5 Sự Thật Không Thể Thay Đổi

CHƯƠNG 6: NƠI AN TRÚ KHỎI NHỮNG THỨ ĐỊNH SẴN



CHÚNG TA SỐNG TRONG một xã hội luôn nỗ lực cưỡng lại những thứ định sẵn của đời sống. Việc xã hội coi trọng tiền bạc và danh vọng dẫn tới sự đau khổ cho nhiều người. Xã hội ấy nói không với những điều kiện không thể tránh khỏi của đời sống và cố tìm ra những phương thức để đảo nghịch chúng.



TÔN GIÁO NHƯ MỘT NƠI AN TRÚ



Sợ hãi chưa bao giờ biến mất khỏi xã hội loài người. Nó kết hợp sâu xa với ý tưởng rằng có những quyền năng vượt ngoài chúng ta, có thể làm tổn hại hoặc giúp đỡ chúng ta. Đó là lí do tôn giáo có thể nói nhiều về việc buông xả sợ hãi và cũng là lí do tôn giáo làm chúng ta hoảng sợ. Những nỗi sợ hãi sâu xa nhất của chúng ta xoay quanh những điều kiện sinh tồn của chúng ta. Tôn giáo cố tìm cách đáp ứng lại hoảng sợ đó bên trong chúng ta. Khi giáp mặt với sự bất công, phần lớn tôn giáo cho rằng người tốt sẽ được ban thường và kẻ xấu sẽ bị trừng phạt. Đối với sự thực rằng người khác không luôn luôn thương yêu hoặc trung thành, chúng ta có được sự an ủi khi biết rằng: “Thượng đế là thương yêu”. Dù cho người khác có rời bỏ chúng ta, Thượng đế không bao giờ để chúng ta hụt hẫng.



Một ý thức tôn giáo trưởng thành không chỉ giúp chúng ta đương đầu với những thứ định sẵn của đời sống một cách can trường mà còn khiến chúng ta hân hoan đón nhận chúng. Tôn giáo trưởng thành vinh danh đời sống này ở đây và bây giờ như một thách thức cần thiết cho sự tiến hoá của con người. Một lời cầu nguyện trưởng thành không phải là “Mong sao tôi không phải trải qua điều này” mà là “Mong sao tôi trưởng thành nhờ điều này.” Cầu nguyện như sự mở ra với các hồng ân vốn tới với mọi thứ định sẵn. Tất cả những gì chúng ta phải làm chỉ là mở lòng đón nhận cuộc sống như là quà tặng. Chúng ta toan tính níu giữ quyền kiểm soát là chúng ta chối bỏ hồng ân.



Con người chúng ta có mặt ở đây – trên trái đất này – như những sứ giả từ một tâm thức cao cả hơn, và bằng một sự chấp nhận đơn giản, thông suốt với thực tại là cung cách chúng ta hoàn tất sứ mệnh của mình. Một sự trung thành không chao đảo với những gì có thực đưa chúng ta tới tột đỉnh của tâm thức con người.



Một tâm thức tôn giáo trưởng thành chào đón chúng ta và đưa chúng ta tới những huyền nhiệm trong những sự kiện không khoan nhượng của đời sống. Nó bằng lòng để cho những thứ định sẵn của đời sống lưu giữ một thành tố huyền nhiệm hơn là giải thích chúng hoặc che chắn để cách li chúng. Nếu tôi xin một trái táo, bạn có thể chỉ cho tôi cây táo. Nếu tôi xin một cái áo, bạn có thể lấy một cái cho tôi trong tủ của bạn. Nếu tôi xin tình thương yêu của bạn, bạn sẽ đi đâu? Những thực tại quý báu nhất của đời sống con người vượt ngoài tầm nắm bắt của chúng ta nhưng nằm trong sự huyền nhiệm của những trái tim ta. Những thứ định sẵn của đời sống là những huyền nhiệm lâu dài nhất trong lịch sử loài người.



TÔN GIÁO VÀ AN TRÚ TRONG TỰ NHIÊN



Vào ngày thứ tám thiền định ở gốc cây Bồ đề, Thái tử Tất Đạt Đa đột nhiên thức tỉnh vào ánh sáng của tâm thức và Ngài thốt lên: “Thế giới kì diệu, vạn vật san sẻ bản tính giác ngộ [Phật tính].” Thiền sư Đạo Nguyên tường thuật lời của đức Phật trong cung cách hào hứng này: “ Khi ngôi sao mai xuất hiện, ta và đại địa cùng tất cả chúng sinh nơi đó, đồng thời trở thành Phật [giác ngộ].” Thái tử Tất Đạt Đa nắm vững rằng ánh sáng vô sắc của tâm thức ở khắp mọi nơi trong mọi dạng thức và được định sẵn. Chỉ vì tri kiến của cái Tôi của chúng ta bị điều kiện hoá và mê mờ nên chúng ta không nhận ra nó. Sự giác ngộ của Tất Đạt Đa là sự thừa nhận rằng đằng sau những vẻ bề ngoài của tử vong, cả trong thiên nhiên và trong chúng ta, là một cái gì vượt ngoài sinh tử. Những lời của Đức Phật vang vọng với những lời của Shakespeare trong vở kịch The Merchant of Venice (Người lái buôn thành Venice): “Sự tĩnh lặng êm đềm và ban đêm trở thành những vuốt ve của hoà điệu ngọt ngào… Hoà điệu như thế có ở trong những linh hồn bất tử, nhưng đương khi lớp áo bùn của tan vữa này [cái Tôi] quá nhiên phong kín nó một cách thô thiển, chúng ta không thể nghe ra hoà điệu kia.” Phật Giáo và mọi tôn giáo mang tới những sự an trú cho những chỉ hướng nghiêm khắc của đời sống. Những đáp ứng này gắn liền một cách mật thiết với tự nhiên. Sự ra đời, giác ngộ, và tịch diệt của Đức Phật đều xảy ra dưới một cội cây. Cây bồ đề chỉ là cái nền hay nó có dự phần trong sự giác ngộ của ngài? Đức Phật trả lời câu hỏi này một cách minh bạch khi, sau lúc giác ngộ, ngài ngồi bảy ngày đối diện với cây để bày tỏ lòng biết ơn với cây về phần việc nó góp vào sự giác ngộ của ngài. Tự nhiên là một con đường tới đời sống giác ngộ.



Những giáo huấn cốt lõi của Đức Phật là sự đau khổ là có thật và xảy ra ở khắp nơi, tầm quan trọng của việc buông xá quyến luyến, sự thật về vô thường, sự vắng mặt của việc tách lìa của một cái Tôi đứng độc lập tự do, và quyền năng của những thực hành về tỉnh thức và từ ái. Tự nhiên cung ứng chính những bài học cũng như thế này: chúng ta và toàn thể cõi tự nhiên đều đau khổ. Cây buông trút lá và hoa buông trút cánh và chúng ta buông trút tuổi thanh xuân và chính đời sống của chúng ta.



Những giai đoạn và những tiết mùa dạy về sự vô thường.



Sinh thái học dạy về sự liên kết hỗ tương. Ngay cả sự thực hành về tâm từ ái cũng được phản chiếu trong tự nhiên, bởi tự nhiên ban tặng rộng lượng cho người khôn và kẻ dại như nhau.



Lời dạy của Phật Giáo rằng không có một bản ngã có nhiều nét tương đồng với định nghĩa của thánh Thomas Aquinas về tâm linh như là “một sự liên kết với vạn vật.” Đây là một sự tán thường tự nhiên. Huyền học của thánh Francis [Franxicô ở Assisi] cũng bao gồm một nhận thức rằng tự nhiên là anh chị em đối với chúng ta “anh mặt trời, chị mặt trăng”.



Hơn nữa, trong nghi thức của Kitô giáo, phản ánh thánh kinh Do thái, có những lời: “Trời và đất đầy những vinh quang của Ngài!” (tác giả nhấn mạnh). Đồng thời, có những thành tố trong giáo huấn tôn giáo truyền thống khinh rẻ tự nhiên:



• Thế giới tự nhiên là một nơi cư trú cho loài người chúng ta trong khi chúng ta lo liệu việc giải thoát của mình. Nó không phải là một phương tiện của hồng ân qua đó chúng ta được cứu vớt hoặc giác ngộ. Tự nhiên chỉ là một phương tiện để đi tới một cứu cánh.



• Chỉ có loài người mới được sáng tạo trong hình ảnh của Thượng đế.



• Loài người chúng ta được ban cho sự thống trị trên toàn cõi còn lại của tự nhiên.



• Tự nhiên được điều phối theo đẳng cấp thành những thứ và lớp về cơ cấu, với con người ở chóp đỉnh.



• Tự nhiên có nghĩa vụ phải hỗ trợ chúng ta trong khi chúng ta tận dụng nó, và nó chỉ có giá trị tạm thời, bởi nó sẽ kết thúc trong lửa đỏ.



• Thượng đế đã sáng tạo tự nhiên và hiện đang ở bên trên nó. (Trong truyền thống của Do Thái Giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, Thượng đế sáng tạo thế giới và thế giới cách biệt khỏi Thượng đế.



Khi một huyền thoại xác định rằng một nữ thượng đế đã sáng tạo thế giới, thế giới đó là chính thân thể của bà. Chẳng hạn, Nut là nữ thượng đế trong nền huyền thoại Ai cập là vị nuốt mặt trời vào lúc hoàng hôn và sinh ra nó lúc rạng đông, trong khi chính bà là bầu trời.)



John Scotus Erigena, một nhà thần học Công giáo vào thế kỉ XIII, đã viết rằng “thế giới tự nhiên là Thượng đế như được xem bởi chính ngài.” Thiền sư Đạo Nguyên, trong cùng thế kỉ, luận về Kinh Niết bàn (Nirvana Sutra): “Mọi chúng sinh hữu tình đều có phật tính không có ngoại trừ.” Như thế, đối với ông, những vật tự nhiên sở hữu tính chất của Phật, đại diện nó, và còn trở thành những hiển linh của ngài. Đạo Nguyên tán thán quyền năng dạy dỗ của tự nhiên: “Khi bạn tu tập đúng cách, những âm thanh và hình tướng của những dòng nước trong thung lũng và những hình tướng và âm thanh của những ngọn núi đều trở thành lời kinh tiếng kệ…” Đạo sư Ấn Độ giáo Sri Aurobindo viết: “Tiến trình ẩn mật của tự nhiên là bộc lộ sự hiện hữu thiết yếu qua biểu hiện các quyền năng và dạng thức của nó… trở thành chính chúng ta là việc duy nhất phải làm; nhưng chúng ta đích thực là cái bên trong chúng ta, hiện hữu linh thánh của chúng ta… Hiện hữu và hiện hữu trọn vẹn là mục đích tự nhiên trong chúng ta.”. Vậy nên chúng ta có thể thưởng dụng trái đát như một vương quốc tâm linh thân thiết nhất và phong phú nhất. Đó là một thành Jerusalem mới, cõi Tịnh độ của Phật, thiên đường của chư thánh, một cõi niết bàn tự nhiên, một nơi an trú thiêng liêng.



BA NƠI AN TRÚ HOẶC TAM QUY



Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo đều quy chiếu về Thượng đế như một nơi an trú. Phật Giáo cung ứng ba nơi an trú giúp chúng ta có thể giáp mặt với những thứ định sẵn của đời sống với lòng can đảm và minh triết. Những nơi an trú này là Phật (Buddha), Pháp (Dhama), và Tăng đoàn (Sangha). Đây không phải là những sức mạnh bên ngoài che chở cho chúng ta khỏi khổ đau của đời sống. Đúng ra, đó là những thể hiện của ba năng lực về giác ngộ bên trong chúng ta. “Phật ở đây không phải là người đàn ông Ấn Độ đã sống cách đây cả 25 thế kỉ trước – mà là tâm thức giác ngộ của bất cứ chúng sinh nào. Pháp quy chiếu về những lời dạy và những phép thực hành tu tập do Đức Phật cống hiến để dẫn tới sự giác ngộ. Tăng đoàn là cộng đồng những người tu tập bạn bè trên con đường tới giác ngộ.



Ba nơi an trú của Phật Giáo mở rộng cho mọi người thuộc bất cứ nền tảng nào. Bất cứ ai cũng có thể nương tựa vào Phật như một lời nhắc nhờ, nguồn cảm hứng: giống như ngài, chúng ta có thể đánh thức bản tính chân thực của chúng ta; chúng ta có thể nhận ra mình đã đau khổ do ảo tưởng. Nơi an trú của Pháp là nơi an trú của sự thực hành tâm linh là con đường từ ái. Và trong nơi an trú của Tăng đoàn, hoặc cộng đồng, chúng ta san sẻ ý nguyện tỉnh thức với những người khác và có được sức mạnh trong sự liên kết với mọi người trên con đường trí tuệ và từ bi.



Thế giới tự nhiên phản ánh cả ba nơi an trú này.



Phật tâm là hiển nhiên trong tất cả những gì hiện hữu trong tự nhiên. Tự nhiên là một cõi sinh thái bao la gồm những sự phụ tương thuộc và chúng ta không bao giờ có thể đứng một mình. Pháp là trật tự của thực tại, và điều này hiển hiện trong tự nhiên. Và khi chúng ta trải qua thời gian trong tự nhiên, chúng ta bắt đầu tán thường toàn bộ gia đình gồm những con người, sự vật, muôn loài là Tăng đoàn chân chính của chúng ta.



Theo truyền thống Phật Giáo, tất cả chúng ta đều đang là Phật sẵn rồi, tất cả chúng ta là người và là mọi thứ trong tự nhiên. Phần lớn chúng ta chỉ chưa hiếu ra thực sự chúng ta là gì. Nhưng dường như tự nhiên biết rõ. Trong thế giới tự nhiên, thực tại thường xuyên được trình ra và giáp mặt một cách nghiêm túc. Thiền sư Nhật Bản là Đạo Nguyên nói: “Tự nhiên đang thực hành đạo Phật.” Tự nhiên luôn luôn có mặt với những gì hiện hữu; tự nhiên luôn luôn nói vâng.



Quan niệm của Phật Giáo về Pháp cũng có thể hiểu được như là luật nội tại của sự vật, những quy tắc theo đó sự vật hoàn thành chính mình và đóng trọn vẹn vai trò của chúng trong cuộc tiến hoá. Thái độ chấp nhận vô điều kiện với những thách đố không thể tránh của đời sống cho phép chúng ta tự hoàn thành. Trong cái nhìn của tôi, tinh tuý của việc tu tập tâm linh là vun bồi một sự chấp nhận vô điều kiện. Những thứ định sẵn của đời sống hoá thành những cánh cổng vào giác ngộ khi chúng ta chấp nhận trong ý, trong lời, và trong việc làm. Tăng đoàn, như tôi đã giải thích, là đoàn thể mà với họ chúng ta cùng san sẻ một sự thực hành về tâm linh. Nhưng tăng đoàn cũng có thể là gia đình chúng ta, một nhóm hỗ trợ, hoặc những ai mà cùng họ chúng ta san sẻ những mục đích hoặc niềm tin quan trọng. Chúng ta cảm thấy một tình bằng hữu với họ khi chúng ta cùng nhau theo đuổi một con đường đạo. Chúng ta tin cậy sự hỗ trợ của họ và tặng họ sự hỗ trợ của chúng ta. Và khi làm điều này, chúng ta tuyên bố rằng chúng ta không phải là những hữu thể rời rạc mà là những hữu thể tương liên và tương tác.



Ba nơi an trú mà chúng ta tìm thấy trong Phật Giáo là ba tia lửa thắp sáng chúng ta lên, là ba hồng ân khích lệ làm chúng ta thành những người mang ánh sáng , là ba thúc đẩy đề giúp chúng ta nhảy vọt lên. Đó là lí do chúng được ví như là tam bảo, tức là ba kho báu giá trị trên con đường tâm linh:



Cầu xin loài thiên long của đạo pháp bất khuất



Chụp lấy cái tôi lấn lướt



Và mổ nó cho sạch



rong sự thanh khiết của giác ngộ không thối chuyển.



SỰ XAO LÃNG HOẶC NGUỒN NĂNG



Một số an trú là hữu ích; một số có thể làm hại chúng ta. Một số là thích hợp; một số chỉ “thích hợp cho giải trí cuối tuần”. Thỉnh thoảng đi mua sắm tha hồ, thỉnh thoảng nhậu nhẹt, không có nghĩa là bỏ đi rồi. Chỉ khi chúng trở thành nghiện ngập mới là nguy hiếm. Tôi đinh ninh rằng một sự thực hành tâm linh là quan trọng trong tiến trình từ bỏ nghiện ngập. Tuy thế, phương tiện thiện xảo đối với việc phục hồi thì đa dạng, chứ không phải đơn giản. Những con người muôn màu muôn vẻ như chúng ta cần mọi sự giúp đỡ chúng ta có thể tìm được.



Một số an trú làm chúng ta xao lãng và một số là nguồn năng. Một phần trong tâm linh trưởng thành là có sự khôn ngoan để biết ra cái khác biệt giữa hai thứ đó. Những an trú như là nguồn năng tích cực: quan hệ, bạn bè, nghệ thuật, tự nhiên, âm nhạc, tính sáng tạo, sự nghiệp, vui chơi, thiền định…



Đối với biết bao người trong chúng ta, những an trú nguồn năng thanh thản của Phật Giáo – Phật, Pháp, và Tăng – không khiến người ta nhớ được con đường đi.



Thực vậy, một người đôi khi đi quá đà đến nỗi phát biếu:



Thôi được, luôn luôn tôi có thể tự sát để giải quyết những vấn đề của mình. Tôi cho tôi lối thoát đó.” Shakespeare minh định một sự phó thác lành mạnh như thế này trong vở kịch Vua Lear:



Chư thần hằng hiền từ xin cất hơi thở của tôi khỏi tôi;



Chớ để cho tinh thần tồi tệ của tôi lại cám dỗ tôi lần nữa



Chết đi trước khi đẹp ý ngài.



Không phải tình cờ ngẫu nhiên mà Thi thiên (Psalm) thứ 23 trong Thánh kinh được tụng đọc nơi những đám ma hơn những đám cưới. Có lẽ ai đó đã nhận ra rằng “những đồng cỏ xanh tươi” và “những dòng nước lặng lờ” không hấp dẫn với người sống. Chọn những nơi an trú được cống hiến trên con đường tâm linh nghĩa là từ bỏ những trạng thái biến cải và những ngã rẽ đào thoát đề trân trọng cuộc đời như nó là. An nghỉ trong thực tại đó cho chúng ta một sự điềm tĩnh mà nhiều người trong chúng ta lại xem là cực nhàm chán. Nhà thơ Byron viết: “Đôi khi tôi hồ nghi không biết một cuộc sống êm đềm và không xao động có hợp với tôi chăng – tuy thế thỉnh thoảng tôi vẫn mong mỏi nó.” Tôi tin rằng phần lớn chúng ta xử sự đúng theo lời phát biểu đó, dẫu cho chúng ta bảo rằng chúng ta hẳn nhiên muốn sự thanh thản.



Sự an nghỉ vào ngày lễ Sabbath[5] cuối tuần xảy ra bất cứ khoảnh khắc nào trong đó chúng ta không bị thúc đẩy hoặc chặn đứng do sợ hãi hoặc tham muốn. Chúng ta thường ưa thích bi kịch hơn, những dông tố của sợ hãi và ham muốn, sự bất trắc và hoang mang đi cùng với những quan hệ và chọn lựa phức tạp. Khuynh hướng này không phải toàn là tiêu cực đâu. Căng thẳng và bùng nổ, trong những liều lượng nhỏ, có thể mang tính sáng tạo và có thể phóng chúng ta vào những khả tính mới. Chúng có thể kích động trí tưởng tượng của ta và thôi thúc chúng ta hăng say lao về những chân trời mới. Thỉnh thoảng chúng ta phát điên để hoá thành an lành trong tâm trí.



NHỮNG SUY NGHĨ SAI LẦM



Giáp mặt với những thứ định sẵn của đời sống, chúng ta có thể tìm chốn an trú trong những ý nghĩ mê tín hoặc những nghi thức ma thuật về an toàn mà chúng ta biến báo ra để che chở cho chính mình khỏi cái mà chúng ta sợ hãi cho rằng nó là một thế giới kinh hoàng, không thể tiên đoán và trừng phạt. Đó là suy tư ma thuật, sử dụng những ước vọng và lo sợ của chúng ta để giải thích những gì đang xảy ra hoặc có thể xảy ra. Nó lắng nghe cái cảm thức sơ khai tập thể của chúng ta về nguy hiểm và các ảo tưởng kéo theo. Chúng ta lầm lẫn một sự liên kết vì sợ hãi hoặc ước vọng với một sự liên kết đích thực. Sau đây là một số ví dụ về những niềm tin sai lầm:



• Thực tại sẽ trở thành hoặc mãi như hình ảnh trong tâm tư của tôi về nó.



• Có một cái gì đó luôn là sai trật đối với tôi và tôi không biết hoặc chỉnh đốn nó mặc dù mọi người khác đều nhận rõ về nó.



• Tôi đã mang tội từ thuở đầu đời và vẫn còn chưa bị trừng phạt đến nơi đến chốn.



• Chúng ta có được những gì mà chúng ta xứng đáng.



• Tôi luôn cảm thấy mắc nợ một điều gì đó với Thượng đế hoặc tôi còn phải trả nợ cho một điều gì đó tôi đã làm sai mà không thể chấn chỉnh được.



• Nếu không phải vì cái điều duy nhất này xảy ra hoặc một điều đặc biệt ắt xảy ra, mọi thứ bây giờ hẳn là hoàn hảo.



• Nhu cầu hiếm khi được thỏa mãn, vậy nên tôi phải làm việc cật lực và coi như mình may mắn vì đã tìm thấy chút ít thoả mãn nào đó.



• Tôi phải chụp lấy cơ hội này ngay bây giờ bằng không sẽ mất nó. Không có thời gian để ngừng lại tỉnh thức.



 • Nếu người ta đã biết tôi như tôi thực sự là, họ chắc sẽ chẳng thương yêu tôi.



• “Cái gì đi quanh, thì vẫn luôn trở lại.” Đây là một mong ước của một cái tôi, trả đũa vì bị thất vọng, không phải một sự diễn biến của nghiệp lực.



• Nếu tôi không giữ được sự kiểm soát, mọi thứ sẽ tan vỡ.



• Nếu tôi công khai vấn đề này, nó sẽ trở thành càng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn. Nếu tôi không nhắc nhở đến nó, nó sẽ không còn tồn tại.



• Hạnh phúc không trường cửu nếu tôi hưởng thụ nó quá nhiều. Sự phấn khởi tràn trề là nguy hiếm.



Đồng minh với những suy nghĩ sai lầm là suy tư vọng tưởng. Chẳng hạn tôi mong đợi điều cải thiện trong tương lai, mặc dù tôi chẳng làm điều gì để điều đó xảy ra. Tôi tin rằng nền kinh tế chẳng bao lâu sẽ khám khá hơn, mặc dù không căn cứ vào thực tại..



NHỮNG NƠI ẨN TRÚ



Khi chúng ta sợ hãi những thứ định sẵn của cuộc sống, chúng ta núp lánh vào những chỗ khuất lấp trẻ con nhất của chúng ta. Nó có thể là những sự chắc chắn tuyệt đối của tôn giáo hoặc thú vui nghiện ngập. Nó có thể là bất cứ cái gì mang lại sự xao lãng và an ủi. Trên nền tảng của sự sợ hãi, chúng ta mất lối về những nhu cầu và ước vọng đích thực của chúng ta. Chúng ta chính là kẻ tạo tác chính những nhu cầu và ước vọng của mình. Chúng không bắt chước những nhu cầu và ước vọng của kẻ khác, chúng cũng chẳng do kẻ khác áp đặt cưỡng bách lên chúng ta.



Đối với nhiều người trong chúng ta, những nơi trú ẩn của chúng ta đôi khi không phải là Thượng đế, hoặc tự nhiên, hoặc Phật, Pháp, và Tăng. Đôi khi chúng ta giáp mặt với căng thẳng, tranh chấp, hoặc xáo trộn nội tâm thì đó có thể là rượu, thức ăn, tính dục, ma tuý, cờ bạc, mua sắm, và v.v. Hoặc chúng ta có thể tìm an trú trong đầu óc của mình. Chúng ta có thể làm điều này bằng hai cách. Chúng ta chối bỏ những gì đã xảy ra, tác động của những gì đã xảy ra, hoặc chúng ta kiếm cớ đổ lỗi cho những gì đã xảy ra sao cho chúng ta không phải cảm thấy phải đáp ứng bằng cái gì. Đây là một sự chối bỏ chấp nhận vô điều kiện đối với bất cứ sự kiện nhức nhối nào của đời sống đã khởi ra. Thứ hai chúng ta có thể trút năng lực vào việc suy tư về sự vật cho thấu suốt bằng việc sử dụng những phân tích của chúng ta. Ngay cả điều này nữa cũng có thể dựa vào một sự sợ hãi về tác động trọn vẹn của cảm xúc của mình. Có lẽ chúng ta còn chưa tin cậy vào sự trải nghiệm của tỉnh thức, với sự chú tâm cần thận và tỉnh táo với thực tại, mà không bị những xao lãng an ủi và đầu óc bày đặt ra.



Người ta trở nên thận trọng hơn khi chúng ta bị thương tổn. Đây có thể là lí do chúng ta che giấu cảm xúc của mình. Trong đời sống, tôi có thể thấy rằng tôi thường che giấu cảm xúc lẽ ra có thể làm cho tôi hấp dẫn hơn. Tôi tránh việc để cho kẻ khác thấy tôi tang thương, hãi sợ, hoặc thiếu thốn mà đôi khi tôi thực sự cảm thấy. Tôi che giấu sự thật rằng một trong những sự thật là – khổ đau là một phần của đời sống – áp dụng là một kẻ “tai to mặt lớn” như tôi. Điều này là đối nghịch với việc đi tới một sự tu tập tâm linh, gia nhập một đoàn thể, hoặc cộng đồng tôn giáo, hoặc xã hội, gặp một nhà trị liệu, hoặc người bạn, để bày ra những cảm xúc của và tìm sự giúp đỡ, chia sẻ. Trú ấn trong những nguy trang mà tâm trí của cái tôi bày đặt ra là đối nghịch với việc đi tới sức mạnh nội tại của chính tôi hoặc tới tâm giác ngộ của tôi.



Tôi sẽ ăn quá độ, ăn vặt hoặc tìm kiếm những thức ăn khiến tôi cảm thấy thoải mái. Tôi an ủi mình bằng việc ăn thay vì mở lòng với những trải nghiệm tâm linh.



Hoặc là khi điều gì đó làm tôi u uất, tôi sẽ ngưng ăn hoặc ăn rất ít. Những xu hướng của tôi được huấn luyện sau bao năm như thế đế phản ánh những tâm thái của tôi. Nó không được huấn luyện để đi tới Tam bảo của đạo Phật hoặc tới những giá trị mà đạo pháp cống hiến. Khi tôi còn nhỏ, ăn là một nơi an trú và là một nghi lễ. Thực phẩm không phải là chất đốt; nó đã là một giải đáp. Nếu tôi bảo bà tôi rằng tôi cảm thấy buồn, bà ắt nói: “Cháu cứ ăn cà nướng là sẽ cảm thấy khá hơn ngay.”



AN TOÀN TRONG VÔ TRÚ



Chỉ khi nào tất cả những cái nạng và chống đỡ đã bị phá gẫy… và không còn hi vọng gì về sự an toàn, mới có thể thành trải nghiệm được… nguyên mẫu của ý nghĩa.



– C.G.JUNG



Năm thứ định sẵn của đời sống thì kinh hoàng đối với hầu hết chúng ta. Chúng ta hoảng sợ với ý nghĩ rằng những gì chúng ta yêu quý sẽ bị mất, kế hoạch sẽ đổ vỡ, bất công và khổ đau xảy ra… chúng ta sợ cả việc người ta khác làm chúng ta tổn thương. Chúng ta hi vọng một nơi an trú hoặc sự bảo đảm an toàn khi giáp mặt với những điều kiện sinh tồn. Những nơi an trú trở nên tiêu cực khi chúng hướng ta tới sự chối bỏ và tích cực khi chúng hướng ta tới sự chấp nhận. Ba nơi an trú trong Phật Giáo là những nguồn năng yêu cầu sự có mặt trọn vẹn trong thực tại, không tô điểm cũng chẳng mang giáp trụ bằng những bày đặt trong tâm trí của chúng ta. Sự che chở mà tỉnh thức cống hiến là sự che chờ an toàn trong việc không chạy trốn. Không chạy trốn cái Tôi có nghĩa là sự chiến thắng của phật tính trong chúng ta, bản tính đích thực của chúng ta.



Trong những tháng cuối đời, Đức Phật nói với các đệ tử: “Hãy an trú trong chính tự thân của các con chứ không phải cái gì khác. Trong các bạn đủ cả Phật, Pháp, và Tăng rồi. Đừng có trông tìm những thứ xa ngoài các bạn. Mọi thứ ở trong tâm của chính các bạn.” Mục đích trung tâm của việc an trú trong bất cứ lề lối thực hành tâm linh trưởng thành nào là nhập vào trải nghiệm của bạn, trong bất cứ dạng thức nào. Chúng ta để tự thân cảm nhận nó trọn vẹn, hiện hữu trong nó như thể nó là, và chúng ta không cố thay đổi hoặc cố định hoặc kết thúc nó. Chúng ta đế nó có đủ thời gian tự diễn tiến xong. Khoa tâm lí hiện đại ngày nay cho chúng ta lời khuyên: tìm hướng giải quyết qua việc dấn thân trọn vẹn vào trải nghiệm của chúng ta bất kể nó nhức nhối đến đâu.



Chúng ta không thể an trú trong sự cảm thấy tốt lành, bởi điều đó không thể bền vững. Điều bền vững và nuôi dưỡng chúng ta là sự chấp nhận những gì đang hiện hữu, “chấp nhận cả cái tốt và cái xấu.” Điều này chỉ có thể xảy ra khi chúng ta không quyến luyến với cung cách sự vật phải nên là thế nào. Không quan niệm nào có trọng lượng trừ những quan niệm phản ánh thực tại một cách chuần xác. Có lẽ đây là điều mà thiền sư Phật Giáo Tây tạng Chogyam Trungpa muốn nói tới: “Tốt, xấu, hạnh phúc, buồn đau, tan biến như một cánh chim trên trời.” Ánh sáng của trí tuệ và từ bi chỉ xảy ra khi những cá nhân hành động bằng từ bi và trí tuệ. Đó là huyền nhiệm của việc Nhập thể: những quyền năng tâm linh phi thời gian hoạt động trong thế giới của thời gian qua các cá nhân. Hữu thể đạt tới chúng ta trong những hữu thế – và chúng ta là những hữu thể ấy.



An trú như vậy là liên hệ trực tiếp với khá tính cao cả nhất của con người: đồng tâm trong chúng ta đi trong Jesus hoặc Phật, trở thành trong đời chúng ta những gì họ đã là trong đời họ. Như Đạo Nguyên nói: “Sinh tử hoàn toàn là con đường thích hợp cho phật tâm.” Tôi là sự bộc lộ thiết thân của Thượng đế và Phật.



Tôi ghi nhận rằng tôi vẫn còn viếng thăm những nơi ẩn trú ưa thích xưa kia của tôi. Nhưng sự thực hành mới của tôi là ngưng lại và ngắm nhìn tỉnh thức điều tôi đang làm. Như vậy tôi ngày càng thích đáng hơn để gạt sang một bên những nơi ẩn trú quen thuộc của tôi, và tới những nơi an trú mới, là những nơi cung ứng sự khá tín nhiều hơn. Chúng ta có thể không cam kết vào ba điều quy y của Phật Giáo hoặc vào những nơi an trú thuộc truyền thống tôn giáo của chúng ta, nhưng chúng ta có thể luôn luôn hướng vọng tới những thứ đó.



Tôi an trú trong tình thương vô điều kiện, trí tuệ vĩnh hằng và quyền năng chữa lành nơi đây – trong trái tim tôi và trong trái tim kè khác, tất cà hiệp thành một trái tim của toàn vũ trụ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.