NHỮNG QUẬN CHÚA NỔI LOẠN
NQCNL : 22
Canolles bị nhét vào trong một cỗ xe ngựa. Đôi chân chàng như bị bó lại bên cạnh một người đàn ông có cái mũi diều hâu và tay thường xuyên đặt lên khấu súng lục như để giương vây hơn là do sự thận trọng. Đôi khi ban đêm vì ban ngày chàng ngủ – chàng hy vọng sự sơ sểnh trong canh gác của cái gã Argus (Chú thích: Một vị thần trong thần thoại Hy Lạp có cặp mắt rất tinh. nhìn được cả trong đêm tối) mũi diều hâu ấy. nhưng chàng luôn bị đôi mắt cú vọ của hắn theo dõi đến nỗi quay về phía nào chàng cũng bắt gặp cái nhìn đó.
Trong lúc hắn ngủ. một trong hai con mắt cũng ngủ. nhưng chỉ có một thôi. đó là một biệt tài tạo hóa đã ban cho hắn: chỉ cần ngủ một mắt.
Hai ngày và hai đêm đã trôi qua. Canolles vô cùng rầu rĩ. Đầu óc chàng rối bời với những ám ảnh đen tối. Cái pháo đài đảo Saint – Georges. dưới mắt một người tù như chàng đã chứa đựng bao sự khủng khiếp. Không những thế. lúc này đây. chàng còn cảm thấy một sự hối hận vò xé tâm can.
Hối hận. bởi vì chàng biết phải thật tin cậy người ta mới giao cho chàng công việc giám sát bà quận chúa. vậy mà chàng đã coi rẻ để đổi lấy một cuộc tình. Hơn thế nữa. hậu quả của lỗi lầm do chàng gây ra không phải là nhỏ. Tại Chantilly. De Condé chỉ là một người đàn bà bị quản chế nhưng Ở Bordeaux. bà De Condé đã trở thành một quận chúa nổi loạn.
Sợ hãi. bởi vì chàng biết rõ truyền thống về sự trả thù kinh khủng của một Anne D autriche khi nổi giận.
Một sự hối hận khác nữa. nặng nề hơn và có lẽ đau đớn hơn! Trước hết là đối với Nanon. một phụ nữ trẻ. đẹp. thông minh. một người đàn bà đã sử dụng ảnh hưởng của mình để chàng leo lên bậc thang danh vọng. đã dám vung tiền bạc ra để bao che. đã hàng chục lần hy sinh địa vị. tương lai. tài sản cũng chỉ vì chàng! ấy thế mà chàng đã bỏ rơi nàng một cách phũ phàng. không một lời để lại không một lý do. đúng vào lúc nàng nghĩ đến chàng. và thay vì trả thù về cái tội Ở Chantilly.
nàng đã xin cho chàng được ân xá. Thật ra ân huệ đến không đúng lúc. vì nó đến trong lúc chàng chỉ mong muốn một sự thất sủng. Nhưng đâu phải lỗi tại Nanon! Nàng chỉ thấy được phục vụ nhà vua. là một vận may to lớn. xứng đáng cho người yêu.
Rồi nhiều câu hỏi khác lại đến với Canolles theo vòng quay của bánh xe lăn trên con đường gập ghềnh khúc khuỷu.
Nanon đã có tội tình gì để khiến chàng bỏ rơi nàng?
De Cambes phu nhân đã có gì hơn được Nanon để khiến chàng phải mê mấn tâm thần? Phải chăng mái tóc vàng được đánh giá hơn bộ tóc đen đến nỗi người ta quên cả lời ước thề và bội bạc với người tình. phản bội và bất trung với nhà vua?
Canolles cứ quanh quẩn với những lập luận đầy ý nghĩa ấy. nhưng rồi cũng không biết quên. Con tim thường chứa đầy những bí ấn như thế. nó tạo hạnh phúc cho những tình nhân và sự thất vọng cho các triết gia.
Canolles lại cũng nghĩ đến cái lão Mazarin. dám bảo mình là đồ ngu ngốc và cái bộ mặt nghển hệt của công tước D epernon bị cắm sừng ngay trước mắt mà cũng không biết. Rồi chàng khẽ nhún vai như để kết thúc những ý nghĩ miên man đó.
Người đàn ông mắt cú vọ không hiểu tại sao Canolles tự dưng lại có điệu bộ ấy nên hắn nhìn chàng một cách ngạc nhiên.
Canolles ngồi một lát lại nghĩ tiếp đến chuyện tù tội của mình: Nếu họ hỏi ta. ta sẽ không nói chi tiêu. vì không lẽ ta trả lời rằng ta không tuân phục lão Mazarin trong khi mọi người phải phục vụ lão ấy? Ta có yêu De Cambes phu nhân không. hay là bị nàng đánh lừa? Ta cũng sẽ lặng thinh để bảo vệ danh dự cho nàng. Nhưng các quan tòa vốn lại là những con người rất mẫn cảm. khi hỏi. họ muốn người ta phải trả lời. Trong các nhà tù Ở tỉnh đã có những trò tra tấn tàn bạo. chúng nó sẽ đánh vỡ đầu gối ta rồi giam ta vào hầm tối để sốn g với lũ chuột chù và cóc nhái. và suốt đời ta sẽ phải đi chân vòng kiềng như hoàng thân De Conti và như thế thì xấu quá.
Ngoài những cái đó ra. lại phải kể đến những đoạn đầu đài nơi chặt đầu những kẻ làm loạn.
một vài cột xử giảo để treo cổ những tên phản bội. những khu đất trống để xử bắn những người đảo ngũ. Tuy nhiên. với một kẻ đẹp trai như Canolles ta đây. tất cả những chuyện đó ta coi là thường một khi đem so sánh chúng với đôi chân vòng kiềng.
Sau đó Canolles cũng định gạ chuyện với người bạn đồng hành. nhưng chàng thấy nản trước bộ mặt khó đăm đăm. cái mũi diều hâu. đôi mắt cú vọ của hắn. Một cái nhăn nhó giống như một nụ cười thoáng hiện trên mặt hắn. Chàng liền nói:
– Thưa ông…
– Thưa ông. – Hắn đáp.
– Xin lỗi. nếu tôi đã làm gián đoạn những dòng suy nghĩ của ông.
– Khỏi phải xin lỗi. thưa ông. tôi không bao giờ suy nghĩ.
– Đời ông như thế quả là sung sướng nhất.
– Cho nên tôi có phàn nàn bao giờ đâu.
– Còn tôi. tôi lại muốn phàn nàn quá đỗi.
– Về chuyện gì. thưa ôn g?
– Về vụ người ta bắt cóc tôi rồi dẫn tôi đi đâu tôi cũng không biết rõ.
– Sao lại không rõ. thưa ông. người ta đã chẳng nói cho ông biết rồi là gì?
– Đúng vậy. Chúng ta đi tới đảo Saint – Georges. có phải không. thưa ông?
– Chính thế .
– Liệu tôi Ở đấy có lâu không?
– Thưa ông. tôi không biết. nhưng cứ theo như cái cách người ta xử sự với ông. tôi nghĩ rằng sẽ Ở lâu đấy – À đảo Saint – Georges có đến nỗi tồi tệ lắm không?
– ông chưa nhìn thấy cái thành lũy à?
– Bên trong thì không. tôi chưa vô bao giờ.
– Thưa ông. chẳng đẹp đẽ gì đâu. ngoại trừ dãy nhà của ông tổng đốc vừa mới được sửa sang lại được coi như lịch sự nhất. sốnhà cửa còn lại trông chẳng ra làm sao cả.
– Người ta sẽ hỏi tôi chứ?
– ĐÓ là thủ tục bắt buộc.
– và nếu tôi không trả lời?
– Nếu không trả lời?
– Phải.
– Trời đất! Trong trường hợp ấy. ông có biết không. người ta sẽ có cách để làm cho ông nói.
– Cách bình thường?
– Bình thường hay đặc biệt tùy theo tội trạng. thưa ông. ông bị kết tội gì?
– Tôi sợ rằng tôi sẽ bị liệt vào hàng quốc phạm.
– à! Thế thì người ta sẽ đối xử với ông một cách đặc biệt rồi. . . mười bình. . .
– Thế nào? Mười bình?
– Phải.
– ông nói gì?
– Tôi nói. ông sẽ phải được thưởng thức mười cái ấm đất có quai.
– Chẳng lẽ đảo Saint – George thiếu nước đến như vậy sao?
– Thưa ông. ông hiểu cho. đảo này nằm trên sông Garonne. . .
– Đúng vậy. Nhưng mười ấm đất thì độ chừng bao nhiêu “sô”?
– Từ ba “sô” đến ba “sô” rưỡi. . .
– Bụng tôi hẳn là sẽ phình ra?
– Chút chút thôi. CÓ điều nếu ông biết móc ngoặc với đám cai tù. . .
– Thì sao?
– HỌ sẽ pha chế tốt cho ông.
– ông làm ơn nói rõ hơn một tí. họ có thể giúp tôi được cái gì?
– HỌ có thể cho ông uống dầu.
– Dầu là một chuyên dược hay sao?
– Thần dược đó ông ơi!
– ông tưởng vậy?
– Do kinh nghiệm đấy chứ. tôi đã uống. . .
– ông đã uống?
– Xin lỗi. tôi muốn nói là tôi đã trông thấy. Dân Gascogne có tật phát âm những chữ B thành chữ V và ngược lại (Chú thích: Boire thành Voi (uống thành thấy) và ngược lại).
Mặc dù tính cách nặng nề của câu chuyện. Canolles cũng không ngăn được một nụ cười.
Chàng nói:
– ông bảo rằng ông đã trông thấy?
– Vâng. thưa ông. tôi trông thấy một người đàn ông uống mười ấm một cách “ngon lành” nhờ có chất dầu làm cho nó trôi đi tuồn tuột. trát nhiên bụng sẽ phình ra như thường lệ. có lửa thì nó sẽ nhanh chóng xẹp đi. Đấy là điều cốt yếu của phần hai cuộc thử thách. Hãy nhớ kỹ mấy tiếng này: Hâm nóng chứ không đốt cháy.
– Tôi hiểu. Thưa ông. có lẽ trước đây ông đã từng là đao phủ?
– Thưa ông. không. – Hắn đáp với vẻ nhã nhặn và lễ độ.
– Vậy chắc là phụ tá?
– à! Thưa ông. quý danh của ông. . .
– Barrabas.
– Một cái tên đẹp. một cái tên rất xưa. được người ta biết nhiều qua kinh thánh (Chú thích: Sự tích trong Kinh Thánh: Barrabas là một tên Do Thái can trọng tội. khi đưa ra xét xử lại được trả tự do. trong khi Chúa Jésus lại bị đóng đinh trên thập tự giá).
– Thưa ông. Ở trong tiên Khổ Nạn.
– ĐÓ là điều tôi định nói. nhưng bởi thói quen trong việc sử dụng từ ngữ.
– ông thích Kinh Thánh. chắc ông là người anh Giáo?
– Vâng. nhưng là một người anh Giáo dốt nát. ông có tin rằng tôi chỉ biết chưa đầy ba ngàn câu thơ trong Thánh thi không?
– Quả vậy. kể ra cũng hơi ít.
– Trong gia đình tôi đã có nhiều người bị treo cổ và bị hỏa thiêu.
– Tôi hy vọng ông sẽ không đến nỗi có một số phận như thế.
– Vâng. ngày nay cũng đỡ đi nhiều. Quá lắm thì người ta cũng chỉ dìm tôi xuống sông xuống biển thôi.
Barrabas cười ngất.
Canolles cũng cảm thấy mừng. ít ra chàng đã gây được cảm tình với hắn. Thật thế. nếu gã cai tù tạm thời ấy trở thành người cai ngục thường trực của chàng. chắc chắn chàng sẽ được sự giúp đỡ của hắn. Và chàng quyết định nối lại cuộc đối thoại đã bị bỏ dở.
– Thưa ông Barrabas. rồi đây mỗi người mỗi ngả. hay là tôi vẫn có hân hạnh được tiếp tục làm bạn với ông?
– Thưa ông. tới đảo Saint – Georges. tôi rất tiếc sẽ phải xa ông. Tôi phải trở về đại đội tôi.
– ông thuộc đơn vị bắn cung?
– Thưa ông không. một đơn vị bộ binh.
– Do ông tể tướng tuyển mộ?
– Không. do đại úy Cauvignac. người đã có hân hạnh bắt giữ ông đó.
– Vậy ra ông phục vụ nhà vua?
– Thưa ông. có lẽ đúng.
– Trời đất! ông nói nghe sao lạ vậy? Sao lại không chắc?
– Trên cõi đời này chả có gì chắc hết.
– Nếu ông Ở trong một hoàn cảnh không có gì vững chắc thiết tưởng ông nên nhằm vào một cái đích nào đó. rồi làm . . .
– Cái gì?
– Để cho tôi đi .
– Thưa ông. không thể được.
– Tôi sẽ đến bù một cách hậu hĩ cho ông.
– Đền bù bằng gì?
– Khổ quá! Bằng tiền chứ sao nữa?
– ông đào đâu ra tiền?
– Thế nào? Tôi không có?
– Không.
Canolles lục lọi hành lý của mình.
– Đúng thế – Chàng rầu rĩ nói – Túi tiền của tôi bị mất rồi. Ai lấy đi của tôi vậy?
Barrabas nghiêng mình chào rất tôn kính rồi đáp:
– Thưa ông. tôi.
– Tại sao lại lấy của tôi?
– Để ông khỏi tìm cách hối lộ tôi.
Canolles ngỡ ngàng. nhìn kẻ thừa hành luật pháp bằng một vẻ thán phục.
Thế rồi các hành khách lại đắm chìm trong yên lặng.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.