Dạy Con Làm Giàu – Tập 8

CHƯƠNG 6



Cái giá của sự thay đổi

“Điên rồ nghĩa là tiếp tục giữ nguyên mọi việc nhưng lại muốn mọi việc thay đổi.”
Một câu nói phổ biến.

Mỗi khi thuyết giảng về những món nợ tốt và những món nợ xấu, tôi thường gặp những c hỏi tương tự như sau:
– Nhưng nếu thị trường sụp đổ thì sao?

– Nhưng nếu tôi phạm sai lầm thì sao?
– Nhưng nếu tôi không thể trả hết nợ thì sao?
– Nhưng nếu tôi không thích bất động sản thì sao?
– Nhưng làm sao tôi mua nổi bất động sản khi giá bất động sản nơi tôi ở quá cao?

– Chẳng phải nợ nần là rất rủi ro ư?
– Không nợ nần gì cá chẳng phải tốt hơn sao?

Đây là những câu hỏi chính đáng dựa trên những mối quan tâm đời thường không thể xem nhẹ. Tôi từng nghe một nhà đầu tư nổi tiếng phát biểu: “Hãy xem tất cả các khoản đầu tư như những khoản đầu tư tồi tệ.” Nhưng bạn cũng nên để ý một điều mà nhà đầu tư này không nói đến: “Vì những mối quan tâm của bạn là chính đáng nên bạn đừng làm gì cả.” Đối với hàng triệu người, những mối lo ngại này khiến họ chùn tay. Chính nỗi lo sợ trước những điều không biết thường khiến người ta không dám thay đồi.

Hãy xem lại số liệu thống kê của Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi Xã hội Mỹ:

Cứ mỗi 100 người đến tuổi 65:

1 người sống giàu có

4 người sống đầy

5 người vẫn phải làm việc vì buộc phải làm việc

54 người sống nhờ gia đình hay trợ cấp chính phủ

36 người đã chết

Với tôi, dường như rõ ràng lý do khiến chỉ có 1 trong 100 người đạt được sự giàu có là vì phần lớn mọi người không có khả năng thay đồi khi cần phải thay đổi. Họ cứ giữ nguyên mọi việc như cũ. Chắc chắn có nhiều người muốn thay đổi nhưng lại chùn tay vì những nỗi sợ hãi và hoài nghi kiểu như “Nếu thị trường sụp đổ thì sao?”, “Nếu tôi phạm sai lầm thì sao?”, hay “Nếu tôi không thể thanh toán nợ nần thì sao?”. Nói cách khác, nhiều người không thể thay đổi được bởi vì họ là tù nhân của những nỗi sợ hãi và hoài nghi của chính bản thân mình. Nỗi sợ hãi và hoài nghi đó buộc họ phải ngồi yên hy vọng mọi sự sẽ thay đổi.

Và đó chính là một định nghĩa phổ biến của sự điên rồ.

MỘT ĐỊNH LUẬT KHÁC CỦA NEWTON

Người cha giàu thường nói: “Đối với những người hay sợ mắc sai lầm thì họ thường cảm thấy dễ dàng hơn nếu họ chẳng làm gì cá hoặc cứ làm như cũ.” Một định luật vạn vật khác của nhà bác học lsaac Newton, định luật bảo toàn năng lượng, nói rằng: “Một vật thể đang ở trạng thái tĩnh thì sẽ giữ nguyên trạng thái tĩnh. Và một vật thể đang chuyển động thì sẽ giữ nguyên trạng thái chuyển động.” Nói cách khác, người ta thường cảm thấy dễ dàng hơn nếu cứ làm mọi việc như cũ, bởi vì “một vật thể đang chuyển động thì sẽ giữ nguyên trạng thái chuyển động.” Và người ta thường cảm thấy khó thay đổi bởi vì “vạn sự khởi đầu nan.” và bởi vì “một vật thể đang ở trạng thái tĩnh thì sẽ giữ nguyên trạng thái tĩnh.” Và như thế. cái giá để trở thành một triệu phú là bạn phải làm một điều gì đó khác đi – bắt đầu từ số không nảy sinh một ý tưởng, phạm một vài sai lầm, rồi cuối cùng trở nên nhuần nhuyễn với ý tưởng mới đó. Nghe có vẻ đơn giản và nó thực sự rất đơn giản, nhưng phần lớn mọi người không làm được điều đơn giản đó để trở thành triệu phú chính bởi vì định luật này của Newton.

KHÔNG CHỈ LÀ THAY ĐỔI CÔNG VIỆC

Trong cuốn sách thứ hai của tôi, Dạy Con Làm Giàu (tập 2) – Để được thoải mái về tiền bạc, tôi có viết về bốn loại người khác nhau trong thế giới tiền bạc và kinh doanh. Biểu đồ dưới đây được gọi là Kim tứ đồ:

Bốn chữ trên tượng trưng cho bốn nhóm: người lao động (L), chủ cửa hàng tư nhân kinh doanh nhỏ (T), chủ doanh nghiệp lớn (C) và nhà đầu tư (D). Cuốn sách nói về những khác biệt cốt lõi giữa bốn loại người này trong Kim tứ đồ và họ cần phải thay đổi điều gì để có thể đổi nhóm. Tôi đề cập đến Kim tứ đồ ở đây vì muốn nói rằng mặc dù nhiều người muốn đổi nhóm nhưng lại bị kứng trong đó. Chẳng hạn như nhiều người ra trường, có việc làm, và rồi cứ ở mãi trong nhóm L cho đến lúc về hưu, dù rằng trong suốt một thời gian dài họ luôn muốn thoát khỏi cái nhóm này và muốn làm một cái gì đó khác biệt, chẳng hạn như đầu tư hay tạo dựng doanh nghiệp cho riêng mình.

Đối với nhiều người, nếu có sự thay đổi, thường thì họ chỉ thay đổi trong nhóm của mình mà thôi. Ví dụ như nhiều người chỉ thay đổi nội trong nhóm L, nghĩa là họ chỉ nhảy việc để tìm một công việc khác có lương cao hơn hay việc làm tốt hơn. Và như tôi đã giải thích trong nhiều cuốn sách, rất ít người trong nhóm L làm giàu được do nhóm này bị đánh thuế rất cao.

Nếu một người có thể chuyển từ nhóm này sang nhóm khác thì trường hợp phổ biến nhất là chuyển lừ nhóm L sang nhóm T. Khi một người thay đổi như thế, anh ta thường nói: “Tôi muốn việc cho riêng mình” hay “Tôi muốn làm chủ chính mình.” Nhóm này cũng rất khó làm giàu bởi vì nếu anh ngừng làm việc thì anh cũng sẽ không còn thu nhập nữa. Và luật thuế cũng không bớt hà khắc hơn đối với họ.

Nhóm C và Đ là 2 nhóm dễ làm giàu nhất nhưng cũng gặp phải nhiều thử thách nhất, với mỗi người mỗi khác.

Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về sự khác biệt hay muốn có thêm thông tin về 4 nhóm của Kim tứ đồ và làm thế nào để có những thay đổi cần thiết, hãy tìm đọc cuốn sách Dạy Con Làm Giàu (tập 2)

– Để được thoải mái về liền bạc, và hãy luôn ghi nhớ định luật bảo toàn năng lượng của Newlon. Và như vậy lời khuyên của tôi là hãy giữ nguyên công việc thường nhật của bạn và hãy dành ra ít nhất 5 năm để tạo dựng một công việc mới trong một nhóm mới của Kim tứ đồ.>

MUỐN TĂNG CƠ HỘI TRỞ THÀNH TRIỆU PHÚ… HÃY CHUYỂN SANG NHÓM KHÁC

Lý do khiến rất nhiều người chơi xổ số hay tham gia các trò chơi truyền hình với hy vọng làm giàu là vì phần lớn những người này nằm trong nhóm L hay nhóm T. Hầu hết những người thực sự trở nên giàu có chủ yếu xuất phát từ nhóm C hoặc Đ. Một trong những cách giúp bạn gia tăng cơ hội trở thành triệu phú là hãy chuyển sang nhóm khác. Dù không có gì chắc chắn nhưng ít ra bạn cũng sẽ có cơ hội nhiều hơn những người làm việc trong nhóm L và T. ước tính chưa đến 1% số người giàu có xuất phát từ nhóm L và T. Hay nói cách khác, nếu bạn thực sự muốn làm giàu càng nhanh càng tốt bạn cần phải đổi nhóm của mình.

Khi tôi hỏi mọi người: “Ai thật sự muốn trở thành triệu phú?”, tôi cũng thường hỏi xem họ có sẵn sàng đổi nhóm hay không. Một số người sẵn sàng còn phần lớn thì không.

Vì sao vậy? Câu trả lời một lần nữa nằm trong hai chữ “thay đổi”. Đối với nhiều người, một sự thay đổi đòi hỏi phải chuyển từ hai nhóm L và T bên trái sang hai nhóm C và Đ bên phải là một cái giá quá đắt so với cái giá mà họ muốn trả. Với họ, tốt nhất là nên tìm những cách khác để làm giàu chẳng hạn như cố gắng sống tiện tặn và cắt giảm chi phiếu, cưới một cô vợ hoặc một anh chồng giàu có, hoặc thử lừa đảo để làm giàu. Nhưng đN với những người sẵn sàng thay đổi, tôi xin tặng các bạn một biểu đồ sau không có trong cuốn sách Dạy Con Làm Giàu (tập 2) – Để được thoải mái về tiền bạc. Một hướng dẫn rất hữu ích dành cho những người can đảm, bởi vì bạn phải thật sự can đảm thì mới có thể làm theo nó được.

HƯỚNG DẪN LÀM GIÀU

Biểu đồ dưới đây nhằm mục đích giải thích vì sao kiến thức từ lớp học hay từ những cuốn sách thông thường không đủ để giúp bạn đạt được sự thành công trọn vẹn về mặt tài chính. Dù biểu đồ này có thể được sử dụng để giải thích nhiều điều khác nữa nhưng trong phạm vi cuốn sách này, tôi chỉ muốn dùng nó làm bản hướng dẫn những thay đổi mà một người cần thực hiện để có thể trở nên giàu có. Tôi gọi biểu đồ này là mô hình “Kim tự tháp Học tập.”

Nếu bạn đã đọc cuốn sách thứ ba của chúng tôi, Dạy Con Làm Giàu (tập 3) – hướng dẫn đầu tư, có thề bạn sẽ nhận ra đây là một tứ diện, nghĩa là một cấu trúc với bốn mặt và bốn đỉnh. Một số người gọi nó là kím tự tháp và một trong các giáo viên của tôi, tiến sĩ Buckminster Fuller, nói rằng tứ diện là một trong những cấu trúc bền vững nhất trong không gian – điều này giải thích tại sao các kim tự tháp Ai Cập lại có thể tồn tại trong một thời gian dài đến vậy. Dù thế nào đi nữa, tứ diện này cũng sẽ giúp chúng ta tìm ra cái giá mà bạn phải trả khi muốn có những thay đổi cần thiết để làm giàu. Nó cũng giải thích tại sao đối với nhiều người rất khó có được những thay đổi cần thiết.

Một trong những câu nói của Albert Einstein mà tôi thích nhất:

“Một tinh thần mạnh mẽ thường gặp phải sự chống đối quyết liệt từ một lý trí bình thường.” Tôi không có ý định chỉ trích những người phản đối ý tưởng của mình. Tôi sử dụng câu nói này chỉ để nhắc nhở bản thân rằng mình có một tinh thần mạnh mẽ nhưng chỉ có một lý trí bình thường mà thôi.

Hãy nói về cách hoạt động của Kim tự tháp Học tập này. Giá sử một người đọc một cuốn sách và cuốn sách bảo anh ta hãy vay tiền đi mua bất động sản. Như vậy, về mặt lý trí, anh ta nghĩ rằng: “Hãy đầu tư vào bất động sản để làm giàu,” đây không phải là một việc khó khăn nhưng phần lớn mọi người đều không làm được. Họ có thể nghĩ đến điều đó về mặt lý trí, nhưng lại không làm được trên thực tế. Vì sao vậy? Nhiều người không thể đi mua bất động sán trong thực tế bởi vì họ gặp rắc rối về mặt cảm xúc. Và vấn đế phát sinh khi tư duy cảm xúc của họ vượt qua tư duy lý trí. Khi tư duy cảm xúc bị kích động từ những ý tưởng mới của lý trí, chúng ta bắt đầu nghe thững câu nói đà nhắc đến ở trên, đại loại như:

– Nhưng nếu thị trường sụp đổ thì sao?

– Nhưng nếu tôi phạm sai lầm thì sap?

Đây là những ví dụ khi cảm xúc sợ hãi xuất hiện, cản trở những ý tưởng mới của lý trí dù là những ỷ tưởng rất đơn giản như “Hãy mua vài bất động sản để làm giàu.” Nếu tư duy cảm xúc mạnh hơn tư duy lý trí thì thường là bạn chẳng có hành động gì trong thực tế cả. Một người có thể rơi vào tình trạng “mất khả năng phân tích” và bỏ ra hàng giờ thực tế không làm gì cả trừ việc tranh cãi nội tâm giữa lý trí và cảm xúc của mình. Hay người đó có thể hành động như người phỏng vấn tôi qua radio: phản bác hoàn toàn ý tưởng đầu tư vào bất động sản. Hẳn bạn vẫn còn nhớ anh chàng này đã nói: “Tôi không muốn phải sửa toilet và bị dựng đầu dậy để nghe điện thoại của khách thuê nhà vào lúc nửa đêm.”

Đó là một ví dụ nữa cho thấy tư duy cảm xúc vượt trên tư duy lý trí. Người phỏng vấn này không buồn xem xét những ý tưởng mới, vì vậy anh ta đã bỏ lỡ một cơ hội làm giàu nhanh chóng. Vào cuối buổi phỏng vấn, anh ta nói: “Tôi cứ tưởng anh đến đây để chỉ cho chúng tôi cách làm thế nào để trở thành triệu phú!”. Và tôi trả lời: “Tôi đã làm thế mà. Tôi đã chỉ cho anh một cách giúp nhiều người trở thành triệu phú và được tự do tài chính. Nhưng tất cả những gì anh nghĩ đến chỉ là mấy cái toilet mà thôi.” Không cần phái nói, tôi không bao giờ được mời lại trong chương trình của anh ta nữa.

SỨC MẠNH CỦA Ý TƯỞNG

Người phỏng vấn qua radio này không phải là người duy nhất ngăn chặn những ý tưởng có thề thay đổi cuộc sống tài chính của anh ta. Tôi cũng làm thế. Tất cả chúng la đều làm như thế. Tất cả chúng ta đều làm những việc giúp chúng ta thành công và những việc khiến chúng ta thất bại.

Vấn đề muốn nói trong chương này là: chúng ta thay đổi như thế nào khi chúng ta cần phải thay đổi. Như tôi đã nói ở đầu chương, điên rồ nghĩa là tiếp tục giữ nguyên mọi việc nhưng lại muốn mọi việc thay đổi.

Người cha giàu từng nói: “Một trong những lý do chính khiến người ta không thể làm giàu và tự do tài chính được là vì họ sợ phạm phải sai lầm”. Ông còn nói thêm: “Nhiều người rất thông minh và có học vấn cao vẫn không thể làm giàu được bởi vì khi còn đi học, họ được dạy rằng sai lầm là một điều tệ hại. Nhưng trong thực tế, người nào phạm nhiều sai lầm nhất và biết rút ra bài học từ những sai lầm đó – không dối trá, gian lận, phủ nhận hay đổ lỗi – mới thính là người thành công.” Và như vậy, khi nhìn vào Kim tự tháp Học tập bạn sẽ thấy lý do chính khiến nhiều người không thể trở thành triệu phú dù về mặt lý trí họ rất muốn như vậy, đó là vì về mặt cảm xúc, họ đã học là phải biết sợ phạm sai lầm. Người cha giàu thường nói: “Chính nỗi sợ thất bại đã khiến phần lớn mọi người thất bại. “Nỗi sợ thất bại là một tư duy cảm xúc cần được thay đổi bởi vì tư duy cảm xúc này luôn mạnh hơn tư duy lý trí, đó chính là lý do vì sao rất ít người trở nên giàu có.

NHỮNG GÌ HỌC Ở TRƯỜNG HỌC… CÓ THỂ KHÔNG ỨNG DỤNG ĐƯỢC TRONG THỰC TẾ

Nhiều năm trước, khi người cha giàu bảo Tôi: “Ngân hàng không bao giờ hỏi xem phiếu điểm của cha cả.” Một trong những bài học quan trọng nhất mà tôi rút ra được là những gì học ớ trường có thể không ứng dụng được trong thực tế. Khi nhìn những người đang gặp khó khăn tài chính, tôi thường thấy rằng họ rơi vào hoàn cảnh đó đơn giản vì họ không thể thoát khỏi những suy nghĩ cũ của gia đình, bạn bè và trường lớp. Nói cách khác, họ làm theo những ý tưởng mà ngay cả họ cũng không biết rằng mình đứng làm theo những ý tưởng như “đừng phạm sai lầm,” “hãy tìm một việc làm an toàn, đảm bảo” hay “hãy làm việc chăm chỉ, tiết kiệm tiền và đừng để mắc nợ.” Đó là những ý tưởng hay đối với những người xem trọng sự bảo đảm hơn sự tự do tài chính. Nhưng đó sẽ là những ý tưởng rất tồi tệ nếu bạn muốn trở thành triệu phú càng nhanh càng tốt. Vì vậy cái giá để trở thành triệu phú đối với nhiều người chính là phải kiểm tra lại tư duy của mình và tìm ra những tư duy nào cần thay đổi. Nhưng hãy nhớ rằng, khi một tư duy lý trí thay đổi, nó thường đòi hỏi cảm xúc, thể chất và tinh thần cũng phải thay đổi theo.

NHỮNG GÌ DÙNG ĐƯỢC TRONG THỜI CHIẾN CÓ THỂ KHÔNG DÙNG ĐƯỢC TRONG THỜI BÌNH

Đối với tôi, nỗi sợ thất bại không phải là vấn đề, cũng giống như nhiều người khác. Như tôi đã nói, việc thi rớt ở tuổi 15 vì không có khả năng viết lách chính là một trong những điều tốt đẹp nhất từng đến với tôi. Hôm nay, tôi kiếm được nhiều tiền với tư cách là một nhà văn hơn phần lớn những bạn học từng đạt điểm A môn Văn. Từ thất bại đó tôi cũng học được rằng phiếu điểm thật sự của tôi chính là các báo cáo tài chính. Vì vậy, tôi cho rằng thất bại là một điều tốt, nếu tôi có thể rút ra cho mình những bài học từ thất bại hay sai lầm đó. Tôi nhận ra mình có được một lợi thế rất lớn nhờ sẵn sàng phạm sai lầm nhiều hơn những người trước kia học giỏi hơn tôi rất nhiều. Vấn đề là khi tôi học bằng cách phạm sai lầm thì chính cảm giác không sợ thất bại lại hạn chế khả năng học hỏi của tôi.

Một trong những lý do tôi tình nguyện đi chiến đấu ở các chiến trư vì những thử thách cảm xúc và thực tế mà chiến tranh đem lại. Khi hầu hết mọi người đều nói: “Tôi không muốn tham gia chiến tranh” hay “Tôi phản đối chiến tranh,” thì tôi quyết định tốt nhất là nên tham gia. Và tôi tình nguyện ra trận dù tôi thuộc diện được miễn quân dịch. May mắn là công tác huấn luyện của Quân đoàn Thủy quân lục chiến rất tốt, giúp các thanh niên trẻ vượt qua những nỗi hoài nghi cảm xúc và thực tế cùng những giới hạn của bản thân. Chúng tôi được huấn luyện gắt gao để có thể hoạt động với một lý trí tỉnh táo dù rằng trong thâm tâm là một cảm giác sợ hãi. Chúng tôi được huấn luyện để hoàn thành nhiệm vụ dù phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình. Chính những trui rèn về cảm xúc và tinh thần như thế đã giúp tôi sống sót. Tuy nhiên, cũng chính những bài tập đó đã giết chết tôi khi tôi trở về. Tôi phải bỏ ra 25 năm sau đó để quên đi những gì mình đã học khi chuẩn bị cho cuộc chiến tranh.

Để sống sót trong chiến tranh. chúng tôi được huấn luyện phải ra đòn trong tích tắc. Chúng tôi thường phải bắn trước khi suy nghĩ, bước vào những nơi nguy hiểm bất chấp cái chết và làm nhũng chuyện khủng khiếp dù không hề muốn làm. Nói cách khác trong thực tế chúng tôi phải làm những điều mà chúng tôi không hễ muốn làm và không được để cho những tư duy cảm xúc và lý tríngăn cản mình thực hiện nhiệm vụ.

Khi trở về sau cuộc chiến, tôi phát hiện ra rằng chính khả năng vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân và tính hiếu chiến đã trì kéo tôi lại. Trong thời bình không ai cần đến Phong cách của một chiến binh. Tôi sớm nhận ra rằng có một sự khác biệt rất lớn giữa một người lính thủy quân lục chiến trong chiến tranh và một người lính thủy quân lục chiến trong hòa bình. Những người có thể lên đến cấp tướng trong quân đội là những người tài giỏi cả trong thời bình lẫn thời chiến. những vị tướng như Colin Powell và Norman Schwarzkopf chẳng hạn. Trong thời bình, tôi cần phải học cách suy nghĩ và ứng xử như một nhà chính trị hay một nhà ngoại giao, dù là đang ở trong Quân đoàn, tôi phải học cách nhẫn nại hơn, suy nghĩ kỹ hơn trước khi hành động, sống tử tế hơn, bớt lỗ mãng hơn và trên hết là không được hiếu chiến như trước nữa. Đó là những bài học mà tôi vẫn phải cố gắng học hỏi cho đến tận ngày nay. Tôi nhận ra hôm nay mình có thể thành công hơn – về mặt tài chính, xã hội và sự nghiệp – nếu trước đây tôi có thể thay đổi nhanh chóng hơn, nhưng tôi đã không thể làm thể.

May mắn là chính khả năng vượt qua nỗi sợ thất bại đã giúp tôi trở thành một doanh nhân và một nhà đầu tư thành công. Nhưng cũng chính khả năng này đã cản trở sự thăng tiến và thành đạt của tôi. Như tôi đã nói trong phần trước, một trong những định luật Newton nói rằng: “Mỗi lực tác dụng luôn có một phản lực ngược chiều có cùng độ lớn.” Trong cuộc đời mình, tôi cần có những thay đổi đáng kể nếu muốn thành công hơn nữa. Với tôi, tính hiếu chiến có thể giúp tôi chiến thắng những trận đánh nhỏ nhưng lại khiến tôi thất bại trong một cuộc chiến lớn. Tôi đã sớm nhận ra rằng nếu không chịu thay đổi, tôi sẽ chẳng thành đạt được bao nhiêu, cũng sẽ như những người sợ phạm phải sai lầm. Và để có thể thành công, tôi cần phải thay đổi.

Mỗi đồng tiền đều có hai mặt, mỗi tay cờ bạc cũng cần biết làm một nhân viên ngân hàng. Trong cuộc dời mình, tôi đã xây dựng khía cạnh chiến binh của bản thân suốt 25 năm và lại phải bỏ ra 25 năm sau nữa để xây dựng khía cạnh ngoại giao. Nhờ ró cả hai mặt này, tôi đạt được những thành công vượt bậc. Nếu chỉ có một mặt của đồng tiền, tôi biết thành công của mình sẽ bị giới hạn rất nhiều. Nói cách khác, điểm mạnh của tôi bị trở thành điểm yếu và để có thể tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh cho bản thân, tôi cần phải biến những điểm yếu của mình thành điểm mạnh align=”justify”>

CUỘC SỐNG LUÔN THAY ĐỔI

Khi có người hỏi: “Tôi nên đầu tư vào cái gì?”, “Anh khuyên tôi nên làm gì?”, hay “Anh có thể giúp tôi tìm ra câu trả lời đúng không?”, tôi thường do dự và khéo léo tránh đưa ra câu trả lời của riêng tôi. Tôi không thích đưa ra những câu trả lời theo mẫu bởi vì những câu trả lời mẩu đó chỉ áp dụng được trong nhà trường và trong các trò chơi truyền hình mà thôi. Trên thực tế, mỗi chúng ta đều có những ưu điểm, có tài và khả năng nhất định. Chúng ta cũng có những khuyết điểm, và như bạn thấy, ưa điểm của chúng ta thường cũng là khuyết điểm của chúng ta.

Đối với tôi, cuộc sống luôn luôn thay đổi. Với tôi, nếu ngày nay anh không chịu thay đổi thì xem như anh đã tự đào mồ chôn mình, bởi vì thế giới này luôn luôn thay đổi càng lúc càng nhanh. Những người gặp rắc rối nhiều nhất chính là những người bám vào các phương thức và kiểu mẫu cũ. Khi lntemet phát triển, khoảng cách giữa có và không sẽ đào sâu thêm. Ngày nay, chúng ta có những cậu bé chưa học xong trung học nhưng đã kiếm được bạc triệu trên mạng. Các cậu bé này không có một việc làm nào cả và có lẽ cũng sẽ chẳng bao giờ phải đi tìm việc cả.

Như tôi đã nói trong những cuốn sách khác, ý tưởng về một việc làm là ý tưởng của Thời đại Công nghiệp. Bất cứ ai bám mãi vào những luật lệ cũ của Thời đại Công nghiệp sẽ bị bỏ xa về mặt tài chính bởi nhũng người biết thích nghi với những luật lệ mới của Thời đại Thông tin. Và hãy tin tôi những luật lệ đó hoàn toàn khác hẳn. Nếu bạn cứ mãi bám vào ý tưởng về một việc làm ổn định, lương tăng theo thâm niên, thì nghĩa là bạn đang bám vào những ật lệ của Thời dại Công nghiệp. Và mặc dù quanh bạn có rất nhiều cơ hội đề làm giàu nhưng muốn tận đụng được những cơ hội đó, cái giá phải trả là bạn cần phải thay đồi.

SỨC MẠNH TINH THẦN

Sự không chắc chắn của mỗi thay đổi thường rất đáng sợ. Như mọi người khác, tôi cũng lo sợ về những điều mình không dám chắc. Như mọi người khác, tôi cũng thiếu tự tin với bản thân. Như mọi người khác, tôi cũng ghét phạm sai lầm. Nhưng có điều là ngày nay, mọi người đều phải thay đổi. Nhờ lntemet, sự thay đổi giờ đây đã tự do hơn. Mọi người đều phải thay đổi hoặc phải chấp nhận tụt hậu, có thể từ từ chậm nhưng không thể tránh khỏi. May mắn thay, tất cả chúng ta đều có sức mạnh vượt qua những thay đổi này nếu chúng ta thật sự muốn thay đổi. Sức mạnh này có thể thấy được ở Kim tự tháp Học tập được nhắc lại ở trang bên. Và đó chính là sức mạnh tinh thần của chúng ta.

Vài năm trước đây, tôi đến xem một cuộc đua của những người khuyết tật. Ờ đó tôi gặp một người bạn học cũ khác bị cắt bỏ hai chân sau một tai nạn giao thông, lúc đó anh ấy 55 tuổi, mất cả hai chân và đang chạy đua nước rút 100 mét bằng hai chân giả của mình. Khi anh ấy chạy tôi không còn nhìn thấy những khuyết tật cơ thể của anh ấy nữa. Tòi chỉ nhìn và cảm nhận được ý chí tinh thần đang diễu khiển anh ấy khi anh chạy, ý chí của anh và của nhóm người khuyết tật khác lan tỏa ra toàn bộ khán giả. Phần lớn chúng tôi lúc đó đã bật khóc khi cảm nhận được ý chí của họ. Tôi lại được nhắc nhở một lần nữa về sức mạnh tinh thần cua con người. Tôi nhận ra rằngặc dù thể chất của mình tốt hơn anh ấy nhưng ý chí của anh ấy lại cao hơn tôi rất nhiễu. Ý chí của anh ấy đã biến những khiếm khuyết thể chất của anh thành sức mạnh cơ thể, sức mạnh lý trí và sức mạnh tình cảm. Tất cả chúng ta đều có thể đạt được sức mạnh đó nhờ vào một ý chí kiên cường như thế.

TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU CÓ NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU

Như tôi đã nói, tôi không phải là một người học hành giỏi giang gì. Tôi cũng không thuộc diện được các giáo viên gọi là học sinh thông minh. Tôi cũng chẳng tố đẹp mấy về mặt cảm xúc bởi vì tôi rất nóng nảy, thiếu kiên nhẫn và thiếu tỉ mỉ. Thể chất của tôi cũng chẳng hơn ai. Tôi không phải là một vận động viên tầm cỡ hay một người có thể hình đẹp. Nhưng hôm nay, tôi có thể nói rằng mình rất hạnh phúc và không còn vướng bận vấn đề tiền bạc gì cả, bởi vì tôi luôn nhắc nhở bản thân về sức mạnh ý chí của con người. Cha mẹ tôi cũng có một ý chí mạnh mẽ như thế và luôn khuyên tôi hãy dựa vào sức mạnh đó mỗi khi cảm thấy nghi ngờ bản thân. Tôi có thể là tôi như ngày hôm nay là nhờ tôi dã cưới một người vợ cũng có một ý chí mạnh mẽ, tin tưởng vào tôi và luôn ở bên tôi trong những lúc khó khăn.

Chính nhờ sức mạnh tinh thần của mình và nhờ sự nâng đỡ tinh thần của những người xung quanh, tôi đã có thể học cách khai thác lý trí của mình, kiểm soát tình cảm của mình, từ đó dẫn đến những hành động thực tế, có thể ngã xuống rồi lại đứng lên.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.