Mật Mã Tài Năng
Mở đầu: Cô bé đạt được kết quả rèn luyện của một tháng trời chỉ trong 6 phút
Mọi hành trình đều bắt đầu từ những câu hỏi, và đây là ba câu hỏi cho cuộc hành trình này:
• Bằng cách nào mà một câu lạc bộ quần vợt không một xu dính túi của Nga, với chỉ một sân tập trong nhà lại có thể đào tạo đượcra những tay vợt nữ đứng trong top 20 của thế giới, nhiều hơn cả nước Mỹ cộng lại?
• Làm thế nào mà một trường dạy nhạc khiêm nhường, nằm trước một cửa hàng tại Dallas, bang Texas, lại có thể đào tạo được Jessica Simpson, Demi Lovato trở thành những tài năng nhạc pop xuất chúng?
• Bằng cách nào mà một gia đình người Anh nghèo khổ, ít học tại một ngôi làng hẻo lánh lại có thể sản sinh ra 3 nhà văn tầm cỡ thế giới?
Những nơi sản sinh ra tài năng là những nơi thật bí hiểm, và một trong những điều bí hiểm nhất là tài năng ở đó nở rộ mà không hề báo trước. Những cầu thủ bóng chày đầu tiên từ hòn đảo nhỏ là Cộng hòa Dominic đã đến với các giải thi đấu lớn từ thập niên 1950 của thế kỷ trước; và hiện nay, họ được coi là 1 trong 9 đội bóng lớn. Nữ gôngôn thủ Hàn Quốc đầu tiên giành được Giải của Hiệp hội gôngôn chuyên nghiệp nữ (LPGA) vào năm 1998; và hiện nay đã có tới 45 vận động viên nữ người Hàn Quốc tham dự giải LPGA, trong đó có 8 người lọt vào topnhóm 20 người đứng đầu. Năm 1991, chỉ có 1 thí sinh Trung Quốc tham gia cuộc thi piano Van Cliburn; nhưng đến cuộc thi gần đây nhất thì con số này đã lên tới 8, tương ứng với bước nhảy vọt về số lượng nhạc công Trung Quốc trong các dàn nhạc giao hưởng hàng đầu thế giới.
Các bài tường thuật của giới truyền thông thường có khuynh hướng mô tả những nơi sản sinh ra tài năng như một hiện tượng đơn lẻ. Nhưng thực chất, đó chính là một mô hình rộng lớn hơn, đã có từ lâu. Hãy xem xét trường hợp các nhà soạn nhạc thế kỷ XIX ở Viên (áo), những nhà văn theo phong cách Shakespeare ở Anh, hay những họa sỹ của thời kỳ Phục hưng ở ý. Khi đó, thành phố Florence đang say ngủ, với dân số chỉ có 70.000 người, nhưng đột nhiên nó sản sinh ra một số lượng lớn các thiên tài mà từ trước đến nay, và có lẽ cả sau này nữa, chưa từng thấy. Trong từng trường hợp, những câu hỏi giống hệt nhau luôn luôn vang lên: Tài năng lạ thường này xuất phát từ đâu? Nó phát triển ra sao?
Câu trả lời có thể bắt đầu từ một đoạn video đáng chú ý về một cô bé 13 tuổi tên là Clarissa, có khuôn mặt lấm tấm tàn nhang. Clarissa (không phải tên thật của cô bé) là một phần của nghiên cứu do hai nhà tâm lý học âm nhạc người Australia là Gary McPherson và James Renwich tiến hành. Họ theo dõi quá trình tiến triển của cô bé khi học kèn clarinet trong vài năm. Đoạn video này chính thức có tên tệp là shorterclarissa3.mov, tuy nhiên, nó nên được gọi là Cô bé đạt được kết quả rèn luyện của một tháng trời chỉ trong 6 phút thì đúng hơn.
Trên màn hình, Clarissa trông không có vẻ thật sự tài năng. Cô bé mặc một cái áo phông cộc tay có mũ, quần soóc thể thao và khuôn mặt biểu hiện vẻ thờ ơ, buồn ngủ. Thật ra, trước 6 phút ghi hình, Clarissa đã được xếp vào loạichung với người có khả năng âm nhạc hết sức bình thường. Theo các bài kiểm tra năng khiếu của McPherson và xác nhận của giáo viên cũng như phụ huynh, và chính Clarissa nữa, cô bé không thể hiện bất kỳ năng khiếu âm nhạc đột phá nào. Khả năng thẩm âm của cô không tốt lắm, khả năng cảm nhận nhịp điệu ở mức trung bình, động lực để học âm nhạc thấp hơn bình thường. (Trong ghi chép của nghiên cứu, câu nói của cô bé “vì mọi người cho là cháu nên học” là động lực mạnh mẽ nhất cho việc luyện tập.) Tuy nhiên, Clarissa đã trở nên nổi tiếng trong giới khoa học âm nhạc. Bởi Vvào một buổi sáng bình thườngkhông có gì đặc biệt, chiếc máy quay của McPherson đã chộp được khoảnh khắc mà một đứa trẻ bình thường làm được một điều hoàn toàn không bình thường. Theo tính toán của McPherson, trong vòng 5 phút 54 giây, cô bé đã tăng tốc độ học tập của mình lên gấp 10 lần. Và chính cô bé cũng không hề nhận ra điều đó.
McPherson sẽ bật máy để chúng ta xem lại đoạn băng này: Thời điểm là vào buổi sáng, giờ tập thường lệ của Clarissa, một ngày sau buổi học hàng tuần. Cô bé tập một bản nhạc mới có tựa đề “Đám cưới vàng” do nghệ sỹ clarinet nhạc jazz là Wood Herman sáng tác vào năm 1941. Clarissa đã được nghe bài này vài lần và cô bé rất thích. Bây giờ, cô sẽ chơi thử bài này.
Clarissa hít một hơi và chơi hai nốt r. Rồi dừng lại. Cô đưa cây kèn ra khỏi miệng và nhìn chăm chú vào bản nhạc, mắt nheo lại. Cô chơi tiếp bảy nốt trong phần đầu của bản nhạc. Cô bỏ sót nốt cuối cùng và ngay lập tức dừng lại, giật cây kèn ra khỏi miệng. Clarissa liếc nhìn bản nhạc và nhẹ nhàng ngâm nga đoạn đầu. “Đa, đa, đum, đa”.
Cô bé bắt đầu chơi lại đoạn nhạc ngắn từ đầu, lần này có thêm một vài nốt, nhưng vẫn thiếu nốt cuối cùng, rồi chơi lại, có đủ nốt đã chơi thiếu. Đoạn nhạc đầu đã bắt đầu gắn kết với nhau – các nốt nhạc đã sinh động và có cảm xúc. Khi hoàn tất đoạn này, Clarissa lại dừng lại khoảng 6 giây, dường như đang dò lại phần đã tập trong đầu, ngón tay lướt trên thân cây kèn khi suy nghĩ. Cô bé hơi vươn người về phía trước, thở sâu và lại bắt đầu.
Bản nhạc nghe khá tệ. Đó không phải âm nhạc mà chỉ là một mớ nốt nhạc vụn vặt, chập choạng, chậm rãi, thỉnh thoảng lại điểm xuyết bởi những ngắt quãng và vài nốt nhạc thiếu. Cảm nhận thông thường sẽ khiến chúng ta tin rằng Clarissa đang thất bại. Nhưng trong trường hợp này, cảm giác đó có thể là một sai lầm nghiêm trọng.
“Điều này thật thú vị,” McPherson nói. “Mỗi lần xem băng, tôi lại nhận ra những điều mới mẻ, tinh tế và mạnh mẽ đến đáng ngạc nhiên. Đây chính là cách mà một nhạc công chuyên nghiệp tập luyện vào thứ tư để chuẩn bị cho buổi biểu diễn vào thứ bảy.”
Trên màn hình, Clarissa nghiêng người về phía bản nhạc, bối rối với gam Son thăng mà cô bé chưa từng chơi trước đó. Cô hết nhìn bàn tay mình rồi lại nhìn bản nhạc. Rồi Clarissa ngâm nga đoạn nhạc. Cả người cô bé đổ về phía trước, trông như thể đang đi ngược chiều một cơn gió lạnh; khuôn mặt tàn nhang lấm tấm mồ hôi của cô bé như căng ra. Clarissa chơi đi chơi lại đoạn nhạc, mỗi lần cô bé lại thêm một chút tình cảm, nhịp điệu, và cô còn lắc lư thân hình nữa.
“Nhìn kìa!” McPherson nói. “Cô bé đã có một bản kế hoạch trong đầu và không ngừng so sánh bản thân mình với nó. Clarissa đang tập luyện trong từng đoạn nhạc, và cả trong những suy nghĩ. Cô bé không bỏ qua những lần mắc lỗi, mà lắng nghe chúng, sửa chữa chúng. Cô khớp các đoạn nhạc ngắn thành toàn thể bản nhạc, luôn luôn thay đổi tư thế để nhìn bản nhạc, và cô thường kiễng chân lên.”
Đây không phải là sự luyện tập thông thường. Có một điều gì đó thật khác biệt: một quá trình có mục đích rõ ràng và tập trung vào các lỗi mắc phải. Có một điều gì đó đang phát triển, đang được xây dựng nên. Bản nhạc bắt đầu vang lên, và cùng với nó, là một phẩm chất mới trong cô bé.
Đoạn video vẫn tiếp tục. Sau khi tập bản “Đám cưới vàng”, Clarissa tiếp tục tập bản nhạc tiếp theo, “Sông Danube xanh.” Nhưng lần này, cô bé tập một lần liên tục, không ngừng lại. Không có những đoạn ngắt quãng nghịch tai, giai điệu trở nên du dương hơn, có thể nhận biết được, mặc dù đôi khi vẫn có một tiếng rít hơi chói tai.
McPherson như rên lên. “Cô bé chỉ chơi thôi, như thể cô bé đang đứng trên chiếc băng chuyền đang chuyển động trơn tru vậy,” ông nói. “Đoạn nhạc thật sự khủng khiếp. Clarissa không suy nghĩ, không học, không xây dựng gì hết; cô bé chỉ đang lãng phí thời gian. Cô bé đi từ mức tệ hơn bình thường tới xuất chúng, rồi lại quay trở lại. Clarissa không có một chút ý thức về việc mình đang làm.”
Một lúc sau, McPherson không thể chịu được nữa. ông tua trở lại đoạn Clarissa tập bản “Đám cưới vàng”. ông muốn xem lại nó, với cùng một lý do giống như tôi. Đây không phải là hình ảnh về một tài năng được sinh ra bởi giengen di truyền mà có một điều gì đó còn thú vị hơn nhiều. Đây là 6 phút mà một người bình thường bước vào một vùng hiệu quả đến diệu kỳ, nơi có thêm nhiều kỹ năng được tạo ra cùng với mỗi giây phút trôi qua.
“Lạy Chúa nhân từ,” McPherson nói với vẻ thèm muốn, “nếu ai đó có thể nắm giữ được điều này, nó sẽ đáng giá hàng triệu đô lađô-la.”
Cuốn sách này nói về một ý tưởng đơn giản: Clarissa và những nơi sản sinh ra tài năng khác đang làm một việc giống nhau. Họ dựa vào một cơ chế thần kinh, trong đó những mô hình cụ thể của việc tập luyện có mục tiêu giúp tạo nên kỹ năng. Không hề nhận ra điều đó, họ bước vào một khu vực mà việc học tập được tăng tốc. Con người không thể nắm giữ nó, nhưng có thể tiếp cận nếu hiểu được phương thức hoạt động của nó. Nói ngắn gọn, họ đã giải được mật mã tài năng.
Mật mã tài năng được xây dựng dựa trên những phát kiến khoa học mang tính cách mạng về một chất cách ly bọc quanh dây thần kinh được gọi là myelin. Hiện nay, một số nhà thần kinh học coi chất này là bí quyết để đạt được kỹ năng. Lý do như sau: Kỹ năng của con người, dù đó là chơi bóng chày hay chơi nhạc của Bach, được tạo bởi các chuỗi sợi thần kinh mang một xung điện vô cùng nhỏ – về cơ bản, giống như một tín hiệu truyền trong mạch điện. Vai trò quan trọng của myelin là bọc những sợi thần kinh này như thể lớp cách điện bằng cao su bọc lấy lõi dây đồng, giúp tín hiệu được truyền đi mạnh hơn và nhanh hơn do xung điện không bị rò rỉ ra ngoài. Khi chúng ta kích hoạt mạch điện đúng cách – khi tập vung chày hay chơi một nốt nhạc nào đó – myelin trong cơ thể phản ứng bằng cách bọc các lớp cách điện xung quanh dây thần kinh, mỗi lớp làm tăng kỹ năng và tốc độ lên một chút. Lớp myelin càng dày, nó càng cách điện tốt, và những cử động và suy nghĩ của chúng ta càng nhanh và chính xác hơn.
Myelin quan trọng với chúng ta vì một vài nguyên nhân. Nó là phổ biến: mọi người có thể phát triển myelin, nhanh nhất khi còn nhỏ tuổi, nhưng quá trình đó diễn ra trong suốt cuộc đời. Nó không có sự phân biệt: sự phát triển của myelin tạo ra mọi loại kỹ năng, từ thể chất đến trí óc. Nó không thể được cảm nhận được: chúng ta không thể nhìn thấy hay cảm thấy myelin; con người chỉ cảm thấy sự gia tăng myelin thông qua những hiệu quả có-vẻ-màu-nhiệm của nó. Tuy nhiên, trên hết, myelin quan trọng bởi nó cung cấp cho chúng ta một mô hình mới hết sức sống động để hiểu được kỹ năng.
Kỹ năng được hình thành khi có chất cách điện tế bào bao bọc các mạch thần kinh và phát triển khi phản ứng lại những tín hiệu nào đó. Càng dành nhiều thời gian và năng lượng cho tập luyện đúng cách – càng có nhiều thời gian ở trong vùng hiệu quả, truyền đi những tín hiệu đúng trong toàn mạch thần kinh – bạn càng đạt được nhiều kỹ năng hơn; hoặc nói khác đi một chút, bạn càng có được nhiều myelin hơn. Tất cả các kỹ năng thu được, cũng như tất cả những nơi sản sinh tài năng, đều vận hành theo những nguyên tắc hành động giống nhau, dù chúng có vẻ bề ngoài khác nhau như thế nào. Như tiến sỹ George Bartzokis, một nhà thần kinh học, nhà nghiên cứu về myelin của Đại học California, bang Los Angles (UCLA), đã phát biểu: “Mọi kỹ năng, ngôngôn ngữ, âm nhạc, vận động đều được tạo ra bởi những mạch điện sống và tất cả các mạch điện đều phát triển dựa trên những quy luật nhất định.”
Trong những phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét cách những quy luật đó hoạt động như thế nào bằng cách đến thăm những cầu thủ bóng đá, những tên cướp nhà băng, nhạc công violin, phi công lái máy bay chiến đấu, nghệ sỹ và những người chơi ván trượt giỏi nhất thế giới. Chúng ta sẽ khám phá một số vườn ươm tài năng đáng kinh ngạc, nơi vẫn đang thành công bởi những lý do mà chính họ cũng không thể đoán được. Chúng ta sẽ gặp gỡ đủ loạicác nhà khoa học trên mọi lĩnh vực, huấn luyện viên, giáo viên và nhà nghiên cứu về tài năng, những người đang khám phá những công cụ mới để làm chủ kỹ năng. Hơn tất cả, chúng ta sẽ hiểu cách thức cụ thể mà những công cụ này có thể tạo ra sự khác biệt, nhằm tối đa hóa tiềm năng trong cuộc sống của chính mìnhchúng ta và của những người xung quanh. ý tưởng cho rằng mọi kỹ năng đều phát triển bởi cùng một cơ chế tế bào có vẻ như kỳ lạ và đáng ngạc nhiên, bởi các kỹ năng rõ ràng rất khác nhau. Nhưng rồi, một lần nữa, tất cả những khác biệt trên hành tinh này đều được tạo nên từ những cơ chế chung và có khả năng thích ứng; quá trình tiến hóa không thể diễn ra khác được. Cây gỗ đỏ khác với hoa hồng nhưng cả hai đều phát triển nhờ sự quang hợp. Voi khác với khuẩn a-míp nhưng cả hai đều sử dụng cơ chế tế bào giống nhau để biến đổi thức ăn thành năng lượng. Vận động viên quần vợt, ca sỹ và họa sỹ không có nhiều điểm chung nhưng họ đều trở nên xuất sắc hơn nhờ cải thiện dần việc sử dụng thời gian, tốc độ và sự chính xác, cải thiện mạch điện thần kinh, tuân theo các quy luật của mật mã tài năng – nói tóm lại là bằng cách tạo thêm nhiều myelin.
Cuốn sách này được chia làm ba phần – Tập luyện sâu, Thắp lửa và Cách huấn luyện bậc thầy – tương ứng với 3 yếu tố cơ bản của mật mã tài năng. Mỗi yếu tố hữu dụng theo một cách riêng, nhưng điểm chung của chúng chính là chìa khóa tạo ra kỹ năng. Nếu bỏ đi một yếu tố, quá trình sẽ bị chậm lại. Nếu biết kết hợp chúng với nhau, dù chỉ trong 6 phút thôi, thì mọi việc vẫn sẽ bắt đầu thay đổi.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.