Thói Quen Của Kẻ Thắng
6. Những việc khó
Navjot Sidhu: Từ thần đồng đánh hụt trở thành tay bóng cừ khôi
Một không khí hồi hộp thổi vào mỗi tổ chức khi thời gian đánh giá hàng năm đến gần. Đó là khoảng thời gian để đánh giá năng lực, để nghiệm thu tiền lãi và tiền thưởng.
Theo truyền thống, các tổ chức thường kết hợp những phản hồi và xét tăng lương hàng năm. Tôi nghĩ chính việc này đã làm giảm hiệu quả của những phản hồi, một công cụ có sức mạnh rất lớn trong phát triển doanh nghiệp.
Về phương diện văn hóa, nó không đem lại hiệu quả. Ấn Độ có xu hướng e ngại giãi bày (và đón nhận) lời phê bình. Chúng ta được dạy để thành những người tử tế, khi một người chủ nhà tốt bụng hỏi bạn thấy cà phê thế nào, chúng ta nói nó ngon tuyệt, ngay cả khi chúng ta cảm thấy vị của nó giống siro ho pha với súp thừa! Chúng ta cố gắng làm cho lời phản hồi dễ tiếp nhận bằng cách bọc đường cho chúng. Vì thế, tất cả những gì người nhận có được là thứ đã được bọc đường, và viên thuốc đắng bị bỏ đi.
Sự thật là, lời phê bình và người phê bình có thể đóng một vai trò lớn trong việc nâng cao hiệu quả công việc của chúng ta, giúp đỡ ta phát huy hết năng lực của mình. Tôi nhớ thời kỳ khi con gái tôi chuẩn bị ra trường, nó trở về sau ngày thực tập ở phòng radio. Người giám sát trực tiếp của con bé khá khắt khe với nó. Nó ức đến phát khóc, tự hỏi tại sao luôn bị ông ta la mắng và liên tục chỉ trích. Con bé than phiền với trưởng phòng nhân sự và nhận được lời giải thích: “Ông ấy đang làm điều tốt cho bạn. Khi bạn mắc lỗi và không ai nói cho bạn bất kỳ điều gì, điều đó có nghĩa họ đang mất hết niềm tin vào bạn. Bạn có thể không thích nghe chúng nhưng ông ấy thực sự nói cho bạn điều ông ấy quan tâm. Ông ấy tin bạn, và muốn bạn làm tốt hơn, làm tốt nhất có thể.”
Có một vai trò quan trọng khác của lời phê bình. Ông ấy có thể đang thử thách bạn hãy chứng minh ông ấy sai, truyền cảm hứng cho bạn để nâng cao thành tích và thực hiện điều bạn có khả năng làm nhưng chưa bao giờ đạt tới. Navjot Singh Sidhu là cựu cầu thủ cricket Ấn Độ, có lẽ ông được biết đến nhiều hơn vì những lời bình luận hóm hỉnh trên TV hơn là thành tích của ông trên sân. Navjot Singh Sidhu đã kể lại một câu chuyện đầy ý nghĩa. Sidhu lần đầu xuất hiện trước công chúng trong trận cricket đối kháng, đấu với tuyển Tây Ấn năm 1983. Trong 3 hiệp đấu 144 phút kéo dài thận trọng, ông ghi được 20 điểm. Cây bút bình luận sắc sảo và tên tuổi Rajan Bala (rất tiếc, bây giờ ông không còn làm nữa) đã mệnh danh Navjot là “trở thành tay bóng cừ khôi” trong một bài viết trên tờ Indian Express. Không bất ngờ khi Sidhu bị rời khỏi đội tuyển ngay sau đó. Và vận động viên hạng nhất cricket ở Ấn Độ bị rơi vào vũng lầy không lối thoát.
Navjot sinh ra trong một gia đình khá giả, anh kể lại khi còn nhỏ, cha anh thường gọi anh dậy lúc 5 giờ sáng và yêu cầu anh đi bộ thể dục. Navjot ngồi dậy và mỗi lần cha đi khuất, anh lại hối lộ người giúp việc của mình để anh sang ngủ ở một phòng khác. Tới 7h, anh tỉnh giấc, té nước lên mặt và quần áo, thể hiện rằng mình bị ướt đẫm mồ hôi trước khi gặp cha. Cảm động với sự chăm chỉ của con trai, Sidhu Sevjot đã khuyến khích anh nên nghỉ ngơi một chút. Và Navjot có thể quay trở lại giường ngủ!
Khi Sidhu bị rời khỏi đội tuyển năm 1983, chỉ sau hai trận đấu đối kháng, cha anh mang cho anh tờ báo với bài viết của Rajan Bala và để nó trên giường của anh, không nói một lời nào. Navjot trẻ tuổi bị xúc động mạnh. Anh cắt bài báo ra và dán nó vào tủ đồ., để dòng chữ “thần đồng đánh hụt bóng” có thể nhìn chằm chằm vào anh, mỗi khi tỉnh giấc.
Bài báo đó, lời cáo buộc về sự tồn tại một “thần đồng đánh hụt bóng”, lời chỉ trích từ một cây bút bình luận giàu kinh nghiệm, dường như đã làm sống dậy điều gì đó trong Sidhu. Và anh quyết tâm chứng minh lời chỉ trích đó là sai.
Anh đã ra một quyết định mới, xóa bỏ mãi mãi điệp khúc của sự trốn tránh trách nhiệm. Anh nhận thức rõ hơn về bản thân để thay đổi mọi thứ xung quanh. Anh quyết tâm trở thành một cầu thủ cricket khiến cha anh và đất nước anh có thể tự hào.
Từ đó, khi cha anh bước vào phòng Navjot để đánh thức anh, anh đã dậy và chạy bộ. Anh luyện tập đánh bóng, khao khát trở thành một người có cú đánh sấm sét, không phải một “thần đồng đánh hụt bóng”. Mục tiêu của anh là: đánh 300 vòng 6 quả mỗi ngày. Anh vẫn hối lộ, không phải cho người hầu để anh ngủ thêm mà cho những cậu bé, giống như một nguồn động viên để chúng ném bóng cho anh vào buổi tối muộn, giúp anh hoàn thành chỉ tiêu. Kết thúc một ngày, găng tay của anh luôn ướt đẫm với mồ hôi và đôi khi cả máu.
Bốn năm là một thời gian dài sau khi ra khỏi đội tuyển quốc gia. Hầu hết các cầu thủ đã từ bỏ ước mơ quay lại chơi. Navjot Singh Sidhu không thế. Sau bốn năm âm thầm lặng lẽ, anh đã được gọi trở lại đội tuyển. Thực tế, anh đã được chọn để chơi cho Ấn Độ trong giải World Cup 1987. Và huyền thoại lặp lại! Trong trận đầu thi đấu, đội của anh đấu với tuyển Úc khá mạnh, Sidhu đánh được 73 trên 79 quả. Anh tiếp tục ghi điểm thứ 50 trong bốn lượt đấu đầu tiên, với tỷ lệ trên 90%.
Mẩu báo vẫn còn trên tủ đồ nhưng danh hiệu “thần đồng đánh hụt bóng” đã là quá khứ. Nó đã bị xóa nhòa bằng quyết tâm. Bằng máu, mồ hôi và sự nhọc nhằn của Sidhu. Anh tiếp tục chơi xuất sắc trong màu áo Ấn Độ: 4.400 lượt chạy trong 137 trận với tỷ lệ thành công 37,08%.
Lần sau, nếu có ai đó chỉ trích bạn, nhớ rằng bạn có hai lựa chọn. Một: giận dỗi và từ bỏ, phàn nàn về một thế giới không công bằng như thế nào và sự cố gắng của bạn bị coi thường ra sao. Hai: quay lại để thay đổi những sai lầm, thiếu sót của mình và trở thành kẻ chiến thắng. Sự lựa chọn là của bạn. Rajan Bala có thể không nhận ra điều đó nhưng lời chỉ trích của ông thực sự giúp Sidhu thức tỉnh khỏi cái bẫy của sự tự mãn và trở thành một cầu thủ cricket thành công. Điều khó khơi dậy trong anh một quyết định mới, một ý chí mới. Nó dẫn tới những giờ luyện tập kéo dài. Tới 300 vòng 6 quả một ngày. Và tất cả máu, mồ hôi và sự khó nhọc ấy đã tạo nên một vận động viên đánh bóng cricket giỏi nhất Ấn Độ.
Điều đó đã đúng với Sidhu. Và nó cũng có thể đúng với bạn.
Bạn có thể không muốn nghe, nhưng người chỉ trích bạn thường là người nói với bạn rằng họ yêu bạn, quan tâm đến bạn và muốn bạn trở nên tốt hơn.
Bài học về sự tồn tại từ một chú ếch và Phelps
Đối mặt với lời chỉ trích là bài kiểm tra thực sự về tính cách. Nó là những bài học cơ bản về sự tồn tại, là bí kíp thành công trong những khoảng thời gian khó khăn. Lên và xuống là một phần của doanh nghiệp và của cuộc sống. Cách bạn giải quyết khủng hoảng sẽ quyết định việc bạn có vươn tới được những mốc cao hơn trong cuộc sống sau này hay không.
Qúa trình khởi nghiệp của bạn có thể rơi vào khó khăn. Hoặc bạn có thể thấy bản thân dậm chân tại chỗ, thấy mình bị áp lực đè nặng và rối trí. Hay một vấn đề sức khỏe làm bạn đi xuống. Trong những trường hợp như vậy, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo bản thân không bị tê liệt giống như một con nai bị chói mắt khi bị rọi bởi đèn pha ô tô. Bạn phải giữ cho mình tâm thế vận động, giữ tinh thần đấu tranh, quyết tâm cố gắng. Nên nhớ rằng, trong tình cảnh tuyệt vọng, nếu chỉ đơn thuần đấu tranh mạnh mẽ sẽ không đảm bảo thành công. Nhưng, không cố gắng và dễ dàng bỏ cuộc sẽ chắc chắn thất bại. Khi bạn thấy mình bị dồn vào chân tường, khi bạn thấy bạn đang ngày càng chìm sâu vào vũng lầy, đó là lúc để bạn tự nhắc nhở bản thân câu chuyện về con ếch và cái thùng sữa.
Có một câu chyện về một con ếch tò mò về thế giới quanh nó. Khi nhảy vào nhà người chủ trang trại, khám phá một thế giới mới, nó bất ngờ rơi vào một thùng sữa tươi. Nó cố gắng nhảy ra nhưng thành chiếc thùng quá cao. Sữa che lấp tầm nhìn của nó và nó thực sự không có hy vọng sống sót, bạn có thể xót thương cho con ếch với suy nghĩ ngày tận thế của nó đã gần kề. Hơn nữa, có thể quở mắng ếch ta vì sự bất cẩn, một vài ý kiến cho rằng con ếch xứng đáng với cảnh ngộ đó.
Nhưng con ếch không từ bỏ. Nó bật lên, vùng vẫy và quằn quại. Chân bắt đầu đau nhưng con ếch vẫn tiếp tục bật lên, vùng vẫy, ngay cả khi không còn dấu hiệu của hy vọng. Cuối cùng, sự khuấy động của nó biến sữa thành một khối bơ. Con ếch nhảy lên đỉnh của khối bơ và trốn thoát.
Khi bạn buồn chán, nhớ giữ lấy sức bật, giữ sức chiến đấu. Điều bạn làm trong lúc khó khăn sẽ quyết định điều gì xảy ra với bạn tiếp theo.
Đây không chỉ là chìa khóa cho sự sống còn, nó có thể là một sự đổi thay cuộc sống. Nếu bạn thấy mình bất ngờ bị sa thải, đừng buồn phiền. Đó có thể chỉ là một cơ hội tuyệt vời để rèn giũa những kỹ năng mới hoặc phát triển tài năng tiềm tàng có thể tạo sự khác biệt lớn trong cuộc sống của bạn. Nhiều người chuyển nghề và quay sang dạy học, viết lách, trồng trọt và phát hiện công việc họ mới tìm được chứa nhiều điều thú vị hơn cả những việc ban đầu. Có lẽ đã đến lúc bạn hành động. Thời điểm xung đột đó, giờ phút đen tối đó, những ngày bị cuốn vào khủng hoảng có thể là cơ hội để có một khởi đầu mới, một niềm vui mới.
Vài tháng trước khi Michael Phelps bơi đường bơi của mình để ghi vào trang sử Olympic với 8 huy chương vàng ở Bắc Kinh, anh bị vướng phải một tai nạn đáng buồn. Tháng 10 năm 2007, khi Michael đang bước vào chiếc xe của một người bạn ở Michigan, anh bị trượt trên một mảng băng và ngã gãy cổ tay. Một chi tiết bên lề khá thú vị: Michael có thể mềm mại một cách khó tin trong nước nhưng trên mặt đất, anh có vẻ là người di chuyển vô cùng vụng về, thường có xu hướng bị trượt ngã. Cuộc sống là như vậy đó. Một người bơi lội xuất sắc lại là một người đi bộ kém cỏi. Bạn thắng mặt này, bạn lại thua mặt khác. Nhưng thay vì buồn bực bởi không có khả năng đi lại với sự uyển chuyển và vững vàng, anh tập trung vào làm năng lực thiên bẩm – bơi lội. Và điều đó tạo nên tất cả sự khác biệt.
Trở lại với vụ tai nạn. Gãy một cổ tay nghĩa là phải bó bột một bên, một điều không ai mong muốn khi phải chuẩn bị cho kỳ thi Olympic của mình. Anh không thể bơi trong vài tuần tới. Anh vô cùng chán nản. Ước mơ 8 huy chương vàng thế là tan vỡ? Tất cả những năm luyện tập sẽ là con số không? Sau những kỳ tích của anh ở Athens, ánh mắt của cả thế giới đang đổ dồn vào anh, và anh là ứng cử viên sáng giá cho chiếc huy chương vàng thứ tám trong lịch sử. Liệu tai nạn có phải là khởi đầu của sự kết thúc?
Dù vỡ mộng, Michael nhanh chóng vực mình dậy và quay lại bể bơi. Với cánh tay bó bột, anh không thể bơi nhưng anh có thể nằm trong bể bơi và đập chân với một tấm phao xốp trong khi đồng đội của anh đã bơi nhiều vòng. Anh chỉ quẫy và đạp đi thật mạnh. Dù nó không thể thay thế cho việc bơi, nó cũng mang đến một điều tích cực. Anh đã thêm vào cơ chân một sức mạnh khó tin.
Ngày 16 tháng 8 năm 2008, ở Bắc Kinh, Michael Phelps đã giữ sáu huy chương, tiếp tục lên đường với giấc mơ đạt tám huy chương vàng. Chỉ còn hai cuộc đua nữa. Trong lần thi đấu thứ bảy, nội dung bơi bướm 100 mét, Michael ngang tài ngang sức với Milorad Cavic. Chiến thắng trong gang tấc mang về cho anh chiếc huy chương vàng thứ bảy bằng việc đánh bại Milorad bằng một phần 100 giây. Đúng thế – ranh giới là một phần một trăm giây. Khi các chuyên gia đã phân tích về trận đấu và xem lại đoạn băng quay chậm, người ta thấy trong 5 mét cuối cùng của đường bơi, trong khi Milorad đuối sức và đạp chân chậm lại thì Michael đã sử dụng một cú đạp mạnh để đưa tay mình chạm tường đầu tiên, tiến lên bằng một phần một trăm của giây. Cú đạp chân mạnh mẽ cuối cùng ấy làm nên điều khác biệt. Những bài tập làm khỏe cơ chân đã được đền đáp!
Tôi không quan tâm bạn là một con ếch hay vận động viên bơi lội giỏi nhất thế giới. Bài học là như nhau. Khi bạn vấp ngã và gặp rắc rối, giữ lấy tinh thần đấu tranh. Không từ bỏ. Giữ lấy sức bật. Sẽ chẳng ích gì khi chìm đắm trong sự tự ti, nguyền rủa số mệnh hay chơi trò chơi đổ lỗi. Mỗi điều bất hạnh mang trong nó một cơ hội. Nó hiện ra để chúng ta nắm bắt.
Bạn có thể từ bỏ cố gắng trèo lên thành của chiếc xô – và chết đuối trong sữa. Bạn có thể từ bỏ khát vọng Olympic và đổi lỗi cho tai nạn không đúng lúc. Hoặc bạn có thể chọn tiếp tục chuyển động và đảo sữa trong thùng thành bơ, biến nó thành một chiếc phao cứu sinh. Bạn có thể cố gắng đạp và làm khỏe cơ chân của bạn, một ngày nào đó nó sẽ giúp bạn thành một vận động viên bơi lội xuất sắc nhất thế giới.
Có lẽ điều này giải thích, về mặt ngôn từ, là nguồn gốc của cụm từ: “Sống, chiến đấu”. Sống – là chiến đấu!
Khi bạn buồn chán và gặp rắc rối, hãy giữ tinh thần đấu tranh. Đừng từ bỏ. Giữ sức bật. Điều bạn làm trong lúc khó khăn này thường quyết định những gì xảy ra tiếp theo.
Học bay: Bài học từ một chú bướm
Sự thay đổi kỳ lạ từ sâu bướm xấu xí thành bươm bướm rực rỡ là một trong những kỳ diệu của tạo hóa. Từ khi con sâu nằm trong một cái kén – và sau đó vươn ra thành một con bướm – nó mang một lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta. Đừng xem thường những điều bình dị, những người bình thường. Có thể một chú bướm bên trong họ, đang đợi để bay lên!
Có một bài học cuộc sống ẩn sau hiện tượng tự nhiên này, giống như câu chuyện sau đây.
Khi một người đàn ông đang ngồi trong vườn, ông ta nhìn thấy dấu hiệu kỳ lạ từ khe hở một chiếc kén, mà từ đó, một con bướm đang cố gắng để chui ra. Ông nhìn nó cả một giờ đồng hồ, đầy cuốn hút, con bướm đã gắng sức để ra ngoài qua cái lỗ nhỏ đó, từng chút một, vỗ đôi cánh, lắc mình, đấu tranh, cố gắng giải phóng cơ thể. Nhưng sau một giờ vật lộn, dường như con côn trùng đáng thương đó không tiếp tục nữa. Nó có vẻ đã cố gắng hết khả năng của mình.
Vì vậy, người đàn ông quyết định giúp con bướm đáng thương. Với bàn tay nhẹ nhàng, ông tách cái lỗ trên chiếc kén để nó rộng hơn, theo đó con bướm chui ra dễ dàng hơn. Con bướm bước ra ngoài. Nó có một thân hình mỏng manh và đôi cánh bé xíu. Nhìn nó thật yếu đuối và non nớt.
Người đàn ông háo hức chờ đợi đôi cánh của con bướm mở ra và xoè rộng. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Thực tế, con bướm đứng run rẩy và yếu đuối, không thể bay lên.
Người đàn ông không nhận ra rằng trong lúc ông cố gắng giúp con bướm, ông thực sự đã hại nó. Nỗ lực để thoát ra ngoài là phương pháp tự nhiên để con bướm chuẩn bị học cách bay. Nó đấu tranh để ra khỏi chiếc kén chật hẹp, chất dịch từ cơ thể được đẩy vào đôi cánh, làm nó khỏe hơn, lớn hơn, giúp nó có thể bay. Không có sự nỗ lực ấy, con bướm mãi yếu đuối và không thể bay.
Không nỗ lực, không thành công. Điều đó đúng với những con bướm, đúng với tất cả chúng ta.
Những sự đấu tranh, những thách thức giúp chúng ta mạnh mẽ hơn, can đảm hơn. Khi bạn thấy mình đang gặp khó khăn và cảm thấy muốn bỏ cuộc, nhớ rằng đó có thể là cách tự nhiên giúp bạn tung cánh và đạt tới khả năng tiềm tàng thực sự của mình. Đôi khi, bạn có thể nhận ra rằng người bạn thân, ông chủ của bạn hay người thầy đang bỏ rơi bạn trong giây phút bạn cần họ. Đừng oán trách họ. Có thể họ đang làm điều đó để giúp bạn, để giúp đôi cánh của bạn phát triển trọn vẹn, như vậy bạn có thể học bay.
Một trong những kỷ niệm đáng yêu nhất trong sự nghiệp của tôi là những tháng đầu tiên làm thực tập sinh quản trị ở Hindustan Lever. Như một phần trong chương trình thực tập, tôi bắt đầu như một nhân viên trực tiếp bán hàng, bán xà phòng, kem đánh răng và dầu gội. Công việc bán hàng đòi hỏi tất cả các thực tập sinh được đào tạo từ các trường kinh tế hàng đầu – dành vài tháng sống cuộc sống của người bán hàng. Bạn sống trong khu trọ ở một thị trấn nhỏ trong khoản tiền trợ cấp cho người bán hàng, đi bằng xe bus và tàu. Một trải nghiệm tuyệt vời học được trong những ngày đó của tôi là vào tháng thứ hai, khi đến sống ở một vùng nông thôn ở Etah, một huyện của Uttar Pradesh, để xem cuộc sống của 70% dân số đất nước như thế nào. Với những trải nghiệm đó, tôi tin, đã giúp chúng tôi mạnh mẽ hơn, trở thành những người tốt hơn và nhà quản lý thông minh hơn. Tổ chức có một số nhà lãnh đạo xuất chúng đến từ trường Quản trị Hindustan Lever. Sự nỗ lực ngay từ những ngày đầu, không nghi ngờ gì, đóng vai trò trong quá trình này. Trong môn cricket, Suresh Raina có lẽ là ví dụ cuối cùng cho hội chứng “chiếc kén”.
Được xem là một thần đồng nhỏ tuổi, Raina cảm giác mình bị ép vào đội tuyển Ấn Độ quá sớm, không qua thi đấu cọ sát thực tế. Sau một thời gian sinh hoạt trong đội, nơi anh hứa hẹn nhiều nhưng thực hiện ít, anh bị loại. Sau đó, anh ra ngoài và trải qua những trận đấu khó khăn của giải hạng nhất trong nước. Với 18 tháng khổ luyện. Sau những thành tích nhất định ở đó, anh tìm cách quay lại đội – và có tiến bộ kể từ đó.
Tuy nhiên, không phải tất cả chúng ta đều may mắn như Raina. Chúng ta thường không có cơ hội thứ hai để bắt đầu lại. Con bướm nhỏ bé, tiều tụy không thể chọn quay lại vào trong chiếc kén và tự đấu tranh để đôi cánh thêm mạnh mẽ.
Lần sau, nếu bạn thấy mình đang gặp trở ngại, nhớ rằng đó có thể chỉ là sự chuẩn bị để cất cánh. Khi bạn có cơ hội để đấu tranh, hãy làm nó tốt nhất có thể. Nói chung, trong lý thuyết và cuộc sống, thành công không bao giờ đến trước khó khăn.
Lần sau, bạn thấy mình đang gặp khó khăn và cảm thấy muốn bỏ cuộc, nhớ rằng đó có thể là thời điểm định mệnh giúp bạn tung cánh và vươn tới khả năng tiềm tàng thực sự của bạn. Không nỗ lực, không thành công.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.