Dạy Con Làm Giàu – Tập 8
CHƯƠNG 5
Bạn đang mắc nợ đến mức n
Trước khi bắt đầu cuộc hành trình đi đến tự do tài chính, trước nhất bạn phải xác định xem mình thật sự đang nợ nần bao nhiêu. Đối với nhiều người, việc xem lại xem mình mắc nợ bao nhiêu tiền cũng giống như khi đi nha sĩ vậy, bạn biết đó là một việc nên làm nhưng thật lòng bạn chẳng muốn làm. Thậm chí một số người còn không muốn nghe đến hai chữ “nha sĩ”. Họ biết rằng mình đang có một lỗ sâu nhưng không dám đương đầu với nó.
Tuy nhiên nếu bạn nghiêm túc trong việc tạo dựng một dòng lưu kim tích cực cho cuộc sống của mình thì bạn phải bắt đầu với những nền tảng cơ bản của kiến thức tài chính. Dưới đây là một bài kiểm tra ngắn giúp bạn bất đầu. Hãy cho 1 điểm với những câu hỏi mà bạn trả lời là có:
– Bạn có thường xuyên thanh toán trễ hóa đơn?
– Có bao giờ bạn phải giấu các hóa đơn ngay cả với người bạn đời của mình chưa?
– Có bao giờ bạn phải mặc kệ chiếc xe hư vì bạn không đủ tiền chưa?
– Gần đây bạn có mua cái gì mà bạn không thật sự cần đến không?
– Bạn có thường chi tiêu nhiều hơn mức lương của mình không?
– Có bao giờ bạn bị từ chối cho vay chưa?
– Bạn có mua vé số với hy vọng đổi đời không?
– Có bao giờ bạn phải tạm ngưng dành dụm tiền cho những lúc khó khăn không?
– Tổng số nợ của bạn (không tính các khoản thế chấp) có vượt quá khoản tiền dành dụm cho những lúc khó khăn không?
Hãy cộng tất cả số điểm của bạn lại. Nếu số điểm của bạn là 0 thì thật tuyệt! Bạn đã kiểm soát dược dòng lưu kim rủa mình. Nếu số điểm của bạn trong khoảng từ 1-5, có thể bạn nên nghĩ đến việc giảm thiểu nợ nần xuống bằng cách làm theo một thương trình của người cha giàu. Nếu số điểm của bạn từ 6-9 thì hãy coi chừng. có thể bạn đang trên đường đến một bờ vực thảm họa tài chính.
CHƯƠNC TRÌNH DÒNG LƯU KIM KHẨN CẤP CỦA NGƯỜI CHA GIÀU
Nếu bạn thật sự muốn kiểm soát được dòng lưu kim của mình, bạn cần đến 3 thứ “vũ khí” chính: xác định rõ tình hình tài chính của mình, áp đặt kỷ luật cho bản thân và lập một kế hoạch tài chính có thể giúp bạn đến nơi mà bạn muốn đến.
Thay đổi thói quen của mình có khó lắm không? Đương nhiên là khó rồi. Điều đó tùy thuộc vào bạn và mong muốn kiểm soát cuộc sống tài chính của bạn. Hãy nhớ rằng bạn không nhất thời phải làm theo các bước này. Nhưng nếu bỏ qua thì bạn sẽ mãi mắc kẹt trong một cái vòng luẩn quẩn, làm bao nhiêu tiêu xài hết bấy nhiêu. (Dĩ nhiên, trừ bạn trúng số. Thật sự tôi rất ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều người cho rằng trúng số là một kế hoạch vững chắc để giải quyết tình hình tài chính của họ.)
Nhưng chúng ta hãy quay lại với thực tế. Nếu bạn không muốn cắt giảm chi phí thì bạn buộc phải tuân theo một kế hoạch giảm nợ. Sau đây là hai bước đầu tiên cần làm:
1) Luôn thanh toán cho bản thân trước tiên: Mỗi khi được trả lương, điều đầu tiên là bạn phải thanh toán cho bản thân mình. Không phải trả tiền sửa xe trước. Không phải trả tiền vay ngân hàng hay tiền thuê nhà trước. Hãy dành cho bản thân một khoản tiền kha khá và ngay lập tức chuyển số tiền đó vào một tài khoản tiết kiệm đầu tư riêng. Và đừng đụng đến số tiền đó cho đến khi bạn đã sẵn sàng đầu tư vào một cái gì đó.
2) Bước thứ hai là cắt giảm những thử gọi là đồ trang trí. Đó là những thứ màu mè mà chúng ta luôn thèm muốn nhưng lại không thật sự cần đến. Đó có thể là một chiếc xe đẹp, một bữa ăn tối ở một nhà hàng sang trọng hay những bộ quần áo thật bắt mắt. Dù thứ “đồ trang trí” đó của bạn là gì đi nữa hãy ngừng ngay thói quen mua sắm hấp tấp đó, phải thừa nhận rằng đây chính là lúc bạn cần đến kỷ luật bản thân và sức mạnh ý chí. Nhưng nếu thật sự muốn thoát khỏi nợ nần thì bạn phải làm quen với điều đó.
Lúc này, hẳn bạn đang nghĩ là chúng tôi đang thay đổi lời khuyên của mình. Dù người cha giàu tin rằng không nhất thiết phải cắt giảm chi phí để làm giàu nhưng có những lúc bạn cần phải ngừng lại và dùng đến những biện pháp khác để hướng mình đi đúng đường. Người ta thường nói: “Bạn sẽ làm gì khi bị rơi vào một cái hố? Hãy tìm cách leo lên chứ đừng tiếp tục đào xuống nữa.”
KIỂM SOÁT DÒNG LƯU KIM CỦA BẠN
Bây giờ, khi bạn đã quyết định tự áp đặt kỷ luật cho mình thì hãy tiếp tục các bước sau:
1. Xem lại kế hoạch tài chính mà bạn vừa lập ra.
2. Quyết định xem hôm nay bạn muốn nguồn thu nhập của mình sẽ xuất phát từ nhóm nào trong Kim tứ đồ.
3. Quyết định xem trong 5 năm nữa bạn muốn nguồn thu nhập của mình sẽ xuất phát từ nhóm nào trong Kim tứ đồ.
4. Bắt đầu kế hoạch kiểm soát dòng lưu kim của mình:
a. Thanh toán cho bản thân trước tiên. Hãy để riêng một khoản phần trăm từ mỗi số tiền mà bạn nhận được, dù là tiền lương hay những khoản tiền khác. Hãy gởi số liền này vào một tài khoản tiết kiệm. Một khi tiền đã nằm trong tài khoản rồi thì đừng bao giờrút nó ra, trừ phi bạn đã sẵn sàng đem nó đi đầu tư.
Chúc mừng bạn! Thế là bạn đã bắt đầu quản lý dòng lưu kim của mình rồi đấy.
b. Hãy tập trung làm giảm những khoản nợ cá nhân của mình.. Sau đây là những mẹo vặt đơn giản và dễ áp dụng để giảm thiểu các khoản nợ cá nhân của bạn:
Mẹo thứ 1: Nếu thẻ tín dụng gia hạn còn những khoản nợ chưa trà…
1. Cắt giảm tất cả các thẻ tín dụng. Chỉ để lại một hoặc hai thẻ mà thôi..
2. Bất cứ một khoản tiền nào trong các thẻ tín dụng này đều phải thanh toán hết trong tháng. Đừng để chúng biến thành những khoản nợ dài hạn.
Mẹo thứ 2: Hãy cố gắng có thêm thu nhập từ 150 đôla đến 200 đôla mỗi tháng. Lúc này bạn đã trở nên thông minh hơn về mặt tài chính nên điều này có lẽ không khó lắm. Nếu bạn không thể có thêm thu nhập từ 150 đôla đến 200 đôla mỗi tháng thì cơ hội tự do tài chính của bạn có thể chỉ là một giấc nam kha mà thôi.
Mẹo thứ 3: Dùng số thu nhập thêm từ 150 đôla đến 200 đôla mỗi tháng này làm khoản tiền thanh toán cho một tấm thẻ tín dụng của bạn. Lúc này bạn sẽ phải trả thêm rất ít tiền.
Chỉ trả thêm một số tiền tối thiểu cho tất cả các thẻ tín dụng. Người ta thường cố gắng trả thêm một chút mỗi tháng cho những tấm thẻ của mình. nhưng cuối cùng thì chúng vẫn không bao giờ được thanh toán hết.
Mẹo thứ 4: Một khi tấm thẻ đầu tiên đã được trả xong,hãy tiếp tục như thế với tấm thẻ thứ hai.
Hãy tiếp tục quá trình này với tất cả các thẻ tín dụng và những thủ nợ khác của bạn. Mỗi khi bạn đã thanh toán xong một khoản nợ nào thì số tiền trả c những khoản nợ còn lại sẽ tăng lên và thời gian thanh toán cho chúng sẽ ngắn lại.
Mẹo thừ 5: Một khi đã thanh toán xong tất cả nợ nần thì hãy tiếp tục quá trình trả nợ cho chiếc xe và ngôi nhà của bạn.
Nếu làm theo quy trình này, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nhận ra mình có thể trả hết nợ trong một khoản thời gian rất ngắn. Hầu hết mọi người có thể sạch nợ chỉ trong từ 5 năm đến 7 năm.
Mẹo thứ 6: Bây giờ. khi bạn đã hoàn toàn sạch nợ, hãy dành số tiền trả nợ hàng tháng này để đầu tư xây dựng cột tài sản cho mình.
Mọi chuyện rất đơn giản.
NHỮNG MẸO VẶT KHÁC GIÚP BẠN KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH
– Thanh toán tất cả mọi hóa đơn đúng hạn để tránh bị phạt thêm tiền.
– Tìm một loại thẻ tín dụng nào đó có lãi suất thấp nhất và không tính phí giao dịch hay phí duy trì hàng năm. Khi đó bạn có thể xem xét việc củng cố lại những món nợ tín dụng khác của mình trước. Như thế bạn sẽ phải trả lãi suất và chi phí thấp hơn.
– Đừng dùng những loại thẻ ATM bị tính phí sử dụng. Như thế chẳng khác nào phải trả tiền để được xài tiền của chính mình.
CÓ THỂ BẠN CẦN THAY ĐỔI THÓI QUEN TIÊU DÙNG CỦA MÌNH MỘT CHÚT
– Tập thói quen xài tiền mặt. Chỉ dùng những tấm thẻ bị tính phí trong trường hợp khẩn cấp. Học cách ngừng mua sắm do bốc đồng. Hãy sử dụng ý chí của mình để nói “không”.
– Tìm mua sắm ở những cửa hàng bán lẻ với giá sỉ và những cửa hàng giảm giá.
– Tôn trọng ngân quỹ của mình. Nếu bạn sắp vượt quá giới hạn 200 đôla kế hoạch dành cho ăn uống thì hãy bớt ăn vặt và nhậu nhẹt đi.
– Bắt đầu tìm kiếm một công việc bán thời gian hay những cách khác để kiếm thêm thu nhập.
– Tắt máy lạnh hoặc tắt bớt đèn nếu không cần thiết để giảm hóa đơn tiền điện.
– Cắt giảm hóa đơn điện thoại bàn hoặc điện thoại di động. Đây là một lĩnh vực mà người ta thường bỏ sót khi đang cố gắng tiết kiệm tiền.
– Kiểm lại các hợp đồng bảo hiểm của bạn. Hãy xem liệu bạn có thể tìm được những hợp đồng bảo hiểm tương đương nào khác với chi phí thấp hơn hay không.
Tóm lại, hãy bắt đầu thói quen tìm kiếm thử xem bạn có thể tiết kiệm vài đồng ở chỗ này, vài đồng ở chỗ kay không. Hãy dành ra một tuần suy nghĩ xem bạn có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền bằng cách mua những loại dầu gội đầu rẻ tiền hơn, không đi ăn nhà hàng nữa, hay giảm bớt những cuộc “nấu cháo điện thoại” dài dằng dặc. Giả sử như thế bạn sẽ tiết kiệm được 30 đôla hay 40 đôla một tuần. Trong một tháng, bạn sẽ tiết kiệm được hơn 100 đôla, và trong một năm, bạn sẽ tiết kiệm được đến 1.200 đôla hoặc hơn – và đó sẽ là một bước chuyển biến tốt để thay đổi thói quen tiêu dùng của bạn.
Mục đích của bạn là thoát khỏi nợ nần càng sớm càng tốt để bạn có thể khởi đầu một tương lai tươi sáng hơn và bắt đầu suy nghĩ như một người giàu có. Khi đó bạn có thể bắt đầu mua hay tạo dựng cho mình các bất động sản giúp bạn phát sinh thu nhập thụ động thanh toán cho các hoá đơn điện thoại, hóa đơn tiền điện hay bảo hiểm, v.v… Đó chính là triết lý của người cha giàu về việc mở rộng những phương tiện giúp bạn tận hưởng cuộc sống.
NHỮNG MÓN NỢ AN TOÀN VÀ NHỮNG MÓN NỢ KHÔNG AN TOÀN
Có hai loại nợ nần. Những món nợ an toàn là những món nợ có thế chấp, chẳng hạn như khi bạn vay tièn mua nhà hoặc mua xe. Những món nợ không an toàn là những món nợ không có thế chấp, thường bao gồm các khoản nợ trong thẻ tín dụng hoặc nợ nần cá nhân.
Những món nợ đầu tiên mà bạn cần giũ bỏ chính là những món nợ không an toàn. Trong hệ thống của người cha giàu, những món nợ không an toàn là những món nợ mà chúng tôi gọi là những món nợ xấu, và bạn càng sớm thoát khỏi chúng thì bạn càng có thể sớm quản lý vấn đề tài chính của mỉnh. Như thế có nghĩa là hãy cố gắng thanh toán hết nợ thẻ tín dụng và các khoản nợ cá nhân khác của bạn càng sớm càng tốt.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.