Trăm năm cô đơn

Chương 14 – Phần 2



Có một buổi chiều, khi đang may vá ở ngoài hành lang, một ý nghĩ sáng tỏ bỗng nảy sinh trong tâm trí bà và bà thấy rằng bà sẽ ngồi ở ngay chính cái chỗ ấy, trong chính tư thế ấy và cũng trong chính ánh sáng ấy, khi người ta mang tin Rêbêca đến cho mình. Bà ngồi đợi tin ấy như ai đó đợi một bức thư, và rõ ràng là có thời kỳ bà dứt hết cúc để rồi đơm lại, chả là vì ngồi rồi không thể địch nổi với ngồi chờ vốn dài lê thê và đau khổ hơn nhiều. Trong gia đình không một ai biết rằng Amaranta lúc này dệt một tấm khăn liệm quý giá cho Rêbêca. Sau đó, khi Aurêlianô Tristê kể chuyện rằng anh đã thấy bà ta biến thành một bóng ma da dẻ nhăn nheo và trên đầu lơ thơ còn lại mấy mớ tóc vàng thì bà chẳng ngạc nhiên tí nào bởi vì hình ảnh được miêu tả ấy đúng y hệt với hình ảnh Rêbêca mà bà đã mường tượng thấy từ rất lâu. Bà đã quyết định dựng lại thi hài Rêbêca, lấy sáp đánh cho da mặt Rêbêca căng mọng lên và lấy tóc của các bức tượng thánh để làm cho Rêbêca một bộ tóc giả. Bà sẽ chế tạo ra một thi hài đẹp với khăn liệm bằng vải lanh và một chiếc quan tài bọc nỉ có những tua dải đỏ và bà sẽ đặt quan tài này trong sự túc trực của những kẻ hầu người hạ vốn thường thấy ở những đám tang lộng lẫy. Bà xây dựng kế hoạch này với biết bao hận thù đến mức bà phải rùng mình trước ý nghĩ rằng bà đã làm đám tang này như thể với tất cả lòng yêu của mình, nhưng bà đã không thể để cho sự nhắm lẫn làm cho mình lúng túng mà trái lại bà tiếp tục hoàn thiện những chi tiết hết sức nhỏ nhặt đến mức bà trở thành một người còn tinh thông hơn cả một nhà chuyên môn trong các lễ tang. Ðiều duy nhất bà không nhận ra trong kế hoạch dày công xây dựng này là bà có thể chết trước Rêbêca, mặc dù bà đã tha thiết khẩn cầu Thượng đế Quả nhiên điều đó đã xảy ra. Nhưng trong những ngày cuối cùng của đời mình, Amaranta không cảm thấy đau khổ, trái lại bà cảm thấy mình được giải thoát khỏi mọi nỗi đắng cay, bởi vì thần chết đã đem lại cho bà vinh dự được báo trước về cái chết sẽ xảy ra sớm hơn dự định của mình vài năm. Có một buổi trưa trời oi ả sau khi Mêmê đến trường được ít bữa, trong lúc đang ngồi khâu ở hành lang bà đã nhìn thấy thần chết. Bà nhận ra ngay nó, và nó chẳng có gì là đáng sợ cả, bởi vì nó là một phụ nữ vận đồ xanh màu thanh thiên với mái tóc dài như suối, nom nó có vẻ lỗi thời một tí, từa tựa như hình ảnh Pila Tecnêra trong cái thời ả vẫn đến nấu nướng giúp gia đình mình. Ðôi lúc Phecnanđa đứng ngay trước mặt bà nhưng bà không nhận ra mặc dù Phecnanđa hiển hiện một cách rất đích thực, rất con người, ngay cả lúc nhờ bà xâu hộ kim. Thần chết không báo cho bà biết khi nào bà chết và cũng không nói cho bà biết giờ chết của mình có phải xảy ra trước giờ chết của Rêbêca không, mà chỉ bảo bà hãy bắt đầu khâu khăn liệm cho chính mình vào ngày mồng sáu tháng tư tới. Thần chết đã cho phép bà làm khăn liệm thật cầu kỳ và thật đẹp mắt như bà mong muốn, nhưng cũng hết sức danh giá như bà đã làm khăn liệm cho Rêbêca. Và thần chết còn cho bà biết rằng bà sẽ chết không đau đớn, không sợ sệt, không cay đắng vào ngay đêm may xong tấm vải liệm cho chính mình. Vì cố ý kéo dài thời gian, Amaranta tự mình kéo lấy sợi lanh, rồi tự tay dệt lấy tấm vải. Bà làm rất cẩn thận đến mức chỉ với công việc này bà đã tốn mất bốn năm. Sau đó bà bắt đầu công việc thêu thùa trên tấm khăn liệm. Vậy là ngày kết thúc công việc không thể tránh được ấy cứ ngày một nhích gắn đến và do đó bà ngày càng hiểu rõ rằng chỉ có phép màu mới cho phép bà kéo dài công việc đến sau ngày chết của Rêbêca, nhưng chính sự tập trung sức làm việc lại trả lại cho bà lòng thanh thản bà vốn còn thiếu để chấp nhận ý nghĩ bất hạnh. Ðó là lúc bà hiểu được cái vòng luẩn quẩn có phần bệnh hoạn trong việc sản xuất – tiêu thụ để rồi sản xuất – tiêu thụ những chú cá vàng của đại tá Aurêlianô Buênđya. Thế giới bên ngoài thu lại trên mặt làn da của ngài, còn nội tâm ngài ở ngoài mọi nỗi đắng cay. Bà lấy làm đau đớn trước việc đã không hiểu điều đó trong rất nhiều năm trước đây, khi mà bà vẫn còn có thể thanh lọc những kỷ niệm và dựng lại một thế giới mới dưới một ánh sáng mới và nhớ lại mìn oải hương của Piêtro Crêspi vào lúc chiều xuống mà không rùng mình, và giải thoát Rêbêca khỏi sự thù hằn của mình, không hề căm giận cũng chẳng hề yêu thương mà chỉ bởi lòng cảm thông với nỗi cô đơn. Lòng căm thù mà bà nhận ra trong những lời nói của Mêmê một đêm nọ làm cho bà bị kích động không phải bởi nó xúc phạm tới bà, mà vì bà cảm thấy mình được lặp lại trong một tuổi dậy thì khác dường như cũng rất trong sáng như cái tuổi dậy thì bà nên có, và rằng rất đáng tiếc nó đã bị sự hằn học cá nhân làm cho vẩn đục đi Nhưng đó chính là lúc sự cam c ỉu với số phận mình cũng rất sâu sắc đến mức nó không làm cho bà dao động trước sự thật hiển nhiên rằng những cánh cửa mở lối cho việc cải hối đã bị đóng kín hết cả. Mục đích duy nhất của bà lúc này là hoàn thành chiếc khăn liệm. Ðáng lẽ phải làm chậm hơn nữa như lúc đầu đã làm, nay bà vội vã làm cho mau xong. Một quắn trước bà đã tính rằng vào đêm ngày mồng bốn tháng hai bà sẽ may mũi khâu cuối cùng. Và không hề để lộ lý do, bà yêu cầu Mêmê biểu diễn sớm hơn buổi hoà nhạc đàn tiểu dương cầm đã dự định vào ngay ngày hôm sau, nhưng cô cháu không chịu. Thế là Amaranta tìm cách kéo dài công việc thêm bốn mươi tám giờ nữa và bà nghĩ thần chết đã đồng tình với mình vì đêm ngày mồng bốn tháng hai một cơn bão đã làm đổ cột điện. Nhưng sang ngày hôm sau, vào lúc tám giờ sáng bà đã khâu mũi chỉ cuối cùng cho chiếc khăn liệm cực kỳ đẹp đẽ mà không một người đàn bà nào đã làm được, rồi không hề đau khổ bà báo tin rằng mình sẽ chết vào buổi chiều. Bà không chỉ báo trước cho gia đình mình mà còn bác cho cả làng biết. Bởi vì Amaranta nghĩ rằng một cuộc đời nhỏ mọn đã có thể dừng lại với việc giúp đỡ cho cả bàn dân thiên hạ, và bà cho rằng không có một ân huệ nào lại hay hơn việc mang hộ thư cho những người chết.

Tin tức nói rằng vào lúc hoàng hôn Amaranta Buênđya sẽ ra đi khỏi cõi đời này có nhận mang thư từ cho người chết được truyền đi khắp thị trấn Macônđô và đến ba giờ chiều tại phòng khách đã có một thùng đầy ắp thư. Những ai không muốn viết thì nhờ Amaranta nhắn miệng hộ và bà đã ghi lại trong một cuốn sổ lời nhắn cùng với tên và ngày chết của người được nhận lời nhắn. “Ðừng lo.” Bà an ủi những người nhắn tin, “Ðiều tôi làm trước tiên khi đến nơi sẽ là việc hỏi thăm ông ta và tôi sẽ nhắn lại giùm bác”. Dường như đó là một trò hề. Amaranta không hề để lộ một nỗi lo lắng nào, cũng không hề nhăn nhó vì đau đớn, hơn nữa nhiệm vụ được thực hiện còn làm cho bà trẻ ra chút ít. Như mọi bữa, bà vẫn son sẻ và hoạt bát. Nếu như đôi má không nhăn nhúm, và cái miệng không bị rụng mất vài chiếc răng thì chắc hẳn nom bà sẽ bớt già hơn cái hình hài già nua hiện tại. Chinh bà đã ra lệnh rằng cần phải để thư vào một cái hòm sơn và chỉ dẫn cách đặt cái hòm ấy trong ngôi mộ như thế nào để bảo quản nó tốt hơn trước sức phá hoại của hơi ẩm.

Ngay buổi sáng bà đã cho gọi một bác phó mộc tới và bà đứng ở phòng khách để bác ta đo kích thước đóng chiếc quan tài như thể bác phó may vẫn làm để cắt một bộ quần áo vậy. Cái sức lực ấy bỗng sống dậy trong bà ở những phút chót của cuộc đời khiến cho Phecnanđa nghĩ rằng bà đãng trêu chọc, đùa giỡn tất cả mọi người. Ucsula, với kinh nghiệm của bản thân cho thấy những người thuộc dòng họ Buênđya này sẽ chết vô bệnh tật đã không nghi ngờ răng Amaranta nhận được điềm báo của thần chết, nhưng trước hết cụ lại sợ rằng trong cái việc chuyển thư cho người chết và sự nôn nóng muốn cho thư mau đến tay người nhận, người ta sẽ chôn sống Amaranta mất. Thế là cụ đích thân đi đuổi bớt người ta ra khỏi nhà, có lúc cụ phải gào lên để cãi nhau với những kẻ quá ư mặt dạn mày dày, cuối cùng đến bốn giờ chiều cụ cũng đã làm cho ngôi nhà vãn khách đi nhiều. cũng vào giờ ấy, Amaranta phấn phát xong đồ dùng cá nhân của mình cho những người nghèo và bà chỉ để lại trên chiếc quan tài mộc mạc được làm bằng những tấm ván không bào một bộ quần áo sẽ thay và một đôi hài nhung kẻ mà bà sẽ đi trong cõi chết. Cái sự thận trọng ấy không vô ích khi bà nhớ lại rằng lúc đại tá Aurêlianô Buênđya chết, bà đã phải sắm cho ngài một đôi giày mới vì ngài chỉ còn lại có đôi dép lê dùng trong xưởng kim hoàn. Trước lúc năm giờ một ít, Aurêlianô Sêgunđô về tìm Mêmê để cùng đi dự một buổi hoà nhạc và ông ngạc nhiên thấy ngôi nhà đã được chuẩn bị cho đám tang. Nếu có ai đang sống vào giờ này chính lại là Amaranta khoẻ mạnh, người mà thời gian vẫn còn đủ cho bà cắt đi những nốt sần chai trên da dẻ. Aurêlianô Sêgunđô và Mêmê tạm biệt bà bằng những lời chào chế giễu và hứa với bà rằng ngày thứ bảy tới cha con mình sẽ tổ chức một cuộc vui của ngày phục sinh. Bị lôi cuốn bởi những lời đồn của dân chúng nói rằng Amaranta Buênđya đang nhận thư để chuyển đến tay người chết, cha Antômô Isaben mang bánh thánh ban cho người hấp hối tới nhà vào lúc năm giờ và cha buộc phải chờ mười lăm phút để đọi người sắp chết từ nhà tắm đi ra. Khi thấy bà xuất hiện với chiếc áo ngủ bằng vải bông và mái tóc buông xoã ngang lưng thì vị cha cố già lão tin rằng đó là một trò cười rồi lập tức bãi bỏ việc làm lễ sám hối. Tuy nhiên, cha nghĩ rằng cần tranh thủ dịp này để buộc Amaranta xưng tội vì sao hai mươi năm hay không hề đi nhà thờ. Amaranta đã trả lời cha một cách thật giản dị rằng bà thấy chẳng cần phải tham dự bất kỳ một buổi lễ nhà thờ nào vì lương tri mình lúc nào cũng rất trong sạch. Phecnanđa đâm bực bội không cắn phải giữ mồm giữ miệng, đã hỏi thật to rằng Amaranta sẽ còn phạm một tội kinh tởm nào hơn khi bà ta mong muốn một cái chết phạm thánh không chịu xưng tội vì xấu hổ. Thế là Amaranta đi nằm, và buộc Ucsula công khai chứng thực con người trinh tiết của mình.

– Ðừng có mà tưởng nhé, – bà gào thật to cốt để Phecnanđa nghe rõ, – Amaranta Buênđya sẽ đi khỏi thế gian này như đã sinh ra trên thế gian này.

Bà không ngồi dậy nữa. Bà nằm dựa trên gối như thể ốm thực, tết những bím tóc đuôi sam dài rồi cuộn lại ngang tai, như thần chết đã bảo bà rằng nên nằm vào quan tài. Sau đó bà đòi Ucsula mang cho mình chiếc gương, và lần đầu tiên trong bốn mươi năm nay bà nhìn gương mặt xương xấu đi vì tuổi già và đau khổ, và ngạc nhiên thấy nó giống y hệt gương mặt tưởng tượng mà bà tự nghĩ ra cho mình. Qua cái lặng lẽ ngoài hành lang, Ucsula hiểu rằng trời bắt đầu tối.

– Con hãy từ biệt Phecnanđa đi. – Cụ khuyên – Một phút làm lành còn hơn cả đời chơi thân với nhau, con ạ.

– Bây giờ thì không cần nữa rồi, mẹ ạ.

Mêmê không thể không nghĩ đến Amaranta khi đèn báo kết thúc phần một đã bật sáng và phần hai đêm biểu diễn sắp bắt đầu. Khi cô chơi được một nửa bản nhạc thì có người nói nhỏ vào tai cho biết tin Amaranta đã từ trần và thế là cuộc vui bị bỏ dở. Khi về tới nhà, Aurêlianô Sêgunđô buộc phải lấy cùi tay hích đám đông để lấy lối vào nhìn mặt tử thi của bà già trinh nguyên, một gương mặt xấu và xám ngoét, bàn tay vẫn mang dải băng đen và cả người được cuốn trong tấm khăn liệm đẹp đẽ. Quan tài được quàn ở phòng khách bên cạnh hòm thư.

Ucsula nằm liệt giường từ sau chín giờ đêm ngày Amaranta chết. Santa Sôphia đê la Piêđat lo chăm nom cụ. Bà mang vào phòng cho cụ nào cơm ăn từng bữa, nào nước rửa hàng ngày và tất cả tin tức xảy ra ở thị trấn Macônđô. Aurêlianô Sêgunđô thường xuyên vào thăm cụ, mang cho cụ áo quần. Cụ để chúng ở đầu giường cùng với những đồ thiết dụng hàng ngày. Vậy là chẳng bao lâu một thế giới các đồ vật được thiết lập trong tám tay cụ. Cụ đã đánh thức được tình cảm kính trọng sâu sắc trong cô bé Amaranta Ucsula, người giống cụ y hệt và là người được cụ dạy học đọc. Cái sáng suốt của cụ, sự hoạt bát đủ để cụ tự phục vụ lấy mình khiến mọi người không nghĩ rằng cụ đã hoàn toàn bị sức nặng của tuổi già một trăm năm đánh bại, và ngay cả việc cụ đi lại phải quờ quạng cũng không một ai nghĩ rằng cụ đã hoàn toàn mũ mắt. Vậy là cụ dành tất cả thời gian, tất cả sự lặng lẽ bên trong tâm hồn để theo dõi cuộc sống trong gia đình và vì vậy cụ là người đầu tiên nhản ra nỗi đau khổ thầm lặng của Mêmê.

– Lại đây chắt. – Cụ nói – Bây giờ chỉ có hai chúng ta với nhau thôi, chắt hãy tâm sự cho bà già đáng thương này nghe chuyện gì đã xảy ra với chắt nào.

Với tiếng cười đứt quãng, Mêmê đã lảng tránh buổi nói chuyện. Ussula không nài nỉ nhưng cụ đã đi đến khẳng định những nghi ngờ của mình khi không thấy Mêmê đến thăm nữa. Cụ biết rằng cô trang điểm quá sớm, rằng cô không lúc nào được thư thả tâm hồn trong lúc đợi tới giờ đi chơi, rằng suốt đêm cô quằn quại trên giường ở căn phòng bên cạnh, và rằng cánh bay của một thứ bướm làm day dứt tâm hồn cô. Có lần cụ đã nghe thấy người ta bảo mình rằng cô đi xem phim cùng với Aurêlianô Sêgunđô và Ucsula ngạc nhiên thấy rằng Phecnanđa quá ư nghèo nàn trí tưởng tượng đến mức không nghi ngờ gì khi chồng bà về nhà hỏi con gái đâu. Rõ ràng là Mêmê đang đam mê trong những chuyện bí mật, trong những lời hẹn hò khấn cấp trong những khát vọng bị dồn nén, ngay từ đã lâu rồi trước cái đêm Phecnanđa làm ồn cả nhà về việc bà bắt gặp cô cùng một gã đàn ông đang hôn nhau trong rạp phim…

Lúc này chính Mêmê lại hết sức lo ngại đến mức cô đổ tội cho Ucsula là người đã tố cáo mình. Thực ra chính cô đã tự tố cáo mình. Từ lâu cô đã để lại sau lưng mình một vệt dài nhũng dấu ấn có thể làm thức tỉnh kẻ say ngu nhất, và nếu Phecnanđa quá ư chậm chạp trong việc phát hiện ra những dấu ấn ấy chỉ là vì bà cũng đang tối mày tối mặt vào những chuyện riêng tư với các thầy thuốc không thể nhìn thấy. Tuy vậy bà cũng vừa nhận ra sự im lặng thầm kín, những cú nhảy cẫng không đúng lúc những lúc thay đổi tính tình bất thường và cả những lời cãi cọ của cô con gái. Bà lao mình vào một cuộc dò la tuy không gay gắt nhưng rất kiên trì. Bà để cho cô đi chơi với nhau người bạn gái quen biết xưa nay, giúp cô diện quần áo để đi dự cáo buổi vui ngày thứ bảy, và chẳng bao giờ hỏi cô một câu hỏi không đúng lúc có thể làm cô giật thót. Bà đã có rất nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng Mêmê nói một đằng làm một nẻo và bà vẫn nghi ngờ và chờ dịp tốt đến. Có một đêm, Mêmê bảo bà rằng cô đi xem phim cùng với cha. Sau đó ít lâu, Phecnanđa nghe thấy tiếng pháo tiệc tùng và tiếng đàn phong cầm không thể nhầm lẫn của Aurêlianô Sêgunđô ở phía nhà Pêtra Côtêt. Thế là bà vội vàng mặc quần áo để ra đi, bà bướm vào rạp phim và ở phía sau các hàng ghế bà nhận ra ngay con gái mình. Vì quá ư xúc động trước sự thực hiển nhiên nên bà không kịp nhìn gã đàn ông đang cùng con gái mình hôn nhau. Nhưng bà nghe rõ giọng nói run run nổi bật lên trên những tiếng huýt gió và tiếng cười ầm ĩ của công chúng: “Em yêu, anh buồn lắm”. Bà nghe thấy gã nói thế và bà kéo Mêmê đứng dậy, lôi ra khỏi rạp phim mà không nói một lời. Bà làm cho cô ngượng chết người khi dẫn cô đi qua đường Thổ Nhĩ Kỳ vốn ồn ĩ. Rồi bà giam cô trong phòng ngủ.

Vào lúc sáu giờ chiều ngày hôm sau, Phecnanđa nhận ra giọng nói của kẻ đến thăm Mêmê. Ðó là một thanh niên trẻ, da xanh xao vàng vọt, đôi mắt sẫm tối và mơ màng không làm bà ngạc nhiên nhiều như thể bà quen thấy ở những người digan, và cái vẻ mơ màng này đã khiến cho người đàn bà có trái tim ít he khắt biết ngay những lý do làm thay đổi tính tình con gái lình. Anh ta vận quẩn áo vải lanh thông dụng, đi đôi giày ánh xi trắng nom đến thảm hại, tay cầm chiếc mũ rơm mua gáy thứ bảy gần đây. Trong đời mình, anh chưa từng hoảng hốt như trong lúc này, nhưng anh lại có lòng tự trọng và tự chủ, những đức tính quý giá đã cứu anh khỏi rơi vào thế phải quỵ luỵ và anh có một cơ thể cân đối, nhưng chỉ phải đôi tay sần tù và móng tay long tróc vì công việc nặng nhọc. Ðối với Phecnanđa, chỉ thoáng nhìn một lần, cũng đã đủ để bà nhận ra nghề thợ máy của anh. Bà nhận ra rằng anh vẫn mặc bộ quẩn áo duy nhất ngày chủ nhật và bên trong áo sơ mi hiện ra một lớp da bị bệnh ngứa của Công ty chuối làm cho loang lổ, bong vảy. Bà không cho phép anh nói, không cho phép anh bước chân qua cửa mà sau đó bà phải đóng lại ngay vì nhà đã đầy bướm vàng…

– Xéo ngay, – bà đuổi anh, – không việc gì đến anh mà phải tới đây tìm người nào cả. Ở đây toàn là người đứng đắn thôi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.