Lộc Đỉnh Ký

Hồi 217: Kẻ Vong Ân Ám Hại Trần Công



Song Nhi nói tới đây vành mắt đỏ hoe. Vi Tiểu Bảo vỗ vai thị an ủi:
– Hảo Song Nhi! Mấy bữa nay chẳng một lúc nào ta không nhớ tới cộ Gã nói mấy câu này bằng cả tấm lòng thành thực chứ không phải khẩu thị tâm phị Tuy những ngày gã ở trên Thông Cật đảo rất thảnh thơi nhàn hạ, nhưng trong lòng gã luôn nhớ tới A Kha và Song Nhi. Bỗng nghe Trần Cận Nam hô:
– Các vị huynh đệ! Chúng ta nên nhân lúc viện binh Thát Đát chưa tới xông ra giết giặc. Nếu không thì lát nữa còn năm thuyền quan binh Thát Đát đuổi tới đây chúng ta thật khó đối phó. Quần hùng đều khen phải. Chuyến này trong mười mấy người lên đảo trừ Trần Cận Nam, Phùng Tích Phạm, Trịnh Khắc Sảng, Phong Tế Trung và A Kha, Song Nhi còn tám người ở Thiên Địa hội và ba vệ sĩ của Trịnh Khắc Sảng. Trần Cận Nam lại nói:
– Trịnh công tử! Trần cô nương, Tiểu Bảo, Song Nhi bốn vị Ở lại đây. Còn bao nhiêu hãy theo tại hạ. Ông vung trường kiếm đi trước xuống núi. Phùng Tích Phạm, Phong Tế Trung và mười một người nữa chạy theo Trần Cận Nam. Quần hào lớn tiếng hò reo xông thẳng vào đội ngũ quân Thanh. Thanh binh bắn tên như mưa nhưng đều bị ba tay đi đầu là Trần Cận Nam, Phong Tế Trung, Phùng Tích Phạm gạt tên rơi xuống lả tả. Lúc trước ở dưới thuyền đã khai diễn một trận thủy chiến, nhưng Thi Lang cưỡi thuyền lớn nổ súng bắn sang rất khủng khiếp, bọn Trần Cận Nam chỉ có né tránh và đào tẩu chứ không có cơ hội phản kích lại được. Bây giờ lại là trận chiến giáp lá cà mà trong số Thanh binh chỉ có mình Thi Lang võ công cao cường, còn ngoài ra đều bản lãnh kém cỏi thì địch làm sao được ba người Trần, Phùng, Phong? Anh em Thiên Địa hội và vệ sĩ của Trịnh phủ thân thủ cũng rất mau lẹ. Ca? mười bốn người xông vào trận, quân Thanh thua to. Vi Tiểu Bảo nói:
– Sư tỷ! Song Nhi! Chúng ta cũng xông vào giết giặc một phen. A Kha và Song Nhi đồng thanh ưng thuận. A Kha quay lại bảo Trịnh Khắc Sảng:
– Công tử ở lại đây lược trận. Trịnh Khắc Sảng đáp:
– Ta cũng đi luôn. Vi Tiểu Bảo rút trủy thủ ra cầm tay rồi chạy xuống núi, Song Nhi, A Kha cũng chạy theo. Trịnh Khắc Sảng chạy được mấy bước bỗng dừng lại nghĩ thầm:
– “Tấm thân ta quan trọng ngàn vàng không đổi. Sao lại theo bọn thuộc ha. xông vào nơi nguy hiểm?” Gã liền lớn tiếng gọi:
– A Kha! Nàng cũng trở về thôi. A Kha đang chạy gấp không nghe rõ tiếng gọi. Cô thấy một tên Thanh binh đang vung trường thương đâm tới, liền hua đao tiện đà hớt luôn một nhát. Tên Thanh binh rú lên một tiếng thê thảm, bốn ngón tay đã đứt rời. Gã đau quá phải vứt trường thương chạy lấy người. Vi Tiểu Bảo tuy võ công kém cỏi nhưng bên mình gã có tứ bảo hộ thân nên xông vào địch trận như chỗ không người. Tứ bảo của gã là gì? Đệ nhất bảo là thanh trủy thủ sắc bén. Binh khí địch nhân đụng vào là bị đứt ngaỵ Đệ nhị bảo là tấm bảo y hộ thân, đao thương chém không vào. Đệ tam bảo là công phu lẩn tránh rất tinh diệu, không ai đuổi kịp. Đệ tứ bảo là Song Nhi đi bên mình gã, võ công cô rất cao thâm, quân Thanh không địch nổi. Kẻ ra tứ bảo của gã mà sử dụng để đối phó với một tay cao thủ thì nhất định phải thất bại, nhưng tỷ đấu với Thanh binh thì lại có thừa. Chỉ trong nháy mắt gã đã hạ mấy địch nhân. Quả là oai phong lẫm liệt, sát khí đằng đằng. Bất giác gã đắc ý tự nhủ:
– Ngày trước Triệu Tử Long chạy lên chạy xuống trên gò Trường Bản bảy lần, chắc cũng chỉ như ta ngày nay thôi. Quần hùng đánh giết một hồi, quân Thanh chạy toán loạn. Trần Cận Nam một mình chiến đấu với Thi Lang, nhất thời chưa phân thắng bại. Phùng Tích Phạm và Phong Tế Trung chặt đầu quân Thanh như sung rụng, tựa thái rau. Trong khoảng thời gian chưa ăn xong bữa cơm, Thanh binh có hơn tám chục tên đã bị tử thương đến sáu chục. Bọn tàn binh tới tấp chạy xuống biển. Bọn chúng đều là thủy quân, thông thạo nghề bơi lội, hốt hoảng bơi về phía thuyền lớn. Bên này anh em Thiên Địa hội có hai người chết và một người bị trọng thương. Còn bao nhiêu quây lại vây bọc Thi Lang. Thi Lang múa tít cương đao tỷ đấu với trường kiếm của Trần Cận Nam một cách hăng hái. Tuy hắn bị hãm vào trùng vây mà vẫn không mảy may sợ hãi. Vi Tiểu Bảo la gọi:
– Thi tướng quân! Tướng quân mà không hạ đao đầu hàng thì chút nữa sẽ bị băm nát như tương. Thi Lang đang để hết tinh thần vào cuộc chiến đấu. Bên ngoài ai nói gì làm gì hắn cũng không nghe thấy hay nhìn thấy. Cuộc chiến đấu đang kịch liệt, bỗng Trần Cận Nam hú lên một tiếng dài, phóng kiếm đâm liền ba chiêu. Chiêu thứ ba thì thanh trường kiếm của Trần Cận Nam dính liền vào cương đao của Thi Lang. Ông rung cổ tay chuyển nhanh hai vòng. Thi Lang “ối” lên một tiếng, thanh cương đao tuột tay bay đi. Trần Cận Nam chĩa mũi kiếm vào cổ hắn hỏi:
– Ngươi tính sao bây giờ? Thi Lang tức giận đáp:
– Ngươi đã thắng thì giết ta đi chứ còn nói gì nữa? Trần Cận Nam hỏi:
– Đã đến lúc này mà ngươi còn lên mặt anh hùng hảo hán ư? Bội chủ, phản bạn đâu phải là hành vi của bậc anh hùng? Thi Lang đột nhiên ngửa người về phía sau té lộn xuống đất. Hắn trằn người đi tránh khỏi mũi kiếm chĩa vào cổ họng rồi vung hai chân đá vào cẳng Trần Cận Nam theo thế liên hoàn. Trần Cận Nam dựng thanh trường kiếm lên chắn ở phía trước cẳng chân. Hai chân Thi Lang nếu tiếp tục đá tới thì hai gót chân hắn đưa vào lưỡi kiếm tất bị đứt ngay. Gặp lúc nguy cấp, Thi Lang liền chống chân phải xuống đất rồi hai gót chân đưa lên không. Hắn lại lộn người đi một cái, nhảy ra ngoài mới thoát được mối nguy bị chặt chân. Khi Thi Lang đứng dậy thì mũi kiếm của Trần Cận Nam đã lại chĩa vào cổ họng hắn rồi. Thi Lang cực kỳ thất vọng, tự biết mình võ công còn kém đối thủ. Đột nhiên hắn cất tiếng hỏi:
– Quân sư! Quốc tính gia đối xử với tại hạ thế nào? Câu hỏi này ra ngoài sự tiêu liệu của Trần Cận Nam khiến ông không khỏi ngơ ngác. Quốc tính gia tức là Trịnh Thành Công. Hoàng đế nhà Đại Minh ban cho ho. được mang họ Chu, mà họ Chu là Quốc tính. Vì thế bọn bộ thuộc đều xưng hô Trịnh Thành Công là Quốc tính gia. Giữa Trịnh Thành Công và Thi Lang có những ân oán gì đều hiện lên trong đầu óc Trần Cận Nam. Ngày trước Thi Lang ở dưới trướng Trịnh Thành Công đã lập được nhiều công lớn. Chỉ vì một tên quân bộ thuộc của Thi Lang hoang báo quân tình, phạm vào quân pháp. Thi Lang toan xử trảm thì tên này trốn vào nấp bóng Đổng phu nhân của Trịnh Thành Công để xin che trở. Nhưng Thi Lang cứ lôi hắn ra chém đầu cho nghiêm quân lệnh. Trịnh Thành Công sủng ái Đổng phu nhân liền khép Thi Lang vào tội vô lễ phạm thượng, hạ lệnh bắt cả nhà hắn. Thi Lang trốn thoát được, nhưng cha mẹ, anh em, vợ con đều bị Trịnh Thành Công hạ sát. Thi Lang hay tin vừa đau xót vừa căm hận liền qua đầu hàng Thanh triều. Trần Cận Nam nhớ lại chuyễn cũ rồi thở dài nói:
– Bình tĩnh mà nói thì Quốc tính gia có chỗ tàn nhẫn với Thi huynh đệ. Nhưng chúng ta chịu ơn sâu của Quốc tính gia thì dù có gặp điều oan khuất cũng đành cắn răng mà chịu chứ biết làm sao? Thi Lang hỏi:
– Chẳng lẽ quân sư lại muốn tiểu tướng phải thác oan như Nhạc Phi? Trần Cận Nam lớn tiếng:
– Dù Thi huynh đệ không làm được như Nhạc Phi thì cũng không nên làm Tần Cối. Huynh đệ trốn thoát cho khỏi chết là được rồi. Bậc đại trượng phu có lý đâu lại đi đầu hàng quân Thát Đát để mang tiếng Hán gian mà làm chó săn cho địch. Thế chỉ là tuồng chó lợn. Thi Lang hỏi:
– Cha mẹ, vợ con, anh em tiểu tướng có tội gì mà Quốc tính gia cũng xử trảm hết? Lão đã giết toàn gia tiểu tướng thì tiểu tướng cũng tìm cách diệt trừ toàn gia lão để trả thù. Trần Cận Nam đáp:
– Báo tư thù là việc nhỏ, làm Hán gian là chuyện lớn. Nay ta không hạ sát Thi huynh đệ thì khi xuống suối vàng chẳng còn mặt mũi nào nhìn thấy Quốc tính gia. Thi Lang nghển cổ lên nói:
– Được rồi! Quân sư giết tiển tướng đi. E rằng Quốc tính gia không còn mặt mũi nào nhìn thấy tiểu tướng chứ không phải tiểu tướng chẳng dám nhìn lão. Trần Cận Nam lớn tiếng:
– Tướng quân đã gặp tình trạng này mà vẫn còn lãi lý ư? Ông muốn phóng kiếm đâm vào cổ họng Thi Lang nhưng nghĩ tới ngày trước đã đồng sinh công tử nơi trận thượng nhiều lần. Hồi Thi Lang ở dưới trướng Quốc tính gia đã hăng hái xông lên trước trận tiền làm gương cho sĩ tốt, trải qua bao trận chiến đẫm máu. Công lao của hắn thật không phải là nhỏ. Nếu chẳng có chuyện Đổng phu nhân can thiệp vào quân vụ, khinh nhờn đại tướng thì bữa nay Đài Loan vững như bàn thạch. Dù sao thì tội hàng giặc phản quốc cũng không thể tha thứ. Có điều toàn gia Thi Lang đều là người vô tội mà bị tru lục, tình cảnh thật oan nghiệt. Ông đắn đo hồi lâu rồi nói:
– Ta mở cho Thi huynh đệ một sinh lộ là huynh đệ phải lập lời trọng thệ trở về hàng dưới trướng Trịnh vương gia mới khỏi chết. Sau này huynh đệ đem công chuộc tội, hết sức phò tá Minh triều khôi phục lại giang sơn thì vẫn không hổ một trang hán tử đường đường. Thi huynh đệ! Đó là những lời vàng đá mà ta khuyên nhủ, mong huynh đệ sớm quay đầu lại. Câu sau cùng ông nói bằng giọng rất khần thiết. Thi Lang cúi đầu nét mặt ra chiều bẽn lẽn, ấp úng hỏi:
– Tiểu tướng…. tiểu tướng nếu còn trở lại Đài Loan há chẳng thành kẻ tiểu nhân phản phúc vô thường? Trần Cận Nam tra kiếm vào vỏ, tiến lại gần Thi Lang nói:
– Thi huynh đệ! Con người phải lấy việc đại nghĩa đại tiết làm trọng. Chỉ cần huynh đệ từ nay dốc dạ trung can thì chuyện hồ đồ trong lúc nhất thời chẳng còn ai dám dị nghị gì nữa. Ngay Quan Vương gia trước cũng có thời kỳ hàng Tào đấy thôi… Đột nhiên sau lưng có người lên tiếng:
– Tên ác tặc này đã bảo gia gia ta tru lục toàn gia nhà hắn và hắn nhất định muốn giết toàn gia ta để báo thù thì hắn là kẻ tiểu nhân vô liêm sỉ. Chúng ta quyết không thể dung thứ hắn được. Quân sư chặt đầu hắn đi quách. Trần Cận Nam quay đầu nhìn lại thì người nói mấy câu này là Trịnh Khắc Sảng. Ông liền nói:
– Nhị công tử! Thi tướng quân giỏi nghề dùng binh. Trong quân trướng ngày trước của Quốc tính gia không ai hơn được. Y chịu đầu hàng là rất lợi cho cuộc phản Thanh phục Minh của chúng tạ Chúng ta nên lấy việc phục quốc làm trọng, gạt bỏ hết mọi mối tư thù tư oán. Trịnh Khắc Sảng cười lạt hỏi:
– Hắn về Đài Loan nắm giữ binh quyền thì họ Trịnh nhà ta còn sống được chăng? Trần Cận Nam đáp:
– Chỉ cần Thi tướng quân đây lập lời trọng thệ là Trần mỗ quyết đem tính mạng toàn gia ra bảo đảm cho y quyết chẳng hai lòng. Trịnh Khắc Sảng cười lạt hỏi:
– Khi hắn giết cả nhà ta rồi, liệu tính mạng cả nhà tiên sinh có đền được không? Đất Đài Loan là của họ Trịnh nhà ta chứ không phải của nhà Trần quân sư. Trần Cận Nam tức muốn chết người, chân tay lạnh ngắt mà phải ráng nhẫn nhịn dẹp lửa giận xuống. Ông toan nói nữa thì Thi Lang đột nhiên co giò trốn chạy. Miệng hắn vẫn la:
– Quân sư! Mối tình nghĩa thâm trọng giữa chúng ta tiểu đệ vĩnh viễn không bao giờ quên được. Tiểu đệ không thể làm nô tài cho nhà họ Trịnh… Trần Cận Nam gọi giật lại:
– Thi huynh đệ! Hãy quay trở lại để Trần mỗ nói chuyện. Đột nhiên ông thấy sau lưng đau nhói lên. Lưỡi kiếm bén nhọn đã đâm suốt từ sau lưng ra tới trước ngực. Ông đã bị Trịnh Khắc Sảng ám toán một cách bất ngờ. Tình thực thì bản lãnh của Trần Cận Nam đã đạt đến trình độ hiếm có trên đời. Cả mười tên Trịnh Khắc Sảng cũng không giết nổi ông. Chỉ vì ông thấy Thi Lang đã có ý đầu hàng lại bị Trịnh Khắc Sảng thoá mạ, hắn mới bỏ đi. Ông nghĩ đến kiếm một vị tướng tài chẳng phải chuyện dễ dàng, chỉ mong vãn hồi đại cuộc. Có bao giờ ông ngờ tới Trịnh Khắc Sảng đứng ở phía sau lại phóng kiếm đâm mình một cách đột ngột. Nguyên năm xưa Trịnh Thành Công đánh được Đài Loan rồi, phái con là Trịnh Kinh đồn trú giữ Kim Môn, Hạ Môn. Trịnh Kinh rất được lòng sĩ tốt nhưng phải nết ham mê nữ sắc. Y thông gian với người nhũ mẫu sinh con. Trịnh Thành Công rất phẫn nộ về vụ này bèn phái người cầm lệnh tiễn đến Hạ Môn hạ sát Trịnh Kinh. Nhưng các tướng nhận thấy đây là một mệnh lệnh trái nghịch thiên luân nên không chịu tuân theo. Trịnh Thành Công thấy bộ tướng chống lại mệnh lệnh của mình lại càng căm phẫn vô cùng. Chẳng bao lâu y mắc bệnh mà chết vào năm tuổi. Các tướng lĩnh ở Đài Loan liền dựng người em Trịnh Thành Công là Trịnh Tập lên làm chủ. Trịnh Kinh kéo quân từ Kim Môn, Hạ Môn về Đài Loan đánh tan bọn quân trấn ở đây rồi lên kế vị Diên Bình vương. Đổng phu nhân, vợ Trịnh Thành Công vì thấy nhũ mẫu tư thông với Trịnh Kinh sinh con mà trong nhà xảy ra biến loạn, Vương gia sớm qua đời nên bà rất căm hận Trịnh Khắc Tang là con của người nhũ mẫu. Bà ra sức chủ trương lập cháu đích tôn là Trịnh Khắc Sảng làm thế tử nhưng Trịnh Kinh không nghe lời mẹ. Đổng phu nhân liền cùng bọn Phùng Tích Phạm âm mưu phản đối Trịnh Kinh. Mọi người đều biết muốn lập Trịnh Khắc Sảng phải giết Trần Cận Nam trước vì ông làm trở ngại vụ này. Chúng đã mấy lần gia hại mà ông đều tránh thoát. Trịnh Khắc Sảng đã mấy phen được ông cứu mạng, không ngờ nay hắn lại ha. độc thủ giết ông trên đảo Thông Cật. Biến cố xảy ra bất ngờ. Phùng Tích Phạm toan rượt theo Thi Lang thì thấy Vi Tiểu Bảo tay cầm trủy thủ đâm Trịnh Khắc Sảng. Lão liền vung kiếm lên gạt. Choang một tiếng, thanh trường kiếm trong tay Phùng Tích Phạm gãy làm hai đoạn. Nhưng nội kình của lão vận vào trường kiếm cũng hất thanh trủy thủ của Vi Tiểu Bảo vuột tay bay đi. Phùng Tích Phạm lại vung cước đá Vi Tiểu Bảo lộn đi mấy vòng. Lão toan truy kích thì Song Nhi chạy ra ngăn cản. Phong Tế Trung và hai người anh em Thiên Địa hội cũng sấn lại. Vi Tiểu Bảo lồm cồm bò dậy, lượm thanh trủy thủ lên hô lớn: Hắn hạ sát Tổng đà chúa. Hết thẩy anh em phải liều mạng với hắn. Rồi xông về phía Trịnh Khắc Sảng. A Kha cản lại quát:
– Tiểu Bảo! Không được làm nhộn! Vi Tiểu Bảo vừa khóc vừa la:
– Chính sư tỷ mới làm nhộn. Bữa nay lão gia nhất định phải giết hắn. Lúc này đã có mấy anh em Thiên Địa hội lại tấn công Trịnh Khắc Sảng. Phùng Tích Phạm chiến đấu với bọn Phong Tế Trung, Song Nhi bốn người vẫn chiếm được thượng phong. Lão phóng chưởng đánh trúng một người anh em Thiên Địa hội hộc máu ra mà chết.
– Bỗng nghe Trịnh Khắc Sảng thét lên be bẹ Phùng Tích Phạm liền bỏ đối thủ chạy đến bên hắn. Lão lại phóng chưởng đánh chết một người nữa trong Thiên Địa hội. Lão biết Trần Cận Nam chết rồi thì Vi Tiểu Bảo đứng đầu bọn này, lão định thu thập gã trước. Lão vươn tay đánh xuống đầu gã. Song Nhi la lên:
– Tướng công! Chạy mau đi! Thị nhảy xổ về phía sau Phùng Tích Phạm. Vi Tiểu Bảo dặn:
– Cô cũng phải coi chừng! Gã co giò chạy trốn. Phùng Tích Phạm nghĩ bụng:
– “Nếu mình rượt theo tên tiểu quỷ đó thì không có ai bảo vệ công tử.” Lão liền ôm Trịnh Khắc Sảng lên rồi rượt theo Vi Tiểu Bảo. Võ công lão qua? đã đến mức phi thường. Tay ôm một người mà còn chạy nhanh hơn Vi Tiểu Bảo nhiều. Vi Tiểu Bảo quay đầu nhìn lại thấy lão đuổi tới nơi sợ giật bắn người lên. Gã toan giơ tay ấn vào cơ quan “Hàm sa xạ ảnh” nhưng chậm mất rồi, Phùng Tích Phạm đã phóng chưởng đánh tới. Giữa lúc nguy hiểm ngàn cân treo sợi tóc, nếu còn phóng ám khí thì e rằng chính gã cũng bị đánh vỡ đầu. Gã đành nghiêng người né tránh rồi dùng kỹ thuật “Thần hành bách biến” lạng người đi chạy trốn. Phùng Tích Phạm chạy nhanh quá lại thành ra vượt lên trước. Lão vội dừng bước xoay mình lại đuổi. Vi Tiểu Bảo la lên:
– Quỉ hồn của sư phụ ta đuổi theo lão đó, sắp sờ vào đầu lão đến nơi. Gã nói hai câu này rồi thở phào một cái. Phùng Tích Phạm lại đuổi gần thêm một bước. Phía sau Song Nhi và Phong Tế Trung cũng đuổi rất gấp, chỉ mong ngăn chặn Phùng Tích Phạm. Vi Tiểu Bảo chợt lạng qua bên này, chợt vọt sang bên kia khiến cho Phùng Tích Phạm không biết đâu mà lường. Lão lại ôm Trịnh Khắc Sảng nên khó lòng đuổi kịp trong lúc nhất thời. Song Nhi và Phong Tế Trung còn cách vài trượng cũng không sao tới gần được. Vi Tiểu Bảo sau khi chạy một hồi đã thấy hơi thở dồn dập. Trong lúc cấp bách gã lật đật chạy lên sườn núi dựng đứng. Phùng Tích Phạm cả mừng nghĩ bụng:
– “Thế là ngươi tự dấn thân vào tuyệt địa.” Lão thấy đường lên núi chỉ có một lối đi nhỏ hẹp, bốn mặt đều trống không có nẻo nào để rút lui, nhưng lão cũng không đuổi gấp được. Vi Tiểu Bảo bỗng lớn tiếng hô:
– Bà lớn, bà nhỡ, bà nhỏ đâu cả rồi? Nếu không ra viện trợ cho mau thì sẽ thành quả phụ hết. Lúc gã chạy lên sườn núi năm người đàn bà đã ngó thấy. A Thuyên nhìn rõ Phùng Tích Phạm tay trai cắp một người và vẫn chạy nhanh như baỵ Bản lãnh lão cao thâm chỉ kém Hồng giáo chủ một chút. Mụ cầm đao phục ở bên đường hẹp chờ Phùng Tích Phạm đuổi tới. Mụ liền vung đao lên chém vào lưng lão. Phùng Tích Phạm vừa rồi nghe Vi Tiểu Bảo hô vợ lớn, vợ nhỏ chỉ cho là gã định làm rối loạn tâm thần lão, không ngờ quả nhiên có người mai phục. Lão thấy chiêu đao rất tinh kỳ cũng hơi kinh hãi, vội lùi lại một bước, quát lên một tiếng thật to. Chân trái lão chuyển động, chân phải đột nhiên đá ra trúng vào cổ tay A Thuyên. A Thuyên “ối” lên một tiếng, thanh liễu điệp đao bắn tung lên trời. Vi Tiểu Bảo chỉ chờ lão chậm lại trong khoảnh khắc liền nhằm trúng người lão, tay mặt gã ấn vào cơ quan ở sau lưng. ám khí “Hàm sa xạ ảnh” rít lên veo véo. Một nắm kim châm rất nhỏ bắn lẹ ra trúng hết cả vào người Phùng Tích Phạm và Trịnh Khắc Sảng. Trong đám này có một mũi trúng vào mắt bên trái Phùng Tích Phạm. Phùng Tích Phạm rú lên một tiếng thật tọ Tay lão buông ra. Cả Trịnh Khắc Sảng cùng lão đều lăn long lóc từ trên sơn đạo tuột xuống. Song Nhi và Phong Tế Trung đã đuổi đến lưng trừng con đường hẹp thấy hai người lăn xuống liền nhảy tránh sang một bên. Phùng Tích Phạm và Trịnh Khắc Sảng lăn từ trên sườn núi xuống đến chân núi thì chất độc ở kim châm đã phát tác. Hai người kêu như lợn bị chọc tiết và lăn lộn không ngớt. Nguyên từ ngày Hà Dịch Thủ vào làm môn hạ phái Hoa Sơn rồi, tuân theo lời sư huấn bao nhiêu chất độc hiểm ác nhất thiết bỏ đi không dùng. Những chất độc ở kim châm “Hàm sa xạ ảnh” chỉ làm cho tê nhức chứ không phải kịch độc giết người. Nếu không thế thì những ám khí có chất độc của giáo chủ Ngũ Độc giáo ngày trước truyền lại hễ gặp máu là xưng lên. Người trúng phải chết ngay lập tức. Trịnh Khắc Sảng và Phùng Tích Phạm chưa lăn đến đáy vực đã hết hơi. Tuy nhiên chúng bị những mũi châm đâm vào làm cho ngứa ngáy vô cùng, tưởng chừng khắp mình mẩy có hàng trăm ngàn con rết con kiến vừa cắn vừa đốt. Phùng Tích Phạm vốn là tay gan dạ cũng không nhịn nổi, kêu réo om sòm không ngớt miệng. A Kha chạy tới bên Trịnh Khắc Sảng, đưa tay ra nâng hắn dậy, hỏi đi hỏi lại:
– Công tử…. công tử làm sao vậy? Trịnh Khắc Sảng ngứa đến nỗi thần trí mê man, vung tay phóng chưởng, miệng la:
– Cút đi! Cút đi! A Kha bị đánh bất ngờ, không kịp đề phòng. Phát chưởng của Trịnh Khắc Sảng đập trúng vào má bên trái cô, khiến cho nửa mặt sưng vù lên. Bọn Vi Tiểu Bảo, Song Nhi, Phong Tế Trung, Hồng phu nhân, Phương Di, Mộc Kiếm Bình, Tăng Nhu, Kiến Ninh công chúa lục tục đến sau. Mọi người nhìn thấy Phùng Tích Phạm và Trịnh Khắc Sảng lâm vào tình trạng này đều nhìn nhau kinh hãi. Vi Tiểu Bảo vừa trấn tĩnh tinh thần lại một chút. Gã hít mấy hơi chân khí rồi chạy đến bên Trần Cận Nam thì thấy thanh trường kiếm của Trịnh Khắc Sảng đâm xuyên qua từ sau lưng ra tới trước ngực vẫn còn cắm trên người, nhưng ông chưa tắt thở. Gã cầm lòng không được, bất giác khóc oà lên ôm lấy người ông. Trần Cận Nam công lực rất thâm hậu, nội lực chưa tiêu tan hết. Ông thều thào nói:
– Tiểu Bảo! Con người ta chẳng sớm thì muộn…. ai cũng phải đi tới chỗ chết…. Suốt đời…. ta đã hết lòng vì nước vì dân…. không có điều gì phải hổ thẹn với trời với đất. Ngươi…. ngươi bất tất phải thương tâm cho lắm… Vi Tiểu Bảo chỉ biết la gọi:
– Sư phụ Ơi! Sư phu… Thời kỳ gã ở với Trần Cận Nam lần nào cũng tạm bợ ít ngày. Mỗi phen thầy trò tụ hội, gã lo ngay ngáy chỉ sợ sư phụ xét nghiệm võ công của gã tiến triển đến đâu. Trong lòng gã chỉ nghĩ cách lấp liếm cho qua chẳng có ý chí cầu tiến chút nào. Đồng thời gã đối với sư phụ không có gì đáng gọi là cảm kích sâu xa.

Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.