Đừng hoang tưởng về biển lớn

Cho những người vừa nằm xuống



Tôi không phải là một sử gia hay môt nhà bình luận chính trị để ca tụng hay chửi bới có căn bản khoa học những vị lãnh tụ, sống hay chết. Nhưng tôi biết rằng họ là những người đã bay cao, đã đi xa hơn đa số chúng tôi và đã sánh vai với những lãnh tụ khác nổi tiếng thế giới để làm nên lịch sử.

Một cuối tuần mùa hè thật thanh bình ở Koh Samui (Thái) chợt nghe tin về cái chết của Tướng Đặng Văn Quang và Tướng Nguyễn Cao Kỳ của VNCH ngày xưa. Bất cứ cái chết nào của một lãnh tụ, dù xấu hay tốt, cũng khơi dậy những suy tưởng về ý nghĩa của đời người trong lịch sử. Những lãnh tụ mà tôi có chút quen biết còn gợi lại thêm những hồi ức của một thời oanh liệt và tàn phai.

Tôi không phải là một sử gia hay môt nhà bình luận chính trị để ca tụng hay chửi bới có căn bản khoa học những vị lãnh tụ, sống hay chết. Nhưng tôi biết rằng họ là những người đã bay cao, đã đi xa hơn đa số chúng tôi và đã sánh vai với những lãnh tụ khác nổi tiếng thế giới để làm nên lịch sử. Với cảm nhận của cá nhân tôi, họ là những biểu tượng cho lòng ngưỡng mộ, cùng chút thương hại. Nhiều người thường cho là “thời thế tạo anh hùng” để làm nhẹ những thành tựu hay hậu quả trong lịch sử. Có thể vậy, nhưng với tôi, bất cứ lãnh tụ nào lèo lái môt quốc gia cũng đều chia sẻ nhiều cá tính đặc biệt xuất chúng giúp họ vượt lên cao khỏi đám đông để nắm giữ quyền lực. Nói rằng số tử vi tên này tốt không thể giải thích trọn vẹn vai trò lịch sử của họ.

Tôi có quen biết giao lưu với hai Tướng Kỳ và Quang vào trước thời 1975. Những cuộc gặp thóang qua trong các bữa tiệc công cộng nên không phải là “bạn” và tôi không làm chính trị nên cũng chẳng là “thù”. Sau 1975, tôi có chơi tennis nhiều lần với ông Kỳ ở California và ông ta cũng nhờ tôi tư vấn vài chuyện làm ăn nhỏ. Thú vị nhất là lần ông được đại tài tử John Wayne (bây giờ là tên của phi trường ở Quận Cam) mở tiệc chiêu đãi ở Newport Beach. Ông Kỳ là thượng khách, kéo thêm tôi cho ếch ra đáy giếng, và tôi đã hết sức ấn tượng chỉ với danh sách khách mời, như Ron Reagan, bấy giờ là Thống Đốc California (sau lên làm Tổng Thống Mỹ). Tôi tiếc cho ông lúc đấy (1975), chưa biết dùng đòn bẫy là quan hệ thân thiết với John Wayne và nhiều nhân vật danh tiếng khác của Mỹ để đẩy sự nghiệp đi về một hướng khác.

Nhưng dù sao ông đã bay rất cao, qua những cuộc họp thượng đỉnh với các Tổng Thống Johnson, Ford, Nixon, hay những cuộc đàm phán với Kissinger, McNamara, Bundy. Trong suốt thập niên 60s và 70s, có lẽ ông có mặt trên tin tức TV, báo chí Mỹ và thế giới mỗi ngày.

Còn Tướng Đặng Văn Quang là nhân vật số 2 của chế độ cũ, sau ông Thiệu. Tiếng tăm và quyền lực của ông đi trước mọi toan tính về chính trị thời này. Ảnh hưởng của ông rất lớn, kể cả những ván cờ với người Mỹ; nhưng ông ít xuất hiện nơi đám đông và các mạng truyền thông, nên không nổi tiếng như Tướng Kỳ. Ấn tượng nhất với tôi là tiếng cười dòn tan, biểu lộ một tâm tư tươi mát, khi trao đổi những chuyện khôi hài về “gà tóc dài”.

Nhưng trên một khía cạnh khác tôi cũng thấy “thương” cho bước đường quan lộ của hai ông. Tôi lánh xa chính trị vì tôi hiểu khi liên quan đến quyền lực và quyền lợi, bản chất con người cho phép họ làm bất cứ điều gì để đạt mục tiêu. Thủ đọan, phù phép và dối trá là phương tiện thông dụng hàng ngày hàng giờ.

Lấy các chính trị gia của Mỹ làm thí dụ. Hai ông Kỳ, Quang là những con bài khá ngoan ngõan và trung thành với chánh sách Mỹ tại Việt Nam. Họ không hề có một tham vọng gì để hành xử trong vị thế độc lập với Mỹ như vị tiền nhiệm là Tổng Thống Diệm. Tuy vậy, khi đã vắt hết trái chanh Kỳ, Quang, họ đã cho đàn em viết sách, viết báo tung tin là Tứơng Kỳ, rồi sau này, Tướng Quang, là những trùm buôn ma túy, với tài sản cả tỷ đô la. Báo sách Mỹ viết theo kiểu báo cáo điều tra (investigative report) nên cả thế giới tin theo và vết nhơ trên người hai ông có lẽ không bao giờ gột sạch.

Sau 1975, Tướng Kỳ có bàn thào xin tư vấn của tôi về chuyện mưu sinh trên đất mới đến. Chắc ông nghĩ tôi biết nhiều vì đã qua đây từ 1963. Ông nói thực là tài sản gia đình chỉ còn khỏang 900 ngàn đô la và tôi rất ngạc nhiên với số tiền nhỏ nhoi này. Một anh làm hải quan cấp trung

 

  • Thượng Hải cũng có một lần nhờ tôi tư vấn về quản lý tài sản cá nhân và tôi đã thấy tiền nhàn rỗi của viên chức này trong ngân hàng Hồng Kông lên đến hơn 6 triệu đô la. Làm Thủ Tướng 3 năm và Phó Tỏng Thống 4 năm dưới thời mà Mỹ đổ cả trăm tỷ đô la vào Việt Nam, mà ông bà Kỳ chỉ bòn rút được dưới 1 triệu đô la, thì trong sách vở của tôi, đây là con người sạch.

Còn Tướng Quang lại lận đận hơn nữa. Sau 1975, vì những lời cáo buộc về ma túy và tham nhũng, ông không được nhập cảnh vào Mỹ. Lạnh lẽo bên xứ tuyết Canada, ông sống nghèo khổ đời công nhân trong một căn hộ chật hẹp. Sau cùng được qua Mỹ vào giữa thập niên 80s, ông tiếp tục làm lao động và vợ phải đi bán bánh ở các chợ, cho đến ngày ra đi với hai bàn tay trắng. Đồng minh Mỹ hòan tòan quay mặt lạnh lùng.

Tôi không quan tâm đến những công, tội của hai ông. Chiến tranh đã chấm dứt hơn 36 năm. Thế hệ mới quanh tôi loay hoay với những bài tóan khó khăn trước mặt, không phải những câu chuyện vớ vẩn của các ông già. Nếu hai ông có để lại bài học gì cho hậu thế, tôi chắc là thế này: trong chánh trị, đôi khi làm kẻ thù còn hơn làm bạn. Bởi vì ta biết quá nhiều về bạn, trong khi chỉ nghe đến huyền thọai về kẻ thù.

Nhưng ngày tháng sẽ trôi qua và chôn vùi tất cả. Lần chót tôi gặp ông Kỳ, vài năm trước ở Phan Rang, chúng tôi cùng đứng nhìn một Tháp Chàm bụi bặm gần một khu du lịch ông đang muốn làm dự án. Khi ông nói về triển vọng, tôi lại nhớ đến bài hát cũ:

Người xưa đâu, mà tháp thiêng sao đứng như buồn rầu

Lầu các đâu, nay thấy chăng rừng xanh xanh một mầu…

Trịnh Công Sơn cũng có một bài hát cho thời 70s, về những “hận thù đã lãng quên, dấu chân người rồi cũng bụi mờ, và đứa con xưa đã tìm về nhà, thôi thì hãy xin cho người vừa nằm xuống tìm thấy thiên đường nơi cuối trời mênh mông”.

T/S Alan Phan


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.