5 Sự Thật Không Thể Thay Đổi

CHƯƠNG 3: CUỘC SỐNG KHÔNG PHẢI LUÔN CÔNG BẰNG



Luật của đời sống chính trong đời sống với sự thuận tình không dè dặt của nó.



– MIRCEA ELIADE



ĐỜI SỐNG KHÔNG LUÔN LUÔN công bằng và con người cũng thế, kể cả chúng ta. Đôi khi chúng ta bị lợi dụng. Đôi khi chúng ta làm mọi việc đúng đắn và rồi vẫn thua thiệt. Đôi khi chúng ta hành động cẩn thận mà vẫn bị tổn thương. Người khác có thể hào hiệp với chúng ta, ấy thế mà chúng ta lại lợi dụng lòng tốt của họ. Hoặc chúng ta có thể hành động bằng thiện chí với kẻ khác, ấy thế mà những cố gắng của chúng ta không được tán thưởng hoặc bị hiểu sai. Cái định sẵn thứ ba thách thức khả năng đau buồn của chúng ta vì những mất mát gắn liền với sự bất công. Đây là công cuộc về tâm lí của chúng ta.



Nó cũng thách thức chúng ta không trả đũa những người làm chúng ta tổn thương. Đây là sự tu tập tâm linh của chúng ta. Cả hai thứ này hợp lại tương đồng với một sự chấp nhận vô điều kiện quy luật không thể biến cải là sự vật không phải luôn luôn công bằng.



Thách thức ở đây là chúng ta phải chấp nhận những mất mát với tấm lòng từ ái, cam kết hành động và suy nghĩ một cách thương yêu đối với kẻ khác, đặc biệt khi họ thử thách sự kiên nhẫn của chúng ta hoặc có hành động làm tổn hại đối với chúng ta. Nuôi dưỡng tâm từ ái khi người khác đối xử không công bằng giúp chúng ta giữ được tấm lòng mở rộng trong và qua khoảnh khắc bị tổn thương. Sự cởi mở không có nghĩa là chúng ta để mình biến thành những nạn nhân của việc xâm hại. Chúng ta chỉ để cho bản thân là những gì chúng ta thật là ở vào lúc thương yêu nhất, tức là dễ bị tổn thương nhất.



BÁO THÙ HAY HOÀ GIẢI?



Cái Tôi vị kỷ của chúng ta ưa thích sự trả đũa, điều này đối nghịch với lời dạy của Đức Phật. Sự tu tập tâm linh hữu hiệu là gì? Đó là tâm từ ái: một sự chấp nhận tỉnh thức, từ bi, thông cảm, một niềm tin rằng mọi người đều đáng giá và có thể tỉnh thức, và một sự cam kết vào hoà giải. Tâm từ ái giải phóng chúng ta khỏi bản năng trá đũa của cái Tôi.



Nếu tôi chấp nhận bạn như thể chính bạn mà không phản đối hoặc trách cứ, thì tôi không bị thúc đẩy phải đáp đối lại bạn. Tôi là một người làm chứng công bằng và nhanh nhẹn, nhìn thấy ngay ra sự thiếu công bằng nhưng không trừng phạt kẻ thiếu công bằng. Thay vì thế tôi lên tiếng và đồng thời tích cực hành động vì sự chuyển hoá của kẻ không tôn kính. Một sự tu tập tâm linh là nhận ra hành vi của kẻ khác mà không phê phán họ hoặc đối đáp với họ vì điều đó. Sự tu tập tâm linh ấy có một quyền năng thực hiện sự biến cải trong kẻ khác. Hoà giải thay vì trả đũa dẫn tới sự gần gũi giữa phía bị tổn thương và phía làm tổn thương. Thông thường, chúng ta chạy khỏi cuộc tranh chấp, hệt như chúng ta chạy khỏi sự gần gũi. Đối thoại là giao thế của việc rút lui hoặc trả đũa. Một người trưởng thành biết rằng đôi khi xảy ra những mất mát, rằng đôi khi cũng có những cuộc thương lượng thiếu công bằng và rằng bản thân có thể sống sót sau những mất mát đó. Một người trưởng thành tiến hoá về mặt tâm linh không bằng lòng với nỗi vui sướng của việc trả đũa mà chọn niềm hân hoan của tâm từ ái. Điều này xảy ra khi chúng ta xử sự phù hợp với những tiêu chuẩn của tình yêu thương.



Cần có đạo đức để tha thứ cho những kẻ không ân hận về cung cách họ đã lấn lướt chúng ta. Chúng ta không thể lên kế hoạch tha thứ hoặc xây dựng cho chúng ta có tấm lòng vị tha. Nó xảy ra khi chúng ta cam kết với bản thân là chúng ta không trả đũa. Chúng ta cảm thấy giận dữ khi kẻ khác đối xử không tốt với chúng ta. Chúng ta có thể lên tiếng về tổn hại mà chúng ta phải chịu, nhưng rồi chúng ta buông xả nhu cầu trừng phạt.



Đôi khi người ta thú nhận tội lỗi của mình và bày tỏ ăn năn. Tâm thức lành mạnh vốn được điều động để phát ra lòng từ bi khi nó nhìn thấy sự đau đớn và thua thiệt, hệt như nó phát ra sự tha thứ khi nó nhìn thấy sự sám hối. Sám hối là ăn năn, đền bù, và cam kết không lặp lại điều sai phạm. Khi kẻ khác thành thật ăn năn, nếu chúng ta không bày tỏ sự tha thứ là chúng ta sa vào tâm trí nhỏ nhen.



Sự trả đũa làm tổn hại tâm hồn người trá đũa và gây ra một sự mất quân bình trầm trọng hơn. Socrates[4] đã ghi nhận điều này: “Chịu đựng một sự bất công tốt hơn là phạm vào một điều bất công.” Thân thể và tâm trí chúng ta bị tổn hại vì sự bất công nhưng chính tâm hồn chúng ta cũng bị tổn hại vì sự trả thù. Trong một xã hội tiến hoá đề cao ý thức tâm linh, sự ham muốn trả đũa được thay thế bằng sự ham muốn hoà giải. Trong một thế giới như thế – buồn thay, chưa phải là thế giới này – mọi người đều có trách nhiệm và được yêu cầu đền bù, nhưng không ai bị trừng phạt. Trong đời sống cá nhân của tôi, liệu tôi đang sống trong thế giới tiền văn minh của sự báo thủ hay trong một thế giới mới của tình thương tha thứ và hoà giải?

Trả đũa nhằm

Hoà giải hướng tới

• Trừng phạt kẻ làm điều ác.

• Tìm cách chữa trị sự ngu si của kẻ làm ác.

• Làm ai đó phải trả giá.

• Khiến ai đó phải đền bù.

• Đòi ngang bằng.

• Bao dung và độ lượng.

• Bảo đảm sự an toàn của xã hội bằng cách trừng phạt kẻ sai phạm và không cho họ cơ hội sửa chữa.

• Bảo đám sự an toàn xã hội bằng cách từ bi với kẻ sai phạm và cho họ cơ hội sửa chữa.

• Đoán chắc vòng quay trả đũa tiếp diễn để có thể biện minh cho chiến tranh.

• Chấm dứt vòng quay trả đũa đế chiến tranh không còn là giải pháp được chấp nhận.

• Kết thúc câu chuyện.

• Khởi đầu một đối thoại.



Sự chấp nhận vô điều kiện của chúng ta với thứ định sẵn về không công bằng có hai lớp. Chúng ta thừa nhận sự bất công mà không có nhu cầu trả đũa. Chúng ta thừa nhận rằng xã hội chúng ta còn quá sơ khai, chưa có được một hệ thống toà án hoặc một chính quyền tìm kiếm sự phục hồi thay vì trả đũa.



Bởi vì chúng ta không bỏ rơi kẻ khác hoặc xã hội, chúng ta không bao giờ ngừng tìm kiếm một đường lối đế thay đổi sự vật cho tốt hơn. Nếu có ai đối xử bất công với chúng ta, chúng ta phải chắc chắn rằng có một sự thay đổi trong mối tương quan của chúng ta mà không phải đoán chắc rằng người kia sẽ bị trừng phạt. Kế hoạch trước xuất phát từ một nguyện vọng cứu chữa. Kế hoạch sau xuất phát từ khuynh hướng đen tối của cái Tôi bị bầm dập muốn quay lại làm đau. Chúng ta ghi nhận một sự khác biệt trong thứ định sẵn về bất công so với bốn thứ định sẵn kia. Ở đây sự chấp nhận vô điều kiện của chúng ta bao gồm công cuộc biến cải sự việc. Trong những thứ định sẵn khác chúng ta chỉ chấp nhận; còn thứ định sẵn này chúng ta chấp nhận và làm hết sức để có sự thay đổi.



Ta hãy thử tưởng tượng ý thức tâm linh trưởng thành đã trở thành nguồn cám hướng cho Shantideva (Tịch Thiên), một bậc thầy Phật Giáo của Ấn Độ ở thế kỉ thứ 8, viết bài thơ sau đây:



Nguyện những kẻ ở địa ngục



Thủ ghét và tổn thương



Biến thành những kẻ thương yêu



Mang hoa tới.



Thay vì nói rằng những ai thù ghét và làm tổn thương người khác thuộc về địa ngục, Ngài nhận ra với lòng từ bi rằng thù ghét và làm tổn thương người khác ắt phải cảm thấy như ở địa ngục. Thay vì mong mỏi rằng những kẻ thù ghét hoặc tổn hại phải bị trừng phạt, Ngài cầu nguyện cho sự chuyển hoá của họ.



TẠI SAO NGƯỜI VÔ TỘI LẠI BỊ HẠI?



Câu hỏi “Tại sao những người vô tội phải đau khổ?” hàm ý rằng kẻ có tội phải chịu đau khổ; họ phải bị trừng phạt. Sự trả đũa in sâu trong tâm thức chúng ta đến nỗi chúng ta trông chờ nó như một sự bảo đảm. Thông thường, sự trông chờ này áp dụng cho kẻ khác nhiều hơn cho chúng ta. Cái Tôi của chúng ta đòi hỏi rằng chúng ta được “bỏ qua dễ dàng” và có thể nổi điên khi chúng ta được yêu cầu phải trả giá cho những vi phạm của chúng ta.



Tôi không thể nào quên được những lời viết cảm động trên một tấm thiệp tôi đã nhận nhiều năm trước đây: “Với ngươi đồi nghiêng hơn. Thập giá nặng hơn. Nhưng chớ nản lòng, vì khi ngươi tường chừng đau khổ nhất hãy nhớ rằng lúc ấy chúng ta là những bạn đồng hành chân thật nhất.” Câu hỏi về lí do tại sao Thượng đế lại cho phép đau khổ thay đổi khi một ý thức tôn giáo trưởng thành hơn xuất hiện. Khi đó chúng ta biết rằng Thượng đế cũng đau khổ. Ấy là bởi vì điều chúng ta gọi là Thượng đế không phải là một hữu thể tối cao tách rời nhìn xuống chúng ta. Đúng hơn, Thượng đế có thể là nền tảng và thực tại sâu thẳm nhất của vạn vật.



Trong một ý thức tâm linh không trưởng thành chúng ta có thể cầu nguyện: “Hãy cứu tôi khỏi những thứ định sẵn của đời sống.” Trong một ý thức tâm linh trưởng thành chúng ta cầu nguyện: “Hãy ở cùng tôi trong những thứ định sẵn để tôi có thể đám nhận chúng. Hãy ở cùng tôi trong chúng hơn là huỳ bỏ chúng cho tôi. Tôi không muốn lỡ thiếu tất cả những gì chúng có thể dạy cho tôi.”



NGHỆ THUẬT THU PHỤC BẢN NGÃ



Bản ngã chúng ta bất bình về việc nó phải cúi đầu trước những điều kiện không bảo toàn cho việc thụ hưởng danh vọng, tiền tài, sức khoẻ, hạnh phúc. Cái bản ngã vô minh này không phải là một căn cước mà là một tập hợp của Sợ hãi, Bám víu, Kiểm soát, Danh tước. Đây là CÁI MẶT mà chúng ta đeo đẳng bảo vệ và sẵn lòng làm bất cứ điều gì để không bị mất nó. Bốn thứ kể trên là bốn động cơ của cái Tôi được thôi thúc và là nguyên nhân gây khổ đau cho chúng ta. Và việc gìn giữ cái Tôi có thể khiến chúng ta kiệt quệ.



THỂ DIỆN của cái Tôi có thể được chuyển hoá bằng sự cam kết tâm linh. Sợ hãi có thể thay bằng tình thương. Gắn bó có thể biến thành buông xả. Danh tước có thể đổi thành hành động vì công lí không thù ghét hoặc trả đũa. Cái Tôi đã tháo gỡ thể diện không còn thù ghét ai nữa. Thù ghét không nằm trong kho kịch bản của một con người lành mạnh, cả về mặt tâm lí và tâm linh.



Cái Tôi là một con ngựa hoang có thể được thuần hoá bằng một ý thức cao thượng hơn, bằng Phật tâm, bằng trạng thái hoang lạc của nhận thức và cởi mở, bằng tâm thức bất nhị, vốn là bản tính chân thực của chúng ta. Ở một điểm nào đó, kẻ thuần hoá ngựa đạt giác ngộ khi con ngựa đó chịu để cho người cưỡi và nó ở lại đây. Vào khoảnh khắc đó con ngựa cao ngạo của cái Tôi nhận thức rằng nó đang chống chọi với chính mục đích đời sống của nó: “Cái Tôi không có khả năng chiến thắng phô ra cho tôi thấy đây là tôi và đây đã là ý nghĩa cho tôi. Đây là lí do tôi có một cái lưng như thế này. Vậy, hãy để cho tôi được cưỡi.” Bây giờ cả hai cùng hoạt động như những người bạn đồng minh.



Cái Tôi của chúng ta cần được thuần hoá sao cho những năng lượng hoang dại của nó vào những việc tốt đẹp hơn. BỘ MẶT của nó có thể thay đổi: Năng lượng trong nỗi sợ hãi của nó trở thành niềm hứng khởi. Năng lượng trong sự gắn bó của nó hoá thành sự cam kết. Năng lượng trong sự kiểm soát của nó hoá thành khả năng thực hiện sự việc. Năng lượng trong danh tước của nó trở thành một cảm thức lành mạnh hoạt động không mệt mỏi cho công lý. Tất cả điều này đòi hỏi sự tháo gỡ của cái Tôi vô minh sao cho cái Tôi lành mạnh có thể tiến triển. Làm sao chúng ta có thể thực hiện dễ dàng việc chuyển tiếp này?



Như một sự tu tập tâm linh, hãy làm một bảng danh mục thâm sâu về tự thân trong mỗi đề mục dưới đây. Hãy xem chúng có phản ánh trung thực về bạn? Hãy viết lại chúng như những lời khẳng định nếu điều đó hữu ích cho bạn:



1. Chúng ta trở thành hoàn toàn trong suốt, không còn nỗ lực tỏ ra tốt đẹp.



2. Chúng ta chấp nhận hơn là chống đối bất kì điều kiện nào của sinh tồn. Chẳng hạn, chúng ta kiên nhẫn đứng trong hàng chờ đợi thay vì chen chúc xô lấn. Hay chúng ta chấp thuận cái chết của một đứa trẻ. Sự sầu muộn bao gồm cả nỗi buồn và nỗi giận nhưng không có nghĩa là chúng ta cảm thấy đắng cay hay muốn tự sát.



3. Chúng ta hành động một cách công chính trong những việc của riêng chúng ta và làm việc cho công lí trong xã hội.



4. Chúng ta không đánh mất cái nhìn về nhân tính thiết yếu của những kẻ làm điều ác, không bao giờ bỏ rơi việc chuyển hoá họ.



5. Chúng ta buông xả việc trông chờ sự thường hằng trong bất cứ điều gì, chẳng hạn sự liêm chính tuyệt đối trong chúng ta hoặc sự công bằng từ nơi kẻ khác.



6. Chúng ta thừa nhận mặt đen tối của chúng ta. Chúng ta thú nhận những sai lầm của chúng ta – trong hiện tại và trong quá khứ – và đền bù. Điều này giúp chúng ta buông xả những hối tiếc và giữ cho chúng ta khiêm tốn.



7. Chúng ta cảm thấy từ bi đối với những kẻ vô tội phải chịu đau khổ.



8. Chúng ta không thù ghét.



9. Chúng ta ngưng việc tìm kiếm sự hoàn hảo mà chỉ muốn trung thành với sự tu tập tâm linh của chúng ta.



10. Chúng ta xem những thứ định sẵn của đời sống như là những khoảnh khắc ban cho chúng ta một quà tặng và một cánh cửa. Chúng ta tạ ơn và bước qua ngưỡng cửa.



NHỮNG CAM KẾT VƯỢT NGOÀI BẢN NGÃ



Trí óc chúng ta chứa toàn bộ lịch sử tiến hoá của loài người. Theo nhà thần kinh học Paul MacLean, trí não con người có ba tầng lớp: tầng bò sát, tầng động vật có vú và tầng tri thức – lí tính. Chúng ta có thể nghĩ về cái cốt lõi bò sát bản năng của trí óc chúng ta như là sự thiết lập cảm quan của chúng ta về tác nhân và hành động trong một thế giới bao bọc hay đe doạ chúng ta, cho phép chúng ta phản ứng một cách sáng suốt. Tầng này của trí óc chúng ta liên quan mật thiết tới sự sống còn. Trí óc động vật có vú của chúng ta cho chúng ta một cảm quan về việc chúng ta tồn tại-với-kẻ khác và với toàn thể tự nhiên. Tiểu não hoặc trí óc con người có thể cho chúng ta một cảm quan về sự liên kết với một thế giới vượt ngoài những mối mảnh ghép thời gian.



Đây là nơi mà trí tuệ, sức tưởng tượng và tâm linh được hình thành và thịnh phát.



Khi cái Tôi của chúng ta bị mắc kẹt vào sợ hãi, chúng ta có thể hoạt động từ cái quá khứ bò sát của chúng ta và phá vỡ sự liên kết với kẻ khác. Điều này làm thui chột sự trưởng thành của nhân tính trọn vẹn trong chúng ta, một quà tặng cho chúng ta mà thiên nhiên đã phải mất nhiều nghìn năm để trao gửi. Chúng ta đôi khi sống như thể chỉ có sự sống sót là có thực, như thể những tài nguyên duy nhất của chúng ta thuộc loài bò sát. Đó là nơi chiến tranh, trả đũa, và xâm lăng ngự trị. Là con người chúng ta có bản tính cố hữu là thương yêu, nhưng sự sợ hãi có thể cản trở tình thương yêu đó phát triển. Điều đó là nguy hiểm, bởi vì nó là một sự rút ngắn của chính chúng ta, một mảnh vá trên tấm vải trọn vẹn của bản tính chúng ta. Đó là một sự chấp nhận có điều kiện đối với con người chúng ta là.



Mặt tối của của loài người bao gồm chiến tranh, diệt chủng, nô lệ, trả đũa, phân biệt chủng tộc, tục tế thần và tra tấn. Cái bóng tiêu cực này càng có mặt trong những hành xử của chúng ta thì xã hội càng trở nên suy đồi. Chúng ta chấp nhận những sự thực này hơn là chối bỏ chúng. Đồng thời, chúng ta không bao giờ từ bỏ công cuộc làm cho sự đổi thay trong khi vẫn biết rằng cái thiện hoàn hảo sẽ chẳng bao giờ có thể thắng thế trọn vẹn. Chiến tranh là một thứ định sẵn nhưng là một thứ định sẵn có thể đảo nghịch vào bất cứ lúc nào nếu chúng ta chọn lựa làm như thế.



ĐÁP ỨNG TỈNH THỨC CHO SỰ BẤT CÔNG



Chúng ta có thể mở rộng sự tỉnh thức vào sinh hoạt thường nhật của chúng ta bằng cách ghi nhận BỘ MẶT bản ngã của chúng ta trong những sợ hãi và quyến luyến. Rồi chúng ta chỉ dán nhãn hiệu cho chúng như những nguyên nhân của đau khổ mà không xấu hổ hay khiếp sợ. Sự bình tâm, nhận thức và chấp thuận như thế là một phương thuốc chữa trị sự bất mãn nền tảng của đời sống con người.



Không công bằng là về việc phá huỷ một liên kết của tin cậy. Tỉnh thức dẫn tới từ bi, cho nên tỉnh thức – giống như sự phát triển lúc thơ ấu và sự thân mật lúc trưởng thành – là về sự liên kết. Người ta có thể tường rằng tỉnh thức là một hoạt động đơn độc và do đó không dính líu gì tới sự tương liên của con người. Thế nhưng trong sự thiền định tỉnh thức, chúng ta theo dõi hơi thở của mình không phải chỉ như hơi thở của riêng chúng ta mà như là một với hơi thở của vạn vật. Chúng ta đang hít thờ trong bầu không khí mà tất cả chúng ta hiện đang chia sẻ và trước đây đã từng chia sẻ. Chúng ta đang thờ không phải như những cá thể mà như những người tham dự vào cái vũ trụ cũng đang thờ qua chúng ta. Mọi tu tập tâm linh là về mọi sự, một khi cái Tôi hoàng sợ không còn cầm lái.



Thiền định và tỉnh thức hàng ngày dẫn tới sự giải thoát khỏi sự cầm tù trong thành trì của cái Tôi. Để tán thành cho một đời sống ung dung tự tại bằng trí tuệ và từ bi. Thật vậy, tỉnh thức là trí tuệ giải thoát bởi vì nó khơi mở cho chúng ta BỘ MẶT chân thực của cái Tôi vô minh. Bởi đây cũng cũng là bộ mặt mà những con người đồng bạn với chúng ta cũng đang tìm cách cứu vớt, chúng ta cảm thấy từ bi đối với họ. Tỉnh thức như một sự thực hành thiền định, có nghĩa là ngồi mỗi ngày ít nhất 15 phút tập trung vào hơi thở. Khi những khuôn tâm trí của cái tôi – sợ hãi, ham muốn, phán đoán, kế hoạch, ảo tưởng – ngưng bặt, chúng ta nhẹ nhàng quay sự chú ý về thực tại ở đây và bây giờ của hơi thở. Đó là sự tỉnh thức như một sự chấp nhận với cái khoảnh khắc hiện tiền. Bằng một sự chấp nhận tỉnh thức, chúng ta tiếp xúc với một cái gì đó trong chúng ta – tâm Phật hoặc Phật tính, quyền năng cao thượng – không bị lùng đuổi vì công bằng hoặc bất công, được hoặc mất, thành công hoặc thất bại, khoái lạc hoặc đau đớn, vui hoặc buồn, khen thường hoặc trừng phạt, sống hoặc chết. Sự cam kết của chúng ta để chấp nhận cái hiện tại đúng như nó là, cho phép nó khai triển trọn vẹn và sống trọn vẹn trong nó, sẽ biến những thứ định sẵn thành những hồng ân. Những thay đổi và kết thúc trở thành những thị kiến về thực tại của sự vô thường nên chúng ta có thể buông xả một cách dễ dàng hơn. Những kế hoạch bị đổ vỡ đánh thức chúng ta vào sự huyền nhiệm của sự đồng hiện, một sự thiếu công bằng làm chúng ta càng hăng hái hoạt động hơn cho công lí. Sự đau khổ khiến chúng ta trở nên từ bi với sự đau khổ của kẻ khác. Sự không chung thuỷ hoặc thiếu tình thương của kẻ khác ban cho chúng ta tặng phẩm của nước mắt và khiến chúng ta càng đi sâu vào sự tu tập lòng từ ái. Việc chúng ta chấp nhận vô điều kiện thực tại khiến nó trở thành một tặng phẩm vô giá.



Mong sao tôi luôn đối xử công bằng và rộng lượng với kẻ khác, và mong sao tôi có thể yêu càu sự công bằng từ kẻ khác nhưng không đòi hỏi nó hoặc trừng phạt họ nếu họ đối xử bất công với tôi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.