201 Cách cư xử với người trái tính
Những đồng nghiệp gây đau khổ
24.
Mark Twain từng nói rằng có thể chọn bạn bè nhưng không thể chọn dòng họ, bà con. Điều này tương tự như tình huống trong công việc của bạn. Bạn có thể chọn công việc nhưng bạn không thể chọn đồng nghiệp. Bạn dùng đủ mọi cách. Để thăng tiến bạn cùng các đồng nghiệp bị đẩy vào một cuộc đua thật đáng sợ để thăng tiến với những thủ đoạn rất bẩn thỉu. Những người đồng nghiệp hay ganh tỵ là những người đáng sợ nhất. Sự đố kỵ của họ thường dẫn đến kết quả là họ đánh mất cả lòng tự trọng. Họ cố gắng hết sức để đạp bạn xuống và làm mọi cách để khiến họ “ngon lành hơn”. Đừng bao giờ tham gia trò chơi đó. Luôn luôn hành động lịch sự và quan tâm đến họ để nhận ra điểm mạnh của họ và động viên họ phát triển điểm mạnh đó. Sẽ không được gì nếu các bạn cứ thù nhau mãi. Bằng việc làm như thế, bạn có thể thành công trong việc xóa bỏ lòng ghen tỵ.
25.
Công việc của bạn phụ thuộc vào đồng nghiệp. Sự thật thì bạn có được thu nhập là nhờ người chủ nhưng bây giờ, ngày càng nhiều công ty làm việc dựa trên sự nỗ lực của cả đội. Bạn sẽ được nghe nhiều nhận xét khác nhau khi làm việc với nhiều người khác nhau. Hãy làm mọi thứ bạn có thể nâng cao tinh thần cộng tác hơn là sự cạnh tranh. Đừng phạm sai lầm, sự cạnh tranh “tốt đẹp” có thể đưa đến đỉnh cao của thành công, nhưng nó sẽ trở nên gay gắt khi mà những kết quả chung đạt được không rõ ràng. Đối thủ thật sự của bạn là các công ty khác bên ngoài đang ganh đua với việc kinh doanh của công ty bạn. Nếu bạn và đồng nghiệp xem nhau như kẻ thù, đội của bạn sẽ thua. Cách tốt nhất để kết thúc cuộc cạnh tranh không lành mạnh này là giải quyết tất cả hiềm khích và chỉ cho họ thấy giá trị của tinh thần đồng đội nếu muốn đạt được những kết quả chung đó: “Cả hai chúng ta đều biết là cần hợp tác với nhau để hoàn thành công việc.”
26.
Đồng nghiệp có thể sử dụng bạn cho những tin đồn ác nghiệt của họ. Cộng tác với một người như vậy bạn sẽ sớm tỉnh mộng. Chuyện đồn đại đó không hợp với đạo đức nghề nghiệp của bạn, nó cho thấy bạn là người không tốt. Những đồng nghiệp như thế sẽ không trách cứ gì bạn cho đến khi mọi việc vỡ lỡ. Nên tránh cái bẫy ấy bằng cách gạt bỏ đề tài đó hoặc bỏ đi và nói: “Tôi nghĩ chuyện đó không hay lắm…” hoặc “Tôi không muốn dính dáng đến những lời đồn đại đó.” Họ sẽ hiểu lời nói ngụ ý đó và thậm chí có thể họ ngưỡng mộ bạn về những gì bạn làm một khi họ nhận ra nó.
27.
Nếu bạn có một đồng nghiệp quá chậm hiểu, không thể hoàn thành nhiệm vụ đúng lúc, đừng quở trách, thay vì thế hãy bắt đầu với một kế hoạch tốt hơn. Hãy nhắm vào những vấn đề hơn là tính cách. Đặt ra thời hạn và điểm chuẩn dễ hiểu để đảm bảo công việc được thực hiện. Nếu cần thiết, hãy vẽ ra một kế hoạch làm việc trong đó ghi chính xác chi tiết là ai làm việc gì và khi nào làm. Một kế hoạch rõ ràng sẽ hạn chế khả năng trì hoãn kế hoạch vì khi đã viết trên giấy trắng mực đen thì không thể nào tránh né được.
28.
Bạn hãy nhớ lại cuộc bầu cử ở phương Tây mà Niccoló Machiavelli – một chính trị gia thời phục hưng ở Ý – đã chỉ ra cách giành và giữ quyền lực bằng cách hành xử khác với chuẩn mực đạo đức thông thường. Đáng tiếc, vào thời đó, những chính khách xảo quyệt mệnh danh là “Machiavellian” không chấp nhận. Tuy nhiên, một điều kỳ lạ là nếu bạn bị một ai đó bắt nạt thì bạn sẽ không lạc lõng trong tổ chức. Đoàn kết với nhau để chế ngự những kẻ có tội giúp cho tổ chức hoạt động. Đừng để kẻ đó tưởng rằng mình làm đúng bởi vì yêu cầu về công bằng và lương tâm sẽ vô ích đối với việc thay đổi thái độ cư xử của họ, hãy duy trì việc ghi chép thường xuyên, cẩn thận về những việc làm của những kẻ như thế, rằng họ làm khi nào và với ai, Nếu phải cần đến quyền lực cao hơn để ngăn chặn kẻ đó, bạn cần phải có đủ dữ liệu. Thật sự, dữ liệu này rất cần thiết cho sự sống còn của riêng bạn và của những đồng nghiệp đáng được quan tâm.
29.
Nếu bạn và đồng nghiệp cạnh tranh trong cùng một công việc thì đó là một tình huống không thoải mái, thậm chí rất khó chịu. Tốt nhất là hãy lịch sự cho dù người khác không xử sự như vậy. Đừng bao giờ hạ mình. Hãy làm những gì bạn có thể để nhấn mạnh lại trọng tâm vấn đề từ ý kiến cá nhân tới những dữ liệu: “Này, Henry, tôi biết là chúng ta đang làm chung một công việc. Anh cũng muốn nó như tôi. Nhưng tôi chỉ muốn anh biết là dù ai được chọn thì không nên hiềm khích gì cả. Đó chỉ là quyết định trong công việc. Tôi không muốn chúng ta trở thành kẻ thù.” Đừng tự lừa dối bằng cách nghĩ cả hai sẽ trở thành bạn thân, mà tốt hơn nên tin rằng cả hai biết cách hợp tác với nhau như hai đồng nghiệp vì đối thủ của bạn ngày hôm nay có thể là chủ bạn ngày mai – hoặc đó chúng là nhân vật chủ chốt giúp bạn thăng tiến trong công việc.
30.
Đừng để các cuộc tranh luận và các đối thủ dính dáng tới tình cảm riêng tư. Tránh chỉ trích đồng nghiệp theo quan điểm cá nhân. Những sự lăng mạ như vậy thường làm cho một tình huống xấu trở nên tồi tệ hơn. Đừng bao giờ nói như thế này: “Anh thì lúc nào cũng vậy. Anh thật là khó tiếp xúc” mà nên nói là: “Bob, tôi thành thật nói cho anh biết tôi nghĩ cách anh đối xử với Johnson là có vấn đề. Để tôi nói chi tiết…”. Tách vấn đề ra khỏi cá nhân đó, rồi hãy xử lí những chuyện quan trọng hơn.
31.
Bạn là người hiểu chuyện. Bạn đang ngồi trong một cuộc họp. Bạn vừa mới làm một bài thuyết trình và một đồng nghiệp xen vào: “Việc đó không là gì cả. Bộ phận của chúng tôi đang chuẩn bị làm đề án này trong vòng hai tuần”. Những người như thế sẽ làm mọi người cực kỳ khó chịu. May thay, hầu hết mọi người – những người thật sự lắng nghe – đều hiểu họ nên tin ai. Trong trường hợp này, giải pháp tốt nhất là cho họ những gì họ muốn và tiếp tục: “Vâng, tốt đấy Sue – một kết quả hoàn hảo, nhưng hãy quay lại với vấn đề hiện tại…”. Nếu người đó vẫn cứ cố chấp thì cô ta thật sự đang liều mạng đấy, bởi vì nếu cứ tiếp tục thì cô ta sẽ làm cho bản thân trở nên ngu xuẩn.
32.
Đối mặt với một đồng nghiệp quá trầm tĩnh (luôn kìm chế tình cảm) rất khó. Anh ta đang nghĩ gì? Vì sao? Một người như vậy thì nguy hiểm hơn những kẻ lúc nào cũng nói toạc ra những gì họ nghĩ. Các tốt nhất là bạn hãy cố gắng chiếm lấy niềm tin của anh ta, từ đó bạn có thể khám phá ra nhiều điều. Hãy hỏi người đó một vài vấn đề mang tính chất góp ý. Cố gắng lôi kéo anh ta vào quyết định của bạn.
33.
Nếu bạn cảm thấy không tự mình giải quyết được vấn đề với đồng nghiệp, hãy gọi cho tổ hòa giải. Không có gì khó khăn cả nhưng nên cố gắng tạo ra không khí hòa thuận. Nếu bạn có một người chủ hiểu chuyện thì hãy nhờ chủ đứng ra hòa giải, hoặc bạn có thể ngăn chặn tình huống xấu bằng cách đề nghị với sếp rằng có thể sẽ tốt hơn cho đồng nghiệp của bạn nếu anh ta làm việc ở nơi khác. Đừng làm cho những mâu thuẫn trở thành cuộc tranh đấu một mất một còn. (“Nơi đây không đủ chỗ cho cả hai”) mà hãy cho đồng nghiệp của bạn thấy được những triển vọng sau đó.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.