201 Cách cư xử với người trái tính

Chinh phục những kẻ chuyên phê bình



122.

Nếu mọi thứ bạn làm đều hoàn hảo, thì các nhà phê bình sẽ không còn nữa. Nhưng trong thực tế thì điều này không thể nào xảy ra và bạn phải chấp nhận sự thật là luôn có ai đó sẵn sàng chỉ trích công việc của bạn. Vấn đề không phải là bạn có đối đầu với sự chỉ trích hay không mà là đối đầu loại vấn đề nào và có bao nhiêu vấn đề. Thật khó khi phải lảm việc chung với những người chẳng thể tìm ra điều gì hay để nói mà luôn than vãn và phủ định mọi chuyện. Nhưng họ ở đây và bạn phải tìm cách đối phó với họ.

123.

Một ông chủ chuyên phê bình người khác sẽ không bao giờ khen bạn và có thể chuyên đánh giá thấp chất lượng làm việc của bạn, điều đó cho bạn cảm tưởng là ông ta không thể quản lý nhân viên tốt. Người quản lý giỏi luôn tìm ra những cách tốt nhất để khuyến khích cũng như thúc đẩy nhân viên của họ. Đối đầu với một ông chủ như thế không giúp bạn tiến xa được. Với những ông chủ chuyên phê phán thái quá, hãy sẵn sàng gặp họ cùng với những dữ kiện: “Tôi hiểu ông đang nói gì, nhưng đây là những ghi chú ở cuộc họp vừa rồi. Ông muốn bản báo cáo này được hoàn tất vào ngày thứ tư và được làm giống như cái vừa rồi.” Đừng bình luận gì thêm.

124.

Đề nghị được ngồi cùng với chủ để triển khai một kế hoạch giúp tránh được phần nào những sai lầm trong tương lai. Việc định lập trường là phương thức hiệu quả nhất và tốt nhất. Điều này không đảm bảo chủ bạn thích, đặc biệt nếu như ông ta không có lý lẽ gì để bác bỏ. Nhưng ít nhất là ông ta không thể chê trách bạn về việc bạn muốn ngăn chặn lỗi lầm như cũ.

125.

Hãy chuẩn bị đối phó với những đồng nghiệp có thói quen bác bỏ tất cả ý kiến của bạn. Nếu bạn lường trước điều này hãy tham gia cuộc họp khi đã chuẩn bị tốt để chống lại mọi tranh cãi mà họ có thể đưa ra. Trước khi cuộc họp bắt đầu hãy cân nhắc kỹ càng bằng cách đưa ý kiến của bạn ra thử nghiệm. Ít nhất là bạn sẽ có một vài ý mà bạn tin chắc rằng nó đúng. Hơn nữa, bằng cách hỏi ý kiến nhưng đồng nghiệp khác, bạn sẽ cho họ một cơ hội để thể hiện cái sai hoặc làm cùn nhụt những lời chỉ trích của người này.

126.

Việc thu hút các đồng nghiệp không thích chỉ trích người khác sẽ giúp bạn rất nhiều, nó sẽ cảnh báo những người nhiều chuyện khác. Khi anh ta nhận ra rằng sự tranh cãi của anh ta sẽ gặp thử thách bởi ít nhất là hai người, anh ta có thể giảm những lời “hùng biện” của mình.

127.

Hãy hỏi các chuyên gia. Những lời bình luận đột ngột như: “Điều đó không thể thực hiện được” sẽ chẳng thay đổi được gì, mà hãy nói rằng: “À, Bill này, tôi rất quan tâm đến ý tưởng của anh, anh có thể giải thích chính xác là tại sao kế hoạch này vẫn chưa được thực hiện?” Mục tiêu của bạn là thảo luận mà không tranh cãi.

128.

Đừng đụng chạm đến những chuyện riêng tư. Những lời phê bình vụn vặt thường mang tính cách cá nhân dễ bị mất phương hướng. Đừng trả lời nhà phê bình này bằng sự phản công: “Ông luôn thích điều này. Làm sao mà vợ ông chịu nổi ông thế.” Đáng tiếc là những lời phê bình như thế ít ai chấp nhận. Mặc dù những “nhà phê bình” nham hiểm này có thể không hề bị ảnh hưởng gì, nhưng cũng không cần “ăn miếng trả miếng” như thế.

129.

Các đồng nghiệp hay chỉ trích có thể che giấu mối nguy hiểm của mình. Có lẽ hai trong số các bạn đang tranh nhau cùng một việc và một trong hai bạn có ưu thế hơn. Có lẽ kẻ thích phê bình bẩm sinh là người ghen tị. Trước khi bạn nhượng bộ và khiến cho mình bị tổn thương, hãy phân tích động cơ và lý do của hành động đó. Những lời độc ác ấy chẳng thể làm suy yếu bất cứ khả năng nào của bạn.

130.

Nếu kẻ phê bình lại hay phát ra lời tự chê trách thì sao? Một số người trong bọn họ hy vọng rằng có người sẽ theo đuôi họ và bảo là họ tuyệt như thế nào. Vâng, tất nhiên họ cũng không tin vào sự ngợi ca của bạn. Đừng có thói quen ban phát lời khen bừa bãi. Bạn nên bảo nhân viên của bạn cư xử như người lớn và có tài đối phó với lời phê bình và cả lời khen tặng.

131.

Nếu bạn không thể đánh nhau với họ, hãy thử tham gia cùng họ. Nếu bạn gặp phải lời phê phán thậm tệ, thì hãy cố gắng thuyết phục nhà phê phán rằng: “Sue, tôi biết cô có vài ý hay về điều này, và tôi nghĩ nó thật là tuyệt, tôi sẽ làm nó vào lần tới, nếu cô và tôi cùng kiểm tra dự án.” Không còn cách nào tốt để đối phó với những kẻ như vậy hơn là cùng làm việc với họ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.