Phương Pháp Học Tập Siêu Tốc
10. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĐỌC HIỂU
Tại sao bạn nên đọc chương này? – Bởi vì bạn sẽ:
– Nhanh chóng phát triển tốc độ đọc của bạn.
– Nâng cao khả năng nhận thức và ghi nhớ.
– Tăng cường vốn từ vựng và phát triển ngân hàng dữ liệu của bạn.
– Mất ít thời gian để dọc, như vậy bạn có thể làm được những việc khác.
Đối với nhiều người, đọc sách chỉ là việc nhỏ. Bạn đã bao giờ đọc đến cuối trang và tự hỏi: “Mình vừa đọc gì” Bạn có hay thấy mình đôi khi phải đọc lại một đoạn nào đó, thậm chi phải đọc đến lần thứ ba hay thứ tư mới hiểu được không? Hoặc có bao giờ bạn thấy mình cứ nhìn mãi vào một từ như rơi vào trạng thái thôi miên chưa?
Ngày nay, hầu như mọi người phải đọc rất nhiều ở nhà, ở trường và ở nơi làm việc, v.v… Thậm chí nếu bạn chỉ đặt mua một tờ báo, thì hàng ngay bạn vẫn có nhiều thứ khác để đọc. Hãy nghĩ đến tất cả những thứ có thể đọc khác trong cuộc sống: tạp chí, các loại sách hướng dẫn sử dụng, sổ tay tra cứu, tài liệu chuyên ngành, sổ ghi nhớ, thư tạp nham, tiểu thuyết, các kế đề xuất, giáo trình, thư thông báo. Nếu thật sự bạn phải đọc hết tất cả những thông tin này, từng từ một, thì không những bạn phải đọc cả ngày, mà còn phải tăng cường tốc độ đọc, không còn thời gian để làm bất cứ việc nào khác. Tuy nhiên, nếu bạn giống phần lớn những người đó, hoặc bạn để việc đọc của mình chất cao như dãy Hymalaya – sau đó lại ném đi – hoặc là bạn có những phương pháp khoa học để lướt qua mọi thông tin mà không phải đọc từng từ.
10.1. PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG ĐỌC NĂNG SUẤT!
Ở trại Supercamp sinh viên được học những kỹ năng mới theo phương pháp học tăng tốc, nhờ đó khi trở về nhà họ có thể phát triển thêm “bài học ở lớp và làm bài tập ở nhà”. Một trong những lớp học được ưa thích ở Supercamp là lớp “Đọc năng suất”, ở đây họ có thể học phương pháp đọc tốc độ để đẩy nhanh tốc độ và khả năng lĩnh hội. Sau một thời gian, khả năng đọc của sinh viên không ngừng tiến bộ và họ đã khám phá ra những kỹ năng đọc mới. Với những kỹ năng mới trong các kỹ thuật đọc, sinh viên phát hiện họ có tiềm năng tăng cường khả năng lĩnh hội và nhớ lại cùng với tốc độ đọc. Các giáo viên hướng dẫn sinh viên kỹ thuật đọc lướt lấy những thông tin quan trọng, giúp sinh viên khám phá nhiều hơn nữa hứng thú của việc đọc, ngược lại những gì đọc được cũng mang lại cho họ rất nhiều niềm vui.
10.2. PHƯƠNG PHÁP ĐỌC NĂNG SUẤT RẤT THÚ VỊ VÀ DỄ ĐỌC! CÁC SINH VIÊN CỦA SUPERCAMP, HÃY TIẾN TỚI GIÀNH LẤY
Ngoài niềm vui được học các phương pháp đọc và hứng thú khi phát hiện ra những giá trị bên trong của chúng, các sinh viên ở trại SuperCamp còn hiểu được những hình thái thách thức mới đối với bản thân. Một kỹ thuật để vượt ra ngoài nhưng giới hạn của cá nhân là kỹ năng “Tiến tới mà giành lấy!”, kỹ thuật này được áp dụng để phát triển lòng tự tin và tính năng động, sinh viên khám phá ra những nội lực và khả năng của chính mình để từ đó phát huy khả năng của mình. Áp dụng đối với các lĩnh vực học thuật, kỹ thuật “Tiến tới mà giành lấy!” còn kích thích con người ta phát triển đến những trình độ cao hơn và đạt đến những phần thưởng cao quý của việc tự học. Áp dụng trong lĩnh vực giao tiếp và xây dựng mối quan hệ, nó giúp sinh viên khám phá được những kết quả vui mừng ngoài sức tưởng tượng của họ.
Chẳng hạn, hầu như không có ai đọc hết cả tờ báo hàng ngày. (Nhưng sau khi bạn đã học được các kỹ thuật trong chương này, bạn có thể nếu bạn muốn. Và hãy nghĩ xem bạn sẽ hiểu biết như nào nếu bạn đọc!). Thay vì đọc hết mọi thứ, bạn sẽ đọc những tin đang chú ý, sau đó lướt qua các tiêu đề, đề mục, ảnh và chú thích, quảng cáo, “vấn đề hóc búa”, và những tin nổi bật khác.
Khi đọc theo cách này, bạn sẽ hiểu thấu đáo, sắp xếp và lưu lại tất cả các loại thông tin. Đó là phương pháp có thể áp dụng đối với những tài liệu khác, và tôi sẽ chỉ cho bạn biết tại sao. Chương này sẽ dạy bạn cách đọc, phải như một việc nhỏ lảng tránh được càng lâu càng tốt, mà như một ky năng thú vị và đem lại sự thoả mãn cho bạn. Giống như hầu hết những kỹ năng học có trong cuốn sách này, điếu quan trọng nhất bạn có thể làm để biến những kỹ thuật đọc này hiệu quả đối với bạn là sử dụng được chúng!
Càng thực hành nhiều, càng có khả năng đọc nhanh – và hình như chúng ta luôn muốn làm những việc mà mình làm tốt
Giờ ta hãy bắt đầu nhé! Vì phần lớn chúng ta đều cảm thấy thỏa mãn hơn khi thấy mình tiến bộ đến mức nào, nên ta sẽ bắt đầu bằng một bài kiểm tra để xem khả năng đọc nhanh của mình đến mức nào
Hãy bấm đồng hồ và chọn đọc một trong những đoạn viết sau trong một phút. Khi hết thời gian, đánh dấu lại chỗ nào bạn vừa đọc đến. Bắt đầu.
Bản chất của nước – chuyện cũ nhưng rất đáng chú ý
Nước là vật chất phổ biến nhất trên bề mặt Trái Đất. Nước bề mặt chiếm hơn 70% hành tinh của chúng ta, ngoài ra còn tồn tại ngay cả trong lòng đất, trên không và trong các sinh vật sống ở khắp mọi nơi.
Rõ ràng lượng nước tồn tại là có hạn và không đổi qua thời gian- trước đây, hiện nay và sau này. Lượng nước hiện có cũng chỉ bằng lượng nước đã từng có và sẽ có. Nước chỉ thay đổi từ dạng này sang dạng khác, nhưng không hề tạo được tạo thêm hay m đi. Về lý thuyết, rất có thể lượng nước bạn tắm buổi sáng bằng lượng nước chúa Jesus dùng để rủa chân hai nghìn năm trước, hay một con khủng long uống từ hai triệu năm trước.
Nước là một chất đặc biệt và duy nhất với một số đặc tính quan trọng. Chẳng hạn, đó là một chất duy nhất được biết là đã tìm được trong thiên nhiên cả ba trạng thái: thể rắn, thể lỏng và thể khí. Nước có thể thay đổi sang dạng khí (nước bốc hơi) bằng cách làm bay hơi hay sang thể rắn (băng đá) bằng cách làm lạnh. Hơi nước có thể chuyển thành nước bằng cách làm ngưng tụ hoặc chuyển hẳn sang dạng đá bằng cách làm lạnh. Đá có thể chuyển thành nước bằng cách làm tan chảy hoặc thành hơi nước bằng cách bốc hơi. Trong mỗi quá trình này đều có sự tăng hoặc giảm nhiệt.
Không thể có sự sống nếu không có nước; mỗi một sinh vật sống đều phải phụ thuộc vào nước để duy trì các quá trình sống của mình. Sự phân giải nước trong các cơ thể sống hòa tan và phân hủy các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Thực ra, tổng khối lượng của mỗi sinh vật đều có hơn một nửa là nước, tỷ lệ này dao động khoảng 60% ở một số loài động vật đến hơn 95% ở một số loài thực vật.
Nước là chất có nhiều đặc tính. Nổi bật nhất là trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường. Nước vẫn ở trạng thái lỏng tại hầu hết mọi nơi trên bề mặt Trái đất. Do đó, trạng thái lỏng của nước là trạng thái bình thường và càng làm tăng tính chất đa tác dụng của nước với tính chất là một tác nhân tích cực trong khí quyển, thạch quyển và sinh quyển.
Một đặc tính khác rất quan trọng nữa của nước về mặt môi trường đó là nước có nhiệt dung rất lớn. Khi vật gì đó được làm cho nóng lên, nó sẽ hấp thụ năng lượng và nhiệt độ của sẽ tăng lên. Tuy nhiên, khi nước được làm nóng, nó có thể hấp thụ một lượng lớn năng lượng mà không biểu thị bằng việc tăng nhiệt độ. Kết quả thực tế là những khối lượng lớn nóng lên rất chậm vào ban ngày hay mùa hè, và ngược lại, cũng lạnh đi rất chậm vào ban đêm hay mùa đông. Do đó, lượng nước này có tác dụng điều tiết nhiệt độ xung quanh bằng cách đóng vai trò như những hồ chứa hơi ấm trong mùa đông và có tác dụng làm mát vào mua hè.
Phần lớn các chất thu nhỏ lại khi chúng lạnh, nhưng khi nước đóng băng thành đá, nó lại nở ra. Đặc tính này làm cho đá không nặng bằng nước và làm cho đá nổi trên hoặc lấp lửng ở bề mặt nước, như là các núi băng trôi và các tảng băng nổi. Nếu đá nặng hơn nước, nó có thể chìm xuống đáy hồ và đáy đại dương, ở đó nó hoàn toàn không thể tan được.
Nước thường phản ứng lại sức hút của trọng lực và chảy xuống chỗ thấp hơn, nhưng nó cũng có thể di chuyển lên trên trong một số điều kiện nhất định. Các phân tử nước bám chặt vào nhau, và chúng làm ướt những bề mặt mà chúng tiếp xúc. Áp lực bề mặt lớn và khả năng làm ướt kết hợp với nhau làm cho nước có thể bay lên cao. Khả năng bay lên cao này nổi bật nhất là khi nước được chứa trong những không gian nhỏ hay ống hẹp. Trong điều kiện giam hãm hạn chế đó, nước đôi khi có thể bay lên cao đến mức vài inch hoặc vài feet, trong một tác động gọi là mao dẫn. Mao dẫn làm cho nước di chuyển lên phía trên xuyên qua đất đá, hoặc qua rễ và thân cây.
Tuy nhiên, trong số tất cả các đặc tính thú vị của nước, có lẽ tính chất quan trọng nhất của nước là khi tác nhân tích cực trong phong cảnh, đó là khả năng nước hoà tan các chất khác. Nước có thể hòa tan hầu hết các chất, và đôi khi còn được coi là “dung môi chung”. Nó có tác dụng như một axit nhẹ, hoà tan nhanh một số chất với một lượng lớn; hòa tan chậm một số chất khác. Tóm lại, nước trong tự nhiên luôn có nhiều tạp chất; tức là, nó có chứa nhiều chất hoá học khác ngoài nguyên tử hy-đrô và ô-xy.
Giờ hãy tính số dòng bạn đọc và nhân với 9. Đây là tốc độ đọc của bạn trong lần kiểm tra đầu tiên.
10.3. LÀM TIÊU TAN ĐIỀU HUYỄN HOẶC
Bạn có nhớ cách học đọc ở trường tiểu học không? Trước hết bạn học từng chữ cái; sau đó bắt đầu ghép chúng với nhau để tạo thành từ. Sau đó đọc một từ lại một lần nữa. Đến khoảng lớp hai, bạn có thể hiểu rõ được cả cụm từ không cần nghĩ đến các từ riêng lẻ. Nhưng có thể một số người trong chúng ta không bao giờ tiến bộ hơn mức này. Giờ là lúc đẩy nhanh các kỹ năng đọc để bắt kịp với khả năng tư duy, đầu tiên là phải gạt sang một bên những suy nghĩ huyễn hoặc của bạn về việc đọc sách.
• Đọc rất khó.
• Bạn không nên dùng ngón tay để đọc.
• Phải đọc từng từ một.
• Bạn phải đọc chậm mới lĩnh hội được hết thông tin.
Nếu bạn vẫn tin vào một trong những điều nói trên, thì hãy loại chúng ra khỏi đầu ngay! Hãy đọc những giải thích dưới đây, rồi bạn sẽ trở thành một độc giả với kỹ năng đọc tốt hơn rất nhiều.
Đọc cũng dễ thôi
Tuy việc học cách đọc là một quá trình khá phức tạp, nhưng đó là việc mà não người hoàn toàn có khả năng xử lý được. Phần lớn chúng ta học đọc khi 6 hoặc 7 tuổi, và khi tư duy phát triển ở tuổi trưởng thành, chúng ta có khả năng đọc điêu luyện hơn.
Dùng ngón tay khi đọc cũng tốt
Mặc dù bạn đã được dạy là không nên dùng ngón tay khi đọc (có thể vì bạn đã lấy tay chỉ vào từng từ khiến cho việc đọc chậm hơn), giờ bạn có thể và nên lấy lại thói quen này! Sự khác nhau đó là giờ đây, bạn chỉ dùng ngón tay dẫn dắt mắt nhìn nhanh hơn trên tài liệu. Mẹo nhỏ là luôn di chuyển ngón tay nhanh hơn một chút so với việc bạn có thể đọc.
Bạn có thể đọc nhiều từ một lúc
Thực ra nếu đọc từng từ một khiến việc hiểu chậm rãi lại vì các từ riêng lẻ không được đặt trong ngữ cảnh chung và não bạn phải làm việc nhiều hơn để nắm bắt được toàn bộ ý tưởng.
Bạn có thể đọc nhanh nhưng vẫn>
Đọc chậm có thế là một việc vất vả với não bộ. Có những khi bạn đọc chậm vì nghĩ rằng mình cần hiểu kỹ hơn. Nhưng sự thật là nếu bạn gặp khó khăn khi nắm bắt những gì đang đọc, có thể là vì bạn đọc quá chậm. (Tất nhiên, trừ phi phải đọc những vấn đề quá phức tạp như về vật lý hay vi sinh).
Do vậy, thay vì cứ cố giữ lấy những suy nghĩ tiêu cực khiến não phải làm việc nhiều hơn mà bạn vẫn cứ chậm, hãy tự nhủ:
• Tôi thấy việc đọc cũng dễ.
• Tôi đọc cũng tốt.
• Tôi có thể đọc nhanh và hiểu hết những gì mình đọc.
10.4. NHỮNG MẸO NHỎ – “SẴN SÀNG VÀO TRẠNG THÁI”
Trạng thái sức khỏe và tinh thần của bạn rất quan trọng, quyết định đến việc bạn có đọc tốt hay không. Trước khi bắt đầu đọc hãy dành vài phút để chuẩn bị tư thế và tinh thần. Đó gọi là “sẵn sàng vào trạng thái”, nó có thể tăng tốc độ đọc của bạn lên gấp đôi ngay tức thì. Cố gắng giữ thói quen đơn giản này khi bắt đầu
Đừng sao nhãng
Bắt đầu là tìm một chỗ yên tĩnh để đọc. Như đã nói ở phần “Tạo khung cảnh” (Chương 4), âm nhạc có thể rất có ích. Nên nghe nhạc Baroc nhịp 60 phách/phút. Loại nhạc này được coi là đưa ta vào trạng thái thư giãn nhưng tỉnh táo vì nó mô phỏng nhịp tim trung bình khi nghỉ ngơi. Nó cũng giữ cho não phải nhạy cảm của bạn làm việc tự do, trong khi vẫn cho phép não trái tập trung vào nhiệm vụ trước mắt.
Ngồi thẳng ngay trên mép trước của ghế
Sự thật là mép ghế trước của nhiều vị chủ tịch tập đoàn lớn đã bị mòn trước. Đặt bàn chân thẳng xuống sàn và dựng sách ngay trên bàn trước mặt bạn.
Dành một phút để tĩnh lại
Nhắm mắt, thở sâu và thư giãn một chút bằng cách hình dung ra một nơi rất yên tĩnh nào đó– có thể là nơi trước đây bạn từng đến. Vẫn cứ nhắm mắt và nhướn mắt lên trong khi mi mắt vẫn khép kín vài phút, trong khi đó vẫn tưởng tượng, nghe và cảm nhận về nơi yên tĩnh đó. Khi mở mắt ra bạn sẽ thấy mình được thư giãn như thế nào. Xem kìa, mắt bạn đã hướng đến cuốn sách và bắt đầu đọc.
Dùng ngón tay hoặc vật gì đó để chỉ
Vì mắt ta thường tự nhiên dõi theo một vật chuyển động, nên nếu có một vật gì đó di chuyển xuống dòng dưới sẽ rất hữu ích. Ta thử làm theo cách này: Quay trở lại đầu chương và dùng ngón tay di chuyển dưới mỗi dòng bạn đọc. Buộc mắt phải chuyển động nhanh theo ngón tay của bạn, ngón tay nên nhanh hơn một chút so với bạn nghĩ là mình có thể đọc. Không được dừng lại hay tựa lưng.
Đọc đoạn văn sau và tóm tắt nội dung cần đọc
Trước khi đọc, lướt qua toàn bộ tư liệu một lượt như nhìn qua cửa kình cửa hàng khi đi mua sắm. Lướt qua phần mục lục, tiêu đề các chương, bất kỳ mục nào in đậm và in nghiêng, phần đồ họa và dòng ghi chú, tóm tắt các chương, tiểu sử tác giả và bất cứ phần nào nổi bật. Chuẩn bị một chút bạn sẽ biết điều gì cần mong đợi và sẵn sàng tư tưởng nắm bắt những ý tưởng được trình bày. Muốn biết việc này có lợi như thế nào, ta hãy thử kiểm tra một chút như sau:
Đọc đoạn văn sau và tóm tắt nội dung của nó
Mụ ma băng từ trong bóng tối đột ngột xuất hiện trước mắt ông. Từ vị trí cao nhất của tàu, ông phát hiện ra người đàn bà thép duyên dáng. “Ngay cả cặp mắt cũng đánh lừa mình”, thuyền trưởng Smith nghĩ thầm, nhưng không thể ngăn lại xung lượng của bà ta. Vài phút sau, lễ hội của 2.000 người đã tan thành từng mảnh. Tàu Carpathia, cách đó 58 dặm, đã bắt được tín hiệu SOS và phóng nhanh tới cứu được 705 người may mắn nhất. Nhiều năm sau một trong số họ nhận xét: “Bà ta quay mũi tàu dường như muốn che khuất để chung tôi không nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng”.
Bạn nó thấy đoạn văn trên khó hiểu không? Nếu biết trước đây là đoạn mô tả tàu Titanic đâm vào băng và bị chìm vào một đêm năm 1912, thì có lẽ sẽ dễ hiểu hơn. Hãy đọc lại đoạn văn trong ngữ cảnh này.
Bây giờ, sử dụng những mẹo nhỏ tôi đã chỉ cho bạn, đọc bài báo viết về lũ khỉ đột sau đây và xem bạn tiến bộ đến mức nào! Kiểm tra xong bạn đã chuẩn bị tốt chưa: Ngồi thẳng trên mép trước của ghế, bàn chân đặt thẳng xuống sàn, sách đặt trước mặt. Dành một phút để tĩnh trí và tập trung. Đặt đồng hồ một phút, nhướn mắt nhìn lên, sau đó nhìn xuống sách và bắt đầu. Nhớ dùng ngón tay nhé!
Làm bạn với lũ khỉ đột trên núi
Trong ba năm qua tôi đã bỏ khá nhiều thời gian để sống với lũ khỉ đột trên vùng núi hoang dã. Nơi trú ngụ của chúng là những ngọn núi rậm rạp mù sương trên dãy Virunga, 8 ngọn núi lửa cao ngất – cao nhất là 14.787 feet – nằm giữa ba quốc gia châu Phi là Rwanda, Uganda và Cộng hoà Dân chủ Congo.
Trong thời gian đó, tôi đã làm quen dược với nhiều con khỉ đột và chúng cũng quen với sự có mặt của tôi. Chúng lang thang trên những ngọn núi và vùng đèo yên ngựa trên từng toán, và vài số toán đã chấp nhận sự hiện diện của tôi gần như một thành viên. Tôi có thể đến gần chúng, đứng cách chúng vài feet. Có một số con, đặc biệt là những con nhỏ và những con mới lớn còn tới gần tôi hơn. Chúng cầm dây máy ảnh lên xem, sờ vào khoá trên ba-lô của tôi. Một con thậm chí còn nghịch dây giầy,ặc dù tôi có cảm giác rằng nó không hề nghi ngờ đôi giầy thực ra lại có liên hệ với tôi.
Tôi biết về lũ khỉ đột với tính chất là những cá thể, mỗi con có những đặc điểm và cá tính riêng, và chủ ý để nhận dạng bằng hàng trăm trang ghi chép của tôi, tôi đã cho chúng những cái tên như: Rafiki, Uncle Bert, Icarus,v.v…
Việc làm này không phải là dễ dàng. Các sách hướng dẫn nghiên cứu về việc này không mấy phù hợp. Tôi chưa thấy thỏa mãn. Tự tôi cảm thấy lũ khỉ luôn tỏ ra nghi ngờ đối với những kẻ lạ chỉ ngồi yên mà quan sát. Chính vì vậy, tôi đã cố gắng gây lòng tin và khơi gợi tính tò mò của chúng bằng cách hành động giống như một con khỉ đột. Tôi bắt chước chúng từ cách ăn, cách bới lông, cho đến các tiếng kêu, thậm chí cả những tiếng ợ sâu thật kinh khủng.
Lũ khỉ phản ứng lại rất thuận lợi, mặc dù phải thừa nhận những phương pháp này không phải lúc nào cũng đúng. Thế nhưng, phải luôn giữ bình tĩnh, thở đều, hoặc ngồi giả vờ nhai tóp tép cọng cần tây dại, dường như đó là món khoái khẩu nhất trên thế giới.
Khỉ đột là loài lớn nhất trong số các loại khỉ hình người. Một con đực trưởng thành có thể cao tới 6 feet, nặng 400 pound hoặc hơn; sải tay dài 8 feet. Chúng thường sinh sống trong những vùng rừng ẩm ướt ở Trung Phi. Chỉ còn có khoảng vài nghìn con, xếp hàng đầu trong những loài quý hiếm. Một phần lãnh thổ của chúng dược thành lạp khu bảo tồn. Trên lý thuyết, chúng được bảo vệ rất chặt chẽ. Nhưng trong thực tế, chúng lại bị dồn vào những khu vực hẹp hơn, chủ yếu là do bọn săn trộm và lũ người Batusi. Nếu không có những biện pháp hiệu quả cứng rắn hơn để bảo vệ loài khỉ đột núi, thì có lẽ chỉ trong hai hoặc ba thập kỷ nữa chúng sẽ bị tuyệt chủng.
Một trong những bướcến cơ bản để bảo vệ một loài động vật đang bị đe dọa là tìm hiểu rõ hơn về chúng: thói quen ăn uống, việc tìm bạn tình, thói quen sinh sản và các hành vi trong bầy đàn, v.v.. Tôi từng đọc tài liệu nghiên cứu của Jane Goodall về loài tinh tinh và đến thăm trang trại của bà ở Công Viên Quốc Gia Tanzania’s Gombe. Name 1967, với sự giúp đỡ của tiến sĩ Louis Leakey và sự tài trợ của Hội Đại Lý quốc gia và Quỹ Tài trợ của anh em nhà Wilkie, tôi bắt đầu nghiên cứu về loài khỉ đột. Việc nghiên cứu không phải là không bị gián đoạn, một trong những lần đó mang tính chất rất quan trọng. Tôi bắt đầu công việc của mình ở Congo, trên các ngọn núi của dãy Mount Mikeno. Mới sau 6 tháng, tôi đã buộc phải rời khỏi đất nước này vì tình hình chính trị rối loạn ở tỉnh Kivo. Đây là một mất mát lớn đối với bầy khỉ đột đang sinh sống tại hệ thống công viên được bảo vệ khá tốt, không có mối đe dọa xâm phạm thường xuyên của con người. Do được sống trong môi trường đó nên chúng không mấy sợ hãi trước sự hiện diện của tôi và việc quan sát chúng diễn ra khá thuận lợi. Sau khi rời khỏi Congo, tôi bắt đều lại từ đầu, lần này tại Rwanda. Tôi cắm trại mới gần một bãi cỏ rộng, trên vùng yên ngựa nối giữa các đỉnh núi Karisimba, Mikeno và Visoke.
Mặc dù nơi cắm trại mới này chỉ cách trại cũ của tôi 5 dặm nhưng tôi thấy bầy khỉ đột ở Rwanda thường xuyên bị tấn công bởi bọn săn trộm và các bầy súc vật nuôi, cho nên chúng không chấp nhận mọi cố gắng tiếp cận ban đầu của tôi. Sau 19 tháng làm việc ở Rwanda, công việc của tôi lại bị gián đoạn lần thứ hai. Nhưng không giống lần đầu, công việc của tôi tỏ ra rất có giá trị.
Trong đầu tôi còn nhớ rất rõ– đó là một buổi sáng mù sương tháng hai, khi tôi đang đi trên một con đường mòn vừa lầy lội và trơn tuột, lối đi chính nối giữa ngôi làng Rwanda với lán trại quan sát bầy khỉ đột của tôi ở độ cao 10.000 feet trên núi Visoke. Phía sau tôi, những người khuân vác đang mang một chiếc cũi đẩy dành cho em bé, bên trên cũi che kín.Từ trong cũi vọng raếng khóc than ngày càng to hơn và thảm thiết hơn theo mỗi bước đi. Tiếng khóc nghe đau đớn như tiếng khóc của một em bé.
Khuôn mặt của những người khuân vác nhễ nhại mồ hôi sau bốn giờ leo núi vất vả từ lúc rời khỏi vùng Land-Rover ở chân núi. Lán trại đã hiện ra trước mắt, và ba người Châu Phi trong đội của tôi đã chạy ra để đón chúng tôi.
Ngày hôm trước tôi đã gửi cho họ một thông điệp SOS điên rồ, yêu cầu họ biến một trong hai phòng trong túp lều của túp lều của tôi thành một khu rừng. Việc phá hỏng phòng bằng cách đem về các loại cây vào phòng đối với họ là việc hết sức phi lý, nhưng họ đã quen với những yêu cầu lạ lùng của tôi.
“Chumba tayaria, họ đang gọi và cho tôi biết căn phòng đã chuẩn bị xong. Sau đó với nhiều tiếng hò hét và mệnh lệnh mang tiếng Kinyarwanda, ngôn ngữ địa phương của Rwanda, họ đã đẩy được chiếc cũi qua cửa phòng và đặt nó trước đám cây đang đâm chồi xuyên qua cả các tấm ván sàn.
Lúc này tôi cậy tấm ván che bên trên cũi và đứng lùi lại. Đôi tay nhỏ xíu giơ ra nắm chặt lấy mép cũi, và một đứa bé từ từ kéo mình đứng dậy.
Lần này bạn đọc đến đâu rồi? (Nếu bạn muốn đọc tiếp phần còn lại của bài báo, hãy xem trên tạp chí National Geographic, số ra tháng 01/1970). Lại một lần nữa, hãy đánh dấu số dòng vừa dừng và nhân với 9 để tính tốc độ đọc của bạn. Có tiến bộ hơn chút nào không?
Đánh giá khả năng lĩnh hội của bạn bằng bài trắc nghiệm sau:
1. Khi bà Fossey viết bài báo này bà đã sống với bầy khỉ đột được A. 3 tháng.
B. 3 năm. C. 5 năm. D. 13 năm.
2. Khỉ đột là loại động vật đơn độc, thích sống biệt lập trong hang động. Đúng hay sai?
3. Bà Fossey bắt đầu nghiên cứu về bầy khỉ đột núi ở nước nào?
A. Nam Mỹ.
B. Kenya.
C. Congo.
4. Phương pháp nghiên cứu khỉ đột của bà Fossey là kiên nhẫn ngồi trên cây cho đến khi chúng quên là bà đang ở đó. Đúng hay sai?
5. Một con khỉ đột đực trưởng thành có thể cao 6 feet và nặng 400 pound hoặc hơn. Đúng hay sai?
6. Mối đe doạ chủ yếu đối với tồn tại của loài khỉ đột là:
A. Bọn săn trộm.
B. Khí hậu thay đổi.
C. Sự phát triển của chế độ quản lý chung.
7. Một trong những bước cơ bản để bảo vệ được loài đang bị đe doạ là:
A. Tiến hành chiến dịch vận động để các luật bảo vệ động vật được thông qua.
B. Nghiên cứu kỹ hơn về loài động vật đó.
C. Thuê những người bảo vệ rừng để chống bọn săn trộm.
8. Bà Fossey phải tạm ngưng công việc nghiên cứu vì? A. Thời tiết xấu.
B. Thiếu kinh phí.
C. Tình hình chính trị rối loạn.
9. Bà Fossey đã báo trước cho nhân viên dọn một phòng để: A. Đón những người khách có thể đến bất ngờ.
B. Biến thành một góc rừng nhỏ. C. Để trông trẻ.
10. Bà mang về con khỉ đột nhỏ bằng:
A. Chiếc cũi đẩy.
B. Xe ô tô Land-Rover.
C. Hộp đựng ti-vi.
Đáp án: 1-B, 2-S, 3-C, 4-S, 5-Đ, 6-A, 7-B, 8-C, 9-B. 10-A
10.5. LĨNH HỘI NHỮNG GÌ ĐÃ ĐỌC
Câu hỏi mà chúng ta thường nghe nhiều nhất từ mọi người khi họ nâng được tốc độ đọc lên là: “Làm thế nào để biết tôi lĩnh có hội được những gì mình đã đọc hay không?”. Câu trả lời là: Bạn thật sự lĩnh hội được, thậm chí còn tốt hơn khi đọc nhanh.
Phần lớn mọi người thấy rằng thực ra họ nhớ rất ít chi tiết dù là từ đầu họ đã không tin chắc vào khả năng lĩnh hội của mình. Sau đây có một số mẹo nhỏ để biết chắc bạn thu lượm những gì cần thiết từ việc đọ tư liệu. (Những gì cốt lõi ở đây là Bạn cần gì; gần như là không bao giờ bạn cần phải biết rõ từng từ!).
Hãy là một người đọc chủ động
Luôn nhớ trong đầu những câu hỏi: Ai? Khi nào? Ở đâu? Cái gì? Tại sao? Như thế nào? Hãy viết ra những câu chủ đề cho
Những câu hỏi đó khi bạn đọc. Khi đặt ra những câu hỏi đó bạn đã đẩy trí óc của mình vào trạng thái đòi hỏi nhiều hơn, phải chắt lọc những ý tưởng trong bài đọc giống như việc hút xăng từ một chiếc xe tăng.
Đọc ý tưởng, không đọc từng từ
Những từ mà tác giả sử dụng chỉ là công cụ để truyền đạt các ý tưởng, và cách duy nhất bạn có thể “nắm bắt ý tưởng” là đọc các cụm từ trong ngữ cảnh cùng với những cụm từ khác. Khi bạn đọc từng từ, bộ não của bạn phải làm việc nhiều hơn để hiểu được ý nghĩa của nó. Việc đọc từng từ giống như việc cố gắng khám phá chiếc boomerang bằng cách xem từng phân tử riêng của nó. Thay vì đọc từng từ, hãy nắm bắt bức tranh lớn bằng cách nhìn vào cả cụm từ, các câu và các đoạn văn.
Hãy sử dụng giác quan của bạn
Sử dụng cơ quan thính giác bằng cách độc to lên. Đọc lướt nhanh một lượt trước, sau đó, nếu đó là sách của bạn, đánh dấu vào những điểm quan trọng và vẽ ra những hình ảnh để hiểu rõ những khái niệm trọng tâm để dễ trực quan hơn.
Tạo ra hứng thú>
Nếu bạn ít nhiều đã quen với chủ đề và đọc vì lợi ích nào đó thì việc đọc sách trở nên quá dễ dàng. Chẳng hạn, một người bạn của tôi biết một số thông tin sâu sát hơn về hệ thống giáo dục tiểu học, như vậy cô ấy có thể giúp các con mình học ở trường tốt hơn. Cô xem kỹ các giá sách trong thư viện của trường. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, cô bắt đầu đọc cuốn Sống giữa các học sinh (Among Schoolchidren), một tiểu thuyết viết về một thầy giáo lớp 5 giàu lòng nhân ái ở Massachusetts. Cuốn sách càng lôi hút cô đến với chủ đề này và cô đã đọc những cuốn sách khác sau đó. Tự hỏi mình: “Tại sao mình lại cần đọc những thứ này nhỉ?”, cô đã xem trước từng cuốn và có thể loại ra một số cuốn không thích hợp với yêu cầu của mình. Sau khi khởi động như vậy, việc đọc những cuốn thích hợp sẽ rất nhanh và dễ dàng.
Lập sơ đồ ghi nhớ
Sau khi bạn đã đọc nhanh một lượt, lập sơ đồ ghi nhớ với tên các chương và các đề mục. Sau đó đọc kỹ lại một lần nữa và điền vào những chi tiết quan trọng để ghi nhớ.
Tiến tới đọc nhanh hiểu kỹ
Có 4 cách đọc cơ bản: đọc thường, đọc lướt, đọc quét và đọc nhanh hiểu kỹ.
Đọc bình thường…
Là cách đọc chậm từng dòng khi đọc vì mục đích giải trí.
Đọc lướt…
Là cách đọc nhanh một chút5; tìm thông tin cụ thể nào đó trong toàn bộ dữ liệu, ví dụ như đọc số điện thọai hay từ điển.
Đọc quét…
Là cách đọc để lấy nội dung khái quát hoặc xem trước một lượt, như đọc báo.
Đọc nhanh hiểu kỹ…
Là cách đọc hết toàn bộ tư liệu với tốc độ nhanh, nhưng hiểu kỹ.
Biết cách sử dụng tất cả những cách đọc này là một lợi thế lớn vì ta sẽ biết cách xử lý với từng loại tư liệu. Nó cho bạn nhiều sự lựa chọn, càng nhiều lựa chọn, càng có quyền thu xếp cuộc sống theo cách thoải mái nhất.
Bạn hãy hình dung cảnh tượng này nhé: Sau khi làm việc trở về, tới nhà, bạn thấy một chồng thư trong hòm. Khi bước vào trong nhà, lướt qua một lượt, bạn thấy có 5 hóa đơn, một cái thư của bạn thân, một bản đăng kí đặt mua tạp chí American Adventure hàng tháng, một tạp chí chuyên ngành và mười ba cái thư linh tinh khác nữa. Bạn để riêng các hóa đơn ra để cuối tháng thanh toán. Xem qua các thư linh tinh lại một lần nữa xem có sót thư nào đáng lưu ý không, tìm thấy một thư bồi thường của công ty bảo hiểm, và ném tất cả các thư còn lại vào sọt rác. Bạn để tạp chí American Aventure đến tối đọc sau, sau đó ngồi vào bàn và đọc thư của bạn. Bạn chậm rãi đọc thư của bạn tới hai lần, đọc kỹ từng từ và hình dung ra hình ảnh bạn. Cười thầm những hành động khôi hài của bạn, bạn thay bộ quần áo thể thao. Sau đó trước khi rời khỏi nhà, bạn dành ra vài phút để đọc cuốn tạp chí chuyên ngành và xếp nó lên giá cùng với tài liệu chuyên ngành khác. Tuy nhiên, tạp chí cũng cho nhiều thông tin để nghiền ngẫm, s
Vừa chạy bộ, vừa suy nghĩ và bạn đã tìm ra giải pháp cho một vấn đề marketing khá hóc búa nhờ đã đọc được cuốn tạp chí chuyên ngành, và bạn nghĩ đến cách trình bày
ý tưởng của mình vào buổi họp marketing vào ngày mai. Quá trình này có phải là một sự cải tiến lớn đối với việc dẹp toàn bộ chồng tài liệu trên bàn để đọc sau hay không?
Có lẽ bạn đã sử dụng ba cách đọc đầu tiên – đọc bình thường, đọc lướt và đọc quét.
Trong khi chạy bộ, sẽ xuất hiện giải pháp cho vấn đề marketing hóc búa, đó là kết quả của việc đọc tạp chí và việc bạn đọc đến cách trình bày ý tưởng tại cuộc họp marketing ngày mai. Quá trình này liệu có phải là kết quả của việc biết cách lựa chọn những gì cần đọc, đọc gì trước và đọc gì sau hay không?
Có thể bạn đã sử dụng ba cách đọc – đọc bình thường, đọc lướt và đọc quét. Giờ ta làm quen với cách đọc thứ tư nhé. Muốn đọc nhanh, hiểu kỹ, bạn phải làm được ba việc sau: (1) sử dụng tầm nhìn ngoại biên của bạn, (2) di chuyển mắt nhanh xuống dưới trang, và (3) lật trang nhanh. Cộng cả ba kỹ năng này với khả năng tập trung chú ý và tham gia một cách tích cực, bạn sẽ nhanh chóng thấy tốc độ đọc và khả năng hiểu của mình tăng lên một cách đáng ngạc nhiên.
Mở rộng tầm nhìn ngoại biên giúp bạn tiếp nhận thông tin hơn trong một cái nhìn.
Muốn khám phá tầm nhìn ngoại biên, hãy làm bài kiểm tra đơn giản sau
Nhìn thẳng vào một đối tượng.
Dang tay sang hai bên, ngón tay trỏ chỉ thẳng lên trên.
Chậm rãi di chuyển tay vào bên trong cho đến khi bạn có thể nhìn thấy hai ngón tay trỏ.
Chú ý tầm nhìn của bạn khi vẫn nhìn thẳng về phía trước.
Giáo viên hướng dẫn đọc làm nên thành công của chính mình
Giáo viên hướng dẫn đọc Steve Snyder từng đọc 14 cuốn sách trong chuyến bay từ Los Angeles đến Sydney, Australia. Bằng kỹ thuật của chính mình, ông đã đọc được 3 – 4 cuốn trong một đêm, cả sách tiểu thuyết và phi tiểu thuyết. Ông đọc với tốc độ khoảng 5.000 từ/phút. Tuy có vẻ rất nhanh nhưng đối với ông đó chỉ là tốc độ chạy bộ, còn tốc độ chạy nhanh là 10.000 từ/phút.
Một số người không tin là ông có thể hiểu hết nội dung khi đọc với tốc độ đó, nhưng Steve đã so sánh tốc độ đọc đó với tốc độ trượt tuyết. “Nếu trượt tuyết chậm rãi, nhẩn nha, bạn thật sự không cần chú ý đến việc mình đang làm. Tâm trí bạn sẽ suy nghĩ lan man. Nhưng nếu bạn trượt nhanh xuống một mỏm núi, bạn phải rất tập trung. Đó là lý do tại sao thực ra bạn nhớ được nội dung tốt hơn khi đọc nhanh” ông khẳng đị>
“Bạn phải buộc mình đọc ngày một nhanh hơn – việc này ai cũng có thể làm được.
Nhưng có những lúc bạn mất tập trung và phải đọc lại” ông nói.
Theo quan điểm của ông, có những loại tư liệu thường được đọc rất chậm, như thơ ca, kịch và những sáng tác được thể hiện qua biểu diễn, chứ không thuần túy để đọc.
Ông bắt đầu đọc nhanh từ khi hai tuổi, chính mẹ ông một người rất ham đọc sách, đã dạy cho ông. Khi học lớp một ông đã đọc được 14 cuốn, trong đó có cả các tiểu thuyết của Mark Twain, Jules Verne và những cuốn của sinh viên lớp trên.
Năm 12 tuổi bà mẹ cho ông tham gia một khóa học đọc nhanh, nhưng ông rất thất vọng với phương pháp dạy ở đây. “Đó là một công việc cứng nhắc và buồn tẻ”, Steve nhớ lại. Chính vì vậy ông muốn phát triển những phương pháp riêng của mình. Những kỹ thuật đọc đó nay vẫn được áp dụng ở các trại SuperCamp. Năm 15 tuổi, ông bắt đầu dạy kỹ thuật đọc nhanh cho sinh viên và ông nhận thấy họ có thể rút ngắn thời gian làm bài tập ở nhà từ một tiếng xuống còn 20 phút! Giờ đây ông tổ chức rất nhiều buổi seminar trên thế giới sử dụng chính những phương pháp ông phát triển từ khi còn là một cậu bé.
10.6. NÂNG CAO TẦM NHÌN NGOẠI BIÊN
Khi bạn đến bác sĩ đo thị lực để kiểm tra mắt, bác sĩ sẽ đo tầm nhìn ngoại biên bằng một loại mhuyên dụng, chiếc máy này tự kích họat khi bạn nhìn thẳng phía trước vào một chiếc bát rộng màu đen. Những đốm sáng giống như những ngôi sao nhỏ, cứ nhấp nháy quanh bát, mỗi khi nhìn thấy đốm sáng bạn lại nhấn một nút. Các đốm sáng cứ nhấp nháy và xa dần khỏi trọng tâm bát, nơi mắt bạn đang tập trung. Một số đốm sáng bạn sẽ không còn nhìn thấy nữa vì chúng đã ra khỏi tầm nhìn ngoại biên của bạn.
Thử kiểm tra bên mắt phải và xác định tầm nhìn ngoại biên của bạn. Phần lớn mọi người có thể nhìn thấy mọi vật ở một góc 45 tính từ tâm, một số người có thể nhìn thấy xa hơn – có thể lên tới 90 hoặc hơn.
Khi đọc, tầm nhìn ngoại biên càng lớn, càng có khả năng lĩnh hội nhiều thông tin trong cùng một lúc. Bạn đọc nhanh hơn khi hiếu được toàn bộ các cụm từ bằng một cái nhìn. Tốt nhất, bạn có thể tự luyện tập theo phương pháp “ba trọng điểm” (tri-focus), nhờ đó khắc phục được thói quen tập trung vào từng từ riêng lẻ. Đơn giản chia mỗi dòng thành ba đoạn. Khi đọc, tập trung vào dòng bên trái, tiếp nhận từng cụm từ bằng tầm nhìn ngoại biên, tránh nhìn vào từng từ. Sau đây là một ví dụ:
In the night sky/ was a very bright star/ that everyone saw.
(Trên bầu trời đêm/ có một ngôi sao rất sáng/ mọi người đều nhìn thấy)
Steve có một cuốn sách “ma thuật” giúp sinh viên rèn luyện phương pháp đọc này. Điều đầu tiên đập vào mắt các sinh viên là cuốn sách tuyệt nhiên không có một chữ nào. Mỗi trang chỉ có một ký hiệu như sau:
Muốn “đọc” cuốn sách ma thuật, bạn chỉ cần tập trung vào đoạn bên trái (trọng tâm là dấu sao), tiếp theo là đoạn giữa và đoạn bên phải. Cứ đọc từng trang bài tập, bạn bắt đầu thấy cuốn sách không phải là về đọc cái gì mà là về đọc như thế nào.
Khi mắt di chuyển, điều quan trọng nhất của bài tập là hãy nghĩ cuốn sách này thật tuyệt diệu, và việc đọc nhanh, hiểu kỹ hơn nhiều sẽ thú vị biết bao. Hãy đọc theo một nhịp nào đó, như 1-2-3 , 1-2-3… hoặc một máy đếm nhịp, nếu có.
Giờ hãy tập đọc bằng cách làm một tờ giấy có chia kí hiệu như trên trên mỗi dòng.
Hãy thực hành để sử dụng kỹ thuật ba trọng điểm của Steve Snyder.
Mỗi ngày hãy luyện bài tập này vài lần, mỗi lần từ 20-40 giây. Sau đó thử dùng phương pháp “ba trọng tâm” để đọc một “cuốn sách bình thường”. Chú ý chia từng dòng trong sách thành ba đoạn, sau đó hãy để cho mắt nhảy vào giữa mỗi đoạn, trong khi vẫn nhìn thấy các từ ngoại biên ở hai bên. (Để thực hành loại bài tập này, tốt hơn hết hãy chọn những sách bạn thích).
Để sử dụng kỹ thuật ba trọng điểm của Steve Snyder, hãy quét đoạn bên trái, đoạn giữa và đoạn bên phải, tập trung vào các dấu sao
—–*—– —–*—– —–*—–
—–*—– —–*—– —–*—–
—–*—– —–*—– —–*—–
—–*—– —–*—– —–*—–
—–*—– —–*—– —–*—–
—–*—– —–*—– —–*—–
—–*—– —–*—– —–*—–
—–*—– —–*—– —–*—–
—–*—– —–*—– —–*—–
—–*—– —–*—– —–*—–
Một cách khác để mở rộng tầm nhìn ngoại biên là cố gắng đọc từng trang trong khi vẫn tập trung mắt vào khoảng trống giữa các dòng không tập trung vào các từ thực. Đây gọi là “tiêu điểm mềm” (solf focus) và có thêm một lợi thế nữa là mắt bạn sẽ dễ làm việc hơn.
10.7. KỸ THUẬT LẬT SANG TRANG
Hãy nghĩ rằng bạn có khả năng đọc nhanh như lật giở các trang. Để trở thành một người đọc nhanh, hiểu kỹ, bạn phải có khả năng lật sang trang nhanh như tốc độ dệt vải! Sau đây là một số bài tập về lật sang trang được thự hành ở Supercamp.
Tay trái cầm sách ở phía trên, trang sách để mở, tay phải chỉ lướt qua trang sách từ trên xuống dưới, trang bên trái trước, trang bên phải sau. Khi lướt hết trang bên phải, dùng tay trái với sang để lật trang sách, tay trái dùng để kéo các mép sách bên trên.
Một biến thể của phương pháp này là di chuyển tay phải theo hình chữ U từ trái sang phải, tay trái cũng sử dụng để kéo mép sách sang trang mới.
Có thể thấy dễ hơn nếu trước tiên bạn giở hình cuốn sách cho đến hết. Như vậy sẽ không bị chậm tốc độ hay dừng lại khi mắt bạn bị vấp vào một từ hay cụm từ. Hãy tự bấm thời gian trong một phút, thử giở một trăm trang bằng tay trái, trong khi tay phải vẫn lướt từng trang hoặc tạo thành hình chữ U. Sau đó xoay phía bên phải của cuốn sách lên trên và bấm giờ thực hiện trong một phút.
10.8. SIÊU QUÉT (HYPERSCAN) ĐỂ NÂNG TỐC ĐỘ CỦA MẮT
Ta đã nói, nếu di chuyển ngón trỏ theo dòng chữ sẽ tác động đến việc tăng tốc độ đọc. Sau đây có một số cách cụ thể hơn, bạn có thể áp dụng để nâng tốc độ đọc tới mức mắt bạn lướt qua các trang.
Hãy lấy một cuốn sách, bất cứ cuốn nào. Dùng ngón tay để dẫn mắt, di chuyển qua từng trang sử dụng một trong số>Khi bạn đọc, buộc mắt đuổi theo ngón tay di chuyển nhanh xuống dưới trang. Đừng cố đọc tất cả các từ. Chỉ nghĩ đến những gì bạn dang nhìn thấy. Hãy nghĩ về bất kỳ hình vẽ hay sơ đồ nào. Tự trả lời những câu hỏi bạn chợt nhìn thấy. Cố gắng xem toàn bộ khái niệm trình bày trong trang sách.
Kỹ thuật này gọi là “siêu quét” (hyperscan) và đó là một công cụ đọc rất hữu ích. Siêu quét là phương pháp hiệu quả để xem trước tư liệu cũng như để quyết định có nên đọc tư liệu đó hay không. Hãy thực hành mỗi ngày với nhiều loại tư liệu khác nhau: báo chí, thư từ, hoặc bất cứ thứ gì bạn có được. Khi đi, hãy nói chuyện về bất cứ thứ gì bạn đang nhìn thấy – từ hoặc cụm từ mắt bạn bắt gặp, một tấm ảnh, sơ đồ, lược đồ, v.v… Luyện tập cách này từ 1 – 5 phút mỗi ngày, bạn sẽ nhanh chóng lĩnh hội được nhiều điều cùng một lúc.
Mỗi lần thử một cách khác nhau cho đến khi bạn tìm ra cách hiệu quả nhất đối với bạn.
10.9. MƯỜI PHÚT MỖI NGÀY ĐỂ KẾT HỢP TẤT CẢ VỚI NHAU
Tất cả những gì cần làm là cam kết của bạn và 10 phút mỗi ngày. Bạn thử thực hiện như sau, hoặc tự theo cách của mình.
Chọn nơi yên tĩnh…
Chọn một nơi yên tĩnh để đọc hằng ngày, khi đọc hãy ngồi đúng chỗ đó. Trong thực tế, nên chọn cuốn sách bạn đang muốn đọc và dùng một chiếc đồng hồ để bấm giờ.
Kiểm tra tình trạng sinh lý
Ngồi thẳng trên mép ghế, sách đặt trên bàn trước mặt, cách mắt khoảng 14 inch. Kiểm tra xem lưng đã ngồi thẳng và bàn chân đặt sát xuống nền nhà chưa. Dành một phút để tâm hồn thư thái và cơ thể dược thư giãn.
Xem cuốn sách một phút
Xem tiêu đề, mục lục, đề mục chương, các mục lớn, hình ảnh, tranh vẽ, sơ đồ và các phần tóm tắt chương. Khi xem trước, hãy tự đặt ra câu hỏi: “Cuốn sách này nói về cái gì?”
Giở hết các trang sách
Tập giở các trang nhanh hết cỡ trong một phút, dùng ngón tay di nhanh xuống từng trang. Nói to lên những gì bạn nhìn thấy khi lật giở các trang, Sau một phút, dừng lại xem bạn dã giở được bao nhiêu trang. Giờ hãy làm lại trong một phút nữa và xem liệu bạn có nâng được tốc độ liên được không. Cố gắng đạt mục tiêu 100 trang/phút trở lên.
Giờ hãy lật bên phải sách lên
Hãy nhìn lên trần nhà và nghĩ đến một nơi yên tĩnh, hít một hơi thật sâu, sau đó nhìn xuống trang như sách và bắt đầu đọc. Lật nhanh các trang, dùng ngón tay hoặc vật gì đó để dẫn mắt xuống phía dưới trang như sử dụng các sách siêu quét. Đồng thời khi đó hãy tự hỏi những câu, như: “Tài liệu này viết về cái gì? Tác giả đã nói gì? Điều đó có đúng không, tại sao đúng và đúng ở mức độ nào? Vì sao nó lại quan trọng?”
Giả vờ như bạn có một thính giả, người đó thắc mắc không biết bạn đang đọc gì, và hãy gây ấn tượng với họ khi họ tiến đến chỗ bạn. Chẳng hạn như: “Ồ, cuốn sách này có thể viết về gì nhỉ? Tôi thấy có một biểu đồ với nhiều màu sắc biểu thị các đám mây và đại dương có các mũi tên và hình ảnh của băng đá và nhiều bản đồ mã hoá màu (color-coded map). Có thể là điều gì đó về thời tiết chăng? Vâng, tôi thấy đó là về chu
kỳ của nước trên trái đất. Bây giờ, không biết tác giả phải nói gì về điều này đây…?”
Cứ thế tiếp tục, nhớ chú ý vào các cụm từ, đừng để ý từng từ riêng lẻ. Mỗi ngày sử dụng một cách khác nhau cho đến khi bạn thấy cách nào là phù hợp với bạn nhất.
10.10. MỎI MẮT Ư?
Khi mắt đã mỏi, bạn hãy thử cách làm tiêu tan sự mệt mỏi và stress này nhé. Trước tiên, xoa mạnh hai bàn tay với nhau một lúc, sau đó nhắm mắt lại và khum hai lòng bàn tay úp lên mắt, khép chặt các ngón tay sao cho ánh sáng không lọt qua được. Hình dung bạn đang ở một nơi yên tĩnh và thơ mộng – chẳng hạn, trong một khu rừng có không khí trong lành, mát mẻ, những ngọn cây đu đưa trong gió. Nhướn mắt lên một lát khi hình dung ra nơi đó. Dùng mắt dõi theo chuyển động tới lui, lên xuống của ngọn cây; như vậy sẽ rất tốt để loại bỏ sự căng thẳng cho các cơ quanh nhãn cầu. tự nhủ với mình rằng bạn đang làm một việc tốt, một việc hữu ích để bạn có thể trở thành một người đọc nhanh, hiểu mức khó tin! Sau đó từ từ bỏ tay ra và mở mắt.
10.11. KIỂM TRA LẦN CUỐI
Bạn nên sẵn sàng sử dụng những kỹ thuật mới và thực hiện kiểm tra lần cuối xem mình đã tiến bộ đến mức nào.
Nếu bạn muốn thực hành một chút thì hãy làm ngay lúc này, chỉ mất khoảng 10 phút.
Một lần nữa, kiểm tra tư thế của bạn: ngồi thẳng trên ghế trước, bàn chân đặt sát xuống sàn nhà, sách dựng ngay trước mặt. Dành một phút để lấy lại bình tĩnh và tập trung. Bấm đồng hồ cho một phút, ngước mắt nhìn lên, sau đó nhìn xuống trang sách và bắt đầu.
BÙNG NỔ SỰ DIỆU KỲ TRONG GIÁO DỤC CỦA TÁC GIẢ LYELLE PALMER
Tạo niềm vui trong lớp học thông qua gợi ý và quay vòng hương pháp dạy và học tăng tốc (accelerative) là việc biến lớp học thành nơi sinh viên được học hành với tinh thần lạc quan, tư thế thoải mái với những cách gợi ý rõ ràng và khéo léo. Giáo viên trong lớp khuyến khích thể hiện cái tôi tích cực trong mỗi con người, cái tôi đó sẽ hỗ trợ cho những khả năng họat động tình và sáng tạo trong sinh viên. Rõ ràng, sinh viên rất thành công ở việc học tăng tốc, ngoài ra lớp học còn là một nơi rất vui nhộn. Giáo viên sẽ có đầy sinh lực và hứng thú vì họ bỗng nhận thấy không một nơi nào trên thế giới mà ngày nào cũng có không khí sôi nổi, hào hứng như ở các lớp học (dù ở bất cứ lứa tuổi nào). Một khi các giáo viên đã nhận thấy thành quả nổi bật của quá trình họat động tích cực của cả bộ não, có thể họ sẽ không bao giờ quay trở lại với cách dạy và học đơn điệu như ở lớp học thông thường.
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
Những hoạt động cụ thể của lớp học tăng tốc chia làm ba giai đoạn riêng biệt. Thứ nhất là giai đoạn chuẩn bị, đó là giai đoạn chuẩn bị môi trường bên ngoài và bên trong của sinh viên, tạo điều kiện để việc học diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. Để gây không khí học tập của sinh viên trong lớp, lớp học được tổ chức khác với một lớp học bình thường. Ghế ngồi xếp theo hình vòng cung để sinh viên có thể giao tiếp bằng mắt với nhau, tạo không khí gần gũi, ấm cúng. Căn phòng gọn gàng và dễ chịu. Một lọ hoa tươi và một bức tranh (thực sự mang tính nghệ thuật) cũng ảnh hưởng đến không khí trong lớp. Toàn bộ bài đọc được thể hiện qua những bức vẽ sặc sỡ do giáo
viên tự tạo treo trên tường; những con chữ ba chiều, chữ theo mỗi bức vẽ. Những lời khẳng định rõ ràng được treo trên tường, trên dây hoặc để trên bàn. Một loại nhạc cổ điể đềm được bật lên khi các sinh viên bước vào lớp.
Lớp học bắt đầu bằng họat động thể chất để thư giãn cơ bắp trong vài phút (xoa bóp lưng cũng tốt. Liệu bạn còn uể oải nữa không khi bước vào lớp đã làm động tác xoa bóp lưng ngay từ những phút đầu tiên?). Tiếp theo, khi cơ thể được thả lòng và được quan sát trực quan những thành công trước đây một cách xác thực, sinh viên có trạng thái tinh thần làm việc hiệu quả nhất và thoải mái chú ý tới bất kỳ việc gì diễn ra trong lớp. Những cách khẳng định và gợi ý xác thực đối với xinh viên, như: “Hôm nay các em sẽ tìm hiểu tiếp những nội dung mới trong khoá học, đồng thời mở rộng kiến thức và đào sâu hơn những nội dung đã học. Các em sẽ thấy ngạc nhiên vì những liên kết sáng tạo sẽ phát triển rất nhanh khi chúng ta lại đề cập đến nội dung này”.
GIAI ĐOẠN TRÌNH BÀY
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn trình bày tư liệu, giai đoạn này thường diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ và đột ngột (thường với nhạc nền là một loại nhạc cổ điển gây ấn tượng sâu sắc). Ở giai đoạn này, toàn bộ hoạt động giảng dạy được coi như việc hướng dẫn bằng ngoại ngữ; các thuật ngữ và khái niệm mới được giải thích như một bài tập giải mã mở rộng, sau đó liên hệ với những tư liệu đã học từ trước. Hình thức học có thể là nhắc lại tất cả các tư liệu từ ba lần trở lên một cách ngẫu nhiên. Trình bày có thể khái quát hoặc mở rộng; từ đầu đến cuối tránh đi vào các câu hỏi và luyện tập, đôi khi sinh viên có xu hướng phản ứng lại hướng dẫn: “Hãy nói cho những người ngồi bên cạnh biết những điều cần thiết trong giai đoạn chuẩn bị cho một lớp học tăng tốc theo cách nhớ của bạn#7913; không phải là “Bạn có thể nhớ tất cả những điều cần thiết trong giai đoạn chuẩn bị không?”)
Để thu hút toàn bộ sự chú ý của sinh viên ở bất cứ lứa tuổi nào, khi trình bày có thể sử dụng các con rối, động tác cường điệu và cách gây ấn tượng của giáo viên. Giáo viên học cách phát âm có ngữ điệu khi nói để bán cầu đại não mang tính ngôn ngữ thứ yếu được tham gia. Những từ mang tính xác thực, những từ mang tính thể thức và ngữ điệu sẽ kích thích não bộ của sinh viên có năng khiếu hoặc có phong cách học sử dụng các giác quan, như: thị giác, thính giác, khứu giác. Sinh viên nhắm mắt lại và mường tượng ra nội dung hoặc liên hệ các thuật nhớ trực quan kỳ quặc với nội dung. Phép ẩn dụ và loại suy tạo ra những hình ảnh dễ hồi tưởng; ở đây các bài hát thường được sử dụng nhiều nhất. Giáo viên viết kịch bản, lồng nội dung bài học vào các chương và phân vai. Những tấm thẻ phát cho sinh viên đều nhân cách hoá các khái niệm hoặc thuật ngữ (“Tôi là tác động đầu vào, tôi tác động đến các dây thần kinh dẫn
vào não từ các giác quan như mắt, tai, làn da, mũi, lưỡi, hoặc các cơ”). Các sinh viên trở thành đối tượng với tư cách là một nhóm (tức mỗi sinh viên là một thành phần trong kế họach của một giờ học). Giáo viên minh họa, dẫn dắt, trình bày, diễn đạt, phác họa, gợi mở và khái quát lại. Sinh viên cũng trình bày trong một nhóm nhỏ hoặc trước cả lớp, như vậy việc phối hợp dạy và học diễn ra một cách bình đẳng tin cậy và rất tự nhiên.
Việc xem xét thụ động thường củng cố thông tin mà não nhận được. Ở đây chúng tôi lưu ý: bộ não ghi lại từng giây phút đã trải qua vào mọi lúc, nó không thể không ghi lại, tiếp nhận, lĩnh hội, và hấp thụ. Não tiếp thu tốt nhất khi hoàn toàn tập trung, không có bất kỳ sự xao nhãng (sợ hãi) nào, và khi thông tin được trình bày theo thể thức phù hợp nhất hoặc bằng mọi thể thức. Trong trạng thái nhắm mắt, thư thái, hàm lượng đi-ô-xit trong máu cao, các tế bào não sẽ họat động hiệu quả nhất khi điềm tĩnh khái quát lại bài học. Việc nghe giáo viên khái quát lạ nội dung bài học với sự chăm chú, nhưng thoải mái là một việc rất quan trọng, hiệu quả, thú vị và giàu sức tưởng tượng mà tất cả các sinh viên luôn mong đợi, khái quát lại bao gồm việc thể hiện bằng trực quan nội dung bài học từ việc trình bày ngay từ đầu, và nó có thể có cả những cái nhắc đến nội dung bài học trước, như kịch bản, bài hát, và các động tác. Sau khi tiếp thu một cách dễ dàng bằng cách khái quát thụ động, sinh viên có thể khái quát lại (không phải là học hay “cố gắng” học) nội dung bài học trước khi ngủ vào tối hôm đó. Phương pháp này giúp sinh viên củng cố bài học ngay trong đêm.
GIAI ĐOẠN KÍCH HOẠT VÀ THỰC HIỆN CHI TIẾT
Giai đoạn cuối cùng, giai đoạn kích hoạt và thực hiện chi tiết, giúp sinh viên sử dụng những gì đã học được trong các trò mô phỏng hoặc các trò chơi, bao gồm việc chơi phân vai, trò giả vờ giống hệt, và sử dụng các trò hỏi đáp không chấm điểm và tự sửa sai. Việc sửa chữa được thực hiện gián tiếp, không bao giờ nêu tên sinh viên bị lỗi, mà tế nhị dạy lại cho cả lớp để nhận thức nội dung rõ hơn. Cuối cùng, thỉnh thoảng sử dụng các trò chơi hỏi đáp có chấm điểm, sau khi sinh viên đã nắm vững nội dung và tin tưởng vào kiến thức và kỹ năng của mình. Các kỳ kiểm tra cuối cùng được biết là có các kế hoạch của nhóm trong đó sinh viên xây dựng hệ thống dữ liệu, bao gồm các bài hát, kịch trào phúng có kịch bản, biểu đồ treo trên tường (giáo cụ trực quan) và các mô phỏng khác. Các kỳ kiểm tra tiếp theo diễn ra vài tháng sau đó về kiến thức đã chứng minh mức độ ghi nhớ nội dung học trên lớp rất đáng chú ý, vượt trội hơn hẳn việc dạy và học thông thường.
i>NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA
Dữ liệu mà các giáo viên và các nhà nghiên cứu thu thập được đã được đăng trên các
tạp chí nghiên cứu trong 15 năm qua. Một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ đã được hoàn thành về các đề tài học tăng tốc. Một số tạp chí văn học đề cập việc học tăng tốc đã chỉ ra nhiều bằng chứng về tính hiệu quả của cách thực hành trong lớp học này. Có hai công trình phân tích kết quả nghiên cứu về phương pháp học tăng tốc đã được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu giáo dục. Một trong số đó có những ảnh hưởng rất quan trọng trong việc dạy ngoại ngữ, còn công trình kia cho thấy một số lớp có nhiều sinh viên có nhu cầu đặc biệt đảm bảo mức học cao gấp từ 2 – 4 lần so với sinh viên bình thường!
Ngoài những kết quả học thuật đã được chứng minh phương pháp giảng dạy mang tính tự nhiên rất cao này còn có những ý nghĩa sâu xa. Hiện nay, việc sử dụng chất ma túy là một vấn đề lớn đối với thanh niên. Các giáo viên dạy theo phương pháp tăng tốc quan sát thấy rằng nếu sinh viên say mê cao độ với việc học, thành công trong môi trường thoải mái, vui vẻ, có tính tập thể và sự quan tâm chu đáo, thì ma tuý không còn sự cám dỗ nào nữa. Ngược lại, nếu sinh viên không cảm nhận được những điều tốt đẹp hay điều bình thường trừ phi sử dụng ma tuý, thì ma túy sẽ có sức hấp dẫn rất lớn. Có lẽ, biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn trước nghiện ma túy là giúp sinh viên có được những trải nghiệm thiết thực, có giá trị và luôn sẵn sàng trên cơ sở sáng kiến cá nhân. Phương pháp dạy học tăng tốc có rất nhiều lợi ích, đó không chỉ là một ý tưởng hay mà còn có nhiều kinh nghiệm học tập rất thiết thực. Việc lựa chọn phương pháp giáo dục tích cực, tăng tốc và mang tính tự nhiên tạo ra quá trình làm việc hiệu quả, chăm chú, độc lập và sáng tạo rất cao cho sinh viên. Sinh viên thấy rằng họ có thể nhận lấy trách nhiệm cá nhân lựa chọn quả quyết trong cuộc sống và như vậy, thay vì là những nạn nhân không có khả năng họat động nếu không có sự giúp đỡ, họ sẽ có rất nhiều cơ hội để lựa chọn thái độ anh hùng.
*
Tự chấm điểm cho tốc độ của mình, sau đó trả lời các câu hỏi ở trang sau để kiểm tra mức độ hiểu của bạn. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên trước khả năng ghi nhớ của mình! Nếu chưa đầy 1 phút bạn đã hoàn thành, thì thật là một điều tuyệt diệu! Có thể bạn sẽ muốn viết một cuốn sách riêng.
Kiểm tra khả năng đọc hiểu bằng phương pháp hỏi đáp sau:
1. Mục tiêu của phương pháp dạy học tăng tốc là tạo ra cái tôi tích cực. Đúng hay sai?
2. Trong một lớp học theo phương pháp tăng tốc ghế được xếp:
A. Sao cho mỗi sinh viên có thể nhìn ra ngoài cửa sổ.
B. Theo hình vòng cung để sinh viên có thể giao tiếp bằng mắt với nhau.
C. Theo các nhóm từ 4-6 người.>
3. Hoa, tranh nghệ thuật, áp phích quảng cáo và những kí hiệu bị coi là làm cho sinh viên mất tập trung và do vậy không bao giờ được sử dụng trong lớp học tăng tốc.
Đúng hay sai?
4. Trước khi bắt đầu vào giờ học, Lyelle Palmer gợi ý nên thực hiện:
A. Giữ một lát yên lặng.
B. Thể dục đấm lưng.
C. Ăn qua loa một lúc để nạp thêm năng lượng.
5. Trong bước trình bày tư liệu, nội dung của bài đọc được trình bày:
A. Một cách hăng hái và đột ngột.
B. Có nhạc nền.
C. Có những tấm áp-phích sặc sỡ.
D. Tất cả những thứ trên.
6. Để chắc chắn tất cả các đối tượng học viên có thể hiểu rõ nội dung bài học, giáo viên phải dẫn dắt trình bày, thể hiện bằng động tác, đi đi lại lại, và khái quát nội dung của bài.
Đúng hay sai?
7. Sau khi trình bày nội dung, giáo viên phải cho sinh viên luyện tập để họ nắmắc nội dung của bài.
Đúng hay sai?
8. Một chương quan trọng trong bước khái quát nội dung của bài là:
A. Chú ý một cách thoải mái.
B. Bản tin về chủ đề (handout).
9. Muốn giúp sinh viên học tốt, phải khuyến khích họ tham gia trò phân vai, hát những bài hát về chủ đề đó, tham gia các trò chơi và nhắm mắt lại để hình dung ra các khái niệm.
Đúng hay sai?
10. Giáo viên dạy ở lớp học tăng tốc quan sát thấy rằng nếu sinh viên say mê học tập trong một môi trường thoải mái, vui nhộn, mang tính tập thể và được quan tâm chu đáo thì ma tuý không còn sự lôi cuốn nào nữa.
Đúng hay sai?
Đáp án: 1-Đ, 2-B, 3-S, 4-B, 5-D, 6-Đ, 7-S, 8-A, 9-Đ, 10-Đ Tôi biết, tôi biết
Kiểm tra xem bạn có hiểu rõ khái niệm không:
o Tôi biết tình trạng sinh lý tốt nhất để đọc.
o Tôi biết cách thư giãn và tập trung chú ý.
o Tôi biết cách xem trước tài liệu đọc.
o Tôi biết cách làm một người đọc chủ động và đọc các ý tưởng, không đọc từng từ.
o Tôi biết cách tạo ra hứng thú cho mình khi đọc.
o Tôi biết cách luyện tập theo phương pháp ba trọng điểm.
o Tôi biết ba cách đọc dùng trong siêu qu:
1. ____________________________________________
2. ____________________________________________
3. ____________________________________________
o Tôi biết một kỹ thuật lật trang để nâng cao tốc độ đọc. Tôi lật được… trang/phút.
o Tôi biết tôi là một người đọc hiệu quả.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.