, một trong những điều đầu tiên tôi sẽ dạy học trò chính là mã thuế. Tôi sẽ giải thích cho các bạn

trẻ hiểu rằng thuế vụ ưu tiên rất nhiều cho các doanh nhân và ưu tiên rất ít cho người lao động. Có thể điều này sẽ thôi thúc nhiều bạn trẻ trở thành nhà doanh nghiệp, những người tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy kinh tế toàn cầu như Henry Ford, Anita Roddick, Bill Gates, Michael Dell, Rupert Murdoch, Akio Morita và Richard Branson.

BẠN CÓ THỂ THUA CUỘC SAU KHI CHIẾN THẮNG

Một lý do khiến Trò chơi Tiền bạc có một tầm quan trọng rất lớn là vì bạn vẫn có thể thua cuộc sau khi chiến thắng. Ví dụ như trong một trận bóng đá, giả sử khi đến giữa trận đấu, tỷ số là 3-2. Ngay cả nếu đội thua không ghi được một bàn thắng nào khác trong nửa trận sau thì họ vẫn ghi được 2 bàn trong nửa đầu trận đấu, thậm chí nếu tỷ số chung cuộc là 5-2 đi nữa.

Nhưng với Trò chơi Tiền bạc thì khác. Nếu trong nửa đầu trận đấu, tỷ số là 3-2, thì vào cuối trận đấu, tỷ số có thể là 0-5. Nói cách khác, một người có thể chiến thắng vào giữa trận nhưng đến cuối trận thì họ vẫn có thể thua trắng.

Trước khi thị trường chứng khoán sụp đổ vào tháng 3.2000, nhiều người đã thu được rất nhiều lợi nhuận và trở thành những nhà triệu phú chứng khoán. Một số người thậm chí còn nghỉ việc ở nhà. Nhưng sau khi thị trường sụp đổ, họ mới nhận ra rằng tỷ số chiến thắng trong một hiệp rất khó giữ được khi sang một hiệp khác.

Nhiều bạn bè tôi hiện đang bước vào hiệp 4 chỉ với hai bàn tay trắng sau nhiều năm làm việc vất vả. Nhiều người tin vào lời nói của các nhà tư vấn: “Hãy đầu tư dài hạn”. Nhưng vấn đề là họ đang ở vào hiệp 4 của trò chơi. Những gì họ từng có nay đã không còn. Nhiều người từng chiến thắng vào giữa trận đấu nhưng lại thất bại khi hiệp 4 vừa bắt đầu. Và thời gian vẫn cứ trôi. Có lần tôi đọc được một bài báo viết rằng hiện nay, hai phần ba dân số sống thọ hơn 65 tuổi. Tuổi thọ con người đã tăng lên rất nhiều so với khi phúc lợi xã hội được lập nên, nhưng tuổi về hưu thì vẫn giữ nguyên từ 65 đến 67 tuổi.

NHỮNG PHI CÔNG BỊ MẤT TIỀN

Sau khi tốt nghiệp năm 1969, tôi tình nguyện gia nhập Quân đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ và nhập học trường hàng không tại Pensacola, bang Florida. Từ năm 1969 đến 1974, thay vì làm một thuyền viên, tôi trở thành một phi công chiến đấu. Nhiều đồng đội của tôi trong Quân đoàn Thủy quân Lục chiến cũng trở thành những phi công phục vụ các hãng hàng không Mỹ. Vào những năm 1970, phi công máy bay thương mại là một sự nghiệp sáng giá với một mức lương hấp dẫn. Nhưng một lần

nữa, thời gian trôi qua và mọi việc thay đổi. Ngày nay, như bạn đã biết, một số hãng hàng không đã bị xóa sổ hoặc đang phá sản. Điều đó cũng có nghĩa là ngày hôm nay, rất nhiều phi công không có tiền trợ cấp hay trợ cấp của họ đã bị cắt giảm đáng kể.

Ngày 01-07-2000, nhật báo The Wall Street đăng một bài viết với tiên đề: NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ THÔNG TIN VỀ TRỢ CẤP HƯU TRÍ CỦA MÌNH. Bài báo viết:

“Với hàng triệu người lao động Mỹ, không có gì quan trọng hơn tình hình kế hoạch lương hưu của mình. Nhưng các công ty đã thành công trong cuộc đấu tranh nhằm giữ bí mật các thông tin về những kế hoạch này.

Cuộc chiến diễn ra khi dư luận đang ồn ào lo ngại cho các kế hoạch lương hưu. Một số công ty, nhất là các công ty thép, đã xóa hẳn những kế hoạch trợ cấp từng tồn tại suốt hàng thập niên qua. Nhiều công ty khác cũng cắt giảm quỹ trợ cấp lương hưu bằng cách tổ chức lại các kế hoạch này. Họ vận động hành lang để Quốc hội thông qua những thay đổi chính thức giúp họ giảm bớt các khoản chi phí dành cho trợ cấp lương hưu.

Song dường như người lao động và những người đã về hưu vẫn không có cách nào biết được tình hình về số tiền trợ cấp hưu trí của mình, một phần vì từ lâu, các công ty đã từ chối cập nhật thông tin cho họ. Kết quả là người lao động rất khó lòng biết được số tiền trợ cấp hưu trí của mình đang yên lành hay đang gặp rủi ro”.

Bài báo tiếp tục viết rằng trước đây, người lao động có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về hiện trạng số tiền trợ cấp của mình. Nhưng đến năm 1995, mọi việc bắt đầu thay đổi. Năm 1995, Quốc hội yêu cầu các công ty cung cấp chi tiết thông tin về tình hình quỹ trợ cấp cho Tập đoàn Bảo hiểm Phúc lợi Hưu trí, một công ty bảo hiểm trợ cấp lương hưu. Để có được những thông tin này, Tập đoàn Bảo hiểm phải cam đoan với các công ty là không được tiết lộ bất kỳ thông tin nào cho d. Vì vậy, từ sau năm 1995, người lao động không thể tìm hiểu thông tin về tình hình lương hưu của mình được nữa.

CÔNG TY CHIẾM DỤNG LƯƠNG HƯU CỦA PHI CÔNG

Bài viết còn giải thích rằng chỉ vì không được cập nhập thông tin về tình hình lương hưu nên các phi công của hãng Hàng không Liên bang đã mất trắng số lương hưu của mình.

Ngày 31 tháng 3, hãng Hàng không Liên bang đã hủy kế hoạch lương hưu của 7.000 phi công, cả những người hiện đang làm việc và những người đã về hưu.

Điều này có nghĩa là 7.000 phi công bỗng nhiên bị mất trắng toàn bộ số tiền lương hưu. Hãng Hàng không Liên bang đã bỏ túi hơn 387 triệu đôla từ quỹ trợ cấp lương hưu mà lẽ ra phải thuộc về các phi công. Đây không phải là một hiện tượng cá biệt. Nhiều công ty khác cũng sử dụng những chiêu thức tương tự để tự làm giàu thêm trong khi người lao động ra đi với túi tiền trống rỗng. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây là: Quỹ lương hưu của bạn có an toàn không? Làm thế nào bạn biết được những thông tin này nếu Tập đoàn Bảo hiểm Phúc lợi Hưu trí đã được yêu cầu không tiết lộ.

THỜI GIAN KHÔNG BAO GIỜ CHỜ ĐỢI

Bài báo trên tờ The Wall Street kể lại hiện trạng và cách giải quyết vấn đề của một số người về hưu:

Những người già mất khả năng lao động chính là những người phải chịu cú đánh này đau nhất bởi vì họ không còn khả năng thanh toán chi phí. Ông Huge Greenwood về hưu năm 1977, ông bị mất trắng 2.000 đôla phụ cấp mỗi tháng. Vợ ông phải bắt đầu đi tìm việc làm, và có khả năng cựu phi công 67 tuổi này cũng vậy.

Nếu áp dụng các thước đo trong Trò chơi Tiền bạc của Người cha giàu vào trường hợp của Huge Greenwood thì bạn sẽ thấy ông đang chiến thắng cuộc chơi ở gần cuối hiệp 4. Thế nhưng bỗng nhiên do sự biến đổi đột ngột của nền kinh tế thế giới, ông sẽ phải bắt đầu lại với 2 bàn tay trắng và rất ít thời gian còn lại. 8″ align=”justify”>

BẠN SẼ LÀM VIỆC MÃI MÃI?

Khi còn đang vất vả với tình hình tài chính hỗn độn của mình trong hiệp 1 của cuộc đời, có lần tôi hỏi Người cha giàu rằng chuyện gì sẽ xảy ra nếu như người ta chỉ có hai bàn tay trắng khi đã ở vào hiệp 4. Ông điềm tĩnh trả lời: “Họ sẽ chơi nốt hiệp phụ”. Nói cách khác, có thể họ sẽ phải làm việc cho đến hết đời, việc này không hẳn là quá tồi tệ nếu như bạn vẫn còn đủ sức làm việc. Thực sự, tôi tin rằng công việc giúp con người khỏe mạnh và vui vẻ hơn. Tôi biết điều đó bởi vì khi được nghỉ ngơi ở tuổi 47, tôi cảm thấy rất uể oải. Chính vì vậy nên tôi đã tiếp tục làm việc dù điều này không cần thiết lắm.

Việc chơi tiếp hiệp phụ sau khi đã kết thúc 4 hiệp sẽ không thành vấn đề nếu như bạn cảm thấy thích thú công việc của mình. Một trong những vấn đề của các phi công thương mại là họ không được tiếp tục bay nữa khi đã 60 tuổi.

Nếu bạn phải chơi tiếp hiệp phụ tài chính này, hãy cố gắng làm những gì mình

yêu thích và bạn sẽ thấy mình có thể tiếp tục làm việc cho đến lúc chán thì thôi. Nói một cách khác, đừng để rơi vào tình cảnh như một số bạn bè tôi, những phi công lớn tuổi không có một nghề nghiệp nào khác. Và hãy nhớ rằng, ngay cả nếu hôm nay bạn cảm thấy khỏe mạnh và cường tráng thì cũng sẽ có một lúc nào đó, bạn cảm thấy mệt mỏi, thật sự muốn nghỉ ngơi và không phải làm gì nữa. Nhưng cũng nên nhớ rằng nếu bạn không làm gì cả thì cũng rất có thể bạn sẽ phải trả giá.

HÃY LƯU Ý THỜI GIAN

Người cha giàu từng nói: “Mọi nhà đầu tư đều phải biết khi nào một bông hoa sắp nở… và nó sẽ nở trong bao lâu”.

Điều này có nghĩa là mọi nhà đầu tư đều phải lưu ý đến thời gian và thời đại. Như thế hệ của chúng tôi đã nhận ra, những nguyên tắc có thể áp dụng được trong thế hệ cha mẹ tôi có thể không còn thích hợp cho chúng tôi nữa. Điều này có nghĩa là mọi nhà đầu tư đều phải chú ý đến các chu kỳ. Hàng triệu người thuộc thế hệ bùng nổ dân số đã thua trắng hàng nghìn tỷ đôla chỉ vì họ nghe lời những người bán hàng mà quên lưu ý đến sự thay đổi trong các chu k>

Ngày nay, ai cũng biết thị trường tăng giá rồi lại giảm giá, cũng giống như ai cũng biết hết xuân rồi sẽ đến hè, hết hè rồi lại đến thu. Ngay cả khi sống ở Hawaii, mùa hè kéo dài gần như suốt năm, nhưng dân chơi lướt sóng như chúng tôi vẫn phải chú ý sự thay đổi của các mùa. Mùa hè với những con sóng lớn ở các bờ biển phía Nam, mùa đông thì những con sóng lớn lại nô đùa ở bờ biển phía Bắc.

Khi cuốn sách “Lời tiên tri của Người cha giàu” được xuất bản vào mùa thu năm 2002, nhiều phóng viên tài chính được xem là sắc sảo đã hỏi làm thế nào tôi có thể biết trước cơn suy thoái của thị trường chứng khoán. Tôi trả lời: “Bởi vì mọi nhà đầu tư chuyên nghiệp đều biết thị trường nào cũng có lúc lên lúc xuống”. Với một câu trả lời đơn giản như thế, rất nhiều nhà báo đã cố gắng phản bác ý kiến của tôi và phủ nhận khả năng một cuộc khủng hoảng khác sắp sửa xảy ra. Thay vì chấp nhận chu kỳ thị trường, nhiều người lặp lại những gì học được từ lời rao hàng của các tay hoạch định tài chính: “Lịch sử đã cho thấy thị trường chứng khoán tăng trung bình 9% một năm”.

Hãy nói một chút về những lời rao hàng để cám dỗ các nhà đầu tư không chuyên. Một nhà đầu tư chuyên nghiệp biết rằng thị trường tăng giá rồi giảm giá. Trước con số 9% trung bình này, tôi thường trả lời: “Chỉ có những nhà đầu tư trung bình mới đầu tư theo những con số trung bình”. Hay một câu trả lời khác: “Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Maine là 70 độ F. Như thế không có nghĩa bạn chỉ cần mặc áo

len vào mùa đông là đủ”.

HÀNG HÓA

Năm 1996, khi thị trường chứng khoán bắt đầu vực dậy, tôi bắt tay đầu tư vào các mặt hàng như vàng bạc và xăng dầu. Tôi có một người bạn là giám đốc ngân hàng rất thích đầu tư vào quỹ hỗ tương và chứng khoán. Anh ta thắc mắc vì sao tôi lại đầu tư vào hàng hóa thay vì tích lũy các tài sản. Tôi trả lời: “Vì chu kỳ hoạt động của hàng hóa là 20 năm, mà chúng đã bị sụt giá vào năm 1980 nên bây giờ chúng ta cần bắt đầu thu mua khi giá còn thấp”. Anh ta cười nhạo tôi và tiếp tục đổ tiền mua các quỹ hỗ tương công nghệ cao vào năm 2002. Cuối cùng, bạn tôi gần như mất hết tất cả trước khi kịp dừng lại nhận ra thị trường chúng khoán đang sụt giá và nhận ra mình đang chống lại sự thay đổi của các chu kỳ. Tôi đã đề cập đến chu kỳ 20-10-5 trong những chương trước và sẽ giải thích rõ hơn trong phần hay của cuốn sách này.

Hàng hóa là các thứ như vàng, bạc, ngũ cốc, cà phê, khí đốt, dầu lửa và những sản phẩm hữu hình khác. Khi còn là một sinh viên thực tập trên tàu, tôi đã bắt đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa chu kỳ thị trường chứng khoán và chu kỳ thị trường hàng hóa. Một trong những điều mà tôi đã học là khi cổ phiếu tăng giá, hãy bắt đầu thoát khỏi thị trường và tìm kiếm một thị trường khác. Đó chính là đầu tư với sự kính trọng thời gian.

Dường như các thị trường chuyển động theo chu kỳ 20 năm. Năm 1973, thị trường chứng khoán bắt đầu hạ giá, và dường như quá trình hạ giá này kéo dài khoảng 10 năm. Năm 1983, ngay sau khi thị trường hàng hóa sụp đổ, chẳng hạn như vàng và bạc rớt giá vào năm 1980, thì thị trường chứng khoán bắt đầu lấy lại phong độ và lên đến đỉnh điểm vào năm 2000. Khi thị trường này leo thang, nhiều nhà đầu tư khôn ngoan bắt đầu chuyển sang thị trường hàng hóa. Vì sao vậy? Bởi vì dường như đó chính là chu kỳ mà thời gian dành cho các thị trường. Vậy thì ai đã lấy tiền của các nhà đầu tư trong quỹ hỗ tương? Các nhà môi giới chứng khoán của họ hay chính là Thời gian?

NHÀ TIÊN TRI

Nếu muốn trở thành một nhà tiên tri, bạn hãy nghiên cứu nhân khẩu học. Thế hệ bùng nổ dân số là một sự đột biến. Những năm 1970, sau khi ra trường, tìm việc, họ bắt đầu lập gia đình, sinh con và mua sắm nhà đất. Điều này dẫn đến sự bùng nổ giá cả nhà đất vào những năm đó. Những năm 90, khi họ bước vào độ tuổi 40-50, họ lao vào thị trường chứng khoán, tạo nên những “bong bóng thị trường” lớn nhất trong lịch

sử. Đến năm 2010, khi họ bắt đầu về hưu, một lần nữa thế hệ này lại gây nên sự thăng trầm của nhiều thị trường khác nhau. Năm 2010, vấn đề được đặt ra sẽ là: “Thế hệ này sẽ làm gì và sẽ đi đâu?”. Hãy hình dung chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai và bạn sẽ biết mình sẽ làm gì.

Nếu bạn muốn trở nên giàu có, hãy cố gắng tính toán xem khi nào thị trường sẽ tăng giá và khi nào cần tránh thị trường giảm giá. Khi tôi viết cuốn “ Lời tiên tri của Người cha giàu”, điều đầu tiên mà tôi lưu ý chính là nhân khẩu học. Nhưng tôi đã không biết được vấn đề sẽ tồi tệ đến mức nào. Không chỉ có tài khoản trợ cấp của những người thuộc thế hệ bùng nổ dân số bị cạn kiệt mà cả quỹ trợ cấp của các tập đoàn, ngân khố chính phủ liên bang cũng vậy, hay nói đúng hơn, tất cả đều chìm ngập trong >

HÃY KÍNH TRỌNG THỜI GIAN

Để trở thành một nhà đầu tư vĩ đại, bạn phải biết kính trọng thời gian và những tác động của thời gian đối với tình hình tài chính của bạn. Có một số chu kỳ và khuynh hướng mà bạn cần phải chú ý:

Cánh cửa thời cơ

Một ngày nọ, tôi nghe một chương trình radio phỏng vấn hai người được gọi là chuyên gia đầu tư. Một chuyên gia nói: “Warren Buffett đang đầu tư vào những trái phiếu nhỏ, vì vậy nên tôi cũng sẽ tư vấn cho các khách hàng của mình như vậy”.

Người thứ hai đáp: “Warren Buffett đã đầu tư vào các trái phiếu nhỏ từ năm ngoái. Năm nay ông ấy không đầu tư vào đó nữa”.

Đó là một ví dụ về thời cơ. Khi thị trường chứng khoán tăng giá, nhiều nhà đầu tư bắt đầu theo gót Warren Buffett đầu tư vào chứng khoán. Như tôi đã nói ở đầu cuốn sách này, Warren Buffett đã rời khỏi thị trường khi hàng triệu nhà đầu tư nghiệp dư lao vào. Thời gian không chờ đợi ai cả. Và thời cơ cũng vậy.

Những thay đổi của cuộc sống

Trong xã hội ngày nay, kiến thức tài chính có một tầm quan trọng hơn bao giờ hết, đơn giản vì cuộc sống đang thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết. Cách đây nhiều năm, Người cha giàu vẽ nên Kim tứ đồ và hỏi tôi:

“Khi đến cuối cuộc đời, con muốn thuộc về nhóm nào?”.

Suy nghĩ một lúc, tôi trả lời: “Tất nhiên con muốn thuộc về nhóm Đ”.

Người cha giàu nói: “Nếu con muốn thuộc về nhớm Đ thì tại sao không bắt đầu ngay ở đó?”

Đó là lý do vì sao ông dạy tôi học cách đầu tư khi tôi hãy còn là một cậu bé – ông dạy tôi chơi Cờ Tỷ phú. Những kỹ năng tích lũy được ở nhóm Đ chính là một trong những nguyên nhân giúp tôi khi phục khả năng tài chính của mình sau hiệp một tài chính đầy thảm họa. Ở phần hai của quyển sách này, tôi sẽ chia sẻ với bạn một số

ý tưởng để đạt được những kỹ năng của một nhà đầu tư mà không cần mạo hiểm quá nhiều tiền.

Ngày nay, tôi nghe nhiều chính trị gia và nhiều phóng viên kêu gọi tạo ra nhiều việc làm hơn. Nhưng theo tôi, chúng ta không chỉ cần công việc, chúng ta cần kiến thức tài chính. Như tôi đã nói, công việc chỉ là một giải pháp tạm thời cho một vấn đề dài hạn. Vấn đề là làm thế nào chúng ta có thể tồn tại về mặt tài chính, nhất là khi không làm việc hay không thể làm việc được nữa, hay khi đã mất hết mọi thứ và phải bắt đầu lại từ đầu.

Một vấn đề nan giải ngày nay là hệ thống giáo dục của chúng ta chỉ tập trung cho nhóm L và T, dù chúng ta rất cần tập trung nhiều vào nhóm Đ.

Đừng mong sẽ thắng tất cả mọi lần tung xúc xắc

Nhiều nhà đầu tư thất bại bởi vì họ chỉ may mắn vào một thời điểm nào đó. Trong thời gian thị trường tăng giá, nhiều nhà đầu tư “tay mơ” đã gặp may kiếm được một ít tiền nhưng rồi lại thua lỗ, và họ lại hy vọng sẽ may mắn ở những lần kế tiếp – nhưng chỉ để thất bại nặng nề hơn mà thôi.

Một trong những bài học mà tôi cảm thấy khó học nhất chính là: dù một lúc nào đó, bạn có thể kiếm tiền từ một khoản đầu tư, nhưng như thế không có nghĩa là bạn sẽ một lần nữa chiến thắng, ngay cả nếu đầu tư lại vào đúng thị trường đó.

Bài học ở đây là: thị trường thay đổi khi thời gian thay đổi.

Khôn ngoan hôm nay có chắc sẽ khôn ngoan ngày mai?

Trong những cuộc họp của công ty, tôi thường quan sát các nhân viên của mình, hầu hết đều ở độ tuổi 20-30. Tôi thường bảo họ: “Nếu hôm nay tôi phải đi tìm việc thì tôi sẽ không thuê chính tôi đâu.” Một vấn đề lớn của xã hội ngày nay không phải là tuổi tác hay sự phân biệt chủng tộc mà chính là sự phân biệt công nghệ. Tôi sẽ không thuê tôi, đơn giản vì công nghệ của tôi đã lỗi thời. May mắn là tôi được làm chu của mình.

Khủng hoảng trở lại

Trên phương diện lịch sử, nếu một người sống thọ 75 năm hoặc hơn thì chắc hẳn sẽ trải qua một cuộc khủng hoảng và hai cuộc suy thoái. Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây nhất bắt đầu vào năm 1930. Vì chúng ta không có cuộc khủng hoảng nào trong suốt 70 năm sau đó nên chúng ta có thể trông chờ một cuộc khủng hoảng nữa sắp xảy ra. Trở lại những năm 1930, khi chính phủ lien bang thắt chặt cơ chế tín dụng, nhiều nhà kinh tế cho rằng bước ngoặt này sẽ đào sâu cuộ khủng hoảng. Rút kinh nghiệm từ sai lầm này, sau năm 2001, thay vì thắt chặt cơ chế tín dụng, Bộ Tài chính Mỹ đã dùng tiền và tín dụng thấp để cứu sống thị trường. Ngày nay, chúng ta có một nền kinh tế với những người hoặc có quá nhiều tiền hoặc chẳng có đồng nào cả. Ngày nay, chúng ta có những người thất nghiệp xếp hàng xin trợ cấp. Nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng mới thì bạn muốn mình thuộc vào nhóm nào? Nhóm có tiền hay không có tiền?

Thời gian và tiền bạc

Một trong những nguyên nhân khiến người giàu ngày càng giàu hơn là vì đồng lương của người lao động không theo kịp với thời gian. Tờ The New York Times đã đăng một bài báo so sánh mức tăng lương của một nhân viên trung bình so với mức tăng lương của một CEO. Bài báo nói rằng trong khi lương của một nhân viên trung bình tăng từ 32.522 đô la vào năm 1970 đến 35.864 đô la vào năm 1999, khoảng 10% trong vòng 29 năm (đã điều chỉnh lạm phát và sử dụng giá trị đô la 1998) thì mức lương thực tế trung bình của 100 CEO hàng đầu tăng từ 1,3 triệu đô la đến 37,5 triệu đô la cũng trong khoảng thời gian đó.

Nói cách khác, trong vòng gần 30 năm, lương nhân viên tăng 10% còn lương của các vị CEO tăng đến 2.800%. Đó thật sự là một khoảng cách rất lớn giữa thời gian và tiền bạc.

THỜI GIAN KHÔNG CHỜ AI CẢ

Dù muốn dù không, thời gian vẫn luôn trôi đi và thời thế luôn thay đổi. Bỏ qua các chu kỳ và những thay đổi này để tiếp tục mua, giữ và ngồi chờ là một việc hết sức nguy hiểm. Người cha giàu đã nói: “Mọi nhà đầu tư đều phải biết khi nào một bông hoa sắp nở… và nó sẽ nở trong bao lâu.”

Phần 2 của cuốn sách này sẽ bàn về phương thức làm thế nào để bù lại thời gian đã mất.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.