11 Lời Khuyên Dành Cho Thế Hệ Trẻ Của Bill Gates

Lời khuyên thứ mười: Làm những việc nên làm



Truyền hình không phải là cuộc sống chân thực ngoài đời. Trong cuộc sống hiện thực, con người nên tránh xa quán cà phê để tiến hành công việc của mình.

Điều không thế chấp nhận được trong cuộc sống

Cho cuộc sống có ý nghĩa là một cách sống, làm cho cuộc sống không có ý nghĩa cũng là một cách sống. Có những người sống với một sức sống mãnh liệt, lĩnh hội được tất cả những nét đẹp của cuộc sống; lại có những người sống một cuộc sống vô vị, cô đơn. Bill Gates cho rằng, một người công nhân luôn đi tìm kiếm công cụ thì không thể thành đạt trong sự nghiệp.

Có một kiểu hưởng thụ, nó có thể khiến bạn nằm dài trên giường một cách thoải mái, nó có thể khiến bạn không phải lo lắng buồn rầu, có thể khiến bạn hàng đêm có được giấc ngủ yên lành, đồng thời có thể nói không biết chán về những ảo tưởng của mình… Kiểu hưởng thụ này sẽ ngăn cách con người khỏi sự phấn đấu, sự cần cù chịu khó, không biết đến nắng mưa, không phải đổ mồ hôi.

Nhu cầu hưởng lạc ai cũng có, đây cũng là bản tính của con người. Con người là một sinh mệnh luôn có nhu cầu tự nhiên là để cơ thể được an nhàn.

Tuy nhiên, con người còn sống bằng sự chế ngự của lý tính, không thể chỉ hành động theo nhu cầu của cơ thể.

Con người luôn có mong muốn hưởng lạc, nhưng nếu để nhu cầu này chiếm trọn ý nghĩ thì lại thật sự nguy hiểm. Cũng giống như chuyện đau răng, ai cũng sẽ đau răng nhưng nếu một người cả năm lúc nào cũng đau răng thì đây lại là một căn bệnh.

Làm việc và học tập đều rất vất vả, có những người để tránh sự vất vả đã trốn mình trong phòng, không làm gì, cũng chẳng quan tâm đến điều gì, hoặc đến những nơi vui chơi giải trí để hưởng lạc. Tuy nhiên, áp lực công việc vẫn luôn tồn tại ngay cả khi bạn trốn tránh sự vất vả.

Còn sống thì còn phải làm việc. Bởi vậy, khi hưởng lạc, con người phải tìm một cái cớ để biện minh cho hành động của mình. Đây là một việc rất dễ dàng. Sau khi tìm được cớ, họ đã có thể danh chính ngôn thuận để tìm sự hưởng lạc.

Sự hưởng lạc không có gì xấu, đó là một điều hết sức bình thường đối với con người. Nhưng đã là con người thì sự hưởng lạc lại phải có giới hạn. Bởi vì con người không phải chỉ sống vì bản thân mà còn phải sống vì trách nhiệm.

Đã phải gánh vác trách nhiệm thì không thể chỉ biết đến sự hưởng lạc của bản thân, không được có tâm lý lười nhác.

Những kẻ lười nhác chẳng bao giờ làm được việc gì. Làm việc gì cũng phải có tâm, phải bỏ sức lao động, trên đời chẳng việc gì có được mà không phải bỏ sức lao động. Có người không cần lao động cũng có được tiền của, đó là những người được hưởng tài sản thừa kế kếch sù, hoặc có người tự nguyện cung cấp cho họ; nhưng những người như thế không nhiều, đại bộ phận mọi người đều phải dựa vào bản thân để kiếm tiền.

Quả đúng vậy, sự lười nhác có thể đem lại cho con người sự hưởng thụ trong chốc lát, giúp họ thoát khỏi sự vất vả, mệt mỏi do lao động đem lại. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, sự lười nhác có thể đem lại niềm vui trong chốc lát nhưng đổi lại sẽ là sự đau khổ kéo dài.

Ngoài ra, sự sống được biểu hiện ở sự vận động. Có nghĩa là chính cơ thể con người cũng yêu cầu con người không ngừng vận động, không ngừng hoạt động, không ngừng lao động. Trong cuộc sống, có lúc cần hưởng lạc, nhưng cũng có lúc phải lao động. Bởi vì, xét nhịp điệu và quy luật cuộc sống của một người, nếu luôn mưu cầu sự hưởng lạc thì cũng rất mệt mỏi, không những cơ thể mà hệ thần kinh cũng không chịu đựng được.

Những người lười nhác, suốt ngày ở những trung tâm vui chơi giải trí hoặc ngủ suốt ngày, dần dần cơ thể sẽ béo phì, chân tay không muốn vận động, dễ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu cao, tắc mạch máu não… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Có hai phương pháp lý tính để đối phó với tâm lý hưởng lạc: Một là loại bỏ nó, có nghĩa là khi ý thức được bản thân có tư tưởng hưởng lạc, cần nỗ lực chế ngự nó, nỗ lực hướng sự chú ý của bản thân vào các hoạt động lao động, công tác hay học tập. Cách thứ hai là duy trì sự hưởng lạc một cách hợp lý, có nghĩa là không loại bỏ tâm lý hưởng lạc của bản thân mà biết cách lợi dụng triệt để tâm lý đó, biến nó thành một kiểu tâm lý có lợi cho bản thân.

Bản chất của tâm lý hưởng lạc là thúc đẩy con người vứt bỏ lao động, hưởng thụ cuộc sống, tuy nhiên, nếu một người có thế vượt lên trên cuộc sống hiện thực, anh ta có thể biến dạng tâm lý này thành động lực để thúc đẩy sự nghiệp của mình phát triển.

Không nên trốn tránh hiện thực

Trong cuộc sống xã hội, trốn tránh hiện thực gần như là một căn bệnh hết sức phổ biến. Biểu hiện của căn bệnh này rất phong phú đa dạng, dưới đây là 3 ví dụ có tính chất tiêu biểu:

Bà Sally Ford quyết định vào rừng sâu để sống cuộc đời ẩn dật cùng thiên nhiên, hưởng thụ khoảng thời gian hiện tại. Nhưng vào rừng rồi, suy nghĩ của bà vẫn hướng về những công việc mà bà phải làm ở nhà – lũ trẻ, thực phẩm, căn nhà, hóa đơn chứng từ…, bà băn khoăn không biết ở nhà mọi thứ có ổn không? Có khi suy nghĩ của bà lại hướng về phía trước, về những việc mà bà phải làm sau khi rời khỏi khu rừng. Thời gian cứ thế trôi đi trong những hồi ức quá khứ hoặc suy nghĩ về tương lai. Bà cũng mất đi cơ hội hiếm có để hưởng thụ cuộc sống trong môi trường thiên nhiên.

Sandy Shore đến nghỉ ở một hòn đảo, ngày nào cô cũng ra bãi biển tắm nắng nhưng không phải vì cô thích cảm giác được ánh nắng mặt trời chiếu lên cơ thể mà cô đang dự tính sau khi về nhà, những người bạn khi nhìn thấy làn da của cô họ sẽ nói gì. Suy nghĩ của cô tập trung vào một thời khắc nào đó trong tương lai, mà khi thời khắc đó đến, cô sẽ lại nuối tiếc vì không được nằm tắm nắng bên bãi biển nữa.

Peter Paker đang ép mình đọc một quyền sách. Đột nhiên cậu phát hiện ra mình mới đọc được 3 trang thì đầu óc đã mụ mị cả đi. Cậu không biết vừa rồi mình đọc những gì. Khoảng thời gian hiện tại cậu dùng đế nhớ lại bộ phim xem ngày hôm qua hoặc lo lắng cho kỳ thi ngày mai.

Những lúc như vậy, bạn nên hưởng thụ từng giây từng phút của hiện tại, nắm bắt lấy hiện tại. Đừng nên quên rằng, hy vọng, kỳ vọng hay tiếc nuối đều là những cách để trốn tránh hiện thực.

Làm việc là nghĩa vụ đầu tiên của cuộc sống

Cuộc sống là gì? Phillips Brooks đã trả lời như sau: “Khi một người biết anh ta phải làm gì, thì anh ta có thể nói to rằng: “Đây chính là cuộc sống”. Điều này không có nghĩa là một người phải lao động đến kiệt sức, nếm trải đủ đắng cay ngọt bùi trong công việc rồi than thở rằng: “Đây chỉ là vì cuộc sống”.

Dù làm một công việc bình thường nhất, con người cũng có thể cảm nhận được niềm vui và sự thỏa mãn từ công việc của bản thân. Ai cũng đều có lúc cảm thấy đau khổ, oán hận, bị mê hoặc, cảm thấy tự ti, tuyệt vọng… Nếu lúc đó họ có thể tập trung sức lực vào công việc, thì những ảnh hưởng phụ khiến chúng ta không thể sống một cách bình thường sẽ bị gạt bỏ sang một bên. Lúc này, chúng ta mới thực sự là những người kiên cường, có lòng tự trọng. Trong lao động, bạn có thể có được hạnh phúc và niềm vui chân chính, lao động làm ấm áp cuộc sống của bạn.

Johan Mill, nhà triết học người Anh nói: “Trong cuộc sống, có một chân lý không bao giờ thay đổi, dù là nhà đạo đức vĩ đại hay là một người dân bình thường, dù thế giới thay đổi như thế nào, bạn đều phải tuân thủ nguyên tắc, kiên trì niềm tin này. Đó là, sau khi tìm hiểu đầy đủ năng lực bản thân và các điều kiện bên ngoài, tiến hành các kiểu thử nghiệm, tìm được công việc thích hợp nhất với bản thân, bạn cần phải tập trung toàn bộ sức lực tinh thần để thực hiện”.

Cánh cửa cuộc sống không bao giờ mở ra với những người lười nhác. Mỗi người đều phải cố gắng phấn đấu làm việc bởi vì quá trình làm việc gắn bó với vận mệnh của con người.

Bill Gates nói: “Tôi chỉ tôn trọng hai loại người. Loại người thứ nhất là những người lao động bình thường, cần cù, không quản ngại vất vả, ngày qua ngày tiến hành cải tạo tự nhiên, họ khiến người khác phải tôn trọng. Loại người thứ hai là những người lao động để nhân loại có một thế giới tinh thần phong phú và độc lập. Lao động của họ không đơn thuần chỉ vì ngày ba bữa cơm mà còn để nâng cao chất lượng cho cuộc sống”.

Hàng nghìn năm nay, có điều gì có thể mang lại cho chúng ta sự phồn vinh thực sự ngoài tinh thần cần cù lao động? Lao động tạo ra cho người nghèo một cuộc sống mới, nó làm cho hàng chục triệu người không phải chết yểu, đặc biệt, lao động cứu được những người có vấn đề về tinh thần, thậm chí là những người có ý định tự sát.

Tránh xa khỏi cuộc sống nhàm chán

Bill Gates nói: “Trên thế giới này, cái gọi là cơ hội kích thích sự mạo hiểm sinh mệnh là thứ duy nhất bạn có thể làm. Vậy, tại sao không lập kế hoạch cho nó, tại sao không cố gắng để có một cuộc sống phong phú và vui vẻ?”

Trên thế giới có vô vàn những việc mang lại sự hứng thú. Phải sống một cuộc sống đơn giản nhưng không nhàm chán, hứng thú mà không cô độc, điều này đòi hỏi những kỹ năng trong cuộc sống.

Một người có trí tuệ, khi anh ta 40 tuổi, cuộc sống của anh ta đã đơn giản hóa đến mức tối đa, có nghĩa là đối với tất cả mọi việc, anh ta đều có thể giải quyết một cách có phương pháp chứ không để lãng phí.

Những người hiểu được kỹ năng sống không nhất thiết phải hiểu được nghệ thuật sống. Cái gọi là kỹ năng sống chính là kỹ năng nghề nghiệp – bạn có bản năng mưu sinh không? Nếu bạn trả lời là “có” thì bản năng mưu sinh của bạn chính là kỹ năng sống, bởi vì nếu không có kỹ năng này thì bạn không thể sống.

Những công việc vặt vãnh trong cuộc sống có thể đem lại cho bạn những kết quả khác nhau, vấn đề là bạn vận dụng những kỹ năng nào để giải quyết chúng. Những người thực sự biết cách sống lạc quan là vì cuộc sống của họ có rất nhiều sự hứng thú. Sự thoả mãn trong cuộc sống không phản ánh sự thành đạt trong sự nghiệp, cũng không phản ánh sự tiến triển của kỹ năng sống mà là kết quả sự nỗ lực của mỗi người, là sự an ủi có được về tinh thần. Nhưng sự an ủi này không phải là sự trừu tượng về tôn giáo, cũng không phải là sự huyễn hoặc của nhà triết học mà là sự chứng minh của sự thực.

Chúng ta mong muốn cuộc sống của bản thân không chỉ có được sự an ủi về tinh thần mà còn có được sự thăng hoa cảm xúc. Đối với cuộc sống, con người không nên tiêu cực, thất vọng mà phải nỗ lực hơn nữa, tạo cho tâm hồn mình một mảnh đất tươi đẹp.

Bất kỳ ai cũng muốn có được một cuộc sống hạnh phúc và tràn trề sức sống. Để thực hiện được nguyện vọng này, cần luôn luôn đón nhận những thách thức của các sự việc mới.

Chúng ta phải nỗ lực tìm kiếm sự hứng thú trong các sự việc, tìm kiếm những thử thách mới, đồng thời thể nghiệm một số phát hiện mới, từ bỏ cuộc sống vô vị, nhàm chán.

Tìm sự giải thoát trong công việc

Thay đổi công việc đôi khi lại là cách tốt nhất để chúng ta có được sự nghỉ ngơi.

Đang làm một công việc đến mức mệt mỏi, lúc này nếu bạn chuyển sang làm một việc khác, bạn sẽ cảm thấy sự thay đổi này giúp bạn có được sự nghỉ ngơi thực sự. Có rất nhiều người khi cảm thấy công việc quá nặng nhọc đã tận dụng phương pháp này để vừa có thể làm được nhiều việc vừa có được sự nghỉ ngơi thích hợp.

Bởi vậy, bạn nên lập kế hoạch cho công việc, phân chia thời gian trong ngày thành những khoảng thời gian nhất định. Giai đoạn thứ nhất thì làm việc này, giai đoạn thứ hai thì làm một việc khác, sau đó lại đổi một việc khác, sau cùng lại quay về công việc đầu tiên. Theo phương pháp này, không những bạn có thể làm được rất nhiều việc mà sau khi hoàn thành công việc của một ngày, bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi.

Kỳ lạ là khi chúng ta cố gắng vắt óc để nghĩ ra câu trả lời cho một câu hỏi mà vẫn không được thì lúc này, một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn cũng có thể mang lại cho chúng ta sự khởi phát.

Những người dễ xúc động và những người dễ phiền muộn rất khó duy trì được sự sáng suốt trong suy nghĩ. Khi không thể tìm ra đáp án cho một vấn đề nào đó, đa phần chúng ta sẽ nổi giận và phiền não, đồng thời ngầm hạ quyết tâm phải tìm ra đáp án bằng bất cứ giá nào, hoặc là không nghĩ đến nữa. Cả hai thái độ này sẽ khiến bạn không bao giờ có thể tìm ra câu trả lời. Cách tốt nhất là hãy tạm quên nó đi, chuyển sang làm việc khác, hoặc nghỉ ngơi một lúc. Đợi đến khi đầu óc tỉnh táo rồi tiếp tục suy nghĩ. Đa phần câu trả lời sẽ đến khi bạn hoàn toàn nghỉ ngơi, không suy nghĩ gì chứ không phải là lúc bạn dồn hết tinh thần và sức lực để suy nghĩ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.