Dạy Con Làm Giàu – Tập 7
Giới thiệu
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾN 10.000 ĐÔLA THÀNH
10 TRIỆU ĐÔLA TRONG 10 NĂM?
“Nguyên nhân chính khiến nhiều người gặp khó khăn tài chính là do họ đã nghe theo những lời khuyên về cách sử dụng tiền bạc của những người nghèo hoặc của những người bán hàng”.
>
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Tôi nghĩ đã đến lúc cần phải giải thích công thức của Người cha giàu để biến một khoản đầu tư nhỏ thành một món lời cực lớn. Quyển sách này cũng là một cơ hội để tôi có thể trả lời một số câu hỏi thường gặp – những câu hỏi mà tôi thường tránh trả lời – như:
1. “Tôi có 10.000 đôla, tôi nên đầu tư vào cái gì?”
2. “Anh nghĩ tôi nên đầu tư theo kiểu gì?.
3. “Tôi có thể bắt đầu như thế nào?”
Lý do chính khiến tôi do dự khi trả lời những câu hỏi này là vì câu trả lời thật sự chính là “Tùy bạn. Những gì tôi sẽ làm thường không giống với những gì bạn nên làm”.
Một lý do nữa khiến tôi ngần ngại là vì sau khi đã trả lời xong, một cách thành thật và chính xác về những gì mình đã làm và mình có thể đạt được một mức lợi nhuận cao như thế nào, tôi lại thường nhận được những phản ứng như:
1. “Ở đây anh không thể làm điều đó được”.
2. “Tôi không có đủ tiền”.
3. “Không có cách nào dễ hơn sao?”
SAO LẠI CÓ QUÁ NHIỀU NGƯỜI THUA LỖ NHƯ VẬY
Theo tôi, một trong những lý do khiến hàng triệu người thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng từ năm 2000 đến năm 2003 (ở Mỹ) là do họ muốn tìm kiếm những câu trả lời dễ dàng cho câu hỏi nên đầu tư vào đâu. Và có rất nhiều người sẵn lòng cung cấp
những câu trả lời dễ dàng, chẳng hạn như:1. “Hãy tiết kiệm tiền”.
2. “Hãy đầu tư dài hạn và đa dạng hóa các khoản đầu tư”.
3. “Giảm thẻ tín dụng và thoát khỏi nợ nần”.
Cuốn sách này không dành cho những người muốn có những câu trả lời dễ dàng. Nếu bạn thích những đáp án tài chính đơn giản hóa quá mức mà hầu hết mọi người đều có thể chấp nhận được thì có lẽ cuốn sách này không dành cho bạn. Đối với hầu hết mọi người, những câu trả lời của tôi có vẻ quá cứng nhắc hoặc quá khó khăn.
Cuốn sách này được viết cho những người muốn kiểm soát tiền bạc của mình và làm ra nhiều tiền hơn. Nếu bạn quan tâm đến điều đó thì hãy xem tiếp.
BẠN CÓ THỂ KIẾM ĐƯỢC 10 TRIỆU ĐÔ LA BẰNG CÁCH ĐẦU TƯ 10.000 ĐÔ LA VÀO QUỸ HỖ TƯƠNG KHÔNG?
Có phải điều đó có nghĩa là sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ có thể đạt được một kết quả tương tự với 10.000 đôla của mình? Một lần nữa câu trả lời lại là: “Mọi thứ tùy thuộc vào bạn”.
Có thể có một câu hỏi quan trọng hơn: “Bạn có nghĩ là mình có thể biến 10.000 đôla thành 10 triệu đôla trong 10 năm bằng cách chỉ đầu tư vào quỹ hỗ tương?”. Một câu hỏi tương tự với những người chỉ đầu tư vào bất động sản. Câu trả lời trong hầu hết trường hợp là không. Rất khó đạt được siêu lợi nhuận chỉ với một loại tài sản, vốn là điều mà hầu hết mọi người đều đang cố làm. Nếu họ đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau và kết hợp sức mạnh của những gia tốc tài sản này lại với nhau, điều đó sẽ tạo nên sự phối hợp đầu tư và giúp họ đạt được siêu lợi nhuận.
TRÒ CHƠI TIỀN BẠC
Trong một cuộc nói chuyện, có một cô gái giơ tay hỏi tôi: “Tại sao siêu lợi nhuận lại quan trọng đến vậy? Làm giàu từ từ cũng được cơ mà? Tại sao tiền bạc lại quan trọng đến vậy? Không phải hạnh phúc mới là quan trọng hơn h?”
Mỗi khi tôi nói về chuyện tiền bạc và làm giàu, luôn có một người nào đó trong khán giả tỏ thái độ hoài nghi: “Tiền bạc không phải là điều quan trọng”.
Tôi đưa cho cô gái tờ báo USA TODAY, trong đó có một phát hiện cho rằng:
Nỗi lo sợ lớn nhất của người Mỹ là bị hết tiền. Trong khi nhờ cô gái đọc bài báo cho cả nhóm nghe, tôi viết lên bảng: “Trò chơi tiền bạc”.
TRÒ CHƠI TIỀN BẠC
Tuổi Hiệp
25 đến 35 Hiệp 1
35 đến 45 Hiệp 2
GIẢI LAO
45 đến 55 Hiệp 3
55 đến 65 Hiệp 4
HIỆP PHỤ
HẾT GIỜ
Sau khi cô đọc xong bài báo, tôi nói: “Chị nhìn ở đây và xem có quen thuộc không?”
“Tôi có nghe”, cô trả lời. “Nhưng tại sao anh lại gọi đó là một trò chơi?”
Chỉ lên tấm bảng, tôi nói: “Ví dụ như một trận bóng đá được chia thành hai hiệp, mỗi hiệp 45 phút. Với nhiều người, chúng ta thường ra trường vào khoảng 25 tuổi và về hưu vào khoảng 65 tuổi. Như thế nghĩa là Trò chơi Tiền bạc của chúng ta sẽ kéo dài 40 năm, và một hiệp chơi dài hơn 10 năm. Trong 40 năm này, chúng ta luôn hy vọng có thể dành dụm đủ tiền để sống khi về hưu. Tôi có thể kết thúc trò chơi rất sớm sau khi kết thúc hiệp hai, vào khoảng 47 tuổi. Vợ tôi, Kim, chiến thắng vào năm 37 tuổi, sau khi vừa hết hiệp một. Chị có thể hiểu tại sao tôi nói về một trò chơi không?”
Cô gái gật đầu, vẫn cầm tờ báo trên tay: “Và nếu đến sau 65 tuổi mà người ta vẫn chưa có đủ tiền thì anh gọi là ‘Hiệp phụ’?”
“Đúng vậy. Thật ra thì như thế có thể cũng tốt, vì làm việc sẽ giúp người ta mạnh khỏe. Khác biệt duy nhất là phải làm hay muốn làm việc”.
“Vậy ‘Hết giờ’ là anh vẫn còn sống nhưng lại quá yếu không thể làm việc được nữa?”
Tôi gật đầu: “Đúng vậy”.
Và tôi hỏi: “Xin đừng cho biết tuổi của chị, nhưng xin chị cho biết chị đang ở giai đoạn nào của cuộc chơi hay là đã chiến thắng rồi?”
“Tôi không ngại cho anh biết tuổi. Tôi 32 tuổi, nghĩa là gần hết hiệp 1 của cái mà anh gọi là Trò chơi Tiền bạc”, cô ngập ngừng một chút. “Và không, tôi còn lâu lắm mới thắng được. Tôi đang nợ ngập đầu vì phải trả tiền nợ học phí, tiền thuê nhà, thuê xe, tiền thuế và chi dùng hàng ngày, bao nhiêu đó là gần hết số tiền tôi kiếm được”.
Sau một khoảng thời gian im lặng kéo dài, tôi nói: “Cảm ơn vì sự chân thành của chị. Và giả sử khi chị bắt đầu giai đoạn thứ tư, ví dụ như khi 55 tuổi, và chị vừa bị thua lỗ nhiều tiền trong thị trường chứng khoán, thì chị có thể đủ tiền đầu tư dài hạn được nữa không? Có thể chịu được một lần thị trường xuống giá nữa không? Có thể tiếp tục làm việc và chờ đợi trong khi số tiền chị kiếm được chưa đến 10% so với lúc còn trẻ nữa không?”
“Không,” cô trả lời.
“Giờ thì có lẽ chị đã hiểu tại sao có tiền lại là một điều quan trọng, tại sao việc nâng cao hiểu biết tài chính và tạo ra lợi nhuận cao trong một khoảng thời gian ngắn với ít rủi ro là một việc quan trọng”.
Đến đây thì cô gái gật đầu.
Để củng cố lại quan điểm của mình, tôi nói: “Giờ thì cẽ chị đã hiểu tại sao lại thật vô nghĩa khi đánh cược tương lai tài chính của mình trên sự lên xuống của thị trường chứng khoán, tại sao lại thật khờ khạo khi giao tiền cho những người xa lạ chỉ biết ngồi đoán xem chứng khoán nào là “nóng” và chứng khoán nào là “nguội”. Có ý nghĩa gì không khi phải làm việc vất vả và càng lớn tuổi thì lại càng phải đóng thuế nhiều hơn, để rồi nhận ra mình không còn gì sau một đời làm việc vất vả?”
“Không,” cô nói.
Biết rằng cô gái đã hiểu tại sao việc kiểm soát tiền bạc của mình để thu được nhiều lợi nhuận hơn là một điều quan trọng, tôi chậm rãi nói thêm: “Và chị có hiểu tại sao nỗi sợ lớn nhất của người Mỹ lại là hết tiền khi về già hay không?”
“Có,” cô gái nói, giọng run run. “Cha mẹ tôi rất lo ngại nếu một ngày nào đó phải dọn đến ở với tôi. Tôi cũng lo ngại điều đó. Tôi rất yêu cha mẹ mình, nhưng tôi là con một, tôi có chồng và ba đứa con. Làm thế nào vợ chồng tôi có thể chu toàn được gia đình mình, nuôi cha mẹ tôi lúc về già, lo lắng chuyện học hành của bọn trẻ, và lại còn để dành tiền về hưu cho mình nữa chứ?”
ĐỪNG TRỞ THÀNH MỘT NẠN NHÂN
Một lần nữa khán phòng im lặng. Hẳn nhiên rất nhiều người cũng đang phải đối mặt với những thách thức tài chính tương tự như thế.
“Vấn đề quan trọng không phải là 10 triệu đôla”, tôi nhẹ nhàng nói. “Vấn đề quan trọng là phải kiểm soát tương lai tài chính của mình. Vấn đề là các bạn phải học cách chơi trò chơi tiền bạc của chính mình chứ không phải để người khác chơi hộ. Tôi không nói đến việc phải làm giàu nhanh chóng, dù các bạn hoàn toàn có thể. Vấn đề ở đây là hãy hiểu tại sao người giàu ngày càng giàu hơn và bạn cần phải làm gì để không trở thành một nạn nhân của trò chơi tiền bạc. Tôi không muốn bạn trở thành một nạn nhân của nó và những người điều khiển nó. Nếu hiểu được trò chơi, bạn có thể kiểm soát chặt chẽ hơn và có thể chịu được trách nhiệm hơn về đồng tiền của chính mình và tương lai tài chính của chính mình”.
VẪN KHÔNG QUÁ>
“Tôi có thể chiến thắng không?”, cô gái hỏi.
“Dĩ nhiên là có”, tôi đáp. “Mọi chuyện bắt đầu với việc thay đổi thái độ. Sau khi thay đổi thái độ, viết lên một kế hoạch mười năm. Tôi xin nhắc lại: vấn đề không phải là làm giàu nhanh chóng. Vấn đề là học chơi và tự chơi lấy. Một khi bạn đã biết cách chơi thì trò chơi sẽ thú vị hơn nhiều”.
“Còn nếu tôi không thay đổi, tôi sẽ không có cơ hội chiến thắng, phải không?”
“À, tôi không phải một nhà tiên tri với quả cầu thủy tinh, nhưng với ba đứa trẻ, cha mẹ đang về già cùng những nhu cầu tài chính của vợ chồng chị, tôi có thể nói hiện nay trò chơi đang chiến thắng – chứ không phải chị. Song không bao giờ quá trễ để bắt tay vào việc. Vì vậy hãy bắt đầu càng sớm càng tốt. Đừng chờ đến khi cạn kiệt tiền bạc và năng lượng; đừng nghe theo những lời khuyên tài chính tệ hại và đầu tư dài hạn chỉ để phát hiện ra rằng mọi chuyện không suôn sẻ như mong đợi; và đừng cố gắng làm việc ngày càng vất vả hơn với hy vọng mọi vấn đề tiền bạc sẽ trôi qua, hay tệ hơn là làm việc với một nỗi khốn khổ vì biết rằng mình không bao giờ có thể ngưng làm việc được. Đừng như hàng triệu người khác, một ngày nào đó bừng tỉnh giấc và tự hỏi: Ai đã lấy tiền của tôi?”
Cô gái gật đầu ngồi xuống. Tôi có thể thấy vẻ trầm tư hiện rõ trên gương mặt cô. Cô cần phải quyết định nên kiểm soát tiền bạc của mình hay chỉ đơn giản là trao nó cho một người khác mà cô hy vọng có thể khôn ngoan hơn cô về mặt tài chính. Đó là một chọn lựa mà chỉ riêng cô mới có thể quyết định được.
Và đó là nội dung của cuốn sách này. Cuốn sách này nói về Trò chơi Tiền bạc và lựa chọn của bạn – giao tiền cho một người khác để họ chơi giùm bạn hay tự kiểm soát tiền bạc của mình, tương lai của mình và chơi trò chơi của chính mình.
Như Người cha giàu đã nói: “Nếu có thể kiểm soát tiền bạc của mình, con sẽ kiểm soát được cả cuộc đời con”. Ông cũng nói: “Nếu con đưa tiền cho người khác, số tiền đó sẽ làm việc cho người khác – trước khi nó làm việc cho con”.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.