Khám Phá Luật Hấp Dẫn Để Mở Khóa Thành Công

Chương 2: NĂNG LỰC GHÌM CHÂN CON NGƯỜI



Elbert Hubbard từng nói rằng mức thuế lớn nhất con người phải gánh không phải là thuế xuất nhập khẩu, thuế chiến tranh, rượu mạnh, thuốc lá, mà là mức thuế đánh vào năng lực.

Nói cách khác, sự thiếu năng lực là gánh nặng khủng khiếp đè lên năng suất, và thế giới sẽ thịnh vượng hơn nhờ sự gia tăng năng suất của mỗi cá nhân. Hàng nghìn người lao động đang làm việc vất vả ở những vị trí thấp với đồng lương rẻ mạt vì họ không bao giờ phát triển được năng lực của bản thân. Các doanh nghiệp trên khắp đất nước này đang ngày càng kém thịnh vượng chỉ vì những sai phạm ngớ ngẩn của những nhân viên thiếu năng lực. Người ta nói rằng điều này làm thành phố Chicago tổn thất 1 triệu đô- la mỗi ngày. Quản lý của một công ty lớn tại New York nói rằng sự thiếu năng lực khiến họ mất hơn 30.000 đô- la mỗi năm. Các doanh nghiệp khắp mọi nơi đều lo lắng về vấn đề trên, và mọi người ở mọi vị trí đều đang bị kéo xuống vì thiếu năng lực.

Nhưng với cỗ máy con người thì phần đông chúng ta không thể tạo ra được nhiều hơn 25% năng suất có thể của cơ thể. Thế mà họ chẳng hề nỗ lực tìm hiểu xem đâu là vấn đề, và vì sao họ lại đạt được quá ít thành công.

Năng lực cá nhân chính là chìa khóa dẫn đến một cuộc sống thành công và hạnh phúc. Và không có sức mạnh nào trong môi trường sống của chúng ta, không có bệnh tật di truyền nào, không có điều xui rủi nào, không có quyền lực nào trong xã hội loài người, trong những kẻ thù của chúng ta, không sức mạnh nào kể cả trên thiên đường hay ở Trái đất, có thể ngăn bất cứ aiđạt được hiệu suất cao nhất có thể với tất cả các nền tảng của một sự nghiệp thành đạt.

Mọi đầu máy tàu hỏa, mọi xe ô tô, mọi linh kiện máy móc đều có tuổi thọ và độ bền rất cao khi mới được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nột người sẽ hủy hoại chiếc xe ô tô trong một hoặc hai năm nếu không thường xuyên tra dầu cho nó, không chăm sóc nó đúng cách, và chạy với tốc độ cao trên những con đường gồ ghề xấu xí. Một người khác sẽ giữ máy móc trong tình trạng hoàn hảo, và bằng việc vận hành nó một cách hiệu quả, họ sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của xe lên 10 hay thậm chí 12 năm, sẽ tận dụng được các tính năng/chức năng của xe nhiều hơn và hiệu quả hơn so với người kia. Tính hiệu quả trong việc sử dụng máy móc sẽ tạo nên tất cả những khác biệt về tuổi thọ và chất lượng phục vụ của chúng.

Cũng tương tự với cỗ máy con người. Mỗi người bình thường bắt đầu cuộc đời với một mức khả năng nhất định, một nguồn năng lượng nhất định. Anh ta có thể sử dụng khả năng và năng lượng này theo nhiều cách khác nhau. Anh ta có thể sử dụng đến phân nửa, hay trên thực tế là toàn bộ vào những việc không cần thiết hoặc vô ích, hay vào những thú vui xa xỉ, hoặc lối sống sa đọa. Nhưng anh ta cũng có thể làm chúng tăng lên hàng nghìn lần bằng cách sử dụng chúng một cách khoa học trong mọi việc anh ta làm, hoàn thành khối lượng công việc lớn nhất với năng lượng tiêu tốn ít nhất, bằng cách sống đúng đắn, giữ cho cỗ máy con người ở trạng thái tốt nhất có thể.

Vấn đề lớn nhất của văn minh nhân loại là làm sao để mỗi người đạt đến mức năng suất cao nhất, mức mà họ sẽ đặt hết sức mạnh và những gì tốt nhất của bản thân vào công việc, thay vì sự mệt mỏi và những điểm yếu kém nhất. Nếu một nhà máy chỉ đang sử dụng một phần nhỏ khả năng của nó thì người chủ sẽ phải tìm xem vấn đề đang nằm ở đâu, sẽ cho lắp đặt máy móc hiện đại và sẽ nâng cao khả năng quản lý để điều hành nó một cách hiệu quả. Nhưng với cỗ máy con người thì phần đông chúng ta không thể tạo ra được nhiều hơn 25% năng suất có thể của cơ thể. Thế mà họ chẳng hề nỗ lực tìm hiểu xem đâu là vấn đề, và vì sao họ lại đạt được quá ít thành công. Thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp một ai đó chịu nghiên cứu cách nâng cao hiệu suất và có lẽ đang dùng được đến 2/3 năng lực của anh ta, nhưng điều này rất hiếm hoi. Mà ngay cả trong những trường hợp hiếm hoi đó, khi những người này sắp chạm đến mức năng suất tối đa, thì họ lại cảm thấy chắc chắn rằng mình đang không làm những việc lẽ ra phải làm nếu được đào tạo cách làm khoa học ngay từ khi còn trẻ.

Nhiều người thắc mắc sao mình không thể bắt kịp nhanh hơn, sao những người khác thành công hơn ta rất nhiều dù ta làm việc chăm chỉ hơn họ; nhưng nếu đã nghe câu chuyện về sự kém may mắn của họ thì ta sẽ biết ngay tại sao họ không thể nào vượt lên sự tầm thường, tại sao họ mãi là một kẻ gần như thất bại. Bộ đồ lôi thôi lếch thếch, tính cách vụng về thô lỗ, thói quen vô kỷ luật và thiếu khoa học trong công việc của họ đã vạch trần bí mật đó cho người khác.

Một người chăm chỉ vẫn đạt kết quả kém nếu làm việc thiếu hiệu quả. Anh ta như người thuyền trưởng của con tàu thủng đang cố sức tát hết nước ra để rồi nó vẫn cứ tiếp tục tràn vào, mà chẳng từng một lần nỗ lực chặn lỗ thủng lại; hay như một kẻ chi tiêu tằn tiện để gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng, để rồi lại rút ra và chi tiêu phung phí. Công việc của ta không được sắp xếp khoa học và những nỗ lực của ta không được định hướng đúng đắn, để rồi kết quả là sự thất bại, không đạt được những gì ta khao khát.

Có những doanh nghiệp bị dồn đến chân tường chỉ vì người chủ không biết áp dụng các phương pháp mang lại hiệu suất cao. Họ không bao giờ loại bỏ những người thiếu năng lực, những người làm việc thiếu hiệu quả; họ không ứng dụng những phát minh tân tiến, những thiết bị tiết kiệm thời gian và sức lao động, bởi vì họ nghĩ phương thức cũ cũng tốt rồi.

Sự phát triển của khoa học đang đẩy lùi những phương pháp cũ. Nó đang tái cấu trúc các doanh nghiệp và toàn bộ cuộc đời chúng ta trên nền tảng mới. Nó khiến cho hai cây cỏ mọc lên ở nơi trước kia chỉ có thể mọc một cây. Nó thổi bay niềm tin cũ về việc phải có một năm “được mùa” và một năm “mất mùa”, và chứng minh rằng các phương pháp canh tác nông nghiệp mới có thể khiến năm nào cũng là năm được mùa.

Mặc dù nhân loại đã biết cách xây nhà gạch từ hàng nghìn năm trước, nhưng gần đây người ta mới khám phá ra rằng người thợ hồ đã lãng phí phần lớn sức lực và thời gian của anh ta trong những chuyển động không cần thiết, trong việc xoay chuyển lòng vòng, trong tư thế cúi rạp người, trong việc nhặt lấy thứ anh ta cần trong một đống gạch lộn xộn, đặt lên tường, rồi quay lại lần nữa và cứ thế tiếp tục. Phương pháp này ngày nay đã được cải tiến để giảm hơn phân nửa sự vất vả trong công việc này, và tiết kiệm được phân nửa thời gian, không những thế còn tiết kiệm năng lượng của người thợ.

Câu chuyện sau đây của một cử nhân trẻ phụ trách một nhóm lao động làm công việc xúc đất là một ví dụ thú vị khác về ý nghĩa của năng suất trong việc tiết kiệm thời gian và sức lao động. Bằng cách quan sát các chuyển động của những người thợ, anh ta nhận thấy người thợ làm nhanh nhất và giỏi nhất của nhóm thực hiện ít chuyển động khi sử dụng xẻng hơn những người khác. Dựa vào gợi ý này, anh ta đã tiêu chuẩn hóa những chuyển động của mọi người theo các cấp độ cho đến khi tất cả đều làm việc trong tư thế chuẩn như một nhóm thủy thủ chuyên nghiệp. Kết quả là họ hoàn thành được gấp đôi lượng công việc so với trước khi chàng trai trẻ đó áp dụng phương pháp nâng cao hiệu suất.

Hiệu suất cao nhất, với mức phí tổn năng lượng và thời gian nhỏ nhất, chính là mục tiêu chung. Tất cả ý tứ quanh co, dài dòng, không có mục đích đều bị cắt khỏi tác phẩm của chúng ta, cũng như tất cả những chuyển động và quá trình không cần thiết được cắt khỏi doanh nghiệp. Tất cả những phương pháp phức tạp đều được tối giản. Con đường dẫn đến mọi mục tiêu đều đang được rút ngắn. Các hãng tàu hỏa đang chi hàng triệu đô-la để rút ngắn các khúc cua, đào hầm xuyên các ngọn núi và dưới các con sông trong những thành phố lớn nhằm tiết kiệm cho dù chỉ vài phút thời gian quý giá. Thời đại mới sẽ không còn dùng đến những phương thức đi lại lòng vòng, các phương pháp vận hành doanh nghiệp kém hiệu quả, và những ai muốn thành công thì phải tiến bước cùng thời đại.

Thế nhưng, thật đáng ngạc nhiên khi rất ít người nhận ra rằng họ đang lãng phí quá nhiều thời gian và năng lượng quý báu trong những hoạt động không cần thiết, khiến họ phải nỗ lực gấp đôi. Những người lao động theo ngày công, các thư ký, các nhân viên đều quá gắng sức, những nhân viên vệ sinh, nam giới, nữ giới, những người trẻ trong mọi lĩnh vực đều đang lãng phí quá nhiều năng lượng vào những chuyển động không cần thiết, xoay chuyển cơ thể trong khi một lần là đã đủ, và phụ thuộc vào hàng trăm cách khác suốt cả ngày chỉ để tiêu tốn thời gian và năng lượng vô ích.

Làm việc thiếu khoa học và cẩu thả chính là dấu hiệu của sự thiếu hiệu quả và thất bại. Người lao động thường nghĩ rằng cách họ thực hiện công việc không tạo ra nhiều khác biệt, và rằng về lâu dài sẽ chẳng còn là vấn đề bất kể họ có làm việc hiệu quả và cần cù hay ngược lại.

Nhưng khi người sử dụng lao động cần tuyển nhân sự vào một vị trí quan trọng, bất luận ứng viên đang thiếu kỹ năng gì đi nữa thì anh ta vẫn phải có đầu óc khoa học, cẩn thận trong mọi việc anh ta thực hiện. Nếu anh ta từng làm việc cẩu thả, nếu anh ta đã không làm nổi phân nửa những việc lặt vặt của bản thân, nếu anh ta gần như đã luôn mắc sai lầm trong mọi việc,nếu anh ta không đáng tin cậy thì dù làm việc chăm chỉ thế nào đi nữa, anh ta vẫn không phải là ứng viên phù hợp. Hiệu quả đồng nghĩa với thành công, thiếu hiệu quả là thất bại.

Vấn đề của một người trẻ đầy hoài bão khi bắt đầu sự nghiệp là làm cách nào để có được năng lượng ở mức tối đa và làm sao để truyền năng lượng đó cùng với khát vọng của anh ta vào một sản phẩm. Nói cách khác, thành công của một người phụ thuộc vào năng suất làm việc của anh ta. Năng suất làm việc là một trong những tài sản giá trị nhất, và là thứ không thể mua được, không thể có được nhờ sức ảnh hưởng hay tác động từ người khác.

Theo các chuyên gia về hiệu suất, trong 90% dân số nước Mỹ thì có 30% làm việc thiếu hiệu quả, và 10% là hoàn toàn không hiệu quả. Bạn ở đâu trong những nhóm này, nhóm 30% thiếu hiệu quả, hay nhóm hoàn toàn không hiệu quả? Trong cả hai nhóm này, nếu muốn vươn đến những đỉnh cao có thể của mình thì nhiệm vụ của bạn là phải khiến bản thân trở thành ngườilàm việc hiệu quả 100%.

LÝ TƯỞNG THƯỜNG NHẬT

Một tác gia đã viết: “Lời khuyên của tôi dành cho những người mới bắt đầu đặt chân lên đường đời là: Đừng bắt đầu cho đến khi bạn biết lý tưởng của mình là gì. Và rồi đừng ngừng lại cho đến khi bạn thực hiện được nó.”

Tôi là người có niềm tin mãnh liệt không chỉ vào sức mạnh của lý tưởng về cuộc đời, mà còn tin vào tác dụng của việc khởi đầu mỗi ngày mới với một lý tưởng và giữ vững điều đó trong tâm trí. Tôi tin vào việc chọn lựa một lý tưởng mỗi ngày, vì nó là động lực liên tục thúc đẩy ta thực hiện hoài bão của đời mình.

Cách đây không lâu, tôi nhận được một bức thư từ một đồng sự, trong đó đề cập đến chủ đề các kiểu lý tưởng mà tôi từng viết, anh kể bài viết đã trở thành nguồn cảm hứng cho anh từ lúc đọc được nó, và rất hữu ích trong việc cải thiện công việc thường nhật của anh. Vô số người đã nợ thành công đời mình trong nguồn cảm hứng đến từ lý tưởng thường nhật, được thể hiện qua một số khẩu hiệu hay châm ngôn đặc biệt, góp phần thúc đẩy nỗ lực của họ, và như một động lực không ngừng tác động lên tham vọng của họ.

Điều tuyệt vời trong cuộc sống không chỉ là việc được khơi dậy những khả năng của bản thân, mà còn là việc luôn giữ bản thân thức tỉnh. Việc tuân theo một lý tưởng thường nhật, luôn hướng đến sự vượt trội, minh chứng cho điều đó.

Hãy nghĩ đến lý tưởng cho ngày hôm nay của bạn, ví dụ, tính hiệu quả. Hãy chọn khẩu hiệu cho ngày hôm nay là “Làm việc hăng say và hiệu quả”. Hiệu quả đầy cảm hứng nghĩa là hiệu quả hờ hững không thôi chưa đủ, mà phải là hiệu quả của việc làm sao để “đạt được điều đó”, đồng nghĩa với cách bạn đạt được nó, tính hiệu quả đi kèm với tham lam và ích kỷ không phải là điều bạn theo đuổi, mà là tính hiệu quả nói lên tính cách con người, tính hiệu quả đi cùng với con tim và với lương tâm. Việc hướng đến lý tưởng về tính hiệu quả sẽ thúc đẩy bạn đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân, để bản thân không mất đi giá trị, không thỏa mãn với một ngày tầm thường hay một thành công dễ dàng, để làm mọi việc một cách hiệu quả. Luôn có một cách tốt nhất để làm được mọi thứ.

Nhân cách sẽ phát triển khi chúng ta phấn đấu để xuất sắc, phấn đấu để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình; nhưng khi chúng ta buông thả bản thân với thói bất cẩn trong công việc thì cuộc đời ta sẽ dần tụt dốc. Chúng ta sẽ tốt đẹp hơn khi luôn giữ lấy lý tưởng cao đẹptrong công việc và nỗ lực không ngơi nghỉ để đạt được chúng.

Luôn hướng đến tính hiệu quả nghĩa là bạn luôn được bảo vệ để chống lại mọi thứ có thể làm suy yếu hoặc phá hỏng những nỗ lực và sức mạnh ý chí. Bạn sẽ phải suy nghĩ đúng đắn ngay thời khắc thức giấc mỗi sáng, bạn sẽ bắt đầu ngày mới bằng cách đặt bản thân vào đúng nhịp với mọi khả năng trong mình, thay vì bắt đầu một ngày mới bên bàn ăn sáng với những lời gắt gỏng như nhiều người.

Luôn hướng tới tính hiệu quả nghĩa là bạn sẽ khởi đầu ngày mới với bộ máy cơ thể trong điều kiện hoàn hảo, với trí não tỉnh táo, không có độc tố trong máu do một đêm say sưa. Bạn sẽ khởi đầu ngày mới thật sảng khoái, phục hồi hoàn toàn nhờ một giấc ngủ ngon, và sẵn sàng làm việc với phong độ chuyên nghiệp. Bạn sẽ nỗ lực hết sức vào mọi việc mình làm ngày hôm đó; rằng bạn sẽ là người nghệ sĩ trong công việc, không phải người thợ vụng về, bất cẩn, thờ ơ.

Lý tưởng về tính hiệu quả sẽ diệt trừ mọi cám dỗ của thói trì hoãn, né tránh những vấn đề khó khăn. Nó không ngừng thúc đẩy chúng ta giải quyết và hoàn thành mọi việc trong ngày, để không bỏ lại bất cứ việc gì cho ngày hôm sau. Nó giúp bạn sắp xếp lại tư duy cũng như công việc. Bạn sẽ không thể mở cánh cửa dẫn đến vương quốc tâm cảm để cho các kiểu tâm trạng ủ dột và suy nghĩ thù địch, lo âu, ghen ghét hay đố kỵ tiến vào mà không khiến năng lực của bạn bị tổn hại nghiêm trọng.

Hãy luôn hướng đến tính hiệu quả, hãy chú tâm nâng cao năng suất trong mọi việc ta thực hiện, điều này sẽ rất hữu ích cho vô số những nhân viên không chịu suy nghĩ, những người không bao giờ sử dụng bộ não để định hướng cho đôi tay và đôi chân hay công việc của họ nói chung. Có vẻ như họ chẳng bao giờ mảy may nghĩ đến chuyện luôn có cách tốt hơn để thực hiện mọi việc trên đời, và do thiếu suy nghĩ nên họ thường hình thành thói quen làm mọi thứ theo cách kém hiệu quả. Đây chính là điều khiến rất nhiều người làm việc chăm chỉ và cầu tiến không thể nào thành công. Họ không suy nghĩ, không sử dụng khả năng phán đoán của mình, không dùng trí thông minh vào công việc, và như thế họ luôn gặp bất lợi trong sự nghiệp.

Luôn có lý tưởng về tính hiệu quả nghĩa là bạn sẽ luôn được bảo vệ để chống lại mọi thứ có thể làm suy yếu hoặc phá hỏng những nỗ lực và sức mạnh ý chí cũng như hành động của bạn.

Bằng cách luôn hướng tới tính hiệu quả, bạn sẽ dẹp được mọi hoạt động không cần thiết trong ngày. Hãy thử làm vậy với việc chọn lựa quần áo mỗi sáng, bạn sẽ thấy mình thường mất bao nhiêu bước để chuẩn bị trước khi rời nhà trong khi hoàn toàn có thể chuẩn bị nhanh hơn. Đừng ra vào phòng tới hai hay ba lần để lấy thứ gì đó trong khi một lần là đã đủ. Đừng đi loanh quanh không mục đích, đừng thơ thẩn, hãy khiến mọi chuyển động của bạn thật hiệu quả. Chỉ cần tự nhủ: “Hôm nay mình sẽ nâng cao năng suất trong mọi việc. Mình sẽ không thực hiện những động tác thừa, hay những bước không cần thiết; mình sẽ không lãng phí năng lượng làm làm đi làm lại mọi việc; mình sẽ không làm việc với tâm trí lơ đễnh, lo lắng, bực bội, thất vọng, vì nó sẽ khiến mình phạm sai lầm.

Mọi việc hôm nay sẽ diễn ra suôn sẻ hiệu quả. Mình sẽ chứng minh rằng mình là người có khả năng tổ chức. Mình sẽ thay đồ, rửa mặt, ăn sáng và rời khỏi nhà với hình ảnh của một người làm việc hiệu quả. Mình sẽ điềm đạm, kiềm chế, tự tin và nhờ đó giữ cho trí não luôn trong trạng thái minh mẫn và sáng tạo. Mọi thứ mình làm sẽ đều có ý nghĩa, sẽ hướng thẳng đến mục tiêu thành công.”

Điều cần làm để hoàn thành mọi việc là khơi gợi và phát triển khả năng tuyệt vời trong bản thân. Nó cải thiện khả năng phán đoán của bạn, vì khi hướng đến tính hiệu quả thì bạn sẽ luôn xem xét vấn đề cẩn thận trước khi đưa ra quyết định, và do đó sẽ ít có khả năng đưa ra phán đoán sai lầm.

Việc hướng đến tính hiệu quả giúp bạn cân bằng, ổn định tâm lý, vì bạn không thể làm việc hiệu quả khi giận dữ hay bực bội. Nó đồng nghĩa với việc bạn phải làm sao để tâm trí mình không còn nghĩ đến bất cứ kẻ thù nào của năng suất và thành công như nỗi sợ hãi, lo lắng, bồn chồn, và phải dẹp bỏ những điều này mãi mãi. Nó có nghĩa là bạn sẽ giữ vững lý tưởng không chỉ về tính hiệu quả mà còn về sức khỏe của bản thân, lý tưởng rằng sức khỏe luôn dồi dào, và dù thế nào bạn cũng sẽ không làm bất cứ điều gì để hủy hoại hay làm suy yếu nó.

Lý tưởng về tính hiệu quả là khi gặp gỡ mọi người, bạn sẽ luôn lịch thiệp, nhã nhặn không chấp nhặt những chuyện nhỏ nhặt chẳng hạn như những lỗi của cấp dưới, những lời chỉ trích của người khác hay thái độ gắt gỏng và sự khó tính của cấp trên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sự việc trầm trọng ra sao bạn vẫn không mất tự chủ.

Lý tưởng về tính hiệu quả sẽ giúp ích rất nhiều trong những ngày bạn cảm thấy “chẳng muốn làm gì hết”. Nếu buổi sáng bạn thức giấc mà không còn chút sức lực nào, lãnh đạm, thoái chí, chẳng còn chút hoài bão thì nó sẽ nhắc nhở bạn: “Đừng để hoài bão tan biến, đừng bị cám dỗ để rồi làm việc cẩu thả và bất cẩn. Đừng cho phép bản thân từ bỏ bất cứ việc gì cho đến khi đã cố hết sức mình.”

Sẽ không có bộ phận cơ thể nào, không một năng lực tinh thần nào lại không được cải thiện đáng kể khi bạn giữ vững lý tưởng về tính hiệu quả. Và nếu có thể trải qua trọn vẹn một ngày với lý tưởng về tính hiệu quả được giữ vững, bạn sẽ đạt kết quả đáng ngạc nhiên. Bạn đã hình thành một lịch trình cho bản thân để hoàn thành công việc của một ngày thì cũng có thể làm như vậy vào những ngày khác. Mỗi ngày bạn sẽ dần hoàn thiện bản thân, nâng lý tưởng của bản thân lên tầm cao mới, đạt được nhiều thành tựu hơn và tiến gần hơn đến nấc thang thành công. Hãy hướng thẳng đến một hình mẫu cao quý, thứ sẽ giúp nâng toàn bộ tiêu chuẩn cuộc đời bạn lên và giúp bạn đạt được thành công toàn diện.

Hãy có niềm tin vào bản thân, trung thành với lý tưởng về tính hiệu quả, và sẽ chẳng có gì kéo bạn xuống được vì, như Jean Finot, tác gia kiệt xuất người Pháp, đã nói: “Niềm tin và lý tưởng vẫn là động lực mãnh liệt nhất của sự phát triển và hạnh phúc.”

THÀNH THẠO HOẶC THẤT BẠI

Chính vì Charles M. Schwab là chuyên gia giỏi nhất trong lĩnh vực của ông mà chính phủ, trong giai đoạn khủng hoảng nhất của chiến tranh thế giới, đã đặt ông vào vị trí phụ trách xây dựng tàu chiến quốc gia. Không chỉ chính phủ mà cả nước tự tin rằng ông sẽ xây dựng cho Hoa Kỳ hạm đội vĩ đại nhất thế giới. Ông đã vượt xa mọi mong đợi mà mọi người đặt vào ông.

Như tất cả những người thành công khác, Ngài Schwab luôn có động lực mạnh mẽ trong việc đào tạo đa ngành tổng quát nhất cũng như việc trở thành chuyên gia trong một số lĩnh vực cụ thể. Ông nói: “Tôi là người có niềm tin mãnh liệt vào việc tự học sau khi tốt nghiệp trung học công lập. Để thành công, thậm chí để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, một người nên có kiến thức tổng quát thật tốt, và nhờ đó, có thể đọc và học hỏi nhiều hơn. Một người được trang bị kiến thức tốt sẽ luôn tự học được tốt hơn. Tôi đã không ngừng đọc và học suốt cả cuộc đời mình.”

Việc áp dụng những gì đã học được trong trường phổ thông hay đại học, cùng với việc tiếp tục đọc sách, tiếp tục học hỏi và nghiền ngẫm trong lĩnh vực chuyên biệt của mình, sẽ mang một người đến đỉnh cao sự nghiệp hay học vấn. Trong kỷ nguyên cạnh tranh khốc liệt ngày nay, một người muốn thành công nhất thiết phải trang bị cho bản thân đầy đủ các tố chất để đạt được thành công. Người đó không những phải có nền tảng giáo dục tốt, mà còn phải phù hợp với một số lĩnh vực nhất định để trở thành người có chuyên môn giỏi, là chuyên gia trong lĩnh vực anh ta theo đuổi. Không quan trọng việc bạn chuyên sâu vào lĩnh vực nào, nhưng đó phải là lĩnh vực phù hợp với khả năng sẵn có của bạn.

Thành thạo hay thất bại là khẩu hiệu của thời đại này. Ta thấy khắp nơi những người có khả năng chỉ ở mức trung bình nhưng được đào tạo kỹ càng, đã tiến lên trước những người nhiều khả năng hơn nhưng chỉ được đào tạo nửa vời.

Rắc rối với các nhà tuyển dụng là ứng viên không bao giờ học để làm tốt một nghề nào đó. Họ không bao giờ thành thạo bất cứ nghề nghiệp hay kỹ năng nào. Họ có “kiến thức mơ hồ” về việc này, hay “biết lõm bõm” về việc kia, nhưng chẳng thành thạo trong việc nào cả, và khi được đề nghị làm một việc, họ buộc phải nói “Cảm ơn ngài, tôi chưa bao giờ học để làm việc này, tôi không thể nắm bắt được nó.” Tôi thường nghe các ứng viên thất bại nói rằng: “Tôi đã có thể giành được công việc đó nếu tôi thành thạo lĩnh vực ấy, nhưng điều đó sẽ mất quá nhiều thời gian mà tôi thì không thể nào chờ đợi được.”

Các bạn trẻ thường không nhận ra những gì họ có thể đánh mất vì thiếu sự chuẩn bị đặc biệt cho sự nghiệp. Thật đáng tiếc khi một bộ phận thanh niên đang kiếm sống chỉ bằng một phần nhỏ khả năng của họ, chỉ bằng một phần phụ năng lực trong họ. Họ tham gia vào cuộc chơi mà chỉ dùng một phần nhỏ sức mạnh của bản thân vì họ không có chuyên môn trong công việc. Trong rất nhiều trường hợp, những người này đang sống với điểm yếu của bản thân thay vì điểm mạnh, chỉ vì họ không làm việc mà họ thật sự phù hợp.

Điều không may của phần đông những người này là họ đang đánh giá sai năng lực của chính mình; họ đánh giá mình qua những điều nhỏ nhặt họ đang làm, thay vì những việc lớn lao hơn mà họ có khả năng làm. Vì không được rèn luyện để bộc lộ được nhiều năng lực hơn, họ đang đánh giá sai giá trị của bản thân. Họ không thấy khả năng thực sự của bản thân. Phần năng lực lớn hơn của họ đã bị khóa chặt bởi sự thờ ơ và thiếu chuẩn bị về mặt chuyên môn. Khi còn là những chàng trai trẻ tuổi, họ không thích bị giam hãm trong trường học; họ muốn đi làm. Rồi sau đó họ lại muốn nhảy việc và thử sức trong những lĩnh vực khác, để rồi khi già dặn hơn, họ bắt đầu nhận ra mình đã mắc một sai lầm rất lớn. Rồi họ lại nghĩ rằng đã quá trễ để làm mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn, do đó họ tiếp tục sống như thế, thất vọng với chính mình và với cuộc đời.

Những trang bị về kiến thức và kỹ năng cá nhân chính là nguồn vốn sống. Người bắt đầu sự nghiệp khi chỉ được trang bị, giáo dục và đào tạo nửa vời sẽ chẳng hơn gì kẻ lao vào kinh doanh mà không hề được trang bị kiến thức, kỹ năng hợp lý. Giả sử một người mở cửa hàng trong một tòa nhà ọp ẹp, cửa hàng không có tủ kính trưng bày sản phẩm, không có đầy đủ cơ sở vật chất và chỉ có một người đến mua hàng, người này lại chẳng quan tâm đến chất lượng sản phẩm thì bạn nghĩ liệu người chủ cửa hàng sẽ thành công hay không? Rõ ràng là không, vì bạn biết rất rõ là chẳng bao lâu nữa tòa nhà ấy sẽ được cắm biển cảnh báo nguy hiểm. Một bạn trẻ bắt đầu khởi nghiệp khi mới chỉ được trang bị một nửa, đào tạo một nửa, cũng ở trong hoàn cảnh tương tự như trên. Anh ta đã bị phán quyết là sẽ thất bại, vì những cơ hội tốt nhất chỉ có giá trị với sự chuẩn bị tốt nhất, với bộ não được huấn luyện xuất sắc nhất.

Năm mươi năm trước, một cậu bé nhà nghèo nhưng tràn trề sức khỏe và tham vọng, dù không được hưởng bất cứ sự giáo dục đặc biệt nào nhưng bằng nỗ lực vươn lên, cậu đã trở thành chủ một nhà máy sản xuất sắt thép. Nhưng ngày nay, để đạt được thành công, bạn cần được đào tạo chuyên sâu để chuẩn bị cho bất cứ cơ hội nào sẽ đến, và nếu không có quá trình này, bạn sẽ sớm bị “bỏ ngoài cuộc chơi”.

Thành thạo hay thất bại là khẩu hiệu của thời đại này. Ta thấy khắp nơi những người có khả năng chỉ ở mức trung bình nhưng được đào tạo kỹ càng, đã tiến lên trước những người có nhiều khả năng hơn nhưng chỉ được đào tạo nửa vời. Mọi ngành nghề đều cần đến những chuyên gia, những nhân công có tay nghề, những người thợ đã qua đào tạo; nếu hoài bão của bạn càng lớn thì bạn càng cần có nền tảng giáo dục tốt hơn và cần được đào tạo chuyên sâu hơn. Muốn tiến đến gần đỉnh cao trong lĩnh vực chuyên môn của mình thì bạn phải được đào tạo chuyên sâu, phải trở thành bậc thầy trong lĩnh vực đó.

TĂNG CƯỜNG NHỮNG KHIẾM KHUYẾT

Tại trận chiến Marne[3], một vị tổng chỉ huy đã nói trong mệnh lệnh dành cho quân lính của mình rằng: “Người đàn ông phải đứng vững trên đôi chân mình bằng mọi giá và thà chết còn hơn đầu hàng rút quân. Không sự yếu đuối nào là có thể tha thứ.” Chính nhờ tinh thần không tha thứ cho sự yếu đuối của bản thân mà những người lính đã được tiếp thêm sinh lực, tạo nên cơn thủy triều trong trận chiến ở Marne, dẹp tan những tên lính Đức xâm lược và giành chiến thắng huy hoàng cho người Pháp.

Nếu chúng ta bước vào cuộc chiến đời mình với tinh thần chiến đấu như những người lính ở Marne; nếu chúng ta ngay từ đầu đã không khoan thứ cho bất cứ sự yếu đuối nào của bản thân, bất cứ sự cám dỗ nào của thói bạc nhược thì chúng ta có thể tăng năng suất bản thân lên mức cao nhất. Một công ty nọ đã hỏi chủ cũ của một người mà họ đang cân nhắc cho một vị trí phải gánh vác rất nhiều trọng trách, người chủ cũ này nói rằng anh ta chỉ thiếu một thứ thôi, nhưng thiếu nó nghĩa là anh ta thiếu mọi thứ. Anh ta có tính cách dễ mến, thông minh, nền tảng giáo dục tốt, nhiều kinh nghiệm và từng là một người điều hành xuất sắc, nhưng anh ta không đáng tin cậy, và điểm yếu này trên thực tế sẽ vô hiệu hóa mọi điểm tốt của anh ta. Vì nó mà anh đã vuột mất một vị trí công việc rất tốt. Điều này sẽ đeo bám và cản trở những cơ hội của anh ta.

Dù ta có những phẩm chất tốt, có nền tảng giáo dục tốt, được đào tạo bài bản, có năng lực thì vẫn chưa đủ. Chúng ta không được để cho sự yếu đuối khiến ta khổ sở và làm tổn hại trầm trọng, nếu không nói là hủy hoại, sự nghiệp của ta. Một điểm yếu trong tính cách của bạn cũng có thể phá hỏng tất cả. Một người rất giỏi đã bị đánh gục rất nhiều lần vì sự yếu đuối đã vô hiệu hóa nhiều khả năng và phẩm chất của người đó.

Ngày nay, hàng nghìn người thuộc tầng lớp bình dân có năng lực theo học cùng tầng lớp cao hơn, nhưng có những yếu điểm đã cản trở sự phát triển của họ. Tôi biết một số người là những nhân viên giỏi mang trong mình hoài bão lớn lao nhưng lại đam mê trò đua ngựa và sa đà vào trò cá cược hoặc hút thuốc lá hay những thói xấu khác.

Một triệu phú từng kể với tôi rằng có đến 90 trong số 100 người làm ra tiền sớm muộn sẽ trắng tay, hiếm có ai tích lũy được khối tài sản lớn và giữ được đến cuối đời. Vì thiếu khả năng phán đoán, họ sẽ đặt nó vào các kế hoạch đầy rủi ro hoặc thực hiện những vụ đầu tư ngớ ngẩn làm tiêu tán toàn bộ gia tài.

Thường thì trong một đội bóng chày sẽ có một cầu thủ chơi tệ, và kể cả khi tất cả những người khác đạt được phong độ cao thì đội của họ cũng thua trận, và trận thua đó không chỉ là của một mình cầu thủ chơi kém đó, mà là của toàn đội bóng. Trong cuộc sống cũng tương tự như vậy. Nếu có điểm yếu trong tinh thần thì sẽ có rắc rối xảy ra, nếu không phải là thất bại hoàn toàn thì cũng là rắc rối xuyên suốt hành trình.

Việc phát triển những khả năng tiềm ẩn trong công trình phức tạp nhất của Đấng sáng thế – bộ não con người – là một nhiệm vụ khó khăn và tinh tế nhất. Bốn mươi hai bộ phận trong cơ thể cũng như những bánh răng trong một chiếc đồng hồ. Nếu được phát triển và phối hợp đồng bộ, chúng sẽ chạy một cách hoàn hảo, nhưng nếu bất cứ bộ phận nào phát triển quá mức hay chậm phát triển thì sẽ xảy ra rắc rối tương tự như những gì sẽ xảy ra khi đặt một bánh răng được thiết kế riêng cho một chiếc đồng hồ nhỏ vào một chiếc lớn hơn. Dĩ nhiên việc này sẽ khiến đồng hồ chạy không đúng giờ nữa.

  • bất cứ nơi đâu mà phần tâm lý bị trật nhịp với tất cả các bộ phận khác, trí não sẽ không thể biểu đạt được năng lực hay sự hòa hợp hoàn hảo, và người đó sẽ là nạn nhân của phần khiếm khuyết trong chính cơ thể mình. Bây giờ ta hãy xét xem nếu bộ não của con người không cân bằng, nếu vài bộ phận hoạt động mạnh mẽ còn những phần khác thì yếu ớt, và do đó toàn bộ tinh thần sẽ suy yếu thì chỉ có thể sửa chữa điều đó khi anh biết rõ bộ phận nào cần được củng cố và điểm nào anh ta cần kiểm soát. Bạn nên làm việc một cách khoa học để tìm ra những điểm yếu kém của mình, và khi bạn tập trung vào nó, củng cố, xây dựng lại từng điểm, chúng sẽ giúp bạn không chỉ đạt được hoài bão và phát huy mọi năng lực tiềm tàng mà còn khiến bạn trở nên mạnh mẽ đến mức có thể chống lại tất cả những cú va chạm và cú đấm, tất cả những xui rủi không báo trước của cuộc đời này.
  • bất cứ nơi đâu mà phần tâm lý bị trật nhịp với tất cả các bộ phận khác, trí não sẽ không thể biểu đạt được năng lực hay sự hòa hợp hoàn hảo, và người đó sẽ là nạn nhân của phần khiếm khuyết trong chính cơ thể mình.

Đầu tiên, bạn hãy lập một biểu đồ cho những khả năng tạo nên con người thượng đẳng, một cuộc đời chỉ toàn thành công, ví dụ như sự tự tin, óc sáng tạo, trung thành, chân thật, bền bỉ, dũng cảm, tập trung, thấu đáo, nhanh nhạy, kiên quyết, độc đáo, có tri thức, năng lực ý chí, phán đoán tốt… Sau đó, hãy đánh giá từng điểm này ở bản thân; hãy tìm xem bạn đang đứng ở đâu trên biểu đồ đó, và hãy xếp hạng chính mình dựa trên điều này. Bạn mạnh mẽ hay yếu đuối ở điểm nào, và bạn có đang thiếu yếu tố nào không?

Ví dụ, khi mất đi sự tự tin, yếu tố dẫn dắt cho đội quân tinh thần, cả đội sẽ suy sụp. Vài yếu tố sẽ bị vô hiệu nếu không có sự tự tin và dũng cảm, và nếu thiếu các yếu tố này thì kết quả có thể là thất bại hoặc giảm khả năng thành công.

Chất lượng của cơ quan đầu não hay khả năng phán đoán tốt chính là nền tảng của mọi thành công. Bất kể thông minh hay tài năng đến đâu, con người vẫn cần giữ bản thân đi trên những con đường chắc chắn, nếu không có khả năng định hướng tốt, nếu khả năng phán đoán của anh ta không chính xác thì tài năng của anh ta sẽ không giúp ích được gì. Ta thường gặp những người có tài năng kiệt xuất, những người nỗ lực hết mình để đạt được thành công, nhưng họ đã thất bại chỉ vì không tỉnh táo, khả năng phán đoán của họ không tốt.

Nếu năng lực ra quyết định của bạn còn yếu, nếu bạn hay lưỡng lự, hay nao núng thì bạn đang gặp phải vấn đề lớn. Đó chính là khả năng quyết định không thể thay đổi, nhanh chóng và chắc chắn. Người quyết định được mọi việc một cách nhanh chóng và chắc chắn biết rõ thứ mình cần và tiến thẳng đến nó.

Nếu không thể quyết định mọi việc một cách nhanh chóng và dứt khoát, nếu không có khả năng đưa ra quyết định chắc chắn trong thời gian ngắn thì bạn hãy nuôi dưỡng khả năng đó. Hãy bắt đầu ngày mới bằng cách lập một kỷ lục mới trong việc ra quyết định về bất cứ việc gì xảy đến với bạn. Đừng hỏi xin lời khuyên hay nhờ người khác quyết định giúp bạn. Hãy dựa vào khả năng phán đoán của chính mình.

Những người chẳng bao giờ hành động cho đến khi họ hỏi xin ý kiến tư vấn của mọi người luôn có khả năng phán đoán yếu và không đáng tin cậy. Điều này làm giảm đi khả năng thành công của họ. Đừng là một kẻ yếu đuối, do dự và không quyết đoán, nếu không bạn sẽ chẳng làm được bất cứ thứ gì ra hồn cả. Hãy khẳng định tính độc lập của bạn, hãy tự quyết định thái độ sống quyết đoán, thậm chí chỉ trong một ngày, và bạn sẽ thấy nó cải thiện những điểm yếu của bạn nhiều như thế nào.

Bạn cũng có thể bỏ tính yếu đuối hay bất cứ nhược điểm nào bằng cách đó, bằng cách tập trung tâm trí và thực hành những tính cách ngược lại mọi lúc. Đây là cách để thay tính nhút nhát bằng sự mạnh mẽ; thay việc không tin vào bản thân hay tự giảm giá trị bản thân bằng sự tự tin; thay điểm yếu bằng điểm mạnh.

Một bạn trẻ yếu đuối, không có năng lực, làm việc không hiệu quả, thật đáng thương khi khuất phục trước cái gọi là số phận, điều mà người đó cho là đã được an bài với não bộ của họ hay yếu tố di truyền của dòng họ. Tại sao ta lại kéo lê sự yếu đuối của bản thân suốt cuộc đời mình trong khi chỉ cần một chút lý trí, một cách nghĩ đúng đắn nhằm điều chỉnh các thói quen suy nghĩ là ta đã sớm thay đổi được chúng rồi?

Nếu bạn có thể nhận thức được nhược điểm của bản thân thì hãy suy nghĩ và hành động theo hướng ngược lại, hãy hình dung bản thân như một người sở hữu các khả năng mà bạn khao khát, điều này sẽ sớm đưa bạn vào con đường chinh phục chúng.

Nhưng nếu bạn bỏ mặc những nhược điểm – không tác động đến chúng, không cải thiện chúng – thì làm sao bạn mong đợi chúng mạnh mẽ hơn được? Bạn không thể phát triển một cơ thể cân đối chỉ đơn giản bằng cách luyện tập đôi tay. Điều này cũng đúng với tinh thần. Những tinh thần không được khơi dậy, không được phát triển nhờ luyện tập rồi sẽ mất đi. Nếu bạn khao khát điều gì đó và cố gắng giành lấy nó bằng tất cả khả năng của bản thân, thì bạn sẽ tiến được đến gần nó.

Bạn sẽ không bao giờ thành công cho đến khi có thể loại bỏ được tất cả kẻ thù của thành công, loại trừ và cải thiện mọi điểm yếu đang níu chân bạn.

Hãy tự hỏi mình rằng: “Làm sao để tôi tận dụng được hết các khả năng và cơ hội của mình? Tôi phải có một trí não nằm trong tầm kiểm soát, các cơ bắp tương xứng nhằm thể hiện ý chí của tôi và một chương trình hợp lý. Nếu tôi bị sự sợ hãi, thiếu quyết đoán, sự bứt rứt và những đứa con khác của con quỷ vương mang tên Sợ Hãi làm cho suy sụp; hay nếu tôi không kiềm chế được tính khí của mình thì tôi đang nuôi dưỡng sự thiếu năng suất thay vì tính hiệu quả. Có những tình huống mà câu “Tôi không thể” là một tội lỗi. Khi đó bạn- không- thể chính là phán quyết mà bạn lãnh nhận.”

Chúng ta có thể làm những việc chúng ta sẽ làm. Bất kể bạn có thể gặp vấn đề như thế nào đi chăng nữa, bạn là người kiểm soát mọi nguồn lực của chính bản thân, và bạn hoặc phải kết bạn với chúng để giúp thúc đẩy bạn tiến lên hoặc biến chúng thành kẻ thù nhằm kéo bạn ở lại. Bạn là người chỉ huy của đội quân các yếu tố tâm lý và mọi chức năng cơ thể, và bằng cách huấn luyện chúng, bằng cách điều khiển chúng, bằng cách chơi trò chơi cuộc đời vĩ đại này, chúng sẽ quyết định liệu bạn thành công hay thất bại!

LÀM VIỆC CÓ HỆ THỐNG CÓ LỢI GÌ CHO BẠN?

Một người quản lý cửa hàng đã thất bại khi kinh doanh trong một thị trấn nhỏ tại Michigan, và anh ta thấy sự thất bại của mình thật khó hiểu. Một trong các chủ nợ đã gọi cho anh và thấy anh đang làm việc hết sức chăm chỉ để giải quyết vấn đề:

“Cả kho hàng nhiều thế này cơ mà! Nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao mình lại thất bại!” Anh ta tiếp tục thắc mắc, “Có lẽ là tôi đã không tập hợp được những loại hàng tốt.”

“Anh có một đống sản phẩm rồi còn gì,” người chủ nợ đáp sau khi nhìn khắp một vòng.

“Vâng, khoảng chừng đó.”

“Lần cuối cùng anh kiểm kê hàng tồn kho là khi nào?”

“Kiểm kê hàng tồn kho ư? Lấy hết đống đồ này xuống sao?”

“Ừ.”

“Và phủi bụi các kệ rồi lau sàn nhà?”

“Đúng thế.”

“Và lau cửa sổ rồi sơn cửa trước của tiệm?”

“Ừ.”

“Tôi không bao giờ làm chuyện đó. Vài năm trước, tôi đã dự định làm việc ấy vào một lúc nào đó, nhưng rồi có một trận đấu vật diễn ra trong thị trấn, và tôi đã bỏ dở việc kiểm kê hàng hóa. Chúa rủ lòng thành, nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao mình lại thất bại cơ chứ!”

Người đàn ông vô tổ chức này sẽ chẳng bao giờ biết rằng nơi anh ta đang đứng sẽ chẳng còn trụ vững được bao lâu nữa. Đây là thời của những người biết lên kế hoạch. Chỉ có người biết nghĩ theo cách hệ thống hóa với kế hoạch cụ thể và với khả năng điều hành mới có thể đạt đến thành công. Sẽ có rất ít cơ hội cho kẻ làm việc cẩu thả hay thiếu khoa học. Anh ta cần có một kế hoạch rõ ràng và thực hiện nó một cách đều đặn.

Đại văn hào Victor Hugo từng nói: “Người nào lên kế hoạch cho những hoạt động của cả ngày vào mỗi sáng và theo đúng kế hoạch đã định đó sẽ mang theo sợi chỉ dẫn dắt mình xuyên qua mê cung của cuộc sống bận rộn nhất. Việc sắp xếp trật tự của anh giống như một tia sáng xuyên suốt mọi công việc. Nhưng ở nơi mà chẳng có kế hoạch nào được sắp xếp, nơi mà sự sắp đặt thời gian gần như đầu hàng trước nguy cơ xảy ra những tình huống bất ngờ thì sự hỗn loạn sẽ sớm lên ngôi.”

Bất kể nghề nghiệp của bạn là gì đi nữa, bạn phải làm việc một cách khoa học, với một cái đầu tỉnh táo và kiên định nếu bạn muốn đạt tới một vị trí cao. Bạn phải có một kế hoạch hành động rõ ràng và làm việc dựa theo nó. Sẽ chẳng có điều gì khác khiến bạn tiêu tốn năng lượng và thời gian nhiều như cách làm việc thiếu khoa học và lộn xộn.

Nhiều người tự hỏi tại sao họ không thành công, khi mà ngay bàn làm việc của người đó đã nói lên câu chuyện cuộc đời anh ta và thể hiện những giới hạn của anh ta. Giấy tờ bày la liệt, những lá thư bị rút khỏi các tập hồ sơ, các ngăn tủ lộn xộn, bụi bẩn trong các hộc bàn, hàng chồng giấy viết tay, các cuốn sách mỏng, các phong bì rỗng, các tệp giấy, tất cả đều cho thấy lý do.

Nếu tôi cần thuê một thư ký, sẽ không bức thư giới thiệu nào tốt hơn việc được trông thấy tình trạng bàn làm việc hay bàn ăn, căn phòng, ghế ngồi làm việc, kệ tủ hoặc những cuốn sách của người đó. Quanh ta luôn có những thứ làm lộ chân tướng, cho thấy câu chuyện cuộc đời ta hay những gì chúng ta muốn che đậy. Cách xử sự, dáng đi, cách nói, ánh mắt, chuyển động cơ thể hay mọi thứ chúng ta khoác lên mình, cổ áo, cà vạt, gấu áo … tất cả chúng đều đang kể câu chuyện cuộc đời ta cho thế giới. Ta tự hỏi tại sao mình không thể tiến nhanh hơn, nhưng chính những tiểu tiết này lại đang nói lên nguyên do của sự nghèo khổ, vị trí thấp kém của ta.

Mọi hành động không cần thiết hoặc thiếu suy tính đều đặt ta vào thế bất lợi, trong khi những hành động hợp lý và cân nhắc kỹ lưỡng sẽ giúp ta tiến đến thành công. Những hànhđộng vô nghĩa và ngớ ngẩn, những bước không cần thiết của nhiều nhân viên không chỉ tiêu phí thời gian quý báu, mà còn hình thành nên những thói quen làm giảm tính hiệu quả.

Những bước tiến dài trong tính hiệu quả của doanh nghiệp không chỉ đến từ việc đơn giản hóa những vấn đề phức tạp như rút gọn quy trình làm việc, loại bỏ tất cả những cách thức phức tạp mà còn đến từ việc đổi mới phương pháp kinh doanh nói chung. Còn một yếu tố quan trọng hơn nữa, đó là hiệu suất cá nhân của mỗi nhân viên, điều đang được tập trung nghiên cứu. Các chuyên gia về tính hiệu quả thường xuyên được các chủ doanh nghiệp mời đến để giới thiệu cũng như hướng dẫn cho các nhân viên của họ những phương pháp mới ưu việt hơn.

Các chủ doanh nghiệp không chỉ theo sát báo cáo của mỗi bộ phận và mọi chi tiết của công ty hơn hẳn trước đây, mà họ còn theo dõi mức năng suất của từng nhân viên, và nếu có ai rơi xuống dưới mức năng suất nhất định thì người đó sẽ bị loại khỏi bộ phận đang công tác và thuyên chuyển sang bộ phận khác. Họ sẽ được người đứng đầu của bộ phận mới đánh giá và tạo mọi cơ hội để làm việc thật tốt. Nếu họ vẫn không cho thấy dấu hiệu cải thiện nào thì họ sẽ bị sa thải.

Holbrook F. J. Porter đã nói: “Chỉ gần đây chúng tôi mới nhận ra được lợi ích kinh tế to lớn của phương pháp tiêu chuẩn hóa để đạt được thành công nằm trong thái độ làm việc khoa học và vững vàng. Nhưng lợi ích này, trong vài ví dụ minh chứng, đã lớn đến nỗi giờ đây mọi người gần như đều được cải thiện theo ý tưởng này.”

Thành công của đa số các chàng trai trẻ của chúng ta là nhờ tính kỷ luật, nhờ quá trình huấn luyện trong quân đội để trở nên nhanh nhẹn, sống quy củ. Điều này đặc biệt đúng với những cậu chàng được chăm bẵm bảo bọc khi còn ở nhà với các bậc phụ huynh quá mức nuông chiều, những người cho phép con họ trưởng thành với thói bừa bãi lộn xộn, không được rèn luyệnnhững điều thiết yếu để đạt được thành công.

Những anh chàng chưa từng được dạy dỗ để tuân theo bất cứ điều gì ngoài mong muốn của chính họ, những người ngả theo thói ích kỷ, lười biếng, cẩu thả, luộm thuộm, rất nhiều người trong số họ biếng nhác và khó chịu khi bỗng dưng bị ép theo khuôn khổ, họ thấy thật là khó tuân theo kỷ luật. Nhưng khi là một phần của một tổ chức lớn, họ buộc phải làm việc khoa học, trật tự, nhanh nhẹn, họ phải làm mọi thứ trong khuôn khổ thời gian, họ phải lập tức tuân lệnh sĩ quan cấp trên, và chẳng có ai chăm bẵm hay thương xót cho họ, chẳng thể thoát khỏi bàn tay sắt của hệ thống được tổ chức và chặt chẽ này.

Bất kể công việc của bạn là gì đi nữa, việc rèn luyện khả năng kiểm soát bản thân, tính kỷ luật, tính hệ thống và trật tự luôn là những yếu tố thiết yếu vì chúng hết sức thực tế. Hãy buộc bản thân làm việc theo một cách cho đến khi cách đó trở thành thói quen và nó sẽ tự động nâng bạn lên mỗi khi bạn yếu đuối, và làm bạn nghĩ đến bản thân nhiều hơn. Việc duy trì một việc cho đến khi nó trở thành thói quen có ý nghĩa lớn hơn bất cứ điều gì khác đối với thành công sau này của bạn.

Việc hình thành các thói quen làm việc có kỷ luật và khoa học sẽ tạo nên điều kỳ diệu trong cuộc sống. Bằng cách rèn luyện não bộ và hệ thần kinh với các thói quen đúng đắn, năng lượng và tính hiệu quả sẽ được nhân lên nhiều lần. Ở tuổi 75, Gladstone đã nhân khả năng của bản thân lên rất nhiều, chủ yếu thông qua việc hình thành thói quen làm việc một cách khoa học.

Khả năng nâng cao năng lực của một người có thói quen làm việc khoa học là vô cùng lớn. Chúng ta thường ngạc nhiên trước những thành tựu phi thường của những doanh nhân vĩ đại, những “thuyền trưởng của ngành”. Sự thật là họ đã tăng khả năng của bản thân lên hàng nghìn lần chỉ bằng cách làm việc khoa học.

Bất kể công việc của bạn là gì đi nữa, việc rèn luyện khả năng kiểm soát bản thân, tính kỷ luật, tính hệ thống và trật tự luôn là những yếu tố thiết yếu vì chúng hết sức thực tế.

Khi một người bước lên nấc cao hơn trên chiếc thang loài người thì tổ chức tập thể xã hội đó càng trở nên tốt hơn và tuyệt vời hơn. Cuộc đua này đang leo thang dựa trên mức độ hệ thống và hợp tác trong việc từ bỏ những nhân tố gây ra lộn xộn và rối loạn. Tính hệ thống chính là nền tảng của tất cả sự tiến bộ của nhân loại. Chính tính hệ thống giúp giải phóng ta khỏi những bộn bề căng thẳng của công việc cực nhọc, trong khi một người làm việc không có hệ thống sẽ phải ngụp lặn trong khó nhọc. Tính hệ thống mang đến cho một người sự tự do để suy nghĩ, để lên kế hoạch, bởi vì anh ta chỉ cần làm việc đó duy nhất một lần thôi, trong khi mong muốn đó sẽ ép buộc kẻ khác làm việc của anh ta hết lần này đến lần khác. Ngoài những phẩm chất đạo đức ra, tôi không biết yếu tố nào mà nếu thiếu nó sẽ làm cuộc đời bạn bất ổn hơn là tính hệ thống.

Trật tự là luật đầu tiên của thiên đường, cũng là luật đầu tiên của sự hiệu quả. Không thiên tài nào bù đắp được cho việc thiếu tính hệ thống. Nếu trí não không làm việc một cách có trật tự thì công việc sẽ không hiệu quả.

CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA BẠN

Cựu Chủ tịch Công ty Điện tín Liên hiệp Miền Tây đã bắt đầu sự nghiệp với việc đưa tin không thù lao để lấy kinh nghiệm, thứ mà ông cho là xứng đáng hơn lương bổng.

Thời xưa, các chàng trai thường dành nhiều năm trời để học nghề với tư cách người học việc, và họ thường trả phí cho người chủ để có được đặc ân đó. Những chàng trai người Anh từng nghĩ đó là cơ hội tuyệt vời để trở thành thợ lành nghề. Thời nay, các bạn trẻ được trả lương khi còn đang thực tập.

Mọi cơ sở kinh doanh ngày nay thật sự là các cơ sở đào tạo. Và bên cạnh lương bổng, thứ mà vô số người lao động có thể nhận được tại các cơ sở này là họ được đào tạo để làm việc theo hệ thống, theo trật tự, đúng giờ, hình thức chỉn chu, cử chỉ nhã nhặn, ứng xử khéo léo, phát triển trực giác, hình thành những thói quen tạo nên thành công và tính hiệu quả, tất cả đều không thể dùng tiền mua được.

Ngày càng nhiều chủ lao động tiến bộ quan tâm đến việc xây dựng ngôi trường tuyệt vời để dạy cho nhân viên kỹ năng kinh doanh hiệu quả. Bài học có giá trị nhất mà người lao động nào cũng từng được nhận, chính là bài học từ những người chủ của họ. Nhiều người lao động có trình độ học vấn thấp, sống trong những căn nhà tồi tàn rách nát hoặc vô gia cư. Họ sống trong một môi trường tồi tệ với những bậc phụ huynh cẩu thả, luộm thuộm và phung phí tiền của, hoặc thậm chí còn tệ hơn. Đối với những nhân viên như vậy thì doanh nghiệp mà họ đến làm mỗi ngày chính là vị cứu tinh, là nơi duy nhất giúp họ phát triển nhân cách. Giờ thì, bạn tôi ơi, bất kể bạn được dạy dỗ tại gia hay học ở trường đời, chỉ cần bạn là một nhân viên và công ty là trường học của bạn thì bạn cũng có cơ hội để đưa mình lên vị trí cao hơn, có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Mỗi phút trong giờ làm việc chỉ cần có tinh thần đúng đắn, có nhiệt tâm cống hiến thì một nhân viên sẽ học được những điều vô cùng giá trị. Anh ta sẽ thẩm thấu được những bí mật kinh doanh mà các ông chủ của anh phải đánh đổi bằng nhiều mất mát, thất bại. Mọi điều kiện cần cho việc xây dựng doanh nghiệp đang mở rộng trước mắt anh ta. Anh ta thấy được cách mọi thứ vận hành; cách quản lý doanh nghiệp; chẳng trường học nào dạy cho anh ta những điều này cả, vì đó là kinh nghiệm thực tế. Chúng là những giao dịch thực tế mà anh ta đang thực hiện, là hoạt động ngân hàng thực sự, không phải chuyện tưởng tượng, là mọi thứ anh cam kết làm. Anh ta đang ở trong thế giới kinh doanh thực tế, nơi mà những bộ não nhạy bén nhất và những trí tuệ được giáo dục tốt nhất trong nhiều năm đã được tập trung ở một chuyên ngành, nơi mà mọi việc được thực hiện theo phương thức khoa học, nơi mà tính hệ thống, trật tự và hiệu quả nắm quyền tuyệt đối.

Chỉ một số ít người lao động nhận thấy bản thân được làm trong một công ty kinh doanh lớn đang vận hành bằng sự chính xác tuyệt đối của quân đội, nơi mà mọi việc được thực hiện theo hệ thống và trật tự, mỗi nhân công phải bắt đầu công việc ngay từ phút đầu tiên của buổi sáng, nghỉ ăn trưa và quay lại công việc vào phút đầu tiên của buổi chiều. Anh ta luôn được chỉ dạy về sự thành thật, chân thành, sòng phẳng, giá trị mà một người đàn ông hay phụ nữ chân chính đang gánh vác, giá trị của cách hành xử tốt, của niềm vui, của tinh thần hợp tác sẵn sàng giúp đỡ và thỏa hiệp. Đây cũng chính là nơi nhân viên đó học được về tính kinh tế và tính hiệu quả; ở đây anh ta sẽ nắm được sự tuyệt vời của cách làm việc có hệ thống, trật tự.

Yếu tố thiết yếu đầu tiên đối với sự phát triển của một nhân viên chính là phải giữ thái độ đúng đắn về vị trí của bản thân và nghĩ rằng cơ hội là thứ giá trị nhất, nó quan trọng hơn nhiều so với lương bổng. Đây là điều làm nên một người thành công. Schwab, Wanamaker, Marshall Field, Carnegie là những người đã không quá coi trọng chuyện họ sẽ nhận được bao nhiêu tiền từ công việc đầu tiên của mình. Công sức họ bỏ ra lớn gấp nhiều lần so với mức lương nhận được. Cơ hội mới là điều họ mong muốn, chứ không phải lương bổng; cơ hội để thể hiện khả năng của bản thân mình, để học hỏi những bí mật kinh doanh, để học được những kiến thức quý báu. Họ đã nhìn thấy sự tiến bộ trong tương lai từ chính công việc của mình. Đối với họ, công việc là một ngôi trường phù hợp để đưa họ đến vị trí cao hơn trong sự nghiệp.

Làm cách nào mà anh chàng Schwab trẻ tuổi đã thu hút được sự chú ý của ngài Carnegie ngay từ đầu? Chính là nhờ anh ham học hỏi và luôn biết những điều mà các nhân viên khác không hề biết. Anh không thỏa mãn với việc chỉ lao động để kiếm tiền. Sự thật là lương bổng dường như không phải mối quan tâm lớn của anh. Anh luôn theo đuổi điều gì đó lớn lao hơn. Anh không chỉ muốn tìm hiểu ngành kinh doanh thép từ A đến Z và phát triển khả năng kinh doanh của bản thân thật xa, mà còn muốn phát triển năng lực, phẩm chất, sức chịu đựng, cùng tất cả những năng lực và nguồn lực tiềm ẩn trong mình. Và đó là lý do Charles M. Schwab trở thành người khổng lồ trong lĩnh vực kinh doanh của ông.

Đừng lo lắng về việc thăng chức, điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào việc bạn sử dụng những cơ hội hiện tại của mình như thế nào. Trong cuộc đua đường dài, người giỏi nhất sẽ vươn lên đứng đầu trong bất cứ cơ sở kinh doanh nào. Không gì cản đường một bạn trẻ có thể làm việc với tinh thần của Schwab, của Wanamaker, của Carnegie, của Henry Ford. Có người từng nói rằng tính hiệu quả không bao giờ phải van xin sự tiến bộ; bản thân người làm chủ được việc giao thương của mình sẽ tự tiến lên phía trước.

Tôi từng biết một thanh niên đã vượt xa nhiều người lớn tuổi hơn anh ta, đơn giản vì anh ta đã cải thiện những điểm yếu thành điểm mạnh và chấp nhận vô vàn nỗi khó nhọc để làm việc một cách hiệu quả nhất. Những ông chủ của anh đã quan sát, đánh giá khả năng của anh và đưa anh lên vị trí nhân viên cao cấp nhất trong tổ chức của họ, vị trí mà sau đó anh đã đảm đương xuất sắc trong nhiều năm liền.

Bất kể công việc bạn đang làm là gì đi nữa, điều bạn nên đặt lên hàng đầu là để lại dấu ấn của bản thân. Tình yêu đối với sự xuất sắc chính là ngôi sao Bắc Đẩu dẫn lối ta tiến lên phía trước. Chính điều này đã tạo nên không chỉ một người chuyên nghiệp mà còn tạo nên một người thành công toàn diện.

Andrew Carnegie đã nói: “Tôi sẽ không trao việc gì dù là nhỏ nhất cho một người không xem bản thân như một đối tác hay người đứng đầu công ty.” Dù bạn đang là thư ký, đốc công hay người quản lý, đừng ngơi nghỉ dù chỉ một khoảnh khắc. Mỗi ngày, bạn hãy tự nhủ rằng, “Vị trí của mình là ở trên đỉnh cao.” Hãy làm vua trong những giấc mơ của bạn. Hãy thề rằng bạn sẽ chạm đến vị trí đó với danh tiếng.

Một nhân viên của một công ty lớn gần đây đã than vãn rằng một anh chàng trong phòng ban của anh đã có những bước nhảy vọt đến vị trí trưởng phòng, trong khi chẳng có cơ hội thăng tiến nào cho anh ta cả. Rồi anh ta lại nói, dĩ nhiên là sự thăng tiến của anh chàng đồng nghiệp kia nhờ cả vào may mắn và được thiên vị, và rằng anh đã không được đối xử công bằng.

Tôi biết khá rõ về cả hai chàng trai trẻ này, và tôi cũng biết rằng “may mắn” và “thiên vị” đến với một người đã thăng tiến nhanh chỉ là những cách gọi khác cho hoài bão lớn và mục tiêukiên định. “May mắn” và “thiên vị” là cách nói chứa đầy sự ghen tị trước tác phong lịch thiệp nhã nhặn, tính cần cù chăm chỉ, tinh thần nhiệt thành và tử tế của anh trước nỗ lực không ngừng nhằm tiến lên từng bước mỗi ngày, trước việc anh luôn cố chăm chỉ thêm chút nữa, chú tâm thêm chút nữa, cẩn trọng thêm chút nữa, quan tâm và trợ giúp khách hàng thêm chút nữa.

Người thanh niên này đã dồn hết tâm sức vào việc leo lên đỉnh cao. Anh đã xác định ngay từ khi mới bước vào cửa hàng làm việc là phải đạt đến đỉnh cao; và anh đã kể điều mong mỏi này với những anh chàng khác, những người đã cười vào điều mà họ cho là tham vọng nực cười, họ để mắt đến anh chỉ để xem anh sẽ thua cuộc như thế nào. Giờ đây họ lại đang ghen tức với “may mắn” của anh và họ ước có được cơ hội như anh!

Bất cứ ai cũng có thể thấy rằng cách hành xử của một nhân viên trong công việc; sự hăng hái, nhiệt thành, lòng quyết tâm mà họ đã đặt vào công việc sẽ giúp anh ta nhảy vọt đến đỉnh cao. Cũng thật dễ thấy rằng có những kẻ đang làm việc với chỉ vài đầu ngón tay, không có chút năng lượng hay sự nhiệt tình nào, và bản thân họ cũng mang trong mình những yếu tố đưa đến chiến thắng, họ sẽ không bao giờ thăng tiến được. Bạn biết đấy, sẽ chẳng có tương lai tốt đẹp nào cho họ, vì chỉ có tinh thần nhiệt huyết trong công việc mới đảm bảo cho tương lai của một người.

Công việc là một người thầy, nó giúp mở rộng tầm nhìn, tầm nhận thức của chúng ta bằng vô vàn trải nghiệm. Nhưng nếu ta chưa sẵn sàng, nếu vẫn cảm thấy vất vả cực nhọc thì ta sẽ đi đến chỗ thu hẹp bản thân, ngày càng giới hạn khả năng của mình. Khi đó, chính ta đang bày ra những chướng ngại trên con đường tiến bộ của mình.

Một người không hòa hợp với công việc của mình thì cũng trật nhịp với chính mình, với những gì tạo nên họ. Kế hoạch của Chúa trời là chúng ta được gửi đến đây để giúp thực hiện nhiệm vụ đó, và chúng ta nên thực hiện công việc đó với thái độ tự hào; chúng ta nên tỏa sáng trong nó, nên hạnh phúc bất kể nó mang đến điều gì. Thế nhưng, chúng ta vẫn luôn thấy những nhân viên không hòa mình vào công việc của họ. Họ ghét công việc của mình, coi nó như một sự trói buộc, một chốn lao tù mà họ ước có thể được giải thoát.

Thay vì coi nghề nghiệp như một ngôi trường huấn luyện tuyệt vời giúp bộc lộ khả năng, khơi gợi những nguồn sức mạnh của bản thân, nâng cao năng suất làm việc, họ lại rên rỉ và càu nhàu rằng công việc quá cực nhọc.

Khi nhận được việc, bạn tôi ơi,bạn hãy nghĩ rằng bạn đang khởi nghiệp cho chính mình, cũng như đang làm việc cho chính mình.

Những người trẻ nào có tinh thần làm việc hăng say sẽ chiến thắng, họ là những người cố gắng bắt kịp với thế giới, làm việc để đạt được mục tiêu cuộc sống, quyết tâm làm hết sức mình thay vì lãng phí thời gian vào việc than vãn. Họ sẽ bận rộn với việc tận dụng mọi cơ hội đến với mình thay vì nghĩ về những giới hạn của bản thân. Người đó sẽ biến những khiếm khuyết của mình thành bàn đạp, như Jack London đã chia sẻ rằng thành công mà ông có được là nhờ sự cần cù và những thử thách thuở nhỏ.

Hàng chục nghìn người đã có thể thất bại nếu không rèn luyện cách làm việc hiệu quả mà họ học được từ các doanh nghiệp. Việc buộc phải làm mọi việc nhanh chóng, đúng lúc, quyết định mọi việc một cách dứt khoát, có trách nhiệm, tỉnh táo, lịch thiệp, giữ chuẩn mực về phục trang, vệ sinh và những thói quen cá nhân khác đã đảm bảo cho thành công.

Khi nhận được việc, bạn tôi ơi, bạn hãy nghĩ rằng bạn đang khởi nghiệp cho chính mình, cũng như đang làm việc cho chính mình. Hãy kiếm nhiều tiền nhất có thể, nhưng hãy nhớ rằng điều đó không thật sự quan trọng. Điều có ý nghĩa lớn hơn chính là hãy xem những mối quan tâm của sếp như trường huấn luyện, một kiểu phòng tập thể dục để phát triển các khả năng, sức chịu đựng, khả năng điều hành, điểm độc đáo, những nguồn lực, sức mạnh trong bạn. Nếu bạn làm những điều đúng đắn, tận dụng được mọi cơ hội, bạn sẽ đạt được nhiều điều hơn ngoài tiền lương, khi đó bạn đang tạo dựng chính mình. Không quan trọng chuyện mức lương có tương xứng với công việc hay không, bạn đang trả công cho chính mình bằng việc chấp nhận sự đào tạo, chuẩn bị cho tương lai quan trọng phía trước. Mặt khác, mỗi lần bạn nghĩ mình đang giỏi hơn sếp, trốn việc, cắt xén giờ làm, làm việc thiếu hiệu quả, thờ ơ với cuộc sống, bạn thật sự đang lấy đi phần tốt đẹp hơn trong con người bạn, bạn đang cướp đi từ chính mình thứ vô cùng quan trọng để đưa bạn đến vị trí cao hơn. Bạn đang hạ thấp nhân phẩm và đóng lại cánh cửa dẫn bạn đến nơi cao hơn.

 


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.