Kỹ Năng Buông Bỏ
Chương 6: Đối Mặt Với Thói Quen
Gầy dựng thói quen mới rất đơn giản: luôn thực hiện hoạt động ta muốn (ví dụ như tập thể dục) ngay sau một dấu hiệu kích hoạt nào đó (ví dụ như sau khi uống cà phê sáng). Chỉ cần lặp lại đủ nhiều lần là hoạt động đó bắt đầu thành thói quen. Sau một quãng thời gian nhất định, mỗi khi xuất hiện dấu hiệu kích hoạt, ta sẽ tự cảm thấy phải hoàn thành hoạt động.
Nếu đơn giản vậy thì tại sao ta lại khó tạo thói quen đến thế? Đó là do luôn có những thứ khác xen vào quá trình đơn giản này:
-Nỗi sợ phải thực hiện thói quen mới. Tập thể dục và thiền định là hai ví dụ điển hình. Người ta rất hay sợ làm (vì khó khăn, khó chịu, rối rắm…) nên họ thường tìm cách tránh né để rồi lao vào làm những việc vô bổ gây xao nhãng.
-Quá mệt mỏi, hoặc có quá nhiều thứ cản trở thói quen. Có nhiều lí do khiến ta không thể làm theo thói quen mới.
Nhưng nếu thực sự cam kết với bản thân, ta hoàn toàn có thể tìm ra cách giải quyết các khó khăn này. Ví dụ, nếu ngày mai có việc phải làm ngay vào lúc tập thể dục, ta hoàn toàn có thể ngủ sớm để dậy sớm và có thêm thời gian tập thể dục trước khi làm. Cách xử lí hoàn toàn đơn giản, nhưng thường thì người ta hay từ bỏ, bởi ta hay có viễn cảnh lí tưởng là mình sẽ thành công ngay từ đầu.
– Khó từ bỏ thói quen cũ. Khi ta bắt đầu thói quen mới, nghĩa là ta đang từ bỏ thói quen cũ. Tập thể dục buổi sáng đồng nghĩa với việc ta phải bỏ thói quen lướt Facebook vào buổi sáng. Tạo lập thói quen mới đòi hỏi ta phải có ý thức buông bỏ thói quen cũ, và tập trung thực hiện hoạt động mới cho tới khi hình thành thói quen.
Tất cả những khó khăn nói trên không phải là không thể vượt qua, nhưng để giải quyết khó khăn nào, ta cũng phải buông bỏ vài thứ:
1.Buông bỏ những viễn cảnh lí tưởng tạo nên nỗi sợ.
2.Buông bỏ viễn cảnh lí tưởng rằng mình phải thành công ngay tức khắc. Thay vào đó, hãy chấp nhận thất bại là một phần của quá trình học hỏi. Hãy nhận thức thực tại này và liên tục tìm kiếm phương pháp phát triển.
3. Buông bỏ thói quen cũ và tập trung hình thành thói quen mới.
Kĩ năng buông bỏ hoàn toàn có thể giúp ta tạo lập thói quen mới có ích hơn trong cuộc sống.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.