Mật Mã Tài Năng

Chương 2: Tế bào tập luyện sâu



Tôi luôn giữ quan điểm cho rằng ngoại trừ những kẻ quá ngu ngốc, con người không khác nhau nhiều về năng lực trí tuệ mà chỉ khác nhau ở lòng nhiệt huyết và sự chăm chỉ mà thôi.

— Charles Darwin

BĂNG THôNG RỘNG CỦA TẠO HóA

Tập luyện sâu là một ý tưởng đầy sức mạnh bởi nó dường như thật kỳ diệu. Clarissa bắt đầu chỉ là một nhạc công bình thường, và trong vòng 6 phút, cô bé đạt được thành tựu đáng giá một tháng trời lao động. Một phi công chưa qua đào tạo, ẩn chứa đầy nguy cơ gây ra tai nạn, chui vào trong thiết bị của Link và trong vòng vài giờ đồng hồ, anh ta được trang bị thêm những khả năng mới. Sự thật về một nỗ lực có mục tiêu rõ ràng có thể tăng tốc độ học hỏi lên 10 lần nghe giống như một câu chuyện cổ tích, trong đó một nắm hạt giống nhỏ bé phát triển thành một giàn nho đầy quyến rũ. Nhưng kỳ lạ thay, giàn nho đầy quyến rũ đó hóa ra lại là một điều gì đó rất gần với thực tế của hệ thần kinh.

Trong phần đầu cuộc hành trình của mình, tôi đã được giới thiệu về một hợp chất vô cùng nhỏ bé gọi là myelin*. Nó Hình dạng của nó trông như thế nàyhình dưới đây.

Một trong những tác dụng phụ của myelin là nó khiến cho các nhà thần kinh học điềm đạm của chúng ta mỉm cười và ngỡ ngànglắp bắp giống những tay thám hiểm vừa bước chân lên bờ một lục địa mới, rộng lớn và đầy hứa hẹn. Họ không muốn xử sự như vậy – họ cố gắng hết sức để giữ thái độ nghiêm túc và ra dáng một nhà thần kinh học. Nhưng myelin không cho phép họ làm điều đó. Hiểu biết về myelin đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thế giới.

“Ồ, nó thật vĩ đại,” Tiến sỹ Douglas Fields, giám đốc Phòng thí nghiệm Sinh học Thần kinh Phát triển tại Viện Y học Quốc gia Bethesda ở Maryland nói. “Nói như thế là hơi sớm nhưng điều này có thể rất vĩ đại.”

VẬT CHẤT CỦA TàI NĂNG: Đây là tiết diện của hai dây thần kinh đang được bao bọc bởi myelin. Hình này chụp giai đoạn đầu của quá trình; một số dây thần kinh có thể được bao bọc bởi 50 lớp myelin. (Ảnh do R. Douglas Fields và Louis Dye, Viện Y học Quốc gia Mỹ cung cấp.)

Một trong những tác dụng phụ của myelin là nó khiến cho các nhà thần kinh học điềm đạm của chúng ta mỉm cười và lắp bắp giống những tay thám hiểm vừa bước chân lên bờ một lục địa mới, rộng lớn và đầy hứa hẹn. Họ không muốn xử sự như vậy – họ cố gắng hết sức để giữ thái độ nghiêm túc và ra dáng một nhà thần kinh học. Nhưng myelin không cho phép họ làm điều đó. Hiểu biết về myelin đã thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thế giới.

“Ồ, nó thật vĩ đại,” Tiến sỹ Douglas Fields, giám đốc Phòng thí nghiệm Sinh học Thần kinh Phát triển tại Viện Y học Quốc gia Bethesda ở Maryland nói. “Nói như thế là hơi sớm nhưng điều này có thể rất vĩ đại.”

“Mang tính cách mạng,” Tiến sỹ George Bartzokis, giáo sư thần kinh học tại Đại học California nói với tôi. Mylein là “chìa khóa để nói, đọc, để học các kỹ năng và trở thành con người.”

Như hầu hết mọi người, tôi có ấn tượng rằng chìa khóa để học các kỹ năng và trở thành con người nằm ngay trong các nơ-ron thần kinh của bộ não, mạng lưới những sợi thần kinh luôn lập lòe có mối liên hệ với nhau và thông qua những khớp thần kinh nổi tiếng mà chúng liên kết và giao tiếp với nhau. Nhưng Fields, Bartzokis và những người khác cho tôi biết, trong khi họ vẫn còn coi nơ-ron thần kinh và khớp thần kinh là tối quan trọng thì quan điểm mang tính toàn cầu về hệ thần kinh trung ương đang bị lung lay đến tận gốc rễ bởi một cuộc cách mạng tầm cỡ như Coperrnic trước đây. Sự bao bọc có vẻ như khiêm nhường này hóa ra lại đóng vai trò thiết yếu trong cách thức hoạt động của bộ não chúng ta, đặc biệt khi học các kỹ năng.

Cuộc cách mạng mà chúng ta đang nhắc tới diễn ra dựa trên ba thực tế đơn giản. (1) Mọi cử động, suy nghĩ hay cảm giác của con người đều là một tín hiệu điện có định thời gian một cách chính xác và được truyền đi thông qua các chuỗi nơ-ron – một mạch điện các dây thần kinh. (2) Myelin là chất bao bọc những dây thần kinh này và làm tăng sức mạnh, tốc độ và sự chính xác của các tín hiệu đó. (3) Chúng ta kích hoạt một mạch điện nào đó càng nhiều thì lượng myelin dùng để tối ưu hóa mạch đó càng lớn, và những cử động, suy nghĩ của chúng ta càng trở nên mạnh mẽ, nhanh chóng và trôi chảy hơn.

“Mọi hoạt động do nơ-ron thần kinh đảm nhiệm đều được thực hiện khá nhanh. Nó diễn ra như khi bật công tắc điện vậy,” Fields nói, ám chỉ các khớp thần kinh. “Nhưng bật công tắc không phải là cách chúng ta học mọi điều. Để chơi piano hay, chơi cờ hoặc chơi bóng rổ giỏi cần có nhiều thời gian và đó chính là điểm mạnh của myelin.”

“Các vận động viên xuất sắc làm gì khi được huấn luyện?” Bartzokis nói. “Họ gửi đi các xung điện chính xác theo các dây thần kinh, truyền tín hiệu để “myelin hóa” dây thần kinh đó. Sau buổi huấn luyện, họ có được một dây thần kinh tuyệt vời – băng thông rất rộng, một đường truyền T-3 tốc độ cao. Đó là điều khiến họ khác với những người như chúng ta.”

Tôi hỏi Fields liệu myelin có liên quan gì đến hiện tượng có một số lò sản sinh ra rất nhiều tài năng hay không. ông không chần chừ một chút nào. “Tôi dự đoán rằng các nữ gôngôn thủ Hàn Quốc có lượng myelin trung bình cao hơn các tay gôngôn đến từ những quốc gia khác,” ông nói. “Họ có nhiều myelin hơn ở các bán cầu não và ở những nhóm cơ phù hợp, và điều đó cho phép họ tối ưu hóa hệ thống mạch thần kinh. Điều này cũng sẽ đúng với các nhóm tài năng khác.”

“Tiger Woods nữa ư?” tôi hỏi.

“Tất nhiên là Tiger Woods,” Fields nói. “Anh chàng đó có rất nhiều myelin.”

Các nhà nghiên cứu như Fields đang bị myelin lôi cuốn bởi nó hứa hẹn cung cấp những hiểu biết sâu sắc về căn nguyên sinh học của việc học tập và rối loạn nhận thức. Tuy nhiên, với mục tiêu của chúng ta, các nghiên cứu về myelin giúp kết nối những cái nôi sản sinh tài năng với nhau và với cả những người bình thường như chúng ta nữa. Sự myelin hóa có mối quan hệ với kỹ năng của con người giống hệt như khái niệm kiến tạo mảng trong địa chất, hay sự lựa chọn tự nhiên trong quá trình tiến hóa. Nó giải thích sự phức tạp của thế giới bằng một cơ chế đơn giản và phù hợp. Kỹ năng được tạo thành là do lớp myelin bao bọc quanh các mạch điện thần kinh và phát triển tùy theo những tín hiệu nhất định. Câu chuyện về tài năng và kỹ năng chính là câu chuyện về myelin.

Clarissa không thể cảm nhận được nó, nhưng khi tập luyện sâu bản nhạc “Đám cưới vàng”, cô bé đã kích hoạt và tối ưu hóa một mạch thần kinh – và làm tăng lượng myelin.

Khi các phi công của Lực lượng Không quân Mỹ tập luyện sâu kỹ năng trong thiết bị huấn luyện của Edwind Link, họ đã kích hoạt và tối ưu hóa các mạng thần kinh – làm tăng lượng myelin.

Khi Ronaldo và Ronaldinho chơi futsal, họ kích hoạt và tối ưu hóa các mạng thần kinh thường xuyên hơn và chính xác hơn khi chơi bóng đá ngoài trời. Họ đã làm tăng lượng myelin.

Giống như bất kỳ phát kiến mang tính khai sáng nào, việc nhận thức tầm quan trọng của myelin đã khiến những quan niệm cũ phải lung lay. Sau khi tới thăm Fields và các nhà khoa học về myelin khác, tôi cảm thấy như mình vừa được đeo một cặp kính X-quang và nhìn thế giới theo một cách hoàn toàn mới. Tôi thấy các nguyên tắc về myelin không chỉ có ở những vườn ươm tài năng nói trên mà có cả khi những đứa trẻ nhà tôi tập piano, có trong nỗi ám ảnh về khúc côn cầu của bà xã tôi, và trong những lần hát karaoke điên cuồng của tôi nữa.* Đó là một cảm giác tuyệt diệu, không hề mơ hồ chút nào, một cảm giác phấn chấn và hạnh phúc khi thay thế việc suy đoán và bùa phép bằng một cơ chế dễ hiểu, rõ ràng. Những câu hỏi (H) mơ hồ đã bắt đầu có những lời đáp (Đ) tập trung.

H: Tại sao rèn luyện có mục tiêu, tập trung vào các sai sót có thể mắc phải lại hiệu quả như vậy?

Đ: Vì cách tốt nhất để tạo ra một hệ mạch thần kinh tốt là kích hoạt nó, để tâm đến lỗi, rồi lại kích hoạt mạch đó, lặp đi lặp lại. Đấu tranh không phải là một lựa chọn: đó là một yêu cầu mang tính sinh học.

H: Tại sao đam mê và kiên định lại là những yếu tố then chốt của tài năng?

Đ: Vì việc bọc myelin quanh một hệ mạch lớn đòi hỏi rất nhiều năng lượng và thời gian. Nếu không yêu nó, bạn sẽ không bao giờ làm việc đủ chăm chỉ để trở nên vĩ đại.

H: Con đường tốt nhất để đến được Nhà hát Carnergie*? Đ: Đi thẳng Phố Myelin.

Hành trình đến Phố Myelin của tôi bắt đầu bằng cuộc ghé thăm một tủ ấp tại Phòng thí nghiệm Sinh học Thần kinh Phát triển thuộc Viện Y học Quốc gia. Tủ ấp có kích thước chỉ bằng một cái tủ lạnh nhỏ, bên trong có các giá kim loại sáng bóng. Trên những giá đó, có vài hàng đĩa kính nông chứa thứ chất lỏng màu hồng trông như nước uống Gatorade dùng trong thể thao. Trong chất lỏng đó, các điện cực bạch kim đang gửi đi những dòng điện vô cùng nhỏ bé tới những nơ-ron thần kinh của chuột đang được bao phủ bởi một chất màu trắng, sáng bóng như ngọc trai.

“Nó đấy,” tiến sỹ Fields nói. “Đó chính là thứ vật chất ấy.”

Fields, 54 tuổi, là một người đàn ông mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực với nụ cười luôn rộng mở và dáng đi hoạt bát. Vốn là một nhà hải dương học chuyên ngành sinh học, ông đang phụ trách một phòng thí nghiệm gồm 6 người và 7 phòng làm việc có trang bị những cái bình đang kêu xì xì, những hộp điện kêu rì rầm và hàng bó dây điện, ống nước được lắp với nhau giống như một con tàu ngăn nắp và hiệu quả. Bên cạnh đó, Fields có thói quen của một thuyền trưởng, đó là khiến những vấn đề quan trọng, vô cùng lý thú trở thành hết-sức-thản-nhiên. Câu chuyện càng lý thú, ông càng khiến nó trở nên chán ngắt. Ví dụ, ông kể cho tôi nghe chuyến leo núi El Capitan cao hơn 1.000 mét tại Yosemite trong 6 ngày mà ông đã thực hiện vào mùa hè hai năm trước đây. Tôi đã hỏi ông về cảm giác ngủ khi bị treo vắt vẻo trên một sợi dây cao hàng nghìn mét so với mặt đất ra sao, ông nói “Thật ra cũng không khác lắm đâu,” vẻ mặt của ông không biến đổi chút nào, đến mức tôi có cảm giác là mình đang nghe ông nói về việc đi mua rau vậy. “Anh sẽ thích nghi được thôi.”

Lúc này, Fields tiến tới chỗ tủ ấp, rút ra một cái đĩa đựng thứ chất lỏng màu hồng và đưa nó vào dưới kính hiển vi. “Hãy nhìn xem,” ông nói hết sức bình thản.

Tôi nghiêng người về phía trước, chờ mong được nhìn thấy một điều gì đó thật viễn tưởng và ma thuật. Nhưng, thay vào đó, tôi chỉ nhìn thấy một bó lộn xộn các sợi trông giống sợi mỳ spaghetti mà Fields đã thông báo trước là các dây thần kinh. Myelin khó nhìn thấy hơn, đó là những gợn sóng khá mờ nhạt ở mép các nơ-ron thần kinh. Tôi chớp mắt, tập trung lại và gắng sức hình dung xem làm cách nào mà chất này có thể là điểm liên kết chung giữa Mozart và Michael Jordan, hay ít nhất là chìa khóa để nâng cao khả năng chơi gôngôn của mình.

May sao, tiến sỹ Fields là một giáo viên tốt, và trong các buổi trò chuyện của chúng tôi những ngày trước đó, ông đã giải thích hai nguyên tắc làm cơ sở để hiểu về myelin và kỹ năng. Nói chuyện với ông, cũng như với rất nhiều nhà thần kinh học khác, tôi cảm thấy như đang leo núi: cần đổ một chút mồ hôi, nhưng bạn sẽ có một cái nhìn mới mẻ và cao quý.

Dành cho những người mới bắt đầu, Kiến thức Khoa học Hữu ích về Bộ não thứ nhất là: Thật ra, mọi hoạt động đều là kết quả của các xung điện được gửi đi trong các chuỗi dây thần kinh. Về cơ bản, bộ não của chúng ta là hàng bó những sợi dây điện – 100 tỷ dây dẫn được gọi là nơ-ron thần kinh, kết nối với nhau bằng các khớp thần kinh. Mỗi khi bạn tập luyện một thứ gì đó – hát một bài hát, vung gậy bóng chày, đọc câu văn này – có một mạng chuyên biệt cao lóe sáng trong đầu bạn, giống như một chuỗi đèn trang trí trong dịp Giáng sinh. Kỹ năng đơn giản nhất – có thể là cú ve trái khi chơi quần vợt chẳng hạn – bao gồm một mạng thần kinh với hàng trăm nghìn dây thần kinh và khớp thần kinh.

Về cơ bản, từng mạch trên trông như thế nàysơ đồ trên.

Đầu vào là tất cả các sự việc diễn ra trước khi chúng ta thực hiện một hành động: nhìn thấy quả bóng, cảm thấy vị trí của cây vợt trong tay, quyết định vung gậy. Đầu ra là bản thân hành động đó: các tín hiệu khiến các cơ chuyển động tại đúng thời điểm và có đủ lực để tiến một bước, xoay hông, xoay vai, vung tay.

Khi chơi một cú ve trái (hay chơi một hợp âm La thứ, hoặc đi một nước cờ), một xung điện truyền theo các dây thần kinh, giống như điện áp truyền trong lõi dây, kích thích các dây thần kinh khác hoạt động. Điểm quan trọng ở đây là những mạng điện này, không như những cơ bắp dễ bảo và vô thức của chúng ta, là trung tâm điều khiển đích thực của mọi chuyển động, suy nghĩ và kỹ năng của con người. Nói một cách sâu sắc, mạch thần kinh là sự chuyển động: nó ra lệnh một cách chính xác thời gian và cường độ của từng sự co dãn cơ, hình dạng và nội dung của từng suy nghĩ. Một mạch uể oải, không đáng tin cậy tương đương một chuyển động uể oải, không đáng tin cậy. Nói cách khác, một mạch nhanh, đồng bộ có nghĩa là một chuyển động nhanh, đồng bộ. Khi một huấn luyện viên sử dụng cụm từ “bộ nhớ cơ bắp”, thật ra ông ta đang nói về các mạch thần kinh; nhờ chúng mà cơ của chúng ta hoạt động được, như những con rối mà không cần dây nối điềểu khiển. Như tiến sỹ Fields đã phát biểu, kỹ năng của chúng ta đều nằm trong những sợi dây dẫn đó.

Tiếp đến là Kiến thức Khoa học Hữu ích thứ hai về Bộ não: càng phát triển một mạch kỹ năng, chúng ta càng ít có ý thức khi sử dụng nó. Chúng ta được tạo ra để khiến các kỹ năng trở thành tự động, để cất nó vào khu vực tiềm thức của trí não. Quá trình này, còn gọi là tính tự động, tồn tại bởi những lý do mạnh mẽ thuộc về tiến hóa. (Càng xử lý sự việc trong phần tiềm thức của bộ não, chúng ta càng có khả năng nhận ra con hổ với hàm răng nhọn hoắt đang nấp trong bụi rậm.) Nó cũng tạo ra một ảo giác có sức thuyết phục cao: kỹ năng một khi đã đạt được sẽ tạo ra cảm giác hoàn toàn tự nhiên, giống như một điều gì đó mà chúng ta đã luôn luôn thực hiện.

Minh họa của Jim Gallagher về một sợi dây thần kinh được bao bọc bởi myelin

Hai kiến thức này – kỹ năng là các mạch điện trong bộ não và tính tự động – tạo ra một sự kết hợp đầy nghịch lý: chúng ta mãi mãi tạo ra những mạch điện phức tạp, bao la và chúng ta cũng liên tục quên đi rằng mình đã tạo ra chúng. Đó là khi myelin xuất hiện.

Nói rằng myelin trông chán ngắt là chúng ta đã tôn vẻ đẹp của nó lên. Myelin trông không hoàn toàn chán ngắt. Nó buồn tẻ tuyệt đối, không ngơi nghỉ và kỳ diệu. Nếu coi bộ não là tòa nhà Blade Runner với các cấu trúc thần kinh sáng chói, ánh sáng chớp tắt liên tục và những xung điện chạy vèo vèo thì myelin giữ vai trò khiêm nhường của nhựa rải đường. Nó là cơ sở hạ tầng đồng bộ, có vẻ hơi trì trệ. Nó được tạo nên bởi một hợp chất gọi là màng phospholipid, một loại chất béo đậm đặc bao bọc như băng dính điện xung quanh một sợi dây thần kinh, ngăn ngừa các xung điện bị rò rỉ ra ngoài. Nó có một loạt hình dạng trụ tròn và dài khác nhau, chứ không chỉ giống như mô tả kém hoa mỹ của một nhà thần kinh học là “một thỏi xúc xích”.

Với tầm quan trọng có vẻ hết sức hiển nhiên của nơ-ron thần kinh, các nhà nghiên cứu về bộ não đầu tiên đã tự tin đặt tên cho bộ môn khoa học mới của mình là thần kinh học (theo nghĩa đen là nơ-ron học – neurology), mặc dù myelin và các tế bào hỗ trợ khác của nó, được gọi là chất trắng, chiếm hơn một nửa khối lượng bộ não. Trong một thế kỷ, các nhà nghiên cứu đã tập trung sự chú ý vào các nơ-ron thần kinh và khớp thần kinh hơn là lớp bọc có vẻ trì trệ xung quanh chúng. Lớp bọc này mới chỉ được nghiên cứu chủ yếu trong mối quan hệ với các bệnh xơ cứng tế bào và tự miễn dịch dẫn tới phá hủy myelin. Như chúng ta đã thấy, các nhà nghiên cứu đã đúng trong hầu hết các sự việc – quả thực nơ-ron và khớp thần kinh có thể giải thích gần như mọi hiện tượng tâm thần: trí nhớ, tình cảm, điều khiển cơ, nhận thức cảm tính… Tuy nhiên, có một câu hỏi vô cùng quan trọng mà các nơ-ron không thể giải thích được là: Tại sao con người lại mất rất nhiều thời gian để học các kỹ năng phức tạp?

Một trong những manh mối đầu tiên về vai trò của myelin đã được khám phá vào giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX nhờ một thí nghiệm liên quan đến chuột và những chiếc xe ben đồ chơi của hãng Tonka. Bill Greenough, giáo sư thuộc Đại học Illlinois, đã nuôi ba nhóm chuột theo các cách khác nhau. Nhóm thứ nhất, các cá thể chuột được nuôi tách riêng, mỗi con trong một hộp nhựa lớn. Những con chuột thuộc nhóm thứ hai được nuôi với một con khác nhưng cũng trong hộp nhựa. Còn nhóm thứ ba được nuôi trong một môi trường đã được bổ sung các điều kiện phụ trợ; chúng được sống chung với đồng loại và có rất nhiều đồ chơi, có thể chơi theo bản năng, thậm chí chúng có thể thử khám phá cơ chế đòn bẩy trên chiếc xe ben hoạt động như thế nào.

Hai tháng sau, khi Greenough mổ phân tích bộ não của những con chuột thí nghiệm, ông thấy rằng lượng khớp thần kinh của nhóm nuôi trong môi trường bổ sung các yếu tố phụ trợ tăng 25% so với chuột ở hai nhóm kia. Nghiên cứu của Greenough đã được đón nhận nồng nhiệt, giúp thiết lập nên ý tưởng về tính mềm dẻo của bộ não, cụ thể là quan niệm cho rằng bộ não có các cửa sổ có thể phát triển, mở rộng vô cùng quan trọng; và trong quá trình đó, sự phát triển của bộ não là sự phản ánh môi trường sống của động vật. Nhưng ẩn sâu trong nghiên cứu của Greenough là một khám phá thứ hai bị phần lớn cộng đồng khoa học bỏ qua. Một điều gì đó khác nữa cũng đã góp phần làm tăng 25% số lượng khớp thần kinh trong bộ não của nhóm chuột thứ ba: đó là chất trắng – myelin.

“Chúng ta đã lờ đi myelin; mọi người nghĩ rằng nó chỉ là kẻ ngoài cuộc,” Greenough nói. “Nhưng rõ ràng, những vấn đề lớn đang xảy ra ở đó.”

Tuy nhiên, nơ-ron và khớp thần kinh tiếp tục chiếm phần chủ đạo trong sự quan tâm của giới nghiên cứu cho đến năm 2000, khi một kỹ thuật mới, hữu hiệu có tên là Chụp hình cơ căng khuếch tán* cho phép các nhà thần kinh học đo và vẽ lại sơ đồ myelin trong các chủ thể sống. Đột nhiên, các nhà nghiên cứu bắt đầu kết nối các điểm thiếu hụt thuộc cấu trúc trong myelin với một loạt các rối loạn, bao gồm bệnh khó đọc, tự kỷ, rối loạn tập trung, hội chứng stress sau chấn thương, và thậm chí sự nói dối mang tính bệnh lý. Trong khi nhiều nhà nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa myelin và các loại bệnh thì một nhóm khác lại quan tâm đến vai trò mà myelin có thể đảm nhận đối với những cá nhân bình thường, thậm chí cả những người phải hoạt động với cường độ cao.

Nhiều nghiên cứu sau đó đã đi theo hướng này. Năm 2005, Fredrik Ullen đã quét hình bộ não của các nhạc công piano trong dàn nhạc giao hưởng và phát hiện ra một mối quan hệ trực tiếp tương ứng giữa thời gian tập luyện và chất trắng. Năm 2000, Torkel Klingberg đã liên hệ kỹ năng đọc với sự gia tăng của chất trắng, và năm 2006, Jesus Pujol đã làm tương tự với sự phát triển vốn từ vựng. Năm 2005, nghiên cứu của Bệnh viện Nhi đồng Cincinnati trên 47 trẻ em bình thường tuổi từ 5 đến 18 cho thấy mối quan hệ tương quan giữa việc tăng chỉ số thông minh IQ với sự gia tăng tổ chức và mật độ của chất trắng.

Những nhà nghiên cứu khác, như tiến sỹ Fields, đã khám phá ra cơ chế mà qua đó sự gia tăng myelin này diễn ra. Như ông đã mô tả trong một nghiên cứu năm 2006 đăng trên tạp chí Nơ-ron, các tế bào hỗ trợ (được gọi là tế bào thần kinh đệm ít gai và tế bào hình sao) cảm nhận được sự kích hoạt mạch điện của hệ thần kinh và phản hồi lại bằng cách bọc thêm nhiều lớp myelin xung quanh sợi thần kinh đang hoạt động đó. Dây thần kinh càng được kích hoạt nhiều thì càng nhiều myelin được bọc xung quanh nó. Càng nhiều myelin được bọc xung quanh thì tín hiệu càng truyền đi nhanh hơn, vận tốc truyền tín hiệu tăng lên 100 lần so với những tín hiệu được truyền qua những dây thần kinh không được bọc myelin.

Các nghiên cứu ngày càng nhiều thêm, dần dần kết hợp với nhau thành một bức tranh hoàn toàn mới. Myelin là cấu trúc hạ tầng, điều này là chính xác, nhưng kèm theo đó là một đặc tính có tác động vô cùng mạnh mẽ: trong thủ phủ bao la của bộ não, myelin lặng lẽ chuyển đổi các con ngõ hẻm thành những đường cao tốc rộng thênh thang với tốc độ ánh sáng. Giao thông trong hệ thần kinh vốn chỉ lăn bánh với tốc độ hơn 3km/h, nay có thể tăng tốc lên gấp 100 lần với sự giúp sức của myelin. Thời gian trễ (thời gian chờ giữa tín hiệu này và tín hiệu tiếp theo) giảm xuống 30 lần. Tốc độ tăng lên kết hợp với thời gian trễ giảm xuống đã đẩy khả năng xử lý thông tin nói chung cao lên 3.000 lần – đúng như một băng thông rộng.

Ngoài ra, myelin có khả năng điều hòa vận tốc, sự tăng tốc hay thậm chí, đôi khi làm chậm các tín hiệu một chút để chúng có thể đến các khớp thần kinh tại thời điểm tối ưu. Thời gian là tối quan trọng, bởi các nơ-ron mang tính nhị phân: chúng chỉ có thể bật hoặc ngắt, không có vùng xám trung gian. Chúng có được kích hoạt hay không thuần túy dựa vào việc xung điện tới có đủ lớn để vượt qua ngưỡng kích thích hay không. Để diễn giải cho mối quan hệ mật thiết này, Fields bảo tôi hãy tưởng tượng một mạch kỹ năng trong đó 2 nơ-ron phải kết hợp xung điện của chúng để một nơ-ron thứ ba có ngưỡng kích thích cao hơn hoạt động – giả sử như để vung gậy đánh gôngôn chẳng hạn. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ: để kết hợp chính xác, hai xung điện này phải đến gần như chính xác cùng một thời điểm – kiểu như hai người nhỏ bé cùng lao đến một cánh cửa nặng nề để đẩy cho cửa mở ra. Điều này yêu cầu cửa sổ thời gian mở ra trong khoảng 4 mili giây, hay bằng một nửa thời gian để một con ong vỗ cánh một lần. Nếu hai tín hiệu đầu tiên đến lệch nhau nhiều hơn 4 mili giây, cánh cửa sẽ bị đóng lại, nơ-ron vô cùng quan trọng thứ ba không được kích hoạt, và quả bóng gôngôn sẽ không thể bay lên khỏi đám đất gồ ghề. “Bộ não của bạn có nhiều liên kết và nhiều khả năng có thể xảy ra đến nỗi các giengen di truyền không thể mã hóa nơ-ron thần kinh để điều chỉnh thời gian với độ chính xác cao,” Fields nói. “Nhưng bạn có thể tạo ra myelin để làm điều đó.”

Đây là thời điểm con người học tập. Mạch điện được kích hoạt và các tế bào thần kinh ít nhánh vươn ra, bắt đầu bao bọc các sợi dây thần kinh bằng myelin. Đó là lúc kỹ năng ra đời (Theo bài “Chất trắng thật quan trọng” của tiến sỹ Douglas Fields, trong cuốn Khoa học Mỹ (2008), trang 46).

Cho đến nay, trong khi cơ chế tối ưu hóa vô cùng chính xác vẫn còn là một điều bí ẩn

– Fields giả thuyết rằng một vòng lặp phản hồi đang làm việc để giám sát, so sánh và thống nhất các đầu vào – bức tranh tổng thể đã tạo ra được một quá trình suôn sẻ đủ làm hài lòng Darwin: kích hoạt thần kinh tạo ra myelin, myelin kiểm soát tốc độ xung điện, và tốc độ xung điện chính là kỹ năng. Myelin không khiến khớp thần kinh trở nên không quan trọng – trái lại, Fields và các nhà thần kinh học khác nhấn mạnh rằng thay đổi của các khớp thần kinh giữ vai trò chủ yếu trong quá trình học tập. Nhưng myelin giữ vai trò to lớn trong cách mà kiến thức đã học tập đó được bộc lộ. Như Fields đã phát biểu, “Các tín hiệu phải truyền đi với một tốc độ chính xác, đến đúng nơi, ở thời điểm chính xác và sự hình thành myelin là cách bộ não kiểm soát tốc độ đó.”

Học thuyết về myelin, theo quan điểm của tiến sỹ Fields, thật sự ấn tượng. Nhưng điều khiến tôi nhớ chính là vấn đề ông chỉ cho tôi sau đó: một chút khái niệm lờ mờ về một bộ não đang được tập luyện sâu. Chúng tôi đi dọc theo một hành lang hẹp tới văn phòng của một đồng nghiệp và nhìn thấy một cảnh tượng giống như hình ảnh dưới đáy biển của Jules Verne: những hình dạng giống như mực ống màu xanh lục rực trỡ trên nền đen, những tua cảm giác của chúng vươn tới các sợi thần kinh mỏng manh. Fields cho tôi biết các hình dạng giống mực ống đó là các tế bào thần kinh đệm ít gai – biệt ngữ trong phòng thí nghiệm là oligo, những tế bào tạo ra myelin. Khi một sợi thần kinh được kích hoạt, oligo cảm thấy điều này, nó bám chặt lấy và bắt đầu bao bọc xung quanh sợi thần kinh. Mỗi tua cảm giác cuộn tròn lại rồi kéo dài ra khi oligo siết chặt để đẩy tế bào chất ra ngoài cho đến khi chỉ còn một lớp màng tế bào myelin ở lại. Với một quyết định cao cả, myelin vẫn gắn với oligo, tiếp tục bọc nhiều lớp quanh dây thần kinh và di chuyển theo đường xoắn ốc đến đầu kia để tạo ra hình dạng xúc-xích đặc trưng, cố định, giống như đai ốc có ren dọc theo sợi thần kinh.

“Đây là một trong những quá trình tương tác giữa tế bào với tế bào phức tạp và tinh tế nhất,” Fields nói. “Và nó diễn ra rất chậm. Việc bao bọc quanh dây thần kinh diễn ra 40 đến 50 lần và có thể diễn ra trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần. Hãy hình dung quá trình đó với toàn bộ một nơ-ron thần kinh, rồi toàn bộ mạng lưới với hàng nghìn dây thần kinh. Nó giống như việc bọc cách điện cho một dây cáp nối liền hai bờ Đại Tây Dương.”*

Như vậy, bức tranh toàn cảnh là như thế này: mỗi khi chúng ta tập luyện sâu một cú vung gậy số 9, một hợp âm guitar hay khởi đầu một ván cờ, chúng ta chậm rãi cài đặt băng thông rộng vào hệ mạch thần kinh của mình. Chúng ta gửi một tín hiệu mà các tua cảm giác màu xanh nhỏ bé có thể cảm nhận được; chúng phản ứng lại bằng cách vươn tới các sợi dây thần kinh. Chúng níu chặt lấy, kêu tí tách và tạo một lớp bọc khác lên lớp bọc trước. Chúng tạo thêm nhiều lớp bọc dọc theo dây thần kinh, giúp tăng cường độ và sự chính xác cho mạng kỹ năng. Và điều này có thể được hiểu là kỹ năng và tốc độ được cải thiện hơn trước một chút. Vật lộn với khó khăn không phải là điều con người có thể chọn lựa – về mặt thần kinh học, đó là yêu cầu: để kích hoạt mạch kỹ năng của mình một cách tối ưu, như đã nói ở trên, bạn phải kích hoạt nó ở dưới mức tối ưu; bạn phải mắc lỗi và dành sự chú ý cho những lỗi lầm đó; bạn phải chậm rãi dạy dỗ mạch điện của mình. Bạn cũng phải liên tục kích hoạt mạch điện – bằng cách tập luyện chẳng hạn – để giữ cho myelin luôn thực hiện chức năng một cách chính xác. Nói cho cùng, myelin là một tế bào sống.

Tóm lại: đã đến lúc chúng ta phải nhớ lại câu châm ngôngôn: rèn luyện tạo ra sự hoàn hảo. Sự thật là rèn luyện tạo ra myelin và myelin tạo ra sự hoàn hảo. Và myelin hoạt động theo một số nguyên tắc cơ bản như sau:

1. Kích hoạt mạng lưới là tối quan trọng. Myelin không được tạo ra để đáp ứng những ước mơ ngây thơ, hay những ý tưởng hoặc thông tin mập mờ trôi qua nhẹ nhàng như khi ngâm mình trong bồn nước ấm. Cơ chế được xây dựng nên để đáp ứng lại các hành động: theo nghĩa đen là các xung điện được truyền dọc theo các dây thần kinh. Nó đáp ứng lại sự diễn ra lặp đi lặp lại một cách cấp bách. Trong những chương tới, chúng ta sẽ bàn luận về những nguyên nhân thuộc về tiến hóa, nhưng lúc này, chúng ta chỉ cần ghi nhớ một cách đơn giản rằng: tập luyện sâu được hỗ trợ bởi việc đạt được trạng thái cơ bản, tức là khi chúng ta chú tâm, cảm thấy khao khát và tập trung, thậm chí đến mức gần như tuyệt vọng.

2. Myelin mang tính phổ quát. Một kích cỡ có thể vừa vặn với mọi kỹ năng. Myelin không “biết” rằng nó đang được dùng để chắn bóng trên lưới hay chơi một bản nhạc của Schubert: dù cho mục đích sử dụng là gì, nó vẫn phát triển dựa trên những quy luật như nhau. Myelin hoạt động theo chế độ trọng dụng nhân tài: các mạch điện thần kinh nào hoạt động thì sẽ được myelin bao bọc. Nếu bạn đến Trung Quốc, myelin sẽ bao bọc các dây thần kinh giúp bạn chia các động từ tiếng Trung Quốc. Nói cách khác, myelin không quan tâm bạn là ai – nó chỉ quan tâm bạn làm gì mà thôi.

3. Myelin chỉ bao bọc mà không tháo lớp bọc đó ra. Giống như một máy rải nhựa đường, quá trình tạo ra myelin chỉ xảy ra một chiều. Khi một mạch kỹ năng đã được bọc myelin, bạn không thể tách lớp bao bọc đó ra được (trừ trường hợp do tuổi tác hoặc bệnh tật). Đó là lý do tại sao khó có thể phá vỡ các thói quen. Một cách duy nhất để thay đổi chúng là tạo ra những thói quen mới bằng cách lặp đi lặp lại những hành vi mới – bằng cách bọc myelin quanh những mạch dây thần kinh mới.

4. Tuổi tác cũng quan trọng. Khi chúng ta còn nhỏ, myelin gia tăng đột ngột, một số do giengen di truyền xác định, một số khác phụ thuộc vào hoạt động. Những lớp bọc dồn dập này được duy trì cho đến khi chúng ta khoảng 30 tuổi, tạo ra một giai đoạn vô cùng quan trọng, khi bộ não đặc biệt dễ tiếp thu và học tập những kỹ năng mới. Sau đó, chúng ta tiếp tục trải qua giai đoạn tăng thêm myelin cho đến tuổi 50, khi lượng thu được bằng lượng mất đi – may sao, 5% oligo vẫn chưa trưởng thành, luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu bọc cách điện. Nhưng bất cứ ai đã từng thử học một ngôngôn ngữ hay chơi một nhạc cụ ở giai đoạn sau của cuộc đời cũng đều có thể chứng thực rằng cần nhiều thời gian và mồ hôi hơn để tạo ra hệ mạch cần thiết. Đây là lý do tại sao phần lớn những chuyên gia tầm cỡ thế giới đều khởi đầu từ khi còn trẻ. GienGen di truyền của họ không thay đổi khi họ lớn lên, nhưng khả năng tạo ra myelin thì có thay đổi.

Ở một mức độ nào đó, nghiên cứu về myelin có vẻ giống như một ngành ngoại đạo mới của khoa học về thần kinh. Nhưng ở một góc độ khác, myelin tương tự với một cơ chế phát triển khác mà bạn vẫn sử dụng hàng ngày: cơ bắp. Nếu sử dụng cơ bắp theo một cách nhất định – như gắng sức nâng những đồ vật mà bạn khó có thể nâng lên nổi – những cơ bắp đó sẽ phản hồi bằng cách trở nên khỏe hơn. Nếu kích hoạt cách mạch điện đúng cách – bằng cách cố gắng làm những việc mà bạn khó có thể làm nổi, tức tập luyện sâu – thì những mạch kỹ năng của bạn sẽ phản hồi bằng cách trở nên nhanh và uyển chuyển hơn nhiều.

Các quan điểm về việc sử dụng cơ bắp của chúng ta đã thay đổi. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, còn tương đối ít người chạy ma-ra-tông hay theo đuổi việc tập thể hình. Những người xuất sắc ở những bộ môn này được cho là sở hữu một tài năng đặc biệt. Quan điểm đó đã đổi chiều khi chúng ta biết được hệ tuần hoàn của con người thực sự hoạt động như thế nào: chúng ta có thể cải thiện hệ tuần hoàn bằng cách đặt ra mục tiêu cho hệ thống ưa khí hoặc kị khí. Con người có thể khiến tim và cơ bắp trở nên khỏe hơn nhờ việc buộc bản thân phải hoạt động ở rìa tới hạn của khả năng – nâng một quả tạ hơi nặng hơn hay cố chạy một khoảng cách dài hơn một chút. Điều đó chứng tỏ những người bình thường có thể dần dần trở thành vận động viên thể hình hoặc vận động viên ma-ra-tông nếu biết tận dụng sức mạnh của những cơ chế khoa học.

Việc coi kỹ năng giống như cơ bắp đòi hỏi một sự thay đổi lớn – có thể nói chúng ta phải tạo ra một mạch hiểu biết mới. Trong khoảng 150 năm qua, chúng ta đã hiểu về tài năng thông qua mô hình về kiểu giengen di truyền và môi trường mà Darwin đề xuất, còn gọi là bẩm sinh và nuôi dưỡng. Chúng ta đã lớn lên với quan niệm sai lầm rằng giengen di truyền ban cho ta những món quà độc đáo và môi trường mang lại những cơ hội độc đáo để thể hiện món quà đó. Theo bản năng, chúng ta ghi nhận kiểu thành công ở những lò sản sinh tài năng xa xôi, nghèo đói (như những sân bóng đá của Brazil) là do những kẻ chịu thua thiệt thì cố gắng nhiều hơn và khao khát thành công hơn. (Bất kể thế giới đang có hàng triệu người nghèo đói và tuyệt vọng khác cũng đang cố gắng một cách tuyệt vọng để thành công trong sự nghiệp bóng đá.) Nhưng mô hình của myelin chỉ ra rằng những cái nôi tài năng cụ thể đó thành công không phải chỉ vì những người ở đó cố gắng nhiều hơn mà bởi họ đang cố gắng nhiều hơn theo những phương pháp đúng đắn – tập luyện sâu hơn và thu được nhiều kỹ năng hơn. Khi quan sát gần hơn, những địa điểm trên không thật sự toàn những kẻ chịu thua thiệt. Giống như chàng David, họ đã tìm được đúng cái đòn bẩy để chống lại Goliath.

CUỘC ĐẠI PHIêU LƯU CỦA ANDERS ERICSSON

Ngành khoa học nghiên cứu về myelin vẫn đang ở trong giai đoạn khởi đầu. Như một nhà thần kinh học đã kể với tôi, cho đến vài năm trước, tất cả các nhà nghiên cứu về myelin trên toàn thế giới có thể tập trung trong một nhà hàng nhỏ. “Khi tìm hiểu về myelin, chúng tôi chỉ biết về nó khoảng 2% so với những gì đã biết về khớp thần kinh”, Fields nói. “Chúng tôi là những người đi tiên phong.”

Điều này không có nghĩa những nhà khoa học đang nghiên cứu myelin thất bại trong việc xem xét tiềm năng khổng lồ của nó hay mô hình mới không ảnh hưởng gì đến cách họ nhìn nhận thế giới. (Khi Fields và tôi chơi bi-a ở nhà ông, ông nhận xét rằng mình đã “không bọc myelin cho các mạch thần kinh liên quan đến chơi bi-a nhiều lắm.”) Nhưng điều đó có nghĩa rằng họ nuôi dưỡng niềm khát khao sâu sắc về một nghiên cứu quan trọng, chuyên sâu về mối quan hệ của myelin với kỹ năng và việc học tập của con người.

Đây không phải là một mơ ước nhỏ. Nghiên cứu lý tưởng về myelin có thể sánh với nghiên cứu về phạm vi ảnh hưởng của Kinh Thánh. Nó sẽ xem xét tất cả các dạng kỹ năng, trong tất cả các môi trường có thể nhận thức được. Nó sẽ là một dự án đáng giá cỡ Noah, đòi hỏi người nghiên cứu không ngừng trăn trở để theo dõi và đo đạc những chi tiết nhỏ nhất của kỹ năng, rồi sau đó huy động (nói một cách ẩn dụ) toàn bộ những cầu thủ bóng chày, nghệ sỹ, ca sỹ, kỳ thủ và nhà vật lý tham gia vào một cuộc nghiên cứu lớn. Đối với những nhà nghiên cứu myelin, hiện đang say sưa với những đĩa petri, ý niệm về một nghiên cứu vĩ đại như vậy thật lãng mạn, hấp dẫn khó có thể cưỡng lại được và vô cùng kỳ lạ. Người nào – một Noah nhiệt huyết đến điên cuồng nào – sẽ tiến hành dự án đó?

Đây là lúc Ander Ericsson bước vào câu chuyện của chúng ta. Ericsson sinh năm 1947 tại một vùng ngoại ô phía bắc Stockholm, Thụy Điển. Khi còn là một cậu bé, Ericsson đã rất thần tượng những nhà thám hiểm nổi tiếng, đặc biệt là Sven Ander Hedin, một Indiana Jones – người tạo ra bước ngoặt thế kỷ – của vùng Scandinavia. Hedin có một đặc điểm hấp dẫn: ông là nhà ngôngôn ngữ học, khảo cổ học, cổ sinh vật học, nghệ sỹ và nhà địa lý vô cùng tài năng, người đã thám hiểm những vùng xa xôi của Mông Cổ, Tây Tạng và dãy Himalaya. ông thường xuyên giỡn mặt Tử thần và viết những cuốn sách được đánh giá rất cao. Từ trên chiếc giường nhỏ vùng ngoại ô, Ericsson đã đọc các tác phẩm của Hedin, mường tượng ra những thế giới để khám phá và chinh phục của riêng mình.

Tuy nhiên, khi lớn hơn một chút, những giấc mơ của Ericsson đã phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Hầu hết biên giới địa lý của thế giới đã được khám phá, những điểm còn trống trên bản đồ đã được điền kín. Và không giống như Hedin, Ericsson không hề có vẻ gì là tài năng cả. Học khá môn toán, nhưng cậu bé Ericsson gần như không có khả năng chơi bóng đá, bóng rổ, học ngôngôn ngữ, sinh học và âm nhạc. Khi 15 tuổi, Ericsson phát hiện ra mình giỏi chơi cờ vua và cậu thường thắng các bạn học trong những ván cờ vào giờ ăn trưa. Có vẻ như chàng trai đã khám phá ra tài năng của mình – chỉ trong vài tuần. Sau đó, một nam sinh – thực tế là một trong những kỳ thủ tệ nhất trong nhóm – đột nhiên tiến bộ và đánh bại Ericsson trong mọi ván đấu. Ericsson đã tức điên lên. ông rất tò mò. “Tôi thật sự đã nghĩ về chuyện đó rất nhiều,” ông nói. “Điều gì đã xảy ra? Tại sao anh chàng mà tôi từng đánh bại dễ dàng, bây giờ có thể hạ tôi ngon ơ như vậy? Tôi biết anh ta đã học chơi cờ, đã đến một câu lạc bộ cờ vua, nhưng điều gì thực sự xảy ra dưới bề nổi đó? Từ lúc ấy, tôi chủ ý cố gắng tránh không thực sự giỏi một thứ khả năng gì đó. Tôi dần dần trở nên đam mê với việc nghiên cứu về các chuyên gia hơn là trở thành một người trong số họ.”

Khoảng giữa thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Ericsson học ngành tâm lý học tại Học viện Kỹ thuật Hoàng gia. Tại thời điểm đó, lĩnh vực tâm lý đang ở giai đoạn chuyển tiếp khó khăn giữa hai nhóm tư tưởng: một là Sigmund Freud với thuyết những ham muốn vô thức có vẻ lạ lùng của ông; một là B. F. Skinner với những quan điểm cứng rắn về hành vi, cho rằng tài năng của con người chỉ là những tập hợp các dữ liệu đầu vào và đầu ra toán học. Nhưng thế giới đang thay đổi. Tại các trường đại học Anh và Mỹ, một trào lưu gọi là cuộc cách mạng nhận thức đã bắt đầu. Lý thuyết mới này, do một nhóm các nhà khoa học đa ngành, gồm các nhà tâm lý học, các chuyên gia về trí thông minh nhân tạo và các nhà thần kinh học, cho rằng trí tuệ con người vận hành giống như một chiếc máy vi tính được quá trình tiến hóa thiết kế nên, và nó tuân theo những quy luật phổ quát nhất định. Chính Thụy Điển đã được tận hưởng một thời đại hoàng kim với rất nhiều thành công trong nghệ thuật và thể thao: một vận động viên gầy gò không tiếng tăm Björn Borg đã trở thành vô địch giải quần vợt Wimbledon, Ingmar Bergman thống trị điện ảnh thế giới, Ingemar Stenmark vượt trội trong môn trượt tuyết, và ban nhạc ABBA đã chinh phục hoàn toàn thế giới nhạc pop. Trong suy nghĩ của Ericsson, tất cả những dữ liệu tạp nham này trộn lẫn với nhau, mang lại cho ông điều ông vẫn hằng tìm kiếm: một lĩnh vực mới mẻ để khám phá. Tài năng là gì? Điều gì khiến những người thành đạt khác tất cả những người còn lại? Sự vĩ đại đến từ đâu?

“Tôi đã tìm kiếm một lĩnh vực có thể mang đến cho tôi sự tự do,” Ericsson nói. “Tôi rất hứng thú với việc tìm hiểu cách thức con người đạt được những thành tựu lớn, và tại thời điểm đó, điều này được xem là nằm ngoài phạm vi bình thường của một cuộc nghiên cứu.”

Năm 1976, Ericsson viết luận văn về sự hữu dụng của những báo cáo miệng – bản mô tả của con người về các trạng thái tinh thần của chính mình, xem chúng như công cụ để hiểu được hoạt động của con người. Tác phẩm này của ông đã thu hút sự chú ý của nhà tâm lý học – kinh tế học Herbert Simon, người đi tiên phong trong cuộc cách mạng nhận thức và không lâu sau đó đã giành giải Nobel kinh tế cho nghiên cứu về việc ra quyết định. Simon đã mời Ericsson đến Mỹ và năm 1977, Ericsson đã cùng làm việc với Simon tại Đại học Carnergie Mellon ở Pittsburgh, nghiên cứu những câu hỏi cơ bản về các khả năng giải quyết vấn đề của con người.

Theo đúng cá tính của ông, dự án đầu tiên của Ericsson là khám phá một trong những giáo lý thiêng liêng nhất của tâm lý học: niềm tin vào trí nhớ ngắn hạn là một phẩm chất bẩm sinh và cố định. Công trình nghiên cứu nổi tiếng năm 1956 của nhà tâm lý học George Miller có tên “Con số 7 kỳ diệu, cộng hoặc trừ 2” đã đặt ra quy luật cho rằng trí nhớ ngắn hạn của con người bị giới hạn trong bảy dạng thông tin độc lập (đây cũng là lý do để Bell đặt ra những số điện thoại có 7 chữ số). Giới hạn đó được gọi là “dung lượng kênh” và nó được cho là cố định cũng giống như chiều cao hay cỡ giày của một người.

Ericsson đã kiểm nghiệm lại lý thuyết của Miller theo cách đơn giản nhất có thể: huấn luyện các sinh viên tình nguyện tăng khả năng ghi nhớ các chuỗi chữ số, mỗi giây lại có thêm một chữ số mới xuất hiện. Để chứng minh một vấn đề khoa học, thí nghiệm của Ericsson có vẻ thật lập dị nếu không nói thẳng là ngu ngốc, tương tự với việc cố gắng huấn luyện người khác để tăng cỡ giày của họ. Trí nhớ ngắn hạn thuộc về phần cứng. Bảy chữ số là giới hạn; điều đó không thay đổi.

Khi một trong những sinh viên tình nguyện của Ericsson nhớ được một số có 8 chữ số, chứng minh khoa học kia có vẻ như không còn chắc chắn nữa. Và khi sinh viên thứ hai vượt qua chữ số thứ 100, số 7 của Miller dường như đã bị thay thế bởi một điều kỳ diệu khác hẳn. “Mọi người đã thật sự choáng váng,” Ericsson nhớ lại. “Họ không thể tin rằng không có một giới hạn chung nào hết. Nhưng đó là sự thật.”

Ericsson đã cho thấy rằng mô hình về trí nhớ ngắn hạn đang tồn tại lúc đó là sai lầm. Trí nhớ không giống như cỡ giày – nó có thể được mở rộng thông qua việc huấn luyện. Và thời điểm đó cũng chính là lúc Ericsson có một cái nhìn thấu suốt: ý nghĩ mơ hồ về một vùng đất chưa được khám phá, về người anh hùng của ông là Hedin. Nếu trí nhớ ngắn hạn là không có giới hạn thì cái gì có đây? Mọi kỹ năng đều là một dạng thức nào đó của trí nhớ. Khi một vận động viên vô địch trượt tuyết như bay xuống sườn núi, cô ta đang sử dụng các cấu trúc của trí nhớ, cho biết các cơ bắp của cô biết điều gì phải làm và phải làm khi nào. Khi một nghệ sỹ cello bậc thầy chơi nhạc, anh ta cũng đang sử dụng các cấu trúc của trí nhớ. Tại sao tất cả những người đó không phải là đối tượng của cùng một kiểu hiệu ứng huấn luyện?

“Lý thuyết truyền thống nói rằng phần cứng có giới hạn,” Ericsson nói. “Nhưng nếu con người có khả năng chuyển đổi cơ chế điều khiển mọi hoạt động thông qua huấn luyện, chúng ta sẽ ở trong một không gian hoàn toàn mới. Đây là một hệ thống sinh học, không phải một chiếc máy vi tính. Nó có thể tự xây dựng nên chính mình.”

Và thế là cuộc phiêu lưu kéo dài 30 năm của Ericsson dọc theo vương quốc của tài năng bắt đầu. Ericsson khám phá tất cả các khía cạnh của hành động thuộc về kỹ năng, nghiên cứu những người y tá, huấn luyện viên thể dục, nghệ sĩ violin và vận động viên ném lao; những người chơi trò sắp chữ, nhân viên đánh máy và sỹ quan đội đặc nhiệm. ông không đo lượng myelin mà họ có. (ông là một nhà tâm lý học, không phải nhà thần kinh học, hơn nữa, khi đó kỹ thuật DTI vẫn chưa ra đời.) Thay vào đó, ông nghiên cứu quá trình phát triển của tài năng từ một góc độ không kém phần quan trọng: ông đo mức độ tập luyện. Đặc biệt, ông đo thời gian và tính chất của việc tập luyện đó.

Cùng với các đồng nghiệp trong lĩnh vực này, Ericsson đã lập nên một nền tảng vững chắc cho nghiên cứu (được ghi chép trong một số cuốn sách, và gần đây nhất là trong cuốn sách dày như Kinh Thánh Sổ tay Cambridge về Sự thành thục và Thực hiện tinh thông). Nguyên lý trung tâm của nó là một số liệu thống kê kiểu Gibraltar: sự tinh thông trong mọi lĩnh vực đều là kết quả của hàng nghìn giờ tập luyện tận tâm. Ericsson gọi quá trình này là “tập luyện có chủ tâm” và định nghĩa nó là không ngừng làm việc với kỹ năng, tìm kiếm phản hồi tích cực và liên tục tập trung chống đỡ những điểm yếu. (Với các mục tiêu mang tính thực tiễn, chúng ta có thể coi “tập luyện có chủ tâm” và “tập luyện sâu” về cơ bản là một – mặc dù là một nhà tâm lý học, thuật ngữ của Ericsson đề cập tới trạng thái tinh thần chứ không đề cập tới myelin. ông rất quan tâm đến ý tưởng này. “Tôi thấy sự tương quan [giữa myelin và kỹ năng] rất thú vị,” ông nói với tôi như vậy.)

Cũng với những nhà nghiên cứu như Herbert Simon và Bill Chase, Ericsson đã xác nhận dấu hiệu tiêu chuẩn, giống như Quy luật 10 năm. Phát hiện hấp dẫn năm 1899 này nói rằng những chuyên gia tầm cỡ thế giới thuộc mọi lĩnh vực (violin, toán học, cờ vua…) cần khoảng một thập kỷ để tập luyện có chủ tâm. (Thậm chí, kỳ thủ phi thường Bobby Fischer đã dành 9 năm rèn luyện vất vả trước khi đạt được danh hiệu kiện tướng cờ vua vào năm 17 tuổi). Quy luật này thường được dùng để xác định thời điểm lý tưởng để bắt đầu huấn luyện: ví dụ, trong môn quần vợt, đỉnh cao thể chất của nữ vận động viên là 17 tuổi, vì thế họ nên bắt đầu từ năm 7 tuổi; nam đạt phong độ tốt nhất muộn hơn, nên 9 tuổi là thời điểm hợp lý để huấn luyện. Nhưng Quy luật 10 năm – Mười nghìn giờ có những ngụ ý lớn hơn nhiều. Nó ngụ ý rằng tất cả các kỹ năng đều được tạo nên nhờ việc sử dụng cùng một cơ chế nền tảng, và hơn nữa, cơ chế này cũng bao gồm các giới hạn về sinh lý học mà ai cũng có.

Theo suy nghĩ của hầu hết mọi người, nghiên cứu của Ericsson gợi lên một sự bất bình kỳ quặc và hơi bản năng: Thế những thiên tài thì sao? Khả năng nổi tiếng của thần đồng Mozart có thể phiên âm lại toàn bộ bản nhạc chỉ sau một lần nghe thì sao?

Còn những nhà bác học đột nhiên trở nên xuất sắc một cách thần kỳ khi đang nhẩn nha chơi piano hay khối rubik thì sao? Ericsson và các cộng sự của ông trả lời bằng rất nhiều số liệu không thể bác bỏ được. Trong cuốn Giải thích về thiên tài, tiến sỹ Michael Howe của Đại học Exeter ước tính rằng đến sinh nhật lần thứ 6, Mozart đã học 3.500 giờ với người cha – người thầy của ông, một thực tế cho thấy trí nhớ âm nhạc của ông thật sự rất ấn tượng nhưng cũng là một kỹ năng có thể đạt được. Các nhà bác học có xu hướng nổi trội trong những lĩnh vực hẹp, đặc trưng bởi các quy luật rõ ràng, logic (piano và toán học – trái ngược giống như tấu hài ứng khẩu hay viết tiểu thuyết). Bên cạnh đó, nhìn chung, họ đã tích lũy một khối lượng khổng lồ kiến thức thuộc những lĩnh vực trên thông qua các phương tiện như nghe nhạc ở nhà chẳng hạn. Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu, sự tinh thông đích thực của những thiên tài này nằm ở chỗ họ có khả năng tập luyện sâu không ngừng nghỉ, thậm chí cho dù họ không nhất thiết trông có vẻ như đang tập luyện. Như Ericsson đã phát biểu một cách ngắn gọn, “Không có dạng tế bào nào mà những thiên tài có nhưng chúng ta không có.” Nói như vậy cũng không có nghĩa là một phần rất nhỏ trong chúng ta không sở hữu một khao khát bẩm sinh, ám ảnh, muốn được tiến bộ – cái mà nhà tâm lý học Ellen Winner gọi là “đam mê trở thành bậc thầy”. Nhưng những kiểu người chủ tâm tập luyện sâu này rất hiếm, và cũng rất dễ nhận ra. (Quy tắc ngón tay cái: Nếu bạn hỏi con bạn mình có đam mê trở thành bậc thầy không thì nó sẽ nói không.)

Nếu phủ lên nghiên cứu của Ericsson ngành khoa học mới nghiên cứu về myelin thì chúng ta thu được một điều gì đó giống như một học thuyết phổ quát về kỹ năng, có thể tổng kết trong một phương trình ngắn gọn, hấp dẫn này: Tập luyện sâu × 10.000 giờ = Kỹ năng tầm cỡ thế giới. Nhưng trên thực tế, cuộc sống phức tạp hơn thế rất nhiều. Sự thật là, nên sử dụng thông tin như một thấu kính mà qua đó, chúng ta có thể làm sáng tỏ cách thức hoạt động của mật mã tài năng, để khám phá các mối liên hệ còn ẩn giấu giữa những thế giới xa xôi, để đặt ra những câu hỏi kỳ lạ như: Điểm chung giữa những chị em nhà Brontë và các vận động viên trượt ván là gì?


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.