Lộc Đỉnh Ký

Hồi 199: Thấy Thư Giả Cũng Tin Là Thật



Vi Tiểu Bảo giật mình kinh hãi bụng bảo dạ:
-Nhãn quan của mụ già này thật là ghê gớm! Mụ biết cả tên môn học của mình. Gã nghĩ tới người ta nhận ra công phu “thần hành bách biến” thì hiển nhiên gã đã luyện công phu này được đến nơi. Trong lòng lấy làm đắc ý gã vừa cười vừa hỏi lại: Công phu “Thần hành bách biến” gì đâu? Tôn giả bảo tại hạ biết công phu
“Thần hành bách biến” ư? Mụ già đáp:
-ồ cử động của ngươi chó nhảy không ra chó nhảy, cua bò chẳng giống cua bò, mà cũng gọi là “Thần hành bách biến” được ư? Vi Tiểu Bảo ngồi dậy nói:
-Cái đó tự miệng tôn giả nói là “Thần hành bách biến”, chứ có phải tại hạ nói đâu? Tại hạ chẳng biết nó là “Thần nảy bách biến” hay “Thần bò bách biến” Hán tử bệnh hoạn vỗ tay cười nói:
-Ngươi đã hiểu thần nhảy, lại biết cả thần bò. Ha ha! Thú quá nhỉ? Hắn cúi xuống điểm vào lưng Vi Tiểu Bảo. Vi Tiểu Bảo cảm thấy một luồng nhiệt khí nóng bỏng thấu vào trong thân thể. Hạ bàn tê chồn lập tức trở lại linh hoạt. Gã đứng dậy nói:
-Bản lãnh giải huyệt của ngươi thật cao minh. Hán tử bệnh hoạn nói:
-Ngươi hãy bò lẹ đi! Bò thành trăm cách biến hoá, rồi biến thành rùa bò, cóc bò. Có như thế mới đáng gọi là “Thần bò bách biến”. Vi Tiểu Bảo đáp:
-Ta không hiểu “Thần bò bách biến”. Nếu ngươi biết thử bò cho ta coi. Hán tử bệnh hoạn nói:
-Ta cũng không hiểu. Có điều gia gia ta thường nói những bực võ học đại sư không những chỉ học nghệ thuật của người ta mà còn phải sáng chế ra những công phu mới mẻ, dựng lên một môn phái độc lập mới xứng đáng hai chữ “Đại sư”. Gã quay sang hỏi ông già:
-Gia gia ơi! Tự cổ chí kim chưa từng được có môn “Thần bò bách biến” phải không? Ông già chau mày lắc đầu. Vi Tiểu Bảo lại nói:
-Ngươi là võ học đại sư. Hiện trong thiên hạ chưa có môn võ công này, vậy ngươi nên sáng chế ra để lập thành môn phái kêu bằng “Thần Ba Môn”. Gã chưa dứt lời thì bị bà già phóng cước đá vào đít một cái. Đồng thời nghe mụ quát mắng:
-Không được nói nhăng nói càn. Mụ đưa mắt lườm nguýt cậu con, sắc mặt lộ vẻ lo âu. Mụ sợ cậu con nghe cái mồm lém lẩu của thằng nhỏ rồi đòi sáng lập ra môn “Thần bò bách biến” gì gì đó. Mụ không muốn con mình nghĩ đến chuyện này nữa, liền hỏi Vi Tiểu Bảo:
-Tên họ ngươi là chi? Sư phụ ngươi là ai? Vi Tiểu Bảo tự nhủ:
-Võ công của hai lão yêu quái và một tiểu yêu quái… nói là trung yêu quái thì phải hơn, đều rất cao cường, lão gia không địch nổi. Người ta có câu “Bậc hảo hán không chịu cái thất bại trước mắt”. Vậy lão gia phải lừa gạt bọn chúng mới được. Lão gia mà giả mạo làm bằng hữu của Ngô Tam Quế thì chắc bọn chúng không dám làm khó dễ với mình nữa. Gã liếc mắt ngó Ngô Chi Vinh, chợt động tâm cơ, liền đáp:-Tại hạ họ Ngô, tên gọi Chi Vinh, ngoại hiệu là Hiển Dương, người huyện Cao Bưu, phủ Dương Châu. Con mẹ nó! Chẳng bao lâu bá phụ của tại hạ là Bình Tây Vương sẽ đánh tới Bắc Kinh. Nếu các vị đắc tội với tại hạ thì Bình Tây Vương sẽ không nể đâu. Gã nói mấy câu này bằng thổ âm Dương Châu. Hai vợ chồng lão già và hán tử bệnh hoạn đều rất đổi ngạc nhiên đưa mắt nhìn nhau. Hán tử bệnh hoạn nói:
-Láo khoét! Bình Tây Vương làm gì có hạng diệt tử như ngươi? Vi Tiểu Bảo đáp:
-Sao ngươi dám bảo ta láo khoét? Ngươi không tin thì cứ đem việc nhà Bình Tây Vương ra mà hỏi, hễ ta đáp sai một câu thì ngươi cứ việc giết ta đi là xong. Hán tử bệnh hoạn hỏi:
-Phải lắm! Ta hỏi ngươi: Bình Tây Vương thích nhất thứ gì? Vi Tiểu Bảo đáp:
-Ngươi hỏi thứ gì phải chăng là nói về người? Người mà bá phụ ta thích nhất ngày trước là Trần Viên Viên. Sau nầy Trần Viên Viên lớn tuổi rồi, bá phụ ta thương yêu một mỹ nhân kêu bằng “Tứ diện Quan Âm”. Hiện giờ lão đại nhân lại sủng ái nhất người đẹp mang ngoại hiệu “Bát diện Quan Âm”. Hán tử bệnh hoạn nói:
-Ta hỏi người Bình Tây Vương thích nhất thứ gì tức là đồ vật chứ không phải người. Vi Tiểu Bảo đáp:
-Bình Tây Vương có ba món bảo bối mà lão nhân gia thích nhất thì một là tấm da bạch lão hổ, hai là viên hồng bảo thạch lớn bằng quả trứng gà, ba là tấm bình phong bằng đá Đại Lý có vân vẽ hình lão hổ. Hán tử bệnh hoạn cười khanh khách nói:
-Quả nhiên là ngươi biết rõ thật. Hãy coi đây!Hắn cởi khuy áo, tay trái nắm lấy vạt áo trường bào phanh ra ngoài để lộ tấm áo cừu bên trong. Tấm áo cừu này nền đen lông trắng, bằng da bạch hổ chế ra. Vi Tiểu Bảo rất lấy làm kỳ hỏi:
-Ô hay! Đây là da con bạch hổ, món bảo bối thứ nhất của Bình Tây Vương. Sao ngươi… ngươi… ăn cắp được? Hán tử bệnh hoạn tức mình đáp:
-Sao lại ăn cắp? Bình Tây Vương đã tặng cho ta. Vi Tiểu Bảo lắc đầu nói:
-Ta không thể tin được. Ta đã nghe tỷ phu là Hà Quốc Tương. Hán tử bệnh hoạn ngắt lời:
-Hà Quốc Tương là tỷ phu của ngươi ư? Vi Tiểu Bảo đáp:
-Phải rồi Hà Quốc Tương là đường tỷ phu của ta thì đúng hơn. Đường tỷ của ta là Ngô Chi Phương lấy y làm chồng. Tỷ phu ta là một tay kiện tướng đánh quen trăm trận, và là một trong mười vị đại tổng binh dưới trướng Bình Tây Vương. Hán tử bệnh hoạn nói:
-Thế thì đúng rồi. Bình Tây Vương mời gia má và ta đến uống rượu. Gia má không đi, một mình ta đến đại diện. Bình Tây Vương thân hành tiếp đãi ta. Cả mười vị đại tổng binh dưới trướng lão nhân gia đều có mặt. Tỷ phu ngươi là người thứ nhất trong mười vị này. Vi Tiểu Bảo đáp:
-Đúng thế! Ngoài ra còn Mã Bảo đại ca, Vương Bình Xuyên đại ca, Trương Quốc Trụ đại ca… đều là những chiến tướng oai phong lẫm liệt, sát khí đằng đằng. Hán tử bệnh hoạn hỏi:
-Tỷ phu ngươi nói về tấm da bạch hổ này thế nào? Vi Tiểu Bảo cố lấy lòng hắn, liền giở giọng ba hoa:-Tỷ phu ta bảo: Ngày trước Trần Viên Viên được bá phụ ta rất sủng ái bộng bị cảm mạo phong hàn và thủng thẳng ho, nghe người ta đồn chỉ cần lấy tấm da bạch hổ đó cùng làm chăn đắp ba ngày là hết bệnh. Trần Viên Viên liền hỏi Ngô Bình Tây Vương xin tấm da bạch hổ kia. Vi Tiểu Bảo nói tới đây dừng lại chờ cho hán tử bệnh hoạn thúc giục mới kể tiếp:
-Bình Tây Vương bảo cho mụ mượn mấy hôm làm chăn đắp thì được, chứ không thể cho hẳn, vì đó là một món bảo bối cát tường nhất thiên hạ. Trăm năm mới sản xuất ra một con bạch hổ. Dù có bạch hổ cũng khó lòng đánh được để lột da. Da bạch hổ này treo trong nhà là tà ma quỷ quái đều phải lánh xa. Người có bệnh không cần uống thuốc, chỉ dùng da bạch hổ làm chăn đắp mấy bữa là hết liền. Những người đánh bài cẩu, cửa mé tả kêu bằng Thanh Long, cửa mé hữu kêu bằng Bạch Hổ. Da thanh hổ, bạch hổ đều là vật quý báu vô giá. Mụ già nghe gã nói trơn như cháo chảy mà việc mụ quan tâm nhất trên đời là bệnh tật cậu con. Nếu da bạch hổ làm chăn đắp mà trị được bệnh cho hắn thì còn gì hay bằng? Tuy mụ bán tín bán nghi, nhưng rất mong sự thực như vậy. Mụ bảo hán tử:
-Hài nhi ơi! Bình Tây Vương tặng cho ngươi món bảo bối này là trang trọng lắm đấy. Ngươi dùng da bạch hổ làm áo bào cũng là thông minh lắm, nhưng nếu dùng nó trị bệnh được… Hán tử bệnh hoạn rất chán ghét nghe lời người ta nói tới mình có bệnh. Hắn chau mày ngắt lời:
-Má má! Hải nhi không bệnh tật chi cả. Sao má má còn nhắc tới làm chi? Mụ già vội cười đáp:
-Phải rồi! Phải rồi! Thân hình hài nhi khác gì rồng thiêng hổ sống. Mấy người đây đều là giang hồ hảo hán còn bị ngươi xoay như chong chóng, liệng như sao sa làm trò vui thú. Hán tử bệnh hoạn nổi lên tràng cười khanh khách, tiếng cười khoan khoái pha lẫn với tiếng ho sù sụ.Mụ già lại nói:
-Ban đêm lúc ngươi đi ngủ, nhớ lấy tấm áo da hổ làm chăn đắp lên người. Mụ cho là dùng da bạch hổ làm chăn đắp mới chữa khỏi bệnh, còn làm áo bào mặc vào mình lại không linh nghiệm. Hán tử bệnh hoạn quay đầu đi không muốn nghe nữa. Ông già trỏ vào bọn Phong Tế Trung hỏi:
-Những người này đều là thủ hạ của Bình Tây Vương, phải không? Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm:
-Ta mạo xưng là điệt tử của lão con rùa thì không sao, nhưng bảo bọn Phong đại ca làm thủ hạ của Ngô Tam Quế thì nhất định không nên. Bọn họ cứng đầu cứng cổ sẽ thốt ra những lời làm tiết lột cơ quan mất. Gã liền đáp:
-Bọn họ đều là người dưới trướng của tại hạ. Bọn tại hạ nghe nói Bình Tây Vương khởi nghĩa mà Phò Mã và Công chúa lại bị giữ ở Bắc Kinh không trốn ra được. Ngô ứng Hùng ca ca và tại hạ đã là tình cốt nhục lại có nghĩa thâm giao, nên tại hạ cùng bọn bằng hữu đây đến Bắc Kinh giải cứu y. Vụ này tuy nguy hiểm vô cùng, nhưng hết thẩy anh em đều lấy nghĩa khí làm trọng. Cái đó kêu bằng dấn thân vào dầu sôi lửa bỏng, muôn thác không từ. Bọn tại hạ đã biết rõ đó là nơi rừng đao núi kiếm cũng quyết xông pha chứ không lùi bước. Gã nói mấy câu này đẩy vẻ hiên ngang khẳng khái. Ông già lẩm nhẩm gật đầu, chạy lại đưa hai tay quét mấy cái, lập tức những dây cột Phong Tế Trung đều bị đứt rời. Tiếp theo lão khẽ vỗ vào lưng mỗi người hai cái, giải khai huyệt đạo bị phong tỏa cho họ. Đoạn quay sang hỏi Vi Tiểu Bảo:
-Nếu chỉ nghe ngươi nói mấy lời thì ta không thể hoàn toàn tin được. Vụ này quan hệ phi thường. Ngươi bảo là điệt tử của Bình Tây Vương thì có gì làm bằng chứng không?Vi Tiểu Bảo cười đáp:
-Thưa lão gia! Vụ này thật khó khăn. Gia nương của tại hạ lại không đi theo, biết lấy gì để chứng minh? Thôi đành thế này vậy. Bây giờ chúng ta đến Bắc Kinh để gặp Phò mã. Nếu Phò mã bị Hoàng đế bắt mất rồi thì chúng ta vào ra mắt Kiến Ninh công chúa. Công chứa sẽ nói cho các vị hay Ngô Chi Vinh này là của thật không lừa già dối trẻ. Gã nghĩ rằng một khi tới Bắc Kinh thì còn sợ gì bọn này làm khó dễ nữa? Dù có dẫn chúng vào ra mắt Kiến Ninh Công chúa thì khi đó gã mạo xưng là Ngọc Hoàng Đại Đế ở trên trời, Công chúa cũng gật đầu ưng chịu. Hai ông bà già đưa mắt nhìn nhau, trầm ngâm chưa quyết định thế nào. Vi Tiểu Bảo sực nhó ra điều gì liền cười nói:
-à có rồi! Trong mình tại hạ có đem theo bức gia sư của chính tay Bình Đại Vương viết ra. Nếu phong thư này để cho người khác ngó thấy thì tại hạ không tránh khỏi tội mãn môn chu lục. Nhưng các vị đã là chỗ bạn thân với Bình Tây Vương thì coi một chút cũng không sao. Gã nói rồi thò tay vào bọc lấy ra bức thư giả của Tra Y Hoàng viết đưa đưa cho ông già. Ông già rút thư ra cho mọi người cùng xem vào lúc lờ mờ tối. Vi Tiểu Bảo còn sợ bọn họ không hiểu liền giải thích:
-Trảm bạch xà nhi phú đại phong là nói việc Chu Nguyên Chương chém rắn trắng khởi nghĩa. Ngờ đâu gã không giải thích là hơn, gã giải thích lại nói lộn thiên cố sự về Lưu Bang đem vào chỗ Chu Nguyên Chương. May mà hai ông bà già đang chú ý coi thư, không để tâm đến gã nói gì. Bà già coi xong thư rồi nói:
-Thế này thì không thể sai lầm được nữa. Bình Tây Vương muốn làm Hán Cao Tổ, Minh Thái Tổ, mời y ra làm Trương Tử Phòng, Lưu Bá Ôn. Mụ quay lại bảo ông già:-Nhị ca! Bình Tây Vương nói đến việc khởi nghĩa là muốn khôi phục nhà Minh, nhưng coi lời lẽ trong thư thì… hà hà… lão nhân gia lập chí không nhỏ. Mụ liếc mắt nhìn Vi Tiểu Bảo tự hỏi:
-Gã con nít này liệu có đáng là Trương Tử Phòng, Lưu Bá Ôn không? Ông già chuồn thư vào bao đưa trả Vi Tiểu Bảo, miệng nói:
-Quả nhiên ông bạn là điệt tử Bình Tây Vương. Vừa rồi bọn lão phu đắc tội đã nhiều. Lúc này bọn Từ Thiên Xuyên đã hồi tỉnh lại. Quần hùng nghe Vi Tiểu Bảo tự xưng là điệt nhi của Ngô Tam Quế mà đối phương cũng tin là sự thực thì không khỏi lấy làm kỳ. Nhưng ai cũng biết vi tiểu hương chủ của mình lắm mưu nhiều kế, nên đều lẳng lặng không nói nửa lời. Lúc này trời đã tối mịt. Mọi người đứng giữa nơi hoang dã. Thỉnh thoảng lại có cơn gió lạnh thổi qua khiến cho hán tử bịnh hoạn không ngớt nổi cơn ho sù sụ. Vi Tiểu Bảo hỏi:
-Tại hạ xin hỏi quý tính lão gia và lão thái thái? Mụ già đáp:
-Bọn ta họ Quy. Miệng mụ nói, mắt vẫn liếc nhìn hán tử bệnh hoạn. Mụ nói tiếp:
-Đêm đến nơi rồi. Chúng ta cần tìm nơi nào trú ngụ. Vậy việc khác lát nữa sẽ thương nghị. Vi Tiểu Bảo đáp:
-Dạ dạ! Vừa rồi tại hạ ở trên đỉnh núi đã nhìn thấy bên kia có khói bốc lên, tất có nhiều nhà ở. Chúng ta tới đó ngủ qua đêm nay. Gã vừa nói vừa trỏ về phía tòa nhà lớn ở Trang gia. Thật ra từ đây đến Trang gia còn cách mười mấy dặm đường, lại bị núi non che lấp, làm gì nhìn thấy khói bốc được?Tên nam bộc dắt theo hai con ngựa đến để hán tử bện hoạn và ông bà già cưỡi. Ông già cưỡi một con, còn bà già và hán tử bệnh hoạn cưỡi chung một con. Mụ ngồi phía sau hán tử. Bọn Vi Tiểu Bảo đã có ngựa riêng. Ai nấy lên ngựa đăng trình. Bốn tên tùy bộc đi theo sau. Đoàn người đi được một lúc thì ngó thấy cách Trang gia không còn xa mấy. Vi Tiểu Bảo lớn tiếng bảo Song Nhi:
-Ngươi cưỡi ngựa đi thật nhanh coi xem phía trước là thị trấn hay thôn trang? Ngươi hãy tìm chỗ trọ rộng rãi và bảo đun nước nóng trước để Quy thiếu gia uống sâm thang. Đồng thời mọi người cũng cần nước nóng để rửa chân rồi mới ăn uống. Ta thưởng nhiều tiền bạc cho ngươi, có điều ngươi đừng tiết lộ ta là quan nha. Gã nói câu nào Song Nhi đáp câu ấy. Vi Tiểu Bảo lấy trong bọc ra một đỉnh bạc lớn và cả gói thuốc mê đưa cho Song Nhi. Song Nhi đón bạc và thuốc rồi tung ngựa lao đi thật nhanh. Bà già trong bụng rất hoan hỉ, nghĩ thầm:
-Vị Ngô thiếu gia này đã là quan, quả nhiên tai mắt rất linh mẫn. Con ta cần nước nóng uống sâm thang y cũng biết vài sai người chuẩn bị chu đáo. Lại đi thêm mấy dặm nữa, bỗng nghe vó ngựa dồn dập, thì ra Song Nhi đã trở lại. Thị nói:
-Bẩm tướng công! Phía trước không phải là thị trấn mà cũng không phải là thôn trang. Đó là tòa nhà lớn. Người ta nói những nam nhân trong nhà đều đi vắng hết, không tiện tiếp khách. Nô tài cho bạc họ cũng không nhận. Vi Tiểu Bảo thóa mạ:
-Quân này thật ngu xuẩn! Cần gì họ chịu tiếp đãi hay không tiếp đãi. Chúng ta cứ tới đó coi. Song Nhi đáp lại bằng một tiếng “dạ”Mụ già cũng nói:
-Bất quá chúng ta đến trọ một đêm. Trong nhà họ có đàn ông hay không cũng vậy. Chẳng lẽ mình đến mưu tranh đoạt nhà của họ? Đoàn người tung người chạy đến Trang gia. Một tên nam bộc tiến lại gõ cửa hồi lâu mới thấy một mụ già ra mở. Mụ này lỗ tai nghễnh ngãng, ăn nói ấm ớ, dở đi dở lại chỉ có một câu là trong nhà không có đàn ông. Hán tử bệnh hoạn nói:
-Mụ than trong nhà không có đàn ông thì đây đưa bao nhiêu đàn ông đến cho, còn kêu ca gì nữa? Hắn vừa nói vừa lách mình bước qua cửa rất lẹ, hắn ép mụ bộc phụ qua một bên để mọi người tiến vào ngồi trong nhà đại sảnh. Bà già bảo hai tên nữ bộc:
-Trương má! Tôn má! Các ngươi đi đun nước, nấu cơm, chủ nhà không muốn tiếp khách thì chúng ta đành tự động làm lấy vậy. Hai tên bộc nữ vâng lời đi thẳng xuống nhà bếp. Một tên nam bộc theo vào làm giúp. Bọn Từ Thiên Xuyên vào Trang gia rồi được Vi Tiểu Bảo cho biết mưu cơ. Quần hùng thấy gã ùng hoa ngôn xảo ngữ dẫn dụ ba tay đại cao thủ bản lãnh cao thâm khôn lường tự chui đầu vào bẫy, ai nấy đều ngấm ngầm hoan hỷ trong lòng, liền cùng nhau ngồi xuống thềm, cách xa xa hán tử bệnh hoạn và Vi Tiểu Bảo để khỏi bại lộ hành tung. Ông già tuy ít nói nhưng dường như rất tinh tế. Lão trỏ vào Ngô Chi Vinh hỏi:
-Hán tử này là ai? Tại sao miệng y chảy máu hoài? Vi Tiểu Bảo đáp:
-Hắn là mệnh quan của triều đình. Bọn tại hạ gặp hắn ở dọc đường, sợ hắn bí mật báo cáo lên quan nha, nên phải… nên phải cắt đầu lưỡi hắn đi.Lúc Vi Tiểu Bảo rút đao trủy thủ xẻo đầu lưỡi Ngô Chi Vinh, lão già tuy đứng cách khá xa, nhưng cũng trông thấy, trong lòng ôm mối hoài nghi. Bây giờ lão nghe Vi Tiểu Bảo nói vậy, vẫn chưa tin hẳn, tiến lại trước mặt Ngô Chi Vinh hỏi:
-Phải chăng ngươi là mệnh quan của triều đình? Ngô Chi Vinh đau đến chết đi sống lại, khẽ gật đầu. Ông già lại hỏi:
-Người biết có người sắp tạo phản định đi báo cáo. Có đúng thế không? Ngô Chi Vinh nghĩ rằng mình có chối cãi cũng chẳng được nào. Hắn chỉ mong ông già biết đường thuận nghịch, ủy kỵ quan tư, mà mình thoát nạn được chăng? Hắn liền gật đầu lia lịa. Vi Tiểu Bảo nói:
-Y hay tin ở phương Nam có một võ tướng trong tay nắm giữ đại quyền sắp tạo phản mà tên võ tướng đó ở họ Ngô. Nếu hắn làm phản thì nguy lắm! Ông già hỏi lại Ngô Chi Vinh:
-Có đúng thế không? Ngô Chi Vinh lại gật đầu không ngớt. Ông già không ngờ Ngô Chi Vinh nữa và đã tăng thêm vài phần tin tưởng ở Vi Tiểu Bảo. Lão về ghế ngồi hỏi gã:
-Ngô huynh đệ đã được vị sư phụ nào truyền dạy võ công? Vi Tiểu Bảo cười đáp: Tại hạ có tất cả 1… 2… 3… vị sư phụ. Nhưng vì mình đã ngu dốt lại lười biếng, môn gì cũng không học nổi, thành ra võ công kém cỏi. Lão già lẩm bẩm: Võ công ngươi kém cỏi, chẳng lẽ ta lại không biết? Có điều về môn khinh công “Thần hành bách biến” vẫn làm cho ta canh cánh bên lòng. Tuy ngươi mới sửdụng được chút vỏ ngoài, nhưng thân pháp, bộ pháp thì đúng là môn khinh công thượng thừa về “Thần hành bách biến” không còn nghị ngờ gì nữa. Lão liền hỏi tiếp:
-Huynh đệ họ môn khinh công của vị nào? Vi Tiểu Bảo bụng bảo dạ:
-Lão gặng hỏi ai dạy mình môn khinh công thì nhất định có mối thù với sư phụ hoặc sư thái của ta, vậy ta không thể nói ra được. Lão cùng phe đảng với Ngô Tam Quế, chắc là có mối giao tình với bọn Lạt Ma bên Tây Tạng. Gã nghĩ vậy liền đáp:
-Có một vị Lạt Ma tên gọi Tang Kết, hồi ở trong cung Ngũ Hoa gặp tại hạ. Lão nh6n gia bảo võ công tại hạ còn non nớt quá không thể chống chọi với ai được, nên học cách đào tẩu là hơn. Rồi lão dạy tại hạ mấy bữa. Tại hạ luyện tập rất đỗi cực nhọc. Ngờ đâu gặp phải lão công công, lão bà bà nhất là Quy thiếu gia đã thân tráng lực cường lại tinh thần mau lẹ, thành ra môn đào tẩu của tại hạ chẳng thấm vào đâu. Bà già nghe gã ca ngợi con mình thân tráng lực cường, tinh thần lanh lẹ thì trong lòng khoan khoái hơn cả bất cứ câu tâng bốc nào khác. Bất giác mụ mặt mày hớn hở, liếc mắt nhìn cậu con luôn mấy cái. Nỗi hân hỷ lộ ra ngoài mặt, mụ nói:
-Nhị ca! Mấy bữa nay dường như tinh thần hài nhi thêm phần tráng kiện. Ông già gật đầu. Nhưng lão thấy con ngồi tựa trên ghế nửa phần như tỉnh, nửa phần như mê, thái độ cực kỳ ủy mỵ, lão không khỏi bồi hồi trong dạ. Lão ngó Vi Tiểu Bảo nói:
-Té ra là thế. Vậy thì phải rồi. Bà già hỏi:
-Làm sao Tang Kết lại hiểu được khinh công của Thiết Kiếm Môn. Ông già đáp:
-Ngọc Châu Tử ở Thiết Kiếm Môn có qua ở bên Tây Tạng một thời gian khá lâu.Bà già nói:
-à phải rồi! Đúng rồi! Đúng là sư đệ của Mộc Tang đạo trưởng đã truyền khinh công cho người hồi ở Tây Tạng. Mụ quay sang hỏi, Song Nhi:
-Tiểu cô nương! Cô học võ công ở vị nào? Hai vợ chồng lão già chăm chú nhìn thẳng vào mặt thị, dường như vị sư thừa của thị đối với hai người này có quan hệ cực kỳ trọng đại. Song Nhi bị hai người ngó dữ quá, trong lòng không khỏi hoang mang, ngập ngừng đáp:
-Tiểu nữ.. tiểu nữ…

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.