5 Sự Thật Không Thể Thay Đổi

CHƯƠNG 8: ĐÓN NHẬN CẢM X



Hãy nói lên điều gì ta cảm thấy, không phải điều gì chúng ta nên thốt ra.



– WILLIAM SHAKESPEARE, King Lear



CHÚNG TA CÓ THỂ bị xô đẩy và đè nghiến bởi những áp lực của đời sống hoặc chúng ta có thể trở thành những nhân chứng công bằng và tinh nhanh của các áp lực này và rồi chọn ra việc tốt đẹp nhất kế tiếp để làm. Chúng ta là nhân chứng cho những cảm xúc và những phản ứng của mình có nghĩa là chúng ta không bị mắc mứu vào chúng, không coi chúng quá thiết thân hoặc quá nghiêm trọng, không bị chúng ám ảnh chiếm hữu, không bị chúng làm tổn hại, không bị chúng chặn đứng hoặc thúc bách. Mục tiêu tâm linh của chúng ta không phải là đè nén hoặc buông lung cảm xúc mà là cho phép chúng trọn vẹn đến mức chúng di động qua chúng ta và đi xuống đất này, tức là, được giải quyết – hoặc còn trở về với đất, như một mai chúng ta sẽ về.



Khi chúng ta sống đời sống với một sự chấp nhận vô điều kiện là chúng ta phát triển sự thư thái. Những người giàu cảm xúc khan kiệt cả về tâm lí và tâm linh đều xúc động trước những gì xảy ra với họ và với người khác. Họ bị tác động bởi các biến cố. Họ cảm thụ một cách sâu xa và họ bày tỏ nó ra. Họ không phải bất động hoặc khổ hạnh khắc kỉ về những gì kẻ khác làm hoặc về những gì xảy ra.



Cá tính, chiều sâu, và từ bi bừng nở trong chúng ta bởi vì chúng ta có thể bị tác động bởi những gì xảy đến với chúng ta. Nhưng những biến cố không nhất thiết phải xâm lấn đời sống chúng ta bằng những cung cách nguy hiểm:

Khi các biến cố tác động, một người

Khi các biến cố xâm lấn, một người

• Cảm thụ cảm xúc một cách an toàn và vững tâm.

• Bị tràn ngập bởi cảm xúc, cảm thấy bát an và tổn hại.

• Đi qua trải nghiệm một cách có ý thức và đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ lành mạnh.

• Sử dụng thuốc hoặc một thứ nghiện ngập nào đó để trốn tránh thực tại.

• Ghi nhận rằng giấc ngủ và sự ngon miệng bị ảnh hưởng một cách tương đối.

• Ghi nhận rằng giấc ngủ và sự ngon miệng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

• Đáp ứng, xử lí và tìm hướng giải quyết.

• Mắc kẹt trong những ý tưởng ngõ cụt ám ảnh và tiếp tục cảm nhận sự nhồi đập của các biến cố

• Cảm thấy buồn chán nhưng ở mức độ thích nghi với tình thế.

• Bị u uất hoặc rơi vào tuyệt vọng.

• Duy trì sức khoẻ thể chất.

• Để sức khoẻ thể chất bị tổn hại.



NHỮNG QUÀ TẶNG CỦA TỰ NHIÊN



Cảm xúc là những phản ứng của thân thể vốn là những nền được thiết kế sẵn lành mạnh để đối phó với những chấn động của cuộc sống. Cảm xúc của chúng ta là những phương tiện lành mạnh mà tự nhiên đã ban tặng chúng ta để cho chúng ta cảm hứng giải quyết các vấn đề, sáng tạo những giải pháp mới. Nói cách khác, thiên nhiên làm chúng ta có cảm xúc để chúng ta có thể tiến hoá.



Giáp mặt với bất cứ thứ định sẵn nào của đời sống, tôi có thể hỏi: “Làm sao điều này có thể giúp tôi tăng trưởng?” Tuy nhiên, tôi làm điều này trong khung cảnh của những cảm xúc thích hợp với hoàn cảnh. Chẳng hạn, nếu mất mát xảy ra, tôi tiếc thương và cảm thấy buồn trước khi tôi hỏi cách thức để tôi có thể tăng trường nhờ nó. Gặp gỡ một thứ định sẵn với một mối quan tâm tức thời là làm cách nào tôi có thể học được từ kinh nghiệm của tôi hoặc trưởng thành từ nó là một việc làm hấp tấp. Đó là một dạng thức từ chối một trái nghiệm trọn vẹn.



Sự chấp nhận sáng suốt sẽ là: “Làm sao tôi có thể trải qua điều này với cặp mắt rộng mở? Làm sao tôi có thể trải qua điều này với toàn bộ cảm xúc của tôi? Rồi tôi sẽ ở trong vị trí tốt nhất để trưởng thành từ những biến cố ấy.” Đây là sự chấp nhận đi kèm với chúng ta từ lúc chào đời. Nó không bị điều kiện hoá bởi những khuôn sáo già nua hoặc những phân tích chủ quan.



Mỗi thứ định sẵn của đời sống đều khêu gợi cảm xúc. Buồn đau là đáp ứng thích hợp cho mất mát, đó là dạng thức của sự chấp nhận khi giáp mặt với sự mất mát. Nó cho phép chúng ta cám nhận trọn vẹn trọng lực của nỗi buồn về sự kết thúc, nỗi giận trước mất mát và nỗi sợ rằng chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy được một sự thay thế thích nghi. Bất cứ cảm xúc nào mà chúng ta biểu lộ trọn vẹn cũng có thể kết nối với những cảm xúc khác. Chẳng hạn, nỗi buồn có thể dẫn chúng ta tới giận dữ, giận dữ tới sợ hãi và sau cùng tới niềm vui giải thoát. Nghịch lí ở đây là khi chúng ta dịu dàng và niềm nở ôm lấy nỗi sợ thì chúng ta thôi bám chắc vào nó.



Chẳng hạn, chồng bạn ra đi với cô bạn thân thiết nhất của bạn. Ban đầu, bạn sẽ nóng giận vì sự phản bội của cả hai người, sau đó bạn ghi nhận một nỗi sợ sơ nguyên khởi lên. Bạn lo rằng bạn không bao giờ thoát khỏi nỗi buồn đau và ám ảnh về những gì đã xảy đến với bạn. Bạn e rằng sẽ chẳng bao giờ có thể tìm thấy được một người bạn đời đáng tin cậy. Bạn tiến hành việc trị liệu bản thân; bạn bỏ qua mọi trả đũa và thực hành từ ái. Dần dà bạn ít bị ám ảnh hơn, ít buồn hơn, ít giận hơn, ít sợ hơn. Bạn hãnh diện về cung cách bạn đã trải qua tất cả thứ đó và có một cảm thức hân hoan về giải phóng và một cuộc đời mới mở ra cho bạn. Một đêm kia, bạn mỉm cười nhớ lại một câu từ trong truyện Omoo của Herman Melville, một cuốn sách bạn đã đọc thời trung học và chưa hề nghĩ đến nó mãi tới bây giờ: “Vào giữa trưa, hòn đảo đã chìm xuống đường chân trời; và tất cả trước chúng tôi là Thái Bình Dương bao la.” Bạn trầm ngâm về cách câu này đã được lưu trữ trong bộ nhớ của bạn cho đến khi bạn cần đến nó, và sau cùng bạn nhìn thấy rằng tất cả những thứ định sẵn của đời bạn mới đây đều là hồng ân.



Nhiều người trong chúng ta đã sống bao nhiêu năm trong những cái Tôi được bảo vệ của chúng ta, những căn chòi ộp ẹp. Đó là bởi chúng ta sợ hãi những cảm xúc của chính mình. Đôi khi chúng ta biết rằng chúng ta đang cảm thấy một điều gì đó nhưng chúng ta không thể gọi tên. Khi buông bỏ những nơi an trú của trừu tượng và lí trí, chúng ta còn chào đón những cảm xúc bằng một sự chấp nhận vô điều kiện. Chúng ta làm điều này để những cảm xúc diễn tiến trọn vẹn trong chúng ta không bị chặn ngang.



Thân thể của chúng ta biết cách làm điều này bởi cảm xúc mang tính thể chất. Một thân thể lành mạnh thực sự trở thành một sức mạnh hỗ trợ giúp chúng ta dễ dàng bộc lộ những cảm xúc của chúng ta một cách an toàn và hữu hiệu.



ĐỂ CẢM XÚC TRỞ NÊN AN TOÀN



Chúng ta sẽ chỉ bộc lộ cảm xúc của mình nếu chúng ta cảm thấy đủ an toàn. Đó là một cơ chế bảo vệ lành mạnh. Bốn cảm xúc chủ chốt của chúng ta là Buồn, Giận, Sợ và Vui mừng. Đây là những cảm xúc nền tảng làm cơ sở cho phần lớn suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta.



Cảm xúc có thể được đánh giá như những nền kĩ thuật được thiết kế sẵn trong bản thân chúng ta để đối phó với những sự kiện của cuộc sống. Mỗi thứ định sẵn gợi ra một hoặc nhiều hơn những cảm xúc cơ bản này. Những thay đổi và kết thúc làm cho buồn đau trở thành một phần của đời sống. Những sự thay đổi và kết thúc được xử lí và chấp thuận bằng kinh nghiệm của buồn đau. Nói cách khác, buồn đau giúp chúng ta buông xả và tiếp tục đi tới, giống như mọi cảm xúc. Chúng ta trở nên buồn đau bởi vì có một thứ định sẵn là biến đổi và kết thúc.



Sự thực rằng sự việc không luôn luôn diễn ra theo kế hoạch có thể khơi dậy trong chúng ta sự giận dữ và nỗi sợ hãi khi chúng ta nhận thức được rằng những biến cố đe doạ có thể giáng xuống chúng ta.



Không thể tiên đoán những biến cố cuộc đời được xoay sở và giải quyết bằng cảm xúc giận dữ và sợ hãi. Đó là cách chúng ta tiếp tục tăng trưởng thay vì bị chi phối.



Sự thực rằng cuộc đời không luôn luôn công bằng chắc chắn làm cho sự giận dữ là thích hợp; giận dữ là sự bất mãn về bất công. Giận dữ đưa tới hành động để đem lại công lí và điều này giúp chúng ta đi tới bằng những cung cách can đảm. Đau đớn là thành phần của đời sống gợi ra bi thương và việc tìm kiếm chữa trị. Không có đau đớn chúng ta không bao giờ có thể tiến sâu vào cảm xúc và những quyền năng bên trong chúng ta về sự tái sinh này. Và thứ định sẵn rằng người ta không luôn luôn trung thành gợi ra bi thương, trưởng thành và tha thứ. Thứ gì định sẵn thì luôn luôn là một quà tặng.



Đời sống cũng bao gồm lạc thú và thoả mãn. Đây cũng là một thứ định sẵn chủ chốt, nhưng là một thứ ít khi gây ra cho chúng ta bất cứ vấn đề gì. Sự cao hứng khởi dậy và là cung cách của thân thể để nói vâng với niềm vui sống.



Chúng ta sinh ra với một tiềm năng trọn vẹn để trải qua và biểu lộ mọi cảm xúc của mình. Nhưng đế trở nên được kích hoạt và sẵn sàng tiện dụng, cảm xúc phải được an toàn từ lúc khởi đi sớm trong cuộc đời tiếp diễn về sau. Điều này xảy ra khi những cảm xúc của chúng ta được chiếu trong tấm gương là cha mẹ từ lúc chúng ta còn thơ ấu và khi những kẻ khác trong dòng đời cũng làm gương soi chiếu cho chúng ta. Soi chiếu có nghĩa là một cảm xúc được đón chào với sự chú tâm, chấp nhận, hân thường, thương yêu và cho phép.



Soi chiếu trong thời thơ ấu và trong sự thân mật trưởng thành khiến cho người ta có thể cảm thấy đủ an toàn để khóc khi buồn đau, lên cao giọng khi giận dữ, run lên khi sợ hãi hoặc cười to khi vui mừng. Nói cách khác, gửi những cảm xúc của chúng ta được chính thức hoá, tôn quý và chào đón. Chúng không gặp sự khinh miệt, nhục nhã hoặc đe doạ. Chúng không bị cấm kị, phán đoán, cười chê hoặc trừng phạt. Chúng ta không được người khác báo cho biết là chúng ta phải nên cảm xúc như thế nào và chúng ta cũng không được chỉ cho hay rằng chúng ta không cảm thấy những gì chúng ta biết là mình đang cảm thấy.



Những cảm xúc được soi chiếu trong thời thơ ấu được dễ dàng biểu lộ và cũng dễ dàng được chấp nhận. Soi chiếu trang bị cho chúng ta để đi vào thân mật, là sự cho và nhận cảm xúc.



Trong đời sống trưởng thành, cũng như thời thơ ấu, chúng ta cảm thấy nhu cầu được thương yêu.



Nhưng chúng ta có thể trở thành kẻ vòi vĩnh nếu chúng ta đòi hỏi nhiều hơn mức kẻ khác có thể cho. Nếu tôi đang muốn được ôm ấp và người bạn tình của tôi không thể tới ngay trong khoảnh khắc này, có hai bước đi tôi có thể đảm nhận: một là tôi phải chấp nhận thực tại: “Tôi không thể có được điều tôi muốn ngay bây giờ.” Hai là tôi ở lại với chính mình. Điều này có nghĩa là tôi ở lại nơi tôi đang ở là, chỉ đơn giản trải nghiệm nhu cầu kia mà không toan tính để thoả mãn hoặc chạy trốn nó. Tôi không nhiếc móc người yêu hay uống rượu. Tôi để cho mình cảm nhận những gì tôi đang cảm thấy và cũng không có ngay cả toan tính để hiểu nó. Lúc đó một chuyển biến kì diệu và nghịch lí có thể xảy ra: Việc tôi vui lòng ở với cảm xúc của chính mình trở thành tương đương với việc được ôm ấp thương yêu. Một sự chấp nhận vô điều kiện với thực tại mở rộng con đường tìm thấy thoả mãn của tôi.



TÌNH THƯƠNG GIẢI THOÁT



Hầu hết chúng ta nghĩ về tình thương như một cảm xúc, nhưng tình thương không hẳn là một cảm xúc. Tình thương là một khung cảnh cho sự chú tâm, tiếp nhận, trân trọng, thương yêu và cho phép. Tình thương là một thứ định sẵn trong nội tâm về thiện chí. Thánh Thomas Aquinas định nghĩa tình thương như là “muốn những điều tốt xảy ra”. Tình thương là bản chất của tự thân chân thực và sâu thẳm nhất của chúng ta. Trạng thái bẩm sinh này được biếu lộ và trở thành có thực trong những cung cách chuyên biệt và vào những lúc chuyên biệt. Như nhà thơ w.



H. Auden nói: “Đừng bảo tôi là bạn sẽ yêu tôi mãi mãi. Hãy bảo tôi là bạn sẽ yêu tôi chiều thứ Năm, lúc bốn giờ!” Khi cảm xúc của chúng ta xảy ra một cách an toàn trong thời thơ ấu và bây giờ xảy ra trong khung cảnh của tình thương yêu, chúng ta cảm thấy dễ dàng bộc lộ cảm xúc mà không hề lúng túng. Chúng ta bày tỏ nỗi buồn bằng nước mắt, và một tâm thái ủ ê. Chúng ta bày tỏ sự giận dữ một cách không bạo động nhưng tuy thế vẫn mạnh mẽ. Chúng ta bày tỏ nỗi sợ hãi không nhục nhã và không quỵ luỵ. Chúng ta bày tỏ sự cao hứng một cách ung dung thư thái.



Thêm nữa, chúng ta không sử dụng bất cứ cảm xúc nào của chúng ta như những mánh khoé, bùa phép, thủ đoạn hoặc chiến lược để thao túng kẻ khác. Tất cả bốn cảm xúc chủ chốt của chúng ta đều mang tính tích cực: chúng giúp ta mở phơi thành người. Không cảm xúc nào mang tính tiêu cực hoặc không thích đáng. Cái tiêu cực xảy ra khi chúng ta đè nén một cảm xúc hoặc bị một cảm xúc chiếm hữu ám ảnh. Một số cảm xúc làm chúng ta đau đớn trừ phi chúng ta cho phép chúng di chuyển qua chúng ta và khi chúng ta ta không còn sợ chúng. Tự oán trách và thiếu kiên nhẫn với bản thân là những tên lưu manh khiến cho những cảm xúc sợ hãi và đau buồn trở nên nhức nhối hơn mức cần thiết.



Phần lớn chúng ta chưa từng thử ngồi trong và qua một trải nghiệm về cảm xúc. Chúng ta không đủ tin cậy bản thân để những cảm xúc được bộc lộ đầy đủ. Vậy nên chúng ta không bao giờ nhận ra rằng một cảm xúc không đến nỗi gay go như chúng ta tường. Chúng ta bỏ lỡ cảm giác thư thái khi chúng ta buông thả thay vì kềm chế. Bản thân cảm xúc cũng có thể kết hợp với sợ hãi và một cảm thức về sự vô năng. Chúng ta sợ mất tình thương hoặc sự tán đồng nếu chúng ta bày tò cảm xúc của mình. Một số người trong chúng ta đã được dạy dỗ rằng cảm xúc là phiền nhiễu, bất lịch sự hoặc thô thiển. Những nhận định đó tới từ thế giới của sự sợ hãi, không phải từ thế giới của tự do ngôn luận, là nơi cảm xúc thực sự hiện hữu.



Cảm xúc không hề làm tổn hại chúng ta, chỉ có những lúc chúng không làm ta hài lòng. Chúng ta chịu thêm một tầng đau đớn khi tin rằng chúng ta sai quấy trong cảm xúc. Thế rồi chúng ta đánh đồng cảm xúc ấy với tội lỗi. Chẳng hạn, chúng ta không thích cảm giác ghen tuông và chúng ta khiến nó tệ hơn bằng cách tự nhiếc móc bản thân khi nhận thấy cảm giác đó.



Những cảm xúc có thể là những cỗ máy thời gian. Chúng có thể đưa chúng ta trở lại thời thơ ấu.



Chúng ta sợ bị bỏ rơi bởi vì khi nó xảy ra, chúng ta cảm thấy không có quyền năng để thay đổi nó như khi chúng ta còn là con trẻ. Đối với một số người trong chúng ta, phải chăng tuổi trưởng thành đến khi chúng ta ngày càng nắm được quyền kiểm soát để sao cho chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy bất lực như thế một lần nữa? Khi ai đó chối bỏ chúng ta, chúng ta có thể quá đau buồn đến nỗi cảm thấy hoang toàng, cô đơn và mất mát. Lúc đó, chúng ta có thể cảm thấy hệt như khi cha mẹ chúng ta quay đi không nhìn chúng ta hoặc khi bạn bè bỏ rơi chúng ta. Một cảm thức tuyệt vọng và bát lực (thực chất là một) là manh mối cho sự kết nối với quá khứ của chúng ta, hoà cùng cảm thức bị tổn thương từ những mũi tên của quá khứ vẫn còn bay qua những khung trời của hiện tại.



Kẻ khác chỉ có thể là chất xúc tác chứ không là nguyên nhân cho cảm xúc của chúng ta. Kinh nghiệm về một cảm xúc giống như chà hai viên đá với nhau. Một viên đá tách rời không bao giờ có thể tạo nên lửa. Hai người hoặc một người và một sự kiện tương tác với nhau mới có thể bật lên một tia cảm xúc.



NỖI SỢ KIỀM CHẾ CHÚNG TA



Sợ hãi là địch thủ chết người và quyết liệt của năng lượng sống động trong chúng ta. Sợ hãi đàn áp sự ứng phó của chúng ta trước thử thách mà chúng ta giáp mặt. Chúng ta hãy chỉ đối thoại với mối nguy hiếm và cảm thức thiếu tự tin của chúng ta khi đương đầu với nó. Khi sợ hãi, chúng ta hãy luyện tập bằng cách tự hỏi mình:



“Ta đang sợ chuyện gì?”, rồi cho phép nỗi sợ đi qua. Cảm xúc là cung cách đón chào và cho phép nỗi sợ đến với chúng ta.



Sợ hãi là một phần bản chất của chúng ta, nó phải được cảm thấy và buông xả. Sợ hãi cảm thấy như thế nào khi nó chiếm hữu chúng ta thay vì đi qua chúng ta, như lẽ ra nó phải thế? Nó dồn nhập trong thân thể, trái tim và trí óc của chúng ta. Nó tàn khốc và tràn lan, khước từ tuân theo những quy luật của cuộc chơi. Sợ hãi biết điểm yếu của chúng ta và tấn công chúng ta khi chúng ta suy sụp. Sợ hãi cưỡng bách chúng ta làm những chọn lựa bát cẩn và rồi cười nhạo chúng ta là hấp tấp. Nó giết hai người bạn tốt nhất của chúng ta: sự tin cậy vào bản thân chúng ta và sự tin cậy vào điều khả dĩ có thể xảy ra.



Những hi vọng tốt đẹp nhất của chúng ta là sự gan dạ và hồng ân, những thứ phòng vệ duy nhất mà sợ hãi không thể đánh bại. Trong khung cảnh này, sự gan dạ đòi hỏi chúng ta phải:



Thú nhận rằng chúng ta sợ hãi.



Cho phép cảm xúc sợ hãi được trải nghiệm trọn vẹn. Hành động sao cho chúng ta không bị chặn đứng hoặc thúc đầy bởi sợ hãi.



Làm sao chúng ta thừa nhận hồng ân trong khung cảnh này? Khởi đầu sự thực hành bằng cách xin hỗ trợ từ một quyền năng cao cả hơn cái Tôi và kết thúc bằng sự tạ ân.



Cả bốn cảm xúc chủ yếu của chúng ta đều là bốn lối để chúng ta đi vào năng lượng sống động. Sợ hãi làm phân tán năng lượng sống động trong chúng ta. Nhiều người trong chúng ta luyện tập yoga và sử dụng những liệu pháp khác để làm cùn trơ sự tiếp cận của chúng ta với cảm xúc tươi rói. Đằng sau công cuộc nhức nhối này có thể là một nhu cầu muốn nắm quyền kiểm soát và một nỗi sợ về cảm xúc của chúng ta. Chúng ta sợ cảm xúc bởi vì chúng ta tự hỏi không biết chúng ta có thể dập tắt chúng hay không khi chúng ta muốn nắm được quyền kiểm soát chúng. Chúng ta sợ cảm xúc bởi vì đôi lúc chúng không xinh xắn. Chúng ta sợ cảm xúc bởi vì chúng có thể dẫn đến sự đổ vỡ, và chúng ta không thể xử lí khả tính đó, vậy nên chúng ta luôn mong mỏi nắm quyền kiểm soát. Chúng ta có thể sợ buồn đau bởi vì chúng ta không muốn giáp mặt với bi thương. Khi chúng ta bi thương, cắn chặt môi trên dường như là can đảm hơn khóc oà trước mặt mọi người. Chúng ta thuyết phục mình ra khỏi bi thương và đánh mất sự liên kết với buồn đau vốn là thứ tạo cho chúng ta thành những con người gây cảm động và có sức thu hút biết bao. Mỉa mai thay, cảm giác thư thái nhất là kết quả của việc cảm thụ trọn vẹn nỗi buồn đau của chúng ta, ghi nhận rằng chúng ta đã sống sót qua nó, và mở ra với tình thương mà kẻ khác sẽ cảm thấy đối với chúng ta, với tất cả sự gần gũi nhờ đó. Khi chúng ta bày tỏ cảm xúc, chúng ta được những kẻ yêu thương chúng ta ôm choàng lấy chúng ta trong những cảm xúc đó hoặc bắt đầu thương yêu chúng ta ngay trong khoảnh khắc ấy, phải chăng đây là điều mà chúng ta đã sợ hãi lâu đến như thế?



Chúng ta có thể cảm thấy sợ hãi nỗi giận dữ của kẻ khác bởi sự kết hợp của nó với bạo động hoặc nguy hiếm. Nguy hiếm lớn nhất có thể là cảm thức về một sự mất liên kết với con người đang giận dữ với chúng ta: “Hắn ta điên, bởi vậy nên hắn sẽ bỏ tôi.” Chúng ta có thể sợ việc biểu lộ nỗi giận dữ của chính chúng ta bởi vì chúng ta không muốn đánh mất sự tán đồng của kẻ khác. Chúng ta sợ nói “Phù!” sau khi bị tổn thương bởi vì điều đó có thể cắt đứt sự kết nối của chúng ta với một người khác. Khi chúng ta bị khơi nỗi giận, dường như chúng ta trưởng thành hơn khi “nói ra cho tan giận” hơn là bày tỏ cảm xúc giận dữ. Đằng sau nỗi sợ sự giận dữ là nỗi sợ khẳng định bản thân và nỗi sợ bày tỏ sự dễ bị thương tốn của chúng ta trước hành vi của kẻ khác. Nỗi sợ sự giận dữ ngăn cản chúng ta bộc lộ những nhu cầu, giá trị, mong muốn và tiềm năng sâu xa nhất của chúng ta, vốn là những thành phần của tự thân đích thực, là những bước trên con đường tiến hoá của chúng ta. Làm sao vận mệnh của chúng ta có thể mở phơi khi phần tốt đẹp nhất của chúng ta lại phải bị che giấu?



Tệ nhất tất cả, chúng ta còn sợ ngay cả nỗi sợ nữa. Chúng ta xấu hổ khi người khác thấy chúng ta sợ. Chúng ta lầm lẫn sợ hãi với hèn nhát hoặc bất toàn. Việc sợ nỗi sợ có thể khiến chúng ta lo liệu quá nhiều và quá cẩn trọng đến nỗi chúng ta không bao giờ sống được cuộc đời chúng ta muốn sống. Chúng ta lăn đi trong những vỏ trứng thay vì phá vỡ vỏ trứng để chui ra.



Chúng ta có thể sợ sự cao hứng. Chúng ta có thể không tin cậy niềm vui và sự tự phát. Chúng ta sợ có thể xem ra ngớ ngẩn nếu thình lình nhảy múa. Khi chúng ta cao hứng, tường chừng như giữ vẻ thản nhiên là trưởng thành hơn việc phô bày sự kích động toàn diện mà chúng ta cảm thấy. Chúng ta sợ mất kiểm soát, sợ cái bản tính loài vật của chúng ta. Tự do cảm xúc dẫn tới sự lương thiện: chúng ta có thể chấm dứt việc chạy trốn hay tránh né. Chúng ta có thể là con người thật của chúng ta. Chúng ta có thể xử sự một cách tự phát và tự do biểu lộ các cảm xúc của mình. Dần dà chúng ta ghi nhận rằng chúng ta thích những gì chúng ta nói và làm một cách tự phát, rằng chúng ta hãnh diện về sự lương thiện của mình. Chúng ta đang chấp nhận con người thật của chúng ta. Đây chuẩn xác là cung cách tính thiện cơ bản của chúng ta được bộc lộ.



Cái thiện trong bản tính con người là ở trong sự thích nghi và tư chất của nó với hòng ân và cái thiện đó không bao giờ bị mất đi, ngay cả do phạm tội.



– THÁNH THOMAS AQUINAS



TUỔI THỌ CỦA MỘT CẢM XÚC



Sợ cảm xúc làm chúng ta mắc kẹt trong cổ chai. Chúng ta sợ rằng một cảm xúc có thể chiếm đoạt chúng ta và không bao giờ dịu đi. Cảm xúc, giống như mọi thứ khác trong đời sống, hằng thay đổi và mang tính vô thường. Giống như lực hút và đẩy, cảm xúc lưu thông trên một đường cong hình chuông. Chúng ta không cần phải sợ rằng sự giận dữ sẽ mãi kéo dài nếu chúng ta bày tỏ giận dữ. Tất cả những gì chúng ta phải làm là hoà nhập với nó. Chúng ta không thể ghìm một cảm xúc giận dữ, chúng ta chỉ ghìm được những phán đoán, những mong ước trả đũa, trách cứ và những tâm trạng khác mà chúng ta gắn với cơn giận.



Sau đây là cung cách chu kì một trải nghiệm cảm xúc trọn vẹn lưu thông qua chúng ta:



Một kích thích dẫn khởi một cảm xúc – bày tỏ cảm xúc – sự hạ nhiệt – một sự cởi mở thư thái có thể kế tiếp khi chúng ta tiếp tục với đời sống – sẵn sàng cho kích thích kế tiếp và khởi sự trở lại.



Một sự chấp nhận tỉnh thức với những cảm xúc của chúng ta có nghĩa là chúng ta đơn giản cho phép chúng xảy ra và ghi nhận việc bản thân chúng ta cảm nhận được chúng. Chúng ta không sa vào việc trở thành mồi cho những nguy hiểm của sự quyến luyến hoặc không ưa thích. Những cảm xúc có thật giúp chúng ta làm việc này bởi vì chúng muốn tới và chúng muốn đi. Chúng ta có thể dừng lại bất cứ khi nào nếu chúng ta ưa thích một sự trải nghiệm không trọn vẹn. Chẳng hạn:



• Chúng ta có thể ngắt ngang sự dẫn khởi một cảm xúc bằng cách lí trí hoá những gì đã xảy ra hoặc cắt nghĩa nó, biện giải nó hoặc thậm chí không chịu ghi nhận nó.



• Chúng ta có thể ngắt ngang sự biểu lộ cảm xúc bằng cách đơn giản gặp nó hoặc đi quá tầm kiểm soát tới mức nó không còn là một cảm xúc mà là một trò kịch diễn.



• Chúng ta có thể ghìm chặt một nỗi uất ức vẫn còn âm ỉ, khiến nó trở thành sự căng thẳng, u uất thay vì được giải quyết. “Cô ta luôn luôn sợ” có thể mang nghĩa “Cô ta chưa từng biếu lộ nỗi sợ hãi thật sự của cô ra”.



Ở bất kì thời điểm nào, chúng ta có thể quay ra với rượu, ma tuý, như những cung cách làm cùn trơ chu kì đời sống của những cảm xúc của chúng ta.



Sau đây là một thí dụ về tiến trình khi chúng ta cho phép trọn vẹn một cảm xúc: Có ai đó cố ý làm tổn thương chúng ta. Đây là sự kích thích. Chúng ta bị dẫn khởi tới giận dữ và cảm thấy bị tổn thương, một dạng thức của đau buồn. Chúng ta bày tỏ nỗi giận dữ mà không hề phẫn hận và sự buồn đau của chúng ta mà không hề xấu hổ. Chúng ta ghi nhận những cảm xúc giảm thiểu, và chẳng mấy chốc chúng ta tiếp tục với đời sống của mình. Chúng ta làm tất cả điều này cho dù người kia phản ứng ra sao và chúng ta không toan tính trả đũa lại họ. Đó là lòng từ ái.



Điều quan trọng phải lưu ý là hiếm khi nào chỉ có đơn độc một cảm xúc khởi lên trong chúng ta vào mỗi thời điểm. Những cảm xúc là những âm điệu, và chúng kết thành những chuỗi phức âm. Chẳng hạn, đau buồn hầu như luôn luôn đi kèm giận dữ và ngược lại, bởi vì trong cả hai trường hợp có liên can tới bi thương. Chúng ta đau buồn vì một sự mất mát nào đó. Chúng ta bất mãn và giận dữ bởi vì sự mất mát đi cùng với một nỗi bất công được nhận biết.



Một số cảm xúc, chẳng hạn, những cảm xúc kết hợp với nỗi bi thương về một sự mất mát nặng nề, có thể chẳng bao giờ dẫn tới sự giải quyết trọn vẹn. Có một âm điệu về sự khôn nguôi trong một nỗi bi thương nào đó bất kể chúng ta có than khóc đến đâu hoặc những kẻ quan tâm tới chúng ta có soi chiếu chúng ta đến thế nào. Chúng ta có thể chấp nhận sự thật rằng một số trải nghiệm của chúng ta mãi không được giải quyết hoặc chấm dứt. Điều này không phải bởi vì chúng ta bất toàn mà bởi vì thực tại đôi khi cứ bướng bỉnh như thế. Có một số đau nhức không bao giờ thuyên giảm trọn vẹn. Có lẽ đây là điều mà Đức Phật muốn nói tới qua chân lý cao quý thứ nhất, tính đại đồng và sự không thể tiệt trừ của sự bất mãn.



Một con người tỉnh thức về mặt tâm linh ưa đi cùng với dòng luân chuyển của các biến cố đầy tính cảm xúc. Lời khuyên xưa để an toàn trong một cơn động đất là ngồi trong khung cửa dựa lưng chắc vào một cạnh và ghì chặt bàn chân vào cạnh bên kia. Nhưng đây cốt yếu là chống trả cái tuỳ thích xảy ra nên lời khuyên mới là cuốn tròn như quả bóng và lăn cùng với nó.



Chu kì tự nhiên của một xúc động cũng giúp chúng ta nhìn rõ hơn vì sao thương yêu không phải thực sự là một cảm xúc. Tình thương yêu, khác với bốn cảm xúc kia, không phải là cái gì mà chúng ta chuyển động qua. Nó là một khung cảnh và một sự dấn thân tiếp diễn được bày tỏ trong những chọn lựa tại đây và bây giờ. Việc bày tỏ tình thương yêu bị quy hạn trong thời gian và mang tính thông chuyển, nhưng tình thương yêu tự thân luôn bền chặt và có thể nương tựa. Những hành vi thương yêu là hiện sinh, nhưng tự thân tình ái là thiết yếu, vượt ngoài những tàn phá của các chu kì hoặc những nguy cơ của mất mát.



LÀM SAO CHÚNG TA TIẾP NHẬN NHỮNG CẢM XÚC CỦA KẺ KHÁC?



Để tiếp nhận trọn vẹn những cảm xúc của kẻ khác và giúp họ chuyển qua những xúc động của mình, chúng ta bền vững có mặt với sự chú tâm, tiếp nhận, trân trọng, thương yêu và cho phép, đồng thời không mang những khuôn sáo tâm trí của cái Tôi: sợ hãi, quyến luyến, kiểm soát, phán đoán, than phiền, trách móc, miệt thị, hoặc kiểm duyệt. Sau đây là những thí dụ:



• Chúng ta để kẻ khác trải nghiệm bi thương trong cung cách của riêng họ với sự tôn trọng và thời gian họ cần để trải nghiệm, với lòng từ bi trước đau đớn của họ và không cố điều chỉnh họ.



• Chúng ta lắng nghe nỗi giận dữ của họ với sự chú tâm say mê và không có sự phòng vệ của cái Tôi hoặc bất cứ toan tính nào để chứng tò họ sai lầm hoặc để trả đũa.



• Chúng ta bền vững có mặt như những bạn đồng hành trong nỗi sợ của họ.



• Chúng ta khuyến khích và vui cùng những sướng vui của họ.



Hầu hết chúng ta không bày tỏ hoặc tiếp nhận trọn vẹn các cảm xúc. Rất có thể trong thời thơ ấu chúng ta đã bị cấm đoán hoặc bị chế nhạo vì có những cảm xúc đó. Chẳng hạn, cha mẹ không thể chịu nổi cảnh chúng ta khóc có thể đã cười nhạo chúng ta hoặc cố bảo chúng ta rằng “chẳng có gì phải khóc”. Cho nên bây giờ chúng ta có thể “mím chặt môi” sao cho những bi thương thật sự của chúng ta không được biếu lộ ra.



Chúng ta làm gì khi một người bạn đang đau khổ? Phải chăng chúng ta lập tức cố an ủi người đó? Chúng ta an ủi họ rằng nỗi đau đớn ấy không quá nghiêm trọng? Bất kì lời lẽ nào cũng xâm lấn vào kinh nghiệm của kẻ khác. Cung cách thích hợp là đơn giản chỉ ở cùng với họ. Chúng ta ở cùng mà không phán đoán hoặc khuyên nhủ hoặc dùng lời lẽ an ủi nào. Đây là cung cách biểu lộ sự chấp nhận từ bi trước sự thống khố của kẻ khác. Ở cùng với cảm xúc của kẻ khác mà không có toan tính biến đổi, điều chỉnh hoặc giảm thiểu cảm xúc ấy.



Đức Phật mỉm cười với chúng ta, dường như cũng hứa hẹn cũng một điều ấy. Ở cùng là cách tình thương yêu có mặt. Nó không xoá bỏ thực tại cho chúng ta, chỉ đi kèm với chúng ta qua thực tại. Ở cùng với thực tại của bản thân là cách để chúng ta thương yêu chính mình.



DÕI THEO NHỮNG CẢM XÚC CỦA CHÚNG TA



Hãy cho sầu khổ lời. Bi thương không nói lên



Thì thầm trái tim chở khẳm và khiến nó nát tan.



– WILLIAM SHAKESPEARE, Macbeth



Thách đố đầu tiên trong việc biểu lộ cảm xúc là chúng ta phải đảm nhận trách nhiệm thiết thân về những gì chúng ta cảm thấy, bởi vì đáp ứng cảm xúc của chúng ta mang tính chủ quan, dựa trên những niềm tin và nhu cầu riêng có của mỗi chúng ta. Một hành động không dẫn tới một cảm xúc, trừ khi một niềm tin can dự vào: Hành động hay tác nhân kích thích dẫn tới niềm tin về ý nghĩa của nó, niềm tin này dẫn tới cảm xúc. Chẳng hạn, tôi ghen tuông bởi vì người bạn đời của tôi hình như có quan hệ mật thiết với ai đó cùng chỗ làm. Đây là một sự kích thích. Mối quan hệ bạn bè của họ đe doạ tôi và khiến tôi lo sợ. Nhưng nỗi sợ này đã từ đâu tới? Niềm tin của tôi là ai đó đang chiếm chỗ của mình. Nỗi sợ của tôi dựa trên niềm tin đó, không phải trên mối quan hệ của họ.



Thách đố thứ hai là chúng ta phải bày tỏ cảm xúc của mình trong những cung cách không đe doạ hoặc xâm lấn vào tự do của kẻ khác. Chẳng hạn, đôi khi chúng ta cảm thấy u sầu, chúng ta có thể gọi một người bạn và cố làm người đó cũng cảm thấy u sầu nữa. Những người sáng suốt san sẻ cảm xúc, chứ không trút cảm xúc của mình lên kẻ khác. Những người trưởng thành tìm cách xoay sở với cảm xúc của họ, chứ không khiến người khác phải mang những cảm xúc này. Và họ cần sự đồng cảm từ bi, không phải để gây thương xót hoặc làm kẻ khác đảm 5 Sự thật không thê thay đôi – David Richo đương hành động trả đũa mà là một cách để được hỗ trợ.



Thách đố thứ ba là chúng ta phải duy trì kết nối với kẻ khác bất kể chúng ta có thể cảm thấy như thế nào về họ: “Tôi giận bạn nhưng vẫn thương yêu bạn. Sự cam kết của tôi với bạn không bị giám sút vì nỗi giận tôi đang cảm thấy bây giờ.” Những cảm xúc đích thực không cần phải trở thành vết nứt trong những mối quan hệ dẫn tới sự thông cảm sâu sắc hơn.



Một thực hành hữu ích cho việc phục hồi quyền của chúng ta đối với cảm xúc của mình là dõi theo những gì xảy ra. Mỗi xúc động khởi lên như thế nào? Điều gì xảy ra khi chúng ta cảm thấy nó đang tới? Bằng cách nào chúng ta bày tỏ hoặc không bày tỏ nó? Phong cách này từ đâu mà ra? Những câu hỏi này chuyến động theo cả hai hướng, thăm dò cảm xúc của chúng ta về kẻ khác và những phản ứng của chúng ta trước cảm xúc của kẻ khác hướng về chúng ta. Ghi nhận sự thăm dò mỗi cảm xúc có thể trực tiếp gắn liền với khuôn mẫu mà cha mẹ đã cho chúng ta hoặc với những mặc cảm cố thủ từ lâu.



Chẳng hạn, tôi đã ghi nhận rằng mỗi khi ai đó muốn nổi nóng hoặc bất bình với tôi, tôi dùng hết khả năng thuyết phục của mình để trấn tĩnh người đó. Tôi mỉm cười, nói năng biết điều, và cố gắng làm êm mọi chuyện. Tôi thuyết phục bản thân rằng điều này là tuân thủ sự cam kết của tôi với bất bạo động. Nhưng tôi không thể bị mắc lừa. Tôi biết phong cách xoa dịu này có nỗi sợ đằng sau nó. Tôi nhìn ra một sự kết nối với tuổi thơ của tôi, khi sự giận dữ đã được biểu lộ bằng những cung cách lấn lướt, bạo động, và vì vậy tôi trở nên kinh hoàng vì sự nóng giận. Sự bất lực của tôi trong thời thơ ấu bây giờ làm cho tôi sợ sự nóng giận lành mạnh. Tuy nhiên, tôi đang cố thay đổi đế tin tưởng vào bản thân mình có thể đối phó với việc bị lấn lướt bằng cách chặn nó giữa dòng hoặc ra khỏi tình thế. Tôi không còn cần phải bất lực nữa, và bây giờ tôi có thể cho phép người khác giận dữ và trong tôi với nỗi sợ ít hơn và nhiều tự tin hơn. Thú nhận sợ hãi, theo sát cảm xúc và hành động đã giúp tôi nhiều, cũng như phép thực hành từ ái vậy. Có một sự cảnh báo trong việc biểu lộ cảm xúc, và nó liên hệ đến sự tin cậy. Nếu chúng ta không thể tin cậy rằng những người mà chúng ta đang nói chuyện có thể tiếp nhận cảm xúc của chúng ta với sự tôn trọng và không có kế hoạch sử dụng những cảm xúc của chúng ta để chống lại chúng ta sau này, thì chúng ta không nên biểu lộ cảm xúc trong lúc này. Chúng ta có thể san sẻ cảm xúc của chúng ta sau đó với người chúng ta tin cậy. Thực vậy, khi một cảm xúc khởi lên, chúng ta cần sự liên kết hơn mức thông thường. Đó là lí do chúng ta cảm thấy dễ bị tổn thương khi bày tỏ cảm xúc và chúng ta sợ bày tỏ cảm xúc đến vậy.



Một số người đã bày tỏ với chúng ta sự chú tâm, tiếp nhận, tán thưởng, thương yêu và cho phép, nhưng đôi khi người khác sẽ không quan tâm đến chúng ta, không tiếp nhận chúng ta, không tán thưởng chúng ta, không bày tỏ thân ái hướng về chúng ta, và một số người sẽ cố kiểm soát chúng ta hơn là vinh danh sự tự do của chúng ta. Nếu chúng ta có thể uyển chuyến và linh hoạt trong những mối quan hệ của mình, chúng ta sẽ ghi nhận cái gì thiếu, cảm thấy buồn về nó, và không phải trả đũa. Ba đáp ứng này cấu thành một thực hành tâm linh của sự chấp nhận đối với cung cách của kẻ khác, mà không phản đối hoặc trách cứ. Khi ấy, chúng ta trưởng thành về lòng từ bi đối với những ai không dễ cho đi sự thương yêu.



NHỮNG GÌ CẢM XÚC KHÔNG LÀ



Những cảm xúc của chúng ta là sự thật của chúng ta. Che giấu chúng hoặc chạy trốn khỏi chúng là không dám giáp mặt với sự thật để giải phóng chính chúng ta và không dám giáp mặt với sự tiếp xúc vốn làm cho chúng ta trở nên gắn bó với nhau. Thêm nữa, một sự thay thế các cảm xúc không thể thực hiện được. Sự thật trong cảm xúc có nghĩa là vinh danh cái cảm xúc thích hợp với kinh nghiệm của chúng ta.



Những cảm xúc không phải là những niềm tin, những nhu cầu, những cảm giác, những trạng thái xúc động hay những phán đoán. Chúng ta sử dụng từ cảm thấy để bao phủ nhiều khả tính tinh tế trong giao tiếp của con người.

Phát biểu này:

Thực sự có nghĩa là:

• Tôi cảm thấy đó là ứng viên tốt nhất.

• Tôi tin rằng đó là ứng viên tốt nhất.

• Tôi cảm thấy thích được ôm.

• Tôi cần được ôm.

• Sự gần gũi đó thật thú vị.

• Sự gần gũi đó mang lại những cảm giác thích thú.

• Tôi cảm thấy cô đơn.

• Khi cô đơn tôi cảm thấy…

• Tôi cảm thấy bạn đã phản bội tôi.

• Tôi phán đoán về hành vi của bạn, hoặc khi tôi bị phản bội tôi cảm thấy…, hoặc tôi tin rằng bạn đã phản bội tôi.



Ngôn ngữ giúp chúng ta tìm ra những cảm xúc thực của mình. Những từ đơn giản như là buồn, điên, hoảng, vui có khuynh hướng chỉ thị những cảm xúc nền tảng. Tuy nhiên, nhiều từ dường như đại diện cho những cảm xúc nhưng thực ra lại không phải thế. Chẳng hạn, những từ sau đây xuất hiện đề chỉ thị cảm xúc nhưng thực ra là những phán đoán về cung cách kẻ khác đã đối xử với chúng ta: bị phàn bội, bị bỏ rơi, bị cự tuyệt, bị thất vọng, bị làm nhục, bị cách li. Mỗi từ trong số này đều có ý hướng ám chỉ ai đó đã dám làm điều sai quấy với cái Tôi của chúng ta.



Một dự án trưởng thành là tìm cho ra cảm xúc chân thật núp sau niềm tin. Chẳng hạn, “Tôi buồn vì tôi bị thất vọng quá chừng”. Điều này chuyển đổi tiêu điểm từ cách chúng ta đã bị đối xử tới cách chúng ta có thể bày tỏ những cảm xúc đích thực của mình và do đó chịu trách nhiệm về chúng.



Chúng ta cũng có thể nhầm lẫn cảm xúc với những trạng thái cô đơn hoặc ghen tức. Tốt hơn hết, chúng ta nên thừa nhận những cảm xúc đích thực đằng sau những trạng thái nội tâm của chúng ta. Thay vì nói “Tôi cảm thấy cô đơn” hãy thử nói “Khi tôi cô đơn, tôi cảm thấy…” Điều này có thể định vị chúng ta ở một hoặc nhiều hơn trong bốn cảm xúc cơ bản thay vì khiến chúng ta tìm cách chốn chạy nhờ rượu, ma tuý, dục tính hoặc mua sắm.



Ghen tuông, thực ra không phải là một cảm xúc mà là một sự kết hợp của ba cảm xúc: giận dữ, lo sợ, và đau buồn với những huyễn tưởng cuồng vọng thêu dệt chúng một cách ám ảnh. Xác định những cảm xúc có thật của chúng ta là cách để chúng ta đảm nhận trách nhiệm về tình huống của mình hơn là trút bỏ lên kẻ khác hoặc tìm đến các thứ nghiện ngập để chốn chạy. “Bây giờ tôi ghen tuông, tôi cảm thấy…” Có nhiều thí dụ khác về cảm xúc bị lẫn lộn với những trạng thái của tâm trí. “Tôi cảm thấy thù nghịch” thì thực ra là “Tôi đang giận dữ”. “Tôi không thoái mái” có thể là “Tôi đang hoảng sợ”. “Tôi cảm thấy tốt lành” có thể là “Tôi đang vui sướng”. Một lối thực hành tốt là dùng chữ viết tắc của chúng ta SAFE (Sadness/đau buồn, Anger/giận dữ, Fear/sợ hãi, Exuberance/cao hứng) và kiểm vào với chúng ta để xem một hay nhiều hơn cảm xúc nào đang thực sự diễn ra. Bởi vì việc phần đầu tiên là ta phải chân thành với chính chúng ta, chúng ta ở tư thế tốt hơn khi biết rằng chúng ta đang thực sự cảm thầy gì để từ đó chúng ta có thể giải mã những trải nghiệm của chúng ta một cách tinh xác.



Thù ghét có thể lẫn lộn với nóng giận. Thù ghét có năm nét: giận dữ mạnh mẽ, nhu cầu làm tổn thương kẻ khác, thèm khát báo thù, không tha thứ, và luôn bỏ rơi kẻ khác. Thù ghét là sự tự vệ chống lại sự giận dữ, bi thương và bất lực của chúng ta. Chúng ta không thể chịu nổi những cảm xúc này nên chúng ta trút bỏ chúng lên kẻ khác như là thù ghét. Đó là một công cuộc nguy hiểm mà chúng ta bỏ lại đằng sau.



Phải chăng điều này có nghĩa là không có sự nóng giận công chính? Sự khác biệt giữa nóng giận và thù ghét là nóng giận tìm cách tháo gỡ một sự bất công. Thù ghét lại tìm cách huỷ diệt kẻ gây ra sự bất công. Nóng giận đưa ai đó vào sự dấn thân. Nóng giận được biểu lộ và rồi buông bỏ. Thù ghét không bao giờ có thể được thoả mãn hoặc hoàn tất nhưng trụ lại lòng phẫn uất. Trong nghĩa đó, thù ghét là một sự nóng giận bất lực. Thù ghét là mặt tối của một cá nhân, chiến tranh là mặt tối của tập thể. Tuyệt vọng là nguồn gốc của thù ghét và chiến tranh, bởi vì một hoặc cả hai bên đã không chọn những giái pháp hoà bình.



Những cảm xúc tươi rói, như giận dữ, đến từ hệ thống cảm xúc của não bộ. Sự hiềm khích hoặc ganh ghét nguy trang như những cảm xúc. Thực vậy, chúng có chứa cảm xúc, nhưng đa phần là những phô diễn mang tính xã hội. Các cảm xúc khác với những phán đoán, những niềm tin và những phô bày mang tính xã hội ấy. Những cảm xúc thật sự vẫn là buồn, giận, sợ và mừng vui.



Hầu hết chúng ta ghi nhận trong bản thân và trong kẻ khác cảm xúc duy nhất có khuynh hướng thống trị trong chúng ta. Nó là nơi nghỉ ngơi ưa thích nhất của chúng ta, khung cảnh khuyết tịch của chúng ta. Chẳng hạn, một số người khóc khi điều gì lớn lao xảy ra; một số người nổi nóng vì một duyên cớ vớ vần nhất như chiếc mũ rơi; một số người tự động tìm ra điều gì đó để lo âu; và một số người luôn vui cười để dễ dàng vượt qua khó khăn. Tại các khoá giảng, đôi khi tôi yêu cầu thính giả nói về cảm xúc mà họ cảm thấy nhiều nhất trong đời sống thường ngày. Sợ hãi luôn là cảm xúc được chọn lựa thường xuyên nhất.



BA CHIỀU KÍCH CỦA CẢM XÚC



Cảm xúc đồng vọng trong thân thể chúng ta với những biến đổi về nhịp tim, mạch máu, hơi thở, sự co thắt hoặc trương nở phế quản; co thắt cơ bắp, những thay đổi về nhiệt độ cơ thể… Cảm xúc cũng có những khía cạnh về tâm lí và tâm linh. Trong sự biếu lộ cảm xúc lành mạnh, cả ba chiều – cơ thể, tâm hồn, tâm trí – đều được vinh danh.



Bày tỏ cảm xúc bằng những cử chỉ và bằng sự đồng vọng thân thể trọn vẹn giúp chúng ta chân thực với bản tính nội tại của kinh nghiệm chúng ta. Xã hội có thể cau mày về loại biểu lộ cảm xúc trọn vẹn, hoặc còn hai dạng nữa, như sự thách đố của tự do thiết thân là thiết kế hành vi của chúng ta phù hợp với cái gì là trần tục và tự nhiên. Chúng ta là những động vật có lí tính và cảm xúc giúp chúng ta đón rước những khuynh hướng bản năng, ham mê, nguyên khởi của chúng ta. Chúng mở cửa để chúng ta dám mạo hiếm hơn, táo bạo hơn trong trí tưởng tượng và hành vi. Có lí tính là nắm sự kiểm soát và điều này có thể khiến chúng ta cảm thấy an toàn hơn. Cảm xúc nhảy múa, la hét, đùa vui cùng những mạo hiểm khác bên ngoài hộp sọ não, giải phóng bản tính tràn đầy hơn của chúng ta.



Về mặt tâm lí, cảm xúc phải được đạo đạt, xử lí và giải quyết. Khi chúng ta tự cam kết làm điều này là chúng ta đang chọn ý thức, và đó là một sự chọn lựa về tiến hoá – mục đích của đời sống chúng ta và mục tiêu phấn khích nhất của chúng ta. Điều này kiến thiết sự tự trọng của chúng ta.



Chiều hướng tâm linh của cảm xúc xuyên thấu khi chúng ta biết ơn nguồn năng lượng sống động mà những cảm xúc của chúng ta khởi dẫn. Chúng ta cũng cảm thức một sự đồng nhất giữa năng lượng thiết thân của chúng ta và năng lượng trong đời sống tập thể của vũ trụ. Khi ấy chúng ta nhận thức, trong hân hoan, rằng sự sống động được cảm thụ một cách độc đáo của chúng ta chính là quyền năng có thể thiêu cháy những ngôi sao xa tít và cuộn những làn sóng hoang dại.



Nguyện sao tôi tìm thấy an toàn trong những cảm xúc của tôi, và nguyện sao những người tôi tiếp xúc tìm thấy những đáp ứng cảm xúc nơi tôi đế cho tình thương có thể nẩy nở giữa chúng ta và trong toàn vũ trụ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.