Mật Mã Tài Năng
Chương 3: Chị em nhà Brontë, nhóm Z-boyz và thời kỳ phục hưng
Sự xuất sắc là một thói quen.
— Aristotle
NHỮNG Cô GáI ĐẾN TỪ HƯ KHôNG
Trong dòng chảy chuyện kể bất tận của văn hóa phương Tây, phần lớn những câu chuyện về tài năng giống nhau một cách kỳ lạ. Chúng như thế này: không hề báo trước, giữa cuộc sống bình thường như mọi ngày, một Đứa-trẻ từ Hư-không xuất hiện. Đứa-trẻ sở hữu một tài năng thần bí về hội họa/ toán học/ bóng chày/ vật lý, và nhờ sức mạnh của tài năng đó, anh tanó thay đổi cuộc đời mình và cuộc đời của những người xung quanh.*
Trong tất cả những câu chuyện hấp dẫn về những tài năng trẻ tuổi, thật khó có thể tìm được câu chuyện nào nổi trội hơn chuyện chị em nhà Brontë. Những nội dung chủ yếu của nó đã được đề cập đến trong cuốn Cuộc đời của Charlotte Brontë của Elizabeth Gaskell xuất bản năm 1857. Câu chuyện như sau: ở một vùng đồng hoang xa xôi thuộc vùng Haworth, West Yorkshire, trong một gia đình sống khép kín, dưới sự kiểm soát của người cha, vị mục sư lạnh lùng, độc tài, ba chị em mồ côi mẹ tên Charlotte, Emily và Anne đã viết những cuốn sách tuyệt vời trước khi qua đời khi còn rất trẻ. Theo lời kể của Gaskell, câu chuyện về chị em nhà Brontë như một câu chuyện ngụ ngôngôn bi thảm, và phần kỳ diệu nhất trong đó chính là nói về những đứa trẻ đã viết nên một số tác phẩm vĩ đại nhất của văn học Anh: Jane Eyre, Đồi gió hú, Agnes Grey và Người tá điền đồi Wildfell. Gaskell viết, bằng chứng của tài năng siêu phàm của họ là hàng loạt những cuốn sách nhỏ mà ba chị em đã viết khi còn nhỏ thêu dệt nên những câu chuyện kỳ quái của những vương quốc tưởng tượng gọi là Glasstown, Angria và Gondal.
Gaskell kể lại, “Tôi được tin tưởng giao cho một chiếc túi rất thú vị có vô số bản viết tay trong một mẩu giấy nhỏ đến mức khó hình dung nổi; những mẩu chuyện, vở kịch, bài thơ, chtruyện tình lãng mạn, phần lớn do Charlotte viết, hầu như không thể luận ra được nếu không có kính lúp… Khi để cho sức mạnh sáng tạo của mình được tự do, trí tưởng tượng và ngôngôn ngữ của bà trở nên hỗn loạn, đôi khi gần tới trạng thái mê sảng.”
Những cuốn sách nhỏ, trạng thái mê sảng, những đứa trẻ có tài năng siêu phàm thiên phú – tràn đầy nội lực. Cuốn sách của Gaskell đã lập nên một khuôn mẫu vững chắc, trong đó phần tiểu sử tiếp theo của Charlotte Brontë bị lướt đi khá nhiều do thiếu các tài liệu gốc. Câu chuyện của Gaskell đã được dùng đểdàn dựng thành một bộ phim, một vở kịch nói và một mẩu chuyện đạo đức. Chỉ có đúng một vấn đề với câu chuyện này: nó không đúng sự thật. Nói một cách chính xác hơn, chuyện thật về chị em nhà Brontë thậm chí còn tốt đẹp hơn nhiều.
Chuyện thật về nhà Brontë đã được khám phá nhờ Juliet Barker, nhà sử học được đào tạo tại Oxford, người đã có sáu năm làm người phụ trách Bảo tàng Tưởng niệm Brontë tại Haworth. Sục sạo khắp các nguồn tư liệu địa phương cũng như khắp châu âu, Barker đã tập hợp được một tài liệu mà hầu như chưa từng được xem xét tới. Năm 1994, bà đánh đổ câu chuyện hoang đường của Gaskell một cách có hệ thống bằng một nghiên cứu sâu sắc dài 1.003 trang có tên Gia đình Brontë.
Trong nghiên cứu của Barker, một bức tranh hoàn toàn mới được đưa ra. Thị trấn Haworth không phải là một vùng xa xôi hẻo lánh mà khá đông đúc, nơi diễn ra các hoạt động chính trị và thương mại. Ngôi nhà của ba chị em Brontë là một địa điểm thú vị hơn rất nhiều những gì Gaskell đã vẽ lên, với vô số sách, tạp chí và đồ chơi đang thịnh hành thời kỳ đó, tất cả được trông nom bởi một người cha nhân từ, bao dung. Nhưng câu chuyện hoang đường mà Barker lật ngược hoàn toàn chính là sự khẳng định rằng chị em nhà Brontë là những tiểu thuyết gia bẩm sinh. Những cuốn sách nhỏ đầu tiên không chỉ mang tính nghiệp dư – tất nhiên bởi tác giả còn quá nhỏ – mà chúng còn thiếu bất kỳ dấu hiệu nào của một thiên tài chớm nở. Khác xa với những tác phẩm gốc, chúng thuần túy là sự bắt chước các bài tạp chí và sách truyện, trong đó ba người chị và cậu em trai Branwell sao chép chủ đề của những chuyến phiêu lưu kỳ lạ, các câu chuyện tình lãng mạn cường điệu, viết theo giọng văn của những tác giả nổi tiếng và ăn cắp rất nhiều nhân vật.
Nghiên cứu của Barker đã dựng nên hai thực tế về các cuốn sách nhỏ của chị em Brontë một cách hết sức thuyết phục. Thứ nhất, họ viết rất nhiều, với nhiều thể loại khác nhau – 22 cuốn có độ dày trung bình 80 trang trong khoảng thời gian 15 tháng – và thứ hai, dù rất phức tạp và kỳ thú, nhưng cách viết văn của họ không tốt lắm*. Như Barker đã phát biểu, “Cách viết nhát gừng, chính tả sai kinh khủng và hầu như không có dấu chấm câu, thường không còn cho đến những năm cuối tuổi niên thiếu [theo tiểu sử Brontë], tương tự với sự non nớt trong suy nghĩ và tính cách. Những yếu tố này trong các tác phẩm viết khi còn là những cô bé không làm giảm sút những thành tựu mà chị em Brontë đạt được với khối lượng văn chương đồ sộ ngay từ khi còn rất trẻ. Nhưng chúng cũng có tác động làm suy giảm đáng kể quan điểm cho rằng họ là những tiểu thuyết gia bẩm sinh.”
Tập luyện sâu và myelin cho chúng ta một phương pháp hợp lý hơn để nhìn nhận vấn đề này. Chất lượng kém cỏi của những tác phẩm đầu tiên của chị em nhà Brontë không hề đối lập với đỉnh cao văn chương mà họ dần dần đạt được sau đó – nó là điều kiện tiên quyết. Họ trở thành những nhà văn lớn không phải vì thực tế khởi đầu của họ là non nớt và bắt chước mà bởi họ sẵn sàng dành rất nhiều thời gian và công sức để có khởi đầu non nớt và bắt chước đó, tạo ra myelin trong khoảng không gian hạn chế, an toàn của những cuốn truyện nhỏ. Những tác phẩm thời thơ ấu đó là thành quả của tập luyện sâu, nơi họ phát triển các “cơ bắp kể chuyện”. Như Michael viết về chị em nhà Brontë trong cuốn Giải thích thiên tài, “Thực tế là việc tạo ra những tác phẩm văn chương sáng tạo về một thế giới tưởng tượng là một bài tập tổng hợp có đóng góp to lớn vào niềm ham thích của tác giả. ĐNó là một trò chơi tuyệt vời, trong đó mỗi thành viên tham gia hào hứng đọc và phản hồi từng chi tiết mới nhất mà người chị em của mình nghĩ ra.”
Viết một cuốn sách, thậm chí là một cuốn rất nhỏ, là chơi một trò chơi đặc biệt. Các quy tắc phải được đặt ra và tuân theo. Các nhân vật phải được tưởng tượng và xây dựng nên. Cảnh tượng phải được mô tả. Mạch truyện phải được định rõ và tuân theo. Từng yếu tố này có thể coi như một hành động riêng biệt, kích hoạt một mạch điện được nối với các mạch điện khác. Viết những điều khác xa cách nhìn của người lớn, không còn bất kỳ áp lực hình thức nào, những cuốn sách nhỏ này có chức năng tương đương với một thiết bị huấn luyện của Link, nơi chị em nhà Brontë kích hoạt và rèn giũa hàng triệu triệu mạch điện, làm rối tung và tháo gỡ hàng nghìn nút thắt mà họ tự nghĩ ra, tạo ra hàng trăm tác phẩm hoàn toàn thất bại về mặt nghệ thuật, trừ hai thực tế bù đắp lại: từng tác phẩm đó đều làm họ hạnh phúc và lặng lẽ giúp họ có thêm một chút kỹ năng. Kỹ năng là sự bọc cách điện cho các mạch thần kinh và quá trình này phát triển tùy theo những tín hiệu nhất định.
Khi tác phẩm Đồi gió hú của Emily Brontë được xuất bản lần đầu năm 1847, các nhà phê bình kinh ngạc trước xuất thân của tác giả. Đây là một kiệt tác phức tạp bao gồm kỹ năng kể chuyện theo tưởng tượng, đặc trưng bởi nhân vật khủng khiếp và quyến rũ Heathcliff, một kẻ không thể hòa nhập, luôn bị dằn vặt bởi quá khứ với đặc điểm bù lại duy nhất là tình yêu của hắn dành cho Catherine trong sáng, người phải cưới Edgar Linton giàu có, lịch lãm trong bi kịch. Các nhà phê bình đã đúng khi kinh ngạc nhưng đã sai về xuất thân. Trong những nét chữ nghuệch ngoạc của các cuốn truyện nhỏ, chúng ta có thể tìm thấy các yếu tố đã sẵn sàng để được lắp ghép: mảnh đất nên thơ mờ ảo (gọi là Gondal), anh hùng bóng tối (tên thánh là Julius Brenzaida), nữ anh hùng bướng bỉnh (Augusta Geraldine Almeda) và kẻ theo đuổi giàu có (Chúa tể Alfred). Nhìn nhận theo hướng này, người ta sẽ không ngạc nhiên khi Emily Brontë có khả năng viết truyện xuất sắc đến như vậy. Nói cho cùng, bà đã tập luyện sâu trong một thời gian dài.
NHỮNG VẬN ĐỘNG VIêN TRƯỢT VáN MYELIN
Vào giữa thập kỷ 70 thế kỷ XX, thế giới trượt ván đã bị đảo lộn hoàn toàn bởi một nhóm nhỏ những đứa trẻ tự xưng là nhóm Z-Boys. Một nhóm gồm những thiếu niên gầy nhẳng, cháy nắng từ một cửa hàng bán đồ lướt sóng gần Venice, California. Z-Boys trượt ván theo cách chưa ai từng thấy. Họ trình diễn như bay lên trong không gian. Họ lướt ván trượt dọc theo lề đường và các tay vịn. Họ chuyển động với cảm giác mà hiện nay chúng ta thừa nhận là “lingua franca – ngôngôn ngữ chung của thể thao”. Những chàng trai này, với khả năng nổi trội nhất là sự tính toán thời gian vô cùng ấn tượng, đã ra mắt lần đầu tiên tại Giải vô địch trượt ván Bahne-Cadillac tổ chức
ở Del Mar, California vào mùa hè năm 1975. Theo lời những người trực tiếp chứng kiến, nhóm Z-Boys là những kẻ ngoại đạo bí hiểm, những thiên tài rực sáng bất ngờ tấn công vào môn thể thao nhẹ nhàng ban đầu với tất cả sức mạnh của Thành Cát Tư Hãn, nếu không tính đến sự tinh tế. Như tờ Người bảo vệ của London đã kết luận trong bài bình luận bộ phim tài liệu về Z-Boys: “[Khi Jay] Adams hơi cúi mình, nắm lấy hai đầu ván trượt và nhảy lên, đáp xuống với một đợt năng lượng bùng nổ, lướt qua các thềm, bậc, ẩn ý của nó đã gần như rõ ràng. Trong lượt thi của mình, tấm ván trượt không còn là một dụng cụ thể thao nữa, kiểu như vợt quần vợt. Thay vào đó, nó giống một cây đàn guitar điện hơn, dụng cụ để thể hiện bản thân một cách hung hãn, bất kính và tự phát.”
Nhưng thực tế, sự thể hiện đó khác xa sự tự phát. Hầu hết các thành viên của nhóm Z-Boys có xuất phát điểm từ môn lướt sóng, đều đã có hàng trăm giờ trên ván lướt. Vào những ngày không có những con sóng thích hợp để luyện tập, họ đơn giản chuyển phong cách lướt sóng hung hãn, hạ thấp trọng tâm của mình sang trượt trên đường phố. Một yếu tố khác của sự thành công đến tình cờ hơn: một khám phá vào đầu thập niên 70 cho thấy, có một công cụ độc đáo, một chất xúc tác cho myelin, cho phép họ nâng cấp mạch điện trong não bộ với tốc độ chóng mặt. Công cụ đó chính là một bể bơi cạn nước.
Vô cùng cảm ơn sự kết hợp của hạn hán, hỏa hoạn và những ngôi nhà rộng rãi, nhờ đó mà vùng Bel Air và Beverly Hills đầy rẫy những bể bơi cạn. Tìm thấy chúng thật dễ dàng: nhóm Z-Boys lái xe dọc theo hè phố với một thành viên có vai trò trinh sát đứng trên nóc xe, dò xét qua những hàng rào để tìm kiếm địa điểm thích hợp. Ban đầu, trượt dọc theo thành bể cong, dựng đứng rất khó. Những ngày đầu tiên có một vài cú trượt ngã thu hút sự chú ý (nếu không nhắc tới vài cú điện thoại gọi cảnh sát từ những gia chủ bị họ làm cho phát hoảng). Nhưng trong năm 1975, trong một khoảnh khắc được đánh giá là phiên bản trượt ván của anh em nhà Wright tại Kitty Hawk, nhóm Z-Boys đã thực hiện được động tác liftoff*.
“Khi chúng tôi chạm vào thành bể, trượt ván trở thành một hành động thật sự nghiêm túc – hành động nghiêm túc nhất,” Skip Engblom, một người góp vốn của cửa hàng bán đồ lướt sóng, người cố vấn đầy kinh nghiệm của nhóm, nói. “Dần dần chúng tôi phải làm tốt hơn, nhanh hơn, lâu hơn. Chúng tôi giống như một họa sỹ với một bức vẽ mới.”
Trong bộ phim tài liệu của Anh sản xuất năm 1978, Những vị vua trượt ván, một vận động viên trượt ván đã đồng cảm với những gì Ken đã mô tả về trải nghiệm này. “Trượt trong bể cạn chắc chắn là khó nhất,” anh ta nói. “Nó đòi hỏi sự phối hợp của toàn bộ cơ thể, khác hoàn toàn so với bất kỳ kiểu trượt ván nào khác… Nhưng khi làm như vậy, tôi lóe lên trong đầu những hình ảnh nhất định, như tôi đang đi tới đỉnh cao, tôi sẽ chạm được đỉnh cao nhất và tôi cảm thấy sự kết nối là tốt hay không, và nó sẽ có thể khiến tôi thành công hoặc thất bại… Bạn chỉ cần ở đó và rồi chỉ muốn được trượt ván, bạn cảm thấy càng lúc càng có nhiều không khí tràn ngập xung quanh hơn. Nếu có thể kiểm soát được điều này, bạn hoàn toàn chỉ muốn hiện thực hóa những suy nghĩ đó mà thôi.”
Hãy xem xét các hình mẫu hành động mà Ken đã mô tả. Không gian và hình dạng của bể bơi thúc ép anh ta phải nỗ lực và thu hẹp sự tập trung tới một vài hình ảnh nhất định, những kết nối nhất định có thể có hoặc không có tác dụng. Nó có thể là bay cao hoặc ngã đau: không có khoảng mờ, không có sự ủy mị. Một khi đã ở trong bể cạn, trượt dọc theo những bề mặt dốc đứng, nhóm Z-Boys phải chơi theo những luật lệ của trò chơi mới. Từ quan điểm của tập luyện sâu, một bể bơi cạn nước tạo ra một thế giới rất giống với những cuốn truyện nhỏ của chị em nhà Brontë hay sân tập futsal ở Brazil. Các mạch điện được kích hoạt và tôi luyện. Họ mắc lỗi và chúng được sửa chữa. Myelin phát triển. Tài năng nở rộ. Kỹ năng là sự bọc cách điện cho các mạch thần kinh và phát triển tùy theo những tín hiệu nhất định.
Trong vài trăm năm qua, văn hóa phương Tây đã hiểu và diễn giải về tài năng theo ý tưởng về đặc tính duy nhất – trò chơi xúc xắc của vũ trụ đã khiến mọi người trở nên khác biệt và một số người may mắn thì trở nên đặc biệt. Theo lối tư duy đó, chị em nhà Brontë và nhóm Z-Boys thành công bởi họ là những trường hợp cá biệt – những kẻ ngoại đạo được ban tặng tài năng một cách kỳ bí, những Đứa-trẻ từ Hư-không được số phận ưu ái. Nhưng nhìn qua lăng kính của tập luyện sâu, câu chuyện bị đảo ngược. Sự duy nhất vẫn đóng vai trò nhất định, nhưng tầm quan trọng của nó nằm ở việc chị em nhà Brontë và nhóm Z-Boys có những hành động cần thiết để tạo ra những kỹ năng đáng kể của mình: truyền dẫn những tín hiệu chính xác, cải thiện các mạch điện, sáng tác những cuốn sách nhỏ xíu đầy những câu truyện chuyện trẻ con, tìm kiếm những bể bơi cạn nước để có thể dành hàng giờ trượt ván và ngã nhào trong đó. Sự thật là có rất nhiều những cô gái Yorkshire có cuộc sống bó hẹptù túng và nông cạn như chị em nhà Brontë, có rất nhiều những đứa trẻ Los Angles cáu kỉnh và thú vị như nhóm Z-Boys. Nhưng myelin không quan tâm bạn là ai. Nó chỉ quan tâm bạn làm gì mà thôi.
Chúng ta đã xem tập luyện sâu và myelin đã khai sáng cho những tài năng của hai nhóm nhỏ trên như thế nào. Bây giờ, hãy áp dụng những ý tưởng này với hai nhóm lớn hơn một chút. Trước tiên, chúng ta sẽ nghiên cứu về những người nghệ sỹ của Thời kỳ Phục hưng tại Italy. Tiếp đến sẽ là một nhóm lớn hơn nữa: loài người.
HỆ THỐNG MICHELANGELO
Vài năm trước, David Banks, một nhà thống kê của Đại học Carnegie Mellon đã viết một bài báo ngắn với tựa đề “Vấn đề của thiên tài”. ông chỉ ra rằng thiên tài không phân bố đồng đều theo không gian và thời gian; trái lại, họ có xu hướng xuất hiện theo từng cụm. “Câu hỏi lớn nhất mà chúng ta có thể đặt ra cho các nhà sử học là, “Tại sao một số giai đoạn và địa điểm lại sản sinh ra nhiều thiên tài hơn những giai đoạn và địa điểm khác một cách đáng ngạc nhiên như vậy?” Banks viết. “Về mặt nhận thức, thật đáng xấu hổ khi điều này hầu như không bao giờ được đề cập tới một cách trực diện… mặc dù câu trả lời sẽ có những tác động vô cùng to lớn tới giáo dục, chính trị, khoa học và nghệ thuật.”
Banks chỉ ra ba cụm chính mà những người vĩ đại đã xuất hiện với số lượng lớn: tại Athen từ năm 440 TCN đến năm 380 TCN, tại Florence từ năm 1440 đến 1490 và tại London từ năm 1570 đến 1640. Trong số này, Florence là nổi bật và được ghi chép đầy đủ hơn cả. Trong giai đoạn một vài thế hệ, với dân số ít hơn thành phố Stillwater, bang Oklahoma ngày nay một chút, mảnh đất Florence này đã tạo ra vô vàn thành tựu nghệ thuật được cả thế giới biết đến. Một thiên tài cô độc thì có thể hiểu được, nhưng hàng tá thiên tài, trong vòng hai thế hệ? Điều này diễn ra như thế nào?
Banks liệt kê ra những diễn giải theo tư duy truyền thống về Thời kỳ Phục hưng như sau:
Sự thịnh vượng, mang lại tiền của và thị trường hỗ trợ cho nghệ thuật.
Hòa bình, mang lại sự ổn định để tìm kiếm tài năng và diễn ra quá trình tư duy triết học.
Tự do, giúp giải phóng những người nghệ sỹ khỏi sự kiểm soát của chính quyền và tôn giáo.
Động lực xã hội, cho phép những con người nghèo khó nhưng tài năng được bước vào thế giới nghệ thuật.
Quan điểm về mô hình mang lại cơ hội và môi trường giúp tạo nên một làn sóng của căn nguyên và thể hiện bản thân.
Tất cả những giải thích trên dường như khá giống nhau, và chỉ đáng tin ở bề nổi, khi may mắn sao, chúng đã quy tụ được những đặc điểm để ca ngợi Thời kỳ Phục hưng. Nhưng không may mắn ở chỗ, Banks tiếp tục, sự tồn tại của hầu hết những yếu tố này trong thực tế lại trái ngược hoàn toàn với những ghi chép của lịch sử. Về mặt động lực xã hội, Florence thế kỷ XV không hề thịnh vượng, hòa bình hay tự do như bình thường. Sự thật là thành phố đã bị chìm trong nạn dịch hạch thảm khốc, bị chia rẽ bởi những cuộc chiến dữ dội giữa những gia đình thế lực và bị kiểm soát dưới bàn tay sắt của nhà thờ.
Do đó, tư duy thông thường lại tiếp tục và có lẽ nên được đảo ngược lại. Chính những cuộc chiến, trận dịch hạch và nhà thờ hà khắc đã tạo ra sự hội tụ tài năng nói trên. Tuy nhiên, logic này không đủ vững chắc để trụ được dưới sức nặng của chính nó, bởi rất nhiều địa điểm khác có những yếu tố này nhưng đã không tạo ra bất cứ điều gì tương tự như những tài năng nghệ thuật mà Florence tạo ra.
Tài liệu của Banks đã minh họa một cách rõ ràng chu trình bất tận khi chúng ta áp dụng lối tư duy truyền thống về tự nhiên/nuôi dưỡng đối với những thắc mắc liên quan tới tài năng. Chúng ta càng cố gắng chưng cất cả đại dương bao la những yếu tố tiềm năng thành một khối cô đọng của sự duy nhất, những bằng chứng lại càng trở nên mâu thuẫn và chúng ta càng hướng gần hơn tới kết luận tưởng chừng không thể tránh khỏi, rằng thiên tài đơn giản là bẩm sinh và do đó, hiện tượng như Thời kỳ Phục hưng là sản phẩm của sự may mắn mù quáng. Như nhà sử học Paul Johnsons đã viết, thể hiện quan điểm về học thuyết trên, “Thiên tài đột nhiên xuất hiện giữa cuộc đời và cất tiếng nói từ khoảng không, rồi im bặt, bí hiểm như lúc xuất hiện.”
Bây giờ, hãy nhìn lại vấn đề này qua lăng kính của tập luyện sâu. Myelin không quan tâm đến sự thịnh vượng, hòa bình hay cơ hội. Nó cũng không quan tâm nhà thờ đang làm gì hay ai chết trong trận dịch hạch, hay một ai đó có bao nhiêu tiền gửi trong ngân hàng. Nó đặt ra những câu hỏi giống với những gì chúng ta đã đặt ra với chị em nhà Brontë và nhóm Z-Boys: Những nghệ sỹ ở Florence đã làm gì? Họ đã rèn luyện như thế nào và trong thời gian bao lâu?
Lịch sử đã ghi lại rằng Florence được coi là tâm chấn, đánh dấu sự xuất hiện của một phát minh xã hội đầy sức mạnh gọi là phường hội thủ công. Phường hội (guild – có nghĩa là “vàng”) là sự liên kết của những người thợ dệt, họa sỹ, thợ kim hoàn và một vài người trong số đó đứng ra tổ chức để điều phối sự cạnh tranh và kiểm soát chất lượng. Phường hội hoạt động giống như các công ty do người làm công tự làm chủ.
Họ có sự quản lý, quyền lợi và những chính sách chặt chẽ để kiểm soát những ai có thể làm việc trong hội. Tuy nhiên, điều mà họ đã làm được tốt nhất chính là phát triển tài năng. Phường hội được xây dựng dựa trên hệ thống học nghề, trong đó những cậu bé khoảng 7 tuổi được gửi đến sống với thợ cả để học trong thời hạn nhất định từ 5 đến 10 năm.
Một thợ học nghề làm việc trực tiếp dưới sự giám hộ và giám sát của thợ cả, người thường xuyên đảm đương vai trò người giám hộ trước luật pháp của đứa trẻ. Thợ học nghề học từ cơ bản đến nâng cao, không qua bài giảng hay lý thuyết mà qua thực hành: trộn màu sơn, chuẩn bị khung vẽ, mài đục. Họ hợp tác và cạnh tranh với nhau trong một hệ thống cấp bậc nâng cao dần, sau vài năm lên thợ phụ rồi đến thợ cả, khi đã đủ tay nghề. Hệ thống này tạo ra một chuỗi đào tạo liên tục: da Vinci học dưới sự giám sát của Verrochio, Verrochio do Donatello truyền dạy, Donatello do Ghiberti phụ trách; Michelangelo do Ghirlandaio giám sát, Ghirlandaio do Baldovinetti dạy bảo… Tất cả thường xuyên ghé thăm xưởng điêu khắc của nhau trong một sự sắp xếp mang tính hợp tác – cạnh tranh mà ngày nay chúng ta gọi là mạng lưới xã hội*.
Nói một cách ngắn gọn, thợ học nghề đã phải dành hàng nghìn giờ để giải quyết các vấn đề, cố gắng và thất bại và lại cố gắng, trong phạm vi của một thế giới được xây dựng dựa trên hệ thống sản xuất ra sự xuất chúng. Cuộc đời của họ về cơ bản giống như một thực tập sinh 12 tuổi, người dành 10 năm trời dưới sự giám sát của Steven Spielberg để vẽ hình, dựng cảnh, đặt máy quay. ý niệm về việc một đứa trẻ như vậy một ngày nào đó có thể trở thành đạo diễn điện ảnh vĩ đại khó khiến chúng ta ngạc nhiên: nó gần như “không thể tránh khỏi” (hãy nhìn Ron Howard).
Chúng ta cùng tìm hiểu về Michelangelo. Từ 6 đến 10 tuổi, ông sống với gia đình của một người thợ xẻ đá, học cách sử dụng búa, đục trước khi có thể đọc, viết. Sau một thời gian cố gắng học hành qua loa và không vui vẻ cho lắm, ông trở thành thợ học việc của Ghirlandaio vĩ đại. ông làm công việc đẽo đá, phác thảo, sao chép và chuẩn bị những bức bích họa trên tường những nhà thờ lớn nhất tại Florence. Rồi ông được bậc thầy điêu khắc Bertoldo dạy dỗ và được những danh nhân khác nữa chỉ dẫn tại nhà của Lorenzo de’ Medici, nơi Michelangelo sống đến năm 17 tuổi. ông chỉ là một nghệ sỹ đầy triển vọng nhưng ít được biết tới cho đến khi sáng tạo ra tác phẩm Pietà năm 24 tuổi. Người ta gọi Pietà là một tác phẩm siêu phàm thanh khiết, nhưng người tạo ra nó lại muốn được nói khác đi. “Nếu mọi người biết được tôi đã phải làm việc vất vả ra sao để có được thành tựu của mình,” sau đó, Michelangelo đã phát biểu, “thì nó không tuyệt diệu đến vậy đâu.”
“Với thời gian học tập kéo dài, học viên sớm được làm quen với những vật liệu khác nhau, sao chép và phối hợp trong công việc, hệ thống học nghề cho phép các cậu bé có vẻ như hết sức bình thường về mọi khía cạnh là những con người sở hữu kỹ năng nghệ thuật ở cấp độ cao,” Bruce Cole đã viết như vậy trong cuốn Nghệ sỹ Thời kỳ Phục hưng trong lao động. “Nghệ thuật – cũng như Thời kỳ Phục hưng – có thể được truyền dạy bởi một loạt các công đoạn theo trình tự phát triển tăng dần, từ việc nghiền bột màu đến tạo ra các bản sao chép, đến thực hiện những thiết kế mà thợ cả đặt ra, đến sáng tạo ra những bức tranh hay tác phẩm điêu khắc của riêng mình.”
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng những nghệ sỹ vĩ đại của Thời kỳ Phục hưng là một nhóm đồng nhất, nhưng sự thật là họ cũng giống như bất kỳ nhóm người được lựa chọn ngẫu nhiên nào khác. Họ cũng xuất thân từ những gia đình giàu có hayvà nghèo khổ; họ có cá tính khác nhau, có những người thầy dạy dỗ khác nhau, động lực khác nhau. Nhưng họ có một điểm chung: tất cả đều dành hàng nghìn giờ đồng hồ để tập luyện sâu, kích hoạt và tối ưu hóa những mạch điện trong não bộ, sửa lỗi, đua tranh và cải thiện các kỹ năng của mình. Họ tham gia vào công việc sáng tạo nghệ thuật vĩ đại nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện: họ là kiến trúc sư thiết kế cho chính tài năng của mình.
GẶP GỠ «”NGàI MYELIN»”
George Bartzokis là một giáo sư chuyên ngành thần kinh học tại Đại học California, Los Angeles (UCLA). Phần lớn thời gian của người đàn ông trên 50 tuổi này dành cho vai trò một nhà nghiên cứu, một giảng viên điềm đạm, lỗi lạc: áo sơ-mi và cà-vạt, mái tóc được chải gọn gàng, phong thái nhã nhặn. Nhưng khi nói chuyện về myelin, một điều gì đó trong ông trỗi dậy. ông vươn người về phía trước một cách khao khát, đôi mắt sáng lên, miệng cười rạng rỡ. Trông ông như sắp nhảy lên trên ghế vì hào hứng. Bartzokis không hề muốn hành động như vậy, nhưng ông không thể kiềm chế được. Trong trường UCLA, ông được biết đến là “Ngài Myelin”.
“Tại sao lứa tuổi thanh, thiếu niên có những quyết định sai lầm?”, ông đặt câu hỏi và không chờ đợi câu trả lời, “bởi tất cả các nơ-ron đều đã có nhưng chúng không được bao bọc hoàn toàn. Mạch điện đó, dù có khả năng, nhưng không thể ngay lập tức nhận thức được hành động hấp tấp, trừ khi nó được bọc cách điện đầy đủ. Thanh, thiếu niên hiểu được đúng và sai, nhưng chúng cần thời gian để nhận ra điều đó.”
“Tại sao sự thông thái thường được thấy ở những người lớn tuổi? Bởi mạch điện trong bộ não của họ đã được bao bọc hoàn toàn và có thể hoạt động ngay khi cần thiết; họ có thể thực hiện những quá trình phức rất phức tạp ở nhiều cấp độ khác nhau; sự thông thái có thể hiểu gần đúng như vậy. Thể tích myelin trong não tiếp tục gia tăng cho đến khoảng 50 tuổi và bạn phải nhớ rằng nó là một thực thể sống: nó cũng suy kiệt và chúng ta phải tái tạo chúng. Những nhiệm vụ phức tạp như cai trị đất nước hay viết tiểu thuyết – phần lớn thường được thực hiện tốt hơn bởi những người đã tạo ra hầu như toàn bộ lượng myelin trong não.”
“Tại sao loài khỉ – loài có tất cả các dạng nơ-ron và chất dẫn truyền thần kinh chúng ta có – không thể sử dụng ngôngôn ngữ theo cách chúng ta sử dụng?” ông tiếp tục. “Bởi chúng ta có lượng myelin cao hơn chúng 20%. Để trò chuyện như chúng ta bây giờ cần tốc độ xử lý thông tin rất cao và chúng không có dạng băng thông rộng này. Chắc chắn rằng bạn có thể dạy một con khỉ cách giao tiếp ở mức độ của một đứa trẻ 3 tuổi, bởi chúng đang sử dụng mạch thần kinh tương đương lõi dây đồng.”
Bartzokis tiếp tục nói, đặt thêm nhiều câu hỏi, cung cấp thêm nhiều câu trả lời, một số đã có tài liệu tham chiếu, một số vẫn đang chờ đợi các bằng chứng mà ông biết sẽ sớm được ghi nhận.
• Tại sao trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ có chỉ số IQ cao hơn? Bởi các axit béo có trong sữa mẹ là những viên gạch xây dựng nên myelin. Đó là lý do tại sao FDA vừa chấp thuận bổ sung các axit béo omega-3 vào công thức cho trẻ sơ sinh, và ăn nhiều cá – nguồn thực phẩm giàu axit béo – được coi là có liên quan đến việc giảm nguy cơ mất trí nhớ, suy giảm trí nhớ và các bệnh Alzheimer. (Bartzokis uống các axit béo DHA hàng ngày.) Bài học trong tất cả các trường hợp đều giống nhau: càng có nhiều myelin trên đường truyền dẫn tín hiệu, bạn càng có khả năng trở nên thông minh hơn.
• Tại sao Michael Jordan nghỉ thi đấu? Cơ bắp của anh ta không thay đổi, nhưng giống mọi người bình thường khác, myelin của Michael bắt đầu suy giảm theo tuổi tác – không nhiều, nhưng đủ để ngăn cản anh kích hoạt các xung điện với tốc độ và tần suất cần thiết cho các bước di chuyển bùng nổ kiểu-Michael-Jordan.
• Tại sao người Cro-Magnon nhỏ bé lại có thể tồn tại trong khi những người Neanderthal to lớn hơn, khỏe hơn và bộ não lớn hơn lại biến mất? Bởi người Cro-Magnon có nhiều myelin hơn; họ có thể suy nghĩ, giao tiếp và cạnh tranh hoàn toàn tốt hơn so với người Neanderthal. (Bartzokis đang đợi mẫu xét nghiệm ADN một chiếc răng của người Neanderthal để có thể khẳng định chắc chắn giả thuyết của mình).
• Tại sao ngựa có thể đứng dậy và đi lại ngay sau khi được sinh ra trong khi con người cần đến 1 năm để làm điều này? Một con ngựa được sinh ra với các cơ bắp đã được bọc myelin hoàn chỉnh, sẵn sàng để đi lại. Trong khi đó, cơ của một đứa trẻ không được bọc myelin trong khoảng 1 năm sau đó và các mạch điện chỉ được tối ưu hóa nhờ rèn luyện.
Trong quá trình chọn myelin, “sự tiến hóa cũng có những sự chọn lựa tương tự như quyết định mà bất kỳ kỹ sư thiết kế Internet nào cũng nghĩ tới,” Bartzokis nói. “Đó là việc mua loại máy tính dựa theo tiêu chí đường truyền băng thông rộng. Tôi không quan tâm máy tính của bạn to lớn ra sao – cái tôi muốn là chúng phải luôn sẵn sàng ngay lập tức để có thể xử lý mọi việc ngay lúc này. Đó chính là Internet, truy cập ngay lập tức tới vô vàn máy tính khác nhau. Chúng ta hoạt động theo các nguyên tắc tương tự với Google.”
“Chúng ta là những sinh vật myelin,” cuối cùng, Bartzokis nói. “Đó là cách chúng ta được tạo ra. Bạn không thể tránh được điều này.”
Chúng ta là những sinh vật myelin. Một câu khẳng định lớn lao. Nó mang lại một phương án tiềm ẩn những thay đổi mạnh mẽ, thay thế cho cách chúng ta vẫn suy nghĩ về kỹ năng, tài năng và chính bản chất của con người. Tuy nhiên, để xem điều “Ngài Myelin” thật sự muốn nói từ câu khẳng định này, trước tiên, chúng ta phải quay lại một chút.
Từ thời của Darwin, cách tư duy truyền thống về tài năng đã đi theo hướng như thế này: giengen (tự nhiên) và môi trường (nuôi dưỡng) kết hợp với nhau để tạo ra con người chúng ta. Theo quan điểm như vậy, giengen là những lá bài nhất định chúng ta nhận được từ ban đầu và môi trường là ván bài chúng ta chơi. Mỗi lần, trong một khoảnh khắc nào đó, số phận có một sự kết hợp hoàn hảo của giengen và môi trường, những tài năng ở mức độ xuất sắc hay thiên tài được tạo ra.
Tự nhiên/Nuôi dưỡng đã trở thành một mô hình hết sức phổ biến bởi sự rõ ràng và kịch tính của nó. Nó xuất hiện trong vô vàn hiện tượng của thế giới tự nhiên. Nhưng khi dùng nó để giải thích cho tài năng của con người, người ta thấy xuất hiện một vấn đề nho nhỏ: mô hình này mơ hồ ở điểm nó vô nghĩa. Nghĩ rằng tài năng đến từ giengen và môi trường sống cũng giống như nghĩ bánh quy làm từ đường, bột mỳ và bơ. Nó đúng, nhưng chưa đủ chi tiết để trở nên hữu dụng. Để vượt lên trên mô hình tự nhiên/nuôi dưỡng đã lỗi thời, chúng ta cần bắt đầu với một hình ảnh rõ ràng về cách thức mà các giengen hoạt động.
GienGen không phải là những quân bài của vũ trụ. Chúng là những cuốn sách hướng dẫn đã được quá trình tiến hóa kiểm tra, giúp kiến tạo nên những cỗ máy vô cùng phức tạp – chính là chúng ta. Chúng chứa các bản thiết kế, được viết ra dưới dạng các nucleotide, để cấu trúc nên trí não và cơ thể con người, từ những chi tiết nhỏ nhất. Nhiệm vụ thiết kế và xây dựng này rất tinh xảo nhưng về cơ bản không hề rắc rối: các giengen chỉ dẫn cho các tế bào tạo ra lông mày như thế này, móng chân như thế kia.
Tuy nhiên, khi áp dụng vào hành vi của con người, giengen buộc phải đối mặt với một thách thức về thiết kế rất độc đáo. Con người sống trong một thế giới rộng lớn và đa dạng. Họ bắt gặp đủ loại nguy hiểm, cơ hội và trải nghiệm lạ thường. Sự việc diễn ra nhanh chóng, đồng nghĩa với việc hành vi – kỹ năng – cũng cần phải thay đổi nhanh chóng. Thách thức ở đây là làm thế nào bạn có thể viết một cuốn sách hướng dẫn hành vi? Bằng cách nào mà giengen của chúng ta, ngồi im lìm, lặng lẽ trong mỗi tế bào, có thể giúp chúng ta thích nghi với thế giới không ngừng thay đổi và đe dọa này?
Nhằm giải quyết vấn đề trên, giengen đã mở ra một phương thức để xét đoán: chúng chứa các chỉ dẫn để xây dựng các mạch điện của chúng ta với những ham muốn thôi thúc, định kiến và bản năng. GienGen tạo nên bộ não sao cho khi chúng ta bắt gặp một tác nhân kích thích nhất định – một bữa ăn ngon, một miếng thịt ôi, một con hổ oai vệ tiến tới gần, hay một người có thể trở thành bạn tốt – thì một chương trình thần kinh được khởi động, sử dụng các cảm xúc để định hướng hành vi của chúng ta một cách hữu hiệu. Chúng ta cảm thấy đói khi ngửi thấy mùi thức ăn, cảm thấy ghê tởm khi ngửi thấy mùi thịt ôi, cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy hổ, cảm thấy khao khát khi thấy một người có thể trở thành bạn tốt. Khi được những chương trình này dẫn đường, chúng ta sẽ tới được các giải pháp.
Chiến lược đó rất hữu ích trong việc tạo ra các hành vi để xử lý những sự việc như miếng thịt ôi hay người bạn tiềm năng. Tóm lại, việc viết các chỉ dẫn để xây dựng những “mạch điện hối thúc” đó tương đối đơn giản: nếu X thì Y. Vậy tạo ra những hành vi có độ phức tạp cao hơn rất nhiều như chơi kèn saxophone hay trò chơi ô chữ thì sao? Như chúng ta đã thấy, những kỹ năng phức tạp được tạo ra bởi hàng triệu chuỗi nơ-ron cùng làm việc trong khoảng thời gian chỉ vài mili giây. Câu hỏi về việc thực hiện được một kỹ năng cao hơn thật sự là câu hỏi về chiến lược thiết kế. Chiến lược thiết kế nào là tốt nhất để viết ra các chỉ dẫn nhằm xây dựng nên một cỗ máy có thể học được các kỹ năng vô cùng phức tạp?
Một chiến lược thiết kế rõ ràng cho các giengen là dựng sẵn các mạch điện dành cho kỹ năng. Các giengen đưa ra các chỉ dẫn chi tiết từng bước một, nhằm tạo ra các mạch điện chính xác cần khi thực hiện một kỹ năng nào đó: chơi nhạc, tung hứng, hay tính toán. Khi một tác nhân kích thích xuất hiện, tất cả các mạch điện dựng sẵn nói trên sẽ kết nối với nhau và được kích hoạt. Tài năng sẽ xuất hiện: Babe Ruth bắt đầu vung cú đánh sấm sét của mình và Beethoven bắt đầu sáng tác các bản giao hưởng. Chiến lược thiết kế này có vẻ như hợp lý (nói cho cùng, cái gì có thể kém phức tạp hơn đây?), nhưng thực tế, nó có hai vấn đề lớn.
Thứ nhất, nó tốn kém, nói theo khía cạnh sinh học. Tạo nên những mạch điện tỉ mỉ kia cần rất nhiều nguồn lực và thời gian, có thể phải tiêu hao cho một số đặc tính thiết kế khác. Thứ hai, nó như trò đánh bạc với số phận. Dựng sẵn các mạch điện để tạo ra một kỹ sư lập trình phần mềm thiên tài chẳng có ý nghĩa gì vào năm 1850 cả; tương tự với mạch điện của một thợ rèn lão luyện trong thời đại ngày nay. Trong khoảng thời gian của một thế hệ, hoặc không gian vài trăm dặm, một số kỹ năng phức tạp có thể chuyển từ tối cần thiết sang vô giá trị và ngược lại.
Nói một cách đơn giản, dựng sẵn một mạch điện với hàng nghìn dây dẫn cho một kỹ năng cao cấp hơn, phức tạp hơn là một vụ cá cược ngu xuẩn và tốn kém đối với các giengen. Tuy nhiên, các giengen của chúng ta đã tồn tại qua hàng triệu năm không nhờ những lần cá cược đó. (Một số giengen khác thì có thể, nhưng chúng, cùng những mạch dẫn của chúng, đã không còn đến ngày nay.)*
Bây giờ, hãy xem xét một chiến lược thiết kế khác. Thay vì dựng sẵn các mạch điện cụ thể, sẽ ra sao nếu các giengen xử lý vấn đề kỹ năng bằng cách tạo nên hàng triệu bộ cài đặt băng thông rộng và phân bố chúng khắp mạch điện của bộ não? Các bộ cài đặt băng thông rộng sẽ không hề phức tạp – thực tế, tất cả đều là những dây dẫn đồng nhất, được bao bọc bởi chất cách điện nhằm giữ cho mạch điện vận hành nhanh và thuận lợi hơn. Chúng sẽ làm việc dựa trên một nguyên tắc duy nhất: mạch điện được kích hoạt nhiều nhất, và khẩn cấp nhất ở điểm đến của các bộ cài đặt. Các mạch kỹ năng thường xuyên được kích hoạt sẽ nhận được nhiều băng thông rộng hơn; các kỹ năng được kích hoạt kém thường xuyên hơn, với mức độ khẩn cấp thấp hơn, sẽ nhận được ít băng thông rộng hơn.
Những bộ cài đặt băng thông rộng như vậy sẽ có ích nếu chúng được lắp đặt sơ bộ để làm việc với cường độ cao ngay khi chúng ta còn trẻ, bắt đầu thích ứng với môi trường xung quanh. Chúng sẽ hiệu quả nếu được vận hành bên ngoài phần có ý thức của con người, không bị rối loạn bởi những cửa sổ hạn hẹp của kinh nghiệm sống hàng ngày. (Nói cho cùng, từ quan điểm lựa chọn tự nhiên, sẽ không ảnh hưởng gì nếu chúng ta cảm thấy mình thu được một kỹ năng quan trọng nào đó, bởi việc đó cũng tương tự như sự vận hành của hệ miễn dịch mà thôi.) Từ điểm lợi thế bị hạn chế này, kỹ năng được tăng cường sẽ cảm thấy chính xác như một tài năng, như thể chúng ta đang thể hiện một điều tốt đẹp nào đó bẩm sinh. Nhưng nó sẽ không là một quà tặng: quà tặng thật sự sẽ là những bộ cài đặt băng thông rộng, luôn bận rộn bao phủ bất kỳ mạch điện nào đang được kích hoạt, dù cho đó là để săn bắn, làm toán, chơi nhạc hay chơi thể thao. Giống tất cả các sự thích nghi có ích khác, hệ thống cài đặt này sẽ nhanh chóng trở thành thiết bị vận hành tiêu chuẩn trong toàn bộ giống loài.
Chúng ta là những sinh vật myelin. Băng thông rộng là myelin và bộ cài đặt chính là các oligodendrocyte màu xanh trông như vòi bạch tuộc. Chúng cảm nhận được những tín hiệu mà chúng ta gửi đi và bọc cách điện những mạch tương ứng. Khi đạt được những kỹ năng cao hơn, chúng ta đã tích nạp thêm cơ chế thích nghi nguyên thủy này vào các giới hạn riêng lẻ, điều có thể diễn ra được là nhờ các giengen cho phép chúng ta – hay chính xác hơn, chúng để cho những nhu cầu và hành động của chúng ta – xác định những kỹ năng nào cần xây dựng. Hệ thống này rất linh hoạt, phản ứng nhanh và tinh tế, bởi nó mang cho mọi người một tiềm năng bẩm sinh là có thể học được kỹ năng khi cần thiết. Bằng chứng của điều này nằm ở chính những cái nôi sản sinh tài năng mà tôi đã nhắc đến ngay từ đầu cuốn sách này, trong nhiều nghìn giờ, những con người đó đã dành để tập luyện sâu nhằm đạt được đẳng cấp thế giới, thậm chtrí ngay trong biểu hiện căng thẳng kiểu-Clint-Eastwood mà họ cùng có. Những điểm tương đồng này không hề ngẫu nhiên; chúng là biểu hiện logic của một cơ chế tiến hóa chung được xây dựng nên nhằm phản ứng lại những dạng tín hiệu nhất định. Kỹ năng là lớp cách điện bao bọc các mạch thần kinh và phát triển tùy theo những tín hiệu nhất định.
Điều này không có ý nói rằng bất kỳ ai trên hành tinh này cũng có khả năng trở thành một Einstein (bộ não của ông đã được mổ phân tích và phát hiện có một lượng bất thường chất mà ai cũng biết là chất-gì-đó).* Hay cũng không có nghĩa rằng bộ giengen của chúng không đóng vai trò gì cả – giengen rất quan trọng. Nhưng điểm cần chú ý ở đây là mặc dù con người cảm giác và nhìn nhận tài năng là do số mệnh an bài thì thực tế, chúng ta có thể kiểm soát những kỹ năng mà chúng ta muốn phát triển và mỗi người đều có nhiều tiềm năng hơn những gì họ từng dự đoán. Chúng ta đều được sinh ra với cơ hội trở thành, như Ngài Myelin đã phát biểu, những chúa tể của mạng Internet.
Mẹo ở đây là khám phá ra cách làm điều đó như thế nào.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.