Lý Gia Thành – “Ông Chủ Của Những Ông Chủ”

8. Star TV và nỗi ám ảnh của Rupert Murdoch



Triết lý chung nhất được đúc kết ở tập đoàn thương mại của Lý Gia Thành là: “Chủ nghĩa cơ hội kết hợp với ham muốn khám phá”. Tờ Far East Economic Review đã viết về Lý Gia Thành như sau: “Đế chế của ông lớn mạnh lên giống như một con trùng biến hình, nuốt trôi tất cả những gì xung quanh nó. Hướng phát triển duy nhất có thể dự báo cho đế chế này là phát triển ra xa bên ngoài.”

Tại một thị trường tự do như Hồng Kông, từ “chủ nghĩa cơ hội” chưa bao giờ mang ý nghĩa tiêu cực. Việc duy nhất các thương nhân nơi này cần phải làm là hiểu rõ những quy luật của thương trường và giới hạn cơ hội cho phép. Lý Gia Thành đương nhiên là người hiểu rõ hơn hết về những quy luật kinh doanh cũng như cơ hội của ông có tới đâu. Ông bắt đầu với việc bán dây nhựa plastic đúng vào thời điểm cầu thế giới tăng mạnh, tiếp tục phát triển những dự án bất động sản khi nhu cầu nhà đất tăng cao. Có vẻ như Lý Gia Thành không bao giờ để cơ hội vượt khỏi tầm tay. Khi giành được quyền điều hành Hòa Ký Hoàng Phố vào năm 1979, Lý Gia Thành có trong tay hệ thống cửa hàng dược phẩm, cửa hàng tạp hóa, các xưởng đóng tàu và thậm chí sau này phát triển cả sang các lĩnh vực như xi măng, dầu lửa. Tuy nhiên, những lĩnh vực kinh doanh mà Lý lựa chọn vào thời điểm đó lại là những lĩnh vực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Tất cả các sản phẩm mà Lý Gia Thành đã từng kinh doanh có thể kể tới từ dây đeo đồng hồ, rau xanh, rượu, vitamin, thiệp chúc mừng cho đến máy dỡ hàng hay những căn hộ hai buồng ngủ, các dịch vụ xây dựng, xi măng và dầu lửa. Có thể thấy, việc Lý mua lại Hòa Ký Hoàng Phố cũng như hệ thống một loạt cửa hàng kể trên nếu không phải vì những chiến lược sâu xa và hệ thống thì cũng không ai dám nói đó là do tầm nhìn hạn chế. Đế chế thương mại của ông đã phải mở rộng phạm vi hoạt động vì điều đó cần thiết. Chẳng hạn, khi muốn xây dựng một khu đất trở thành một khu nhà ở, đương nhiên việc xây dựng luôn cần đến những vật liệu như xi măng hay bê tông. Nếu mua xi măng và bê tông từ bên ngoài thì giá thành cao hơn việc mua hẳn một nhà máy sản xuất xi măng. Khi các khu nhà ở đã được xây dựng xong, dân cư ở đó sẽ cần nhiên liệu và chất đốt. Khi đó, việc có cổ phần trong một công ty dầu lửa và khí đốt sẽ là điều hiển nhiên mà một nhà kinh doanh phải nghĩ tới, và đương nhiên điều này sẽ góp phần mang lại lợi nhuận cao. Từ Chile tới Zimbabwe, từ Hồng Kông tới Canada, từ Trung Quốc tới Anh, từ Singapore tới Mỹ, Lý Gia Thành đã tự tạo cho mình những thị trường hùng hậu, và thật lý thú, điều đó chỉ nhờ vào khả năng biết tận dụng cơ hội của ông.

Chính vì điều này, nên đến năm 1985, Lý Gia Thành chắc chắn sẽ không thể bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào thị trường nhiều tiềm năng nhất thời bấy giờ, đó là lĩnh vực truyền hình. Tại Hồng Kông, truyền hình gần như là một lĩnh vực độc quyền khi dịch vụ truyền hình cáp ra đời vào năm 1957 hướng tới đối tượng là những người giàu có trong xã hội. Mười năm sau, Chính phủ Hồng Kông đồng ý cho lưu hành hình thức truyền hình không dây. Hình thức này không giống như truyền hình cáp, hàng tháng người sử dụng dịch vụ truyền hình cáp phải trả một khoản phí nhất định cho việc sử dụng của mình, còn người dùng dịch vụ truyền hình không dây không phải trả bất kỳ một khoản phí nào. Chính điều này đã mở đường cho sự hình thành của mạng lưới truyền hình, phát thanh Hồng Kông như Television Broadcasts Limited (TVB). Một hệ thống khác cũng được ra đời vào cùng thập niên này là Redifussion Television (RTV). Tuy nhiên, RTV rõ ràng không phải là đối thủ của TVB, bởi các chương trình ăn khách nhất của kênh này đều sử dụng tiếng Quảng Đông và rất được người dân Trung Quốc ưa thích. Các vở kịch, các chương trình truyền hình và các game show của TVB đều nhắm đến sự giản đơn mang hơi hướng Trung Quốc, chính điều này khiến cho đa số khán giả, ngay cả công nhân, nội trợ hay những người dân bình thường nhất của Hồng Kông cũng cảm thấy thân thuộc với các chương trình này. Đây chính là bí quyết thành công của TVB. Với 4 nghìn giờ phát sóng bằng tiếng Quảng Đông, TVB đã trở thành kênh truyền hình có số giờ phát sóng tiếng Quảng Đông lớn nhất thế giới. Với rất nhiều các chương trình có một lượng khán giả liên tục và cố định, TVB vượt xa RTV trong cuộc chiến giành thị phần tại Hồng Kông. Cho dù ông Deacon Tần, một trong những cổ đông cũ của TVB, đã cố gắng đưa RTV trở lại, mong đảo ngược tình thế với cái tên mới là Asia Television Limited (ATV) vào năm 1983, nhưng không đạt hiệu quả. Đến năm 1984, trên 80% số hộ gia đình ở Hồng Kông sử dụng ti vi và hầu hết đều lựa chọn TVB. Lý do lý giải điều này không phải chỉ là bởi ngân sách hàng năm của TVB lên tới 369 triệu đô-la Hồng Kông, hơn hẳn con số khiêm tốn 80 triệu đô-la Hồng Kông của ATV, mà bên cạnh đó còn là do TVB có một đội ngũ các nhà lãnh đạo tài năng. Thế nên, với một thị phần lên tới 86% tổng số người xem ở Hồng Kông, cuộc cạnh tranh trong ngành công nghiệp điện ảnh ở Hồng Kông dường như không đối thủ nào có thể địch lại với TVB.

Tới tháng 9 năm 1985, Chính phủ Hồng Kông quyết định thành lập Broadcast Review Board. Việc thành lập này không phải nhằm mục đích đánh bật TVB ra khỏi vị trí hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông lâu nay. Thực tế, những gì chương trình mới này mong muốn là cố gắng làm hạn chế sự độc quyền và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường, và nhờ thế có thể thành lập được mạng lưới sợi quang. Sự phát triển này còn tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại tiến vào thị trường Hồng Kông, hy vọng có thể làm giảm đi ít nhiều sự độc quyền ở thị trường này của Công ty Điện thoại Hồng Kông (Telco) và Công ty Cable & Wireless Hong Kong (CWHK), những tập đoàn từ lâu đã đảm nhiệm việc cung cấp dịch vụ điện thoại cho cả Hồng Kông. Telco giữ thế độc quyền cung cấp dịch vụ điện thoại nội địa tại Hồng Kông cho tới tận năm 1995, còn CWHK cũng tự giữ cho mình một vị trí trên thị trường quốc tế cho tới tận năm 2007. Tuy nhiên vào năm 1986, Telco, với 80% vốn là của CWHK, đã sáp nhập cùng với công ty này để thành lập Tập đoàn Viễn thông Hồng Kông (HKT). Chính điều này làm cho HKT trở thành một đối thủ mạnh khó có thể địch nổi trong ngành dịch vụ điện thoại và thông tin liên lạc.

Sau khi được thành lập, tập đoàn HKT tỏ ra quan tâm đặc biệt đến truyền hình cáp, một lĩnh vực kinh doanh được coi là vô cùng có tiềm năng lúc đó. Với hai giấy phép kinh doanh đã có từ hai công ty thành viên, mỗi giấy phép có giá trị tới 15 năm, đồng thời với một mạng lưới dây điện thoại sẵn có, HTK hoàn toàn có thể có cơ hội thành công trong lĩnh vực mới này. Lượng dây dẫn khổng lồ của HTK nếu được sử dụng để truyền tín hiệu truyền hình thì có thể giúp tập đoàn này phủ sóng tới 1,5 triệu hộ gia đình ở Hồng Kông. Với lý do đó, tháng 7 năm 1986, tập đoàn này thành lập kênh Hồng Kông Telecom, một hình thức kinh doanh thương mại tư bản. HTK nắm 38% vốn của kênh truyền hình mới này, 20% khác được chia đều cho ba thành viên là Swire Pacific, studio phim truyền hình Golden Harvest Group và Công ty Phim và Truyền thông Edko Group.

Chính sự ra đời của Hồng Kông Telecom đã làm cho Lý Gia Thành có ý tưởng kinh doanh vào lĩnh vực này. Ông đã thành lập một hãng truyền hình cáp mang tên Hutchison CableVision (HCV), nó là sự kết hợp cả British Telecom, CITIC, Ngân hàng Hồng Kông và Run Run Shaw, một cửa hàng thương mại trực thuộc TVB. Tuy vậy, vốn đầu tư chủ yếu của HCV vẫn là từ Công ty Viễn thông Hòa Ký, một công ty của Hòa Ký Hoàng Phố. Phải nói rằng, hứng thú của Lý Gia Thành đối với truyền hình tới giờ phút này rất mạnh mẽ. Vào năm 1985, ông đã thành lập Công ty Viễn thông Hòa Ký sau khi gặp gỡ Richard Siemens. Chính Siemens là người đã giới thiệu cho Lý Gia Thành về điện thoại di động, đồng thời cũng là người sau này đã hợp tác rất thành công với ông ở vị trí giám đốc điều hành công ty này.

Siemens rất ấn tượng với phong cách làm việc và tham vọng thành công của người Trung Quốc nên hơn lúc nào hết ông muốn thử liều lĩnh một lần. Đây không chỉ đơn giản là chuyển tới sống ở Côn Luân xa xôi, một vùng đất nổi tiếng với nhà thổ, những kẻ nghiện ngập, những người đi săn bạch tuộc hay những tiệm quần áo bán toàn quần jeans xanh, áo gilê lụa và đồng hồ vàng. Siemens có tham vọng muốn hợp tác cả với Motorola và Hòa Ký Hoàng Phố và cho rằng mỗi tập đoàn đều có một cách khác nhau để thâm nhập vào lĩnh vực máy nhắn tin hoàn toàn mới mẻ này. Chính tính toán này khiến Siemens càng bị hấp dẫn bởi việc kinh doanh mặt hàng này. Triết lý của Siemens rất đơn giản: “Cơ hội không bao giờ đến với những người không một lần liều lĩnh. Một người chẳng thể thành công nếu không biết tích lũy, và cách tích lũy duy nhất là sống không dựa vào cái gì.”

Mọi chuyện diễn ra đúng như những suy tính ban đầu. Siemens đã có được sự giúp đỡ từ phía Hòa Ký Hoàng Phố, nhờ đó, Motorola đã rất ấn tượng và đồng ý trợ giúp cho kế hoạch kinh doanh mạo hiểm của Siemens, bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực công nghệ và 30% vốn đầu tư ban đầu.

Năm 1991, được biết đến là một sản phẩm của Hòa Ký, mặt hàng điện thoại di động và máy nhắn tin của Siemens dần dần chiếm lĩnh toàn bộ thị trường, vượt qua cả đối thủ sừng sỏ từ lâu vẫn đi đầu trong ngành công nghiệp này ở Hồng Kông là Telecom Hồng Kông. Thực chất, nguyên nhân mà Hòa Ký Telecom vượt qua được đối thủ chính là nhờ chiến lược marketing. Nếu như cách tiếp cận thị trường của Telecom Hồng Kông còn ngập ngừng, bảo thủ thì cách làm của Siemens lại tỏ ra khá khéo léo. Chính Lý Gia Thành là tài sản lớn nhất mà Siemens có. Còn cách nào quảng bá với công chúng tốt hơn việc cho họ thấy rằng Lý Gia Thành, doanh nhân thành đạt nhất Hồng Kông cũng đang sử dụng một chiếc điện thoại di động của Siemens. Kỳ thực là ngay khi báo chí Hồng Kông đăng ảnh của Lý Gia Thành đang sử dụng điện thoại di động để thực hiện giao dịch và đàm phán, cả giới doanh nhân Hồng Kông đổ đi tìm mua sản phẩm đó. Một người có vị thế như Lý Gia Thành đã sử dụng loại điện thoại ấy thì điều đương nhiên là những thương nhân kia cũng sẽ cho rằng mình nên dùng. Thêm nữa, họ cũng cho rằng, sử dụng một chiếc điện thoại như vậy giúp họ có thêm cơ hội và điều kiện để mở rộng giao dịch. Chính bởi lẽ đó, khi dùng hình ảnh Lý Gia Thành để quảng bá cho mặt hàng của mình, Siemens đã thành công khi khai thác hai nỗi ám ảnh của người Hồng Kông, đó là kinh doanh kiếm tiền và làm kinh doanh giống như người nổi tiếng.

Tuy nhiên, Lý Gia Thành lại có những dự định lớn hơn cho sự phát triển của Công ty Viễn thông Hòa Ký hơn là việc đơn thuần kinh doanh điện thoại di động. Dự định của Lý Gia Thành là muốn đầu tư 3 triệu đô-la Hồng Kông vào lĩnh vực truyền hình cáp và 1 triệu đô-la vào các chương trình tiếng Quảng Đông trên truyền hình. Ước tính trong vòng bảy năm, chắc chắn khoản đầu tư này sẽ sinh lãi.

Tháng 7 năm 1986, có tới tám tập đoàn bắt đầu triển khai các kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực truyền hình cáp, đó là bước khởi đầu tiến đến việc kinh doanh một cách chính thống trong lĩnh vực này. Tuy nhiên chỉ hai năm sau, đến năm 1988, khi các dự thảo kinh doanh trên chính thức đến hạn được duyệt và cấp phép thì chỉ còn lại hai đối thủ lớn nhất tồn tại, Telecom Hồng Kông và Hòa Ký của Lý Gia Thành. Để có thể tồn tại được tới thời điểm này, mỗi công ty đã phải bỏ ra 30 triệu đô-la Hồng Kông để quảng cáo và nghiên cứu các chương trình phát sóng, đồng thời mời các chuyên gia nước ngoài cộng tác và cố vấn. Telecom Hồng Kông có Giám đốc quản lý Valerie Godfrey đến từ Công ty Viacom, California, Mỹ, người được coi là rất có tài trong lĩnh vực quảng cáo. Còn Hòa Ký của Lý Gia Thành cũng mời được Giám đốc điều hành Craig Ehrlich đến từ Truyền hình cáp Falcon, California. Cả hai cố vấn của hai tập đoàn này đều cùng hướng tới một mục tiêu giống nhau, đó là quyền kinh doanh truyền hình cáp chính thức tại Hồng Kông. Godfrey nói Hòa Ký chỉ đơn thuần chú tâm đến viễn thông mà thôi, còn truyền hình cáp thì chẳng qua chỉ là mặt hàng kinh doanh “tình cờ” muốn thử sức. Ehrlich cũng không kém phần khi đáp trả: “Telecom Hồng Kông cũng chẳng phải mặn mà với ngành truyền hình cáp, mà chỉ đơn thuần muốn đánh bật Hòa Ký ra khỏi cuộc chơi mà thôi”.

Những cuộc tranh cãi của Telecom Hồng Kông và Hòa Ký vừa bắt đầu vào tháng 6 năm 1988 nhanh chóng bị gián đoạn bởi một nguồn tin rò rỉ quan trọng trong lĩnh vực truyền thông. Một bản báo cáo chính phủ do các công ty cố vấn Booz, Allen & Hamilton đưa ra đã rất chú trọng đến việc kinh doanh của Tập đoàn Viễn thông Hồng Kông. Rõ ràng, Telecom Hồng Kông sẽ có những mâu thuẫn trong việc phân tách các khoản lợi nhuận thu về của mình nếu sử dụng đường dây điện thoại cho mục đích truyền dẫn tín hiệu mạng lưới truyền hình cáp. Bản báo cáo cho rằng, nếu như việc kinh doanh truyền hình cáp thất bại thì Telecom Hồng Kông có thể tăng giá cước điện thoại để bù vào khoản thua lỗ. Đó là lý do lý giải vốn đầu tư của Telecom Hồng Kông vào tất cả các công ty trong cuộc chạy đua giành quyền kinh doanh chính thức trong lĩnh vực truyền hình cáp chỉ ở mức 15%. Theo bản báo cáo, trong mọi trường hợp, nếu không tính đến mạng cáp ngầm của công ty, một hệ thống cáp truyền hình mới cần có ít nhất 90% chiều dài dây dẫn mới. Điều quan trọng là bản báo cáo này đã ngăn chặn mọi lý lẽ có thể có của Tập đoàn Viễn thông Hồng Kông. Ngay khi bản báo cáo được trình lên chính phủ thì các kế hoạch của tập đoàn này đã phải dừng lại. Mike Gale, đại diện của tập đoàn này đã phát biểu một cách rất tức giận: “Tôi vô cùng ngạc nhiên trước quyết định này. Nó rõ ràng đi ngược lại với chính sách viễn thông hiện đang được áp dụng, đồng thời cũng ngược lại hoàn toàn với xu thế phát triển của các nước tiên tiến. Việc không cho phép dịch vụ điện thoại của Hồng Kông tiếp tục được mở rộng việc cung cấp các dịch vụ khác cũng giống như đang tiếp tục chính sách độc quyền trong một thị trường mở cửa.”

Thật sự thị trường tự do của Hồng Kông lâu nay vẫn được xem như con dấu bảo đảm cho sự tồn tại của thuộc địa này. Tuy nhiên, điều mà Gale không dám thừa nhận, nhưng bản báo cáo trên đã chỉ được ra, đó là Tập đoàn Viễn thông Hồng Kông đang độc quyền cung cấp dịch vụ điện thoại tại đây. Chính vì thế, khách hàng của dịch vụ điện thoại đương nhiên sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc trả thêm tiền cho dịch vụ đang sử dụng nếu như công ty này quyết định tăng giá.

Chính việc Tập đoàn Viễn thông Hồng Kông bị xáo trộn trong chiến dịch cạnh tranh của mình nên Hòa Ký Hoàng Phố của Lý Gia Thành có vẻ trở thành người đi đầu, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Hòa Ký chắc chắn sẽ giành được quyền kinh doanh chính thức tại thị trường này một cách vẻ vang. Chắc chắn Chính phủ Hồng Kông muốn mở cửa thị trường và vì vậy họ sẽ cố gắng kiểm soát lợi thế độc quyền của công ty mà Lý Gia Thành sở hữu. Một trong những cách mà chính quyền đã cố làm là mời gọi các công ty nước ngoài tham gia vào cuộc đua tranh giành quyền kinh doanh trong lĩnh vực béo bở này. Ông Peter Tào, thư ký Ban Quản lý và Thông tin cho biết:

“Trong quá trình cân nhắc các ý kiến đệ trình, chúng tôi có thể sẽ đưa thêm một số ràng buộc đối với các công ty nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực này tại Hồng Kông. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không áp dụng những quy định đó ngay từ đầu, bởi nếu vậy sẽ không có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Không cho phép Hồng Kông Telecom kinh doanh mở rộng trên mạng lưới điện thoại đã có sẵn, chúng tôi muốn chắc chắn mình không chỉ có một nhà thầu duy nhất. Cần phải có một cuộc cạnh tranh thật sự, dù là cung cấp mạng lưới hệ thống cáp hay cung cấp các chương trình truyền hình. Nếu như một công ty có được quyền kinh doanh tại Hồng Kông với 100% vốn nước ngoài thì chúng tôi có thể sẽ phải đồng ý cho công ty này 100% dưới quyền quản lý của chủ doanh nghiệp nước ngoài để đảm bảo chất lượng dịch vụ công ty đó cung cấp là tốt nhất. Chúng tôi đã chuẩn bị cho điều này, tuy nhiên tới giờ chúng tôi vẫn không định trước chắc chắn liệu công ty thương mại này sẽ là công ty trong nước hay công ty nước ngoài.”

Bằng việc mở rộng cạnh tranh, chính quyền đã đặt ra nhiều thách thức hơn cho việc kinh doanh của Lý Gia Thành. Một trong những thách thức lúc này đối với ông là phải đối mặt với Tập đoàn Bell South của Mỹ, một tập đoàn sẵn sàng đầu tư từ 2-3 tỷ đô-la Hồng Kông vào bất kỳ công ty nào, miễn là thuộc lĩnh vực truyền hình cáp. Tính tại thời điểm tháng 7 năm 1988, Bell South là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại chín bang miền Nam Hoa Kỳ, sở hữu 300 km đường dây cáp quang ngầm và có tổng số vốn lên tới khoảng 210,6 tỷ đô-la Hồng Kông. Rõ ràng đứng trước Bell South với tiềm năng lớn như vậy thì Tập đoàn Viễn thông Hồng Kông chẳng đáng kể vào đâu. Các nhà đầu tư nước ngoài như Bell South khi vào Hồng Kông tạo ra hàng loạt khó khăn lớn cho Hòa Ký Hoàng Phố. Các khó khăn lại càng chồng chất khi có càng nhiều các tập đoàn lớn khác muốn tham gia cùng Bell South trong dự án kinh doanh mạo hiểm này như AT&T của Mỹ, Kokusai Denshin Denwa (KDD) của Nhật Bản, thậm chí cả China Resources và Jardine Matheson. Một vài nhà đầu tư khi đó như Tomoyuki Kumada của KDD còn có ý tưởng muốn làm việc cùng với Tập đoàn Viễn thông Hồng Kông để thành lập một côngxoocxiom mới.

Tuy đang giữ vị trí tiên phong trong cuộc đua tranh quyết liệt này, nhưng Lý Gia Thành tỏ ra không hài lòng với cách xử lý không dứt khoát của chính phủ, sự kém cỏi của những người quản lý hay sự thay đổi trong chính sách áp dụng, và nhất là việc chính phủ quyết định mời các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào cuộc tranh đua này. Đối với Lý Gia Thành, mọi phản ứng phải thật mau lẹ. Richard Siemens đã phát biểu về các quyết định của chính quyền Hồng Kông: “Tôi không hiểu tại sao Hồng Kông lại cho phép các công ty nước ngoài được thử sức trong lĩnh vực truyền hình cáp trong khi lại không cho phép họ làm như vậy với truyền hình vô tuyến thông thường. Mục đích của các công ty nước ngoài không phải là đem lại lợi nhuận cao nhất cho Hồng Kông mà là kiếm được nhiều tiền nhất ở mức có thể trước khi rút khỏi Hồng Kông.” Tuy nhiên, Craig Ehrlich của Hòa Ký lại cho rằng đây là một điều thú vị, ông đã trả lời

phỏng vấn với một quan điểm rõ ràng: “Hòa Ký luôn tôn trọng tất cả các đối thủ, và Bell South thật sự là một đối thủ mạnh, nhưng họ biết gì về lĩnh vực truyền hình cáp? Phải khẳng định rằng bất kỳ một ai muốn cạnh tranh cùng Hòa Ký cũng phải là những tập đoàn thật sự mạnh. Tôi vẫn thấy yên tâm với vị trí công ty chúng tôi đang có. Chúng tôi vẫn là một công ty đa ngành. Và mặc dù chính phủ sẽ chỉ cấp một giấy phép kinh doanh cho mạng lưới truyền thông, một giấy phép cho truyền hình cáp, như vậy thực chất là mở một cuộc cạnh tranh giữa hai hình thức nhưng lại nói rằng chính quyền mong muốn sẽ chỉ có một công ty đạt được cả hai giấy phép kinh doanh chính thức. Mọi chuyện sẽ không có gì đặc biệt nếu chính phủ không coi truyền hình cáp là thứ gì đó khác với truyền hình vô tuyến thông thường. Truyền hình cáp thực chất chỉ nên được xem như một phương thức mới để truyền phát tín hiệu truyền hình, tuy nhiên, nó lại cho ra một hình thức kinh doanh mới mẻ, duy nhất, sáng tạo và hơi mạo hiểm.”

Tuy nhiên, dù chính phủ mời các công ty nước ngoài hay đưa ra bất kỳ một quyết định nào thì tới tháng 11 năm 1988, Hòa Ký vẫn tiếp tục tham gia vào cuộc đua tranh, lần này là với Mạng lưới cáp liên lạc Hồng Kông (HKCC), một tổ chức đa quốc gia. Đầu tư vào HKCC đứng đầu phải kể tới Wharf Holdings với 28% vốn, tiếp theo là Sun Hung Kai, ông trùm bất động sản với 27%, Viễn thông Hoa Kỳ US West 25%, Công ty Cáp Coditel, Bỉ 10% và 10% cuối cùng là của “người khổng lồ” trong lĩnh vực điện ảnh Shaw Brothers. Một điều khá thú vị ở đây là Shaw Brothers cũng góp vốn một phần trong Run Run Shaw, người sở hữu một phần vốn tại TVB cùng với tập đoàn của Lý Gia Thành. Thế nên Shaw Brothers có vẻ như sẽ thu lời bất kể bên nào thắng trong trận đua tranh này.

Cuộc đua tranh giành quyền kinh doanh đang diễn ra gay gắt thì tới tháng 7 năm 1989, tám tháng sau khi chính thức còn lại hai đối thủ, Lý Gia Thành tuyên bố từ bỏ cạnh tranh. Đây thật sự là một điều rất bất ngờ, có vẻ như được Lý Gia Thành cố tình thực hiện với một mục đích nào đó. Lý Gia Thành cho biết lý do rút khỏi cuộc cạnh tranh này là do cách hành xử khó đoán biết và những yêu cầu vô căn cứ của chính phủ. Với cách đưa ra các chính sách viễn thông không rõ ràng của Chính phủ Hồng Kông lúc bấy giờ, các nhà thầu thật sự không thể biết được họ đang mong đợi điều gì. Đối với Lý Gia Thành, điều quan trọng hơn chính là số lượng thầu mà chính phủ cho rằng cần thiết đối với một hệ thống truyền hình cáp. Cả hai tập đoàn HCV của Hòa Ký và HKCC của Wharf đều ước tính dành khoảng 4 tỷ đô-la Hồng Kông cho dự án này trong khi chính phủ nhất quyết muốn phải có tới 5,5 tỷ, cộng thêm với 10% tiền doanh thu, mà theo Lý Gia Thành chỉ có thể thu về được 8% từ nguồn thu này là phù hợp. Chính điều này đã khiến quyền kinh doanh chính thức thuộc về HKCC.

Dù chính quyền Hồng Kông đã bí mật muốn cho Hòa Ký của Lý Gia Thành rút khỏi cuộc cạnh tranh, nhưng cũng không phải vì thế mà họ có thể chắc chắn về việc Hòa

Ký sẽ từ bỏ kinh doanh trong lĩnh vực truyền hình cáp béo bở để nhường cho HKCC. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh ngắn ngủi này cho thấy rằng các nhà cầm quyền dường như không mong muốn đế chế của Lý Gia Thành tiếp tục thống trị trên lĩnh vực truyền hình cáp như đối với những lĩnh vực kinh doanh khác. Thật vậy, rõ ràng với việc đặt ra các khoản thu phí, gửi những lời mời bất ngờ tới các công ty nước ngoài, yêu cầu cam kết thầu tới 5,5 tỷ đô-la Hồng Kông hay khoản phần trăm doanh thu cao ngất ngưởng được dự tính thu lại từ nguồn doanh thu, chính phủ đã thành công trong việc ngăn cản Lý Gia Thành tiến tới ngành kinh doanh truyền hình cáp.

Ngoài ra, quyết định rút khỏi vụ đấu thầu của Lý Gia Thành còn có nguyên nhân bắt nguồn từ các sự kiện xảy ra ở Bắc Kinh ngày 4 tháng 6 năm 1989. Lý Gia Thành dường như đang ở vào thời điểm thích hợp để mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Hành động của các nhà cầm quyền Trung Quốc lúc bấy giờ khiến cho các thương gia Hồng Kông rất lo lắng về hàng tỷ đô-la đầu tư ở đại lục. Người dân Trung Quốc cũng lo sợ cho cuộc sống của mình. Các ngân hàng đương nhiên nhìn thấy sự u ám gần kề trong một thị trường chịu ảnh hưởng của biến động chính trị. Nguồn tiền bị hao hụt dần bởi người dân đua nhau chạy khỏi các vùng thuộc địa.

Cách phản ứng tiêu cực của Trung Quốc vào tháng 7 năm đó đã khiến rất nhiều người lo sợ, Lý Gia Thành cũng không là ngoại lệ. Cũng giống như những ông chủ ngân hàng ở New York, ông bắt đầu đánh giá lại các khoản đầu tư lớn của mình tại Trung Quốc. Tuy nhiên, thua cuộc, hay nói đúng hơn là bỏ cuộc trong nỗ lực muốn giành được quyền kinh doanh chính thức về truyền hình cáp tại một thị trường nhỏ như Hồng Kông không thể đặt dấu chấm hết cho tham vọng muốn xây dựng một kênh truyền hình lớn của Lý Gia Thành. Thực chất, khi đang trong thời gian cạnh tranh, ngày 18 tháng 7 năm 1989, Lý Gia Thành đã có một dự định khác lớn hơn: truyền hình qua vệ tinh. Trong lúc chính quyền Hồng Kông cố gắng xây dựng một chính sách hợp lý dành cho các hoạt động viễn thông, Hòa Ký của Lý Gia Thành bắt đầu có một kế hoạch kinh doanh khác sinh lợi nhiều hơn và ít bị quản chế chặt chẽ như truyền hình cáp. Kế hoạch này hướng tới mục tiêu kinh doanh lớn và thú vị hơn với một thị trường tiềm năng mở rộng không chỉ tại Hồng Kông mà là toàn châu Á.

Có thể nói không một kế hoạch đầu tư nào lại thật sự “Lý Gia Thành” như kế hoạch này. Ban đầu, ông gọi dự án của mình là Truyền hình vệ tinh châu Á, hay gọi tắt là StarTV. Đây thật sự là một dự án đặc trưng cho Lý Gia Thành với sự liều lĩnh và tính toán, xứng đáng với cái tên lâu nay vẫn được giới thương nhân dành tặng: “Mr. Money”. Vì lẽ đó, Lý Gia Thành đã bỏ qua thị trường truyền hình cáp vốn đã trở nên khá nhạt nhẽo đối với một người như ông và tiến đến lĩnh vực mới mà ông không hề có nhiều kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết. Một lần nữa ông chứng minh cho chúng ta thấy rằng kinh nghiệm hay sự hiểu biết đều có thể thuê. Cái mà Lý Gia Thành sở hữu, một lượng thật sự lớn, đó là độ nhạy cảm kỳ lạ trong việc tìm kiếm và nắm bắt cơ

hội.

Quả thực đây là thời điểm đúng lúc bởi chính việc kinh doanh truyền hình vệ tinh của Lý Gia Thành đã trở thành một chất xúc tác khiến tất cả các quốc gia châu Á đều nhận thấy tự mình phải có những chính sách viễn thông riêng phù hợp với sự phát triển của truyền thông thế kỷ XXI, những chính sách thiết thực có thể giữ gìn bản sắc văn hóa của đất nước trước sự ảnh hưởng của thế giới. Tuy nhiên, các chính sách vào thời điểm đó có lẽ chưa thật sự thỏa mãn những yêu cầu đặt ra, bởi một điều không thể chối cãi là các bộ phim truyền hình dài tập của Mỹ đang làm mưa làm gió trên sóng truyền hình hay các bản tin vắn thời sự, thể thao cũng là sự rập khuôn theo tính thực dụng vốn có của người Anh hay người Mỹ muốn tiết kiệm thời gian khi xem truyền hình. Tuy Lý Gia Thành có một mong muốn không giới hạn là tăng lợi nhuận, nhưng thực tế ông đã trở thành người đưa văn hóa châu Á đến gần hơn với các nước phương Tây.

Để thực hiện được dự định làm truyền hình, Lý Gia Thành chắc chắn cần đến một vệ tinh. Và ông đã chọn vệ tinh Westar VI, vệ tinh của Hughes Aircraft, được thiết kế vào đầu thập niên 80. Tuy nhiên, trước khi trở thành tài sản của Lý Gia Thành thì Westar VI đã qua tay một loạt các chủ sở hữu khác. Thậm chí Adnan Khashoggi, người vẫn được biết đến với những giao dịch với Iran vào giai đoạn 1979 1980 cũng từng sở hữu vệ tinh này.

Tuy được phóng lên vũ trụ từ năm 1984, nhưng Westar VI đã đi lệch quỹ đạo ngay trong năm đầu tiên và nó chỉ trở lại trạm của NASA sau khi được một nhà du hành người Mỹ cố gắng khôi phục đường bay ban đầu. Việc Westar VI đi lệch hướng đã khiến Công ty Bảo hiểm Lloyds của London phải chịu thiệt hại đáng kể, 11 triệu đô-la Mỹ cho việc khôi phục quỹ đạo vệ tinh và 100 triệu đô-la Mỹ để bồi hoàn cho Western Union. Sau đó, Westar VI được chuyển giao cho Trung tâm Bảo hiểm Merret với giá bán 20 triệu đô-la Mỹ và nó đã không được sử dụng trong hai năm.

Cuối cùng, vệ tinh này được một nhà sản xuất phim và chương trình truyền hình người Mỹ tên là Michael Johnson và nhà soạn nhạc Barry Mason để ý và muốn phóng nó lên từ biển Thái Bình Dương. Họ cùng ký một cam kết thông qua Công ty Nevada của Johnson Geneva, đồng ý mua lại vệ tinh này với giá 1 triệu đô-la Mỹ trong 90 ngày. Chính bởi thế nên họ phải làm việc thật nhanh chóng. Tuy nhiên, sau khi cố gắng đưa Westar VI lên sàn giao dịch Vancouver và sàn giao dịch Spokane, Washington, Johnson và Mason đều không nhận được sự hồi âm nào từ thị trường. Không một nhà đầu tư nào có ý định nghiêm túc với sản phẩm này. Sau đó, Johnson liên hệ với một người bạn cũ, Greg Brown, hiện tại đang cộng tác với Adnan Khashopggi. Sau này Johnson nhớ lại: “Lúc đầu, Khasopggi không có ý định đầu tư vào lĩnh vực vệ tinh, nhưng sau ông ta quyết định đầu tư vì nhận ra lợi nhuận có thể có nếu sở hữu một phần của một vệ tinh.”

Hơn 9 triệu cổ phiếu được phát hành với tên Pacific Star, một cơ hội cho những ai muốn liều lĩnh thử sức đầu tư vào một vệ tinh. Khashoggi mua 400 nghìn cổ phiếu và chính danh tiếng của một nhà đầu tư liều lĩnh như Khasopggi đã mang đến cho phi vụ kinh doanh này sức hấp dẫn lớn đối với những nhà đầu tư khác trên thị trường. Sự tham gia của Khasopggi đã khiến cho giá cổ phiếu Pacific Star tăng vọt, từ 0,75 đô-la Canada lên 22,5 đô-la Canada chỉ trong vòng ba ngày. Tuy nhiên, giá cổ phiếu lại rớt xuống còn 6 đô-la sau khi có thông tin về sự bất thường trong việc bán cổ phiếu của Johnson Geneva. Cuối cùng, Johnson đã bị loại ra khỏi cuộc chơi của Pacific Star.

Dù thất bại, nhưng Johnson đã giúp kết nối giữa Lý Gia Thành và Lloyds, tập đoàn bảo hiểm vẫn còn đang phải thực hiện trách nhiệm cuối cùng là giao bán Westar VI. Ngay cả việc mua lại và phóng vệ tinh cũng không phải là điều dễ dàng thực hiện. Các đối tác của Lý Gia Thành rất phức tạp, hiện ông lại đang đứng giữa Công ty Viễn thông cáp và truyền dẫn không dây của Anh và CITIC, Cục Đầu tư của Quân đội Trung Hoa. Lúc này Trung Quốc là một nước theo chủ nghĩa xã hội, còn thiết bị vệ tinh Westar VI lại là một sản phẩm của Mỹ. Để mua được vệ tinh này, Lý Gia Thành cần phải có giấy cho phép xuất khẩu từ Ủy ban Hợp tác Hoa Kỳ về vấn đề chuyển giao kỹ thuật với các nước chủ nghĩa xã hội. Chỉ khi đạt được điều đó thì vệ tinh Westar VI mới có thể được phóng lên vũ trụ cùng tên lửa Long March III của Trung Quốc. Trở ngại đầu tiên cần phải vượt qua là các nghị sĩ thượng viện Hoa Kỳ và các quan chức nhà nước, những người tỏ ra lo lắng khi cho rằng việc cấp giấy phép xuất khẩu lúc này là đã để một công nghệ quan trọng của Mỹ rơi vào tay những người không theo chủ nghĩa tư bản.

Sau một vài cuộc đàm phán, Lý Gia Thành đã có một vệ tinh của mình, vệ tinh Westar VI, sau đó được đổi tên thành vệ tinh Châu Á SAT I. Hòa Ký thuê 12 trong số 24 bộ tiếp sóng tại SAT I. Các bộ tiếp sóng này hoạt động tại băng tần C, tần số từ 4 6 GHz. SAT I có khả năng truyền dẫn các tín hiệu truyền hình và viễn thông đến tất cả các nhà cao tầng tại Hồng Kông với ăng-ten chảo bắt sóng. Những gia đình ở Hồng Kông có thể theo dõi được các chương trình của Star TV. Tại Trung Quốc đã có khoảng 80 triệu ti vi với hàng triệu người xem, số lượng ti vi tăng lên đáng kể bởi cứ một tháng trong năm 1988 có xấp xỉ một triệu ti vi được bán tại đây. Trong khi đó, các chính sách của Trung Quốc về truyền hình, nhất là về các chương trình của nước ngoài lúc này đang bế tắc bởi các hoạt động của CITIC không mang lại nhiều kết quả. Lý Gia Thành đã xây dựng một cách quản lý tài chính hợp lý trong các chiến dịch tiến vào thị trường tiêu dùng. Trên thực tế, trong khi Trung Quốc là thị trường chính của vệ tinh Châu Á SAT I thì kế hoạch của Lý Gia Thành còn mở rộng việc phát sóng tới các lãnh thổ phía tây và đưa các chương trình truyền hình Trung Quốc tới nhiều vùng khác nhau như Vịnh Ba Tư, bắc Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Tây Indonesia. Với mục tiêu hướng tới 2,7 tỷ khán giả, thị trường mà dự án này hướng tới là vô cùng lớn. Đối với Star TV, để phục vụ

cho một thị trường lớn như thế chắc chắn hãng sẽ cần đến các nhà quảng cáo để quảng bá cho các dịch vụ của mình.

Lý Gia Thành hy vọng có thể phóng vệ tinh SAT I của mình với một chi phí thấp. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra khi ông phải chịu một cái giá cắt cổ lên tới 30 triệu đô-la Mỹ cho việc phóng vệ tinh SAT I và tên lửa Long March III, 43 triệu đô-la Mỹ cho việc mua và cải tạo vệ tinh Westar VI, 25-30 triệu đô-la Mỹ cho phí bảo hiểm cùng rất nhiều khoản phí khác cho các thiết bị dò tìm và phát sóng từ xa. Các khoản phí này cần dùng đến không phải chỉ ở trụ sở chính tại Hồng Kông của Star TV mà còn để trang trải tại các điểm chuyển phát tín hiệu ở Thái Lan trong những trường hợp có sự cố bất ngờ. Tổng vốn đầu tư cho dự án này lên tới 120 triệu đô-la Mỹ. Tháng 9 năm 1989, tên lửa Long March III mang theo vệ tinh Châu Á SAT I lên quỹ đạo, trở thành vệ tinh địa tĩnh quay quanh vùng xích đạo gần Đông Nam Á. Từ đó vệ tinh này gửi các tín hiệu hình ảnh vệ tinh qua một trung tâm truyền dẫn phát sóng tại Côn Luân. Các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông tỏ ra khá quan tâm đến dự án kinh doanh truyền hình mới mẻ này của Lý Gia Thành. Barclays de Zoete Wedd, một nhà kinh doanh cổ phiếu nổi tiếng tại Hồng Kông, đã đưa ra một vài lý do giải thích cho sự quan tâm này, có thể là bởi những mối liên quan giữa tập đoàn của Lý Gia Thành, CITIC của Quân đội Trung Hoa, các xí nghiệp cáp và truyền dẫn không dây của Anh đã làm cho dự án kinh doanh này vượt ra khỏi giới hạn ban đầu của nó tại Hồng Kông để trở thành một trong những giao dịch thương mại lớn, chiếm tới 64% lượng tổng lượng giao dịch năm 1988 và 46% của năm 1985. Vai trò của Lý Gia Thành và quan hệ với CITIC đã giúp trấn áp phần nào vụ Thiên An Môn, và theo ông thì nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ là một sự đầu tư không thích đáng.

Tuy nhiên, dù nhận được bao nhiêu sự quan tâm đi nữa thì việc làm sao cho một mạng lưới truyền hình vệ tinh hoạt động hiệu quả luôn dễ dàng hơn việc phóng vệ tinh đó lên quỹ đạo. Trở ngại đầu tiên đối với các hoạt động này là từ phía chính quyền thuộc địa tại Hồng Kông. Ngay từ đầu, chính quyền đã không muốn Lý Gia Thành ngày càng khuếch trương sức mạnh tại thị trường Hồng Kông. Đây chính là một trong những lý do khiến Lý Gia Thành phải tự rút khỏi cuộc cạnh tranh quyền kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp chính thức tại Hồng Kông trước đây. Nếu như mạng lưới truyền hình vệ tinh của Lý Gia Thành đi vào hoạt động thì các tổ chức truyền hình được chính quyền bảo trợ sẽ không thể cạnh tranh được với hình thức mới này.

Các khó khăn ngày càng nhiều, nhất là từ đầu thập niên 90. Lúc này, Lý Gia Thành quyết định đưa thêm các dịch vụ kinh doanh của con trai mình, Richard, về tập đoàn tại Hồng Kông. Khi đó Richard vừa hoàn thành công việc tại Tập đoàn Gorrdon Capital, Toronto và trở về Hồng Kông theo yêu cầu của cha. Lý Gia Thành muốn Richard sử dụng những hiểu biết của mình vào việc quản lý các hoạt động kinh tế của

Tập đoàn Hòa Ký. Thời gian thử việc của Richard ở công ty không dài và ngay sau đó, Richard được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch HutchVision của Hòa Ký, phụ trách Star TV. Lúc bấy giờ, Richard mới 23 tuổi, anh nói: “Lúc đó tôi thật sự không có nhiều sự lựa chọn. Tôi được gọi về để phụ trách những kế hoạch thương mại của công ty và xử lý những xung đột với nhà cầm quyền về các vấn đề liên quan tới giấy phép. Tôi cũng được giao phần việc quản lý chung những vấn đề không liên quan tới tập đoàn viễn thông”.

Richard thực hiện trách nhiệm tại tập đoàn của cha, nhưng anh cũng bắt đầu muốn nhen nhóm ý tưởng thành lập những dự án riêng của mình. Richard thuyết phục cha rằng Star TV có thể hoạt động với kinh phí ban đầu xấp xỉ 110 triệu đô-la Mỹ, trong đó gồm cá nhân Lý Gia Thành và Hòa Ký Hoàng Phố nên kinh phí được chia hai phần tương đương nhau. Lý Gia Thành đã giải thích: “Đây thật sự là một dự án kinh doanh khá liều lĩnh. Tôi đã nói với các giám đốc trong ban quản trị rằng tôi sẽ chi 50% trong tổng số vốn đầu tư cho dự án”. Các giám đốc tỏ ra rất vui vẻ. Điều này khiến các cổ đông thêm tự tin bởi chính Lý Gia Thành đã dám đầu tư tới 50% vốn ban đầu vào dự án này.

Một mặt, Richard vẫn nghe lời khuyên của cha về nhân sự: “Cần tận dụng chuyên môn của tất cả mọi người, từ đội ngũ nhân viên, các đối tác tới cả chính quyền”, mặt khác, anh làm nhiều việc theo ý mình. Một ví dụ là, Richard thuê cả các phát thanh viên và nhân viên bán hàng để đảm nhiệm những cương vị chủ chốt trong Hòa Ký. Với sở trường về những con số và tính toán, Richard đã chứng tỏ khả năng quản lý của mình tại công ty của cha. Tuy nhiên, cùng với rất nhiều sự ngưỡng mộ mà Richard nhận được thì cũng có không ít sự ganh ghét và đố kị. Nhiều người cho rằng Richard quá tham vọng, quá kiêu ngạo, cách làm việc và thái độ bề trên của Richard chỉ khiến cho những mối quan hệ công sở trở nên khó chịu. Thỉnh thoảng âm giọng tiếng Hán bị lai tạp bởi ngữ điệu tiếng Anh khiến những kẻ nói xấu và không có thiện cảm với anh có cớ để đơm đặt nhiều hơn. Một nhà quản lý giấu tên người Anh đã không ngại mà tuyên bố Richard là “Cậu bé thích khoa trương, tự cho mình như Chúa. Chắc chắn sẽ có nhiều người muốn được nhìn thấy anh chàng này thất bại.” Một nhân viên khác của Star TV nói về sếp của mình bớt nặng nề hơn: “Cậu ấy có thể trở thành một doanh nhân cực kỳ thành đạt của thế kỷ XXI, nhưng cũng có thể sẽ trở thành nhân vật chính trong một thất bại nặng nề.” Một trưởng phòng khác của Star TV nói về thái độ của Richard: “Cậu ấy mắng mỏ nhân viên nhiều hơn là hướng dẫn. Nhiều nhân viên đã phải bật khóc, nhưng không ai dám phản ứng, bởi có lẽ những khoản lương cao mỗi tháng đủ để khiến họ chịu đựng hơn là cố gắng giành giật một chút tự do cá nhân. Các nhân viên đều nói Richard chọn khá nhiều nhân viên có tính bợ đỡ và xu nịnh, những người luôn coi cậu như một ông chủ lớn: “Cậu ta thấy những người đó dễ dàng chịu đựng kiểu thái độ chỉ trích của mình, dễ dàng bị xúi giục và sai khiến. Điều này thật sự không nên có với một chàng trai 23 tuổi. Ngoài ông bố nổi tiếng và thành đạt

với 8 tỷ đô-la Hồng Kông, không một ai dám nói “Không” với anh chàng này. Tất cả những điều đó cũng góp phần hình thành nên một nhân cách.” Về phần mình, Richard hoàn toàn phủ định việc những thành công mà cậu đạt được do là con trai thứ của Lý Gia Thành. Richard nói: “Mọi áp lực đều đến từ thị trường, từ việc kinh doanh chứ chẳng có áp lực nào đến từ phía gia đình tôi hết.” Rõ ràng là trong nỗ lực muốn tự khẳng định mình, Richard đã cố phớt lờ những lời nhắc nhở của cha: “Giữ một ấn tượng tốt đẹp, làm việc chăm chỉ, đối xử tốt với mọi người và biết giữ lời hứa. Tất cả sẽ giúp công việc kinh doanh của con dễ dàng hơn.”

Tới năm 1990, áp lực từ phía thị trường tự do tại đây càng lúc càng tăng mạnh, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chứng từ và giấy phép. Trong một loạt những quảng cáo cỡ lớn trên các tờ báo Hồng Kông, Lý Gia Thành bắt buộc phải khẳng định quan điểm của mình một cách thẳng thắn: Nếu chính quyền Hồng Kông không đồng ý để Hòa Ký thực hiện dự án về truyền hình vệ tinh tại Hồng Kông, ông cần di dời cơ sở vật chất sang một nước khác. Có thể ông sẽ phải từ bỏ dự án truyền hình vệ tinh này.

Việc xuất hiện trên báo chí đã mang lại cho Lý những thành công nhất định. Chính quyền Hồng Kông đã phải đồng ý nhượng bộ và sớm tuyên bố một chính sách mới cho truyền thông vệ tinh. Tới tháng 12 năm 1990, Hòa Ký nhận được giấy cấp phép kinh doanh truyền hình vệ tinh với chương trình Star TV trong vòng 12 năm và được phép đặt trụ sở chính tại Hồng Kông. Tuy vậy, điều gì cũng có giá của nó. Nếu mạng cáp truyền thông Hồng Kông của Wharf Holding không còn được ưu ái trong cạnh tranh như trước đây thì Lý Gia Thành phải cam kết giảm thời lượng phát sóng các chương trình tiếng Quảng Đông từ tháng 10 năm 2003. Thêm nữa, Hòa Ký không được có nguồn thu nào từ khách hàng mà phải hoàn toàn phụ thuộc vào các chi phí của quảng cáo.

Để đảm bảo lợi nhuận từ việc quảng cáo theo như điều khoản thứ hai, Hòa Ký đã tìm rất nhiều cách để thu hút quảng cáo và gia tăng lợi nhuận. Tìm kiếm tỉ mỉ là một kỹ thuật trong kinh doanh khá phổ biến được Canning Fok, giám đốc giấu mặt của Hòa Ký xây dựng. Nhận xét về ông, một nhà đầu tư từng nói: “Tôi chưa từng nhìn thấy ông ấy, chưa từng nghe thấy giọng nói của ông ấy”. Chính Lý Gia Thành đã gửi đi những lời mời và thăm dò nhằm tìm kiếm khách hàng cho dịch vụ quảng cáo. Một trong những quyền lợi mà khách hàng của Hòa Ký nhận được là Hòa Ký sẽ giảm 2 triệu đô-la Hồng Kông chi phí cho quảng cáo trên sóng truyền hình vệ tinh. Ngoài ra, các công ty quảng cáo tại đây còn có quyền mua 0,25% giá trị cổ phiếu của Hòa Ký, một trong những lợi thế mà nhiều công ty mong muốn có được.

Cách làm này đã tăng nguồn thu của Star TV lên 65 triệu đô-la Mỹ. Tuy nhiên bộ phận quảng cáo của Star TV phản ứng lại với điều này khá rụt rè. Kingsley Smith, Giám đốc Công ty McCann-Erickson giải thích: “Ngay lúc này không ai có thể biết chắc mình sẽ mua cái gì. Nếu Star TV thành công, có lẽ phương cách quảng cáo tại

châu Á sẽ có nhiều sự thay đổi.” Vậy chính xác thì những chương trình nào có thể phù hợp với việc quảng cáo? Vấn đề khó khăn lúc này là tìm kiếm những chương trình phù hợp cho quảng cáo đi kèm và phải thỏa mãn yêu cầu của khách hàng muốn bán sản phẩm. Phòng nghiên cứu khách hàng của Star TV đã tìm kiếm một loạt danh sách các chương trình hay, hấp dẫn và phù hợp đi kèm quảng cáo. Chính điều này đã khiến cho các chương trình của Star TV có được một phong cách riêng, một phong cách chỉ có thể tìm thấy ở những sản phẩm của Lý Gia Thành. Không cần tốn quá nhiều tiền vào việc mua bản quyền, Star TV đã dần dần cung cấp kênh World Service của đài BBC, Anh; kênh Prime Sport Network (PSN) của Denver, Colorado; kênh Mandarin của ATV, Trung Quốc và nhất là MTV châu Á từ mạng lưới MTV Network của Viacon International, một trong những nhà cung cấp các kênh truyền hình âm nhạc hàng đầu thế giới. Quảng cáo được đưa kèm với các chương trình một cách phù hợp. Vậy là không cần tốn chi phí cho việc sản xuất các chương trình truyền hình, Star TV vẫn phát sóng được các chương trình tin tức, thể thao, âm nhạc và các chương trình tiếng Quảng Đông trên khắp châu Á và Trung Đông, lợi nhuận thu về hàng năm lên tới gần 80 triệu đô-la Mỹ.

Star TV đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của khán giả với một loạt các chương trình ăn khách. Tom Hartje – Giám đốc điều hành Công ty Leo Burnett Limited – một trung tâm quảng cáo quốc tế tại Hồng Kông – đã nhận xét: “Không có gì phổ biến hơn nhạc pop và thể thao”. Để phù hợp với ý tưởng quảng cáo bằng thể thao, các chương trình của Star TV đã chuyển sang các môn thể thao đối kháng nhưng không quá bạo lực để phục vụ đối tượng khán giả giàu có, từ tầng lớp trung lưu đến thượng lưu dù họ chỉ có vốn tiếng Anh ít ỏi cũng có thể xem được. Star TV đã có một khởi đầu thuận lợi vào ngày 26 tháng 8 năm 1991 với chương trình tường thuật giải quần vợt Mỹ mở rộng. Mục đích chính của chương trình có phần nhạt nhẽo này là nhằm tuyên bố với khán giả châu Á, Trung Đông và miền đông nước Nga rằng một ý tưởng truyền hình mới đã xuất hiện. Vào tháng 9, đến lượt MTV châu Á ra đời. Đến tháng 10, kênh truyền hình thứ ba do ATV sản xuất bắt đầu thâm nhập thị trường Trung Quốc, phát sóng các vở kịch truyền hình, hài kịch, chương trình trò chơi, bản tin tài chính và phim truyện bằng tiếng phổ thông. Tới tháng 3 năm 1992, Star TV đã có thêm kênh MTV châu Á, BBC World News và kênh Star Plus phát sóng phim truyện, kịch truyền hình và hài kịch bằng tiếng Anh. Tổng cộng năm đó có xấp xỉ 700 nghìn hộ gia đình xem các kênh của Star TV, trong đó Đài Loan dẫn đầu với 250 nghìn người xem, tiếp sau là Ấn Độ với 175 nghìn người và Israel với 150 nghìn người.

Trong khi chương trình của BBC WorldNews, PSN và kênh phát sóng bằng tiếng phổ thông là những chương trình bao quát đối tượng khán giả thuộc mọi lứa tuổi, giới tính và lối sống thì có một chương trình đặc biệt đã làm đảo lộn nền tảng quan niệm truyền thống bảo thủ về vai trò giới tính. Đó là chương trình MTV châu Á, đứa con tinh thần của Albert Trịnh, cựu kỹ sư máy bay của hãng Hàng không quốc tế Canada

trong suốt 15 năm. Năm 1983, Trịnh đã rời Canada và phụ trách cả một công ty xuất bản lớn gồm bản tiếng Trung của tạp chí Forbes (với tên gọi Capital) và Playboy cùng một loạt các tạp chí khác như tờ Security Journal (tạp chí chính thức của thị trường chứng khoán Hồng Kông), Modern (tạp chí dành cho tầng lớp trung lưu Trung Quốc), Car Plus (tờ nguyệt san về ô tô) và Sunday Chronicle (tạp chí thông tin). Với số cổ phần lớn trong lĩnh vực báo mạng và báo in, Trịnh đã thu hút được sự chú ý của Lý Gia Thành và cuối cùng đã nhường cho ông một số cổ phần trong Tập đoàn Paramount Publishing Group của mình. Sau đó, Trịnh đã bán lại 75% cổ phần ở MTV châu Á cho Hutch Vision (Về sau, khi Rupert Murdoch xuất hiện và muốn mua lại một số cổ phần trong Star TV, vị đại gia truyền thông người Australia này đã thương lượng với Albert Trịnh để mua lại số cổ phần của ông tại MTV châu Á).

MTV châu Á đã phát sóng các bài hát phương Tây với hình ảnh những ca sỹ của các quốc gia, đủ mọi màu da, những cô gái trẻ ăn mặc thiếu vải hoặc với chiếc váy siêu ngắn, những nhạc sĩ tóc dài… Đối với một bộ phận giới trẻ thì MTV châu Á là một chương trình truyền hình thời thượng và hợp mốt. Nhưng nghiêm trọng hơn, quan điểm của chương trình này lại chống đối uy quyền của các bậc phụ huynh và đi ngược lại những giá trị truyền thống cao quý của người châu Á. Một số bậc phụ huynh Ấn Độ đã lên tiếng phản đối. Một bà mẹ của hai cô con gái nói: “Khi chúng đủ 18 tuổi thì đã muộn quá mất rồi. Không phải tôi cực đoan, nhưng tôi không muốn con mình xem những hình ảnh khêu gợi thái quá như thế.” Nói chung có rất nhiều quan điểm khác nhau. Một nhân viên thu ngân khách sạn 21 tuổi tại Đài Bắc cho rằng trẻ em chưa đủ tuổi không nên xem những chương trình này. Anh nói: “Tuy nhiên, việc cắt bỏ hẳn những chương trình thế này là không nên, bởi người ta thường thấy hứng thú hơn với những thứ bị cấm xem.” Trong khi đó, một phụ nữ khác ở Bombay lại phát biểu: “Chương trình MTV không phải chỉ mang lại ảnh hưởng xấu. Nó nói về tình dục an toàn và chuyển tải những thông điệp phòng chống ma túy. Đó là một chương trình đi trước thời đại.”

Cũng vào năm này, ăng-ten chảo đã xuất hiện trên khắp Trung Quốc – từ Bắc Kinh, Thượng Hải đến Quảng Châu. Nhu cầu của người dân rất cao. Giám đốc của một cửa hàng đồ điện tử đã nói: “Có rất nhiều khách hàng của tôi mua cả 100 cái ăng-ten chảo rồi bán lại ở nơi khác.” Với đường kính khoảng 1,5 m, ăng-ten chảo được bán với giá xấp xỉ 500 đô la Mỹ một chiếc gồm cả đầu thu. Thậm chí, ngay cả Bộ Điện tử Trung Quốc cũng vào cuộc với các nhà máy sản xuất từ 60 nghìn-70 nghìn chiếc ăng-ten chảo mỗi năm. Đến tháng 4 năm 1993 đã có tới 5 triệu hộ gia đình Trung Quốc thu được năm kênh của Star TV bằng ăng-ten chảo. Nếu tính cả những trường hợp thu sóng lậu không được Chính phủ Trung Quốc cho phép thì con số này sẽ còn cao hơn nhiều. Tại một ngôi làng hẻo lánh ở Ấn Độ, nơi Star TV đã tới được với hơn 3,3 triệu hộ gia đình, những người nông dân Trung Quốc đã treo dây cáp từ cây nọ sang cây kia để thu những tin tức mới nhất về nền văn hóa nhạc pop của phương Tây. Thông

thường một đầu thu tín hiệu vệ tinh có thể phục vụ cả một vùng hoặc một làng, nhưng với những người có tiền, hơn 15 nghìn đầu cáp riêng luôn sẵn sàng phục vụ họ.

Năm 1990, Bắc Kinh đã ra một đạo luật, theo đó tất cả các vệ tinh chỉ được thu các chương trình của đài trung ương. Việc thu các chương trình nước ngoài sẽ bị coi là phạm pháp, trừ khi nó được sự cho phép của cảnh sát sở tại. Luật là như vậy, còn việc thi hành thì tất nhiên lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Làm sao các nhà chức trách có thể đảm bảo tuyệt đối rằng những người bán hàng rong tại Thiên Tân và những người buôn bán ở Quý Châu chịu ngồi xem các chương trình nhàm chán về bộ máy quan liêu ở Thượng Hải thay vì những video nhạc hip hop và rock của Sophya từ phòng thu MTV châu Á tại Hồng Kông? Hệ thống tình báo Trung Quốc đã không nỗ lực hết sức ngay cả trong thời kỳ cách mạng văn hóa, khi trẻ em thường thuyết phục được cha mẹ để xem các chương trình mình muốn. Theo dõi thói quen xem ti vi của 1 tỷ người Trung Quốc quả là một nhiệm vụ khó khăn – nếu không muốn nói là một thành tựu phi thường. Thậm chí, cả lực lượng dân phòng cũng chẳng giúp được gì cho chính phủ. Lực lượng này xưa nay vốn là tai mắt của cảnh sát địa phương, giúp cảnh sát kiểm soát mọi hành động của những người sống quanh mình và những kẻ lạ mặt, giờ cũng nhắm mắt làm ngơ trước những chương trình mà hàng xóm xem. Thực tế là, chính lực lượng dân phòng lại thường tự mua ăng ten chảo về lắp đặt trên mái nhà của họ và nối đến từng nhà trong vùng với mức giá không rẻ. Những điều này đã khiến một quan chức Sở Phát thanh và Truyền hình Bắc Kinh phải tuyên bố: “Chúng tôi không đủ nhân lực để thi hành luật cấm các đầu thu vệ tinh. Biện pháp tốt nhất lúc này không phải là cấm sử dụng ăng ten chảo mà nên có một giải pháp thay thế khác cho người dân – như truyền hình cáp chẳng hạn.”

Người phương Tây không thể hiểu nổi tại sao Trung Quốc lại ban hành luật cấm ăng-ten chảo trong khi vẫn đang gấp rút xây dựng hệ thống thị trường mậu dịch tự do theo kiểu mẫu Hồng Kông, về bản chất cũng chỉ nhằm sản xuất ăng-ten chảo để bán. Tuy nhiên, sự mâu thuẫn này đã cho thấy khả năng thích ứng của Trung Quốc với sự chuyển mình của nền kinh tế tới đâu. Cơ hội tiếp cận với các phim truyền hình dài tập của Mỹ như Santa Barbara hay các video nhạc pop mới nhất của Madona đã giúp khán giả Trung Quốc hiểu hơn về một thế giới bên ngoài đất nước này. Và điều đó đã đưa họ đến với tổ chức Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quốc tế. Tháng 4 năm 1993, chưa đầy một năm sau khi dịch vụ fax bản danh mục chương trình miễn phí hàng tuần tới những khán giả quan tâm xuất hiện, các chương trình của Hutch Vision đã trở nên phổ biến đến mức có tới 365 nghìn đơn đặt hàng từ khắp mọi nơi như Hàn Quốc, Việt Nam và Yemen, trong đó có cả các quốc gia xưa nay vốn có tư tưởng vô cùng bảo thủ như Ấn Độ, Israel, Indonesia và Iran. Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có tới 116 nghìn khán giả gọi điện yêu cầu được gửi tặng bản chương trình hàng tuần.

Trong khi đó, các giám đốc điều hành của Star TV dự đoán Star TV sẽ còn phát

triển hơn nữa trong tương lai. Đến thế kỷ XXI, truyền hình vệ tinh sẽ đổ bộ vào 16,8 triệu hộ gia đình tại thị trường mục tiêu của Star TV. Cho dù con số này chỉ tương đương với 5,3% trong tổng số 315 triệu hộ gia đình ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhưng chừng đó cũng là một thị trường đủ lớn để thu hút các nhà quảng cáo. Bên cạnh các nhà quảng cáo ngay từ đầu đã quan tâm và hợp tác với Lý Gia Thành như Ngân hàng Đạo Hoành, Công ty Hopewell Holdings và Công ty Xây dựng Nishimatsu Nhật Bản thì vào tháng 4 năm 1993, năm kênh truyền hình của Star TV, đặc biệt là chương trình MTV châu Á, đã thu hút được một số lượng khán giả lớn tới mức rất nhiều công ty tiêu dùng hàng đầu đã nhận thấy việc quảng cáo trên các kênh của Star TV là một quyết định khôn ngoan. Vì thế, khán giả truyền hình được cập nhật những sản phẩm mới nhất của Levi Strauss, Coca-Cola, Nike và McDonald’s thay vì sản phẩm của các công ty thương mại, xây dựng hay ngân hàng như trước kia. Thực đơn truyền hình có vẻ bị ảnh hưởng quá nhiều bởi văn hóa Mỹ, nhưng khán giả không phải người Mỹ. Đáng ngạc nhiên hơn, tại 37 quốc gia Star TV phủ sóng, có tới 63 ngôn ngữ và tiếng địa phương được sử dụng. Đây thật sự là cuộc thâm nhập thị trường có một không hai trên thế giới. Arnold Tucker, Phó Tổng giám đốc Star TV giải thích: “Đây là một thị trường với những đặc trưng kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo và sự phân bố giàu nghèo rất khác biệt so với các thị trường khác”.

Richard Lý tin rằng cho dù các thị trường của Star TV rất đa dạng nhưng vẫn có nhiều điểm chung. Lối sống và nhu cầu tìm hiểu về các tin tức thời sự quốc tế chính là điểm chung giữa các thị trường dù nền văn hóa khác nhau. Anh dự đoán truyền hình sẽ nối liền cả khu vực châu Á Thái Bình Dương, là nhịp cầu nối những khoảng cách xã hội và các nền văn hóa. Truyền hình vệ tinh sẽ xây dựng một thị trường mới bằng cách tạo nên mối liên hệ giữa các nhà quảng cáo và các khách hàng mới giàu có. Quan trọng hơn, với Richard Lý, khả năng vươn tới các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau sẽ giúp anh xây dựng nên các bước phát triển có định hướng rõ ràng và ổn định. Anh nói: “Các công ty đa quốc gia giờ đây có thể xây dựng một chiến dịch quảng cáo duy nhất cho toàn bộ khu vực châu Á thay vì kiểu tiếp cận từng quốc gia như trước kia. Sony, Matsushita, Coca-Cola và Nike đều đã xây dựng thành công các thông điệp quảng cáo cho toàn khu vực. Các đài sẽ không còn phát sóng các chương trình sinh lãi đơn thuần nữa. Các chương trình tiếp thị, quảng cáo sẽ ngày càng tăng lợi nhuận. Về cơ bản, các kênh tiếp thị được các ngành công nghiệp đặc biệt hậu thuẫn. Ví dụ như kênh truyền hình về ô tô có thể được một công ty sản xuất ô tô tài trợ. Chương trình truyền hình trong tương lai phải mang tới cho chúng ta những thông tin và hoạt động giải trí mới lạ, bất ngờ. Đó cũng là một trong những quyền tự do sống còn mà chúng ta cần phải đạt được: quyền tự do lựa chọn.”

Nếu Richard Lý phát biểu một cách hùng hồn như đang đứng trên bục diễn thuyết thì những lời thuyết phục của anh sẽ chẳng hơn gì lời kêu gọi toàn cầu. Tự do lựa chọn có thể là điều khán giả mong muốn, nhưng thứ Richard nghĩ trong đầu là làm

sao nâng cao chất lượng truyền hình với kế hoạch xây dựng kênh BBC lại không mấy phù hợp với các quốc gia, nơi Star TV đã từng thâm nhập. Tiền bạc, lòng tự hào và nền văn hóa dân tộc là những thứ đáng lưu tâm hơn cả. Và nếu nói đến quyền lựa chọn thì chắc chắn các quốc gia này sẽ không lựa chọn các sản phẩm truyền hình của Star TV.

Điều đáng nói là Nhật Bản lại là quốc gia than phiền về Star TV nhiều nhất. Nhưng không phải tất cả người Nhật đều phàn nàn về sự thống trị của các chương trình Star TV. Về sau, Công ty Điện tử Mitsubishi đã quảng cáo trên Star TV còn Tập đoàn Masataka’s Ward lại chi một khoản tiền khá lớn để hỗ trợ các gia đình Nhật lắp đặt thiết bị thu sóng năm chương trình của Star TV. Tuy nhiên, ngay khi Star TV phủ sóng đến Nhật Bản, Wakabayashi Shigeyoshi thuộc Bộ Bưu chính viễn thông đã bắt đầu gây chiến: “Đây hẳn sẽ là vấn đề gây tranh cãi giữa chính quyền Hồng Kông và Nhật Bản. Star TV đã phủ sóng tới Nhật Bản nhưng chúng tôi vẫn chưa biết rõ chương trình của họ như thế nào, và vẫn còn rất nhiều những điều nghi vấn về họ. Họ là công ty của Hồng Kông và lợi nhuận họ làm ra cũng được giữ ở Hồng Kông – vì thế chúng tôi thật sự rất lo lắng.”

Chính phủ Nhật quan tâm đến điều này bởi rõ ràng là một lượng khán giả lớn đã chuyển sang xem Star TV. Nếu khán giả Nhật chuyển sang xem các chương trình truyền hình nước ngoài thì nguồn thu từ quảng cáo của Nhật sẽ bị giảm đi đáng kể. Một quan chức Bộ Bưu chính Viễn thông Nhật Bản thừa nhận rằng Nhật Bản khó có thể thật sự “trừng trị” được Star TV. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng sự thống trị của Star TV “chẳng có gì đáng thèm muốn cả. Cũng chỉ giống như khi chúng ta sử dụng dịch vụ một công ty taxi bất hợp pháp mà thôi.” Một quan chức khác lại phát biểu: “Nếu một quốc gia muốn phủ sóng truyền hình trực tiếp sang các quốc gia khác thì ít nhất họ cũng nên đàm phán trước đã.” Đối với Nhật Bản, việc Star TV mang các chương trình ngoại lai từ Hồng Kông đến với 4-5 triệu gia đình Nhật là sự sỉ nhục những giá trị văn hóa thiêng liêng của họ, bất kể trước đây Seoul cũng từng phê phán Tokyo về việc Tập đoàn Truyền thông Nippon trình chiếu các chương trình của Nhật tại Hàn Quốc.

Trong khi đó, tại Singapore – nơi tờ Asian Wall Street Journal (Tạp chí phố Wall châu Á) từng phải hứng chịu sự nổi giận của chính phủ nước này bằng một lệnh trục xuất lập tức từ Tòa thị chính – các quan chức chính phủ lại lo ngại trước viễn cảnh về các kênh truyền hình không được kiểm soát, đặc biệt là kênh BBC. George Yeo, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Singapore nói: “Ngày càng khó cách ly thị trường nội địa khỏi các kênh truyền thông nước ngoài. Khi ăng-ten chảo trở nên thông dụng và các vệ tinh bậc cao hơn với bộ xử lý tín hiệu thông minh xuất hiện thì không gì có thể ngăn chặn được việc nhận tín hiệu sóng truyền hình”. Tuy nhiên, nước này cũng đã cố thử ngăn chặn bằng cách thông qua một đạo luật cấm sở hữu ăng-ten chảo tại nhà.

Nhưng nỗ lực này cuối cùng cũng thất bại, các chương trình nước ngoài vẫn tồn tại ở Singapore. Sau đó, giống như các quốc gia khác có tình trạng tương tự, Chính phủ Singapore kết luận rằng, cách tốt nhất để bảo vệ ngành truyền thông là tuyên chiến với Star TV. Tháng 6 năm 1992, Singapore đã ra đòn phản công với sự ra đời của Truyền hình cáp Singapore với các kênh như Home Box Office (HBO), CNN1 và một kênh phát các chương trình bằng tiếng Trung Quốc phổ thông. Cuối cùng, ý định của Singapore dùng chương trình nội địa thay thế chương trình của các kênh nước ngoài đã không thành hiện thực. Thậm chí, kế hoạch thâm nhập thị trường Thái Lan và Philippin mà Singapore vốn rất nhạy bén về các vấn đề văn hóa đặt ra cho công ty truyền hình cáp cũng thất bại.

Đối với Star TV, những đòn trả đũa này đồng nghĩa với việc cạnh tranh gay gắt hơn. Trên thực tế, trong khi Star TV có một hệ thống các kênh chương trình hay đan xen nhau thì các đài khác cũng ngày càng thu hút được nhiều khán giả hơn. Ví dụ, vào đầu thập niên 90, hơn 6 triệu hộ gia đình Nhật thu chương trình Cable News Network (CNN) qua Công ty Kokusai Denshin Denwa Limited (KDD). Tại Indonesia, sự ra đời của đài quốc gia Palapa B2P vào tháng 11 năm 1991 đã giúp các thuê bao ở hầu khắp khu vực Đông Nam Á có thể thu được kênh ESPN, CNN News và Business News Network (BNN). Các kênh này do Hồng Kông sản xuất, được các nhà tài trợ người Đài Loan hỗ trợ tài chính và do Edward Milward Oliver, một thương gia người Anh đứng đầu. Tới tháng 4 năm 1993, đài Palapa thậm chí còn thuyết phục được cả Tập đoàn Truyền thông Australia (ABC) mang tới thêm sự lựa chọn cho các thuê bao của mình với các chương trình của Đài Truyền hình quốc tế Australia (ATVI), phần lớn là các chương trình tin tức, các vấn đề thời sự và giải trí chủ yếu do Australia tự thực hiện.

Star TV bắt đầu cảm thấy sức nóng của cuộc cạnh tranh. Để chống trả lại cuộc tấn công dữ dội của các đối thủ chính như HBO, CNN, ESPN, Star TV cần có một vị tổng giám đốc dày dạn kinh nghiệm. Và người đó chính là Julian Mounter – một phóng viên báo in đầy kinh nghiệm, Giám đốc Đài Truyền hình New Zealand (TVNZ). Mounter đặc biệt ý thức được thử thách lớn. Tại New Zealand, ông đã phát triển thành công TVZN sang mô hình kênh truyền hình vệ tinh trả tiền. Đối với Lý Gia Thành, Mounter chính là vũ khí lợi hại để chống lại truyền hình Australia và giành được vị trí thuận lợi trong cạnh tranh. Tháng 4 năm 1993, Mounter đã tuyên bố đầy tự tin: “Trong vòng ba đến năm năm nữa, đài chúng tôi sẽ có 15 kênh truyền hình đặc sắc. Hiện giờ truyền hình Australia mới chỉ có 3 kênh đáng xem trong tổng số 5 kênh và có vẻ sẽ không có thêm gì nữa. Chúng tôi được sở hữu độc quyền một nửa Asia-Sat và cũng không định độc quyền hoàn toàn, nhưng chúng tôi muốn mời những người muốn hợp tác chứ không phải chống lại chúng tôi. Điều hiển nhiên là khi các dịch vụ truyền hình khác xuất hiện gây nên cạnh tranh, các khoản chi của chúng tôi sẽ tăng lên và tốc độ phát triển cũng giảm xuống. Nhưng nếu công ty của bạn là một công ty hàng đầu

với một vị trí vững chắc và có đủ can đảm để tiến lên phía trước, thì hãy cứ nên giữ vững vị trí đứng đầu ấy. Tôi chưa thấy rủi ro nào xảy ra trừ trường hợp một số người đầu tư số tiền lên đến hàng tỷ đô-la. Các công ty Australia đang quan sát châu Á, tuy nhiên một số công ty hoàn toàn không hiểu gì về tình hình nơi này, về sự sẵn lòng hợp tác, quy mô thị trường và khả năng làm việc nhóm vô cùng hiệu quả của chúng ta. Nếu người Australia bớt ngạo mạn, có lẽ chúng tôi sẽ hợp tác với họ. Một số người còn phát biểu một cách rất hiếu chiến. Họ chưa biết tôi là người thế nào đấy thôi. Nếu ai đó ra khỏi nhà mình để đánh tôi một cú thật đau, tôi sẽ tới tận nhà họ và trả lại một cú đánh đau hệt như vậy… Tôi chỉ đùa thôi.”

Cho dù Mounter có đùa hay không thì chính ông cũng là người đặt ra luật cho cuộc cạnh tranh. Với tốc độ phát triển chóng mặt của Star TV trong lĩnh vực truyền thông vệ tinh đầu tư tới hàng tỷ đô-la này, các đối thủ thách thức Star TV cần phải hiểu mình đang đối phó với ai và cái gì.

Không chỉ dùng lời nói đơn thuần, Star TV còn cho ra đời Media Assets Limited như một lời cảnh báo các đối thủ. Chiếm tới một nửa số vốn điều lệ trị giá 600 triệu đô-la Mỹ của Star TV, Media Assets phụ trách việc sản xuất, phát triển, phân phối các chương trình truyền hình do các nhà sản xuất và làm phim của Hồng Kông và đài Chinese Asia làm ra. Khi miêu tả mối quan hệ giữa Star TV và Media Assets, Mounter giải thích rằng Star TV và Media Assets là “hai công ty độc lập, hợp tác với nhau trong các chương trình và các chiến lược chủ chốt, sau đó tách ra quảng cáo và đầu tư theo cách riêng và lại hợp tác với nhau trong công đoạn tiếp thị cuối cùng. Hai công ty sẽ trở thành anh em của nhau với năm kênh quảng cáo miễn phí trên truyền hình trả tiền.”

Nhờ Mounter, Star TV đã có đủ tự tin để tiến hành những cải cách lớn. Phát triển thêm các kênh mới và đàm phán với các đối thủ cạnh tranh cả cũ lẫn mới là những ưu tiên hàng đầu của Star TV. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực kinh doanh vệ tinh truyền thông trực tiếp và Lý Gia Thành cũng bắt đầu có ý nghĩ bán lại một phần Star TV. Ngoài ra, tiền cũng là một vấn đề. Năm 1989, Hutch Vision đã xác định chịu lỗ một khoản 200 triệu đô-la Mỹ cho tới năm 1995 khi tình hình thay đổi và đến năm 2000, công ty có thể thu về khoản lợi nhuận hàng năm là 500 triệu đô-la Mỹ. Tuy nhiên vào năm 1993, khi khoản lỗ lên tới một triệu đô-la Mỹ mỗi tuần, Lý Gia Thành đối mặt với nguy cơ phải rót thêm tiền vào ngân quỹ công ty. Hutch Vision sẽ phải đi theo lộ trình thu phí thu sóng. Đó có vẻ là cách duy nhất giúp hòa vốn. Theo các cố vấn công ty, việc thu phí xem năm kênh của Hutch Vision sẽ giúp công ty thu lại được khoản đầu tư 500 triệu đô-la Mỹ vào năm 1994. Vấn đề là chỉ riêng cuộc chuyển đổi này (mà về sau sẽ tạo nên từ 80-100 kênh) sẽ mang về cho công ty 700 triệu đô-la Mỹ. Lý sắp hết thời gian. Ông cần vốn để biến vụ đầu tư vào truyền hình này từ một cơn ác mộng trở thành một thương vụ có lời.

Tháng 5 năm 1993, Frank Barlow – Tổng Giám đốc tập đoàn truyền thông khổng lồ Pearson Group của Anh đã đánh tiếng rằng tập đoàn của ông rất muốn sở hữu một phần nhỏ cổ phần của Star TV. Chỉ mới một tháng trước đó, Pearson đã mua lại kênh truyền hình Thames Television với giá 99 triệu bảng Anh, thêm vào danh sách các thành tích nổi bật của tập đoàn mình như tờ The Financial Times (Thời báo Tài chính), Chateau Latour, Royal Doulton, Nhà xuất bản Longman, Ngân hàng Đầu tư Phát triển Lazard tại London, Paris, New York và cả một danh mục đầu tư vào các hãng truyền hình. Giờ đây, tập đoàn này muốn thâm nhập thị trường châu Á và sẵn sàng bỏ ra 100 triệu đô-la Mỹ để có thể sở hữu một phần Star TV. Thêm vào đó, Pearson cũng hy vọng kênh truyền hình giải trí đang trong giai đoạn thai nghén của mình là Thames/BBC, kênh UK Gold cũng như kênh giáo dục quảng cáo cho Nhà xuất bản Longman có thể trở thành một phần các sản phẩm truyền hình của Star TV. Chắc chắn rằng khi tiếp cận Star TV lần đầu tiên, Pearson đã biết việc Richard Dunn giữ vị trí tổng giám đốc của Đài Truyền hình Thames có thể sẽ khiến cuộc thương lượng thất bại. Trước đây, Dunn và Mounter từng làm việc cùng nhau khi Mounter còn làm việc ở Đài Truyền hình Thames.

Tuy nhiên, vẫn còn một trở ngại lớn nữa tồn tại. Lý Gia Thành đã từng làm ăn với Pearson trước kia. Năm 1986, trong một giao dịch quốc tế lớn, Lý đã mua lại 4,99% cổ phần Tập đoàn Pearson. Điều ông muốn là quyền lực – một chân trong Hội đồng quản trị Tập đoàn Pearson. Nhưng Hội đồng quản trị đã gạt ông ra và tỏ ra ngờ vực khả năng của người đàn ông mang quốc tịch Trung Quốc đến từ Hồng Kông này. Ngay sau đó, Lý Gia Thành đã bán tống tất cả số cổ phiếu mình đã mua. Liệu trải nghiệm cay đắng đó quyết định kết quả cuối cùng của cuộc đàm phán với tập đoàn Pearson năm 1993 như thế nào chỉ có Lý Gia Thành mới biết chắc chắn. Tuy nhiên, Lý Gia Thành dường như không thích lời đề nghị của Tập đoàn Pearson. Có điều Hutch Vision vẫn cân nhắc lời chào giá của Tập đoàn Pearson là bởi cũng có những lời chào giá từ các công ty khác. Thực tế, người đưa ra lời chào giá hấp dẫn nhất là trùm tư bản Rupert Murdoch của Tập đoàn Truyền thông News Corporation, và Lý Gia Thành cùng người đại diện vẫn đang nghe ngóng để cân nhắc.

Lý do cơ bản khiến Tập đoàn News Corporation thấy hứng thú với Star TV là các chương trình của đài này, nói chính xác hơn là với kênh MTV châu Á – một thành công lớn của Star TV, vẫn đang tiếp tục sinh lợi nhuận. Các kênh khác của Star TV có vẻ ít hấp dẫn hơn. Các cố vấn của Murdoch không mấy mặn mà với các bản tin bình luận về Trung Quốc mà kênh BBC thường phát sóng. Theo như lời của một cố vấn thì “Có rất nhiều cách các ông có thể làm để giúp Trung Quốc hấp dẫn hơn trong mắt người khác. Việc cho phát sóng các chương trình thời sự lôi thôi như thế chỉ là phương án cuối cùng mà thôi.” Và như thế, với một thị trường đã có tới 350 bộ tiếp sóng tương ứng với 350 kênh, Tập đoàn News Corp sẽ chỉ giữ lại kênh MTV châu Á và loại ra tất cả các kênh khác của Star TV. Rõ ràng là Murdoch rất hứng thú với cuộc giao

dịch này, ngoại trừ một điều là ông muốn nắm quyền kiểm soát trong khi Lý Gia Thành lại chỉ muốn bán một phần nhỏ cổ phiếu. Cuộc giao dịch có vẻ sẽ thất bại, ít nhất là cho tới lúc này.

Murdoch vẫn muốn thâm nhập vào thị trường châu Á cho dù đã có các chương trình truyền hình rất được yêu thích tại châu Âu và Australia. Và đài truyền hình hấp dẫn ông ta nhất chính là Television Broadcast Limited (TVB). Đối với Murdoch, cả một thư viện 25 năm tuổi với các chương trình truyền hình Trung Quốc kéo dài tới 35 tiếng đồng hồ của đài TVB còn hấp dẫn hơn nhiều các câu chuyện mô phỏng nhàm chán của TVB và các chương trình truyền hình Star TV mua lại từ Asia Television Limited (ATV) – đối thủ cạnh tranh của TVB. Hơn thế, TVB còn là một phần thưởng mà bất cứ ai cũng thèm muốn được sở hữu nó. TVB có các chi nhánh quốc tế tại San Francisco và Los Angeles. Nó sở hữu 20% cổ phần Toronto’s Chinavision và Vancouver’s Cathay TV, nắm toàn bộ thị phần khán giả Trung Quốc tại Canada. Thậm chí, nó còn có cả một công ước có giá trị mười năm với Chính phủ Indonesia nhằm mở rộng mạng lưới truyền hình tại thủ đô Jakarta. TVB có quy mô toàn cầu hơn Star TV và là điển hình của một hãng truyền thông nổi tiếng, nơi mà “truyền hình chính là giấy phép in tiền”. Kể từ khi đến với khán giả Hồng Kông, Tập đoàn Run Run Shaw đã thu được rất nhiều tiền. Năm 1991, với thị phần khán giả chiếm tới 80% thị trường Hồng Kông, TVB đã thu về mức lãi 365,6 triệu đô-la Hồng Kông. Tới năm 1994, theo Công ty Môi giới Mees Pierson Securities, con số này đã tăng lên thành 544,4 triệu đô-la Hồng Kông. Trên thực tế, đài TVB của Tập đoàn Run Run Shaw đã trở thành tâm điểm chú ý của Rupert Murdoch, và ông ta muốn có 22% cổ phần của đài này.

Tuy nhiên, vẫn còn một trở ngại đối với việc Murdoch mua lại cổ phần của TVB. Pháp lệnh truyền hình của chính phủ lục địa quy định những người không phải là công dân lục địa không được sở hữu quá 10% cổ phần của một đài truyền hình tại Hồng Kông. Ngoài ra, họ có thể sở hữu các công ty truyền thông khác nữa với 15% cổ phần. Cách duy nhất để thoát khỏi pháp lệnh này là thuyết phục Hội đồng Hành pháp bãi trừ việc thi hành pháp lệnh. Nhưng trước khi việc này được thực hiện, Hội đồng Hành pháp muốn Murdoch đảm bảo rằng việc ông ta trở thành thành viên của đài truyền thông số một lục địa sẽ không chỉ có lợi cho Tập đoàn News Corp mà còn cho cả Hồng Kông nữa. Thú vị hơn, ý nghĩ rằng Murdoch sẽ có thể “lấn sân” sang cả thị trường hàng không Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh tỏ rõ sự phản đối. Nhưng lúc này, do nghĩ rằng Hội đồng Hành pháp có thể sẽ đạt được một số lợi ích nào đó nếu mình sở hữu đài TVB, ông ta quyết định không mua TVB nữa. Đơn giản là Murdoch không nghĩ mình có thể chiến thắng đa số thành viên Hội đồng Hành pháp. Và thực tế là mọi người sẽ còn nhớ tới TVB như một trò đùa giỡn của Murdoch.

Thất bại trong việc hợp tác giữa TVB và News Corp đã khiến Star TV thở phào nhẹ nhõm. Trước cả khi Murdoch tiếp cận TVB thì đài này đã là đối thủ duy nhất của Star

TV. Nếu tập đoàn tin tức và giải trí hùng mạnh News Corp có được TVB – đài truyền hình với bề dày lịch sử khiến các chương trình của nó có sức ảnh hưởng lớn hơn hẳn tầm ảnh hưởng của Star TV, thì tập đoàn này sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm hơn gấp nhiều lần. Sự hợp tác giữa TVB và Tập đoàn News Corp với sự hiểu biết cặn kẽ về thị trường châu Á cùng những kinh nghiệm dày dạn về truyền hình vệ tinh và truyền hình cáp sẽ là một liên minh đủ mạnh để hất Star TV ra khỏi vị trí số một.

Trong khi đó, Murdoch vẫn tiếp tục cuộc thương lượng với Star TV. Về phần mình, Star TV đang xem xét lời đề nghị từ các đối tác. Tập đoàn Pearson chưa từ bỏ cuộc chiến, bây giờ lại có thêm Time Warner và một tập đoàn tài chính quốc tế với Công ty Turner Broadcasting System Incorporated Atlanta, Georgia cũng theo đuổi công ty của Lý Gia Thành. Nhưng Murdoch có vẻ vẫn là đối tác tiềm năng nhất. Ông đã trả 425 triệu đô-la Mỹ cho cổ phần của Star TV.

Một cuộc thương lượng đã được tiến hành và Richard – người đại diện của Lý Gia Thành đã đứng ra đàm phán. Nhưng địa điểm diễn ra cuộc thương lượng bỗng nhiên bị thay đổi. Ngày 23 tháng 7 năm 1993, sau khi bay tới Corsica, Richard đã lên du thuyền Morning Glory của Rupert Murdoch để gia nhập phái đoàn đàm phán của chính Murdoch, gồm Sam Chisolm – ông chủ dịch vụ truyền hình vệ tinh trực thuộc Tập đoàn News Corp, Chase Carey – Tổng Giám đốc Tập đoàn Fox Incorporated và tất nhiên là cả “ông hoàng” Murdoch nữa. Murdoch cho rằng việc giao dịch thành công tại vùng lãnh thổ trên mặt nước của mình chứ không phải tại ngôi nhà trên đất liền của đối tác chắc chắn sẽ nâng quyền lực của ông trong cuộc giao dịch lên rất nhiều. Về sau, Murdoch nổi tiếng trong lĩnh vực truyền thông với việc mua lại các tài sản đang gặp trục trặc. Đầu tiên chỉ với các tờ báo, sau đó ông phát triển chúng thành các doanh nghiệp sinh lợi. Murdoch đã làm sống lại các tờ báo như Times of London, Sunday Times, New York Post và Boston Herald. Tất cả đều là các tờ báo ở các thành phố lớn và chính chúng đã củng cố lòng ham thích chủ nghĩa thế giới và quốc tế của Murdoch.

Giờ đây, khi giao dịch với một đối tác 26 tuổi – người sẽ trở thành một ông trùm tư bản nay mai, Murdoch cảm thấy với mức giá mình đưa ra, chắc chắn Star TV sẽ là của ông. Tuy nhiên, vấn đề duy nhất của Murdoch là ông quá mong muốn có được Star TV. Cuộc thương lượng kéo dài tổng cộng sáu tiếng đồng hồ và Murdoch kỳ kèo mặc cả suốt quãng thời gian ấy. Tuy nhiên, Richard – Lý Gia Thành thứ hai vẫn vô cùng kiên quyết. Lời chào giá ban đầu trị giá 425 triệu đô-la Mỹ cách đó vài tháng của Murdoch không mấy ấn tượng với Richard. Anh muốn có nhiều hơn thế. Nhưng sau sáu tiếng đồng hồ, cuối cùng bản hợp đồng giao dịch cũng được ký kết. Murdoch sẽ nắm phần lớn cổ phần của Hutch Vision – tập đoàn chủ chốt điều khiển Star TV. Đổi lại, để có được 63,6% cổ phần, Murdoch sẽ phải trả 525 triệu đô-la Mỹ. Với 36,4% cổ phần còn lại, bằng Tập đoàn Hòa Ký Hoàng Phố và Công ty Genza Investments, Lý

Gia Thành cùng con trai vẫn nắm quyền sở hữu tập đoàn, bao gồm cả việc toàn quyền sở hữu AsiaSat. Thêm vào đó, 525 triệu đô-la sẽ được Tập đoàn News Corp trả một phần bằng tiền mặt, phần còn lại bằng trái phiếu. Murdoch sẽ tăng tỷ lệ tiền mặt trả nếu cổ phiếu ông được mua là loại cổ phiếu ưu tiên có thể hoán đổi và tỷ lệ trái phiếu sẽ tính cả 2,7% cổ phần của Tập đoàn News Corp giao cho Lý Gia Thành. Số cổ phần này sẽ giúp Lý Gia Thành thâm nhập được vào lĩnh vực truyền thông châu Âu, Mỹ và Australia. Khi giao dịch kết thúc, Richard nhanh chóng bay về Hồng Kông. Lý Gia Thành xem xét cuộc thương lượng và ngay sáng sớm hôm sau, ông gọi điện cho con trai. Cuộc gọi rất khẩn cấp. Lý Gia Thành nói: “Đây có vẻ là một thương vụ tốt đấy. Tiến hành đi con.” Richard Lý trả lời: “Vâng, thưa cha.”

Đối với Richard, với tinh thần làm việc chăm chỉ, thái độ nhiệt thành và các sách lược sáng suốt, anh đã xây dựng Star TV tới thời điểm có thể bán đi. Anh đã thực hiện dự án Star TV trong suốt ba năm, xây dựng nó từ ý tưởng, chăm sóc và sau cùng bán lại cho người muốn mua, nhưng giữ chắc giá cho tới tận phút cuối cùng. Tất nhiên thành công của Richard trong cuộc mua bán Star TV không phải chỉ do mình anh tạo nên. Chính cơ sở hạ tầng do Lý Gia Thành xây dựng đã đưa Richard lên nấc thang thành công. Và cũng chính những lời khuyên của các thành viên trong tập đoàn, những đối tác giàu có cùng sự ủng hộ, động viên của cha và Tập đoàn Hòa Ký Hoàng Phố đã thúc đẩy và tạo cơ hội cho anh phát triển Star TV thành một món hàng vô cùng hấp dẫn trên thị trường thế giới. So sánh với bất cứ nhà doanh nghiệp nào thì công việc kinh doanh của Richard cũng tốt đẹp, thậm chí còn tốt hơn cả công việc kinh doanh của công ty anh trai mình. Điều này đã khiến cha anh tự hào về anh, còn người anh trai thì cảm thấy vô cùng ghen tị.

Ngoại trừ một lời bình phẩm có phần tiêu cực từ Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamed thắc mắc không hiểu lý do Murdoch mua lại tới 64% cổ phần của Star TV nhằm mục đích gì nếu không phải là để “khống chế các tin tức chúng ta sẽ nhận được” thì tin tức về cuộc giao dịch Star TV đã tạo nên những phản ứng rất tốt. Cổ phiếu của Tập đoàn News Corp đã tăng 0,24 đô-la Australia và dừng ở mức 8,30 đô-la Australia một cổ phiếu. Trong khi đó, những lời bàn tán bên ngoài cũng rất tích cực. Peter Lui, nhà phân tích chứng khoán của Công ty Nikko Securities phát biểu: “Đây là một cuộc giao dịch có lợi cho cả đôi bên. Đối với Tập đoàn New Corp, cuộc giao dịch đã mở ra cánh cửa tiến thẳng vào lĩnh vực truyền thông vệ tinh khu vực. Về phía Hutch Vision, tất cả những khó khăn lâu dài về nguồn cung ứng chương trình từng phải đối mặt trước kia đã được giải quyết.” Tại Smith Barney, New York, nhà phân tích truyền thông John Reidy cho rằng việc Murdoch mua lại cổ phần của Star TV là một “nước cờ xuất sắc” của ông trùm tư bản người Australia này: “Ông ấy đã đầu tư đúng ngành, đúng chỗ và đúng lúc”. Với một số quan sát viên thì Murdoch đã mua lại vị trí lý tưởng của một người châu Á ở tầng lớp trung lưu muốn đốt tiền. Nhà phân tích truyền thông Neil Junor của Hãng Nat West Markets đã tổng kết cuộc giao dịch

này bằng lời chú thích: “Cho tới thời điểm này, truyền hình vẫn là một lĩnh vực kinh doanh riêng biệt gói gọn trong phạm vi từng khu vực. Với cuộc giao dịch này, Murdoch đã mở ra hành lang phân phối thứ ba, mang lại những lợi thế rõ rệt, hơn hẳn bất cứ một công ty truyền hình nào. Ông ấy đã trở thành nhà kinh doanh truyền hình hàng đầu thế giới”.

Không giống như cuộc giao dịch thất bại với đài TVB do phạm vào pháp lệnh truyền hình của Hồng Kông, giao dịch giữa Lý và Murdoch đáp ứng pháp lệnh viễn thông của chính phủ. Trong trường hợp này, pháp lệnh cho phép người nước ngoài sở hữu 100% cổ phần. Quan trọng hơn, đối với chính phủ, sự thành công của cuộc giao dịch này đã giúp trừ bỏ ham muốn của Murdoch đối với đài TVB. Howard Young, người triệu tập Ban Văn hóa Giải trí của Ủy ban Lập pháp phát biểu: “Tôi rất hoan nghênh bước đi linh hoạt của Tập đoàn News Corp trong việc tìm ra một giải pháp khác không cần phải lách luật. Tuy nhiên, về những lợi ích mà cuộc giao dịch này mang lại thì chúng ta còn phải chờ xem.”

Quả thực, hơn 500 nhân viên tại Hồng Kông vẫn còn phải chờ đợi. Sự thay đổi lãnh đạo mới của công ty đã khiến họ mất việc. Đối với Julian Mounter, ông sẽ chỉ phải chờ sáu tháng cho tới khi thay đổi lời từ chối làm việc dưới quyền Sam Chisolm – người đại diện của Murdoch. Ông này và một nhân viên cấp cao khác của Tập đoàn News Corp được cử tới Hồng Kông để nghiên cứu kỹ thị trường và quyết định sẽ phải làm gì với món đồ chơi châu Á mới của ông chủ. Không lâu sau đó, chính Murdoch đã gây ra một tổn thất lớn về tài chính bằng lời tuyên bố xúc phạm tới một trong những khách hàng quan trọng nhất. Chỉ vài ngày sau khi cuộc giao dịch thành công, tháng 4 năm 1993, ông đã thả một “quả bom chính trị” với bài phát biểu tại London: “Những tiến bộ của ngành viễn thông đã mang đến một mối đe dọa rõ ràng cho tất cả các chính thể chuyên chế ở khắp nơi”. Không chỉ đưa ra những lời bình luận ác ý về bản chất của thể chế chính trị và Chính phủ Trung Quốc, Murdoch còn muốn loại bỏ kênh BBC ra khỏi danh mục các chương trình do những bản tin về các vấn đề gây tranh cãi lôi thôi của Trung Quốc. Tuy nhiên, có nguồn tin mật cho rằng BBC đang rục rịch xây dựng một kênh bằng tiếng Ả Rập tại Trung Đông, một động thái vi phạm vào lãnh thổ của AsiaSat.

Trong khi đó, tại Hồng Kông, Star TV mới đang vấp phải các vấn đề khó khăn với Wharf Cable – công ty nắm độc quyền ngành công nghiệp cáp tại lục địa. Các cuộc tranh luận về việc Star TV sẽ được truyền bao nhiêu kênh qua Wharf đã khiến Tập đoàn News Corp vô cùng lo lắng.

Cuối cùng, khi những vấn đề này được giải quyết thì lại có rất nhiều quan điểm cho rằng trước khi thực hiện cuộc mua bán, sự cần cù hay đơn giản chỉ là khả năng nghiên cứu lạc hậu của Murdoch cũng không hữu ích là mấy. Herbert Granath, nhân vật có ảnh hưởng lớn trong giới truyền hình, Chủ tịch Tập đoàn Cable and International

Broadcast Group (ABC’s) cho rằng: “Có vẻ Murdoch không chịu làm bài tập về nhà. Làm kinh doanh ở châu Á rất khác biệt. Ở đó, hình thức quan trọng hơn cả.” Những lời bình luận từ các văn phòng đặt tại New York của các hãng truyền thông, đặc biệt là từ Tập đoàn ABC’s, cho rằng có thể Murdoch sẽ làm tốt hơn nếu ông ta chỉ nắm số cổ phần nhỏ và để yên cho gia đình họ Lý tiếp tục phát triển Star TV vào Trung Quốc.

Hẳn nhiên, Murdoch không thể tin rằng mình đã bị lừa tới hai lần bởi một người giàu có hơn. Thêm vào đó, việc Tập đoàn Pearson theo đuổi sát nút trong cuộc mua bán Star TV và vụ giao dịch thất bại với TVB đã khiến Murdoch trở thành đối tác nhiệt tình và nóng lòng nhất, thậm chí có lẽ còn không biết, hoặc không quan tâm, xem sự hợp tác này sẽ mang lại cho mình lợi ích gì. Đơn giản là bởi ông muốn có mối quan hệ với châu Á. Cuối cùng, hóa ra Asian Television Express lại là một cách kiếm tiền béo bở. Một Richard Lý chỉ mới 26 tuổi đã thắng được Murdoch, điều đó không chỉ chứng tỏ trí thông minh và sự khôn ngoan của con trai Lý Gia Thành, mà còn chứng minh rằng chỉ nguyên con số “một tỷ khách hàng” ở Trung Quốc thôi cũng đã đủ làm lóa mắt ngay cả một Rupert Murdoch vô song.

Hẳn nhiên, cuối cùng Murdoch cũng thu được lợi từ cuộc mua bán, ít nhất là thỏa mãn được khuynh hướng đế quốc của mình. Với mức giá mà Murdoch trả thì câu hỏi ai được ai mất trong cuộc mua bán này vẫn còn được đặt ra trong suốt hai năm sau. Tháng 5 năm 1995, Murdoch hoàn tất việc mua tiếp 36,4% cổ phần còn lại từ Tập đoàn Hòa Ký Hoàng Phố của Lý Gia Thành và Genza Investmanets SA của Richard Lý với giá 345 triệu đô-la Mỹ, tương ứng với 9.478.022 đô-la Mỹ mỗi một phần trăm cổ phần, cao hơn con số 8.254.717 đô-la Mỹ một phần trăm cổ phần Murdoch mua hai năm trước đây. Như vậy, vào năm 1993, Tập đoàn News Corp đã mua được một món hời hay phải mua với giá đắt hơn thực tế? Đối với Rupert Murdoch thì sự khác biệt này cũng chỉ làm hao tổn chút tiền lẻ trong túi, bởi vì ông đã tính rằng Star TV phải trị giá tới 3 tỷ đô-la Mỹ.

Về phía Lý Gia Thành, hẳn nhiên ông có thể tuyên bố đã có một cuộc giao dịch rất thành công. Khi giờ đây Murdoch đã có trong tay món đồ chơi châu Á thì Lý cũng đã lấy lại được số tiền lỗ khổng lồ. Thực tế là, cuộc mua bán này đã chứng tỏ khả năng nhạy bén với thời cuộc của Lý Gia Thành, bán đi một công ty đang thua lỗ cho đúng đối tượng với mức giá “hợp lý” – mức giá mà theo ban quản trị của Star TV là cao hơn vốn đầu tư ban đầu tới sáu lần.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.