Pertil Perdersson, kỹ sư trưởng của Svenhalte, AC, đứng tại cổng nhà máy Kalmar để chào đón ông Riffat và ông Bernstrom khi hai người đến buổi sáng hôm ấy. Ông ta đã nhận được một bức fax từ Liên Hiệp Quốc ngày hôm trước xác nhận thời gian bay của họ đến Stockholm, và đã kiểm tra lại với quầy đến ở phi trường để được thông báo rằng máy bay của họ đã hạ cánh trễ ít phút.
Trong lúc họ bước ra khỏi xe hơi, ông Perdersson tiến tới trước bắt tay với cả hai người và tự giới thiệu.
– Chúng tôi vui mừng đã gặp được ông, ông Perdersson, – người đàn ông thấp nói, – và cám ơn ông vì đã thu xếp thời giờ để tiếp chúng tôi trong một thời hạn ngắn như thế.
– Thành thực mà nói, ông Riffat, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi Liên hợp quốc giải toả hạn chế đối với bà Bertha.
– Bà Bertha?
– Vâng, đó là cách chúng tôi nói chiếc tủ sắt ở nhà máy. Tôi xin hứa với quý ông rằng mặc dù quý ông không để ý bà ta không khác gì một cô gái tuyệt dẹp. Nhiều người đã đến đây để ngưỡng mộ bà ta, nhưng không một ai sờ mó được.
Ông Perdersson bật cười rồi nói tiếp:
– Nhưng tôi cảm thấy chắc chắn rằng sau một cuộc hành trình dài như vậy ông Riffat sẽ muốn tận mắt trông thấy nó.
Người đàn ông thấp có mái tóc đen gật đầu. và cả hai cùng đi theo ông Perdersson trong lúc ông ta dẫn họ qua khoảng sân.
– Ông phản ứng hết sức nhanh với sự đổi ý bất ngờ của Liên Hiệp Quốc. Ông Riffat.
– Vâng, vị lãnh tụ của chúng tôi đã ra lệnh chiếc tủ sắt phải được giao tới Baghdad ngay lúc việc cấm vận được giải toả.
Perdersson lại bật cười và nói sau khi họ đã đến phía bên kia sân:
– Tôi e việc đó không thể dễ dàng như thế. Bà Bertha không thuộc loại chế tạo nhanh, như ông sắp sửa nhận thấy.
Ba người tiếp tục đi về phía một toà nhà lớn trông bế ngoài có vẻ vô chủ và Perdersson sải bước qua một khoảng hở chắc hẳn trước kia là một khung cửa. Bên trong tối đến nỗi hai người khách lạ không thể nào trông thấy rô xa hơn vài mét phía trước họ. Perdersson bật một bóng đèn đơn độc, tiếp theo đó là một tiếng động nhẹ nghe như một tiếng thở dài của một người tình không được đáp lại.
– Ông Riffat, ông Bernstrom, xin cho phép tới giới thiệu quý ông với bà Bertha.
Hai người nhìn chằm chằm vào cấu trúc đồ sộ đứng một cách uy nghi chính giữa nến nhà kho cũ.
– Trước khi tôi trình bày một lời giới thiệu trang trọng, – Perdersson nói tiếp, – trước hết xin để cho tôi kể với quý ông về những con số thống kê tối quan trọng của bà Bertha. Bà ta cao hai mét bảy mươi lăm, rộng hai mét mười lăm và sáu hai mét bốn mươi lăm. Bà ta cũng có da dày như bất kỳ một chính trị gia nào, khoảng mười lăm phân bằng một loại thép nặng biệt và cân nặng trên năm tấn. Bà ta được chế tạo bởi một nhà thiết kế chuyên nghiệp, ba người thợ lành nghề và tám kỹ sư. Thời gian thai nghén của bà ta từ lúc tính toán tới lúc giao hàng là mười tám tháng.
Ông ta chợt hạ tháp giọng trong lúc vẫn tiếp tục nói:
– Nhưng rồi, công bằng mà nói, bà ta gần như có kích thước của một con voi. Tôi phải hạ thấp giọng xuống chỉ vì bà ta có thể nghe mọi lời tôi nói và tôi không muốn chọc giận bà ta.
Ông Perdersson không trông thấy vẻ bối rối hiện ra trên khuôn mặt của hai người khách.
– Nhưng, quý ông chỉ vừa mới thấy bên ngoài của bà ta và tôi có thể hứa với quý ông rằng bà ta không phải chỉ có bên ngoài. Trước hết, tôi phải nói với quý ông rằng “bà Bertha” sẽ không cho phép bất cứ ai vào bên trong nếu người đó không được phép giới thiệu rõ về bản thân. Quý ông nên biết bà ta không phải là một phụ nữ lăng nhăng, mặc dù quý ông có thể đã được nghe nói về người Thuỵ Điển. Bà ta đòi hỏi biết ba điều trước khi xem xét việc tiết lộ những phần trong cùng của mình.
Mặc dù hai người khách vẫn còn hoang mang về những gì ông ta ngụ ý, họ không ngắt lời đều đều của ông Perdersson.
– Đầu tiên quý ông cần phải nghiên cứu ngực của Bertha. Quý ông sẽ nhìn kỹ ba bóng đèn màu đỏ phía trên ba mặt số nhỏ. Biết được tất cả mã số tên tất cả ba mặt số, quý ông có thể bặt các bóng đèn từ đỏ sang xanh lá cây.
– Xin cho biết tôi trình bày tường tận. Tất cả ba mặt số đều có một mã số gồm sáu con số. Con số đầu tiên bên phải, thứ hai bên trái, thứ ba bên phải, thứ tư bên trái, thứ năm bên phải, thứ sáu bên trái. Con số đấu tiên cho mặt số đầu tiên là 2, thứ hai là 8, thứ ba là 0, thứ tư là 4 thứ năm là 3 và thứ sáu là 7. 2-8-0-4-3-7.
– Ngày sinh của Sayedi, – người khách cao có mái tóc vàng hoe nói.
– Vâng, tôi đã tìm được mã số đó, ông Bernstrom, – ông Perdersson nói, rồi quay sự chú ý sang mặt số ở giữa rồi nói tiếp – Mã số thứ hai là 1-6-0-7-7-9. Ông ta quay con so cuối cùng sang bên trái.
– Ngày Sayedi trở thành Tổng thống.
– Chúng tôi cũng đã tìm ra mã số đó, ông Riffat.
Nhưng tôi thú nhận tiến trình thứ ba đã làm cho chúng tôi hoàn toàn điên đầu. Chắc chắn ông sẽ biết khách hàng của chúng tôi đã chuẩn bị điều gì cho cái ngày đặc biệt đó.
Ông Perdersson bắt đầu xoay mặt số thứ ba: 0-4-0-7-9-3. Ông ta nhìn vui vẻ hy vọng về phía ông Bernstrom.
– Tôi không biết, – Bernstrom nhún vai, nói dối.
Bây giờ quý ông sẽ lưu ý rằng sau khi cho cả con số đúng vào cả ba mặt số, chỉ có một trong ba bóng đèn của Bà Bertha chuyển sang màu xanh lá cây, trong lúc hai bóng còn lại vẫn giữ màu đỏ. Nhưng lúc này sau khi quý ông đã khám phá ra ba mã số của bà ta, bà ta sẽ xem xét một mối liên hệ riêng tư hơn. Quý ông sẽ nhận thấy ở bên dưới ba mặt số có một hình vuông nhỏ sơn trắng có kích thước bằng bàn tay. Quý ông hãy quan sát thật kỹ.
Perdersson tiến tới một bước và đặt bàn tay phải một cách cương quyết lên hình vuông màu trắng. Ông ta để bàn tay tại đó trong mấy giây, cho tới lúc bóng đèn thứ hai chuyển sang màu xanh lá cây.
Ngay khi bà ta biết dấu lòng bàn tay của ông, bà ta vẫn chưa chịu tâm sự, cho tới lúc ông đã nói chuyện với bà ta. Nếu quý ông nhìn kỹ hơn nữa, quý ông sẽ thấy rằng hình vuông màu trắng che đậy một tấm lưới mỏng chứa một bộ phận hoạt hoá tiếng nói.
Cả hai người bước tới trước để nhìn.
– Vào lúc này, Bertha được lập chương trình để chỉ phản ứng lại dây thanh đới của tôi. Bất kể tôi nói gì, bởi vì khi bà ta nhận ra giọng nói, bóng đèn thứ ba sẽ chuyển sang màu xanh lá cây. Nhưng bà ta thậm chí sẽ không thèm nghe tôi trừ phi bóng đèn thứ nhất và thứ hai đã ang màu xanh lá cày.
Perdersson bước tới trước đặt môi đối diện với tấm lưới.
– Hai vị đã đến từ Mỹ để thăm bà và muốn biết bên trong như thế nào.
Ngay cả trước khi ông ta nói xong câu đó, bóng đèn đỏ thứ ba đã biến thành xanh lá cây, và mọi người có thể nghe một âm thanh chát tai.
– Bây giờ, thưa quý ông, chúng ta đến phần trình bày mà chúng tôi đặc biệt hãnh diện. Cánh cửa nặng quá một tấn, tuy nhiên lại có thể được mở ra bởi một đứa bé con. Công ty của chúng tôi đã triền khai một hệ thống bạc đạn bằng hợp kim phốt pho đồng trước lúc nó ra đời cả một thập niên. Xin mời ông Riffat, tại sao ông không đích thân thử xem.
Người đàn ông thấp liền bước tới trước, nắm chặt quai tủ sắt và kéo. Tất cả ba bóng đèn lập tức chuyển sang màu đỏ và một tiếng động chát tai lại vang lên.
Perdersson cười mỉm.
– Ông thấy đó, ông Riffat, trừ phi Bà Bertha biết rõ cá nhân ông, bà ta đóng sầm cửa lại và trả ông trở về khu vực đèn đỏ.
Ông ta bật cười thành tiếng với một câu nói đùa mà các vị khách của ông ta tin chắc ông ta đã thốt lên nhiều lần trước kia, rồi tiếp lời:
– Bàn tay mở tủ sắt phải chính là bàn tay đã trải qua cuộc thứ nghiệm dấu tay. Một thiết bị an toàn tốt, tôi nghĩ quý ông sẽ đồng ý.
Cả hai người gật đầu khâm phục trong lúc Perdersson nhanh nhẹn xoay trở với ba mặt số, đặt bàn tay lên khung vuông rồi nói với Bà Bertha. Từng cái một, ba bóng đèn răm rắp chuyển sang màu xanh lá cây.
– Bây giờ bà ta đã sẵn sàng để cho tôi, và chỉ một mình tôi, mở toang ra. Vì thế xin quý ông quan sát thật kỹ. Như tôi đã nói, mặc dù cánh cửa nặng tới một tấn, nó vẫn có thể mở ra được một cách hết sức nhẹ nhàng, như thế này.
Perdersson kéo lui khối thép đồ sộ nặng một tấn chẳng khác khi ông ta mở cánh cửa trước nhà ông ta. Ông ta nhảy vào bên trong chiếc tủ sắt và bắt đầu bước vòng quanh, thoạt tiên với hai cánh tay duỗi ra để cho thấy ông ta không thể chạm vào hai bên trong lúc đứng ở chính giữa, rồi vòi hai bàn tay phía trên đầu, cho thấy ông ta không sao đụng tới nóc.
– Xin quý ông vào đây, – Ông ta gọi lớn từ bên trong.
Hai người liền nhẹ nhàng bước lên gặp ông ta.
– Trong trường hợp này, ba người không phải là đông, – Perdersson lại vừa cười vừa nói, – Và quý ông sẽ thích thú khám phá ra rằng tôi không thể tự làm cho mình bị khoá lại ở bên trong.
Đoạn ông ta nắm quai tủ ở phía trong và kéo cánh cửa đóng lại.
Hai trong số người ở bên trong cảm thấy phần thí nghiệm này không hấp dẫn một chút nào.
– Quý ông thấy đó, – Perdersson nói tiếp, không thể che giấu vẻ mãn nguyện trong giọng nói của mình, – Bertha không thể tự khoá lại trừ phi chính bàn tay của tôi đặt lên quai bên ngoài.
Với một cái đẩy nhẹ, cánh cửa đã mở và Perdersson bước ra, theo sát sau bởi hai vị khách hàng của ông ta.
– Tôi đã có lần ở bên trong suốt một buổi tối trước khi hệ thống được hoàn thành một cách tuyệt hảo – một loại tình tự đó mà, quý ông có thể bảo như thế. – Perdersson nói.
Ông ta còn cười to hơn trong lúc đẩy cánh cửa trở lại như cũ, rồi quay sang nhìn thẳng vào mặt họ và nói tiếp:
– Quý ông đã được giới thiệu với Bà Bertha rồi đấy. Bây giờ, nếu quý ông vui lòng đi cùng tôi trở về văn phòng của tôi, tôi sẽ đưa cho quý ông một phiếu giao hàng và quan trọng hơn, cuốn thánh thư của Bertha.
Trong lúc họ trở qua sân, Perdersson giải thích với hai vị khách của ông ta rằng cuốn sách chỉ dẫn đã được công ty xem là tối mật. Họ đã sản xuất một cuốn bằng tiếng Thuỵ điển mà công ty lưu trữ trong một tủ sắt nặng, và một cuốn khác bằng tiếng A rập mà Perdersson nói ông ta sẽ vui lòng giao cho họ.
– Cuốn thánh thư dài 108 trang, nhưng đủ đơn giản để hiểu nếu ông là một kỹ sư có bằng cấp loại xuất sắc.
Ông ta lại cười rồi nói tiếp:
– Người Thuỵ điển chúng tôi là một chủng tộc hoàn chỉnh.
Không một người nào cảm thấy có thể không tán thành với ông ta.
– Quý ông có ai cần hộ tống Bà Bertha trên đường đi hay không? – Perdersson hỏi, đôi mắt tỏ vẻ hy vọng.
– Không, cám ơn, – câu trả lời lập tức đáp lại. – Tôi nghĩ chúng tôi có thể giải quyết vấn đề vận chuyển.
– Thế thì chúng tôi chỉ còn hỏi quý ông một câu, – Perdersson nói trong lúc ông ta bước vào văn phòng của mình. – Bao giờ các ông sẽ lấy tủ đi?
– Chúng tôi đã hy vọng đến lấy chiếc tủ trong buổi chiều hôm nay. Chúng tôi đã hiểu qua bản fax mà ông đã gởi đến Liên Hiệp Quốc rằng công ty của ông có mọt cần cẩu có thể phù hợp với chiếc tủ, và một xe kéo hàng có thể chớ nó tới một chỗ khác.
– Ông rất đúng khi nghĩ chúng tôi có một cần cẩu phù hợp, và một xe kéo hàng đã được đặc biệt thiết kế để đưa Bà Bertha đi tên các đoạn đường ngắn. Tôi cũng tin chắc tôi có thể chuẩn bị mọi việc cho ông trong buổi chiều hôm nay. Nhưng việc đó không bao gồm vấn đề vận chuyển.
– Chúng tôi đã có xe riêng đang đậu trong Stockholm.
– Tuyệt, thế là mọi việc đã được giải quyết, – Ông Perdersson nói – Tất cả những gì tôi cần phải làm trong lúc quý ông vắng mặt là xoá chương trình về bàn tay và giọng nói của tôi để Bà Bertha có thể chấp nhận bất cứ ai quý ông chọn đề thế chỗ tôi.
Perdersson lại có vẻ hy vọng hão huyền một lần thứ hai trong lúc nói tiếp:
– Tôi ước mong gặp lại quý ông chiều hôm nay.
– Tôi sẽ đích thân trở lại đảy, – Riffet nói – Ông Bernstrom sắp trở về Mỹ.
Perdersson gật đầu và nhìn theo hai người trèo lên xe hơi của họ trước khi ông ta chậm bước trở về văn phòng của mình. Điện thoại trên bàn của ông ta đang reo chuông, ông nhấc ống nghe lên và nói: “Bertil Perdersson đây”. Sau khi lắng nghe lời yêu cầu của người gọi, ông ta đặt ống nghe lên bàn và chạy tới khung cửa sổ, nhưng chiếc xe hơi đã khuất dạng. Quay trở lại máy điện thoại, ông ta nói tiếp:
– Tôi rất lấy làm tiếc, ông Al Obaydi, hai vị đến xem chiếc tủ sắt vừa mới rời khỏi đây, nhưng ông Riffet sẽ quay lại trong buổi chiều hôm nay để lấy chiếc tủ đi. Tôi sẽ cho ông ấy biết ông đã gọi chứ?
Al Obaydi đặt chiếc điện thoại xuống ở Baghdad, và bắt đầu xem xét một cuộc điện thoại bình thường có thể làm này sinh những hàm ý gì. Với tư cách Phó đại sứ ở Liên Hiệp Quốc, ông ta có nhiệm vụ cập nhật hoá danh sách các biện pháp chế tài. Ông ta đã hy vọng chuyển hồ sơ trong vòng một tuần cho người kế nhiệm còn chưa được đề bạt.
Trong hai năm vừa qua, bất chấp nhiều cú điện thoại không liên lạc được và nhiều công chức không bao giờ ngôi tại bàn – và thậm chí khi họ ngồi họ cũng quá sợ hãi đến nỗi không trả lời được những câu hỏi cơ bản nhất – ông ta hầu như ở trong tư thế có thể hoàn tất bản thảo đầu tiên cho báo cáo của mình.
Các phạm vi hoạt động có khó khăn là: máy móc nông nghiệp, phân nửa bị uỷ ban chế tài Liên Hiệp Quốc xem là thiết bị quân sự dưới một cái tên khác, đồ dùng trong bệnh viện, kể cả được phẩm, về loại này Liên Hiệp Quốc chấp nhận phần lớn yêu cầu của họ; và lương thực, loại này thì họ được phép mua – mặc dù phần lớn sản phẩm qua khỏi biên giới dường như xuất hiện trên chợ đen rất lâu trước khi tới được các bà nội trợ ở Baghdad.
Một danh sách thứ tư có đầu đề “Linh tinh”, trong đó bao gồm một chiếc tủ sắt lớn mà khi Al Obaydi kiểm tra lại kích thước, thì hoá ra gần như bằng căn phòng ông ta hiện đang ngồi làm việc. Chiếc tủ sắt, theo một báo cáo nội bộ xác nhận, đã được chế tạo ở Thuỵ điển trước cuộc giải phóng dự kiến Tỉnh thứ mười chín, và lúc này đang được đặt trong một nhà kho ở Kalmar, chờ đợi được lấy đi. Cấp chỉ huy của Al Obaydi ở Liên Hiệp Quốc đã thú thật một cách kín đáo rằng ông ta đã ngạc nhiên vì uỷ ban chế tài đã giải toả cấm vận đối với chiếc tủ sắt nhưng điều này vẫn không ngăn cản ông ta cam đoan với vị Bộ trưởng Ngoại giao rằng họ đã làm như vậy là do kết quả cuộc thương lượng thận trọng đầy khéo léo của ông ta.
Al Obaydi ngồi ở chiếc bàn chất đầy hồ sơ của ông ta, xem xét hành động kế tiếp của mình sẽ là gì. Ông ta viết một danh sách ngắn các đề mục trên tập giấy trước mặt:
1. Bộ Công nghiệp.
2. An ninh Quốc gia.
3. Thứ trưởng Ngoại giao.
4. Kalmar.
Al Obaydi nhìn lướt qua đề mục thứ nhất. Bộ Công nghiệp. Ông ta đã giữ liên lạc với một người bạn sinh viên trường Đại học London, kể từ lúc người này thăng chức.
Al Obaydi có cảm tưởng ông bạn cũ của mình sẽ có thể cung cấp thông tin yêu cầu mà không nghi ngờ động cơ thực của ông ta.
Ông ta quay số điện thoại riêng của Bí thư thường trực và vui mừng nhận thấy có người ở bàn làm việc.
– Nadhim, Hamid Al Obaydi đây.
– Hamid, tôi nghe nói anh đã rời khỏi New York. Có tin đồn rằng anh đã được ở lại Toà đại sứ của chúng ta ở Paris. Nhưng người ta không bao giờ có thể tin chắc các tin đồn trong đất nước này.
– Lần này họ đồn chính xác đấy, – Al Obaydi nói với bạn.
– Xin chúc mừng. Thế thì tôi có thể làm gì cho ngài đây thưa ngài?
Al Obaydi thích thú khi Nadhim là người đầu tiên nói với ông ta bằng cái kiểu mới đó, cho dù ông bạn đang mỉa mai.
– Các biện pháp chế tài của Liên Hiệp Quốc.
– Và anh khai là bạn của tôi?
– Không, đó chỉ là một việc kiểm tra thường lệ. Tôi đã phải buộc chặt các đầu mối lỏng lẻo cho người kế nhiệm của tôi. Theo tôi biết thì mọi việc đều ổn, ngoại trừ tôi không thể tìm hiểu gì nhiều về cái tủ sắt khổng lồ đã được chế tạo cho chúng ta ở Thuỵ điển. Tôi biết chúng ta đã thanh toán đủ tiền, nhưng tôi không thể khám phá ra chuyện gì đang xảy đến vấn đề giao hàng.
– Không phải bộ này, Hamid. Trách nhiệm đã được lấy khỏi tay chúng tôi cách đây một năm sau khi hồ sơ được ghi dấu “Chi huy cao cấp”, điều đó thông thường có nghĩa là cho tổng thống sử dụng riêng.
– Nhưng một người nào đó phải chịu trách nhiệm xin một lệnh điều động từ Kalmar đến Baghdad, – Al Obaydi nói.
– Tôi chỉ biết một điều là tôi được chỉ thị chuyển hồ sơ tiếp tục đến văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Geneve. Tôi lấy làm lạ vi anh lại không biết điều đó, Hamid. Tôi vẫn tưởng Bộ của anh hơn Bộ của tôi chứ?
– Thế thì tôi phải bắt liên lạc với Geneve để tìm hiểu xem họ đang làm gì về việc đó! – Al Obaydi, không giải thích thêm rằng New York và Geneve rất ít khi thông báo cho nhau bất cứ việc gì họ đã làm.
– Cám ơn về sự giúp đỡ của anh, Nadhim.
– Luôn luôn sẵn lòng. Chúc may mắn ở Paris. Hamid. Tôi nghe nói phụ nữ ở đó rất tuyệt vời, và bất kể anh nghe gì họ thích người A rập lắm đấy.
Al Obaydi đặt máy điện thoại xuống và chăm chú nhìn bản danh sách trên tập giấy. Thậm chí ông ta mất một thời gian lâu hơn trước khi quyết định nên gọi cú điện thoại thứ hai hay không.
Tiến trình chính xác của sự việc với thông tin mà ông ta hiện nắm trong tay sẽ là liên lạc với Geneve, báo động vị đại sứ về những mối nghi ngờ của ông ta và một lần nữa để cho người em trai cùng mẹ khác cha của Saddam bày tỏ lời khen ngợi về điều ông ta đã đích thân khởi đầu… Ông ta xem đồng hồ. Lúc này là mười hai giờ trưa ở Thuỵ sĩ.
Ông ta yêu cầu cô thư ký liên lạc với Barazan Al Tikriti qua điện thoại, biết rằng cô ta sẽ có cách gọi. Ông ta chờ mấy phút mới nghe một giọng nói trên đường đây.
– Tôi có thể nói chuyện với ông Đại sứ? – Ông ta hỏi một cách lễ độ.
– Ông ấy đang họp, thưa ông, – câu trả lời quen thuộc vang lên. – Tôi sẽ không quấy rầy ông ấy nhé?
– Không, không, đừng làm phiền. Nhưng xin cô cho ông ấy biết rằng Hamid Al Obaydi đã gọi từ Baghdad, và hỏi ông ấy có thể vui lòng gọi lại cho tôi hay không.
– Vâng thưa ông, – giọng nói đáp lại, và Al Obaydi đặt máy điện thoại xuống.
Ông ta đã thực hiện đúng thủ tục. Ông ta mở hố sơ chế tài trên bàn làm việc và hy vọng viết lên cuối bản phúc trình của mình: “Bộ Công nghiệp đã gởi hồ sơ liên quan tới món hàng này tới thẳng Geneve. Tôi đã gọi điện thoại cho Đại sứ ở đó nhưng không thể bắt liên lạc với ông ấy. Vì vậy tôi không thể đạt được bất kỳ tiến bộ nào ở đầu dây bên này cho tới khi được gọi lại. Hamid Al Obaydi”.
Al Obaydi xem xét động tác kế tiếp của mình một cách vô cùng thận trọng. Nếu ông ta quyết định làm bất cứ điều gì, các hành vi của ông ta phải một lần nữa mang một bộ mặt bình thường và hoàn toàn trong khuôn khổ đã được chấp thuận. Chỉ cần sai lệch một chút khỏi quy tắc trong một thành phố gây nên tin đồn và nghi ngờ, thì chính ông ta sẽ chấm dứt cuộc đời với một sợi dây treo cổ, chứ không phải là người em trai cùng mẹ khác cha của Saddam.
Al Obaydi nhìn xuống đề mục thứ hai trên tập giấy.
Ông ta bấm chuông gọi cô thư ký và yêu cầu liên lạc với Đại tướng Saba Awi Al-Hassan, Chỉ huy trưởng An ninh Quốc gia, qua điện thoại, chức vụ này là một vị trí công tác đã được giữ bởi ba người khác nhau trong bảy tháng vừa qua. Đại tướng có ngay trên đường dây. Trong chế độ của Iraq, số lượng Đại tướng nhiều hơn Đại sứ.
– Chào ông Đại sứ, tôi đang định gọi ông. Chúng ta phải có một cuộc thảo luận trước khi ông nhận nhiệm vụ mới ở Paris.
– Chỉ là suy nghĩ của tôi thôi mà, – Al Obaydi nói. – Tôi không biết ai là người vẫn còn đang đại diện cho chúng ta ở châu Âu. Đã từ lâu lắm rồi tôi không còn phục vụ ở vùng đất đó của thế giới.
– Thành thực mà nói, chúng ta hơi khan hiếm. Hầu hết những người xuất sắc nhất của chúng ta đã bị trục xuất, kể cả những người được gọi là sinh viên mà chúng ta vẫn luôn luôn tin cậy vào trong quá khứ. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề thảo luận qua điện thoại. Ông muốn lúc nào tôi đến thăm ông?
– Ông có rảnh trong khoảng từ bốn đến năm giờ chiều nay?
Viên đại tá ngừng một lát mới đáp:
– Tôi sẽ đến với ông vào khoảng bốn giờ nhưng phải quay về văn phòng lúc năm giờ. Ông có nghĩ như thế sẽ đủ thời gian cho chúng ta?
– Tôi nghĩ chắc chắn Đại tướng sẽ có thể hướng dẫn giúp tôi một cách đầy đủ trong một quãng thời gian đó.
Al Obaydi đặt máy điện thoại xuống để tiếp tục gọi một cách bình thường khác.
Ông ta nhìn vào tên thứ ba trên bản danh sách, người mà ông e ngại có thể hơi khó hù doạ hơn.
Ông ta bỏ ra mấy phút để nghiền ngẫm lại các câu hòi trước khì quay một số nội bộ. Một cô Saib nào đó trả lời điện thoại.
– Ông có một vấn đề đặc biệt cần nêu lên với ông Thứ trưởng Ngoại giao phải không ạ? – Cô ta hỏi.
– Không, – Al Obaydi đáp, – Tôi gọi theo yêu cầu cụ thề của ông ấy. Tôi sắp sửa đi vào cuối tuần, và ông Thứ trưởng đã quả quyết ông ấy muốn nói chuyện với tôi trước khi tôi đến nhận nhiệm vụ mới ở Paris.
– Tôi sẽ liên lạc trở lại với ông ngay sau khi tôi có cơ hội báo cáo yêu cầu của ông với ông Thứ trường, – Cô Saib hứa.
Al Obaydi đặt máy điện thoại xuống. Không thể nếu lên bất cứ một nghi ngờ nào. Ông ta nhìn trở lại tập giấy rồi thêm một dấu hỏi và một từ khác vào bản danh sách.
Kalmar <-? -> Geneva.
Một lúc nào đó trong bốn mươi tám tiếng đồng hồ sắp tới, ông ta sẽ phải quyết định đi theo hướng nào.
Câu hỏi đầu tiên Kratz đặt cho Scott trong cuộc hành trình từ Kalmar đến Stockholm là ý nghĩa của các chữ số 0-4-0-7-9-3. Scott chợt bừng tỉnh khỏi một cơn mơ mộng trong đó anh đang giải thoát Hannah trên một con bạch mã, và trở về với thế giới thực sự có vẻ không mấy hứa hẹn.
– Ngày 4 tháng 7, – anh trả lời, – Còn ngày nào tốt hơn mà Saddam có thể chọn lựa để làm nhục dân chúng Mỹ, không kể vị Tổng thống. Thế là giờ đây tối thiểu chúng ta biết hạn cuối cùng, – Kratz nói.
– Phải, và chúng ta chỉ còn lại mười một ngày, – Scott nói, – Cách này hay cách khác.
– Tuy nhiên, chúng ta đã có được Bà Bertha, – Kratz nói, cố làm cho tâm trạng mọi người bớt căng thẳng.
– Đúng, – Scott nói, – Vả ông định đưa bà ta đi đâu trong ngày đầu tiên?
– Suốt hành trình. – Kratz nói – Jordan, nói rõ ra đây là nơi tôi đang trông đợi anh đang cộng tác với chúng tôi một lần nữa. Thực ra, toàn đội của tôi đang ở Stockholm chờ lấy Bà Bertha trước khi họ bắt đầu cuộc hành trình đến Baghdad. Mọi thủ tục, giấy tờ đã được Langley thu xếp đâu vào đấy cho chúng ta, như vậy ông sẽ không có ách tắc giữa đường. Vấn đề đầu tiên của chúng ta sẽ là băng qua biên giới Jordan, nhưng bởi vì chúng ta có mọi tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc, một số ít đô la phụ phí trả cho thuế quan sẽ bảo đảm anh ta đóng dấu đúng trang trong hộ chiếu của tất cả chúng ta.
– Ông đã chỉ định bao nhiêu thời gian cho cuộc hành trình đến Jodan? – Scott hỏi, nhớ lại thời biểu khít khao của chính mình.
– Sáu hoặc bảy ngày, tối đa là tám. Tôi đã lập một đội gồm sáu người tất cả đều có nhiều kinh nghiệm chiến trường không một ai trong bọn họ được phép lái xe quá bốn tiếng đồng hồ liền mà không được nghỉ ngơi mười sáu tiếng. Theo cách đó, sẽ không ngừng lại ở bất cứ điểm nào, ngoại trừ lúc đổ xăng.
Họ vượt qua một bảng hiệu cho biết còn mười cây số nữa thì đến Stockholm.
– Thế thì tôi có một tuần. – Scott nói.
Phải, và chúng tôi phải hy vọng rằng đó là thời gian đủ cho Bill O’Reilly hoàn tất một bản sao hoàn hảo mới của Bản Tuyên ngôn. – Kratz nói.
– Nhất định lần thứ hai sẽ dễ hơn nhiều đối với ông ta, – Scott nói – Nhất là khi mọi yêu cầu của ông ta được giải quyết trong vòng mấy tiếng đồng hồ sau lúc ông ta đòi hỏi. Thậm chí người ta còn chở chín sắc mực đen từ London bằng máy bay Concorde vào buổi sáng kế tiếp.
– Tôi ước mong có thể đặt Bà Bertha trên Concorde.
Scott bật cười.
– Xin hãy cho tôi biết thêm về đội hỗ trợ của ông.
– Giỏi nhất mà tôi đã từng có, – Kratz nói – Tất cả bọn họ đều có kinh nghiệm tiền tuyến trong nhiều cuộc chiến tranh chính thức hoặc không chính thức. Năm người Do thái và một người Kurd.
Scott nhếch mày.
– Ít người biết được rằng, – Kratz nói tiếp, – Mossad có một ban A-rập không lớn về số lượng, nhưng một khi chúng tôi đã huấn luyện họ, chỉ có dân tộc Gurkha 1 mới giỏi hơn trong khoa giết người. Cuộc thử nghiệm sẽ cho biết anh có thể nhận ra được hay không.
– Bao nhiêu người sẽ cùng qua biên giới với chúng ta?
– Chi hai người. Chúng ta không thể làm như có một đội quân. Một kỹ sư và một tài xế. Tối thiểu, đó là những gì họ sẽ được mô tả trên bản kê khai, nhưng họ chỉ có một bản mô tả công việc đối với tôi, và đó là đưa anh lọt vào Baghdad rồi quay về với bản Tuyên ngôn trong thời gian ngấn nhất.
Scott nhìn thẳng về phía trước.
– Còn Hannah? – anh hỏi một cách đơn giản.
– Đó sẽ là một món quà, nếu chúng ta gặp may, nhưng không bao gồm trong công việc của tôi. Tôi cho rằng khả năng anh chỉ trông thấy cô ta thôi cũng hết sức xa vời, – ông nói khi họ vượt qua một tấm bảng “Chào mừng đến Stockholm”.
Scott bắt đầu đập cuốn thánh thư của Bertha liên tục trên đầu gối.
– Anh hãy cẩn thận với nó, – Kratz nói – Nó còn cần được dịch ra, nếu không anh sẽ không biết cách khởi sự làm quen với Bà Bertha. Xét cho cùng, chỉ có lòng bàn tay và giọng nói của anh mới khiến bà ta mở cửa.
Scott liếc xuống tập sách 108 trang và tự hỏi anh phải mất bao lâu để nắm được các bí quyết của nó, thậm chí sau khi nó đã được dịch ra tiếng Anh.
Kratz đột nhiên quẹo phải không báo trước và lái xe dọc theo một đường phố vắng vẻ chạy song song với một đường xe lửa không còn dùng tới. Scott chỉ có thể trông thấy ở phía trước mặt anh là một đường hầm dường như dẫn tới cõi hư vô.
Khi còn cách lối vào khoảng một trăm mét, Kratz kiểm tra kính chiếu hậu để xem thử có ai theo dõi họ hay không. Mãn nguyện vì họ chỉ có một mình, ông bật đèn pha ba lần. Một giây sau, từ phía đàng kia của một cái lỗ đen, ông nhận được đáp ứng tương tự. Ông cho xe chạy chậm lại và lái vào trong đường hầm mà không bật đèn lên. Bầy giờ thì Scott chỉ có thể trông thấy một ngọn đèn điện loại xách tay chỉ cho họ nơi cần đến.
Kratz theo ánh đèn và ngừng lại phía trước một vật vừa hiện ra là một chiếc xe hơi cũ. Nó đậu ngay ở trong đầu kia của đường hầm.
Ông nhảy ra khỏi xe và Scott nhanh nhẹn theo sau, cố làm quen với thứ ánh sáng lờ mờ. Rồi anh trông thấy ở mỗi bên chiếc xe tải có ba người đàn ông đang đứng.
Người gần họ nhất đứng nghiêm và giơ cao tay lên ngang đầu:
– Chào Đại tá, – anh ta nói.
– Hãy cho người của anh ở tư thế nghỉ, Fieldman, và đến gặp giáo sư Bradley, – Kratz nói.
Scott suýt bật cười khi học vị của anh được sử dụng trong đám người này, nhưng không có một nụ cười nào trên gương mặt của sáu quân nhàn đang tiến tới trước để gặp anh.
Sau khi bắt tay với từng người một, anh đi vòng quanh chiếc xe tải.
– Ông thực sự tin cái đống sắt cũ này có thể chở Bà Bertha đến Baghdad hay sao? – anh nghi ngờ hỏi Kratz.
– Trung sĩ Cohen.
– Có tôi thưa ông, – một tiếng nói trong bóng tối vang lên.
– Anh là thợ máy đã được huấn luyện. Tại sao anh không báo cáo sơ lược cho giáo sư Bradley biết.
– Vâng, thưa ông.
Một bóng người khác hiện ra trong ánh sáng lờ mờ.
Scott không thế trông rõ nét mặt của anh ta, vì anh ta đầy dầu mỡ, nhưng qua giọng nói của anh ta, Scott phỏng đoán anh ta đã trải qua phần lớn cuộc đời ở London.
– Chiếc Heavy Expanded Mobile Tactical Truck này, gọi tắt là HEMIT, được chế tạo ở Wisconsin. Nó có năm số, bốn tới, một lui. Nó có thể được sứ dụng trên mọi địa hình trong hầu hết điều kiện thời tiết, ở gần như bất kỳ quốc gia nào. Nó nặng hai mươi tấn và có thể chở đến mười tấn, nhưng trọng lượng đó chất trên xe ông không thể mạo hiểm lái trên năm mươi cây số giờ. Trên tốc độ này nó sẽ không thể ngừng lại được, cho dù nếu nhấn thêm ga có thể lên tới gần hai trăm cây số giờ.
– Cám ơn anh, Cohen. Một trang bị hữu ích, tôi nghĩ anh sẽ đồng ý. – Kratz vừa nói vừa nhìn trở lại Scott – Chúng tôi đã muốn có được một chiếc xe như thế này từ mấy năm nay, rồi đột nhiên anh xuất đầu lộ diện và chú Sam đưa ngay cho chúng tôi mẫu đầu tiên này. Tuy nhiên. với cái giá gần một triệu đô la tiền đóng thuế, anh phải nghĩ người Mỹ sẽ kén chọn người họ cho mượn.
– Giáo sư có vui lòng ăn trưa với chúng tôi? – người được giới thiệu là Fieldman hỏi.
– Xin đừng nói với tôi chiếc HEMET cũng biết nấu nướng. – Scott đùa.
– Không, thưa giáo sư, chúng tôi phải nhờ anh bạn người Kurd làm việc đó. Sở trường của Aziz là hamburger và các món chiên của Pháp. Nếu giáo sư chưa bao giờ dùng qua, rất có thể ngon lắm đấy.
Cả tám người ngồi xếp bằng trên mặt đất, dùng mặt trái của bàn cờ làm bàn án. Scott không thể nhớ đã từng thưởng thức món hamburger cháy nào ngon hơn. Anh cùng vui mừng vì có dịp trò chuyện với những người sẽ cùng chung công tác. Kratz bắt đầu bàn bạc tỉ mỉ về những kế hoạch đề phòng khi bất trắc mà họ sẽ phải xem xét một khi đã đến biên giới Jordan – Iraq. Chi cần mấy phút cũng đủ cho anh nhận thức những con người này chuyên nghiệp như thế nào, hoặc trông thấy nỗi khát khao của họ khi được tham gia vào đội chung kết này. Scott mỗi lúc một thêm tin tưởng rằng mọi việc đang được giao cho những bàn tay xuất sắc, và đội của Kratz không phải được chọn lựa một cách ngẫu nhiên.
Sau chiếc hamburger thứ ba, anh lấy làm tiếc khi vị Đại tá Mossad nhắc nhở anh phải đáp một chuyến bay.
Anh liền đứng lên và cám ơn người đầu bếp về món ăn đáng nhớ.
– Sẽ gặp giáo sư ở Jordan, – trung sĩ Cohen nói.
– Sẽ gặp Trung sĩ ở Jordan, – Scott nói.
Trong lúc Scott được đưa tới phi trường, anh hỏi Kratz:
– Ông sẽ lựa chọn ai người chung kết như thế nào?
– Họ sẽ tự quyết định với nhau. Việc đó không liên quan tới tôi. Tôi chỉ là sĩ quan chỉ huy của họ.
– Ông muốn nói gì thế – Họ sẽ đánh cờ backgamman trên đường đi Jordan. Hai người thắng sẽ được một chuyến du lịch một ngày đến Baghdad, hoàn toàn miễn phí.
– Còn những người thua?
– Được một tấm bưu thiếp với dòng chữ: “Ước mong anh đã ở đây”.
Chú thích
1.Gurkha: một dân tộc sống trong vùng núi của Nepal, nổi tiếng là những chiến sĩ giỏi.