Steve Jobs và Apple thay đổi cách nghe nhạc của thế giới
PHỤ LỤC
MỘT STEVE JOBS KHÁC
Cái tên Jobs gợi ngay cho người ta nghĩ đến ông là con người của công việc (trong tiếng Anh Job là công việc). Thực tế, trong suốt những năm ở Apple, Jobs cho biết đã dành “150%” thời gian và sức lực của ông vào công ty. Nhưng Jobs còn mối quan tâm lớn là “những gia đình” của mình. Và đó cũng là những câu chuyện cảm động về một “Steve Jobs” khác.
Như đã biết, Jobs là kết quả của mối tình lãng mạn giữa Abdulfattah John Jandali, một giáo sư chính trị học gốc Syria và Joanne Carole Schieble, một nữ sinh viên chưa tốt nghiệp đại học. Vì thế, họ buộc phải mang Steve Jobs đi cho với điều kiện người nhận nuôi phải tốt nghiệp đại học.
Từ khi còn là một thanh niên mới lớn, ông thỉnh thoảng cố gắng tìm kiếm nguồn gốc gia đình của mình. Ở tuổi 27, gần như tuyệt vọng thì ông tìm được đứa em gái của mình. Thì ra, em gái ông là nhà tiểu thuyết Mona Simpson, người đã viết cuốn sách “Một gã đáng yêu” về một nhà doanh nghiệp ở thung lũng Silicon có nhiều điểm rất giống với Steve Jobs. Sau khi họ gặp nhau, thường xuyên ghé thăm cô ở Manhattan, nơi cô sinh sống trong một căn hộ. Jobs chỉ nói: “Chúng tôi là gia đình. Cô ấy là một trong những người bạn thân nhất của tôi trên thế giới. Cứ hai ngày một lần, tôi gọi và trò chuyện với cô ấy”. Trong nhiều năm, cả hai vẫn giấu tình cảm của mình. Rồi, năm 1986, George Plimpton, người mà Simpson đã làm việc ở tờ The Paris Rewiew, tổ chức một buổi tiệc cho cuốn tiểu thuyết đầu tiên của cô “Anywhere but Here”. Simpson đến với mẹ, bà Joanne và Steve Jobs. Amanda Urban, đại diện tác quyền của Simpson, kể lại. “Tôi đã biết Mona đúng lúc này. Cô đã từng nói cô có một người anh trai làm trong ngành công nghiệp máy tính. Nhưng buổi tiệc đó là lần đầu tiên tôi biết anh trai của cô là Steve Jobs”.
Simpson và Jobs từ chối bình luận hoàn cảnh đã khiến cha mẹ ruột của ông phải mang Steve đem cho làm con nuôi. Khi ông mới sinh, cha mẹ ông chưa kết hôn. Họ đã kết hôn lúc Mona chào đời khoảng hai năm sau đó. Theo lời giới thiệu trên một tạp chí văn học, cô lớn lên ở Geen Bay, Wisconsin, cha cô là một giáo sư chính trị học còn mẹ cô là bác sĩ chuyên khoa sửa các tật về nói. Những tiểu thuyết của Simpson hướng công chúng về những người mẹ lập dị và sự thiếu thốn tình cảm của những người bố (cuốn sách thứ hai có tên The Lost Father, tạm dịch: Mất Cha), cha mẹ cô ly thân khi cô 10 tuổi và cô chuyển tới Los Angeles sống với mẹ trong thời mới lớn. Jobs không nói gì về người cha ruột của mình, nhưng ông nói rằng ông vẫn thân thiện với bà Joanne Simpson và mời bà đoàn tụ với gia đình của ông. (Bà từ chối bình luận bài báo này). Ông có vẻ biết ơn quyết định sinh và mang ông đem cho của bà khi xưa. Ông nói: “Chưa từng có bất kỳ sự mâu thuẫn nào giữa chúng tôi”.
Tuy vậy, ông vẫn giữ xác nhận rằng Paul và Clara Jobs là cha mẹ thật sự của ông. Ông tuyên bố mạnh mẽ “Họ là cha mẹ tôi”. Được đem cho khi còn là một đứa trẻ, Jobs được nuôi dạy trong một gia đình trung lưu ở Los Altos bởi bà Clare, một nhân viên kế toán và Paul Jobs, một thợ máy cho một công ty chế tạo tia laser (cả hai đều đã chết). Steve nhớ Paul là một “đôi tay thiên tài”. Ông mua một chiếc xe quá đát khoảng 50 đôla, sửa chữa lại nó rồi bán cho sinh viên kiếm tiền lãi. Jobs nói: “Đó là tiền học đại học của tôi”. Ông hẳn nhiên là gần gũi với cha nuôi mình. Hỏi về những điều ông muốn truyền cho những đứa con của mình, Jobs trả lời: “Chỉ muốn trở thành một người cha tốt với chúng như cha tôi. Tôi nghĩ về điều đó mỗi ngày trong đời mình.”
Gia đình lớn thứ ba của ông chính là gia đình hiện tại của ông với cô vợ Laurene cùng ba đứa con. Đó cũng là kết quả của một mối tình lãng mạn, bắt đầu từ năm 1990. Khi đó, khi Laurene đang thực tập tại trường kinh doanh Stanford. Jobs đến nói chuyện với lớp và ngồi cạnh cô. Họ trao đổi số điện thoại với nhau. Theo chương trình, Jobs sẽ có một buổi ăn bàn chuyện kinh doanh trong chương trình vào buổi tối. Nhưng dường như cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ở lớp học với Laurene đã khiến ông phải cân nhắc có nên “tuân thủ” chương trình không. Ông kể lại: “Tôi đang ở bãi xe, với chiếc chìa khóa trong xe hơi và tôi tự nghĩ, nếu đây là buổi tối cuối cùng của tôi trên Trái đất, tôi sẽ dành nó cho cuộc họp bàn chuyện làm ăn hay là với người phụ nữ này? Tôi chạy xe qua bãi đậu xe, hỏi cô liệu cô có muốn ăn tối với tôi. Cô trả lời có, chúng tôi đi bộ vào thành phố và mãi mãi bên nhau kể từ đó”. Tất cả những gì về cuộc tình này chỉ có thế vì không như nhiều nhân vật nổi tiếng khác, những thông tin về đời tư của Steve Jobs không được tiết lộ nhiều bởi ông khá “cảnh giác” với giới truyền thông. Dù vậy, tổng hợp lại các nguồn tư liệu, người ta vẫn thấy ở ông, một tình yêu mãnh liệt dành cho người vợ chính thức của mình. Trong bài phát biểu với sinh viên Đại học Stanford năm 2005, ông dành những lời “có cánh nhất” khi nhắc đến vợ, cho rằng bà là một người phụ nữ tuyệt vời. Tình yêu của người phụ nữ này đã giúp ông có thêm động lực để vượt qua những thất bại trong thời gian ông bị sa thải khỏi Apple.
Ngày 18.3.1991, hai người kết hôn và có với nhau ba đứa con. Họ chính là nguyên nhân khiến Jobs tạm gác những công việc và dành thời gian nhiều hơncho gia đình.
Ông luôn dành những tình cảm hết sức mãnh liệt cho những người con của mình. Một bài báo đăng trên tờ New York Time năm 1997 đã miêu tả một buổi chiều trong khu nhà của Jobs ở Palo Ato là đầy ắp tiếng trẻ con và không khí gia đình. Đứa con trai thứ của ông đang trèo cây trước sân dưới sự trông nom của người bảo mẫu. Ông ngồi cùng với đứa con gái út trên bàn ăn trong nhà bếp với những loại trái cây mà cả hai đều thích. Không khí sinh hoạt ấm cúng ấy vẫn còn được duy trì cho đến hôm nay dù công việc điều hành Apple đã tiêu tốn của ông khoảng thời gian không nhỏ chút nào. Họ cũng xuất hiện trong những bài thuyết trình, những buổi giới thiệu sản phẩm của ông. Đơn cử như khi công bố Kho nhạc trực tuyến iTunes năm 2003, ông đã kết thúc bài thuyết trình bằng việc mời John Mayor, một ca sĩ nổi tiếng lên sân khấu, trình bày ca khúc đã từng giúp anh đoạt giải Grammy, Daughters (Những cô con gái) mà trong đó có những lời cực kỳ chân thành. “Những người bố, đối với con gái, bao giờ cũng tốt. Con gái sẽ yêu như bố đã từng yêu con”. Đó chính xác là những gì đã biểu hiện với những người con của mình.
Ông cũng dành tình cảm đặc biệt cho người con gái riêng Lisa Brennan – Jobs mà ban đầu ông đã không thừa nhận. Khi đó cũng chính là lúc ông đang hoàn toàn mải mê vào việc bắt đầu cuộc cách mạng máy tính. Thế là, cô sống với mẹ mình, người phụ nữ Jobs không bao giờ kết hôn. Nhưng sau đó, Lisa lại trở thành cái tên một dự án vĩ đại của Steve Jobs, điều khiến tất cả mọi người phải bất ngờ. Thậm chí, nhiều nhân viên Apple còn thi với nhau xem tại sao Steve Jobs quyết định chọn tên đó cho dự án máy tính đầu tiên do ông làm trưởng nhóm thiết kế. Ông đã dành cho dự án này một niềm say mê lớn lao, bất chấp phải trở thành “một kẻ đơn độc” trong Apple. Tất nhiên, ngoài mục tiêu tạo ra một sản phẩm thú vị với giao diện đồ họa người dùng được cho là mở ra cuộc cách mạng trong ngành máy tính thì có lẽ, chính tình thương yêu sâu sắc dành cho con cũng là lý do khiến ông theo đuổi dự án với sự quyết tâm cao độ đến như vậy. Và cho dù không thành công về mặt thương mại nhưng ít ra, nó cũng là một hành động để mọi người có thể ngầm hiểu rằng, trong trái tim ông lúc đó có đứa con gái mình mà vì lý do vì đó, ông chưa thể thừa nhận. Có lẽ là vì Apple, tình yêu đầu tiên của ông. Nhưng một khi tình yêu đầu tiên bị “phản bội” người ta sẽ tìm đến những tình cảm chân thành hơn. Steve Jobs không là ngoại lệ. Cuối cùng, ông cũng đã “theo tiếng gọi con tim”, thừa nhận Lisa Brennan Jobs là con lúc cô lên 7 tuổi. Từ đó, Lisa sống cùng với trong ông suốt thời mới lớn của mình.
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA TẠP CHÍ ROLLING STONE (8.12.2003)
Ông đã làm thay đổi ngành công nghiệp máy tính. Bây giờ ông theo đuổi ngành kinh doanh âm nhạc. Ông có nhận thấy bất kỳ sự tương đồng nào giữa cuộc cách mạng âm nhạc hiện nay và cách mạng máy tính năm 1984 không?
Sự khác nhau lớn nhất là chúng ta đã có Windows.
Nó vẫn còn rất mới mẻ trong cuộc cách mạng âm nhạc. Hãy nhớ rằng có 10 tỉ bài hát ra đời tại Mỹ mỗi năm một cách hợp pháp trong các CD. Thật thú vị với iTunes, chúng tôi cũng phát hành khoảng 16 triệu bài (tính đến tháng 10.2003). Như vậy chúng tôi đang ở điểm khởi đầu của cuộc cách mạng, sẽ mất nhiều năm nữa mới thành hiện thực.
Các công ty ghi âm đã phản ứng ra sao khi ông lần đầu tiên tiếp cận mời họ làm ăn với Apple?
Có rất nhiều người thông minh ở các công ty âm nhạc. Vấn đề là, họ không phải là những người của công nghệ. Những công ty âm nhạc tài ba tạo ra một thứ đáng kinh ngạc. Họ có những con người có thể chọn một người mang đến sự thành công trong số 5.000 ứng cử viên. Và không có đủ thông tin để làm điều đó – một qui trình trực giác.
Những công ty âm nhạc tốt nhất biết phải làm điều đó ra sao với một tỷ lệ thành công cao hợp lý. Tôi nghĩ đó là một điều rất tốt. Thế giới hiện nay cần những “biên tập viên” thông minh. Vấn đề là, không có cái gì là không được thực hiện với công nghệ. Và như vậy khi Internet phát triển mau lẹ kéo theo Napster cũng phát triển mau lẹ, họ không biết phải làm gì cho nó. Nhiều người không sử dụng máy tính, không xài e-mail; không thật sự biết Napster là gì một vài năm trở lại đây. Họ phản ứng chậm rãi một cách chết tiệt. Và như vậy, họ hoàn toàn có thể xúc phạm đối với những người nói chuyện giải pháp công nghệ khi họ không sử dụng vì sự không hiểu biết kỹ thuật của họ. Nó khiến chúng tôi mất 18 tháng để thương lượng.
Tất nhiên, “xài chùa” âm nhạc không có gì mới.
Ông không nghe Bob Dylan “lậu” sao?
Tất nhiên. Những cái mới là hệ thống phân phối hiệu quả đáng ngạc nhiên này cho tính cách “xài chùa” gọi là Internet, và không ai sẽ “shut down” Internet. Chỉ một cần một cái click là đã sao chép trộm trên Internet. Cách chúng tôi diễn đạt điều đó họ là: Chọn một chìa khóa sẽ mở mọi cánh cửa. Chỉ cần một người để mở. Trường hợp tệ nhất: một vài người chỉ cần lấy từ máy hát của họ để ghi âm và đưa lên mạng Internet. Bạn sẽ không bao giờ ngăn chặn được điều đó. Như vậy điều mà bạn phải làm là đua tranh với nó. Đầu tiên, họ tống cổ chúng tôi ra ngoài. Nhưng chúng tôi vẫn trở đi trở lại vấn đề. Công ty ghi âm đầu tiên thật sự hiểu việc này là hãng Warner. Họ có vài người thông minh ở đó và họ nói: Chúng tôi đồng ý với bạn. Tiếp theo là Universal. Rồi chúng tôi bắt đầu tiến bộ. Và tôi nghĩ lý do chúng tôi thực hiện được là vì chúng tôi đã thực hiện các cuộc khảo sát.
Chúng tôi nói: Những dịch vụ khách hàng âm nhạc (bây giờ đã biến mất) sẽ thất bại. Mạng âm nhạc sẽ bị bỏ quên, Press Play sẽ thất bại. Nguyên nhân là đây: Mọi người không muốn mua nhạc của họ như một người thuê bao. Họ mua 45’s; rồi mua LP”; rồi họ mua cassette; rồi mua 8 bài hát rồi họ mua CD. Họ đang muốn mua quyền download. Mọi người muốn làm chủ âm nhạc của chính mình. Bạn không muốn thuê nhạc của chính bạn nữa và sau đó, một ngày, nếu bạn ngưng thanh toán thì tất cả nhạc của bạn sẽ biến mất. Và, bạn biết đấy, 10 đôla một tháng, một năm là 120 đôla. Đó có nghĩa là 1200 đôla cho một thập kỷ. Điều này thật sự quá tốn nhiều tiền để tôi nghe được bài hát mà tôi yêu thích. Nó phải rẻ để mua, đó là điều mà chúng tôi muốn làm. Họ không nhận ra cách đó. Mọi người chạy vòng quanh, phát triển công việc cho mọi người, những người tiếp tục chỉ ra AOL là hình mẫu tuyệt vời cho câu nói này: Không, chúng tôi muốn điều đó, chúng tôi muốn là một doanh nghiệp phát hành. Chúng tôi cho rằng, nó không là công việc. Chậm rãi nhưng chắc chắn, khi tất cả những thứ này sẽ không có kết quả, chúng tôi bắt đầu chiếm được niềm tin với những người này. Và họ bắt đầu nói: Bạn biết rồi đấy, bạn đã đúng về những điều này – hãy nói với chúng tôi nhiều hơn.
Mới đây, công nghiệp ghi âm đã dọa sẽ bỏ tù những ai tải nhạc bất hợp pháp. Sao nặng nề thế?
Tôi đồng cảm với họ. Tôi nghĩ, Apple có nhiều quyền sở hữu trí tuệ. Chúng tôi cũng nói điều đó với họ. Chúng tôi đã nói: Chúng tôi thật sự lo lắng khi mọi người ăn trộm phần mềm của chúng tôi. Như vậy tôi nghĩ rằng, họ ở trong phạm vi quyền lợi của mình để cố gắng giữ mọi người khỏi trộm sản phẩm của họ. Vị trí của chúng tôi, từ lúc bắt đầu, là 80% những người trộm nhạc trực tuyến không thật sự muốn trở thành những kẻ ăn cắp. Nhưng cách tải nhạc hấp dẫn như vậy đó là một cách hài lòng ngay tức khắc. Bạn không phải đi tới cửa hàng băng đĩa, âm nhạc đã được số hóa, như vậy bạn không phải xé toạc CD. Nó thì quá hấp dẫn đến nỗi mọi người sẵn sàng trở thành những kẻ ăn cắp khi làm nó. Và để nói họ cần phải ngưng ngay việc trở thành những người ăn cắp, không có một lựa chọn hợp pháp luật nào khác bằng những đề nghị cùng có lợi. Chúng tôi nói: Chúng tôi không thấy cách nào để bạn thuyết phục mọi người ngưng biến mình thành những kẻ ăn cắp, trừ khi bạn có thể đề nghị cho chúng một cà rốt chứ không phải chỉ là một cây gậy. Và cà rốt là: chúng tôi sẽ đề xuất cho bạn một cảm giác tốt hơn và nó chỉ có giá duy nhất một đôla một bài hát.
Ông đã bán khoảng 20 triệu bài hát ở iTunes cho đến lúc này, nó có vẻ là một con số lớn, trước khi ông nhận thấy rằng 35 tỉ file nhạc trao đổi trong một năm.
Ồ, chúng tôi thậm chí không tiến xa như thế. Tôi tin, có xấp xỉ 800 triệu CD được tiêu thụ tại Mỹ mỗi năm. Khoảng 10 tỉ bài hát, đúng không nào? Khoảng 10 tỉ bài hát tại Mỹ được bán hợp pháp như vậy. Những cột mốc tiếp theo của chúng tôi là tạo ra 100 triệu bài hát mỗi năm, rồi một phần tư tỉ, nửa tỉ và sau đó là một tỉ. Và điều đó sẽ ngốn không ít thời gian. Nhưng chúng tôi có thể nhìn thấy hướng đi rằng mọi người sẽ mua một tỉ bài hát trực tuyến một năm. Từ chúng tôi và những công ty khác. Và sẽ có 10% âm nhạc được bán hiện nay ở quốc gia và rồi nó sẽ đến nhiều quốc gia khác. Và, một ngày nào đó, có thể tất cả âm nhạc sẽ được chuyển giao trực tuyến vì Internet đã được xây dựng để chuyển giao âm nhạc. Tôi nghĩ, nếu không gì thay đổi, Napster đã chứng minh điều đó.
David Bowie dự đoán rằng vì internet và sao chép, bản quyền sẽ chết trong mười năm nữa? Ông đồng ý chứ?
Không. Nếu bản quyền chết, nếu những bằng sáng chế chết, nếu sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bị xói mòn thì những con người sẽ ngừng dành thời gian làm việc đó. Điều đó sẽ gây khốn đốn mọi người. Mọi người cần được khuyến khích rằng nếu họ sáng chế và thành công, họ có thể tạo ra lợi nhuận rõ ràng. Ngược lại, họ sẽ ngưng sáng chế. Nhưng về ở khía cạnh khác, ăn cắp là bậy bạ. Chúng tôi muốn cung cấp chọn lựa hợp pháp. Chúng tôi muốn làm cho nó trở nên hấp dẫn đến nỗi tất cả mọi người đều muốn trở thành người trung thực và thật sự không muốn ăn trộm nhưng không có một sự lựa chọn nếu họ muốn nhận được nhạc trực tuyến, bây giờ sẽ có cơ hội. Và chúng tôi suy nghĩ kỹ về thời gian, đa số người trộm nhạc sẽ chọn nếu có một giải pháp hợp lý và khả thi được giới thiệu đến họ. Chúng tôi là những người lạc quan. Chúng tôi luôn luôn tồn tại. Tất nhiên, nhiều sinh viên cao đẳng đang chộp lấy nhạc Kazza hiện nay không xem mình đang làm cái gì khác hơn những gì bạn đã làm ở hồi còn tuổi teen, in sang lậu băng của Bob Dylan. Sự thật là, thật khó khăn để bảo với mọi người về việc không trộm nhạc khi không có giải pháp thay thế hợp pháp. Sự kỳ vọng một giải pháp thay thế hợp pháp thì mới – nó là sáu tháng tuổi. Có thể ở đó một thế hệ những đứa mất đi, và có thể không, bạn biết đấy. Có thể họ nghĩ việc trộm âm nhạc như việc điều khiển 70mph ở xa lộ. Nó vượt qua giới hạn tốc độ, nhưng có gì ghê gớm đâu nè? Nhưng tôi không nghĩ đó là cách mà nó sẽ ở tồn tại, ít nhất, với thế hệ tương lai. Nhưng ai biết? Tất cả lĩnh vực này đều mới cả.
Rất nhiều người làm việc ngành phim ảnh đã quan sát những gì đã xảy ra với ngành công nghiệp âm nhạc và nghĩ rằng họ là người tiếp theo. Ông có nhận thấy điều đó không?
Đó là một vấn đề. Nhưng phim ảnh khác âm nhạc. Trên hết, chúng lớn hơn hàng trăm lần. Vì vậy, trong những quốc gia như Mỹ, nơi các bảng xếp hạng rất không phát triển, mất rất lâu để tải xuống một phiên bản chất lượng cao của một bộ phim, phải mất rất lâu mới dowload một DVD được định dạng cao. Thứ hai, phim không được cấu trúc vào những bài hát như album dễ dàng download. Năm phút cho một bộ phim là rất vô ích. Trong khi bạn muốn toàn bộ mọi thứ. Ba, có một cách duy nhất bạn mua nhạc của mình – đó là một CD. Hãy nhìn những cách hợp pháp để mua một bộ phim: Bạn có thể xem ở nhà hát, mua nó mang về nhà theo kiểu video gia đình hoặc mua DVD. Nhưng bạn có thể thuê nó ở Blockbuster hoặc Netflix. Bạn có thể xem nó theo kiểu trả sau trên ti-vi truyền hình cáp, ti-vi. Có nhiều cách hợp pháp để có một bộ phim. Chỉ có duy nhất một cách hợp pháp để có âm nhạc. Đó là một sự khác biệt thật sự lớn. Sự phân phối phát triển nhiều chất lượng trong phim hơn là trong âm nhạc. Bây giờ, tất cả điều này không có nghĩa rằng sự sao chép không có chỗ trong phim vì nó là thế. Và đó không có nghĩa điều đó tốt bởi vì nó không như vậy. Nhưng vì tất cả các yếu tố đó, mọi người chỉ muốn làm một thay đổi thình lình rằng phim ảnh là thứ tiếp theo đã sai. Nó có thể dẫn đến một hướng khác Apple đã có một khởi đầu đầy tiên phong trong ngành kinh doanh nhạc số nhưng rõ ràng nhiều công ty khác cũng đang góp mặt vào bây giờ. Ví dụ, tuần trước, Dell đã phát hành một iPod “nhân bản” là Dell DJ.
Chúng tôi sẽ bán nhiều máy nghe nhạc KTS hơn Dell trong quý này. Trong đường chạy dài, chúng tôi sẽ phải cạnh tranh dữ dội. Tất nhiên, chúng tôi cũng là nhà sản xuất tốt như Dell. Nhưng những chuyện “bếp núc” của chúng tôi tốt hơn của Dell. Kho cất giữ trực tuyến của chúng tôi cũng tốt hơn của Dell. Và chúng tôi có nhiều kênh bán lẻ. Đa số mọi người không muốn mua một trong số các thứ này xuyên qua mail. Dell sẽ phải bán lẻ chúng nếu muốn thành công. Mô hình làm việc không đáng tin cậy của họ đang chống lại họ khi họ đi vào thương mại điện tử. Giống như họ đang bán ti-vi plasma trực tuyến. Bạn có từng mua một chiếc ti- vi plasma mà chưa hề nhìn thấy nó chưa? Hẳn là không!”
Và sau đó có cả Microsoft. Điều gì xảy ra tới Apple khi họ xây dựng một phiên bản của iTunes vào trong Windows desktop?
Tôi nghĩ rằng Amazon đã làm tốt khi đối đầu Microsoft. Microsoft không thật sự có thể cạnh tranh với họ, có thể chưa muốn tới. EBay làm tốt; Google cũng đã làm khá tốt. Thật sự, AOL cũng thực hiện khá tốt – trái với nhiều thứ mà mọi người nói với họ. Như vậy có nhiều ví dụ cho những dịch vụ dành cho con người, dịch vụ khởi nguồn từ Internet, tất cả đều hoạt động khá tốt. Và Apple có trong vị trí quan tâm tốt. Bởi vì, như bạn có thể biết, gần như mỗi bài hát và CD được thực hiện trên máy Mac – ghi âm trên máy Mac, hòa âm phối khí cũng trên máy Mac. Công việc nghệ thuật đều được thực hiện trên một máy Mac. Gần như mỗi nghệ sĩ tôi gặp đều có một iPod. Và một trong số nguyên nhân Apple có thể làm những điều đó là chúng tôi làm bởi vì chúng tôi đã được lĩnh hội bởi nền công nghiệp âm nhạc như một công ty có công nghệ sáng tạo nhất. Và bây giờ chúng tôi đã tạo ra kho âm nhạc này mà tôi nghĩ không dễ để sao chép. Tôi nghĩ, nói rằng Microsoft có thể vừa quyết định sao chép nó, và sao chép nó trong sáu tháng, đó là một phát biểu huênh hoang. Không dễ dàng như vậy đâu.
Mặc cho những ngạc nhiên về dịch vụ nhạc số, nhiều nhạc sĩ và những người nghe lo lắng nó đang giết chết những album như một tác phẩm nghệ thuật.
Chúng tôi đã nghe thấy cả hai mặt của nó. Hầu hết nghệ sĩ thành công đã dành ra trong hợp đồng của mình cho sự phân phối âm nhạc trực tuyến bởi công ty ghi âm của họ. Và như vậy, mặc dù chúng tôi có thể thuyết phục, hãy nói đi, Univer- sal Music, lớn nhất, đã ký hợp đồng với chúng tôi cho iTunes Music Store, họ không thể giới thiệu với chúng tôi 20 nghệ sĩ đỉnh cao của họ. Tất cả các công ty âm nhạc đều thích điều này. Chúng tôi cũng phải đi tới những nghệ sĩ riêng lẻ, từng người một, và thuyết phục họ. Chúng tôi đã làm và họ đã tin cậy chúng tôi. Bây giờ, có một ít người nói: Chúng tôi không muốn làm điều đó và chúng tôi tôn trọng điều đó. Họ nói: Chúng tôi sẽ để cho bạn phân phối hết thảy các album nhưng không theo những bài hát riêng lẻ. Chúng tôi từ chối. Chúng tôi nói: Bạn biết đấy, kho của chúng tôi là để tạo cơ hội cho người dùng lựa chọn. Và điều đã xảy ra là một nửa bài hát mà chúng tôi bán, xấp xỉ nửa album và nửa khác riêng lẻ. Tôi nghĩ rằng có tỷ lệ cao hơn những bài hát được bán như album hơn bất cứ ai nghĩ. Chúng tôi nghĩ nó chỉ khoảng 1/4 nhưng nó lại khoảng 50/50. Nhưng cho mỗi một trong số những người mà chúng tôi đã nói chuyện, có lẽ ba hoặc bốn nghệ sĩ đã nói: Bạn biết đấy, đây là thứ tốt nhất trên thế giới. Vì tôi không muốn phải đợi 18 tháng để có một tá bài hát để làm một album xuất hiện với khán giả của tôi.
Khi nào Apple sẽ bắt đầu ký hợp đồng với các nhạc sĩ – trong thực tế, đã trở thành là một thương hiệu băng đĩa?
Tốt, sẽ rất dễ cho chúng tôi để đăng ký với một nhạc sĩ. Thật khó khăn để chúng tôi đăng ký một nhạc sĩ trẻ thành công. Vì những điều đó do công ty ghi âm làm. Giá của họ trong khoảng 1 đến 5.000. Chúng tôi không làm điều đó. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ có nhiều cơ hội hợp tác trong công nghiệp ghi âm. Chúng tôi đã nói chuyện với một số nghệ sĩ lớn thật sự không thích công ty ghi âm của họ và tôi lấy làm lạ về điều đó. Và nguyên nhân chung họ không thích công ty ghi đĩa bởi vì họ nghĩ rằng họ đã thành công thật sự, nhưng họ chỉ kiếm được một số tiền ít ỏi. Họ cảm thấy mình bị cướp giật. Họ cảm thấy. Nhưng rồi, lần nữa, những công ty âm nhạc không phải kiếm được làm nhiều tiền bây giờ… như vậy tiền đi đâu? Nó thiếu khả năng? Có phải ai sẽ đến Argentina với những cái vali đầy những hóa đơn hàng trăm đôla? Điều gì sẽ tiếp tục? Và hóa ra, sau khi nói chuyện với nhiều người, đây là kết luận của tôi. Một nghệ sĩ trẻ được ký, và họ có nhận một số tiền trả trước cực lớn – một triệu đôla hoặc hơn. Và giả định rằng công ty ghi đĩa sẽ nhận lại tiền tạm ứng khi nghệ sĩ thành công. Trừ rằng họ thật sự là những chọn lựa tốt, nhưng, vẫn chỉ có một hoặc hai trong số 10 được chọn sẽ thành công. Và như vậy, với hầu hết nghệ sĩ, họ không bao giờ nhận lại được số tiền tạm ứng, vì vậy họ hết tiền. Ồ, ai sẽ trả tiền cho ai khi tất cả đều là người mất mát? Những kẻ thắng cuộc sẽ trả. Những kẻ thắng cuộc đang trả tiền những người thất bại và những kẻ thắng cuộc không thấy được tưởng thưởng xứng đáng với thành công của họ. Và như vậy họ thấy khó chịu. Như vậy bồi thường điều gì? Bồi thường là ngưng trả tiền tạm ứng. Bồi thường là sẽ cùng nhau đi tới một hợp đồng tổng số và nói với một nghệ sĩ: Chúng tôi sẽ đưa cho bạn 20 cent trong mỗi đôla mà chúng tôi kiếm được nhưng chúng tôi sẽ không cho bạn tạm ứng.
Làm phép tính đơn giản: Chúng tôi sẽ trả bạn không phải về lợi nhuận – chúng tôi sẽ trả cho bạn các lợi tức bên ngoài. Nó rất đơn giản: Bạn thành công nhiều hơn, bạn sẽ kiếm được càng nhiều tiền. Nhưng nếu bạn không thành công, bạn sẽ không kiếm được một hào. Chúng tôi sẽ tiến lên và mạo hiểm chi một số tiền tiếp thị bạn. Nhưng nếu bạn không thành công, bạn sẽ không làm được tiền nhưng – nếu bạn thành công bạn sẽ làm được rất nhiều tiền. Đó là cách thực hiện. Đó là cách mà phần còn lại của thế giới thường làm.
Như vậy ông nhận thấy công nghiệp ghi âm chuyển động theo phương hướng đó?
Không. Tôi nói: Tôi nghĩ rằng đó là giải pháp. Người bệnh cả tin vào thuốc sẽ là một câu hỏi khác.
Tôi muốn hỏi ông về sự quan tâm của chính mình trong âm nhạc. Tôi biết rằng ông là một fan lớn của Dylan. Điều gì khiến Dylan có ý nghĩa cho ông?
Anh ta là một nhà tư tưởng rất sáng sủa, và là một nhà thơ. Tôi nghĩ rằng anh về những cái anh đã thấy và đã nghĩ. Những bài hát thời đầu thì rất chính xác. Nhưng khi anh ta trưởng thành, bạn biết đấy, bạn phải làm sáng tỏ một ít. Nhưng chỉ một lần bạn tìm hiểu bạn sẽ thấy nó sáng sủa như một cái chuông.
Tôi nghe mới đây “Chỉ là con tốt trong trò chơi của họ.” Bạn biết, khi Medgar Ever bị bắn có những những bài hát viết về sự kiện đó. Dylan nghĩ đi nghĩ lại rất cẩn thận và viết bài hát tuyệt vời này về nó. Và thật sự quá tốt cho hôm nay khi anh viết nó.
Ông đã nhận ra Dylan từ khi nào?
Steve Wozniak dẫn tôi tới anh ấy. Tôi có lẽ… ôi chao… có thể 13, 14. Chúng tôi kết luận sẽ gặp gã, chàng trai có hàng triệu băng bị sao chép lậu trên thế giới này. Anh là cái gã đã đặt lá thư vào tay Bob Dylan. Anh ta thật sự hòa nhập vào đó, trong cuộc đời của anh về Bob Dylan. Nhưng anh ta có những cuốn băng lậu tốt nhất, những thứ tốt hơn cả những thứ mà bạn có được mỗi khi nó được phát hành hiện nay. Anh ta có những thứ kinh ngạc. Và như vậy chúng tôi có cả một phòng đầy băng của Bob Dylan mà chúng tôi copy được.
Rõ ràng âm nhạc quan trọng đến tương lai của Apple. Nhưng những người hoài nghi sẽ có dịp quan sát rất lâu Apple một chút so với thương hiệu R&D trong công nghiệp máy tính. Apple đổi mới. Mọi người khác chỉ lấy nó và làm ra tiền ngoài nó. Apple sẽ sống sót ra sao trong một công nghiệp đang có vẻ như thống nhất và hoàn thiện hơn?
Ồ, trước hết, tôi không nghĩ rằng đó là một thứ khủng khiếp, những điều mà bạn vừa mô tả rất sinh động. Ngay bây giờ, trong ngành máy tính cá nhân, trong phạm vi những công ty bán máy tính cá nhân, mọi người đang mất nhiều tiền, ngoại trừ hai công ty. Hewlett-Packard vừa công bố những kết quả của họ, họ đã mất 56 triệu trong ngành PC trong một quý. Nghĩa là hơn 200 triệu đôla một năm. Sự thất bại của Sony trong kinh doanh PC; Gateway, IBM, Toshiba, tất cả đều thất bại ngoại trừ Dell, kiếm được một số tiền lớn chưa thống kê được và Apple, kiếm được một ít tiền. Và sự kiếm được tiền của Dell bởi vì họ đang lấy đi thị trường chia sẻ từ những người khác vì họ toàn bán những sản phẩm cùng loại. Chúng tôi kiếm được một ít tiền vì chúng tôi đang đổi mới. Và chúng tôi quyết định đổi mới theo cách của chúng tôi để qua thời kỳ suy thoái này, vì vậy chúng tôi sẽ đi xa hơn các đối thủ khi mọi thứ có thể phục hồi.
Ấy thế mà, thị trường chia sẻ của Apple có vẻ chỉ khoảng 5% ở Mỹ và 3% trên thế giới.
Như vậy thị trường của chúng tôi lớn hơn cả của BMW, lớn hơn Mercedes trong công nghiệp ô-tô. Và, không ai nghĩ rằng BMW hoặc Mercedes đang chết, và không ai nghĩ rằng họ ở vào tình thế bất lợi kinh khủng vì họ bị chia sẻ thị trường. Thực tế, cả hai đều có những sản phẩm chất lượng cao đáng mơ ước lẫn những thương hiệu.
Ông có nhận thấy phiên bản của iPod sẽ trở thành quan trọng hơn đối với Apple hơn chính Mac không?
Apple có một tập hợp những tài năng nòng cốt.
Những tài năng này theo tôi nghĩ là: chúng tôi đã thiết kế phần cứng, cấu trúc, phương thức hoạt động và phần mềm ứng dụng rất tốt. Và chúng tôi thật sự tốt trong việc đóng gói tất cả những thứ đó vào trong cùng một sản phẩm. Chúng tôi là những người duy nhất trong ngành máy tính làm điều đó. Và chúng tôi thật sự là những người duy nhất trong công nghiệp tiêu dùng điện tử đưa những phần mềm vào trong những sản phẩm cho khách hàng. Như vậy những tài năng đó có thể sử dụng để làm những máy tính cá nhân, và chúng có thể cũng sử dụng để làm các thứ như iPods. Và chúng tôi đang làm cả hai, và chúng tôi sẽ tìm ra những gì nắm giữ tương lai.
Ông nổi tiếng là một nhà công nghệ lạc quan. Ông có hy vọng về những gì công nghệ cho chúng ta như một thứ văn hóa mà bạn làm và nói, hai mươi năm trước đây không?
Ôi chao, vâng. Tôi nghĩ rằng nó đã mang cho thế giới xích lại nhiều hơn và sẽ tiếp tục làm điều đó. Có downsides tới mọi thứ; có những hệ quả không lường trước được đối với mọi thứ. Sự phá hủy của công nghệ mà tôi từng nhìn thấy có thể là truyền hình. Nhưng rồi, lần nữa, truyền hình, ở vào thời điểm thuận lợi nhất, cũng tuyệt diệu.
Tại sao ông cho là truyền hình là sự phá hoại ghê gớm của công nghệ mà ông đã từng chứng kiến?
Bởi vì người Mỹ trung bình xem truyền hình năm giờ một ngày và truyền hình là một phương tiện bị động. Truyền hình không kích thích não bạn tư duy. Hoặc, truyền hình có thể được sử dụng để làm não bạn lười đi, đó là một thứ đôi khi kỳ diệu nhưng không phải năm giờ mỗi ngày.
Tuy nhiên, khi ông nói về công nghệ nào đó được làm cho thế giới, nó không chỉ là ti-vi và máy tính. Nó còn là nghiên cứu di truyền học, sinh sản vô tính, công nghệ nano. Có nhiều người cảm thấy rằng dường như chúng ta đang đẩy công nghệ đi quá xa mà không thật sự biết cái gì chúng ta đang xáo trộn. Ông có bất kỳ sự đồng cảm nào cho quan điểm đó không?
Bạn biết, tôi chỉ rành cần nói về âm nhạc. Những câu hỏi về những việc lớn như vầy (ngáp)… Tôi nghĩ rằng chúng ta hạnh phúc khi chúng ta có một ít âm nhạc hơn nữa trong cuộc sống mình.
Đơn giản thế cơ à?
Chúng tôi rất may mắn. Chúng tôi lớn lên trong một thế hệ mà âm nhạc là bộ phận cực kỳ thân thiết. Thân thiết hơn nó có, và có thể thân thiết là hôm nay, vì hôm nay có nhiều chọn lựa khác. Chúng tôi không có các trò chơi điện tử để chơi. Chúng tôi không có máy tính cá nhân. Có nhiều các thứ khác như vậy đang chiếm thời gian của những đứa trẻ bây giờ. Nhưng, dù sao đi nữa, âm nhạc thật sự được sáng tạo lại trong thời đại số này và điều đó đang mang nó trở lại cuộc sống của mọi người. Đó là một thứ kỳ diệu. Và trong cách nhỏ bé của chính mình, đó là cách để làm sao chúng tôi làm cho thế giới là một chỗ tốt hơn.
CÂU CHUYÊN VỀ CÁI CHẾT
Ngày 14/06/2005, trang web của trường đại học Stanford đăng tải một bài phát biểu trong lễ tốt nghiệp của sinh viên trường. Ngay sau đó, bài phát biểu này đã được lan rộng trên internet và thu hút cộng đồng cư dân mạng trên toàn thế giới. Và cũng đồng thời vào lúc đó, bài phát biểu gây chấn động lớn ở các giảng đường đại học và đăng tải trên các tạp chí kinh doanh và giáo dục danh tiếng. Nội dung của bài phát biểu là một chuỗi câu chuyện của chủ nhân nó, Steve Jobs, giám đốc điều hành Apple Computer.
Và sau đây là câu chuyện thứ ba:
Khi 17 tuổi, tôi đọc một câu rằng: “Nếu ngày nào bạn cũng sống như thể đó là ngày tận thế của mình, đến một lúc nào đó bạn sẽ đúng”. Câu nói đó để lại ấn tượng lớn với tôi, và trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi ngày để tự hỏi mình: “Nếu hôm nay là ngày cuối của đời mình, liệu mình có muốn làm những việc hôm nay mình sắp làm không?”. Và khi nhận ra câu trả lời là “không” ngày này qua ngày khác, tôi biết mình cần thay đổi điều gì đó.
Ghi nhớ rằng “một ngày nào đó gần thôi, mình sẽ chết đi” là một bí quyết vô cùng quan trọng giúp tôi quyết định những lựa chọn lớn trong đời.
Bởi vì hầu hết mọi thứ – những mong đợi của người khác, lòng kiêu hãnh, nỗi lo sợ xấu hổ khi thất bại – tất cả đều phù phiếm trước cái chết, cần nhất là phải để lại những gì thật sự quan trọng trước khi chết đi. Luôn nhớ rằng, mình sẽ chết là cách tốt nhất mà tôi biết để tránh sa vào cái bẫy suy nghĩ rằng mình không muốn mất đi cái gì đó. Ta đã hoàn toàn vô sản rồi. Chẳng có lý gì để không đi theo tiếng gọi trái tim.
Một năm trước đây, tôi bị chẩn bệnh ung thư. Tôi đi nội soi lúc 7h30 sáng và phát hiện có một khối u trong tuyến tụy. Lúc đó, tôi còn chẳng hiểu tuyến tụy là gì. Bác sĩ bảo rằng, chắc là một loại ung thư không chữa được, và tôi chỉ sống được khoảng 3-6 tháng nữa thôi. Bác sĩ khuyên tôi về nhà sắp xếp lại mọi công việc, có thể ngầm hiểu như thế là chuẩn bị mọi thứ trước cái chết. Có nghĩa là phải gói gọn những điều muốn nói với các con về 10 năm tới chỉ trong vòng một vài tháng. Có nghĩa là đảm bảo mọi việc được sắp xếp ổn thỏa, suôn sẻ trước khi tôi ra đi.
Cả ngày hôm đó tôi nghĩ đến lời chẩn bệnh. Buổi tối hôm đó tôi lại đến khám, người ta cho đèn nội soi vào cổ họng xuống dạ dày và ruột non, lấy kim châm vào tuyến tụy để lấy ra một số tế bào từ khối u. Trong khi tôi rất bình thản thì vợ tôi kể lại rằng, các bác sĩ đã bật khóc khi soi các tế bào dưới kính hiển vi bởi họ phát hiện ra đây là một trong số rất ít loại u ác tính có thể chữa bằng phẫu thuật. Nhưng, tôi đã qua phẫu thuật và giờ thì đã khỏe. Không ai muốn chết cả. Kể cả những người muốn lên thiên đàng cũng không muốn chết ở đó. Thế mà cái chết lại là điểm đến của tất cả chúng ta. Không ai có thể trốn khỏi nó. Có lẽ đó cũng là điều hợp lẽ, bởi Cái chết là sản phẩm tuyệt vời nhất của Cuộc sống. Nó là yếu tố làm thay đổi cuộc sống. Nó gạt bỏ cái cũ và mở đường cho cái mới. Ngay bây giờ “cái mới” là các bạn, nhưng không xa nữa bạn sẽ trở thành cái cũ và bị loại bỏ. Thứ lỗi cho tôi nếu nói như thế là quá gay cấn, nhưng mà đúng như vậy đấy.
Thời gian của các bạn là có hạn nên đừng phí phạm bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng rơi vào cái bẫy độc đoán, giáo điều của người khác. Đừng để những ý kiến ồn ào xung quanh đánh chìm tiếng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy có dũng cảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và linh tính. Chúng biết bạn thực sự muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu thôi.
Khi tôi còn trẻ, có một tuyển tập tuyệt diệu tên là Catalogue toàn trái đất, được coi như cuốn sách gối đầu giường của thế hệ chúng tôi. Một tác giả tên Stewart Brand đã viết cuốn sách này, và ông đã làm cho nó vô cùng sống động bằng những chấm phá lãng mạn của mình trong đó. Đó là những năm cuối thập kỷ 60, khi chưa có máy tính cá nhân nên nó được tạo nên hoàn toàn bằng máy chữ, kéo, và máy chụp ảnh polaroid. Nó giống như một Google trên giấy vậy: rất lý tưởng, tràn đầy các công cụ hay ho và ý tưởng vĩ đại.
Steward và nhóm của ông đã cho ra đời một vài số Catalogue toàn trái đất. Số cuối cùng ra vào giữa những năm 70, lúc đó tôi bằng tuổi các bạn bây giờ. Ở bìa sau cuốn tuyển tập là bức ảnh một con đường ở nông thôn vào một sớm mai, cảnh vật rất thích hợp cho những người thích phiêu lưu tự đi bộ du hành. Ở dưới có dòng chữ: “Hãy cứ đói khát và dại dột” (Stay hungry. Stay foolish). Đó là lời tạm biệt của họ trước khi kết thúc. Và tôi luôn ước muốn điều đó cho bản thân. Và bây giờ, khi các bạn tốt nghiệp và bước đến những chân trời mới, tôi cũng chúc các bạn như vậy.
(theo Stanford Report)
THƯ CỦA STEVE JOBS GỬI NHÂN VIÊN
Thư của Steve Jobs gửi nhân viên hãng Apple khi vừa trải qua cuộc phẫu thuật loại bỏ khối ung thư tụy.
Gửi các bạn!
Tôi có một vài tin tức liên quan đến cá nhân mà tôi cần chia sẻ với các bạn, và tôi muốn các bạn nghe nó trực tiếp từ tôi. Cuối tuần rồi tôi trải qua một cuộc giải phẫu thành công loại bỏ khối u ở tụy. Tôi bị một dạng ung thư tụy rất hiếm có, gọi là khối u islet cell neuroendocrine, nó chiếm khoảng 1% trong tổng số các trường hợp ung thư nội tạng được chẩn đoán mỗi năm. Dạng ung thứ này có thể được chữa khỏi bằng cách thực hiện phẫu thuật loại bỏ nếu chẩn đoán đúng lúc (như trường hợp của tôi). Tôi sẽ không cần chữa trị bằng hóa trị hay xạ trị. Một dạng khác, thường gặp hơn của ung thư tụy là adenocarcinoma, mà hiện thời là căn bệnh nan y và bệnh nhân chỉ có thể sống thêm được một sau khi chuẩn đoán. Tôi nhắc đến bệnh trên là vì khi nghe đến “ung thư nội tạng” (hoặc nếu bạn tìm từ này trong Google), người ta nghĩ ngay đến căn bệnh chết người ad- enocarcinoma. Nhờ ơn trời, tôi không mắc phải bệnh này. Tôi sẽ hồi phục trong tháng 8 và mong trở lại làm việc vào tháng 9. Trong khi vắng mặt, tôi đã yêu cầu Tim Cook chịu trách nhiệm điều hành công việc mỗi ngày ở Apple, vì vậy, chúng ta sẽ không lỡ nhịp. Chắc chắn, tôi sẽ gọi vài người trong các bạn nhiều hơn trong tháng 8, tôi mong sẽ gặp lại các bạn vào tháng 9.
Steve,
PS: Tôi gửi thông báo này đi bằng máy tính 17 inch PowerBook và Airport Express từ giường bệnh.
TẠI SAO KHÔNG CÓ IPOD GIẢM GIÁ?
Giới trẻ Việt Nam đang ngày càng mê mẩn iPod – máy nghe nhạc số thông dụng nhất thế giới. Nhưng nó vẫn luôn là một giấc mơ xa vời với những bạn trẻ… con nhà nghèo vì giá lúc nào cũng ngất ngưỡng. Đợi chờ thời khắc iPod giảm giá gần như là vô vọng. Hãy nghe Sean Cooper – nhà báo nghiên cứu về hiện tượng này giải thích vì đâu iPod “ngầu” đến thế, và các doanh nghiệp VN có thể xem đây là một công nghệ bán hàng thời đại mới.
Một chiến lược marketing quốc tế
Theo USA Today, doanh số bán hàng qua mạng tháng 11.2006 tăng 25% so với năm 2005. Nếu mua hàng qua mạng, bạn sẽ thấy một số mặt hàng như máy quay video xách tay hay máy DVD được bán với rất nhiều mức giá khác nhau. Trong khi đó một số mặt hàng như iPod lại luôn có mức giá cố định dù bạn mua ở đâu. Phải giải thích những điều này như thế nào?
Trước hết, không phải người mua hàng trên mạng (e-shopper) nào cũng giống nhau. Một số người chỉ quan tâm đến giá cả và chỉ chọn mua hàng tại những cửa hàng online nào đưa ra giá thấp nhất. Những người khác lại trung thành với một số nhãn hiệu nào đó, hoặc quan tâm đến việc giao hàng nhanh chóng, hoặc việc cho phép đổi lại hàng… và sẵn sàng trả thêm chi phí cho những dịch vụ này. Các trang mạng thương mại điện tử cũng rất khác nhau. Trong khi các cửa hàng bán lẻ cố tăng giá bán lẻ để bù đắp chi phí, thì các cửa hàng bán lẻ trên mạng lại tận dụng ưu thế về chi phí điều hành thấp để giảm giá bán thấp hơn mức mà nhà sản xuất đề nghị.
Tuy nhiên, còn có một giải thích khác cho sự khác biệt về giá cả của hàng hóa trên mạng. Hal Varian, một kinh tế gia tại U.C. Berkeley, đồng tác giả cuốn Quy tắc thông tin: Một hướng dẫn chiến lược cho nền kinh tế mạng cho rằng việc người bán trên mạng đưa ra nhiều mức giá khác nhau đối với cùng một sản phẩm là kết quả của một chiến lược marketing quốc tế (các nhà kinh tế học gọi hiện tượng này là phân tán giá cả – price dispersion). Thử hình dung ai cũng bán sản phẩm TV màn hình plasma 42 inches hiệu Philips với cùng một mức giá, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Khi đó sẽ chẳng cần phải so sánh giữa các cửa hàng, khách hàng sẽ chỉ mua ở một số cửa hàng quen thuộc, và đương nhiên lợi nhuận của những nhà bán lẻ trên mạng (e-tailer) sẽ sụt giảm. Theo Varian, khi nhà bán lẻ thay đổi giá cả theo thời gian – tuần này tăng giá, tuần sau lại giảm giá – sự bất ổn về giá cả (được họ chủ động tạo ra) sẽ khuyến khích, thôi thúc người mua mua hàng. Cụ thể, kết quả của việc này là người mua sẽ dạo qua vài trang web bán hàng trước khi quyết định mua một món hàng nào đó; và đây chính là điều người bán lẻ mong đợi.
Các điều tra nghiên cứu cũng xác nhận quan điểm của Varian. Năm 2003, một nhóm các nhà kinh tế học dẫn đầu bởi Michael Baye từ đại học Indiana thực hiện so sánh giá cả của 36 mặt hàng tiêu dùng điện tử được bán trên mạng. Nhóm này cũng nghiên cứu sự biến động của giá cả trong suốt 8 tháng của hàng trăm sản phẩm khác nhau. Cả hai nghiên cứu đều cho thấy giá cả trên mạng biến động rất lớn, dù có ít hay nhiều các nhà bán lẻ đối với một mặt hàng. Hơn nữa, họ nhận thấy rằng trang web đưa ra mức giá thấp nhất (đối với mọi sản phẩm) lại luôn là trang web có sự biến động liên tục về giá cả. Điều này chứng tỏ các nhà bán lẻ đã chủ động tăng và giảm giá theo thời gian. Nhóm của Baye đi đến kết luận rằng sự phân tán về giá cả trên Internet là một “hiện tượng cân bằng – equilibrium phenomenon” – một tình trạng tự nhiên của thị trường tự do cạnh tranh. Công thức “Giá bán lẻ thấp nhất”
Tất cả những điều đó dẫn tới câu hỏi tiếp theo đây: nếu biến động giá cả là tình trạng tự nhiên của việc bán hàng trên mạng, thì tại sao, chẳng hạn, mặt hàng iPod nano 8GB lại luôn được bán với giá 250 đô-la (hơn kém một vài cent không thật sự đáng kể)? Công ty Apple không hề khống chế giá cả một cách trái pháp luật. Ngược lại, chiến thuật mà Steve Jobs và công ty dùng là một chiến lược bán lẻ mang tên “giá bán lẻ thấp nhất – mini- mum advertised price – MAP” khiến không ai có thể giảm giá thấp hơn họ được nữa.
Quản lý giá bán lẻ (Resale price maintenance), thường được biết đến ở Mỹ với cái tên MAP (Mini-mum Advertised Price) là một phương thức theo đó nhà sản xuất và các nhà phân phối đồng ý thỏa thuận với nhau rằng nhà phân phối (bán lẻ) sẽ bán sản phẩm trong một phạm vi giá cả nhất định (thấp hơn một mức giá trần và cao hơn một mức giá sàn nào đó). Điều này sẽ ngăn các nhà bán lẻ cạnh tranh quá mức về giá cả làm ảnh hưởng đến lợi nhuận chung.
MAP giúp những nhà bán lẻ có quy mô nhỏ có thể cạnh tranh về giá cả với các cửa hàng lớn. Nhưng với các công ty như Apple thì sao? Giá cả ổn định là vô cùng quan trọng với công ty này, vì đây vừa là nhà sản xuất vừa là nhà bán lẻ (cả trên mạng và qua các cửa hàng bán lẻ). Nếu các nhà bán lẻ trên mạng giảm giá các mặt hàng như iPod và Macs so với các cửa hàng thì sẽ ảnh hưởng ngay đến thị trường của công ty này.
Tất nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế. Với việc giới hạn mức giá thấp nhất, chính sách giá MAP khiến giá cả cao một cách giả tạo (hay ít nhất là cao hơn so với khi để tự do cạnh tranh về giá cả giữa các cửa hàng bán lẻ). Năm 2000, Ủy ban Thương mại Liên bang (Federal Trade Commission) từng buộc năm nhãn hiệu băng đĩa phải từ bỏ chính sách giá MAP quá chặt chẽ. MAP giúp ích cho nhà sản xuất và phần nào là cả nhà bán lẻ, song không có lợi cho người tiêu dùng.
Thực ra việc áp dụng MAP khá phổ biến trên thị trường hàng tiêu dùng, song ít có công ty nào thực hiện nó triệt để như Apple hay Sony (cả hai đều có các hệ thống cửa hàng bán lẻ). Shawn DuBravac từ Hiệp hội Người tiêu dùng hàng điện tử (Consumer Electronics Association) tin rằng đa số các nhà sản xuất thiết bị tiêu dùng thích để cho thị trường quyết định giá cả; và sự phân tán giá cả mà Varian và Baye đã đề cập ở phần trên dường như cũng chứng tỏ điều này. Nghĩa là nếu khách hàng chịu khó khảo giá trên thị trường, họ sẽ có thể mua được với giá tốt nhất.
Với Apple, một phần của giá cả mà bạn trả cho các sản phẩm như iPod hay MacBook Pro là dành cho chất “riêng biệt, độc đáo” của chúng. Máy ảnh kỹ thuật số, TV LCD, đầu máy DVD là những loại sản phẩm tương đối giống nhau bất kể nhà sản xuất và mẫu mã nào. Do đó, giá cả là một yếu tố quyết định khi người tiêu dùng chọn mua những sản phẩm này. Ngược lại, khi chọn mua iPod, bạn hiểu rằng bạn đang mua một thứ gì đó đặc biệt, độc nhất. Bạn có thể chắc chắn rằng Apple hiểu điều đó và sẽ đưa ra mức giá phù hợp cho bạn.
Theo đúng tên gọi của nó, MAP là giá bán lẻ thấp nhất mà nhà bán lẻ có thể chào cho khách hàng (nếu bạn đã từng mua hàng ở một web mà không niêm yết giá cả chừng nào bạn chưa chọn hàng vào giỏ mua hàng, thì MAP chính là lý do). MAP thường được thực hiện qua các hỗ trợ về marketing của nhà sản xuất dành cho nhà bán lẻ. Nếu nhà bán lẻ giữ được giá bán bằng hay cao hơn giá MAP, các nhà sản xuất như Apple sẽ hỗ trợ chi phí quảng cáo cho họ. Ngược lại, nếu giá bán lẻ quá thấp, nhà sản xuất sẽ rút lại những hỗ trợ này.
(Theo Sean Cooper, Slate Magazine)
NHỮNG LÁT CẮT STEVE JOBS
Tên: Steven Paul Jobs
Chức vụ: Đồng sáng lập và giám đốc điều hành Apple Computer, đồng sáng lập và giám đốc điều hành Pixar.
Sinh: Tháng 2.1955
Cha mẹ: Steve là con nuôi của Paul và Clara Jobs.
Paul Jobs là thợ máy cho một công ty sản xuất tia laze và Clara Jobs là một kế toán; cả hai đều đã chết.
Steve tìm được mẹ ruột khi ông gần 30 tuổi (bà cũng đã qua đời).
Anh chị em: em gái nuôi Patti Jobs và em ruột Mona Simpson, một nhà văn, người mà ông tuyên bố có tình cảm đặc biệt.
Gia đình: Một vợ (bà Laurene Powell, cưới vào ngày 18.3.1991), người đã sinh cho ông ba đứa con: Reed Jobs, Erin Siena Jobs và Eve Jobs. Ngoài ra, ông còn có một đứa con tên là Lisa Brennan-Jobs với cô bạn gái thời trẻ tên Chris-Ann Brennan. Lisa đã sống với ông cùng gia đình mới suốt thời tuổi mới lớn của cô.
Bạn bè: Bạn thân của ông thời trung học là Bill Fernandez. Khi học tại Đại học Reed, ông kết thân với Dan Kottke và sau đó cả hai cùng đến Ấn Độ du lịch. Tất nhiên, không thể không kể đến những “người bạn lớn” Steve Wozniak và Larry Ellison, giám đốc điều hành Oracle.
Thần tượng: Thời trẻ, Steve cực kỳ ngưỡng mộ Bob Dylan. Ông thường dành nhiều giờ để chơi một số giai điệu của Bob Dylan với cây đàn ghita ở sân sau nhà mình. Thần tượng lúc lớn của ông là Kobin Chino, Andy Grove (người chủ tịch và sáng lập hãng Intel), George Fisher của Motorola, John Warnock (Adobe) và Pat Crecine (chủ tịch hội đồng quản trị Đại học Carnegie – Mellon). Ông cũng được so sánh với Henry Ford.
Học hành: Tốt nghiệp cấp 3 tại trường Homestead High School, Los Altos, California năm in 1972.
Học Đại học Reed được sáu tháng thì nghỉ.
Giải thưởng: Huy chương Công nghệ Quốc gia của Tổng thống Reagan vào năm 1985, trước khi thành lập công ty NeXT. Giải thưởng Jefferson cho dịch vụ công cộng năm 1987. Doanh nhân thập kỷ của tạp chí Inc. năm 1989. Top mười doanh nhân tiêu biểu hai năm liên tiếp 2005- 2006, một trong một trăm nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí Time và nhiều giải thưởng khác.
Email: Mỗi ngày nhận 300 email.
10 khoảnh khắc khó quên trong lịch sử Apple
1.4.1976: Steve Jobs và Steve Wozniak thành lập Apple.
1976-1977: Ra mắt máy Apple II. Apple I là máy tính tự chế đầu tiên của công ty nhưng số lượng tiêu thụ rất thấp. Đến Apple II, với khả năng thiết kế xuất chúng của Steve Wozniak, tài quảng bá thị trường của Steve Jobs và Mike Markkula, Apple chính thức tham gia vào cuộc cách mạng trong ngành máy tính cá nhân. Với Apple II, Apple đã trở thành là công ty có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lịch sử nước Mỹ, thu về hơn 500 triệu đôla chỉ sau hơn 5 năm.
1984: Giới thiệu Macintosh: Có thể khẳng định rằng Macintosh góp phần thay đổi thế giới vi tính với sự kết hợp giữa kỹ thuật và tính nhân văn đúng như những gì Steve Jobs nói. Macintosh càng làm rõ vai trò tiên phong của Apple trong cuộc cách mạng máy tính.
1985: Steve Jobs rời Apple. Chỉ ba tháng sau sinh nhật lần thứ 30 của mình, Steve Jobs bị sa thải bởi những mâu thuẫn không thể hàn gắn được giữa các thành viên trong ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là giữa ông với giám đốc điều hành John Sculley. Apple vẫn nổi tiếng và đạt doanh thu cao ngất ngưởng sau khi Jobs ra đi. Nhưng sự mạo hiểm và đậm tính văn hóa mà người ta vẫn cảm nhận ở Apple dường như không còn. Thiếu hình ảnh của ông, công ty ngày càng tụt dốc trên thị trường máy tính, mờ nhạt trong lòng công chúng và họ bị đẩy dần đến bờ vực thẳm. Riêng với Steve Jobs, thất bại trong cuộc tranh giành quyền lực này đã giúp ông vỡ ra nhiều bài học quý giá để rồi sau đó trở lại đầy vinh quang.
1994: Trang bị chip PowerPC. Apple muốn xuất xưởng những hệ thống máy tính nhanh và mạnh hơn nữa. Để đạt được điều đó, họ hình thành một liên minh với Motorola và IBM, gọi là AIM. Chip mới của AIM có khả năng hoạt động ở cả hai chế độ xử lý 16-bit hoặc PowerPC 32-bit, nghĩa là những ứng dụng cũ vẫn chạy trơn tru trên hệ thống mới. Đây là quyết định hợp lý bởi không ai muốn mua toàn bộ các phần mềm mới và phải từ bỏ những chương trình mà họ đã đầu tư trước đó.
1997: Steve Jobs trở lại. Apple gặp khó khăn bởi ngân sách thâm hụt nặng, trượt dốc trên thị trường máy tính cá nhân và thất bại trong chiến lược kinh doanh. Giới quan sát bắt đầu tính xem “đại gia” nào sẽ mua và tiếp quản Apple thì Steve Jobs trở lại. Sự hiện diện của ông đã thổi một luồng gió mới lèo lái Apple trở nên thịnh vượng như hôm nay. Không ngại thay đổi và luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng, có lẽ chỉ vị giám đốc điều hành này mới có khả năng biến một công ty sắp phá sản trở thành công ty hàng đầu thế giới về máy tính và giải trí.
1998: Máy iMac ra đời. Với sự ra đời của iMac, máy tính không còn là chiếc hộp mọi người vẫn giấu dưới gầm bàn. Nó vừa là “công cụ hỗ trợ công việc” vừa là “chứng chỉ của sự sành điệu”. iMac không được quảng cáo như một hệ thống mạnh mẽ và hiệu quả, mà là để giải trí. Vào thời điểm ra mắt, mọi người cảm thấy khó hiểu bởi Apple thiết kế hai cổng USB cho iMac trong khi chưa có các thiết bị ngoại vi để kết nối qua nó. Hơn nữa, đối với một số khách hàng, quyết định loại bỏ ổ đĩa mềm cũng thật “ngông cuồng”. Tuy nhiên, ngay sau đó, mọi người khó có thể tìm được một máy tính mà không có cổng USB trong khi nhiều công ty cũng từ bỏ việc dùng đĩa mềm. Quan trọng hơn, bắt đầu từ iMac, chữ “i” đã trở thành dấu ấn riêng cho sản phẩm của Apple (iPod, iMovie, iPhoto, iLife… )
2000: Hệ điều hành Mac OS X. Ngày 13.9.2000, phiên bản thử nghiệm của Mac OS X được phát hành với giá 29,95 đôla. Tuy chưa thực sự thuyết phục, nó ẩn chứa những công nghệ mà người sử dụng Mac mong đợi, như bộ nhớ bảo mật, giao diện Aqua…
2001: iPod trình làng. Ra mắt đầu tiên vào tháng
10.2001, iPod đã góp phần định dạng lại ngành giải trí thế giới, đánh dấu bước chuyển mạnh mẻ của Apple, từ công ty máy tính sang lĩnh vực giải trí, trở thành một thương hiệu của lối sống kỹ thuật số.
2006: Bắt tay với Intel
Cuối năm 2006, hãng Apple đã công bố kết quả kinh doanh của quý 4, năm tài chính 2006 với những thành công cực kỳ mỹ mãn (quý này kết thúc vào ngày 30.9.2006). Kết quả, Apple đã bán được 8,73 triệu máy nghe nhạc iPod trong quý 4, tăng 35% cho với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy trong năm tài chính 2006, đã có tổng cộng 39 triệu máy iPod được bán ra. Cũng theo báo cáo này thì trên thị trường hiện nay có khoảng hơn 3000 phụ kiện khác nhau dành cho iPod và con số này vẫn liên tục gia tăng. Trong khi đó, trên iTunes Store có khoảng 3,5 triệu bài hát các loại, 9000 video clip, 220 chương trình ti-vi và gần 20 nghìn sách dạng audio. iTunes Store cũng chiếm 85% thị phần nhạc số có bản quyền tại Mỹ. Có khoảng hơn 70% số xe ô-tô trên thế giới xuất xưởng vào năm 2007 sẽ hỗ trợ liên kết với iPod. Lợi nhuận mà iPod mang lại cho Apple chiếm khoảng 20% tổng thu nhập. Hiện nay trên thế giới có khoảng 40 nghìn điểm bán máy nghe nhạc iPod.
Với những con số cực kỳ khả quan như trên, Apple đã thu được lợi nhuận ròng gần 546 triệu đôla và theo Steve Jobs thì đây là một năm cực kỳ thành công của hãng này. Steve Jobs khẳng định rằng: “Ngay từ bây giờ có thể nói rằng năm 2007 tới đây sẽ là một năm cực kỳ ấn tượng của Apple”. Mới đây nhất, tại Hội chợ MacWorld thường niên, Apple đã công bố điện thoại di động iPhone, sản phẩm này sẽ chính thức có mặt trên thị trườngvào tháng 7.2007.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.