Phương Pháp Học Tập Siêu Tốc
9. HÃY LÀM VIỆC VỚI TRÍ NHỚ DIỆU KỲ CỦA BẠN!
Tại sao bạn nên đọc chương này? Bởi vì bạn sẽ :
– Phát triển khả năng ghi nhớ các sự kiện, chi tiết và những “việc phải làm”.
– Dễ ghi nhớ danh sách họ tên, con số và những thông tin khác.
– Tăng lòng tin khi trình bày và phát biểu.
– Ghi nhớ được họ tên và những người bạn từng gặp.
Trong cuộc sống có những lúc bạn phải đồng thời quan tâm tới rất nhiều việc như các cuộc hẹn, các nguồn kinh phí, các buổi thuyết trình công việc, hẹn ăn trưa, nhớ ngày sinh của mọi người, số điện thọai, những dự án cá nhân và những buổi hội thảo về giáo dục triền miên. Rất khó để bạn có thể nhớ được thông tin chi tiết cụ thể về tất cả, dường như không thể thực hiện được. Đó là lý do tại sao bạn nên học các phương pháp ghi nhớ ở chương này.
Trong suốt nhiều năm, bác bảo vệ nhà hàng Canlis ở Seattle khiến khách hàng phải ngạc nhiên về khả năng nhớ của bác. Khi khách đến, bác giúp họ đỗ xe và không bao giờ ghi số hay đánh dấu gì cả. Gần cửa ra vào có một cửa sổ có thể nhìn vào bên trong, khi thấy khách ăn xong và chuẩn bị ra về, bác lấy sẵn xe ra chờ sẵn và bao giờ bác cũng lấy đúng xe cho khách.
Mỗi buổi tối có hàng trăm thực khách đến dùng bữa ở nhà hàng. Làm thế nào bác có thể nhớ chính xác xe của từng người? Tuy không biết bác đã sử dụng phương pháp đặc biệt nào, nhưng ta cũng có thể có cách ghi nhớ sự việc tương tự.
Dan Mikels, giáo viên dạy lớp học ghi nhớ tại SuperCamp, người từng xuất hiện trên truyền hình trong chuyên mục “Chuyện lạ có thật” (That’s Incredible), đã nhớ được tất cả các họ tên, địa chỉ và số điện thoại trong Danh bạ điện thọai Los Angeles. Khi được hỏi bí quyết để làm được việc đó, ông khẳng định thực ra không có gì khó. Bất cứ ai cũng có thể làm được với hệ thống liên tưởng trực quan của cá nhân và sử dụng một chương trình máy tính để sắp xếp các con số.
Bạn nghĩ sao nếu biết rằng mình cũng có khả năng ghi nhớ như hai nhân vật nêu trên? Thực tế đúng như vậy! Những thí nghiệm thực hiện trên não người cho thấy, thực ra bạn có thể ghi nhớ từng bit thông tin đơn lẻ được gặp. Điều này có nghĩa ngay bây giờ bạn có thể ghi nhớ họ tên tất cả các bạn trong lớp. Đồng thời bạn cũng có thể nhớ được địa chỉ và số điện thọai của những nơi từng sinh sống, thậm chí nhớ cả việc đã trả tiền như thế nào cho bữa trưa hôm thứ năm trong kỳ nghỉ năm 1979.
Chúng ta đều thấy hầu hết những người già thường hay than phiền là trí nhớ của họ giảm sút. Tuy nghiên, ta thấy dường như họ có thể hồi tưởng tất cả những sự kiện xảy ra từ nhiều năm trước nhưng lại không thể nhớ những việc vừa mới xảy ra. Bạn có thể rất ngạc nhiên khi thấy khả năng con người ghi nhớ các sự kiện và chi tiết thực ra là tăng lên theo tuổi tác, chứ không hề giảm đi. Đó là nhờ trí nhớ của con người dựa trên khả năng tạo lập được nhiều mối liên tưởng và kết hợp giữa các bit thông tin. Càng cao tuổi, dung lượng bit thông tin lưu trong trí nhớ càng lớn. Do đó càng có khả năng tạo ra sự liên kết giữa chúng.
Đây là một ví dụ đơn giản. Ta hình dung hình ảnh cây cọ mọc trên bãi cát trắng, xung quanh có sóng biển dập dờn. Dưới bóng cây kê bộ bàn ghế nhỏ xinh xắn. Trên bàn có hai ly nước mát. Trong cảnh tượng đó, nếu bạn là một đứa trẻ, bạn sẽ thấy nơi đây là một sân chơi tuyệt vời, được vui đùa thỏa thích với sóng biển và xây những lâu đài thật ngộ nghĩnh trên cát. Mải mê chơi, mải mê vui đùa, sẽ đến lúc bạn cảm thệt và khát nước, những ly nước mát lúc này thật lý tưởng biết bao.
Cũng trong cảnh đó, nếu bạn là một thanh niên 19-20 tuổi, nơi đây cũng có thể vẫn là một sân chơi tuyệt vời, rồi bạn sẽ thấy khát nước và được thỏa mãn cơn khát. Nhưng ngoài những điều đó, bạn sẽ có thêm cảm giác lãng mạn do tác động của quảng cáo du lịch và những kinh nghiệm cá nhân. Bạn mơ tưởng thấy mình được bơi lội thoải mái, được ngồi dưới bóng cọ cùng ý trung nhân thưởng thức từng giọt bia tươi hoặc nắm tay nhau nằm dài trên bãi cát. Còn nếu như trong cảnh tượng đó bạn là một trong cảnh tượng đó bạn là một trung niên, từng tham gia chiến tranh ở một vùng nhiệt đới, thì có thể lúc nghỉ cùng gia đình trên một hòn đảo tương tự, bất kể là gì đi nữa, khi bước vào cảnh này, trong đầu bạn sẽ thoáng hiện những hình ảnh vừa trẻ con, vừa lãng mạn lại vừa mang tính hiện thực. Ở độ tuổi này sẽ có nhiều ý nghĩa hơn, vì bạn đã trải nghiệm hơn nhiều so với một đứa trẻ. Cảnh tượng sẽ trở nên rất sinh động vì bạn đã tạo được những mối liên tưởng có ý nghĩa.
Với trí nhớ của bạn thì sao ? Vấn đề đơn giản là càng liên kết được nhiều liên tưởng có ý nghĩa với một sự kiện, lý thuyết, hay một tập hợp những sự việc nhất định, thì càng có khả năng thu được nhiều sự kết hợp ý nghĩa hơn.
9.1. PHÂN BIỆT GIỮA TRÍ NHỚ VÀ HỒI ỨC
Khi mọi người nóii>trí nhớ của họ đã giảm sút là thực ra họ đang nói về hồi ức, vì khi đó họ khó hồi tưởng lại những thông tin đã có trong đầu. Trí nhớ lưu giữ tất cả, nhưng chỉ có khả năng nhớ lại được những gì cần thiết và có ý nghĩa trong cuộc đời.
Dan Mikels tin rằng nhiều người dường như mất khả năng ghi nhớ khi tuổi càng cao vì đối với họ cuộc sống đã đi vào ổn định, không còn nhiều biến đổi lớn và nhiều dấu ấn như thời còn trẻ. Theo Mikels, mỗi một dấu ấn là một sự kiện mới mẻ, khó quên, và có sự liên kết với những bit thông tin khác đã có trong đầu.
Chẳng hạn, ký ức về ngày đầu tiên bạn đi làm. Bạn có thể nhớ rất rõ những người đã gặp, nơi đã ăn trưa, thời tiết như thế nào và không khí làm việc ở nơi đó ra sao. Có thể về những đặc điểm như thời tiết bạn không nhớ lắm, nhưng về ngày tháng chắc chắn bạn sẽ nhớ rất rõ vì bản thân nó là một mốc đánh dấu và liên quan đến nhiều chi tiết khác, nhiều bit thông tin khác trong đầu bạn.
Đối với hầu hết chúng ta, giai đoạn đầu đời có rất nhiều dấu ấn quan trọng. Càng lớn tuổi, thì khoảng cách giữa các bước ngoặt cuộc đời càng xa – một phần vì chúng ta có xu hướng muốn có một cuộc sống ổn định, một phần vì chúng ta đã trải nghiệm nhiều trong cuộc sống, trong đó có nhiều sự việc, nhiều kinh nghiệm lặp lại như cũ.
Tuy nhiên, cuộc đời bạn không nhất thiết phải diễn ra theo cách này. Để thúc đẩy trí nhớ của mình, Mikels gợi ý bạn nên làm nhiều việc mới, ăn nhiều thức ăn lạ và đi đến những nơi chưa từng đến. Khi bạn quyết định đi ăn ở ngoài, hãy đến một nhà hàng chưa từng đến và gọi những món chưa từng ăn. Hãy tranh thủ cơ hội để có được những trải nghiệm mới – những dấu ấn mới. Với cách sống hết mình như vậy, bạn đang tạo ra cho mình những mối liên kết nhớ mới và nâng cao khả năng ghi nhớ tất cả các loại sự vật, sự kiện và những thông tin mới.
Việc rèn luyện để có nhiều mối liên kết nhớ mới cũng phát triển khả năng sáng tạo riêng của bạn. Như Peter Kline đã nói trong cuốn “Cảm hứng mỗi ngày” (The everyday genius, Great Ocean, 1988), để trở thành người có khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, thành nhà tư tưởng có tinh thần xây dựng, “chúng ta phải có khả năng vẽ lại toàn bộ mọi trải nghiệm của mình một cách thoải mái, đó chính là hoàn cảnh nhớ của chúng ta”. Bạn có thể tưởng tượng, một người với kinh nghiệm cá nhân phong phú – và có nhiều kỹ năng ghi nhớ các chi tiết từ những kinh nghiệm và liên hệ vào hoàn cảnh mới, sẽ có khả năng sáng tạo hơn rất nhiều so với một người chỉ có ít kinh nghiệm sống.
Trước khi học cách nâng cao khả năng hồi tưởng, bạn chỉ cần biết điều gì là cái làm cho mọi thứ có thể ghi nhớ được.
9.2. NHỮNG GÌ TA GHI NHỚ TỐT NHẤT
Tuy não của bạn lưu được mọi thông tin có trong cuộc sống của mình, nhưng xu hướng dễ hồi tưởng những thông tin có ý nghĩa đặc biệt nhất. Nói chung, chúng ta ghi nhớ tốt nhất những thông tin mang những đặc trưng sau:
Sự liên tưởng giác quan
Những kinh nghiệm liên quan đến thị giác, thính giác, cảm giác, vị giác hay khứu giác đều đặc biệt sống động trong trí nhớ của chúng ta. Và nếu nó liên quan đến càng nhiều giác quan, thì nó càng dễ hồi tưởng hơn. Chẳng hạn, muốn ghi nhớ một điều gì đó, bạn hãy nói to lên, đồng thời diễn tả bằng hành động, như vậy sẽ dễ ghi nhớ hơn vì nó liên quan đến cả cơ quan thính giác và các giác quan khác của bạn
Hoàn cảnh đầy cảm xúc, như tình yêu, niềm hạnh phúc, nỗi buồn
Có bao giờ bạn quên mối tình đầu hay cái ngày bạn sinh đứa con đầu lòng không? Tất nhiên là không! (Song, đôi khi một nỗi buồn quá sâu sắc có thể tác dụng theo cách ngược lại và khiến bạn phải quên đi, như một cách để giúp bạn tránh được những suy nghĩ đau buồn).
Những đặc trưng nổi bật
Nếu suốt cả ngày bạn ngồi ở một quán cà phê bên đường, ngắm người qua lại, hầu hết mọi người đều mặc quần áo bình thường, trừ một gia đình ăn mặc theo kiểu đầu đội khăn sặc sỡ và quấn bộ sari– vậy thì bạn sẽ nhớ ai?
Những liên tưởng sắc nét
Chúng ta có xu hướng ghi nhớ những điều lố bịch, bậy bạ, liên quan đến sex, những điều mang nhiều màu sắc, cường điệu hóa và gây tính tò mò.
Những điều cấp thiết liên quan đến sự sống còn
Nếu cuộc sống của bạn buộc phải ghi nhớ loài cây nào độc hại, loài cây nào nhiều dinh dưỡng, chắc chắn khi đó bạn sẽ không bao giờ quên.
Những vấn đề liên quan đến tầm quan trọng cá nhân
Tất cả chúng ta đều có ý thức ghi nhớ những gì có ý nghĩa đặc biệt đối với mình với tư cách là những cá nhân. Chẳng hạn, nếu bạn gặp một người mà bạn muốn hẹn hò tại một bữa tiệc và người đó đã cho bạn số điện thoại riêng, bạn chắc chắn sẽ ghi nhớ ngay mà không cần ghi lại.
Những việc lặp lại nhiều lần
Tôi có một người bạn. Anh ta là học sinh lớp chuyên Hóa từ thời phổ thông. Sau đó, vào đại học anh ta cũng học chuyên ngành Hóa.
Đến năm thứ ba hoặc thứ tư đều học chuyên ngành này. Khi gặp tôi, anh thổ lộ bộ môn này anh “thấm vào máu” do cứ học đi học lại nhiều lần (Thời đó anh ta là một học sinh xuất sắc trong lớp).
Mốc đầu tiên và cuối cùng trong một sự kiện
Khi bạn tham dự một cuộc họp, bạn sẽ nhớ nhất những thông tin đọc được hay nghe được vào đầu và cuối buổi họp.
Giờ bạn đã sẵn sàng học một số kỹ thuật ghi nhớ cụ thể và sẽ có được chiếc chìa khóa sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Bạn nhớ rất rõ mốc đầu tiên và cuối cùng trong một sự kiện.
Nếu trong một buổi trình bày 90 phút có nhiều lúc tạm nghỉ, ví dụ cứ 30 phút nghỉ một lần, thì khả năng hồi tưởng sẽ cao hơn.
9.3. SỰ LIÊN TƯỞNG
Chiếc chìa khóa để có thể hồi tưởng tốt nhất là cách chúng ta liên tưởng các sự việc trong trí nhớ của mình. Một số liên tưởng xảy ra một cách tự nhiên, giống như cảnh tượng ở bãi cát trắng. Một số liên tưởng khác có thể không rõ ràng như vậy. Thậm chí có thể bạn cần phải tự tìm ra sự liên tưởng, phải nỗ lực một cách có ý thức. Trong tất cả các kỹ thuật ghi nhớ sau đây, tôi đều sử dụng đến sự liên tưởng nên bạn sẽ thấy có nhiều ví dụ về khái niệm này được đưa ra.
Bạn có thể sử dụng sự liên tưởng đơn giản để ghi nhớ những mẩu thông tin rời rạc, sử dụng liên tưởng phức tạp hơn để ghi nhớ những lý thuyết khó và những khối lượng thông tin chứa nhiều “đoạn” nhớ có liên quan với nhau. Chẳng hạn, dùng cách liên tưởng đơn giản để ghi nhớ họ tên và nhớ mặt mọi người: Khi gặp ai đó, bạn hãy tự nhắc to hoặc nhắc thầm lại tên người đó với chính mình. Nếu bạn biết nhiều người cùng tên, hãy phác họa lại hình ảnh người mới với những người đã biết.
Hãy phác họa hình ảnh của họ một cách sống động, như đang ngồi bên bàn tiệc, cười nói với nhau, hoặc đang cùng nhau trượt tuyết trên núi. Hãy chú ý đến những sở thích của họ mà bạn>
Bạn cũng có thể lấy những đặc trưng nổi bật về hình dáng của người mình gặp, như cái nốt ruồi đặc biết, hay đôi tai to. Hãy liên hệ những đặc điểm này với tên của họ-như ông Molly có nốt ruồi– hay đơn giản là viết các chữ cái trong từ Molly vào hình vẽ đôi tai to để biểu thị cho ông Molly mang đặc điểm này. Sau khi cố gắng liên hệ tên của một người với các hình ảnh trực quan như vậy, lần sau khi nhìn thấy mặt ông Molly, trong óc bạn sẽ lóe lên sự liên tưởng trực quan tương tự. Lập tức bạn sẽ nở ngày nụ cười và chào đúng tên ông ta.
Khi sử dụng kỹ thuật liên kết, hãy ghi nhớ những hướng dẫn sau để những liên tưởng của bạn dễ ghi nhớ hơn:
– Sử dụng các mô tả đầy màu sắc và các giác quan.
– Thể hiện bằng hành động.
– Cho chúng mang sắc thái của sex.
– Biến chúng thành tình cảm.
– Hãy thể hiện một cách mãnh liệt.
9.4. SỰ LIÊN HỆ
Khi bạn cần ghi nhớ danh sách các sự kiện hoặc các điều khoảường như không liên quan gì, bạn có thể liên hệ chúng với một câu chuyện tầm phào để dễ nhớ hơn. Giả sử bạn phải ghi nhớ danh sách những sự kiện sau về một số bộ lạc người da đỏ ở Bắc Mỹ:
Bộ lạc Cheyenne:
• Sống trong lều.
• Giết trâu để lấy da và thịt.
• Sử dụng cung tên.
• Làm nhà bằng gỗ.
• Dùng cây lao móc bắt cá làm thức ăn.
• Ghép cây làm xuồng ca-nô.
• Xây nhà bằng bùn và rơm.
• Săn bắt hươu nai.
• Phụ nữ làm nồi bằng đất sét và dệt vải. Bộ lạc Hopi:
• Phụ nữ xây nhà bằng đá.
• Thức ăn chủ yếu là ngô.
• Con người rất tốt bụng và nhân hậu.
• Đàn ông dệt vải.
Hãy đánh dấu những từ chính, nghĩ ra những câu chuyện ngớ ngẩn (again) để ghi nhớ chúng. Muốn hồi tưởng lại những đặc điểm của bộ lạc Cheyenne hãy nghĩ đến hình ảnh : “Shy Anne hay e thẹn đến nỗi cô suốt ngày ở trong lều chơi với trâu, cô cài một chiếc cặp tóc lớn hình cánh cung trên đầu và vẽ những mũi tên màu đỏ khắp quanh lều”.
Để nhớ được những đặc điểm về bộ lạc Creek, ta có thể nghĩ đến câu chuyện: “Tôi tới một con lạch nhỏ (creek), lội xuống lớp bùn đen xen những cọng rơm nát đâm vào chân nhồn nhột. Tôi nhìn thấy một đàn hươu đầu đội những chiếc nồi đất sét và quấn tấm vải dệt màu sặc sỡ đang bơi xuôi dòng”. Sẽ rất khó quên những cảnh buồn cười như vậy, đúng không? Giờ hãy tự nghĩ ra những câu chuyện của bạn về bộ lạc Nootka và Hopi. Hãy sử dụng những cách mô tả đầy màu sắc và nhạy cảm với một sắc thái đặc biệt nào đó. Càng đặc biệt, càng dễ nhớ. Các chương trình của chúng tôi dạy cho sinh viên cách sử dụng liên kết để học thuộc tên những nước có biên giới tiếp giáp nhau.
Nếu có một chiếc máy bay đủ nhiên liệu đưa bạn bay qua năm nghìn dặm tới vùng Đông Nam nước Italia, bạn sẽ bay qua Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran, Pakistan, và Italia trước khi hạ cánh xuống Ấn Độ. Đây chính là cách liên kết chúng:
Tôi đang ngồi trong một nhà hàng ăn món mỳ ống (Italia – mỳ ống là món ăn nổi tiếng của Italia), và tôi hét lên với một phụ nữ đi ngang qua: “Ê, đừng ăn ở đây, đồ ăn đầy mỡ!” (Greece – từ này phát âm lên giống từ grease nghĩa là đầy mỡ). Tay đầu bếp trông như một con gà tây (Turkey – đồng nghĩa với từ gà tây) đã đuổi đánh tôi, đe dọa giết tôi bằng cái giá kê lò nướng (Iraq – đọc gần giống từ rack – cái giá). Tôi chạy mãi, chạy mãi (Iran – phát âm giống từ ran – chạy) và vấp ngã vào cái bao của Stan (Pakistan – phát âm giống cụm từ pack of Stan – cái bao của Stan). Tôi mở bao ra, thấy một người Ấn Độ (India), anh ta bảo: “Nếu cậu không thích đồ ăn ở đó, thì hãy ăn ở chỗ khác!”
Nhiều năm trước, khi tôi còn làm nghề môi giới bất động sản ở San Francisco, tôi cần phải biết tên các đường phố và địa điểm trong thành phố. Tôi muốn ghi nhớ để khi lái xe ngang qua sử dụng cách liên kết từ, tôi có thể bắt đầu từ phố đầu tiên, nối nó với phố tiếp theo và cứ như vậy. Ví dụ: nếu tôi bắt đầu từ phố Union và lái xe qua phố Green, Vallejo, Broadway, tôi có thể hình dung từ cảnh tượng “Quân đội liên quân (Union – có nghĩa là Liên quân) đang hành quân qua một bãi cỏ xanh (Green – bãi cỏ xanh) vào thành phố Vallejo, nơi đang diễn ra chiến dịch Broadway”. Tôi có thể tiếp tục trò chơi như vậy để nhớ được tên các phố từ đầu đến cuối thành phố và cứ thể nhẩm lại rất nhiều lần trong đầu để nhớ kỹ hơn. Đó là một cách rèn luyện trí nhớ rất tốt, ngoài ra còn giúp tôi biết được tất cả các đường phố>
9.5. HỆ THỐNG CHỐT
Hệ thống chốt có thể sử dụng để ghi nhớ bất kỳ bảng đề mục nào. Hệ thống đó gồm các số tương ứng với những từ gợi tính trực quan, được ghi nhớ cố định trong đầu bạn. Sau đó từ hệ thống chốt này bạn có thể ghi nhớ những danh mục cần nhớ.
Hệ thống chốt ghép các số với những từ có âm điệu hoặc gợi ý trực quan. Hãy lập danh mục từ riêng của bạn.
Sử dụng hệ thống chốt và liên kết trực quan để ghi nhớ các danh sách cá nhân hoặc các danh mục.
Hệ thống chốt có hiệu quả nhất khi các liên tưởng mang nhiều màu sắc, cường điệu hóa, đầy trí tưởng tượng và ngớ ngẩn.
Hệ thống chốt có thể mở rộng hoặc dùng lặp lại để tiếp tục ghi nhớ những bảng danh mục dài.
Danh mục Dan Mikels đã sử dụng như sau:
1. One: Sun (Mặt trời) (one phát âm gần như sun)
2. Đôi mắt (2 = một đôi)
3. Tam giác (3 cạnh, 3 góc)
4. Hình vuông (4 cạnh, 4 góc)
5. Năm ngón tay
6. 6-Sticks (cây gậy)
7. 7-Up (một loại nước giải khát)
8. 8-Octpous (con bạch tuộc)
9. Bóng chày
10. Hen (gà mái)
11. Hàng rào
12. Trứng
13. Mèo
14. Tiền
15. Quyền Anh
16. Ô-tô
17. Tạp chí
18. Bầu cử
19. TV
20. Điện thọai
Lưu ý mỗi từ có một phương diện trực quan, có thể tạo liên kết logic giữa mỗi số với từ tương ứng của nó. Một số liên kết rất rõ ràng, nhưng một số lại đòi hỏi phải suy nghĩ một chút. Từ số 1 đến 8 rất dễ rồi, đúng không? Với những liên kết còn lại tôi sẽ phân tích rõ hơn:
9. Có 9 cầu thủ trong một đội bóng chày.
10. Ten (cùng âm với hen)
11. Hai tấm ván hàng rào đứng song song với nhau trông như số 11.
12. Trứng mang bán thường đóng thành hộp 12 quả.
13. 13 là con số “không may mắn” giống như gặp mèo đen.
14. Giống như trong cách nói “one (1) for (4) money, two for the show, three to get ready, for to go”.
15. Có 15 hiệp trong một trận đấu quyền Anh.
16. Bạn phải đủ 16 tuổi mới được lái xe ô-tô.
17. Tạp chí Tuổi mười bảy.
18. Bạn phải đủ 18 tuổi mới được tham gia bầu cử>
19. Cỡ ti-vi tiêu chuẩn là 19 inch.
20. Thường phải mất 20 xu mới gọi được một cuộc điện thọai.
Hãy dành một chút thời gian để làm quen với cách làm này. Sau đây là danh sách 20 vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Ta sẽ ghi nhớ bằng cách ghép tên từng người vào danh mục nêu trên – giống như ghép 1-sun với 1-George Washington và 2-đôi mắt với 2-Jonh Adams.
1. George Washington
2. John Adams
3. Thomas Jefferson
4. James Madison
5. James Monroe
6. Jonh Quincy Adams
7. Andrew Jackson
8. Martin Van Buren
9. Wiliam Henry Harrison
10. Jonh Tyler
11. James K.Polk
12. Zachary Taylor
13. Millard Fillm>
14. Franklin Pierce
15. James Buchanan
16. Abraham Lincoln
17. Andrew Jonhson
18. Ulysses S.Grant
19. Rutherford B. Hayes
20. James Garfield
Điều quan trọng khi gắn những từ mới hoặc thuật ngữ mới vào hệ thống chốt là làm sao để chúng ta càng trực quan được càng tốt. Hãy làm cho những liên kết mang nhiều màu sắc, cường điệu hóa, giàu tưởng tượng và buồn cười. Về phần này hãy xem lại chương “Những gì ta nhớ rõ nhất” để tham khảo thêm.
Giờ ta bắt đầu nhé. Tôi sẽ giúp bạn với 10 mục từ đầu tiên, phần còn lại bạn tự tìm liên kết cho chúng.
1. Sun, George Washington- Hãy tưởng tượng George đang lau một ô cửa sổ để mặt trời có thể rọi vào. (Ở đây từ George Washington đọc gần giống cụm từ George washing one trong câu “George washing one pane of his window…”). Bạn hãy diễn tả bằng động tác đưa hai tay tạo thành vòng tròn giống hình mặt trời.
2. Đôi mắt, John Adams- Hãy nhìn sâu vào đôi mắt, cứ nhìn cho đến khi không nhìn thấy gì khác ngoài những nguyên tử (atoms) xoay quanh và từ nhân của một nguyên tử xuất hiện một cách thần bí từ John (so sánh từ John Adams – John Atoms)>
3. Tam giác, Thomas Jefferson- Tưởng tượng ra tình huống Thomas và Jeff, con trai của ông ta (his son) cùng yêu một cô gái. Đó là một tình yêu tay ba.
4. Hình vuông, James Madison– James phát điên lên với cậu con trai vì họ cùng chơi hình vuông và con trai ông đã thắng. (4. Four-square, James Madison– James is mad at his son because they’re playing four-square and the son is winning).
5. Năm ngón tay, James Monroe– Hình dung James đang nắm tay Marilyn Monroe.
6. Sticks, John Quincy Adams- Quả táo của John Quincy Adams đang nảy lên nảy xuống, còn bạn thì cố gắng dùng chiếc gậy chơi bi-a để đập trúng. (John Quincy’s Adam’s apple is bobbing up and down, and you are trying to hit it with a cue stick).
7. 7-Up, Andrew Jackson– Hãy xem ông Michael Jackson làm nghề kinh doanh nước giải khát 7-Up.
8. Octopus, Martin Van Buren- Chiếc xe của ông Martin bị cháy và một con bạch tuộc đã kịp đến dập tắt đám cháy, mỗi chiếc vòi của nó là một chiếc vòi rồng. (Martin’s van is bunrning and an octopus comes along to put out the fire, holding one hose in each of his eight tentacles).
9. Bóng chày, William Harrison- Cậu con trai đầy lông lá của William đang ném một quả bóng chày. Hãy nhìn số “9” trên bộ quần áo cầu thủ của cậu ta và đôi tay đầy lông lá đang ném bóng. (William’s hairy son is throwing a baseball. See the number “9” on his uniform, and see his hairy arms throw the ball).
10. Hen, Jonh Tyler– John làm nghề lợp ngói, ông có 10 con gà mái, mỗi con đều đang giữ thăng bằng cho một viên ngói bằng mỏ của nó (John the tiler has ten hens and each one is balancing a tile on its beak).
Bạn có nắm được ý tưởng không? Đây chỉ là những liên tưởng ngớ ng của tôi, bạn có thể có những liên tưởng khác. Giờ bạn hãy thử làm với một nửa danh mục còn lại– và hãy nhớ rằng càng thái quá càng tốt. Sau đó lấy một mẩu giấy trắng, gập sách lại, và viết lại tên 20 vị tổng thống đầu tiên của Mỹ, sử dụng hệ thống chốt. Tôi cá rằng bạn có thể ghi nhớ gần hết tên của họ ngay từ lần thử đầu tiên!
Bạn cũng có thể tạo lập một danh mục chốt riêng sử dụng những con số và từ ngữ quen thuộc hơn có ý nghĩa hơn đối với bạn. Chẳng hạn, có thể bạn muốn sử dụng những số và từ có âm điệu như: one-sun, two-glue, three-knee, four-door, five-hive, six-sticks, seven-heaven, eight-gate,nine-wine, ten-hen.
Khi đã thấy thoải mái với bảng danh mục của mình, bạn có thể sử dụng để ghi nhớ. Nếu chúng dài hơn 20 mục từ, bạn có thể phát triển danh mục chốt dài hơn hoặc lặp lại. Nếu danh mục chốt có 20 mục từ, nhưng bạn phải ghi nhớ tới 40 mục, thì số 21 sẽ ghép với số 1, số 25 ghép với số 5, và cứ như vậy. Lấy các tổng thống Mỹ làm ví dụ: tổng thống thứ 21 là Chester A. Arthur. Liên kết tên ông này với số 1, George Washington. Hình dung George đang lau ô của sổ để ánh sáng mặt trời rọi vào. Khi bạn thể hiện bằng động tác giơ tay tạo hình tròn như hình mặt trời, cửa sổ mỗi lúc một sáng hơn, nhìn ra ngoài cũng dễ hơn. Bạn nhìn thấy gì bên ngoài? Tại sao nhỉ, đó là Chester, một chú chó với tiếng sủa nghe là lạ “Arth! Arth! Arth!”.
9.6. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ
Để sử dụng phương pháp định vị, hãynơi quen thuộc, như ở nhà hoặc xe ô-tô của bạn, và xác định vị trí của bất kể những gì bạn muốn ghi nhớ ở nơi đó.
Giả sử bạn muốn nhớ những thứ cần mua như khoai tây, mì sợi, bánh mì, chuối, và nước sốt dùng cho mì ống. Bạn biết rằng mình sẽ lái xe từ nơi làm việc về nhà bằng xe của mình và trên đường về phải ghé vào siêu thị. Hãy dùng một phút để hình dung cảnh tượng này. Khoai tây va đập vào ngăn để gang tay. Bạn đóng cửa ngăn và không còn nhìn thấy chúng. Túi mì sợi treo gần chỗ gương chiếu hậu, bánh mì làm cho băng cassette bị đẩy lên như một lát bánh mì nướng, chuối nát bét trên sàn, li nước sốt để thăng bằng ngay trên đầu bạn, sủi bọt và chảy xuống mặt bạn.
Lúc này, khi đã làm việc xong, bạn ra xe và muốn nhớ những thứ cần mua, bạn chỉ can nhìn vào ngăn để găng tay và nhớ được tất cả.
Hình ảnh càng đặc biệt, càng buồn cười, càng dễ nhớ hơn. Giả sử bạn muốn nhớ để gọi điện chúc mừng sinh nhật cô bạn thân nhất. Hãy nhắm mắt lại, hình dung cô bạn đó đang ngồi trên một chiếc bàn cũ, trông rất kỳ dị, mặc bộ quần áo như chú hề (hoặc có thể không mặc gì cả) và đang cố giữ thăng bằng cho một cây nến ở trên mũi. Chiếc điện thoại đỏ chóe trên bàn đổ chuông. Cô bạn nhấc ống nghe, đó chính là bạn đang gọi. Hình dung cảnh đó như một bộ phim đang diễn ra trước cửa nhà bạn. Tối nay, khi bạn trở về nhà, dừng lại trước cửa và sẽ thấy những gì đang diễn ra, lúc đó bạn sẽ nhớ phải gọi ngay cho cô bạn thân.
Phương pháp định vị có thể sử dụng phối hợp với phương pháp chốt, nối các từ với các vị t>
Scott Bonstein, một chuyên gia dạy cách ghi nhớ ở Supercamp, đã phối hợp sử dụng phương pháp dùng hệ thống chốt với phương pháp định vị. Danh mục chốt của ông gắn với một lớp học: 1 – bảng đen, 2 – công tắc đèn, 3 – sàn nhà, 4 – trần nhà, 5 – sách, 6 – điện thoại, 7 – cửa ra vào, 8 – cửa sổ, 9 – ghế ngồi, v.v…
Tôi cũng sử dụng phương pháp định vị với phương pháp chốt, nhiều từ trong danh mục chốt liên hệ đến nhà tôi. Khi tôi muốn ghi nhớ điều gì đó, tôi chỉ cần hình dung lại nhà mình một lượt. Bạn có thể tạo ra hệ thống định vị riêng, điền vào danh mục sau bằng cách bước qua ngôi nhà của mình và nhặt ra những đặc trưng nổi bật trong mỗi phòng. Nhà của tôi như sau:
Lối vào
1.
2.
3.
Phòng khách
4.
5.
6.
Phòng ăn
7.
8.
9.
Bếp
10.
11.
12.
Phòng ngủ
13.
14.
15.
Phòng tắm
16.
17.
18.
Những chữ viết tắt và câu sáng tạo dùng để nhớ cả dãy tên
Chữ tắt là từ được hình thành từ những chữ cái đầu tiên của một nhóm từ:
Huron/ Ontario/ Michigan/ Erie/ Superior
Câu sáng tạo cũng dùng những chữ cái đầu tiên của mỗi từ
My Very Educated Mother Just Served Us Nine Pizzas
Mercury Venus Earth Mars Jupiter Saturn Uranus Neptune Pluto
Phần lớn chúng ta (đặc biệt là những kinesthic learners) có thể đi quanh nhà trong bóng tối, nhưng vẫn biết rõ mọi vật ở chỗ nào, tuy không nhìn thấy chúng. Thỉnh thoảng hãy thử làm như thế này: Dậy, ra khỏi phòng vào buổi tối và bước vào phòng bên cạnh. Với công tắc đèn và bật sáng. Có thể bạn sẽ không đâm vào vật gì khi di chuyển và sờ ngay vào công tắc đèn mà không nhìn thấy chúng. Bạn biết rõ lối đi trong nhà nên có thể dễ dàng nhắm mắt lại và hình dung mỗi phòng. Ghi nhớ các vị trí trong nhà làm danh mục chốt của bạn sẽ rất tự nhiên.
Tôi luôn sử dụng phương pháp này khi muốn trình bày gì đó. Trước hết tôi lập một bản đồ ghi nhớ Mid Map (xem chương 7) đánh dấu điểm chính, với nhiều nhánh nhỏ cho các phụ đề. Tôi đánh số các điểm theo thứ tự trình bày; sau đó tạo sự liên tưởng với mỗi mục từ trong hệ thống chốt: (1) Phần giới thiệu gắn với (và viết lên) cửa trước, (2) công tắc đèn cho biết (soi sáng) tôi là ai và tại sao tôi có đủ khả năng nói chuyện về đề tài này… và cứ như vậy.
Tạo những liên kết này mất rất ít thời gian, giúp tôi tiết kiệm thời gian khi chuẩn bị cho việc trình bày, thư giãn và nói chuyện một cách tự tin mà không sợ quên những điều muốn nói.
Một lần nữa, hãy xem lại chương nói về “Những gì khiến ta nhớ rõ nhất” để đưa những đặc tính dễ ghi nhớ nhất vào các liên kết của bạn.
9.7. TỪ VIẾT TẮT VÀ NHỮNG CÂU MANG TÍNH SÁNG TẠO
Từ viết tắt là một từ được hình thành từ những chữ đầu của một nhóm từ hoặc những thuật ngữ phức hợp. Những người mẹ chống lại những ông tài xế say rượu sử dụng cách viết tắt rất hiệu quả MADD. Nhiều tổ chức và nhóm xã hội khác cũng có tên viết tắt. Tất cả chúng ta đều quen với những chữ viết tắt như NATO, OPEC, NASA. Với tư cách là cá nhân, chúng ta có thể sử dụng các chữ tắt một cách sáng tạo, giúp ta nhớ được thông tin. Chẳng hạn, tên của các hồ lớn có thể nhớ được bằng cách sử dụng chữ tắt HOMES-H cho hồ Huron, O cho Ontario, M cho Michigan, E cho Erie, và S cho Superio.
9.8. NHỮNG MẸO NHỎ!
Tất cả những kỹ thuật nhớ bạn đã biết đều rất hiệu quả khi sử dụng riêng và thậm chí còn hiệu quả hơn khi sử dụng kết hợp lẫn nhau.
Nhớ để nhớ
Hãy nỗ lực một cách có ý thức. Chúng ta dừng lại một chút để liên tưởng, để ghi nhớ các kỹ thuật. Bạn có hay gặp mọi người không và khi họ đi khỏi bạn có thể nhớ được tên người ta không? Đó là do bạn đã quên không ghi nhớ tên của họ ngay khi nghe thấy! Lần sau, hãy tranh thủ thời gian để tạo ra sự liên tưởng, sự liên tưởng đó sẽ thoáng hiện lai ngay khi bạn gặp lại họ.
Thực hành cách sử dụng trí nhớ
Tranh thủ mọi cơ hội để gọt giũa các kỹ năng ghi nhớ của bạn bằng cách sử dụng chúng thường xuyên, thậm chí đối với cả những điều không quan trọng, không cần thiết phải nhớ. Chẳng hạn, khi bạn lái xe đến những nơi cần đến, hãy cố gắng ghi nhớ tên của tất cả các đường phố hay xa lộ bằng cách liên kết chúng với nhau bằng một câu chuyện dớ dẩn nào đó.
Hãy tạo ra những sự liên tưởng cụ thể và rõ ràng, chứ không chung chung
Thay vì nhìn vào các từ ngữ, hãy nhìn những hình ảnh liên quan đến hành động, màu sắc và âm thanh riêng biệt. Bằng cách đó mỗi sự liên tưởng sẽ ma một nét riêng.
Hãy ghi nhớ bất kể điều gì khác
Nếu bạn gặp khó khăn khi hồi tưởng lại chính xác một mẩu thông tin cần thiết, hãy cố ý tạo ra một sự liên kết bằng cách nhớ bất cứ điều gì khác liên quan đến nó. Chẳng hạn, bạn không thể nhớ được vị tổng thống thứ sáu, hãy nghĩ đến tổng thống thứ năm và thứ bảy. Nhiều khi điều này mang lại thông tin bạn cần tìm.
Vẽ sơ đồ trong đầu về các bài học và bài trình bày
Vẽ sơ đồ trong đầu là một dụng cụ ghi nhớ tự nhiên vì nó sử dụng mầu sắc và các kí hiệu để tạo ra các hình ảnh trực quan, và như chúng ta đã thấy, những liên tưởng trực quan thường rất sinh động. Thêm vào đó, vẽ sơ đồ giúp chúng ta có thể tạo ra các liên kết trực quan giữa các bit thông tin.
Gán cho một ý nghĩa nào đó
Bạn hãy tự hỏi: “Điều đó có ý nghĩa gì đối với mình?” Hãy tìm một lý do cá nhân để ghi nhớ, và tự thưởng cho mình khi bạn thành công.
Xem lại các tư liệu của bạn
Điều này rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy bạn sẽ ghi nhớ thông tin lâu hơn một chút mỗi khi bạn dành thời gian xem lại. Khi bạn cố gắng học một điều gì mới, hãy xem lại ngay, sau đó cứ sau 24 giờ xem lại một lần, sau nữa thì cứ một tuần, hai tuần, một tháng, và 6 tháng. Khi xem lại, hãy nói to lên. Điều này cộng với sự liên tưởng bằng giác quan bạn sẽ thấy dễ hồi tưởng lại hơn rất nhiều>
Hãy nghỉ giải lao khi nghiên cứu hoặc duyệt lại bất cứ tài liệu dài nào
Vì bạn ghi nhớ rất rõ thông tin nghe thấy hoặc nhìn thấy đầu tiên hay cuối cùng trong một sự kiện, do đó suy ra nếu bạn nghỉ giải lao nhiều lần, bạn sẽ nhớ được nhiều thông tin hơn giữa các lần nghỉ. Cố gắng duy trì các đợt làm việc của bạn trong vòng từ 20-40 phút, khi giải lao hãy đi loanh quanh, ăn quà vặt, hoặc uống nước.
Hãy giữ sức khoẻ tốt
Rất tự nhiên trí nhớ của bạn sẽ làm việc tốt hơn nếu trong người bạn thấy khoẻ mạnh. Do đó hãy nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, tập thể dục và hít thở không khí trong lành mỗi ngày. Một thân thể khỏe mạnh sẽ có một trí tuệ minh mẫn.
Tôi biết, tôi biết
Hãy kiểm tra xem bạn có hiểu được khái niệm không:
o Tôi biết rõ 8 đặc trưng làm cho mọi thứ trở nên dễ nhớ:
1. ____________________________________________
2. ____________________________________________
3. ____________________________________________
4. ____________________________________________
5. ____________________________________________
6. ____________________________________________
7. ____________________________________________
8. ____________________________________________
o Tôi biết cách sử dụng những phương pháp này để ghi nhớ các danh sách, nhớ tên và nhớ mặt mọi người, nhớ các sự việc và các lí thuyết.
o Tôi biết rõ tôi phải “ghi nhớ để nhớ”.
o Tôi biết rõ trí nhớ của tôi thật phi thường.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.