Guanxi Nghệ Thuật Tạo Dựng Quan Hệ Kinh Doanh

11. Trận chiến với Kai-Fu Lee



Tháng 8 năm 2000 – Tháng 9 năm 2005

Tôi muốn để lại hai gia tài lớn nhất cho đời. Một là tạo nên sự khác biệt giữa hai quốc gia lớn, hai dân tộc lớn. Hai là đã tạo ra những công nghệ đầy thử thách, phức tạp mà mọi người đều có thể sử dụng.

—KAI-FU LEE

Kai- Fu Lee lặng lẽ ngồi đợi tại nhà hàng cao cấp Todai ở trung tâm thị trấn Redmond. Hai người cùng ăn tối với ông là Ya- Qin Zhang và một nhà văn. Ba người tự đi lấy đồ ăn, trộn sushi với những đĩa đầy cá và thịt lợn xay còn nóng hổi. Họ trút bỏ những căng thẳng của đường phố và quay trở về bàn ăn. Lee và Zhang ngồi cạnh nhau rất thoải mái. Từ khi Ya-Qin Zhang chuyển đến Redmond, họ thân thiết với nhau hơn. Cách đây vài tuần, trước khi Magneto đến, gia đình Lee và Zhang đã đi nghỉ cùng nhau ở Vancouver, khu vực nói tiếng Anh của quận Columbia. Họ thường tổ chức cuộc hành trình kéo dài hơn 2 giờ lên phía bắc và ở đó một đến hai ngày để thưởng thức những món ăn Trung Quốc, mua sắm và cùng đi xem phim.

Đó là ngày 31 tháng 5 năm 2005. Mấy tháng trước, vị giám đốc sáng lập phòng nghiên cứu Bắc Kinh đã không thể tham dự trận bóng rổ của đội Seattle Supersonics, vì vậy mục tiêu chính của cuộc phỏng vấn bữa tối hôm đó là tìm hiểu về công việc cũng như đời sống của ông nhưng lại được bố trí ngoài văn phòng. Ông có rất nhiều điều để nói. Ngồi trong một nhà hàng ồn ào, Lee nói điềm tĩnh nhưng rất say mê về hai chủ đề mà ông ưa thích: đất nước Trung Quốc và sinh viên Trung Quốc. Mặc dù Lee sinh ra ở Đài Loan nhưng ông chưa bao giờ quên giấc mơ của cha mình về sự thống nhất – về việc giúp ích cho đất nước cũng như nhân dân Trung Quốc.

Phần lớn niềm say mê của Lee xuất phát từ những hiểu biết sâu sắc của ông về hệ thống giáo dục đào tạo ở Trung Quốc. Điều đó dẫn đến những cuộc tranh luận trong chuyến đi Dragon Villa mấy năm trước và thúc đẩy ông viết một lá thư ngỏ với sinh viên Trung Quốc. Tháng 8 năm 2000, Lee trở thành phó chủ tịch của Microsoft, mỗi năm ông quay lại Trung Quốc từ ba đến bốn lần, những lần đó ông đều gửi các bài giảng của mình cho các trường đại học. Thậm chí ông còn tạo ra một trang Web riêng là để giữ liên lạc với sinh viên Trung Quốc và bày tỏ suy nghĩ của mình về giáo dục và việc làm. Mọi thông tin trên trang Web này đều được viết bằng tiếng thổ thông, ngoài một dòng chữ tiếng Anh ở trang chủ: “Kai – Fus’s Student Network” (Mạng lưới sinh viên của Kai – Fu) . Ông kể: “Ngày nào tôi cũng vào trang Web này để trả lời các câu hỏi.”

Lee đã viết cuốn Be Your Personal Best (Hãy phát huy sở trường của bạn) xuất bản tháng 9 năm 2005 bằng tiếng phổ thông. Cuốn sách phản ánh quan điểm của ông về giáo dục, nghề nghiệp và triết lý về cuộc sống. Sách chủ yếu đề cập đến sự hợp nhất các yếu tố tuyệt vời nhất của Mỹ và Trung Quốc – sự hòa trộn giữa truyền thống năng động, thẳng thắn và tự tin của phương Tây với tính nhân văn và đức kiên nhẫn của châu Á – để được sống một cuộc sống ý nghĩa nhất. Lee nói: “Tôi nghĩ rằng điều làm nên thành công ở thế kỷ XXI chính là sự kết hợp giữa hai nền văn hóa đó.”

Vấn đề quan trọng nữa trong cuốn sách là con người không nên có cái nhìn một chiều về sự thành công, cần phải có cái nhìn đa chiều. Lee nói: “Thành công không phải là tiền bạc, không phải quy mô của công ty, cũng không phải là một công việc danh giá. Thành công nằm trong tầm tay bạn nếu bạn làm được những việc mình yêu thích điều đó tạo ra một gia tài riêng cho chính bạn.” Ông nhấn mạnh rằng để làm được như vậy, mọi người cần phải biết ước mơ cũng như có tầm nhìn và theo đuổi nó cùng với nguyên tắc, niềm say mê và tính chính trực của mình. Trong khi đó, cũng cần phải biết nỗ lực vì tập thể và giữ mối quan hệ tốt với người khác. “Đây là các yếu tố khác nhau mà tôi nghĩ là nên kết hợp lại để đánh giá tiềm năng của một người.”

Kai-Fu mới chỉ ở tuổi 43. Ông đã trải qua một hành trình khó tin, rời quê hương Đài Loan khi mới 11 tuổi và trở thành một nhà nghiên cứu diễn thuyết, đóng vai trò chủ chốt trong những công ty máy tính tên tuổi như Apple, Silicon Graphics và Microsoft.

Tuy nhiên, giờ đây sau gần năm năm ở Redmond, ông lại đang bắt đầu một kỷ nguyên mới. Khác xa với các thành tựu công nghệ cụ thể trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm, ông ngày càng gắn bó với các trường đại học Trung Quốc cũng như tham gia nhiều hơn vào những quyết định mang tính chiến lược của Microsoft – những quyết định đã giúp Lee xây dựng chiếc cầu nối hai nền văn hóa Đông – Tây. Và trong tiến trình này, ông đã trở thành biểu tượng của sự đổi mới trong thời đại cạnh tranh toàn cầu.

Lee đến Washington vào mùa hè năm 2000, nơi đây đã đem lại cho ông một môi trường hoàn toàn khác. Bắc Kinh là thành phố đông đúc, ô nhiễm và có thời tiết khắc nghiệt. Còn Seattle, mặc dù nổi tiếng là ẩm ướt, đường phố đông nghịt người, nhưng thời tiết ở đây rất dễ chịu. Ở Bắc Kinh, Lee có tài xế riêng. Ở Washington, ông tự lái xe đi tới chỗ làm. Khi tự lái xe, ông sẽ khó gọi điện thoại và không thể đọc hay tranh thủ gửi email được. Nhưng điều trái ngược lớn nhất có lẽ là bản chất công việc. Liều lĩnh trong nghiên cứu luôn được bù đắp, nhưng trong quá trình phát triển nó sẽ bị loại bỏ, làm thế nào để đưa sản phẩm vào thị trường suôn sẻ và hiệu quả nhất được coi là tối ưu. Lee đùa: “Trong nghiên cứu, người ta nhớ đến bạn vì bạn tham gia vào dự án lớn nhất. Còn trong sản xuất, người ta nhớ đến bạn khi bạn mắc sai lầm lớn nhất.”

Tuy vậy, Lee vẫn thiết tha chứng tỏ niềm tin mà Rich Rashid, Steve Ballmer và Bill Gates đã đặt vào ông. Ông vẫn tin rằng lời nói sẽ là giao diện của máy tính trong tương lai. Phát triển các thiết bị di động, loại bỏ nhu cầu các loại bàn phím vụng về và cả các loại bàn phím nhỏ gần đây còn được ưa chuộng – Redmon là một nơi tuyệt vời để thực hiện những chuyển đổi này, là cơ hội mang sản phẩm công nghệ sắc bén này đến với hàng triệu người.
Công việc của Lee là hợp nhất những nỗ lực của Microsoft trong lời nói và ngôn ngữ tự nhiên – lĩnh vực mà trước đây đã chia thành nhiều nhóm – thành một đơn vị kinh doanh mới, với tên gọi là Bộ phận Dịch vụ Tương tác Tự nhiên (được đọc là “Nisdy” trong ngôn ngữ của Microsoft), một bộ phận chủ yếu của việc kinh doanh Dịch vụ và Công cụ của Microsoft. Ông báo cáo với tân phó chủ tịch cấp cao của Microsoft là Eric Rudder, nhà chiến lược kỹ thuật, người từng tham gia buổi đánh giá Bill G. cuối cùng của Lee khi Lee còn là giám đốc MSR Trung Quốc. Gần 400 nhân viên của Microsoft – gấp 8 lần số cán bộ của phòng nghiên cứu Bắc Kinh lúc bấy giờ – dưới quyền điều hành của Lee. Ngoài việc phát triển mã cho từng sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, nhiệm vụ của Lee là cung cấp những công nghệ cốt yếu để ứng dụng trong mọi sản phẩm của Microsoft. Ở cấp độ cơ bản nhất, nhiệm vụ này liên quan đến việc nhận diện ngôn ngữ, chiết tự (ví dụ, trong tiếng Trung, không có khoảng cách giữa các từ, vì vậy hệ thống này cần phải nhận diện các từ đơn lẻ), phân tích cú pháp, hình thái nguồn gốc của từ, xác định các từ loại và sự hiểu biết về ngữ nghĩa. Từ ý kiến của người sử dụng, các nhân tố này hình thành nên nền tảng của các chức năng như trợ giúp (help), đọc văn bản (text-to-speech), nhận dạng lời nói (speech recognition), kiểm tra lỗi chính tả và cú pháp (grammar and spel-checking), cùng với khả năng truy cập Web và tìm kiếm màn hình nền (desktop) – các bộ phận thiết yếu của một máy tính cá nhân – và phần lớn các phần mềm của Microsoft đều chứa các tính năng này.

Microsoft đã nghiên cứu tất cả các lĩnh vực này trong nhiều năm. Trên thực tế, lúc phòng nghiên cứu Bắc Kinh thành lập năm 1991, chỉ có ba chuyên gia về nhận dạng lời nói và nhận biết ngôn ngữ tự nhiên đến từ IBM. Khi Lee đến Redmond, ông bắt đầu tổ chức lại một cách có phương pháp các dự án phát triển của Microsoft trong lời nói và ngôn ngữ tự nhiên – ủy quyền cho các đồng nghiệp cũ là X. D. Huang, sau này là người quản lý chính nhóm phát triển sản phẩm về lời nói và Hsiao- Wuen Hon, lúc đó là người quản lý công nghệ nghiên cứu về thống kê cho “Nisdy”.

Ngay từ lúc sơ khai, Lee đã hướng vào nghiên cứu – cụ thể là phòng nghiên cứu Bắc Kinh – nhằm tạo nên một phần các sản phẩm thế hệ tiếp theo về lời nói và ngôn ngữ tự nhiên của Microsoft. Không ở một lĩnh vực nào mà sự điều phối giữa phòng nghiên cứu Bắc Kinh và vị giám đốc lại mạnh hơn trong lĩnh vực “đọc văn bản”. Khả năng chuyển tải văn bản từ dạng nói sang dạng viết mang tính quyết định trong các tổ chức kinh doanh như các trung tâm tổng đài điện thoại, dựa trên lượng cơ sở dữ liệu văn bản rất lớn để trả lời những thắc mắc thuộc mọi lĩnh vực từ tài khoản cá nhân ở ngân hàng cho đến lịch trình các chuyến bay. Nó cũng vô cùng có ích đối người khiếm thị hay gặp khó khăn trong việc đọc chữ trên màn hình, hoặc những tài xế luôn dán mắt trên đường. Nhưng vì độ rộng băng tần, cỡ chữ, bộ nhớ và bộ phận xử lý nguồn điện của các loại thiết bị là rất khác nhau, nên những chi tiết này ở mỗi dạng lại phải thay đổi sao cho phù hợp từng loại thiết bị như máy tính để bàn, các loại điện thoại cố định, điện thoại di động và PDAs (máy hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân).

Công nghệ cơ bản cho những dự án này do nhóm R&D của Microsoft ở Redmond cung cấp. Tuy nhiên, Lee cũng đã khởi đầu ở phòng nghiên cứu Bắc Kinh một chương trình gốc về việc đọc văn bản bằng tiếng phổ thông. Chỉ trong vài năm, đây đã trở thành nơi chịu trách nhiệm cao nhất cho tất cả các nghiên cứu và phát triển về đọc văn bản của Microsoft ở các ngôn ngữ chính đại diện cho khoảng 90% khách hàng của công ty. Khi ATC thành lập vào cuối năm 2003, ngay lập tức nó trở thành trạm trung chuyển công nghệ này tới tổ chức sản phẩm của Lee. Nguyên giám đốc của phòng nghiên cứu này đã tài trợ rất nhiều cho các chương trình nghiên cứu ở đây.

Công nghệ đọc văn bản của MSRA được thiết kế cho tiếng Anh và tiếng Trung ra mắt lần đầu tiên trong hệ điều hành Windows Vista năm 2006. Trong kế hoạch này, các phiên bản của Microsoft cho các ngôn ngữ chính khác như tiếng Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha cũng sẽ được tung ra thị trường vào cuối thập kỷ này. Mục tiêu đầu tiên của các sản phẩm này tập trung phục vụ đối tượng khách hàng khiếm thị hoặc mắc hội chứng carpal tunnel – những người có nhu cầu nghe đọc các văn bản, vì vậy đây là một thị trường rất nhỏ. Nhưng bằng cách tiến hành công nghệ độc quyền, tập đoàn cũng giảm được chi phí về việc cấp giấy đăng ký và giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài.

Hai lĩnh vực khác trong công việc của Lee – trợ giúp và tìm kiếm trên máy tính là nhằm vào nguồn khách hàng chính. Công việc nghiên cứu của Lee là quay lại thời điểm năm 2001. Kể từ đó đến năm 2002, ông được giao phụ trách mảng tìm kiếm trên Internet của Microsoft trước khi công ty triển khai công nghệ độc quyền mà bây giờ vẫn đang duy trì. Hai năm sau, mùa xuân năm 2004, một số thành viên trong nhóm của Lee tiến hành một dự án bí mật về tìm kiếm trên máy tính để bàn. Dự án này ra đời là để cạnh tranh với chương trình tìm kiếm trên máy tính để bàn của Google – chương trình tìm kiếm lúc đó mới chỉ dựa trên dạng beta nhưng đã khiến các nhà quản lý Microsoft lo lắng.

Mục đích chính của chương trình tìm kiếm trên máy tính để bàn là để tìm kiếm nhanh các thông tin trên phần cứng – một công việc mà cho đến bây giờ người sử dụng máy tính nào cũng cảm thấy nản lòng – tuy nhiên đây vẫn là cách tìm kiếm hiệu quả và thuận tiện nhất hiện nay. Lee từng chú thích rằng trong khi chương trình tìm kiếm của Google là tìm kiếm trên phần cứng, kết quả nó đem lại là các mục chọn giống như việc tìm kiếm các trang Web, thì ông khẳng định Microsoft muốn làm nhiều hơn thế. Giải pháp tìm kiếm bao gồm công nghệ “tổng kết” do nhóm của Lee phát triển cùng với sự tư vấn của các nhà nghiên cứu ở Bắc Kinh và Redmond. Chương trình phần mềm này lập bảng tài liệu và giảm dần số lượng, chỉ lưu lại thông tin liên quan đến việc tìm kiếm, tạo ra một bản tóm tắt ngắn gọn, nhờ đó bạn có thể dễ dàng nhận ra nếu nó có chứa những thông tin bạn cần. Giả sử bạn biết là Bill Gates và các nhà điều hành khác của Microsoft đã viết những bức email có nội dung về nhận dạng lời nói nhưng bạn không thể nhớ họ viết khi nào và ai là người viết. Bạn có thể dễ dàng viết ra một yêu cầu kiểu như “hãy tìm mọi email về nhận dạng lời nói” và công nghệ này sẽ tìm kiếm cho bạn hầu như tất cả các bức thư đó ngay lập tức. Thay vì chỉ đơn giản là một danh sách về các tài liệu, bạn có thể có được một phụ lục tóm tắt về nội dung của mỗi mục chọn, giúp bạn dễ dàng tìm ra chính xác thứ bạn cần.

Lee hy vọng những điều lớn lao trong dự án này. Hai tháng sau khi bắt đầu, ông đã biến nó thành dự án được đầu tư chính thức. Mặc dù vậy, vài tuần sau, dự án này được chuyển giao cho MSN. Lee không bàn luận gì về quyết định này, nhưng một đồng nghiệp thân tín của ông đã nói rằng ông không vui lắm.

Lĩnh vực chính trong công việc của Lee là làm việc về các đặc tính trợ giúp. Trên nhiều khía cạnh, lĩnh vực này không khác nhiều so với lĩnh vực tìm kiếm. Nói tóm lại, tìm kiếm tài liệu trợ giúp phụ thuộc nhiều vào các từ khóa và các cụm từ bằng ngôn ngữ tự nhiên của người sử dụng máy tính, giống như tìm kiếm trên Internet: một ô có tên là “tìm kiếm” sẽ hiện ra khi bạn nhấn chuột vào hộp thoại Help hay phần Office Assistant ở Word. Bạn có thể đánh một lệnh như “in các nhãn địa chỉ”. Chương trình phần mềm này tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu của công cụ Help, đưa ra các kết quả tìm kiếm có liên quan đến bất kỳ tệp nào phù hợp với nội dung của lệnh, sau đó bạn sẽ phải xác định xem đâu là thứ bạn cần đọc để có được câu trả lời. Cách các từ khóa được lập thành bảng và phân loại cũng giống như một phương tiện tìm kiếm trên mạng, mặc dù cũng có một vài điểm khác nhau cơ bản. Thứ nhất, phương tiện tìm kiếm này quét qua một số giới hạn các câu trả lời sẵn có, chứ không phải là vô số các tài liệu được đưa ra như khi tìm kiếm trên Internet. Thứ hai, cơ sở dữ liệu này có thể dễ dàng nhìn thấy. Nếu việc tìm kiếm không đem lại thứ bạn cần, Microsoft sẽ có thể thêm vào. Lee giải thích: “Với Internet, nội dung chỉ là nội dung. Với Help, bạn có thể nói là không có câu trả lời, nhưng khi có nhiều người tìm kiếm, chúng tôi phải viết thêm vào đó.”

Lee muốn tiêu chuẩn hóa giao diện Help trên tất cả các sản phẩm của Microsoft và làm cho nó nhanh nhạy hơn. Cùng với công nghệ đọc văn bản, một chỉ dẫn mới đây trong dự án của Lee về công cụ trợ giúp sẽ được xuất hiện trong Windows Vista. Nhưng Lee đã tập trung vào những năm quan trọng này, khi giao diện lời nói xóa mờ ranh giới giữa tìm kiếm và trợ giúp thì mọi người sẽ không còn nghĩ rằng chúng là hai ứng dụng riêng biệt. Ông giải thích, giả sử bạn vẫn có nhu cầu trợ giúp in ra các địa chỉ, bạn vẫn đọc được lệnh một cách đơn giản thay vì phải đánh lệnh ra bằng từ. Trong tương lai, bạn không cần phải yêu cầu trợ giúp mà chỉ cần ra lệnh: “Hãy in những địa chỉ xác định này”, máy tính biết sẽ phải làm gì. Lee nói: “Dù bạn có vấn đề gì, chỉ cần nói ra thành lời thì nó sẽ thực hiện được. Về cơ bản, chúng tôi muốn kiểm soát được hộp thoại vào Help và dần dần khiến chúng ngày càng tự nhiên hơn.”

Lee đã đến Redmond với sự chào mừng nhiệt liệt, nhưng ông quên rằng những bước phát triển của sản phẩm có thể sẽ rất chậm. Gần như suốt năm đầu tiên, ông làm việc để hoàn thành chu kỳ sản phẩm đang còn dang dở. Phải mất gần ba năm để đưa sáng kiến của ông vào đó. Ông nói: “Bạn phải xem xét lại khả năng tương thích lẫn nhau, sự kế thừa, sự thỏa hiệp, đồng bộ lịch trình của các nhóm sản phẩm khác – bạn kết hợp tất cả lại với nhau và chúng mất gần ba năm.” Thậm chí phần lớn thành quả của ông sẽ không được trình diện cho đến khi Vista xuất hiện lần đầu tiên.

Nếu đóng góp của Lee thể hiện ra bên ngoài là rất nhỏ, thì mức độ ảnh hưởng của ông ở Redmond ngày càng lớn. Chẳng hạn Bill Gates chia sẻ dự đoán của mình rằng trong tương lai, lời nói sẽ đại diện cho giao diện máy tính và tưởng tượng đến một ngày mà mọi người có thể nói chuyện với máy tính. Khi dự án mà Lee đang làm tiến gần với thị trường hơn và nhân viên của ông tăng lên đến 460 người, Microsoft đánh giá điều đó rất cao: năm 2004, số tiền thưởng dành cho ông lên tới hơn 1 triệu đô -la.

Những hiểu biết sâu sắc về đất nước Trung Quốc của Lee có giá trị không kém công nghệ mà ông đã nghiên cứu. Hiểu biết cộng với khả năng đặc biệt của ông như một cầu nối hai nền văn hóa Trung-Mỹ đã giúp ông trở thành người đồng hành với Bill Gates trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 2 năm 2003. Tại đây họ sẽ hội kiến Chủ tịch Giang Trạch Dân.
Trong cuộc hội kiến Chủ tịch Giang, Lee đã lắng nghe Bill Gates và nhà lãnh đạo Trung Quốc thỏa thuận với nhau về những điều khoản nghĩa vụ các bên do chính ông đề ra. Họ nói chuyện về ngành công nghiệp phần mềm cần phải tạo ra một môi trường mở, có tính cộng tác và xây dựng mối quan hệ hợp tác để hai bên cùng có lợi. Câu chuyện dần dần cởi mở hơn và thân thiện khi họ bàn luận về thị trường chứng khoán. Gates đã kết thúc bằng một câu nói đùa: “Thưa ngài Chủ tịch, ngài quả một nhà tư bản thực thụ.”

Nhiều năm sau, Lee vẫn còn băn khoăn về cuộc trò chuyện đó. Ông nói: “Mười năm trước rất khó có thể nói đùa như vậy – thật khủng khiếp khi nói ra điều đó. Nhưng khi nền kinh tế phát triển, khá nhiều người Trung Quốc đã trở thành nhà tư bản và chỉ còn sót lại một phần nhỏ xã hội chủ nghĩa.

Không chỉ riêng người Trung Quốc phải trải qua một cuộc hành trình dài. Lần đầu tiên Lee đến Bắc Kinh vào giữa năm 1998 để thành lập Trung tâm, Microsoft đã phải vật lộn để cải thiện hình ảnh của công ty. Đầu tiên là dự án Venus thất bại, thứ hai là cuốn sách giới thiệu về Microsoft của Microsoft, cả hai đều được công chúng biết rõ. Lee rất thích bầu không khí thoải mái giữa Chủ tịch Giang và Gates. Ông cũng thích nói với mọi người là câu hỏi đầu tiên của Chủ tịch Giang về sự thành công của MSR và nó được so sánh với chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Bell Labs ra sao. Chứng kiến hai nhà lãnh đạo đầy quyền lực này thân mật với nhau và nói chuyện rất say sưa về chủ đề quá gần gũi với niềm đam mê của ông, lúc ấy Lee nghĩ rằng quá trình xây dựng quan hệ trong suốt bốn năm đã được trả công bằng buổi hội kiến quý giá này.

Vẫn còn nhiều việc phải làm, kể từ khi ông đến Redmond, ông ngày càng trở nên quan trọng hơn trong quan điểm của Microsft về Trung Quốc. Ông được bổ nhiệm vào Ban Tư vấn Trung Quốc- Redmond của công ty. Lee cũng thường tư vấn cho Ballmer và Gates về chính sách và chiến lược của Trung Quốc, ông trở thành cầu nối giữa trụ sở với phòng nghiên cứu Bắc Kinh và sau này còn cả ATC – và trong một số trường hợp là “người tạo lập” guanxi. Đáng nhớ nhất là cuối năm 2003, khi Lee được đề nghị cứu vãn bản cam kết mà Microsoft đưa ra một năm trước về vấn đề kiểm tra và phát triển phần mềm trị giá 100 triệu đô-la cho Trung Quốc trong khoảng ba năm, trong khi vẫn đầu tư 20 triệu đô-la vào các công ty bản địa. Khi Lee giải thích tình hình thì công ty không hy vọng có thể thực hiện được bản cam kết đó, Ballmer đến Trung Quốc để thương lượng một thỏa thuận mới về việc cung ứng sản phẩm lên đến 55 triệu đô-la trong vòng bốn năm tiếp theo cộng với số tiền đầu tư vào các công ty bản địa lên tới 65 triệu đô-la. Sau đó, Ballmer cũng yêu cầu Lee bảo đảm cho bản cam kết mới này được thông qua. Lee nói: “Dự án đó phải xác định các công việc sẽ thực hiện ở Redmond hay những công việc dự kiến sẽ thực hiện ở Redmond trong những tháng kế tiếp và thuyết phục các nhà quản lý ở Redmond thực thi công việc này cho Trung Quốc, công việc theo hợp đồng do người Trung Quốc thi hành.” Ông cũng khẳng định rằng đến khoảng giữa năm 2005, công ty sẽ “cung cấp mỗi năm hơn một triệu việc làm cho Trung Quốc.”

Năm 2003, Lee gửi một bức email phàn nàn với các nhà quản lý Microsoft về tình hình cung ứng và về công việc kinh doanh của Microsoft. Trong bức thư, ông thẳng thắn nói rằng ông đã “vô cùng thất vọng về sự kém cỏi của chúng tôi ở Trung Quốc, rằng chúng tôi đã tốn quá nhiều thời gian ở Trung Quốc mà không thể hiện được điều gì”. Cuối năm đó, ông ghi chép lại tình hình trong nội bộ công ty với tiêu đề “Hoạt động ở Trung Quốc: Những kế hoạch chiến lược cho Microsoft”. Lee gọi nó là “một cuốn sách vỡ lòng” trong ứng xử (những việc nên làm và nên tránh) khi một công ty đa quốc gia kinh doanh ở Trung Quốc.
Bản ghi chép đó lan truyền đến các nhà lãnh đạo cao nhất của công ty, Gates và công ty đã để ý đến – đây có thể là lý do tại sao vị chủ tịch tập đoàn đã có lần gọi Lee là “một trong hai người có ảnh hưởng lớn nhất đến những gì chúng tôi đã làm [tại Trung Quốc].” Cuối năm 2003, để đáp lại phần nào lời yêu cầu của Lee ở mức tối thiểu, công ty đã tuyển dụng một người quản lý mới cho khu vực Trung Quốc, các nhóm kinh doanh gồm Trung Quốc Đại lục, Hồng Kông và Đài Loan sẽ báo cáo lên đó. Đó là Tim Chen, một người gốc Đài Loan, từng làm việc chín năm cho AT&T Bell Labs trước khi gia nhập Motorola và trở thành giám đốc chi nhánh tại Trung Quốc. Ngay sau đó, Chen đảm nhận công việc kinh doanh của Microsoft ở Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực.

Việc chỉ định Chen làm quản lý phần nào gây chú ý vì ông đã là phó chủ tịch tập đoàn, đánh dấu lần đầu tiên Microsoft bổ nhiệm người ở chức vụ này tới Trung Quốc. Điều đó cho thấy Gates và công ty đánh giá Trung Quốc như thế nào và cũng trong nhận thức của Microsoft, họ cần phải tích cực xây dựng quan hệ ở đó trước khi có được thị phần lớn hơn đối với thị trường phần mềm trong tương lai. Bản ghi chép của Kai-Fu cũng viết về vấn đề này.

Tuy nhiên, khả năng của Lee còn quan trọng hơn những đóng góp của ông, cả về việc giúp Microsoft hiểu được Trung Quốc và việc trợ giúp cho đất nước này, dường như tất cả đã làm Lee kiệt sức. Thậm chí khi ông xử lý những khó khăn ở Redmond rất hoàn hảo, ông vẫn liên tục bị lôi về Trung Quốc. Ông nghĩ đó không phải là cách tốt để phát triển trong thế giới hiện đại – thế giới tư bản chủ nghĩa, và ông cảm thấy một đất nước như Trung Quốc, với hàng ngàn năm lịch sử, có quyền làm mọi việc theo cách của nó. Bên cạnh đó, đất nước vẫn còn chặng đường dài phía trước để nhận ra tiềm năng thật sự. Tìm ra một con đường để hòa nhập tinh hoa của phương Đông và phương Tây chính là chìa khóa để đạt được thành công và đó là điều quan trọng đối với tương lai của sự đổi mới. Lee đã làm việc cật lực để đem thông điệp đến cho các nhà lãnh đạo Microsoft, nhưng mục tiêu của ông lại đặc biệt hướng vào sinh viên Trung Quốc.

Ở cương vị của một trợ giảng tại nhiều trường đại học ở Trung Quốc, cứ khoảng ba đến bốn tháng một lần, Lee lại về nước để thuyết giảng: Từ năm 1990 đến năm 2005, ông đã có 300 bài giảng tại 20 trường đại học Trung Quốc. Lee rất thận trọng trong lời nói để không ảnh hưởng đến công ty. Ông giải thích, các bài giảng của ông “không bao giờ liên quan đến các công nghệ của Microsoft. Nó chỉ chuẩn bị giúp các sinh viên đi tới thành công, phát triển trong công việc, tìm ra câu trả lời đối với những vấn đề kỹ thuật… Tôi nói với sinh viên về tính toàn vẹn, về tầm quan trọng của làm việc nhóm, động viên họ nên cởi mở hơn, nói ra những điều họ nghĩ, quyết đoán hơn, có dũng khí và không ngại việc khó… Đó chính là điều họ muốn nghe nhất. Tôi có thể cùng tham gia và nói với họ về Visual Studio hay NET vĩ đại như thế nào, nhưng sinh viên sẽ nói: ‘Lại một màn quảng cáo, mình đâu có được nghe một bài giảng’. Tôi đã dạy họ xây dựng niềm tin cho tôi và cho cả Microsoft.”

Nhà khoa học đáng kính về công nghệ thông tin này thỉnh thoảng vẫn viết một bức thư mở cho sinh viên Trung Quốc trên báo. Với thông cáo thứ ba của ông in trên China Youth Daily (Nhật báo Tuổi trẻ Trung Quốc) tháng 6 năm 2004, Lee trở nên rất nổi tiếng. Bài báo của ông có tên là: “Thành công, Hạnh phúc và Tự tin” bàn đến trường hợp một sinh viên bị rối loạn thần kinh đã giết bốn sinh viên khác – ông nhận thấy cậu ta không làm chủ được mình. Lee nói: “Tôi đã gợi ý làm sao để có được tự tin, tại sao hạnh phúc lại quan trọng và tại sao thành công không chỉ là trở thành một người giàu có nhất mà còn nổi tiếng nhất.” Tờ báo đã tăng lượng phát hành lên đến 100 nghìn bản mà vẫn không đủ để bán. Mọi người bắt đầu gửi mail cho ông, hỏi ông về bản viết trên máy – khuyến khích ông tạo ra một trang Web riêng để có thể trả lời tất cả những yêu cầu đó. Trang Web đó bắt đầu hoạt động vào tháng 7 năm 2004. Một năm sau, tính đến ngày diễn ra bữa tối ở Todai mỗi ngày có 1.200 lượt người truy cập, vài trăm nghìn người mỗi năm, phần lớn là sinh viên và học sinh, nhưng cũng có cả giáo viên. Trang Web có khoảng 40 nghìn thành viên đăng ký, Lee nói rằng ông đã trả lời 3 nghìn câu hỏi chỉ trong vòng một năm đó.

Chính trong lúc trả lời tin nhắn của các sinh viên Trung Quốc, Lee đã nảy ra ý tưởng về cuốn sách. Một bài luận hội tụ đầy đủ tiềm năng sẽ kết hợp được các giá trị truyền thống về bổn phận và sự khiêm nhường của người Trung Quốc với phương pháp làm việc tự tin và đầy thử thách của phương Tây – rất giống với những thông điệp mà ông đã gửi tới các sinh viên của mình. Tuy nhiên, cuốn sách viết kỹ hơn, sâu hơn, mô tả ba vòng tròn đồng tâm – Giá trị, Quan điểm và Hành động – xung quanh việc mọi người đánh giá, lập kế hoạch và hành động.

Lee nói: Vòng tròn trong cùng, Giá trị, bao gồm những phần nhỏ như tính chính trực, sự chân thành, trách nhiệm và lương tâm – cốt lõi cho mọi thứ khác. Chủ đề của vòng tròn thứ hai là Quan điểm hay cách thức mà mọi người sử dụng để đặt những giá trị cốt lõi của họ vào hành động. Nó đặc biệt chỉ ra sự cân bằng giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây để tạo nên một phương pháp mà mỗi người đều cần trong cuộc sống. Lee giải thích: “Làm sao bạn có thể đánh giá được sự khiêm nhường với sự tự tin, tính kiên nhẫn với tính đột phá, lòng can đảm với sự nhún nhường, an bình,” Vòng tròn thứ ba tượng trưng cho Hành động. Vòng tròn này bao gồm việc tạo lập lý tưởng trong cuộc sống, tìm kiếm đam mê để theo đuổi, đặt ra kế hoạch để đạt được lý tưởng đó, cuối cùng là học cách giao tiếp và quan hệ tốt với mọi người để hoàn thành được mục tiêu.

Những ý kiến này, ít nhất theo Lee mô tả, là những lời khuôn sáo hay cầu toàn quá mức đối với rất nhiều người phương Tây. Nhưng sinh viên Trung Quốc, đặc biệt khi họ muốn làm việc với các công ty đa quốc gia, dường như rất chật vật mới có thể hiểu thấu được những quan điểm phương Tây và họ còn thiếu những tấm gương để học tập. Lee luôn cố sức giúp họ. Đó phải chăng là kinh nghiệm của cha mẹ ông ở Trung Quốc, hay giấc mơ thống nhất chưa thực hiện được của người cha đã thúc đẩy ông? Dù nguyên nhân gì cũng khó tưởng tượng được Lee đã phải hết sức cố gắng lập kế hoạch thuyết giảng, đi lại nhiều lần giữa Trung Quốc và Mỹ để giảng bài, viết thư cho các tờ báo trong nước, xây dựng một trang Web tương tác và viết một cuốn sách trong khi vẫn hoàn thành công việc của một người lãnh đạo – phải đầu tư 50-60 giờ mỗi tuần. Đó là chưa kể đến việc ông còn là một người chồng là cha của hai đứa trẻ đang tuổi đến trường.

Bao trùm cuộc đời Lee là những thành tựu – có thể nói là thành tựu quá lớn. Năm 2005, ông còn muốn gặt hái nhiều thành quả hơn. Ông ngày càng khó chịu với tiến độ chậm chạp ở Microsoft về một số lĩnh vực liên quan đến các chiến lược ở Trung Quốc. Ông cảm thấy cần phải đưa ra một số thay đổi ngay lập tức để thu hút nhiều sinh viên đến với công ty hơn. Tại tầng sáu của Tòa nhà Sigma, công ty đã tuyển dụng khoảng 100 nhà phát triển, những người “khoanh vùng” các sản phẩm của Microsoft cho thị trường Trung Quốc. Thêm vào đó, việc kiểm tra và phát triển phần mềm cũng được thực hiện trên toàn quốc. Tất cả chuyên viên thiết kế và kỹ sư lập trình này làm việc trong các nhóm khác nhau và báo cáo với một nhóm kinh doanh cụ thể ở Redmond mà họ cùng làm việc. Sở dĩ phải làm theo cách này vì các nhóm cần phải báo cáo với người tài trợ cho họ và đảm bảo là mọi việc đang tiến triển bình thường. Tuy nhiên, theo quan điểm của Lee, nếu khuyết một chuyên gia lãnh đạo hay một giám đốc ở Trung Quốc có nghĩa là thiếu đi sự kết dính giữa các nhóm, đặc biệt khiến mối liên kết giữa Microsoft và các nhà cầm quyền Trung Quốc, có thể là đối với cả các sinh viên nữa trở nên lỏng lẻo hơn. Đã có lần ông giải thích: “ … bảy nhóm liên doanh – mỗi nhóm phải có nhân viên ở Trung Quốc để báo cáo trực tiếp, hơn là báo cáo lên MSR Châu Á hay ATC. Rất nhiều nhóm kỹ sư ở Trung Quốc gây ra những khó khăn cho Microsoft… Tôi nghĩ là tất cả các dự án R&D ở Trung Quốc nên được thống nhất vào một hệ thống báo cáo nhất định”.

Đầu năm 2005, Lee tổ chức họp bàn với Ballmer và một số thành viên chủ chốt về việc hợp nhất hoạt động nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc thành một tổ chức. Ông nói ngay về những vấn đề nội bộ. Theo ý ông, người chống đối chính là Steve Sinofsky, phó chủ tịch cấp cao đứng đầu nhóm kinh doanh của Office, đây là nhóm hoạt động nhiều nhất ở Trung Quốc. Với những gì Lee trình bày, Sinofsky cảm thấy các nhóm kinh doanh cần phải có được quyền độc lập và quyền lực trong các công việc mà họ tiến hành ở Trung Quốc.

Lee lảng tránh không đưa ra quan điểm của mình. Ông trở lại kế hoạch thiết lập một vị trí lãnh đạo cho Trung Quốc với mục đích tuyển dụng và xây dựng mối quan hệ. Khi Ballmer quyết định lập một vị trí lãnh đạo nguồn nhân lực, Lee cảm thấy không thỏa đáng. Trong bất cứ trường hợp nào thì nó cũng không có tác dụng lắm. Lee nói Sinofsky cũng phản đối biện pháp này, ông tránh tạo ra bất cứ một vị trí nào làm yếu đi quyền lực của các nhóm sản xuất. Trong khi đó Rick Rashid lại có vẻ quan tâm đến người lãnh đạo nguồn nhân lực, người sẽ làm giảm vai trò của MSR Châu Á và ATC, hiện giờ đang trực tiếp báo cáo lên ông.

Lee bắt đầu nản lòng và ngày càng gắt gỏng với công ty, nơi mà ông đã gắn bó lâu hơn so với những nơi khác. Lee kết luận: “Vì vậy, tôi cho rằng có rất ít cơ hội để đưa ra bất cứ một thay đổi quan trọng nào trong tổ chức của các hoạt động R&D của Microsoft ở Trung Quốc… Tôi cũng hiểu rằng đây là lúc tôi nên rời khỏi Microsoft.”

Ngày 7 tháng 5, Kai-Fu Lee cảm thấy vô cùng bất bình, ông đã gửi cho giám đốc điều hành Google Eric Schmidt một bức thư, cùng với các nhà sáng lập Sergey Brin và Larry Page:
Chào Eric,

Đã 10 năm kể từ khi chúng ta gặp nhau lần cuối – hy vọng là ông vẫn còn nhớ đến tôi (chúng ta đã bàn luận về sự kết hợp của Sun-Apple trong Java + QuickTime). Chúc mừng thành công của ông ở Google.

Tôi nghe nói là Google đang có kế hoạch ở Trung Quốc. Nếu Google thật sự có tham vọng đối với Trung Quốc, tôi rất vui được thảo luận thêm với ông.

Hiện giờ tôi là phó chủ tịch Tập đoàn Microsoft, làm việc về các lĩnh vực có liên quan rất nhiều đến Google: http://www.microsoft.com/presspass/exec/kaifu/default.asp

Trước khi làm việc này, tôi đã làm tại phòng nghiên cứu Microsoft và R&D ở Trung Quốc. Tại đây, những thành công của tôi đã khiến MIT Technology Review gọi đó là “Viện công nghệ thông tin nóng nhất thế giới” và một nhóm trước đây do tôi lập ra nay đã trở thành nơi những sinh viên giỏi nhất Trung Quốc khao khát được vào làm việc: Http://www.technologyreview.com/articles/04/06/huang0604.asp?p=1

Hãy cho tôi biết khi nào ông muốn nói chuyện với tôi.

Cảm ơn,

Kai-Fu Lee.

Mặc dù Lee quan tâm tới phòng nghiên cứu Bắc Kinh và ATC (như ông đã nói đến trong email gửi Schmidt), nhưng ông lại không chấp nhận sự thiếu tiến bộ của Microsoft về những nỗ lực nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc. Không lâu trước khi ông gửi email cho Schmidt, ông đã đọc trang Web Sina.com, biết được Google muốn thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc, chính điều đó ngày càng thôi thúc ông trở về quê hương và ông đã quyết định chấp nhận thử thách.

Hệ thống cấp bậc ở Google rất hấp dẫn. Lee là nhân vật xuất chúng ở Thung lũng Silicon và trong lĩnh vực tin học nói chung. Hơn nữa, uy tín và mối quan hệ của ông ở Trung Quốc rất rộng. Ngay lập tức Lee nhận được câu trả lời của Alan Eustace – Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật Google: “Chúng tôi rất muốn nói chuyện với ông, hãy gọi điện thoại cho tôi càng sớm càng tốt bất cứ lúc nào trong ngày.” Lee đến thăm trụ sở chính của Google vào ngày 27 tháng 5. Ban điều hành sợ ai đó sẽ nhận ra Lee và để lộ thông tin nên họ sắp xếp gặp ông ở một tòa nhà cách khá xa so với khuôn viên của Google. Vòng tuyển dụng gồm 11 cuộc phỏng vấn trong đó có 45 phút với Schmidt, 30 phút với Brin và Page. Vài tuần sau, trong hầu hết thời gian nghỉ phép của Lee đã diễn ra hàng loạt cuộc đàm phán chủ yếu bàn về việc mời ông làm việc chính thức cho công ty. Jonathan Rosenberg – Giám đốc phát triển kinh doanh của Google, đã gửi email cho các đồng nghiệp: “Tôi nhấn mạnh, chúng ta phải tìm mọi cách để giữ Lee bằng mọi cách. Ông ấy là một ngôi sao thật sự và sẽ rất có ích cho con đường dẫn tới thành công bền vững tại Trung Quốc.”

Khi bản hợp đồng gần có hiệu lực thì cả Lee và Google đều gặp rắc rối. Đáng ngại nhất là điều khoản không cạnh tranh và không tiết lộ – một phần trong bản hợp đồng lao động của Microsoft mà Lee đã ký vài ngày sau khi tới Redmond đảm nhận cương vị phó chủ tịch. Một phần điều khoản này ghi rõ: “Trong thời gian làm tại Microsoft và khoảng một năm sau đó, tôi không tham gia vào các hoạt động cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ hay các dự án (gồm những dự án có thật, rõ ràng về nghiên cứu và phát triển) mà tôi từng làm. Tôi cũng sẽ không tiết lộ thông tin độc quyền và bí quyết kinh doanh của Microsoft.”

Trong suốt quá trình phỏng vấn và tuyển dụng, Google chấp nhận việc ông không tiết lộ thông tin bí mật của Microsoft – một điều kiện do Lee đặt ra. Về phần mình, Lee đàm phán về điều khoản bảo hộ, yêu cầu Google phải trả lương cho ông, thậm chí thêm một năm trợ cấp, theo điều khoản quy định. “Google đồng ý trả tiền lương, tiền thưởng (bao gồm cả tiền trợ cấp sống tha hương) và với phạm vi cho phép thì Lee có quyền nhận mua cổ phần nếu được Google tuyển dụng theo điều khoản ghi trong thư mời…”

Ngày 5 tháng 7 năm 2005, Lee chuyển sang Microsoft. Ngày nghỉ lễ mồng 4 tháng 7 vừa kết thúc, Lee đến gặp Eric Rudder, người lãnh đạo trực tiếp của mình và nói với người đứng đầu nhóm Dịch vụ và Công cụ là ông không có ý định trở lại sau kỳ nghỉ phép vừa mới bắt đầu vài tuần trước. Lee nói với Rudder rằng ông đang xem xét một vài lựa chọn. Sau đó ông tạo nên một chấn động lớn, đó là lựa chọn Google làm điểm đến của mình.

Lee đề nghị có một hoặc hai tháng để bàn giao công việc và nhóm của ông cho người thay thế. Sau cuộc gặp này, ông gửi một bức thư cho Rudder và cam kết là ông sẽ không sử dụng những thông tin thuộc bản quyền – đó là việc mà một nhân viên như ông cần làm. Rudder trả lời rất lịch thiệp, thậm chí rất thân thiện: “Anh là một người lãnh đạo trong công ty. Tôi tin anh. Nhưng làm ơn hãy nói với Bill và Steve, và hãy cho họ một cơ hội để họ được nói chuyện với anh về việc ở lại.” Nhưng ông cũng cảnh báo Lee về những rắc rối phía trước. “Tôi thật sự không nghĩ đó là một hợp đồng lớn – Google, Oracle, IBM, hay bất cứ một công ty nào khác – những đối thủ này đến rồi đi, nhưng Bill và Steve không nghĩ vậy.”

Ngay lập tức, Microsoft dùng mọi cách, từ mềm dẻo đến cứng rắn để giữ Lee ở lại. Hơn hai tuần sau, toàn bộ ban quản trị – từ Rashid tới Ballmer và ngay cả Gates – đã cố gắng thuyết phục Lee ở lại công ty. Thứ Sáu ngày 8 tháng 7, Lee gặp Ballmer để bàn xem cái gì có thể khiến ông ở lại. Nhưng Ballmer cũng cảnh báo: “Nếu anh ra đi, chúng tôi phải làm một điều gì đó và xin đừng coi đó là chuyện cá nhân. Chúng tôi yêu quý anh, những đóng góp của anh cho tập đoàn này rất lớn. Chúng tôi làm điều đó không phải vì anh, mà vì Google.”

Cùng ngày, Lee hẹn gặp Rashid, người đầu tiên tuyển dụng ông đến nơi này. Vì lợi ích của Lee, vị phó chủ tịch cấp cao này đã nói: “Anh không nên đi, nếu anh đi mọi thứ sẽ không thuận lợi với anh.” Sau đó Rashid chỉ nói về tình hình chung. Tuy nhiên, Rashid cũng ám chỉ đến cuộc tranh luận về việc tổ chức hoạt động phát triển và nghiên cứu ở Trung Quốc của công ty được điều hành như thế nào. Nhắc đến sáu phòng nghiên cứu của công ty trên toàn thế giới, tất cả các phòng nghiên cứu này đều do một vị giám đốc bản địa lãnh đạo và họ báo cáo lên Rashid. Ông nói: “Từ khi tôi bắt đầu làm ở đây, chúng ta đã thống nhất hoạt động và tổ chức theo cách ở tất cả các phòng nghiên cứu. Chúng ta nghiên cứu ở Cambridge, ở Bắc Kinh – nơi đã mang lại thành công rực rỡ. Đó là phương thức chúng ta điều hành tại Thung lũng Silicon và cũng là cách mà tôi muốn làm ở Ấn Độ. Chúng ta thành công là do chúng ta tổ chức và điều hành theo cách thức đúng đắn, trừ phi một điều gì đó xảy ra và ai đó quyết định thay đổi nó. Tôi sẽ không ở đây chỉ vì tôi không có ý định thay đổi điều đó.”

Theo lời Lee kể lại, năm ngày sau cuộc gặp với Rashid, Lee đã trở lại cùng Ballmer – người đã cùng ông đưa ra một đề nghị cho “một công việc mới, một chức danh mới và một loạt các hỗ trợ khác”. Chi tiết về vị trí này không được tiết lộ. Tuy nhiên, Lee đã kể lại rằng trong suốt thời gian này cả Ballmer và Gates đều “thương lượng và hứa sẽ dành cho tôi một vị trí ở Trung Quốc mà tôi có thể chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của R&D”. Ông đã hỏi cụ thể hai nhà điều hành này về sự lựa chọn tiếp theo của Sinofsky nhưng lại nhận được câu trả lời mơ hồ. Cuối cùng, Lee nói: “Tôi nhận ra rằng không có một vị trí nào có thể được tạo ra ở Trung Quốc khi ý kiến của các nhà lãnh đạo cấp cao của Microsoft ở Redmond đối lập nhau.”

Thứ Sáu ngày 15 tháng 7, Ballmer đưa ra một chi tiết về công việc Lee được mời. Lee cũng đã gặp lại Gates, người mà cho đến lúc này rõ ràng phải chấp nhận sự ra đi của ông. Nhà sáng lập Microsoft nói: “Kai – Fu, Steve chắc chắn sẽ kiện anh về điều này. Steve làm vậy vì một phó chủ tịch sang Google. Chúng tôi cần phải làm để ngăn chặn Google.”
Kỳ nghỉ cuối tuần đó Lee đã nghĩ rằng mình phải suy nghĩ thêm nhưng rồi ông vẫn nhanh chóng quyết định ra đi. Chủ nhật, Lee quay lại Microsoft và dọn dẹp văn phòng của mình. Hôm sau là ngày làm việc cuối cùng của ông tại Microsoft. Lúc 4 giờ chiều, ông gặp lại Eric Rudder để xin từ chức. Rudder nói: “Chúc anh may mắn ở Google!”
Lee hỏi: “Thế còn vụ kiện thì sao?”

Rudder trả lời: “Anh biết đấy, tệ nhất cũng chỉ là anh không được làm việc trong vài tháng. Sớm hay muộn anh cũng sẽ ở đó thôi.”

Microsoft hoàn toàn không còn nghĩ rằng Lee sẽ ở lại. Các nhân viên pháp lý đang bận rộn chuẩn bị cho việc kiện tụng, tìm cách tăng cường các điều khoản trong hợp đồng lao động – buộc Google phải thanh toán phí cho luật sư và bồi thường thiệt hại. Ngay sau Lee khi gặp Rudder, một nhân viên của phòng luật sư đã đưa ngay bản photo cho Lee.

Ngay sau hôm rời Microsoft, Kai -Fu Lee đã có mặt tại trụ sở chính của Google ở Mountain View phía nam Vịnh San Francisco. Hôm đó, ông đã ký hợp đồng và trở thành công dân California. Hợp đồng này, được nhắc đến như một điều chưa có trong tiền lệ ở Google, đã cho Lee một khoản tiền thưởng trị giá 2,5 triệu đô -la và hứa sẽ tăng thêm 1,5 triệu đô -la trong vòng một năm. Thêm vào đó, Lee được nhận lương cơ bản là 250.ooo đô- la một năm cùng với những khoản tiền thưởng chiếm tới 25% của số tiền đó. Mỗi tháng, Lee còn được nhận thêm khoản trợ cấp nhà ở là 10.ooo đô – la, hỗ trợ xe cộ 3.ooo đô- la, bồi dưỡng sức khỏe là 2.ooo đô-la, hỗ trợ là 1.500 đô -la cho mỗi đứa trẻ. Nhưng điều khoản lớn nhất là lời hứa 10.000 cổ phiếu của Google, cộng thêm một khoản trợ cấp 20.ooo đơn vị cổ phiếu – tại thời điểm đó trị giá hơn 5 triệu đô-la. Tính toàn bộ thì con số này lên tới 10 triệu đô -la. Ngay lập tức, đêm đó các báo ở Mỹ, châu Âu và châu Á đã đăng tin về vụ kiện của Microsoft.

Chưa đầy một tuần sau, Microsoft kiến nghị một lệnh tạm thời cấm không cho Lee tham gia Google cho tới khi tòa án đưa ra quyết định cuối cùng. Kiến nghị đưa ra sự cạnh tranh gay gắt giữa Microsoft và Google và cũng khẳng định Microsoft sẽ bị thiệt hại rất nhiều nếu Lee bắt đầu làm việc ngay ở Google. Microsoft chỉ ra: “Là một lãnh đạo, Tiến sĩ Lee đã biết được rất nhiều chiến lược kinh doanh và kỹ thuật nhạy cảm nhất về các công nghệ tìm kiếm.” Công ty còn khẳng định Lee từng giữ vị trí then chốt trong các dự án chiến lược của công ty đối với Trung Quốc. Tham vọng của cựu nhân viên này là thành lập một trung tâm R&D của Google ở Trung Quốc. Kiến nghị của Microsoft khẳng định đầy thuyết phục: “Điều này đặt ông Lee vào thế cạnh tranh trực tiếp với Microsoft về hai lĩnh vực là phương tiện tìm kiếm và chiến lược Trung Quốc, điều mà Tiến sĩ Lee nắm giữ những thông tin cạnh tranh nhạy cảm nhất, bí mật nhất và có tính độc quyền nhất ở Microsoft.”

Có thể đoán được là Google đã chống lại lệnh cấm tạm thời. Dưới ngôn ngữ khoa trương của luật sư thì những điều đó đã vượt qua ranh giới của sự thật, vấn đề về phương tiện tìm kiếm cũng có giới hạn của nó: “Với thái độ ngạo mạn, Microsoft tuyên bố toàn bộ hoạt động tìm kiếm là của riêng họ. Sự thật thì hoạt động của Lee ở Microsoft chỉ liên quan rất ít tới công việc tìm kiếm và không hề liên quan tới công việc của ông ở Google.” Mặc dù vậy, vào ngày 28 tháng 7, Steven Gonzales, thẩm phán Tòa án Tối cao King County thuộc Washington đã phán quyết cho Microsoft, nhận ra có một “nỗi lo có căn cứ” là công việc Lee làm cho Google có thể phương hại tới công ty. Ngày giải quyết vụ kiện là ngày 9 tháng 1 năm 2006. Ông chỉ thị cho Google và Lee trở lại tòa án vào ngày 6 tháng 9 năm 2005 để đưa ra nguyên nhân tại sao Lee và Google không nên kháng cự lệnh cấm tạm thời cho đến khi phiên xử kết thúc và lời phán quyết có hiệu lực. Vòng một cho Microsoft.

Cuộc tranh luận tiếp tục khi các bên quay lại tòa án ở Seattle sau ngày Quốc tế Lao động. Nó giống như một vụ xử tồi tệ, mà mọi thứ đều không thể kiểm soát nổi. Mặc dù hầu như tất cả mọi người đều muốn giữ thái độ lịch sự, nhưng đôi khi họ lại không thể tránh khỏi việc xúc phạm lẫn nhau. Phòng xử án trở nên chật chội với 12 vị luật sư, mỗi bên mang theo rất nhiều mail, lời khai và các tài liệu khác – cùng với các chuyên gia điều hành về điện tử.

Tuyên bố mới của Lee và lời khai của ông trong ngày thứ hai của vụ kiện không có nhiều tác dụng. Ông dẫn ra những thất bại của mình trong việc thống nhất R&D ở Trung Quốc và chỉ trích chung chung hoạt động kinh doanh của Microsoft, khẳng định rằng có rất nhiều nhóm kinh doanh tự do và liên hệ rất ít với công ty. Lee viết: “Sau khi tôi không còn làm việc cho Microsoft Trung Quốc nữa thì cả ban điều hành và nhân viên ở đó liên tục khiến các quan chức chính phủ Trung Quốc gặp nhiều phen bực mình và lúng túng.” Lee cho rằng những sai lầm này “là do Microsoft không hiểu được phải có thái độ kính cẩn và cố gắng tiếp cận với các cấp lãnh đạo chính phủ Trung Quốc”. Ông đưa ra một ví dụ điển hình về thất bại của Microsoft về cam kết cung ứng 100 triệu đô- la.

Lee còn đưa ra một bức mail vào năm 2003 với nhận xét về “sự kém cỏi ở Trung Quốc”. Thậm chí ông còn thuật lại chi tiết khi Bill Gates gần như hét vào mặt ông rằng người dân và chính phủ Trung Quốc đã “ngược đãi” Microsoft. (Gates hoàn toàn phủ nhận về điều đó) . “Đó chính là lý do tại sao những gì tôi làm trở nên vô ích.” Lee nói trước tòa: “Tôi không biết nên coi đó là do không biết hay là một sự xúc phạm.” Ông coi nó như một điểm yếu trong những năm làm tại Microsoft.

Một vấn đề được đưa ra: Liệu Lee có vi phạm điều khoản “không cạnh tranh” khi làm việc ngay cho Google? Điều chủ yếu trong lời khẳng định của Google là Lee không mang theo bất cứ thông tin bí mật và riêng tư nào của Microsoft – và trong bất cứ trường hợp nào Google cũng sẽ không dùng đến nó. Google cũng cam kết là Lee sẽ không làm những công việc liên quan đến tìm kiếm máy tính, công nghệ giọng nói hay xử lý ngôn ngữ tự nhiên cho tới khi phiên tòa chưa kết thúc; ông cũng sẽ không tuyển dụng nhân viên của Microsoft. Tuy nhiên, người khổng lồ về phương tiện tìm kiếm lại lập luận rằng, tòa án không nên hạn chế các hoạt động quản lý và tuyển dụng nói chung của Lee. Google khẳng định Microsoft không có quyền “ngăn cản Tiến sĩ Lee sử dụng tài năng, những phẩm chất cá nhân và những kỹ năng tổng hợp để tạo dựng một cơ sở mới, tuyển dụng các sinh viên từ các trường đại học Trung Quốc và nhân viên từ các công ty ngoài Microsoft”. Microsoft xuất sắc hơn Google trong việc bám vào các vấn đề. Công ty nghiền ngẫm những lịch trình, kế hoạch, mail của Lee và phát hiện các bằng chứng và sự việc mà cựu nhân viên này đã chia sẻ các kế hoạch tìm kiếm, trong đó có cả một phiên họp riêng với Gates. Họ cũng biết rõ Lee đã tư vấn cho các nhà điều hành cấp cao ở Trung Quốc vào hồi tháng 6 năm 2005, sau khi ông bắt đầu có mối liên hệ với Google.

Microsoft cũng đưa ra một số hình ảnh cá nhân, trong đó có một đoạn băng Gates nói: “Khi Lee còn là nhân viên của Microsoft, chính tôi đã luôn tin tưởng ông ấy. Có rất nhiều điều liên quan đến việc ra đi của Lee mà tôi không tưởng tượng nổi. Ví dụ, nếu bạn nói với tôi khoảng ba hay bốn tháng trước là: ‘Liệu Tiến sĩ Lee có đánh lạc hướng chúng ta về những ý định của ông liên quan tới kỳ nghỉ phép?’, hay ‘Tiến sĩ Lee có ra đi và công việc tại Google có liên quan đến các hoạt động của họ ở Trung Quốc?’ Tôi sẽ nói rằng ‘Chắc chắn là không!’”

Thẩm phán Gonzalez đã dành gần một tuần cân nhắc. Ngày 13 tháng 9, ông kết luận là điều khoản không cạnh tranh có giá trị và ít nhất thì cho đến phiên tòa xét xử (hay bất kỳ một sự dàn xếp nào), Lee vẫn bị cấm làm việc cho Google trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên, công nghệ giọng nói hay bất cứ một lĩnh vực nào liên quan đến việc tìm kiếm trên máy tính – bao gồm tìm kiếm Internet, tìm kiếm trên máy tính để bàn hay tìm kiếm trên các thiết bị di động. Ông ta cũng không thể tham gia vào việc thành lập ngân sách hay các mức độ bồi thường trung tâm nghiên cứu và phát triển mới thành lập ở Trung Quốc của Google – hoặc tham gia xác định phạm vi công việc được quản lý ở đó.

Song, đó không phải là tin mừng cho Microsoft. Quan tòa tuyên bố Lee có quyền sử dụng vốn hiểu biết sâu sắc của mình về Trung Quốc hay quan hệ gần gũi với chính phủ và giới học viện để thiết lập và tuyển dụng nhân viên cho trung tâm của Google – miễn là Lee không tuyển nhân viên của Microsoft. Vị thẩm phán viết: “Việc Google bố trí Tiến sĩ Lee cho các hoạt động tuyển dụng liên quan đến việc đặt cơ sở nghiên cứu và phát triển trong kế hoạch của Google chưa được quyết định, bao gồm thành lập cơ sở hạ tầng, tuyển nhân viên kỹ thuật và nhân viên hành chính, tạo các mối quan hệ với quan chức nhà nước về các điều kiện và tuyển dụng, gặp gỡ các nhà quản lý và các giáo sư tại các trường đại học nhằm xem xét vấn đề tuyển dụng, đưa ra những lời khuyên chung chung không liên quan đến kỹ thuật cho Google về việc kinh doanh ở Trung Quốc, mà không vi phạm thỏa thuận…”

Thực chất thì Lee có quyền dùng quan hệ của ông để làm việc cho Google bằng cách tuyển dụng nhân tài tại thị trường lớn nhất và quan trọng trên thế giới. Cuối cùng, chiến thắng trong vòng hai thuộc về Google. Kai-Fu Lee ra khỏi tòa án với niềm vui chiến thắng. Ông nói với các phóng viên rằng quyết định này “cho phép tôi làm công việc của tôi”. “Bắt đầu từ hôm nay tôi được bật đèn xanh để làm điều tôi muốn.”

Nếu sự ra đi Lee giống như một quả bom tại trụ sở chính của Microsoft, quả bom ấy sẽ nổ tung tại Trung tâm Nghiên cứu Bắc Kinh. Người sáng lập Trung tâm, có thể được xem như người cha, không còn làm cho Microsoft nữa. Tệ hơn là chỉ qua một đêm ông đã trở thành đối thủ đáng gờm nhất của Microsoft – thậm chí có thể là kẻ thù số một. Điều đó đã đặt các quan chức cấp cao Bắc Kinh vào thế khó xử vì họ bị kẹt giữa một bên là ông chủ và một bên là người bạn, người cố vấn, người mà thậm chí họ không được nói chuyện tại phiên tòa.

Nhiều nhà nghiên cứu Bắc Kinh cảm thấy phòng nghiên cứu mới của Google sẽ tốt cho Trung Quốc về mọi mặt – thêm một trung tâm phát triển và nghiên cứu cấp quốc tế thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin vốn đang nóng bỏng sẽ thúc đẩy thế hệ sinh viên và các nhà nghiên cứu trẻ trở thành những nhà đổi mới hàng đầu. Tuy nhiên, sự kiện này đã làm nhiều người thất vọng hơn cả khi Lee rời Bắc Kinh đến Redmond vào năm 2000. Mặc dù không ai nói ra nhưng họ rất thất vọng – thậm chí có cảm giác bị phản bội.

Một nhân viên nói: “Tôi vẫn thường coi Lee là một người bạn. Tôi thật sự không hiểu ông ấy đang làm gì …. Ông luôn dạy học trò của mình phải hành động đúng đắn. Rõ ràng ông ấy đang phá bỏ điều đó. Người được lợi duy nhất ở đây là Google – họ đã có được một PR khổng lồ… Bạn bè thân thiết của Lee đều cảm thấy đau lòng về vụ kiện này.”

HongJiang Zhang, chủ tịch ATC nói: “Đó thật sự là một cú sốc với chúng tôi. Harry Shum và tôi đã nói chuyện rất nhều vào cái đêm tin tức được tung ra. Tôi đã đến Redmond. Có lẽ đây là một thử thách. Chúng tôi sắp phải cạnh tranh với một người bạn cũ.”
Vị chủ tịch ATC cảm thấy sự cạnh tranh đang đè nặng lên trung tâm của ông. Ông tiên đoán: “Chắc chắn Kai- Fu sẽ đối đầu với tôi, với ATC. Ít hơn là với MSR – ông ấy sẽ không nghiên cứu nhiều.” Mối lo ngại lớn nhất của ông là “Lee sẽ là một thách thức với chúng tôi trong công tác tuyển dụng của Microsoft”. HongJiang Zhang nói: “Năm ngoái, chúng tôi đã tuyển dụng 120 sinh viên đại học nhưng chỉ một người duy nhất từ chối. Nhưng năm nay sẽ cạnh tranh nhiều hơn. Đó là lý do tại sao Microsoft lo lắng.”

Giám đốc điều hành của phòng nghiên cứu thừa nhận sự ra đi của Lee một đòn giáng xuống công ty. Ông nói: “Đó là một sự mất mát lớn. Nhưng cùng lúc đó mọi người trong phòng nghiên cứu đều thấy tự tin. Nếu như Google bước vào và đưa ra một vài đề nghị khôi hài thì chúng tôi sẽ nhìn thẳng vào vấn đề và nghĩ, liệu thị trường này có thật sự thay đổi không? Đâu là giá trị của con người? Tuy nhiên, đó là một thách thức mới đối với chúng tôi.”

Shum rất độ lượng, thậm chí ông vẫn chào đón Lee như một người bạn cũ. “Khi ông ấy trở về Bắc Kinh, dĩ nhiên tôi sẽ mời ông đến dự một bữa tối để đón ông và gia đình trở về.” Lee ngồi im trước giới phóng viên ngay khi vụ kiện được đưa ra tòa. Khi quyển sách này xuất bản, cả Google và Microsoft đều đã giải quyết xong vụ kiện, dù không bên nào nói chi tiết về vụ kiện. Vào cuối tháng 7, trước khi lệnh cấm tạm thời được ban hành, Lee vắn tắt sơ qua ở Bắc Kinh – trong cuộc phỏng vấn các ứng viên tiềm năng cho trung tâm Google và có thể đang tìm một vị trí cho cơ sở hạ tầng. Ông đã nói với các phóng viên kể từ khi ông không làm việc trực tiếp về công cụ tìm kiếm của Microsoft, ông không nghĩ là mình sẽ vi phạm điều khoản không tranh chấp trong việc thành lập trung tâm này. Đây là lần duy nhất ông nói chuyện với các phóng viên về vấn đề này.

Để hiểu được động cơ thúc đẩy bên trong của Lee, một người đã vào trang Web dành cho sinh viên của ông. Cuối tháng 7, ông đã viết một bài khá “ủy mị” – ít nhất là bằng ngôn ngữ phương Tây – giải thích Google đã đánh đúng điểm yếu của ông. Đầu đề của bài viết là “Tôi cần phải đi theo tiếng gọi của trái tim”.
Lee viết: “Microsoft là một tập đoàn nổi tiếng, có rất nhiều điều chúng tôi cần học ở họ. Nhưng Google là một tập đoàn đã làm tôi cảm thấy sốc. Nguyên nhân Google đã gây sốc đối với tôi là niềm đam mê tạo ra một thế hệ công nghệ mới. Tôi nhận ra kho báu có khắp mọi nơi ở Google. Công nghệ và các sản phẩm được tạo ra ngay sau nghiên cứu.”

Ông tiếp tục: “Google đã khiến tôi bất ngờ nhiều lần, với những thứ như công nghệ của thế hệ mới, khát khao đổi mới, chân thành, tinh thần tập thể, sức hấp dẫn, tự do và sự minh bạch”. Lần lượt, những cú sốc đã thúc đẩy hai khám phá mới ra đời. Một là phương trình sau:

Tuổi trẻ + Tự do + Minh bạch + Đổi mới + Lợi ích chung + Chân thành = Điều kỳ diệu của Google (Youth + Freedom + Transparency + A new model + Benefits for common people + honesty = Miracle for Google)

Và khám phá thứ hai mang tính giáo điều hơn:

Văn hóa Google và những người trẻ Trung Quốc có thể tạo nên một Google Trung Quốc vĩ đại!

Lee kết luận bài báo bằng một lưu ý là ông muốn làm những điều lớn lao trong đời – trong đó có cả việc giúp đỡ những người trẻ tuổi và ông quyết định đến nơi mà ông có tầm ảnh hưởng lớn nhất.

Về tình cảm, ông giải thích: “Cho dù có khó khăn đến đâu, nếu như bạn không đi theo những gì trái tim mách bảo và quyết tâm với lựa chọn đó, làm sao bạn có thể khiến mọi người làm theo nó? Vì vậy, tôi đã đưa ra một quyết định quan trọng. Tôi có quyền được lựa chọn. Tôi chọn Google, tôi chọn Trung Quốc.”


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.