Lộc Đỉnh Ký

Hồi 103: Vi Tiểu Bảo học đòi làm trưởng giả



Vi Tiểu Bảo lại nghĩ:
– Nhà sư già này thông hiểu võ công của 2 cô kia rất rõ ràng. Lão chỉ cần bật ngón tay 1 cái cũng đủ làm cho cô gái áo lam kia không dám khinh mạn nữa. Ta muốn lấy được nữ lang áo lục xinh đẹp kia làm vợ thì phải gạt được lão luôn luôn theo bên mình để “bảo giá” mới xong. Nhưng gã lại tự hỏi:
– Lão này già quá rồi, chẳng biết còn sống mấy ngày nữa? Nếu lão chết bất tử há chẳng hỏng bét. Gã liền cất tiếng hỏi:
– Vừa rồi lão chỉ bật ngón tay mấy cái mà con nhỏ kia chịu lép 1 bề. Ðó là công phu gì vậy? Trừng Quang đáp:
– Chiêu đó kêu bằng “Ðàn chỉ thần thông”. Tiểu sư thúc không biết ư? Vi Tiểu Bảo nói:
– Ta không biết. Chi bằng lão dạy ta đi. Trừng Quang đáp:
– Sư thúc đã ra lệnh dĩ nhiên tiểu diệt phải nghe theo. Công phu “Ðàn chỉ thần thông” này cũng không khó học. Chỉ cần nhận huyệt cho thuần đích rồi nhả kình lực ở ngón tay vào huyệt đạo của đối phương là họ chịu liền. Vi Tiểu Bảo nghe lão nói học công phu Ðàn chỉ thần thông chẳng khó khăn gì thì trong bụng mừng thầm. Gã bản tính hiếu động, sợ nhất là phải ngồi tĩnh tâm lâu ngày để luyện công, liền nói:
– Thế còn gì hay bằng. Lão dạy ta lẹ đi. Trừng Quang đáp:
– Sư diệt chưa hiểu sư thúc đã luyện được được đến bậc thứ mấy của nội công Dịch Cân Kinh. Xin sư thúc thử bật ngón tay coi. Vi Tiểu Bảo hỏi:
– Bật như thế nào? Trừng Quang liền bật ngón tay ra đánh vèo 1 cái. Một luồng kình lực vút ra hất tung chiếc lá cây đang nằm dưới mặt đất lên cao. Vi Tiểu Bảo cười nói:
– Cái này coi ngộ quá! Gã liền bắt chước bấm ngón tay trái vào ngón tay phải rồi bật ra nhưng chẳng thấy gì. Cả bụi cát cũng không bắn lên chút nào. Trừng Quang nói:
– Té ra sư thúc chưa từng luyện nội công về Dịch Cân Kinh. Muốn luyện môn nội công này thì phải luyện môn Bát Nhã Chưởng trước. Ðể sư diệt coi và phân tích Bát Nhã Chưởng của sư thúc nội công sâu nông thế nào rồi sẽ truyền thụ Dịch Cân Kinh. Vi Tiểu Bảo đáp:
– Bát Nhã Chưởng ta cũng chưa hiểu. Trừng Quang nói:
– Cái đó cũng không sao. Chúng ta hãy cùng phân tích môn Niêm Hoa Cầm Thủ rồi sẽ tính. Vi Tiểu Bảo hỏi lại:
– Niêm Hoa Cầm Thủ là cái gì? Ta chưa từng nghe nói tới. Trừng Quang lộ vẻ khó nghĩ đáp:
– Nếu vậy chúng ta thử chiết chiêu môn khác dễ hơn 1 chút là Kim Cương Thần Chưởng cũng được. Nếu sư thúc lại cũng không hiểu Kim Cương Thần Chưởng thì thử môn thủ thức Ba La Mật. Không hiểu Ba La thì thử Tán Hoa Chưởng. à phải rồi! Tiểu sư thúc hãy còn nhỏ tuổi, chưa học được bao nhiêu, vậy những môn Vi Ðà Chưởng, La Hán Chưởng, Phục Hổ Quyền, Thiếu Lâm Trưởng Quyền.. Lão kể ra 1 lô nào quyền pháp, chưởng pháp, môn nào Vi Tiểu Bảo cũng lắc đầu. Trừng Quang tính nết cực kỳ hiền hậu. Lão thấy Vi Tiểu Bảo chẳng hiểu tý gì cũng không nổi nóng, chậm rãi nói:
– Võ công của Phái Thiếu Lâm chúng ta học lần lần theo thứ tự. Trước hết là học Thiếu Lâm Trường Quyền thành thục rồi mới qua Phục Hổ Quyền rồi đến La Hán Chưởng. Học được bấy nhiêu nội ngoại công căn bản đã tương đương và có thể học qua Vi Ðà Chưởng. Thông thường chưởng pháp này phải học mất 5 năm. Người nào thông minh học tiếp tới Tán Hoa Chưởng. Khi môn Tán Hoa Chưởng này thành thục rồi thì bọn đệ tử ở các môn phái khác trong Võ lâm khó lòng địch nổi. Ðến môn Ba La Mật có học được hay không là do tư cách của từng người mà quyết định Tỷ như bọn Tĩnh Thế, Tĩnh Thanh và mấy tên sư diệt khác hiện đang luyện Tán Hoa Chưởng. Phải mất 10 năm nữa thì Tĩnh Thanh may ra có thể luyện sang Ba La Mật. Còn Tĩnh Thế ít chuyên tâm về võ học nên luyện môn Ba La Mật chỉ có hại chứ chẳng lợi gì. Sư diệt cho rằng gã nên học thiền trượng là hay hơn. Vi Tiểu Bảo nghe nói bước đường học võ rất nhiêu khê, bất giác hít 1 hơi khí lạnh rồi hỏi:
– Lão vừa nói môn Ðàn chỉ thần thông cũng không khó học nhưng bắt đầu từ môn Thiếu Lâm Trường Quyền kế đến các quyền pháp, chưởng pháp khác.. rồi mới luyện tới Ðàn chỉ thần thông. Như vậy phải mất bao nhiêu năm mới có cơ thành tựu? Trừng Quang đáp:
– Về điểm này sổ sách ở trong Bát Nhã Ðường đã có nhưng chưa rõ. Vào đời Hậu Tấn trong Ngũ Ðại, bản tự có Pháp Tuệ Thiền Sư được trời phú cho tính thông minh, mới vào ở chùa có 36 năm mà đã luyện được môn Ðàn chỉ thần thông. Vị này học võ tiến triển thần tốc, từ trước tới nay không ai theo kịp mà chắc rằng sau này cũng không có ai.bén gót. Thứ đến Linh Hưng Thiền Sư vào đời Kiến Viêm nhà Nam Tống cũng chỉ mất 39 năm đã luyện xong môn Ðàn chỉ thần thông. Các bậc tiền bối hành trăm năm nay cũng khó lòng gặp được những kỳ nhân như vậy, khiến cho người đời phải khâm phục vô cùng. Bọn hậu bối chỉ có cách tưởng tượng trong đầu óc mà thôi. Vi Tiểu Bảo lại hỏi:
– Kể từ ngày bắt đầu luyện võ cho tới khi lão luyện xong Ðàn chỉ thần thông cả thảy mất bao nhiêu năm? Trừng Quang cười nói:
– Sư diệt bắt đầu luyện môn Thiếu Lâm Trưởng Quyền từ lúc mới 11 tuổi Nhờ phúc phận được đưa vào làm đệ tử Hối Trí Thiền Sư học nhanh hơn các vị sư huynh sư đệ đồng môn. Ðến năm 53 tuổi mới đủ lề lối về môn chỉ pháp này. Vi Tiểu Bảo hỏi:
– Lão luyện võ từ năm 11 tuổi mà đến năm 53 tuổi mới hiểu sơ lược đường lối của môn Ðàn chỉ thần thông này. Như vậy lão phải học cả thảy 42 năm mới thành ư? Trừng Quang rất lấy làm đắc ý đáp:
– Sư diệt luyên 42 năm thành môn Ðàn chỉ thần thông là liệt vào hạng thứ 3 trong bản phái mà bản phái đã sáng lập hàng ngàn năm nay. Lão ngừng lại 1 chút rồi nói tiếp:
– Ðó là kể về thời gian luyện đứng vào hàng thứ 3, nhưng về nội lực, sư diệt cũng bình thường thôi, chỉ được đứng vào hàng thứ 70 trở xuống. Lão nói câu sau có vẻ hơi buồn. Vi Tiểu Bảo nghĩ bụng:
– Lão đứng ở hàng thứ 3 cũng vậy mà ở hàng thứ 73 cũng thế. Nếu lão gia cũng phải luyện 42 năm như lão mới mới xong chỉ pháp này thì cô chiêu kia và lão gia đây đã xấp xỉ 60 rồi, thành ông già bà cả hết rồi, lão gia còn luyện làm cái đếch gì? Gã nghĩ vậy liền nói:
– Tiểu cô nương nhà người ta luyện có 1,2 năm mà lão phải luyện đến 4,5 chục năm mới thắng nổi thì thật là kém quá! Trừng Quang cũng đã tính tới điểm này, lão nghĩ bụng 1 lát rồi trả lời:
– Sư thúc nói phải lắm! Võ công Phái Thiếu Lâm của chúng ta mà đem ra so sánh với mọi người kiểu này thì thật là mất mặt. Vi Tiểu Bảo bụng bảo dạ:
– Ta phải khích lão mấy câu mới được. Gã liền hỏi:
– Lão là thủ toạ của Bát Nhã Ðường mà không nghĩ ra cách nào để xúc tiến công việc rèn luyện, ngõ hầu rút ngắn được thời gian lại thì còn mặt mũi nào trông thấy các vị cao tăng chùa Thiếu Lâm trên ngàn năm nay. Khi lão chết đi, các vị Pháp Tuệ thiền sư, Linh Hưng thiền sư gì gì đó lại còn sư huynh ta là Hối Trí thiền sư tất hỏi đến và quở trách lão là hạng toi cơm, không chăm việc bổn phận, ngh~ cách bảo vệ oai danh của phái Thiếu Lâm thì lão đối đáp với các vị ra làm sao đây? Ðây há chẳng phải là 1 điều thẹn đến chết người? Gương mặt già nua của Trừng Quang đỏ bừng lên, lão sợ hãi vô cùng, gật đầu lia lịa đáp:
– Sư thúc dạy chí phải. Ðể sư diệt về phòng nghiên cứu lại sách vở võ công trong Bát Nhã Ðường xem có diệu pháp nào rèn luyện cho mau thành được chăng? Vi Tiểu Bảo cả mừng nói:
– Phải rồi! Nếu lão không nghiên cứu được diệu pháp thì phái Thiếu Lâm ta đừng dương danh trên giang hồ nữa mà phải mời 2 vị cô nương đó, cô lớn làm Phương trượng, cô nhỏ làm Thủ toạ Bát Nhã Ðường. Việc truyền thụ võ công do 2 cô đảm trách thì những công phu ngớ ngẩn của chúng ta mới mạnh lên được vì võ công của 2 cô hơn chúng ta nhiều. Tnmg Quang ngơ ngác hỏi:
– 2 vị nữ thí chủ làm Phương trượng và Thủ tọa của bản tự sao được? Vi Tiểu Bảo đáp:
– Ai bảo lão không nghĩ ra biện pháp truyền đạt võ công cho mau lẹ? Phương trượng và lão mất mặt là chuyện nhỏ còn phái Thiếu Lâm từ nay mất đất đứng trong võ lâm mới là chuyện lớn. Mấy ngàn sư sãi trong bản tự đều đến lạy 2 cô làm sư phụ thì làm sao? Người ta sẽ tự hỏi: ” Phí mấy chục năm học võ công phái.Thiếu Lâm làm cái khỉ khô gì, trong khi 2 vị tiểu cô nương chỉ học có mấy tháng hoặc 1 năm đã bẻ trật tay chân các vị hòa thượng chùa Thiếu Lâm rùm rụp?. Ai mà chả bảo cầu tay chân cho được lành mạnh? Tất nhiên họ kính thỉnh cô bé làm Thủ toạ Bát Nhã Ðường Vi Tiểu Bảo thuyết 1 hồi như vậy khiến Trừng Quang lo sợ, trán toát mồ hôi nhỏ giọt. Hai tay không ngớt run bần bật, lão nói:
– Dạ! Dạ! Mời 2 vị tiểu cô nương lên làm Phương trượng và Thủ toạ bản tự thì..thì.. còn đâu là thể diện? Vi Tiểu Bảo lại hỏi:
– Có đúng thế không? Khi đó chúng ta đừng kêu bằng phái Thiếu Lâm nữa! Trùng Quang hỏi lại:
– Vậy vậy chúng ta kêu bằng gì? Vi Tiểu Bảo đáp:
– Kêu bằng Thiếu Nữ phái? Chùa Thiếu Lâm cũng phải đổi thành chùa Thiếu Nữ. Chỉ sửa có 1 chữ thôi thì có khó khăn gì? Trừng Quang sắc mặt tái mét nói:
– Không được! Sư diệt phải nghĩ cách cải thiện việc rèn luyện võ công. Sư thúc! Sư diệt xin cáo từ. Vi Tiểu Bảo đáp:
– Hãy khoan. Vụ này lão phải giữ bí mật lắm mới được. Nếu để kẻ khác hay biết là không ổn đâu. Trừng Quang hỏi:
– Tại sao vậy? Vi Tiểu Bảo đáp:
– Vì họ không tin và lão cũng không chắc đã tìm ra được biện pháp nào khác. Hai vị tiểu cô nương.kia còn dưỡng thương ở trong chùa, quần tăng đã phải 1 phen vỡ mật. Nếu họ bảo nhau vào bái các cô làm sư phụ thì phái Thiếu Lâm to lớn chúng ta há chẳng đi đến chỗ giải tán ư? Trừng Quang nói:
– Lơi chỉ giáo của sư thúc thật là chí lý! Vụ này liên quan đến việc tồn vong, hưng suy và đến oai danh hơn ngàn năm của bản phái, quả không thể tiết lộ ra ngoài được. Lão rất cảm kích Hối Minh sư thúc đã tận tình chỉ điểm và nghĩ thầm:
– Vị sư thúc này tuy còn nhỏ tuổi nhưng có con mắt nhìn xa trông rộng. Ðã được liệt vào hàng tiền bối, sư tôn quả nhiên không phải tầm thường. Nếu không được lão nhân gia tinh thần sáng suốt, kiến thức cao minh chỉ bảo cho thì phái Thiếu Lâm mình không khỏi biến thành phái Thiếu Nữ. Một môn phái lừng lẫy nhất ngàn năm dần chìm đắm, vạn kiếp không ngóc đầu lên được. Vi Tiểu Bảo thấy lão lật đật cất bước, tăng bào rung động, hiển nhiên sợ hãi vô cùng thì nghĩ thầm:
– Nhà sư này liều cái thân già về nghĩ.phương pháp không biết có ra không? Ta nói ẩu 1 phen, ai cũng nhìn thây hàng trăm chỗ sơ hở, nhưng chỉ cần lão đừng bàn tính gì với ai là được rồi. Lão này ngây ngô chắc không hiểu mình gạt lão. Gã thấy 2 tay vẫn còn ngâm ngẩm đau lại nhớ tới cô gái nguyệt thẹn hoa nhường nằm trên giường thì không khỏi lòng hươu dạ vượn. Gã muốn trở lại nhìn cô 1 lát. Vi Tiểu Bảo quay đi quay lại được mấy bước bóng thấy sau bức rèm cửa thấp thoáng bóng quần màu lam liền nghĩ ngay tới thủ đoạn tàn độc của thiếu nữ áo lam mà bên mình không còn Tnmg Quang hộ giá. Sợ 1 mình lần vào tất sẽ bị 1 phen đau khổ nữa, gã đành thở ngắn than dài lần về thiền phòng nằm nghỉ. Sáng sớm hôm sau Vi Tiểu Bảo lại mò đến thiền phòng phía Ðông thám thính. Nhà sư già trị bệnh cho nữ lang thấy Vi Tiểu Bảo chắp tay nói:
– Chào sư thúc. Vi Tiểu Bảo hỏi ngay:
– Thương thế của nữ thí chủ có bớt chút nào không? Nhà sư già đáp:
– Nữ thí chủ đó lúc nửa đêm đã hồi tỉnh. Cô biết hiện đang ở trong bản tự muốn lập tức đi ngay, miệng thốt ra những điều vô lễ. Sư diệt tìm lời khuyên giải thì cô nói là cô quyết không ở lại trong chùa của tên tiểu tiểu hoà thượng. Vi Tiểu Bảo thấy nhà sư nói ấp a ấp úng thì hiểu ngay vị cô nương đó đã thoá mạ gã là “tiểu dâm tặc” hay “tiểu ác tăng” gì gì đó. Gã lại hỏi:
– Thế rồi sao nữa? Nhà sư già đáp: Sư điệt tìm lời khuyên giải nhưng tiểu cô nương gắng gượng ngồi dậy rồi tỷ.tỷ của cô đến đỡ cô ra đi. Sư diệt không dám cản trở đành để các cô xuống núi và đã bẩm báo vụ này lên Phương trượng rồi. Vi Tiểu Bảo gật đầu nhưng trong lòng cụt hứng, tự hỏi:
– Không hiểu cô ta đi đâu? Cô ta không nói tên tuổi thì việc điều tra tông tích họ không phải dễ dàng. Gã xoay chuyển ý nghĩ tự nhủ:
– Hai vị cô nương võ công trác tuyệt, lúc ra tay lại đủ võ công các phái thì may có thể điều tra ra được. Nói rồi gã cất bước về Bát Nhã Ðường. Vào tới nơi gã thấy nhà sư Trừng Quang đang ngồi dưới đất. Xung quanh lão đầy rẫy sách vở, có đến vài trăm cuốn. Lão hai tay ôm đầu ra chiều suy nghĩ rất mung lung. Trong mắt nổi lên những tia đỏ. Nguyên Trừng Quang suốt đêm không ngủ. Cứ nhìn bộ dạng này đủ biết lão chưa tìm ra được giải pháp nào. Trừng Quang thấy Vi Tiểu Bảo đến, giương cặp mắt ngơ ngác lên tựa hồ không biết gì. Lão để hết tâm trí suy nghĩ cực kỳ khổ sở. Nhất nhất mọi việc xung quanh lão chả còn thấy gì. Nên biết phái Thiếu Lâm đã nghiên cứu võ công phái nào là nghiên cứu đến tận gốc rễ, chẳng thà chậm chạp để hiểu rõ còn hơn nhanh chóng để hiểu lờ mờ. Vượt mức để thành công mau chóng là điều tối ky đối với võ công của phái Thiếu Lâm. Trừng Quang tuy hiểu gần hết võ học trong thiên hạ nhưng muốn lo đả phá cấm điều của bản phái để sáng lập ra phương pháp mau thành công thì chẳng thế nào mà lão làm được. Dù lão có tìm ra biện pháp thì cũng phải có thời gian chứ không thể 1 sớm 1 chiều mà xong. Vi Tiểu Bảo thấy Trừng Quang vẻ mặt đăm chiêu cực kỳ khổ não, gã muốn an ủi lão mấy câu, nói cho lão hay 2 vị cô nương kia đã bỏ đi rồi, bất tất phải gấp rút tìm biện pháp nhưng rồi gã lại nghĩ:
– Nếu lão không dụng tâm thì tìm ra thế nào được? Vậy ta an ủi lão chỉ tổ làm cho lão sinh ra lười biếng, không chịu suy nghĩ nữa. Thấm thoát chẳng bao lâu đã hơn 1 tháng trôi qua. Vi Tiểu Bảo thường vào Bát Nhã Ðường thám thính nhưng chỉ thấy Trừng Quang thây khô như hạc, hình dong tiều tụy, chẳng nói thẳng rằng như kẻ si ngốc. Có lúc lão đứng dậy tay đâm, chân đá 1 hồi rồi lại lắc đầu ngồi xuống. Khí trời ngày 1 ấm áp. Vi Tiểu Bảo thấm thoắt đã ở trong chùa được nửa năm mà vẫn chưa thấy chỉ dụ của nhà vua đưa tới. Gã uống thuốc bổ và thuốc giải của Thái. Hậu. Chất độc đã tiêu trừ hết, người gã dần dần cao lớn, giọng nói ồm ồm không còn giống như 1 thằng nhỏ nữa. Ðã hơn tháng nay ngày nào gã cúng vài chục lần nhớ tới nữ lang áo lục trong lòng lại ai oán Trừng Quang lão hoà thượng là người ngu xuẩn, bấy nhiêu ngày tháng vẫn chưa nghĩ ra được các môn võ để khắc chế nữ lang 1 cách mau lẹ. Gã định bụng hễ học được võ công ấy rồi thì chẳng cần có thánh chỉ hay không, gã sẽ xuống núi tìm nữ lang áo lục. Một hôm gã buồn quá chẳng biết làm gì.liền nhét tiền vào túi, xuống núi du ngoạn 1 phen. Gã dời núi Thiếu Thất đi về phía Tây chừng mấy chục dặm thì tới 1 toà thị trấn kêu bằng Ðào Ðầu Phố. Gã liền tìm vào 1 tiệm bán y phục mua quần áo giầy khăn rồi chạy đến 1 góc núi ngoài thị trấn để thay đồ mới. Gã gói quần áo nhà sư cho vào trong bọc treo trên vai rồi chạy đến bờ suối soi mình. Nhìn thấy bóng dáng mình như công tử con nhà giầu, gã yên dạ trở về thị trấn tìm tới 1 tửu lầu sai dọn mâm rượn đủ thịt, cá, gà, vịt.. ăn no 1 bữa. Vi Tiểu Bảo ăn uống xong đứng dậy trả tiền, ra khỏi tửu lầu miệng lẩm bẩm:
– Ta phải đi tìm sòng bạc chơi 1 phen cho thoả chí. Gã biết sòng bạc thường ở chỗ tối tăm nhỏ bé liền đi vào nhĩmg ngõ nhỏ, nhìn ngang nhìn ngửa. Vi Tiểu Bảo tiến vào hẻm nhỏ chú ý lắng nghe những tiếng gọi nhau ì ới. Quả nhiên đến hẻm thứ 7 bỗng nghe thấy những tiếng người hô:
– Thông cật, Thiên công, Thiên cửu vương. Mấy câu hô này lọt vào tai rất êm ái, so với những câu niệm suốt ngày “Nam mô A di đà phật” thật khác nhau 1 trời 1 vực. Gã rảo bước tới nơi đẩy cửa. Một hán tử cỡ khoảng 40 tuổi, đội mũ lệch từ trong đi ra nhìn thấy Vi Tiểu Bảo buông sõng:
– Vào đây làm gì? Vi Tiểu Bảo lấy trong bọc ra 1 đánh bạc vừa cười vừa nói:
– Ngứa tay vào đây nướng mấy đánh bạc chơi. Hán tử nói:
– Trong này không phải là dòng bạc mà là nhà chứa. Tiểu huynh đệ. Ngươi có muốn nhìn thấy các cô thì mấy năm nữa lớn lên hãy tới. Vi Tiểu Bảo thèm đánh bạc lâu ngày. Từ lúc gã nghe những tiếng hô “Thông cật”, “Thiên công”, “Thiên cửu vương” thì.dù sập trời cũng phải vào đánh mấy tiếng. Huống chi kỹ viện lại là nơi hắn sinh trưởng từ thuở nhỏ. Vào kỹ viện khác nào về thăm cố hương thì gã còn ngại ngùng gì nữa. Gã liền cười nói:
– Chú bảo mấy cô sắp trà nước. Ðêm nay thiếu gia muốn bày bàn tiệc hoa. Gã cầm đỉnh bạc 7,8 lạng dí vào tay hán tử cười nói:
– Ðể chú uống rượu! Tên gia nhân cả mừng vớ được khách sộp liền tươi cười nói:
– Ða tạ thiếu gia hậu thưởng. Hắn lớn tiếng hô:
– Có khách! Có khách! Rồi kính cẩn đưa gã vào trong nhà. Mụ chủ ra nghênh tiếp thì thấy 1 thiếu niên lối 15, 16 tuổi ăn mặc sang trọng, nghĩ bụng:
– Chắc thằng nhỏ này con nhà giầu lấy cắp tiền đi vung vãi. Tội gì ta chẳng khoét gã 1 phen xài chơi? Mụ cười hì hì, dắt tay gã nói:
– Tiểu thiếu gia! Theo lề lối ở đây thiếu gia muốn mở hàng phải lì xì. Thiếu gia muốn coi mặt cô nào thì phải thưởng tiền trước. Vi Tiểu Bảo vênh mặt lên hỏi:
– Mụ khinh ta là con cừu non chưa từng bước vào kỹ viện bao giờ chăng? Nhưng lão gia là tay làng chơi nổi tiếng, là tay sành sỏi trong chốn yêu hoa. Lão gia vào đây chơi nhăng một chút. Gã mở ra 1 tập ngân phiếu đến 3, 400 lạng, quật xuống bàn đến “bạch” 1 cái rồi nói tiếp:
– Tiền trà nước là 5 đồng cân bạc cho mỗi cô. Hoa khôi thì 3 lạng. Má má chủ nhân được 1 lạng. Kẻ bưng trà 5 đồng cân, nương di cũng 5 đồng cân. Bữa nay lão gia cao hứng nhất nhất cho tăng gấp đôi. Gã nói luôn 1 tràng dài, toàn từ ngữ chốn hồng lâu kỹ viện, mụ chủ ngẩn cả người ra. Mụ ngơ ngác 1 lúc rồi cười nói:
– Té ra tiểu gia là 1 “làng soi”, ta coi lầm người rồi. Không hiểu tiểu thiếu gia mở mấy nơi kỹ viện? Vi Tiểu Bảo đáp:
– Lão gia ở thành Dương Châu có Lệ Xuân viện và Di Tình viện, ở Bắc Kinh mở Sương Xuân viện và Thưởng Tâm viện, ở Nam Kinh có Nhu Tình viện và Thuỵ Cúc lầu, tất cả có 6 viện. Thực ra 6 nhà này đều là những kỹ viện trứ danh ở thành Dương Châu. Nếu không thì sao trong lúc nhất thời gã bịa được ra tới 6 kỹ viện. Mụ chủ nghe nói nhủ thầm:
– Vậy gã là 1 đại lão bản làm chủ những 6 kỹ viện, cách làm ăn của gã không phải là tầm thường. Mụ liền cười đáp:
– Thiếu gia thích loại cô nương nào bồi tiếp? Vi Tiểu Bảo đáp:
– ở thị trấn bé nhỏ này làm gì có những cô ở Tô Châu cũng như những cô ở phủ Ðại Ðồng? Mụ chủ ra chiều bẽn lẽn nói:
– Có thì có đẩy nhưng mà giả hiệu. Chính y ở huyện Phần Dương, tỉnh Sơn Tây thì chỉ gạt được những kẻ khù khờ, không dám gạt những tay chơi sành sỏi hay nhà chuyên môn. Vi Tiểu Bảo nói:
– Mụ cho tất cả các cô trong viện ra đây để thiếu gia chấm. Bất chấp thiếu gia có ưng hay không cũng thưởng mỗi cô 3 lạng. Mụ chủ mừng quýnh cho gọi tất cả các cô đến. Chỉ trong chớp mắt thiếu gì loan phượng, thiếu gì yến oanh. Trong phòng chật ních những ả mày ngài. Trong kỹ viện thị trấn nhỏ bé này dĩ nhiên toàn các cô chân tay thô kệch, phấn son tô điểm cũng vụng về. Cô nào cô ấy cũng ưỡn ẹo quá sức làm dáng. Vi Tiểu Bảo thích quá mặc dù ả thì mày rậm, lưỡng quyền cao, ả thì miệng rộng môi dày, so với gã còn xấu gấp mấy lần. Nhưng gã lập chí từ thuở nhỏ phải được 1 phen làm tay hào phóng trong kỹ viện. Bữa nay gã mới thoả chí bình sinh, vẻ mặt nhơn nhơn đắc ý. Gã kéo luôn 1 thị kéo tới hôn vào môi. Bỗng gã thấy mùi hành tỏi sặc sụa xông vào mũi tựa hồ muốn lộn mửa. Bất thình lình rèm cửa kéo lên, 2 cô gái bước vào. Vi Tiểu Bảo hớn hở cười nói:
– Hai cô em vào cả đây, cho ta hôn 1 cái nào. Gã chưa dứt lời đã nhìn rõ mặt 2 cô. Bỗng gã giật bắn người, trong lòng cực kỳ kinh hãi. Vi Tiểu Bảo hét to 1 tiếng thật to rồi nhảy vọt đi khiến cho 2 ả đang ôm gã bị hất lăn xuống đất. Người mới đến chính là thiếu nữ áo lục mà gã vẫn ngày đêm mơ ước và sư tỷ là cô thiếu nữ áo lam.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.