Dạy Con Làm Giàu – Tập 8

CHƯƠNG 2



Cái giá của một sai lầm

“Ngân hàng không bao giờ hỏi xem phiếu điểm của cha cả” Người cha giàu.

Năm 15 tuổi, tôi thi rớt môn Văn. Tôi thi rớt bởi vì tôi viết luận không tốt, hay nói đúng hơn, cô giáo dạy Văn của tôi không thích những gì mà tôi viết. Ngoài ra, phải nói là tôi thường viết sai ngữ pháp trầm trọng. Và như thế có nghĩa là tôi phải học lại một năm. Tôi phải đối mặt với sự dằn vặt và nỗi đau cảm xúc từ mọi phía. Thứ nhất, cha tôi là Trưởng phòng Giáo dục của đảo Hawaii và chịu trách nhiệm hơn 40 trường học. Ở đâu cũng có những tiếng cười thầm khi trường này qua trường khác đồn đại nhau rằng con trai của “sếp” bị ở lại lớp. Thứ hai, ở lại lớp có nghĩa là tôi sẽ phải học chung với em gái tôi. Hay nói cách khác, em tôi thì tiến lên còn tôi thì đang thụt lùi. Và thứ ba, điều đó có nghĩa là tôi sẽ không được tham gia đội bóng của trường, một điều mà tôi vô cùng mong ước. Ngày nhận được phiếu điểm với điểm F môn Văn, tôi đã trốn ra sau trường ngồi một mình. Tôi ngồi bó gối trên bục bê-tông, dựa lưng vào bức tường và bắt đầu khóc. Tôi đã đoán trước điểm F này từ vài tháng nay, nhưng khi nhìn thấy nó trên phiếu điểm, tất cả những cảm xúc kìm nén bấy lâu bỗng vỡ òa. Tôi ngồi một mình phía sau trường đến hơn một tiếng đồng hồ.

Nhưng tôi cũng có một điều khuây khỏa. Bạn thân nhất của tôi, Mike, con trai người cha giàu, cũng nhận được một điểm F. Thật chẳng hay ho gì khi vui vẻ trước thất bại của bạn mình, nhưng ít nhất thì tôi cũng có một người chia sẻ nỗi khổ sở này. Tôi vẫy tay chào Mike khi cậu băng ngang sân trường về nhà, nhưng cậu ta chỉ buồn bã lắc đầu và tiếp tục bước đi

Buổi tối hôm đó, sau khi các anh chị em của tôi đã đi ngủ hết, tôi thú nhận với cha mẹ rằng tôi đã thi rớt môn Văn và sẽ phải học lại một năm. Vào thời gian đó, hệ thống giáo dục yêu cầu một học sinh thi rớt môn Văn hoặc môn Khoa học Xã hội nào khác sẽ phải học lại cả năm học. Hiển nhiên là cha tôi, người điều hành hệ thống giáo dục của hòn đảo này, biết rất rõ điều đó. Và dù cha mẹ tôi đã đoán trước tin này nhưng sự khẳng định thất bại của tôi là một sự thật khó chấp nhận. cha tôi im lặng gật đầu. Gương mặt ông căng ra vô cảm. Trái lại, mẹ tôi tỏ rõ những cảm xúc của mình. Tôi có thể nhìn thấy gương mặt bà thay đổi từ đau buồn đến giận dữ. Quay sang cha tôi, bà hỏi: “Giờ thì sao đây? Nó sẽ bị ở lại lớp à?”. Cha tôi lặng lẽ nói: “Đó là quy định. Nhưng trước khi quyết định, tôi cần phải xem xét lại mọi chuyện.”

Vài ngày sau, cha tôi thật sự đã xem xét lại vấn đề. Cha tôi phát hiện ra rằng lớp tôi có 32 học sinh, trong đó cô giáo đã chấm rớt đến 15 em. Cô cho 8 em điểm D, 1 em điểm A, 4 em điểm B, và số còn lại là C. Với một tỷ lệ điểm thấp như thế, cha tôi bắt đầu can thiệp. Ông không can thiệp với tư cách phụ huynh mà với tư cách là Trưởng phòng Giáo dục. Bước đầu tiên, ông yêu cầu Hiệu trưởng mở một một cuộc điều tra chính thức. Cuộc điều tra bắt đầu bằng việc phỏng vấn các học sinh trong lớp và kết thúc bằng việc cô giáo bị chuyển sang trường khác. Một lớp học hè đặc biệt được mở ra cho các học sinh muốn có cơ hội nâng cao điểm số của mình. Tôi tham gia lớp học này trong ba tuần và cuối cùng cũng đạt điểm D môn Văn để có thể lên lớp cùng với các bạn học của mình.

Cha tôi thấy rằng trong việc này, cả giáo viên lẫn học sinh đều có những điểm đúng và những điểm sai. Một điều khiến ông quan tâm là những học sinhày đều là những học sinh giỏi. Vì vậy, thay vì bỏ qua mọi chuyện, ông gọi tôi lại và nói: “Hãy xem đây là một bài học quan trọng trong đời con. Dù ít dù nhiều, con cũng học được một chút gì đó qua sự kiện này. Con có thể giận đổ lỗi cho cô giáo và cảm thấy thù hận. Nhưng con cũng có thể nhìn lại thái độ của mình và rút kinh nghiệm. Cha nghĩ cô giáo con chẳng được lợi lộc gì khi cho học trò quá nhiều điểm kém như thế. Nhưng cha nghĩ con và các bạn cần trở thành những học sinh giỏi hơn. Cha mong rằng cả thầy lẫn trò đều phải rút ra một kinh nghiệm gì đó cho bản thân sự kiện này.”

Phải thừa nhận là tôi có cảm thấy cảm giác thù hận, tôi vẫn không thích cô giáo này và sau đó thì tôi bỗng thấy ghét đi học. Tôi không hề thích bị bắt phải học những môn mà tôi không thích hay những môn mà tôi biết là mình sẽ không bao giờ đụng đến chúng sau khi ra trường. Và dù vết thương “lòng” này khá sâu nhưng tôi thật sự đã cố gắng bắt đầu. Tôi thay đổi thái độ, thay đổi thói quen học tập và ra trường với các bạn cùng khóa. Tôi cũng là một trong hai học sinh của trường được tuyển thẳng vào Học viện Hàng hải Mỹ và tốt nghiệp ở đây vào năm 1969 với tấm bằng Cử nhân.

Ở Học viện, tôi vượt qua nỗi sợ viết lách và thật sự bắt đầu cảm thấy hứng thú với việc này, dù tôi vẫn còn là một nhà văn kém cỏi. Tôi xin cảm ơn Giáo sư A.A. Norton, giáo viên dạy Văn của tôi suốt hai năm ở Học viện, vì đã giúp tôi vượt qua sự thiếu tự tin, những nỗi sợ hãi và thù hằn trong quá khứ. Nếu không nhờ Giáo sư Norton và Sharon Lechter, người bạn đồng sự và đồng tác giả của tôi, ắt hẳn ngày nay tôi sẽ không thể trở thành tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất theo bình chọn của tạp chí New York Times và Wall Street Journal.

Quan trọng nhất, tôi đã nghe theo lời khuyên của cha mình chuyển bại thành thắng. Sự kiện này đã giúp tôi bắt đầu lại từ đầu, sửa chữa thái độ và thói quen học tập của mình. Tôi nhận ra rằng nếu không có sự sửa chữa đó thì hẳn tôi đã thi trượt ngay cả kỳ thi đại học.

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI CHA GIÀU
Điểm F môn Văn của con trai ông cũng khiến người cha giàu bực bội. Ông cảm ơn cha tôi đã can thiệp bằng một khóa học hè để chúng tôi cải thiện điểm số. Song với những kinh nghiệm của mình, ông dạy chúng tôi một bài học khác hẳn.
“Cuộc đời thế là hết!”, tôi chán nản nói.
“Có tích sự gì không chứ!”, Mike dấm dẳng nói thêm. “Bọn con sẽ không bao giờ tiến bộ được chỉ vì một cô giáo. Đã thế lại còn phải đi học hè nữa chứ!”.

Chúng tôi liên tục phàn nàn về việc thi rớt môn Văn. Một cách nào đó, chúng tôi cảm thấy tương lai mình, hoặc ít nhất mùa hè của mình, đã bị cướp mất. Chúng tôi đứng nhìn những người bạn được gọi là thông minh tiến lên phía trước và cảm thấy mình bị bỏ lại đằng sau. Nhiều người bạn học cười khúc khích khi đi ngang chúng tôi, thậm chí một số người còn bảo chúng tôi “dở ẹt!”. đôi khi chúng tôi nghe mọi người nói sau lưng: “Nếu mày không có điểm tốt thì mày không thể lên tới đại học được”, hay “Mày tưởng môn Văn ở trung học khó lắm à, lên đại học thử xem!”. Chúng tôi cố gắng xoay xở và phớt lờ những lời bình luận thô lỗ của bạn bè, nhưng tận sâu thẳm bên trong, chúng tôi bị tổn thương. Sự thật là chúng tôi cảm thấy mình thất bại

Một ngày nọ, sau khóa học hè ở trường, Mike và tôi ngồi ở văn phòng của người cha giàu, nói chuyện vè những lời bình phẩm của bạn bè và cảm giác của chúng tôi khi nghe những lời bình phẩm này.

Sau khi lắng nghe chúng tôi nói chuyện, người cha giàu ngồi xuống và nghiêm nghị nói: “Cha chán nghe hai con phàn nàn rên rỉ lắm rồi. Cha chán nản khi thấy hai con nghĩ rằng mình là một nạn nhân và cư xử như một kẻ thất bại.” Ông nhìn thẳng vào mắt chúng tôi: “Không cần phải nói thêm gì nữa. Các con thất bại. Thì sao nào? Chỉ vì thất bại một lần không có nghĩa là các con sẽ thất bại mãi mãi. Hãy xem cha đã thất bại bao nhiêu lần rồi. Đừng phàn nàn nữa và đừng quan tâm đến những lời bình phẩm của bạn bè nữa.”

“Nhưng tụi con bị điểm xấu,” tôi yếu ớt nói. “Cái điểm đó sẽ nằm trong phiếu điểm của tụi con mãi mãi. Làm sao tụi con có thể vào một trường đại học tốt được ?”

“Xem nào,” người cha giàu cau mày. “Nếu hai con để cho điểm số đó làm hỏng cuộc đời mình thì hai con cũng chẳng có một tương lai nào cả. Nếu chỉ vì một điểm số mà hai con suy sụp đến thế thì hẳn hai con cũng chẳng chống chọi nổi những sóng gió của cuộc đời thực. Cuộc đời khó khăn hơn môn Văn ở trường trung học của các con rất nhiều. Và nếu con đổ thừa cho cô giáo và con nghĩ rằng cô giáo thật khó ưa, thì cuộc đời còn có những kẻ khó ưa hơn nhiều đang chờ đợi con. Cuộc sống bên ngoài cổng trường đầy những người khó chịu hơn và đòi hỏi hơn rất nhiều so với cô giáo dạy Văn của con. Cha nói lại nhé: nếu con để cho một điểm xấu và một giáo viên dạy Văn khó ưa làm hỏng tương lai của con thì dù sao con cũng chẳng có tương lai đâu.”

“Nhưng còn những đứa bạn chọc ghẹo và cười vào mặt tụi con thì sao?”, Mike nhăn nhó.span> “Ồ thôi nào,” người cha giàu bật cười. “Thế các con thấy đã bao nhiêu lần cha bị chỉ trích chưa? Robert, còn cha con thì bị phê bình công khai bao nhiêu lần rồi? Hãy xem bao nhiêu lần bọn cha bị chửi rủa trên báo, bao nhiêu lần cha bị chụp mũ là một kẻ tham lam còn cha con thì bị gọi là một quan chức không công bằng? Nếu các con để lũ trẻ mặt búng ra sữa đó đánh bại thì quả thật là các con đã thất bại.”

“Điểm khác biệt quan trọng giữa một người thành công và một người trung bình trong cuộc sống chính là họ có thể chịu đựng được bao nhiêu sự chỉ trích. Một người trung bình không thể chịu nổi nếu bị chỉ trích quá nhiều, và chính vì vậy nên trong cuộc sống, họ chỉ đạt mức trung bình mà thôi. Những người trung bình sống với nỗi lo sợ bị người khác nói hay nghĩ gì đó về mình. Vì vậy nên họ cố gắng sống một cuộc sống bình lặng với những người trung bình khác, sống trong nỗi sợ bị chỉ trích, sống trong nỗi sợ ai đó sẽ phê bình hay sẽ nghĩ xấu về mình. Tuy nhiên, người ta luôn có khuynh hướng phê bình người khác. Con thấy đó, cha hay phê bình cha con còn cha con cũng hay chỉ trích cha – song hai người vẫn tôn trọng nhau.

“Nhưng nếu người ta chỉ trích con thì ít nhất, người ta cũng chú ý đến con. Nếu không ai phê bình hay chỉ trích con thì quả là điều đáng ngại,” người cha giàu kết luận bằng một nụ cười. “Con cho họ chủ đề để nói. Con cho họ một cái gì đó để phá vỡ sự đơn điệu trong cuộc sống của họ. Nếu có thể học cách xử lý những lời phê bình, con sẽ học được một điều rất giá trị trong cuộc sống này.” Người cha giàu vẫn mỉm cười: “Con biết không, 33% số người sẽ yêu mến con bất kể con làm gì, 33% sẽ không ưa con bất kể con làm gì, tốt hay xấu, và có 33% số người sẽ không quan tâm đến con. Trong cuộc sống, nhiệm vụ của con là phải phớt lờ 33% số người không ưa con và thuyết phục 33% số người không quan tâm đến con trở nên yêu mến con. Thế đấy. Điều duy nhất tệ hơn bị phê bình chính là không được phê bình.” Ông cười to một cách thoải m

“Vậy ngay cả người lớn cũng sống trong nỗi sợ bị người khác phê bình à?”, tôi hỏi, cố gắng thoát khỏi trận cười của người cha giàu. Ông nghĩ chuyện này thật buồn cười nhưng tôi chẳng thấy có gì đáng cười cả.

Người cha giàu gật đầu và trở nên nghiêm túc hơn: “Đó là nỗi sợ số một của hầu hết mọi người. Nó được gọi là nỗi sợ bị tẩy chay – sợ bị khác biệt, sợ bị đứng ngoài bầy đàn. Cũng vì vậy mà rất nhiều người sợ phải phát biểu trước đám đông, đôi khi còn hơn cả sợ chết nữa.”

“Nghĩa là người ta tụ tập thành bầy đàn và náu mình trong bầy đàn vì sợ bị chỉ trích?”, Mike hỏi.

“Đúng vậy, và đó là lý do vì sao rất ít người đạt được những thành công rực rỡ. Hầu hết mọi người đều cảm thấy an toàn hơn trong một bầy đàn trung bình, sống với nỗi sợ bị chỉ trích trở nên khác biệt,” người cha giàu nói. “Hầu hết mọi người đều cảm thấy thoải mái hơn nếu là một người trung bình, một người bình thường, giấu mình giữa bầy đàn và làm theo những gì bầy đàn của họ đang làm.”

“Có phải cha đang nói rằng toàn bộ chuyện tụi con thi rớt môn Văn là một điều tốt cho tụi con nếu xét về lâu dài?”, Mike hỏi.

“Còn tùy con muốn nó tốt hay xấu,” người cha giàu nhẹ nhàng nói.

“Nhưng những điểm số đó, chúng sẽ theo tụi con suốt đời,” tôi than vãn.

Ngưu̖ lắc đầu. ông nghiêm nghị nói: “Xem này, Robert. Cha sẽ cho con biết một bí mật.” Ông im lặng một chút rồi nói rõ từng chữ một: “Ngân hàng không bao giờ hỏi xem phiếu điểm của cha cả.”

Câu nói của ông khiến tôi hơi giật mình. Tôi hỏi một cách yếu ớt, không chắc người cha giàu đang muốn dẫn mình đến đâu: “Cha nói gì ạ?”

“Con nghe rồi đầy,” ông ngả người dựa vào lưng ghế. Ông biết rằng ông đang đụng chạm đến một giá trị cốt lõi của gia đình tôi, một gia đình của những nhà giáo dục.

Tôi lúng búng: “Có phải ý cha là điểm số không quan trọng?” “Cha có nói thế à?”, người cha giàu hỏi. “Cha có nói là điểm số
không quan trọng à?”
“Dạ không,” tôi bối rối trả lời. “Cha không nói thế.” “Vậy thì cha nói gì nào?”

Tôi đáp: “Cha nói là ngân hàng không bao giờ hỏi xem phiếu điểm của cha cả.” Thật sự, trong gia đình tôi, phiếu điểm và những điểm số cao gần như là những thứ rất thiêng liêng.

“Khi cha đến ngân hàng,” người cha giàu bắt đầu lại. “Có bao giờ ngân hàng bảo cha: ‘Cho chúng tôi xem phiếu điểm’ không?”. Ông tiếp tục không đợi tôi trả lời; “Có bao giờ ngân hàng hỏi cha: “Trước đây anh là một học sinh giỏi không?” Có bao giờ ngân hàng đòi xem phiếu điểm của cha không? Họ có nói: “Ồ, anh từng là một học sinh xuất sắc, chúng tôi sẽ cho anh vay một triệu đôla’, có không?”

“Con không nghĩ thế,” Mike nói. “Hoặc ít nhất th không hỏi phiếu điểm của cha khi cha dẫn con đến đó. Với lại con biết họ không cho cha vay tiền dựa trên số điểm của cha ở trường.”
“Thế họ đòi xem cái gì?”, người cha giàu hỏi.
“Họ đòi xem các báo cáo tài chính,” Mike nói nhanh. “Họ luôn luôn đòi xem các báo cáo lời lỗ của cha cùng với các báo cáo thu chi.”

Người cha giàu tiếp tục: “Ngân hàng luôn đòi xem các báo cáo tài chính. Có bao giờ con tự hỏi tại sao họ lại đòi tất cả mọi người, dù giàu hay nghèo, có học hay thất học, phải cho họ xem báo cáo tài chính trước khi cho vay tiền không?”
Cả tôi và Mike đều lắc đầu: “Tụi con chưa bao giờ thật sự thắc mắc điều đó.”

“Bởi vì báo cáo tài chính của con chính là phiếu điểm của con sau khi ra trường,” người cha giàu trầm giọng. “Vấn đề ở chỗ là hầu hết mọi người ra trường rồi nhưng vẫn không có khái niệm gì về một báo cáo tài chính cả.”

“Báo cáo tài chính của con chính là phiếu điểm của con sau khi ra trường?”, tôi ngạc nhiên hỏi.

Người cha giàu gật đầu: “Nó là một trong các phiếu điểm của con – một loại phiếu điểm rất quan trọng. Những ‘phiếu điểm’ khác có thể là giấy chứng nhận kiểm tra sức khỏe hàng năm, cân nặng, huyết áp, và tình trạng hôn nhân hiện tại của con.”

“Như vậy người ta có thể có điểm A trong trường học nhưng lại có điểm F trong báo cáo tài chính,” tôi nói. “Có phải cha muốn nói thế không?”

Người cha giàu gật đầu: “Chuyện đó rất thường xảy ra. Có nhiều người có điểm tốt ở trường nhưng trong cuộc sống lại thường có điểm tài chính từ trung bình đến kém.”

ĐIỂM TỐT Ở TRƯỜNG – ĐIỂM TÀI CHÍNH TRONG CUỘC SỐNG.

Một điểm kém vào năm 15 tuổi hóa ra lại là một kinh nghiệm vô giá đối với tôi. Nó giống như một tiếng chuông cảnh tỉnh tôi về thái độ học tập của mình. Đồng thời, nó cũng giúp tôi nhận ra rằng dù điểm số rất quan trọng ở trường học nhưng trong cuộc đời thực thì chính báo cáo tài chính của tôi mới là phiếu điểm thật sự.

Người cha giàu bảo tôi: “Ở trường, học sinh được báo điểm sau mỗi học kỳ. Nếu lỡ thi rớt thì cũng được thi lại hoặc ít nhất cũng có thời gian để học lại. Thế nhưng trong cuộc đời thực, nhiều người chỉ nhận được phiếu điểm tài chính khi đã quá trễ, và họ không thể kịp thời sửa chữa những sai lầm tài chính của mình để có được một cuộc sống tài chính bảo đảm hơn. Có thể họ có một công việc lương cao, một ngôi nhà lớn, một chiếc xe đẹp, nhưng họ vẫn phạm phải những sai lầm tài chính, và khi phát hiện ra điều đó thì có thể họ đã quá lớn tuổi không đi làm được nữa. Đó là cái giá phải trả khi không có một ‘phiếu điểm tài chính’ ít nhất là ba tháng một lần.”
BÀI HỌC TỪ NHỮNG SAI LẦM

Cả hai người cha của tôi đều không hài lòng với việc con trai mình thi rớt. Tuy nhiên, không ai xem chúng tôi như những kẻ thất bại. Thay vì thế, cả hai đều khuyến khích chúng tôi hãy rút ra một bài học từ sai lầm của mình. Như cha ruột tôi đã nói: “Thất bại là một động từ chứ không phải danh từ.” Không may là rất nhiều người nghĩ rằng khi họ thất bại thì thất bại đó đi liền với họ và họ trở thành một “kẻ thất bại”. Nếu người ta có thể học cách rút ra bài học từ những sai lầm của mình, cũng như bọn trẻ chỉ học được cách chạy xe đạp sau khi đã té ngã vài lần, thì cả một thế giới mới sẽ mở ra với họ. Nếu họ nhập bầy với những người né tránh thất bại, nói dối hay đổ lỗi cho người khác, thì họ sẽ không lợi dụng được một con đường sơ khai mà loài người đã nhờ nó để tiến bộ.

Lý do khiến rất ít người đạt được những tài sản khổng lồ đơn giản vì họ đã phạm quá ít sai lầm. Sai lầm có thể là vô giá nếu chúng ta rút ra được những bài học từ chúng. Những người phạm sai lầm nhưng không biết rút kinh nghiệm thường nói: “Đó không phải lỗi của tôi.” Những người này đã lãng phí món quà lớn nhất của cuộc sống, món quà của sự sai lầm. Rất nhiều người đang sống một cuộc sống không thỏa mãn bởi vì họ tiếp tục lặp lại những gì mình đã được dạy ở nhà và ở trường: “Đừng phạm sai lầm. Sai lầm là một điều tồi tệ. Những người phạm quá nhiều sai lầm là những kẻ thất bại.”

Mỗi khi phát biểu trước một nhóm người, tôi thường nói: “Ngày nay tôi đang đứng trước các anh bởi vì trước kia tôi đã phạm sai lầm nhiều hơn hầu hết các anh và tôi từng thua lỗ nhiều hơn hầu hết các anh.” Hay nói cách khác, cái giá của việc làm giàu là sẵn sàng phạm sai lầm, thừa nhận mình đã phạm sai lầm, và rút ra bài học từ sai lầm đó. Những người ít thành công nhất trong cuộc sống thường là những người sẵn sàng phạm sai lầm hay đã phạm sai lầm rồi nhưng không rút ra được bài học, vì thế, buổi sáng họ thức dậy và tiếp tục phạm lại những sai lầm cũ của mình.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.