Phương Pháp Học Tập Siêu Tốc

11. TƯ DUY LOGIC VÀ SÁNG TẠO



Tại sao bạn nên đọc chương này? Bởi vì, nó sẽ giúp bạn:

– Đẩy nhanh quá trình giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.- Để bán cầu não phải của bạn làm việc trong những tình huống đầy thách thức.

– Hiểu được vai trò của hệ tư tưởng (paradigm) cá nhân trong quá trình sáng tạo.

– Học cách động não để tìm giải pháp mới cho nhiều vấn đề.

– Khám phá thành công của “Tư duy logic”.

Một người có óc sáng tạo thường hay tò mò, thích thử nghiệm, ưa mạo hiểm, hay đùa nghịch và có khả năng trực giác – trong bạn cũng tiềm ẩn một con người như vậy. Đọc chương này sẽ giúp bạn khám phá khả năng sáng tạo của chính mình, biết sử dụng chúng để giải quyết thành công hàng loạt vấn đề hóc búa trong cuộc sống.

Tính theo thang điểm từ 1 đến 10, khả năng sáng tạo của bạn ở mức độ nào? Steve Curtis, một thương gia và cũng là một chuyên gia về khả năng sáng tạo, luôn đặt ra câu hỏi này cho những người đến xin việc. Và ông chỉ nhận được những câu trả lời là “Mười”.

Khi được đề nghị giải thích về cách xử sự này, ông cho biết “Tất cả khi chúng ta sinh ra đều đã có óc sáng tạo, và nếu bạn tin rằng mình là một người sáng tạo bạn sẽ tìm được cách đối phó sáng tạo với những vấn đề thường ngày, cả trong công việc và trong cuộc sống riêng. Đó là những người tôi muốn được dùng làm việc”.

Trong xã hội, ta thường coi những người như các nghệ sĩ, nhà khoa học và nhà sáng chế có gì đó bí ẩn và khó hiểu – chỉ vì họ đều “có khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, tất cả chúng ta cũng có thể trở thành những nhà tư tưởng sáng tạo, có khả năng giải quyết mọi vấn đề. Điều cần thiết là phải có trí tò mò, sẵn sàng mạo hiểm, và ham muốn làm mọi việc một cách hiệu quả – ba phẩm chất có sẵn trong mỗi con người.

Nhiều khi người có khả năng sáng tạo lại rất khiêm tốn. Tuy chưa đến mức được thừa nhận trong nền văn minh nhân loại, nhưng nó thể hiện rõ nét trong cuộc sống thường ngày, làm cho cuộc sống trở nên thú vị hơn. Tôi muốn nói đến những việc tuy nhỏ nhưng đòi hỏi phải có sáng kiến như đuổi kiến ra khỏi đĩa thức ăn của chó, trang trí lại nhà cửa với ít chi phí nhất, tìm cách tận dụng nước tắm để tưới cây, hay trong nấu ăn, thử kết hợp một số món với nhau theo những công thức mới để có món ăn mới với hương vị mới.

Hãy dành vài phút để nhớ lại những tình huống khó khăn, thậm chí có thể là vô vọng, nhưng cuối cùng bạn đã giải quyết vấn đè thành công và đạt được mục đích. Bạn bị vấp ngã, bị sập bẫy, hoặc bị bắt do một giao ước mà trước kia chưa bao giờ gặp phải. Nhưng rốt cuộc, bạn đã tìm được cách thoát ra. Đó chính là sự sáng tạo.

Thậm chí có khi bạn đã tìm được giải pháp hay cho vấn đề hóc búa nào đó, nhưng sáng kiến của bạn lại bị xếp xó và một kẻ ma lanh đã lấy ý tưởng của bạn, phát triển thêm vài bước nữa để biến thành của riêng.

Nếu bạn suy nghĩ từng trường hợp của mình, bạn sẽ khám phá ra một điều là các giải pháp hầu như luôn xuất phát từ kiến thức bạn đã có, hoặc kiến thức vay mượn của người khác – như một câu châm ngôn đã nói: “Dưới ánh mặt trời không có gì mới”. Chỉ có những phiên bản mới và những cách phối hợp mới. Thậm chí những ý tưởng được coi là “cách mạng”cũng bắt nguồn từ một nền tảng tri thức sẵn có. Tuy nhiên, những gì mà người có óc sáng tạo thường làm với tri thức, đó là họ thực hiện cú nhảy để nhìn nhận theo những cách mới chưa từng có. (Điều này thường liên quan đến sự thay đổi của hệ tư tưởng mà tôi sẽ nói ở phần sau).

Rõ ràng tất cả các giải pháp ít nhiều mới lạ của bạn là kết quả của khả năng sáng tạo thực sự, chúng sẽ khuyến khích bạn. Bạn bắt đầu cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của mình trong việc khám phá và tìm được giải pháp cho những thách thức ngày càng nghiêm trọng mà con người trên thế giới hiện đang phải đối mặt. Khái niệm “Suy nghĩ toàn bộ – Hành động cục bộ” đã khái quát một cách chung nhất quan điểm của chúng ta về vấn đề sức khoẻ và sự hoà hợp của thế giới. Tất cả mọi người phải nhìn ra thế giới với tầm nhìn rộng nhất, sau đó mỗi người phải hành động trong phạm vi ảnh hưởng riêng của mình một cách thận trọng, sáng tạo và có quan điểm hiện đại. Để làm được như vậy ta phải có khả năng lĩnh hội thông tin mới và tìm ra giải pháp cho vô số các thách thức.

11.1. THÔNG TIN: NGUYÊN LIỆU THÔ CHO SỰ THAY ĐỔI

Thế giới đang thay đổi với tốc độ tăng dần, chủ yếu do thông tin ngày càng nhiều và luôn có sẵn – thông tin rất nhiều và dễ tiếp cận.

Những người có óc sáng tạo thường sử dụng tri thức có sẵn để tạo bước nhảy giúp họ nhìn mọi việc theo cách mới

Thông tin càng thâm nhập nhanh vào thế giới, vào tư tưởng con người thì con người càng dễ lĩnh hội, kết hợp và tái kết hợp thông tin để đưa ra những khái niệm, học thuyết, cơ sở lý luận và những phát minh mới. Điều đó làm cho tốc độ thay đổi nhanh chưa từng có trên thế giới.

Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với chúng ta với tư cách là những người làm kinh doanh, nhà giáo dục, sinh viên, những bậc làm cha làm mẹ và những công dân có trách nhiệm trên thế giới. Những kiểu tư duy cũ và cách chấp nhận thụ động có thể đủ để chúng ta buông xuôi theo dòng đời, nhưng để sống và làm việc hiệu quả thật sự và phát huy hết năng lực bản thân, chúng ta nhất thiết phải tiến đến đỉnh cao của thời đại hậu công nghệ thông tin. Ta cần có những kỹ năng tư duy cho phép lĩnh hội thông tin mới để sử dụng ở nhà, ở nơi làm việc và trường học. Ta tiếp nhận thông tin một cách sáng tạo để có được những kết quả tích cực trong cuộc sống.

Trong cuốn Phát triển tư tưởng thế kỷ 21, nhà giáo dục Marsha Sinetar mô tả đặc tính “thích nghi một cách sáng tạo” mà bà tin rằng đặc tính này cần phải có trong mọi mặt cuộc sống của con người – từ việc phát triển và làm giàu cá nhân, công việc kinh doanh và nghề nghiệp, đến việc làm cha mẹ và cuộc sống gia đình. Khả năng thích nghi một cách sáng tạo có thể trông giống như một trò chơi và thực ra rất khôi hài, nhưng nó liên quan đến cách nghĩ vừa logic, vừa tuần tự, vừa mang tính trực giác, vừa mang tính cá nhân sâu sắc – tóm lại là một quá trình tư duy của cả bộ não để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

11.2. XEM XÉT CÁC QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Những năm gần đây, chúng ta dường như gặp rất nhiều thuật ngữ mới về các quá trình giải quyết vấn đề. Sau đây có một số thuật ngữ với định nghĩa khá đơn giản.

Tư duy kiểu đứng

Quá trình di chuyển từng bước tiến tới đích giống như việc leo từng bậc thang.

Tư duy kiểu ngoài lề

Xem xét vấn đề của bạn từ những góc cạnh mới giống như việc nhảy từ chiếc thang này sang chiếc thang khác.

Tư duy kiểu phê bình

Sử dụng cách nhận xét, đánh giá giống như đánh giá tính khả thi của một ý tưởng hay một sản phẩm.

Tư duy kiểu phân tích

Quá trình chia nhỏ vấn đề hay ý tưởng của bạn thành nhiều phần nhỏ, đánh giá từng phần xem chúng có phù hợp với nhau không, và thử xem chúng có thể tái hợp theo cách mới như thế nào.

Tư duy kiểu logic

Phát triển chiến lượ cụ thể về lập kế họach và định hướng cho những họat động quy mô lớn bằng cách xem xét dự án từ mọi khía cạnh có thể.

Tư duy theo kết luận logic

Bắt tay vào nhiệm vụ từ viễn cảnh của giải pháp cần thiết.

Tư duy sáng tạo

Hiệu ứng gọi là “bóng đèn” xảy ra khi bạn sắp xếp lại những sự việc hiện có và hiểu thấu vấn đề. (Việc này thường liên quan đến tư duy kiểu ngoài lề).

Tất cả các kiểu tư duy có thể phân thành các quá trình của não phải và não trái, trong đó ta có thể thấy tư duy kiểu ngoài lề, kết luận logic và tư duy sáng tạo nằm trên phần não phải mang tính trực giác, và tư duy kiểu thẳng đứng, phê bình, chiến lược và tư duy trên phần não trái mang tính trực logic. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều sự trùng lặp. Việc giải quyết vấn đề, giống như bất kỳ họat động trí tuệ nào, là sự kết hợp của tư duy sáng tạo và logic. Những người giải quyết vấn đề một cách sáng tạo thực sự thường kết hợp tất cả các quá trình này. Điều quan trọng cần ghi nhớ là tính sáng tạo vượt ra ngoài sự gợi mở sáng tạo ban đầu để chuyển sang thực hiện ý tưởng thực sự.

Từ đầu đến cuối, việc giải quyết vấn đề sáng tạo đều phải trải qua những bước cụ thể sau:

Chuẩn bị (Preparetion)

Xác định vấn đề, mục tiêu và thách th>

Ấp ủ (Incubation)

Đào sâu vào các sự việc và nghiền ngẫm trong đầu.

Khai trí (illumination)

Các ý tưởng bắt đầu nổi lên.

Thẩm định (verification)

Quyết định xem giải pháp đưa ra có thực sự giải quyết được vấn đề không.

Áp dụng (application)

Thực hiện các bước cụ thể theo giải pháp.

11.3. ĐẶT NỀN MÓNG

Mọi nỗ lực sáng tạo nhất- từ việc đột phá vào các lý thuyết của Einstein, đến chiến dịch quảng cáo lớn, hay chương trình tự cải tiến đầy tham vọng- đều phải có một nền tảng vững chắc. Đây là cách thức bạn lập nên nền tảng đó.

Bạn bắt đầu với những kiến thức của mình và của người khác, và xây dựng từ đó. Khi xác định được mục tiêu, sử dụng phần não trái mang tính logic và tính để lập ra một bản đồ định hướng cho não phải trong quá trình ấp ủ và khai trí sau đó. Tuy việc nghiên cứu được coi là họat động sáng tạo để bảo đảm thành công cho nỗ lực của bạn, nhưng chắc chắn phải nghiên cứu kỹ.

Hãy thu thập các sách và bài báo nói viết về đề tài của bạn, sau đó đọc và chắt lọc. Tìm đến các chuyên gia về chủ đề đó và trao đổi với họ. Tìm hiểu kỹ những lợi ích khi có được giải pháp và mục tiêu, cũng như những trở ngại khi thực hiện mục tiêu. Sau đó trình bày vấn đề hoặc mục tiêu của bạn bằng ngôn ngữ rõ ràng và chi tiết. Ở bước này hãy luôn tự nhủ:

Mình là người rất có khả năng thực hiện!

Hãy tin rằng bạn có khả năng tìm ra giải pháp. Các nghiên cứu đã chứng minh con người có xu hướng chấp nhận sự tồn tại của vấn đề nếu tin rằng họ có khả năng tìm được giải pháp. Việc chấp nhận sự tồn tại của vấn đề chính là bước đầu tiên để giải quyết được vấn đề.

Khi mọi sự việc đã tồn tại, bạn bước vào giai đoạn ấp ủ hay “trầm ngâm”- lướt qua các sự việc một cách ngẫu nhiên và chậm rãi trong đầu. Đây là giai đoạn làm việc của não phải nhưng mọi người thường cắt xen, rút ngắn, chỉ vì nhầm lẫn với việc “không làm gì”. Vì sống trong xã hội của não trái trong đó cho phép “không làm gì”, nên nhà phê bình trong bạn đã lên tiếng quở trách, thúc giục hành động, điều đó đã dập tắt óc sáng tạo của bạn.

May mắn là giờ đây bạn đã biết rõ sự việc, có thể tránh được hành động tiêu cực đó bằng cách thức việc tự cho phép mình “không làm gì” cho đến khi quá trình ấp ủ mở đường đến quá trình khai trí.

Giai đoạn ấp ủ là những lúc bạn có những suy nghĩ lan man nhất. Khi đấy cơ thể và hoạt động vật lý nào đó không đòi hỏi nhiều tập trung như bơi lội, đi bách bộ, hay nhổ cỏ dại. Hoạt động này mở cánh cửa vào đầu bạn và những suy nghĩ tản mạn tràn vào. Những hoạt động khác tương tự còn có nghe nhạc, mơ màng, tắm và lái xe đi lòng vòng.

Vì không có điểm rõ ràng nào xác định khi bước ấp ủ kết thúc và bước khai trí bắt đầu, nên bạn phải có một cuốn sổ nhỏ trong túi hoặc trong ôtô để ghi lại những ý tưởng ngay khi chúng xuất hiện.

Trong những trang tiếp theo, bạn sẽ học về tư duy theo kết luận logic, sự thay đổi của hệ tư tưởng và sự động não, tất cả những cách này đều dẫn đến các giải pháp.

11.4. CẢM GIÁC THẾ NÀO KHI SỐNG TRONG CẢM GIÁC CỦA BẠN?

Việc suy nghĩ một vấn đề có thể rất tiêu cực. Những câu hỏi như: “Điều gì bất ổn vậy?”, “Ai làm rối lên thế?”, “Tại sao điều đó lại xảy ra với tôi?” – tất cả đều nhấn mạnh vào cái bất ổn và có thể làm bạn phải hao tổn năng lượng và sự sáng tạo.

Tư duy theo kết luận logic, mặt khác, lại mang tính tích cực. Nó ngược với việc suy nghĩ về một vấn đề và sẽ đưa bạn đi theo hướng đúng hơn là để bạn làm những việc vô ích với những suy nghĩ tiêu cực. Với kiểu tư duy theo kết luận logic, bạn sẽ đặt ra những câu hỏi như: “Những gì trong tầm kiểm soát của mình?” “Mình có thể làm được gì với nó?” “Điều gì sẽ động viên mình?” “Điều gì sẽ thúc đẩy và kích động mình?” “Mình có thể thay đổi tình huống này như thế nào?”. Tư duy kiểu kết luận logic sẽ biến những vấn đề tiêu tốn năng lượng thành những mục đích mãnh liệt.

Hãy nghĩ đến giải pháp hơn là nghĩ đến vấn đề và luôn nghĩ đến thành công. Nói cách khác, hãy hình dung ra việc bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi “sống trong giải pháp của bạn”. Đây là một cách làm rất hiệu quả để tìm đến những cách tìm ra giải pháp. Nó cũng tạo ra một áp lực giữa vấn đề và giải pháp. Áp lực này có xu hướng tự nhiên là tự giải quyết theo hướng tích cực.

11.5. THỰC HÀNH TƯ DUY THEO KẾT LUẬN LOGIC

Đây là cách thực hành tư duy theo kết luận logic bạn có thể thử để xác định và theo đuổi mục tiêu riêng.

Hình dung năm năm sau bạn đã làm được tất cả những việc từng hy vọng làm được trong cuộc sống cho đến khi đó. Bạn có sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong công việc đã chọn, và giữ được mọi thăng bằng trên mọi phương diện cuộc sống. Giờ bạn mong muốn có một vị trí có thể tiến xa hơn, có sự đảm bảo về tài chính hơn nữa. Tuy nhiên, đã năm trôi qua từ khi bạn kê khai quá trình hoạt động của mình. Hãy khai lại với tư cách là một người thành đạt và luôn giữ được thăng bằng trong cuộc sống.

Một cách nữa, hình dung bạn là một người đi tiên phong, rất năng động và nhiệt tình, một điển hình mà phóng viên báo thành phố đến viết bài. Hãy viết câu chuyện mà bạn muốn nhìn thấy chính mình trong đó. Đồng thời hình dung ra những tấm ảnh minh họa cho bài báo và viết lời chú thích cho ảnh.

Những việc như thế này rất hay, và đó cũng là cách hoàn hảo nhất để sử dụng kiểu tư duy theo kết luận logic. Bạn sẽ thấy khi bạn nhìn trực quan hình ảnh của mình với tư cách là người bạn muốn trở thành một cách rã nét nhất, tự nhiên bạn sẽ phấn đấu theo hướng đó. “Sức mạnh của cách nhìn” là một động cơ thúc đẩy sự thay đổi rất hiệu quả. Các nhà khoa học xã hội trong nhiều năm đã nhận thấy rằng hành động quan trọng là kết quả của cái nhìn quan trọng, đối với các cá nhân, cũng như các quốc gia.

11.6. NHỮNG THAY ĐỔI CỦA HỆ BIẾN HOÁ, HAY “NHỮNG NẤC THANG THAY ĐỔI”

Tư duy sáng tạo không phải là vấn đề làm việc chăm chỉ hơn, mà là vấn đề tư duy theo kiểu khác. Nhiều khi, nó liên quan đến một hiện tượng tư duy ngoài lề gọi là sự thay đổi của hệ biến hóa. (Bạn có nhớ khái niệm “nấc thang thay đổi” trong cách tư duy ngoài lề không?)

Hệ tư tưởng là tập hợp những quy tắc ta dùng để đánh giá thông tin và đưa thông tin vào cuộc sống. Mỗi đều có hệ tư tưởng riêng dựa trên kinh nghiệm của mình. Hệ tư tưởng này rất có ích theo nhiều cách khác nhau. Nhưng nó cũng có thể có những hạn chế. Nó có thể che khuất cơ hội khiến bạn không nhìn thấy, đơn giản vì hệ thống quan điểm đánh giá (frame of reference) của bạn không thừa nhận sự tồn tại của cơ hội.

Một ví dụ nổi bật là việc người Thụy Sĩ mất đi vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất đồng hồ chỉ trong một thập kỷ. Một nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đã sáng chế ra loại đồng hồ Quartz, nhưng ý tưởng của ông bị nhà sản xuất đồng hồ nơi ông làm việc phản đối với lý do “đồng hồ chưa bao giờ chế tạo theo cách đó”.

Như vậy, người Thụy Sĩ đã không thấy được lợi ích của khái niệm mới này, thậm chí họ còn không quan tâm đến cấp bằng sáng chế cho những ý tưởng mới. Nhà nghiên cứu đã đưa chiếc đồng hồ Quartz của ông đến một triển lãm thương mại cách đó không lâu, tại đây chiếc đồng hồ được hãng Seiko and Texas Instruments phát hiện. Họ không có hệ tư tưởng hạn chế như người Thụy Sĩ nên đã nhanh chóng sản xuất loại đồng hồ này.

Sống trong một hệ tư tưởng giống như việc lúc nào cũng chỉ nhìn qua một ô cửa sổ và thấy phần nhỏ thế giới bên ngoài. Qua một ô cửa sổ ta có thể đi hết cuộc đời một cách bình thản. Xét cho cùng, có một ô cửa vẫn tốt hơn không có ô nào.

Toàn bộ khung cảnh có thể rất mờ nhạt, nhưng nếu chưa bao giờ nhìn thấy thì không có lý do nghĩ đến hay cảm nhận được sự thiếu chúng, đúng không? Sự thay đổi của hệ biến hóa cũng giống như việc bỗng dưng phát hiện ra ô cửa mới có thể nhìn thấy những sự vật mới mẻ – hoặc nhìn sự vật cũ ở góc nhìn mới. Khi đã có một ô cửa mới, bạn sẽ tưởng tượng ngay đến ô cửa khác ở đâu đó. Thay đổi của hệ tư tư̖ cho phép bạn suy nghĩ vượt ra ngoài các kiểu tư duy hiện có của bạn và nhờ đó có thể tìm được những cách giải quyết hoàn toàn mới mẻ.

Hệ biến hóa: Tập hợp những quy tắc dùng để đánh giá thông tin và đưa vào sử dụng trong cuộc sống

Tuy nhiên, việc nói dễ hơn nhiều so với việc thực hiện thay đổi hệ biến hoá. Đôi khi sự thay đổi xảy ra chớp nhoáng (hiệu ứng bóng đèn), nhưng chúng thường là vấn đề thay đổi ý kiến xung quanh vấn đề và xem xét vấn đề từ mọi khía cạnh. Quan trọng nhất, bạn phải nhận thức được rằng các hệ tư tưởng tồn tại là để ta nghĩ đến việc nhìn ra ngoài phạm vi của chúng.

Trở lại với phép ẩn dụ qua hình ảnh chiếc thang. Hình dung bạn đang leo thang, từng bước từng bước một, để tìm ra cách giải quyết. Tự nhiên bạn thấy thang dựng nhầm chỗ! Đôi khi vấn đề vẫn là chỉ bạn quan sát nó từ một góc hẹp. Hãy nhìn từ một góc khác, cách giải quyết sẽ trở nên dễ dàng hơn, và đó không còn là vấn đề nữa.

Đây là một ví dụ trong số Các trò chơi phát triển khả năng sáng tạo của Eugene Raudsepp. Hãy nhìn bức vẽ ở bên phải và hình dung bạn cũng đứng trong phòng như vậy. Bạn có nhiệm vụ là buộc hai sợi dây treo trên trần nhà lại với nhau. Các dây nằm ở vị trí mà nếu bạn đang giữ một dây thì tay kia không thể với tới dây kia. Căn phòng hoàn toàn trống không, và bạn chỉ có những sáng kiến trong đầu mình mà thôi. Bạn giải quyết vấn đề thế nào đây? Hãy dành 5 phút trước khi đọc tiếp để tìm ra câu trả lời. (Lưu ý: tôi đã nói câu trả lời không chỉ có một, mà có thể có rất nhiều).

Bạn đã thấy sự thay đổi chưa? Lần sau bạn phải đối mặt với một tình huống đầy thách thức, hãy nhớ nhìn nó dưới mọi góc cạnh và xác định lại vấn đề nếu cần. Có thể tất cả những gì bạn cần chỉ là một sự thay đổi trong quan điểm của bạn.

11.7. ĐỘNG NÃO

Động não là phương pháp giải quyết vấn đề có thể áp dụng cho cá nhân hoặc nhóm người. Nó liên quan đến việc ghi lại những ý tưởng tự phát không có đánh giá gì cả.

Điều đó dựa trên lập luận: để có được những ý tưởng hay thực sự thì phải có nhiều ý tưởng để lựa chọn. Nó tương tự với học thuyết triết học cho rằng nếu bạn chụp nhanh hết một cuộn phim, có thể bạn chỉ có được vài kiểu ảnh đẹp và không thể tránh có nhiều ảnh xấu. Vấn đề là, khi đang chụp nhanh, bạn không biết ảnh nào đẹp, ảnh nào xấu. Đó là lý do tại sao bạn phải chụp cho nhanh và không đánh giá chúng ngay, việc đó để sau.

Phương pháp động não đặc biệt có hiệu quả trong các tổ nhóm vì hiệu ứng tích lũy của mỗi người được kích thích từ sự sáng tạo của tất cả những người khác. Phần lớn chúng ta, khi nghĩ đến phương pháp động não, thường hình dung ra cảnh tượng trong một phòng họp có rất nhiều người ngồi quanh bàn và phát biểu ý kiến, có một người đứng để viết hết lên một tấm bảng. Bạn cũng có thể tự động não một mình và ghi lại các ý kiến bằng phương pháp tập hợp như đã nói ở những phần trước của sách. Phương pháp tập hợp cho phép bạn thấy được sự liên tưởng giữa ý kiến riêng của mình và ý kiến dựa trên ý tưởng của người khác.

Tôi thấy những tờ giấy trắng lớn dùng rất hay trong phương pháp tập hợp- động não này. Hãy xác định vấn đề hoặc đề tài của bạn cho rõ ràng, sau đó viết ra từ hoặc cụm từ trọng tâm và giữa tờ giấy và khoanh tròn lại. Tiếp tục, để các ý tưởng bắt đầu tuôn ra. Mỗi ý tưởng xuất hiện, hãy viết lại ngay và khoanh tròn, nối nó với đề tài trọng tâm hoặc với từ khoanh tròn đã nảy sinh ra nó.

Quan trọng là phải thừa nhận mọi ý tưởng đều là những ý tưởng hay, chúng có gượng gạo đến đâu cũng không vấn đề gì. Trong thực tế, bạn đừng nên bỏ qua những cái gượng gạo, vì cái mới thực sự thường không thể thấy ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Hãy có số lượng đã! Khi nghĩ rằng mình đã viết ra tất cả những gì có thể nghĩ được, hãy cố gắng tìm ra thêm năm ý tưởng nữa. Buộc não của bạn phải vào những lĩnh vực mới. Đó là một cách rèn luyện rất tốt và có thể giúp bạn tìm ra giải pháp mà trước đó chưa ai nghĩ ra được.

11.8. ĐỘNG NÃO VỀ TƯƠNG LAI

Hình dung về tương lai là một trong những cách suy nghĩ sáng tạo quan trọng nhất. Hiện tại là nguyên liệu thô để xây dựng nên tương lai. Dự kiến điều gì sẽ xảy ra, đoán trước xem những tham biến nào sẽ hình thành tương lai – đây là bài tập cuối cùng về tư duy sáng tạo.

500 năm trước, nghệ sĩ vĩ đại và có tầm nhìn xa trông rộng người Ý Leonardo da Vinci đã phác thảo ra những ý tưởng của ông về các loại máy bay và ô-tô, trực thăng và súng máy. Ta biết rằng những ý tưởng này đã trở thành hiện thực, nhưng chúng ta không biết chính xác làm cách nào ông lại có thể dự đoán được hiện thực này. Giải thích duy nhất của chúng ta là ông đã sử dụng thông tin đã có sẵn thời đó và tạo ra những bước đột phá về tư duy vào những lĩnh vực còn chưa biết. Ông tiếp nhận thông tin, tổng hợp và sắp xếp lại thông tin, sau đó đưa ra những khả năng không được mọi người trên thê giới hiểu và thừa nhận cho đến hàng thế kỷ sau khi ông qua đời.

Tại diễn đàn Learning Forum, công ty mẹ của SuperCamp tổ chức một “cuộc họp vision meeting” thường niên trong đó những người lãnh đạo công ty lập kế hoạch thọat động trong tương lai. Khẩu hiệu của một cuộc hộp gần đây là: “Động não cho tương lai”. Trong phiên họp này, những người tham gia đã đưa ra một số kịch bản cho tương lai và hỏi: “Điều gì nếu?” (What if?). Bước Một của quá trình tập trung vào các tình huống trên thế giới, và bước Hai mang hình ảnh thế giới về với Diễn đàn Learning For>

Chiếc chìa khóa của tiến trình này là mỗi thành viên trong nhóm phải thừa nhận mọi tư tưởng với tính chất là những hiện thực còn tiềm ẩn và đưa ra những câu hỏi mở về cách thức mỗi tư tưởng tác động đến công việc như thế nào.

Điều gì có thể xảy ra, chẳng hạn, nếu hệ thống trường học trên khắp nước Mỹ hoạt động theo một lịch trình quanh năm. Kết quả sẽ ra sao nếu cuộc khủng hoảng trong giáo dục cuối cùng lại ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của cả nước Mỹ đến mức mà mỗi doanh nghiệp đều phải tự đảm nhận việc đào tạo nhân công cho mình? Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả các UFO cùng đến ồ ạt một lúc? (Đừng vội cười – điều đó có thể xảy ra). Điều gì nữa nếu thông tin có thể nạp vào não chúng ta giống như máy tính? Nếu tuổi thọ con người lên tới 120 năm thì sao? Nếu có các thuộc địa trên vũ trụ và giáo dục thực hiện qua vệ tinh? Điều gì nữa nếu điện thọai trên ô tô (car phone) được sử dụng rộng rãi như vô tuyến truyền hình?

Một số kịch bản có vẻ như sắp xảy ra khiến chúng ta phải sửa đổi kế họach chiến lược 10 năm cho phù hợp. Một số kịch bản lại rất viển vông, rất buồn cười. Tuy nhiên mỗi chúng ta đều biết rằng những ý tưởng kì quặc có thể tạo ra một cuộc cách mạng lớn. (Hãy nhớ rằng, cách đây không lâu lắm, những thứ như máy tính, máy fax, điện thoại di động còn là ý tưởng kì quặc).

Dự tính một cách sáng tạo về tương lai là biến đổi những công việc bình thường thành những hoạt động tiên phong. Và nếu như có một công thức đơn giản để có thể trở thành người đi tiên phong, thì đó sẽ là:

Hiện tại + Những ý tưởng kì quặc = Tương lai

11.9. “VẼ LÊN PHÍA NÃO PHẢI CỦA BẠN”

Ned Herrmann là một chuyên gia nghiên cứu về cách thức não hoạt động sáng tạo như thế nào, đã thiết kế và chỉ dạo nhiều phân xưởng tư duy (thinking workshop) sáng tạo cho những công ty như GE, Shell, IBM, Du Pont và AT&T. Khi đang thực hiện nghiên cứu đối với phân xưởng đầu tiên, ông thấy nhiều thành viên hội đồng quản trị có thể bị thuyết phục rằng họ chính là những người sáng tạo nếu như họ được dạy vẽ. Vì Ned tin rằng bước đầu tiên để phát huy khả năng sáng tạo của mọi người là thuyết phục rằng họ thực sự là những người sáng tạo, ông kết hợp cùng với Betty Edwards, tác giả của công trình Vẽ lên phía não phải, hướng dẫn cho nhóm kỹ sư hạt nhân sử dụng não trái để vẽ. Đó là một thí nghiệm rất thành công.

Sử dụng phương diện tinh thần khi “nhìn” hơn là những kỹ thuật hướng dẫn nghệ thuật truyền thống, bạn cũng có thể vẽ được!

11.10. HƯỚNG DẪN TẬP VẼ

Tìm một tờ giấy trắng tinh, không có dòng kẻ và một mẩu bút chì. Bật một loại nhạc thư giãn như nhạc Baroc của Pachebel, Handel, hoặc Corelli. Giờ hãy nhìn vào hình vẽ bên phải một lát. (Đừng lật ngược cuốn sách, vì như vậy sẽ chuyển não bạn sáng chế độ não trái, bức vẽ là một họat động của não phải). Hãy xem các dòng khớp với nhau như thế nào và chúng liên quan với các mép giấy ra sao. Đồng thời cũng chú ý đến “khoảng âm” trong bức vẽ – đó là khoảng bên ngoài của hình ảnh thực. Nếu bạn còn chưa rõ tôi định nói gì ở đây, thì hãy giơ tay lên chỗ sáng của cửa sổ và nhìn mọi thứ xung quanh nó. Đấy là cái chúng ta gọi là khoảng âm.

Khi bạn bắt đầu vẽ bức tranh, cố gắng đừng nghĩ đến các dòng kẻ – chỉ di chuyển từ dòng nọ đến dòng kia, chú ý đến các khoảng trống, sự quan hệ và các liên kết. Hãy dành thời gian thoải mái để hoàn thành bức vẽ.

Khi đã vẽ xong, hãy xoay bức vẽ lên. Bạn sẽ rất ngạc nhiên vì nó rất hay. Vì sao lại như vậy? Có thể vì hình ảnh ngước đã ném não trái mang tính phân tích và phê bình của bạn vào một vòng lặp, tạm thời thể hiện không lời trong khi não phải lại có sự hài hước đối với nó.

11.11. NHỮNG MẸO NHỎ TRONG TƯ DUY SÁNG TẠO

Hãy nhớ lại những thành công trước đây của bạn, cả lớn lẫn nhỏ.

Nếu bạn từng thành công (và tất cả chúng ta đôi khi đã thành công trong cuộc đời), bạn biết bạn có thể lặp lại đ một lần nữa. Hãy nhắc nhở bạn về điều này mỗi khi phải đối mặt với một thách thức mới.

Hãy tin rằng hôm nay có thể là một ngày đột phá

Bắt đầu một ngày mới với niềm tin điều gì đó có thể xảy ra làm thay đổi mọi thứ. Như vậy, nếu như có điều gì đó thực sự diễn ra, thì đôi mắt bạn cũng sẵn sàng đón nhận.

Rèn luyện óc sáng tạo với những trò chơi trí tuệ

Bộ não, giống như những bộ phận khác trên có thể, họat động tốt nhất trong điều kiện. Để được như vậy có một số gợi ý sau đây:

• Nghĩ ra cách sử dụng mới đối với những vật cũ.

• Nhìn vào cảnh tượng từ cuộc sống thường nhật và viết ra câu chuyện chi tiết về những sự kiện có thể đã dẫn đến chúng

• Giải ô chữ hoặc những trò chơi khác về từ ngữ

• Sử dụng phép ẩn dụ để mô tả điều gì đó với mọi người

• Nghĩ ra nhiều cách để diễn đạt mọt việc

• Xem ti vi nhưng tắt âm thanh và cố gắng đoán xem người ta đang nói g

Bạn cũng có thể làm theo một trong số những cuốn sách hướng dẫn các trò chơi về trí tuệ có bán trên thị trường.

Luôn ghi nhớ thất bại là mẹ thành công

Nhiều nhà khoa học và nhà sáng chế nổi tiếng nhất trên thế giới phải qua vô số lần thất bại trước khi tìm ra một giải pháp có hiệu quả. Hãy sẵn sàng đón nhận những thất bại để đi đến thành công.

Hãy nắm bắt những giấc mơ và hình ảnh tưởng tượng

Nhiều khi, những giấc mơ và hình ảnh tưởng tượng là sản phẩm của những suy nghĩ trong tiềm thức khi muốn tìm ra cách giải quyết vấn đề. Hãy tin tưởng chúng dù có vẻ chẳng ăn nhập gì bởi vì những ý tưởng vu vơ có thể dẫn đến những giải pháp mới lạ, thậm chí mang tính cách mạng.

Hãy tận hưởng cuộc sống vui vẻ

Hãy chơi đi! Như vậy đứa trẻ trong con người bạn có dịp trỗi dậy và có cái nhìn trong trẻo. Bạn cũng sẽ sáng tạo hơn nếu cuộc sống của bạn cân bằng tốt giữa công việc và vui chơi.

Sử dụng kiến thức từ những lĩnh vực khác

Khi làm việc với một tình huống đầy thách thức, hãy nhìn vào những lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn và cố gắng nhìn vào những điểm tương tự. Có thể bạn sẽ tìm được điều gì đó có tác dụng đối với vấn đề mà bạn đang gặp phải.

Quan sát tình huống từ mọi phía

Hãy hình dung bạn đang đứng ở phía dưới nhìn lên, từ trên nhìn xuống, từ sau ra trước, từ trong nhìn ra, và từ quan điểm của tất cả những người có liên quan. Làm như vậy sẽ giúp bạn quan sát tình huống từ những cửa sổ mới và nhìn thấu bên trong để tìm ra được cách giải quyết sáng tạo.

Xoá hết mọi giả định trong đầu bạn

Những giả định có thể che khuất các giải pháp. Ta giải câu đố này nhé: Một viên sĩ quan cảnh sát ra lệnh cho chiếc xe vượt quá tốc độ dừng lại. Khi viên sĩ quan bước tới bên chiếc xe vượt quá tốc độ, anh ta nhận thấy có 6 vỏ chai bia rỗng lăn lóc trên sàn xe, sau chỗ ngồi của người lái.

“Anh đã uống khi nào?” – viên sĩ quan hỏi.

“Khoảng một giờ trước” – lái xe trả lời.

Khi xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, lái xe không bị làm sao. Viên sĩ quan viết vé phạt về lỗi vượt quá tốc độ và cho lái xe đi. Tại sao? Hãy suy nghĩ một lát trước khi kiểm tra câu trả lời ở cuối chương.

Thỉnh thoảng thay đổi vị trí của bạn

Nếu bạn đang ngồi bên bàn, hãy ra ngoài và nằm xuống bãi cỏ. Hoặc nếu đang ở trong phòng họp ở văn phòng, hãy đổi chỗ cho người khác hoặc đứng dậy. Thay đổi vị trí làm thay đổi góc nhìn sự vật của bạn, có thể dịch chuyển cũng có thể kích thích sự chuyển biến về tinh thần.

Trả lời: Bia là một số tăng dần (Beer is one of a growing number) được sản xuất không có cồn. Bạn có coi bia là thứ có chứa cồn không?

Tôi biết, tôi biết

Đọc và đánh dấu vào các ô xem bạn có hiểu rõ khái niệm không:

o Tôi biết tôi có thể tư duy một cách sáng tạo.

o Tôi biết sáng tạo là quá trình của cả bộ não.

o Tôi biết cả quá trình tìm ra các giải pháp, từ khi đặt nền tảng cho đến khi chúng thực sự có tác dụng:

1. ____________________________________________

2. ____________________________________________

3. ____________________________________________

. ____________________________________________

o Tôi biết rằng có lúc mình không làm gì cả trước khi đến được với những tư tưởng lớn.

o Tôi biết cách sử dụng tư duy kết luận logic để đạt được mục đích.

o Tôi biết cách suy nghĩ vượt ra ngoài hệ tư tưởng của mình.

o Tôi biết mình không thể tìm được giải pháp cho mọi vấn đề trong cuộc sống.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.