5 Sự Thật Không Thể Thay Đổi

CHƯƠNG 7: HỌC CÁCH CHẤP NHẬN



CHẤP NHẬN VÔ ĐIỀU KIỆN những gì đang hiện hữu giải thoát chúng ta khỏi khổ đau – vốn là hậu quả của việc chúng ta sợ hãi khi giáp mặt với những thứ định sẵn của đời sống. Chấp nhận giúp chúng ta chữa lành sợ hãi, chúng ta thừa nhận rằng bất cứ điều gì xảy đến với chúng ta đều là một phần câu chuyện đời của chúng ta và hữu ích cho chúng ta. Chúng ta chấp nhận những điều kiện của sinh tồn là chúng ta không để bị mắc kẹt trong những toan tính nắm quyền kiểm soát sự việc diễn ra.



Khi sự việc thay đổi và kết thúc, chúng ta trở nên tin cậy vào những chu kì của cuộc sống như những nấc bước đưa tới sự trưởng thành tiến hoá. Sự chấp nhận giám bớt khổ đau của chúng ta bằng cách giải phóng chúng ta khỏi sự đeo đẳng vào bất cứ cái gì. Khi sự việc không diễn ra theo kế hoạch của chúng ta, chúng ta phát triển tiềm năng về sự tin cậy, một quyền năng vượt ngoài cái Tôi của chúng ta. Những toan tính vô ích và hung bạo của cái Tôi của chúng ta khiến mọi việc chệch khỏi đường đi của chính nó giờ đã nhường chỗ cho việc để mọi thứ tình cờ xảy ra. Sự chấp nhận như thế giải thoát chúng ta khỏi đau khổ gây nên bởi sự khiên cưỡng muốn nắm quyền điều động.



Dù cuộc sống không công bằng, chúng ta luôn xử sự một cách công bằng bất kể chuyện gì xảy ra. Điều này có nghĩa là chúng ta tin cậy một quyền năng vượt ngoài cái Tôi của chúng ta, với tất cả sự khăng khăng đòi trả đũa và những yêu cầu đòi hỏi sự công bằng của nó. Sự chấp nhận thứ định sẵn này giải thoát chúng ta khỏi khổ đau vốn xảy ra khi chúng ta mắc kẹt vào việc phải trả đũa kẻ khác. Khi đau đớn nhập vào cuộc sống chúng ta, chúng ta kích động tiềm năng đương đầu với khổ đau mà không phàn nàn kêu ca, và chúng ta có được lòng từ bi với kẻ khác – những người cũng đau khổ như chúng ta. Chấp nhận thứ định sẵn này giải thoát chúng ta khỏi khổ đau tới từ sự phản đối vô ích. Khi người khác không chung thuỷ hoặc thương yêu chúng ta, chúng ta mở rộng tiềm năng của mình đối với tình thương vô điều kiện. Chấp nhận giải thoát chúng ta khỏi đau khổ gây nên bởi nhu cầu làm tổn thương hoặc loại bỏ những kẻ làm chúng ta bất mãn.



Sợ hãi là chối bỏ những gì đang hiện có. Sợ hãi những thứ định sẵn là sợ cuộc sống, bởi chúng là những thành phần của đời sống. Sợ hãi ngăn cán chúng ta trải nghiệm cuộc sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc.



Chúng ta né tránh những gì không vui và nắm bắt bất cứ thứ gì làm cho chúng ta cảm thấy tốt lành. Truyền thống Phật Giáo khích lệ chúng ta đi theo con đường Trung đạo. Mỗi điều kiện của sinh tồn đều trang bị cho chúng ta một kĩ năng tiện dụng. Khi thứ định sẵn là người khác sẽ rời bỏ chúng ta, thứ định sẵn kéo theo là chúng ta sẽ cô đơn, vậy nên sẽ là khôn ngoan nếu chúng ta lên kế hoạch cho việc đó bằng cách trở nên thoải mái với việc sống một mình ngay từ bây giờ. Khi thứ định sẵn là sự việc không luôn luôn diễn ra theo kế hoạch, thứ định sẵn kéo theo là chúng ta sẽ bát mãn, vậy nên sẽ là khôn ngoan nếu chúng ta không đặt quá nhiều kỳ vọng. Khi thứ định sẵn là cuộc sống không phải luôn luôn công bằng, thứ định sẵn kéo theo là đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy bị lừa gạt, vậy nên sẽ là khôn ngoan nếu chúng ta thoải mái chấp nhận những mất mát buồn đau, buông xả niềm thôi thúc trả đũa. Khi thứ định sẵn là đau đớn là một phần của đời sống, thứ định sẵn kéo theo là chúng ta sẽ làm hết sức mình để trở nên thoải mái với việc cưu mang đớn đau và trưởng thành nhờ nỗi đau đó. Khi thứ định sẵn là người khác không luôn luôn chung thuỷ và thương yêu chúng ta, sẽ là khôn ngoan nếu chúng ta buông xả sự lên án và cam kết đối xử với lòng từ ái bất kể người khác đối xử với chúng ta ra sao.

Thứ định sẵn

Sợ hãi của chúng ta giáp mặt với nó

Chúng ta ngụy trang mặt nạ cho sự sợ hãi ra sao

Sự chấp nhận thích hợp nhất

Sự việc thay đổi và kết thúc.

Chúng ta có thể mất những gì đang có.

ít cam kết hơn hoặc trở nên khắc kỉ.

Buồn đau và buông xả.

Sự việc không luôn luôn diễn ra theo đúng kế hoạch.

Những trông chờ của chúng ta sẽ không được đáp ứng.

Lên kế hoạch mọi chi tiết và cố giữ quyền kiểm soát.

Chấp nhận những gì xảy ra và học hòi từ nó.

Sự việc không luôn luôn công bằng.

Chúng ta có thể không được đối xử công bằng.

Khăng khăng đòi giữ mọi vật ngang đều và trách cứ những ai cư xử thiếu công bằng.

Giữ thái độ trung dung trong khi hành động vì công lí.

Đau đớn là một phần tất yếu của đời sống.

Chúng ta sẽ không có thể xử lí nó.

Cố gắng canh chừng để né tránh đau đớn.

Cho phép đau đớn vốn là tự nhiên và không tăng thêm đau đớn bằng toan tính kiểm soát nó.

Người khác không luôn luôn thương yêu và chung thủy với chúng ta

Chúng ta sẽ cảm thấy thương tổn và buồn đau.

Tránh xa sự thân mật trong tương lai.

Lên tiếng và bảo “Phù!” trong khi không trả đũa.



Chấp nhận những thứ định sẵn của đời sống như vậy có nghĩa là chúng ta mở ra với những biến cố giáng xuống chúng ta, không phòng thủ khi giáp mặt với chúng. Đồng thời, chúng ta cũng không xiêu ngã bởi những gì xảy đến với chúng ta. Chúng ta đa năng trong việc đối phó với chúng; chúng ta làm hết sức mình có thể để xử lí những thứ định sẵn mà chúng ta giáp mặt.



Có một nguồn sinh lực trong chúng ta, một tia lửa, một ngọn lửa thiêu, không thể bị dập tắt bởi bất cứ bi kịch nào. Một cái gì trong chúng ta, một thôi thúc hướng về nguyên vẹn, một ham mê cho tiến hoá, làm chúng ta tiếp tục đi, khởi sự lại, không bỏ cuộc, không ngừng phấn đáu. Chấp nhận những sự việc chúng ta không thể thay đổi không có nghĩa là chúng ta bỏ qua, mà là chúng ta hướng tới. Những nguồn năng lượng xảy ra đồng thời mỗi khi chúng ta giáp mặt với một trong các thứ định sẵn. Một số nhà thơ viết ra những bài thơ hay nhất khi họ đau khổ. Việc thực hành một sự chấp nhận vô điều kiện là trung tâm của truyền thống tâm linh cố xưa của Đạo Giáo. Vô vi là một từ của Đạo Giáo có nghĩa là đi cùng với dòng trôi chảy của sự vật như chúng vốn là. Điều này giảm bớt căng thẳng nảy sinh khi chúng ta phản kháng với thực tại trong lúc nó muốn xảy ra.



Vị thầy trong Đạo Giáo là Han Hung viết: “Mạo hiểm lớn nhất là tin cậy rằng những điều kiện này là tất cả những gì chúng ta cần thiết đế là chúng ta.” Đây là một nhận thức sâu thẳm về sự nối kết giữa sự chấp nhận vô điều kiện của chúng ta với niềm tin cậy của chúng ta rằng những điều kiện sinh tồn chính là những gì chúng ta cần để phát triển và hoàn thiện nhân thân. Những thứ định sẵn của đời sống chỉ cho chúng ta thấy chúng ta thực sự là ai và giúp chúng ta trở nên tốt nhất có thể:



• Chỉ trong những thay đổi và kết thúc, chúng ta mới tìm ra được cách thức để kiên trì hoặc buông xả.



• Chỉ trong những kế hoạch thát bại, chúng ta mới tìm ra được một kế hoạch lớn hơn phục vụ những lợi ích tối thượng của chúng ta trong thâm tâm, tin cậy vào thiện tâm của vũ trụ và khám phá tiềm năng tâm linh của chúng ta.



• Chỉ khi cuộc sống không công bằng chúng ta mới tìm ra được khía cạnh đen tối – vốn tìm kiếm sự trá đũa hoặc khía cạnh tốt đẹp – vốn trông tìm sự buông xả của chúng ta.



• Chỉ khi đau khổ, chúng ta mới tìm ra được lòng can đảm và học được sự từ bi đối với đau khổ của kẻ khác.



• Chỉ khi kẻ khác không trung thành và thương yêu chúng ta, chúng ta mới nhận ra mình có khả năng thương yêu kẻ khác vô điều kiện hay không.



TÂM TỪ ÁI



Sự chấp nhận vô điều kiện là một chiến thắng về mặt tâm linh. Có những thực hành tâm linh giúp chúng ta đạt tới nó, làm cho chúng ta sống thư thái hơn với những thứ định sẵn của đời sống thay vì cưỡng lại chúng.



Một lối thực hành hữu ích là xem mọi biến cố trong đời chúng ta và mọi điều kiện mà chúng ta gặp gỡ như là pháp, là những cánh cửa vào sự giác ngộ, những bài học về tình người, những nẻo tới với đạo đức. Mỗi thứ định sẵn mang lại một thách đố tâm linh. Khi sự vật thay đổi hoặc kết thúc, chúng ta có thể buồn đau và buông xả hơn là trách cứ số phận. Khi sự vật không diễn ra theo đúng kế hoạch, chúng ta có thể mở ra với những khả tính mới, một số là từ định mệnh, một số là từ nghiệp lực. Khi sự vật chứng tỏ thiếu công bằng, chúng ta có thể hoạt động vì công lí và không trả đũa chống lại những người khác mà nỗ lực chuyển hoá họ. Khi đau khổ đeo đuối chúng ta, chúng ta có thể trải nghiệm nó mà không phản đối hoặc trách cứ hay đòi hỏi được miễn trừ.



Khi kẻ khác không thương yêu hoặc chung thuỷ, chúng ta có thể thực hành tâm từ ái. Khi giáp mặt với bất cứ thứ định sẵn nào, chúng ta chấp nhận một cách tỉnh thức mà không mắc vào những khuôn sáo trong tâm thức của cái Tôi.



Sự thực hành tỉnh thức của chúng ta phát triển thành tâm từ ái. Chúng ta có thể xem từ ái như một thực hành Phật Giáo đặc thù, qua đó chúng ta thể hiện sự ân cần với mọi người. Cách thực hành này dựa trên một văn bản Phật Giáo gọi là Metta Sutta (Kinh Từ tâm). Metta (lòng từ) là một thuật ngữ tiếng Pali được sử dụng trong Phật Giáo Nguyên Thuỷ (Theravada) có nghĩa là lòng thương yêu, là năng lượng cư trú trong vũ trụ và làm vũ trụ hoạt động vô điều kiện. Từ ái là sự chấp nhận vô điều kiện rộng nhất bởi vì đó là một tình thương yêu cả toàn thể vũ trụ.



Giáo huấn về từ ái hàm chứa tình thương yêu vô điều kiện như một thứ cứu chữa cho sự sợ hãi người khác và như một sự vinh danh con đường họ khác với chúng ta. Từ ái là một sự thân hữu vô điều kiện hướng về chúng ta và người khác, với một sự sẵn lòng cho phép sự bày tò của bất cứ cảm xúc và trải nghiệm nào của chính chúng ta hoặc kẻ khác mà không có cần thông giải, trách cứ, hoặc kiểm duyệt. Sự thực hành từ ái giả thiết trước rằng tất cả chúng ta tương liên với nhau và giúp làm cho sự kiện này được ý thức và có thực trong mọi khoảnh khắc.



Theo quan điểm Phật Giáo, có bốn cõi vô biên của thức giác điều động đời sống tâm linh của chúng ta. Bốn tiềm năng tâm linh này ở trong chúng ta – những thứ định sẵn của bản tính chúng ta, đó là bốn tâm vô lượng: từ, bi, hỉ, xả. Chúng hiện hữu bên trong chúng ta bất kể hoàn cảnh nào, chúng được quy chiếu là tứ vô lượng tâm.



Tình thương (từ) liên hệ với một ý hướng và mong mỏi vô điều kiện rằng tất cả chúng sinh được an lành và hạnh phúc. Từ bi (bi) có nghĩa là rung động với nỗi đau mà người khác cảm thấy và muốn họ được giải thoát khỏi khổ đau. Hoan hỉ (hỉ) là mong muốn tất cả mọi người đều có phước lành và mừng vui khi người khác thành công. Bình tĩnh ung dung (xả) là an nhiên và tự tại trong mọi hoàn cảnh, không còn bị chặn hoặc thúc bởi sợ hãi hoặc ham muốn, kí ức hoặc tiên đoán. Xả không có nghĩa là sẽ không có những xáo trộn trong đời sống mà là chúng ta khai triền khả năng của mình đề đi qua những khó khăn mà không bị tổn hại. Nói cách khác, chúng ta tương quan với những khó khăn chứ không bị chúng chiếm đoạt. Chúng ta vẫn cảm thấy tác động của những xáo trộn, nhưng chúng ta luôn luôn quay về trung tâm và nền tảng. Việc thực hành từ ái kích hoạt và bồi đắp bốn đức tính không thể đo lường được (tứ vô lượng tâm) này trong đời sống chúng ta. Nó làm tỉnh thức trọn vẹn tiềm năng thiện tâm trong con người chúng ta bởi vì nó giúp chúng ta thương yêu nhiều hơn. Vô lượng không có nghĩa là rộng mà là chí công vô tư, không hạn hẹp vào một đích nhắm. Nó được cảm nhận sâu xa ngang bằng nhau đối với tất cả chúng sinh, được chúng ta ưa thích và không ưa, biết và không biết, gần và xa. Từ ái là cách chúng ta đáp ứng bằng một sự chấp nhận những thứ định sẵn của đời sống trong khi những kẻ khác chịu đau khổ vì nó. Cho nên nó cũng là cung cách chúng ta yêu thương bản thân, bởi vì chúng ta trở nên đáng yêu hơn khi chúng ta thương yêu người khác.



Việc thực hành từ ái có nghĩa là mở rộng một cách ý thức mục tiêu tâm linh của chúng ta sao cho trái tim chúng ta hướng tới mọi chúng sinh ở khắp nơi. Như thế đều xác định “Tôi lắng nghe thiên nhiên và tôi mở ra với quyền năng chữa lành của nó trong đời tôi” chỉ là cấp độ đầu tiên của sự thực hành chín chắn về tâm linh. Chúng ta làm phong phú sự thực hành thương yêu người khác của chúng ta bằng những nguyện vọng áp dụng cho toàn thể chúng sinh: “Nguyện sao những kẻ tôi thương yêu lắng nghe thiên nhiên và tiếp cận được quyền năng chữa lành của nó trong đời họ… Nguyện sao những kẻ đối xử bất công với tôi lắng nghe thiên nhiên và tiếp cận được quyền năng chữa lành của nó trong đời họ… Nguyện sao tất cả loài người lắng nghe thiên nhiên và tiếp cận được quyền năng chữa lành của nó trong đời họ.” Với cầu nguyện này, chúng ta không chỉ thực hành tâm linh đơn thuần cho bản thân mà cho hết thảy mọi người. Chúng ta có thể nói: “Bằng quyền năng của việc tu tập này và mọi thực hành của tôi, nguyện sao tất cả chúng sinh tìm thấy được con đường từ bi và trí tuệ.” Sau đây là một số hướng dẫn dựa trên việc thực hành đạo Phật về lòng từ ái:



Hít thở bình thường, tập trung vào mỗi hơi thở. Buông xả các ý nghĩ và dành chỗ cho những quyền năng sẵn sàng tới qua bạn. Hình dung bản thân bạn là một người của tâm từ, bi, hỉ và xả. Những phẩm chất này được gọi là “tứ vô lượng tâm” bởi chúng là những sức mạnh điều động phong phú của phật tính trong bạn.



Nói thành tiếng hoặc nói thầm nguyện vọng của bạn rằng người khác cho và nhận bốn quà tặng này. Cầu nguyện tặng lòng từ bi cho những ai thương yêu bạn, cho những ai bạn thương yêu, cho những ân nhân, bằng hữu, và quen biết với bạn. Kế tiếp, bao gồm những người bạn không biết rành nhưng gặp gỡ trong đời sống thường ngày, chẳng hạn như những người buôn bán và làm dịch vụ. Kế tiếp, toả từ bi tới những người không thích bạn, tới những người bạn không thích, tới những người khó khăn, tới những người hiềm khích, và tới những kẻ thù.



Sau cùng, toả từ bi tới toàn thể giới – bắc, nam, đông, tây. Bây giờ, bạn lặp lại sự hình dung về vòng tròn mãi mở rộng khi bạn toả tâm bi, tâm hỉ và tâm xả.



Thí dụ về cách nguyện cầu: “Nguyện sao những kẻ tôi thương yêu cho và nhận lòng từ ái ngày hôm nay,” “Nguyện sao những kẻ đối xử thiếu công bằng với tôi cho và nhận sự hoan hỉ ngày hôm nay.” “Nguyện sao mọi kẻ thù của tôi có được tâm hoan hỉ tại đây và bây giờ… Nguyện sao mọi kẻ tôi quen biết có lòng tự tại buông xả… Nguyện sao họ thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân của khổ đau.” Chú tâm tới bất kì sự kháng cự nào mà bạn cảm thấy. Không cố loại trừ chúng, bạn chỉ đơn giản tiếp tục xây dựng một ý hướng mạnh mẽ hơn về thương yêu và sự kháng cự sẽ giảm bớt. Bạn đang bộc lộ bản tính đích thực của bạn và điều này có thể đe doạ đến cái Tôi của bạn.



Việc thực hành từ ái có thể áp dụng cho những người đã làm tổn thương chúng ta trong quá khứ và tiếng nói của họ còn tác động lên lòng tự tin của chúng ta bằng những cung cách tiêu cực. “Nguyện sao người đó giác ngộ đề có thể giúp đỡ người khác thay vì làm họ tổn thương.” Điều này làm cho một con người gây tổn thương hiền dịu hơn trong tâm trí chúng ta. Khi chúng ta nói: “Mong sao cho kẻ đó cũng bị thương tổn như hắn đã làm tôi thương tổn!” thì chúng ta làm cho kẻ đó thành tên cai ngục tiếp tục giam cầm chúng ta.



Từ ái có thể áp dụng cho những hoạt động của tâm trí chúng ta. Chẳng hạn, những kí ức đột nhiên khởi lên trong chúng ta có thể được chúng ta cám nhận như những bông hoa hoặc như những mũi tên. Bất cứ khi nào một kí ức khởi lên, chúng ta có thể gắn bó hoặc thực hành từ ái vào nó. Chẳng hạn, bạn đột nhiên hồi tưởng một thời gian khi mẹ bạn không đứng lên bênh vực bạn. Hãy thêm một thực hành từ ái bằng cách nói: “Nguyện sao mẹ tôi và mọi bà mẹ trên đời học được cách đứng lên che chở cho con cái.” Bạn hồi tường mẹ bạn đã từng an ủi bạn như thế nào khi bạn buồn. “Nguyện sao tôi an ủi mẹ tôi khi bà cần đến nó. Nguyện sao tất cả con cái an ủi mẹ mình. Nguyện sao tất cả chúng ta tìm được an ủi nơi bà mẹ thiên nhiên.”



THỰC HÀNH TONGLEN



Một phép thực hành thiền định Phật Giáo liên quan là tonglen[6]Tong có nghĩa là thở ra, và len có nghĩa là hít vào. Chúng ta cũng có thể nghĩ đến phép thiền định này như là buông xả và thu nạp. Tonglen có gốc rễ trong sự tỉnh thức và tâm từ ái, giúp giải phóng chúng ta khỏi sự tập trung vào bản ngã.



Sự thực hành này có ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là tĩnh tâm tỉnh thức: Trong vài khoảnh khắc, ngồi yên và hoà điệu với sự an nhiên sẵn có trong bạn. Giai đoạn thứ hai là thực hành hít vào và thở ra. Với mỗi hơi hít vào chúng ta hình dung tự thân hít vào những phẩm chất đen tối như là đau đớn và hơi nhiệt. Rồi với hơi thở ra chúng ta phóng ra ánh sáng, cởi mở, mát lành. Chúng ta cảm thấy một cách ý thức những phẩm chất này chuyển vào và chuyển ra khỏi thân thể chúng ta. Hãy làm như thế trong vài phút.



Giai đoạn thứ ba là tiếp tục hít vào và thở ra, chuyển dịch chú ý của bạn vào bất cứ sự đớn đau cảm quan nào mà bạn có thể nhận thấy trong khoảnh khắc ấy. Hít vào những phẩm chất của nỗi đớn đau ấy và thở ra sự an bình, cởi mở, mát lành. Sau khi làm như vậy một lúc, bạn có thể đi theo cùng đường vòng cung như trong sự thực hành từ ái. Ban đầu, bạn hãy thực hành một mình, rồi mở rộng thực hành với một người bạn hoặc một người thân thương. Bạn nghĩ về một người bạn đang khổ đau, thu nạp khổ đau của người đó và tỏa ra sự an bình. Bạn hít vào và thở ra theo lối này, bạn thu vào cái đau đớn, biến cải nó bên trong bản thân bạn và tỏa ra sự cởi mở và ánh sáng. Sau khi đã thực hành nó một thời gian, bạn có thể mở rộng thực hành vượt qua bản thân bạn và những người thân thương của bạn tới những người bạn quen biết, những kẻ thù của bạn, và sau cùng, tới toàn thế giới. Chẳng hạn, nếu chúng ta khởi sự thực hành từ cảm giác tuyệt vọng và sợ hãi, chúng ta có thể hít vào sự tuyệt vọng và những sợ hãi, thở ra tình thương và dũng cảm. Đây là cách chúng ta có thể bắt đầu cảm thấy cùng gắn bó với nhau.



Đây là một thực hành táo bạo, nối kết chúng ta với người khác bằng những cung cách bền bỉ. Nó là một dạng thức của lòng từ bi thành tâm. Thực hành Tonglen liên quan trực tiếp tới những thứ định sẵn của đời sống:



• Chúng ta hít vào sự buồn đau và mất mát vốn tới cùng với sự thay đổi và kết thúc mà kẻ khác đang cảm nhận, và chúng ta thở ra sự giái phóng và cách thức giải quyết chúng.



• Chúng ta hít vào sự bất mãn của kẻ khác do những kế hoạch bị thất bại và thở ra sự tin cậy rằng sự việc sẽ diễn tiến cho sự tiến bộ về tâm linh.



• Chúng ta hít vào sự bất công mà kẻ khác đang giáp mặt, và thở ra lòng dũng cảm để đương đầu với bất công và xử sự một cách công chính đối với người khác.



• Chúng ta hít vào sự đau đớn thể xác và tâm hồn, thở ra sự chữa lành và an nhiên.



• Chúng ta hít vào sự tổn thương mà người khác cảm nhận khi họ không được thương yêu, và chúng ta thở ra tình thương yêu và lòng chung thuỷ.



Một thí dụ về việc kết hợp thực hành từ ái với Tonglen là nhận biết về một cảm thức cộng đồng với kẻ khác trong thế giới họ đang cảm thấy hoặc đã cảm thấy như chúng ta. Bất kì nỗi đau đớn hoặc sự căng thẳng nào mà chúng ta đang giáp mặt, kẻ khác cũng đã giáp mặt. Có thể hữu ích khi thêm điều này vào tất cả công cuộc tác động đối với tự thân chúng ta: “Khi tôi cảm thụ điều này, tôi cũng hoà nhập với tất cả những ai đang giáp mặt với cùng nỗi đau đớn hoặc tranh chấp này. Tôi xin họ trợ giúp và tôi san sẻ ơn phước của tôi với họ.” “Tôi hoà nhập với những người u uất khác khắp mọi nơi trong khoảnh khắc này. Tôi mong mọi người chúng ta buông xả cho nhau khỏi điều bất hạnh.” Những sự thực hành này có thể giái thoát chúng ta khỏi sự tập trung vào bản ngã và mở chúng ta đến với hồng ân. Chúng ta không đang thành tựuăược gì. Chúng ta đang tự mình mở ra và trở thành những cửa sổ để ánh sáng của ý thức giác ngộ chiếu qua. Nó tuôn chảy qua chúng ta khi chúng ta hít vào những đau khổ của thế gian và thở ra một phương thuốc chữa lành. Chúng ta không phải là những vị thuốc chữa trị mà chỉ là những kẻ trung gian cho việc chữa lành. Hồng ân nghĩa là tiếp cận với một quyền năng vượt ngoài cái Tôi. Hồng ân tác động tốt nhất khi chúng ta làm những thực hành của mình, thế nhưng hồng ân không phải là kết quả của những thực hành này mà chỉ là được chúng khích lệ.



Từ ái và thực hành Tonglen làm cái Tôi hoang mang và bị chấn động vì nó vốn có khuynh hướng trà đũa. Khi chúng ta chọn thực hành từ ái và Tonglen, là chúng ta lay động những nền tảng của cái Tôi và gây ra những rạn nứt trong lớp vỏ cứng của nó. Qua những vết nứt này là rạng đông của ánh sáng trí tuệ và từ bi. Điều này sưởi ấm và làm bừng sáng đường đi của cái Tôi, và cái Tôi trở thành hiền dịu hơn. Nó yêu thích tìm ra được một giao thế kì diệu đến thế so với những trò chơi ưa chuộng nhất của nó là sợ hãi, đeo đẳng, kiểm soát và danh tước. Những thực hành từ ái và Tonglen giúp chúng ta tìm ra hồng ân không chỉ để vượt thoát cái Tôi mà còn ban cho nó sự an bình.



KHÔNG CÓ BÊN NGOÀI



Một trong những “vị thánh” chủ chốt của Phật Giáo là Ngài Bồ Tát Quán Thế Âm, vị bồ tát của từ bi. Giống như tất cả chư thần và chư thánh, Quán Thế Âm thực ra không phải là một hữu thể tối cao ở bên trên và vượt ngoài chúng ta, mà đúng ra là một phẩm chất bên trong chúng ta. Khi chúng ta hành động với lòng từ, hoặc bày tỏ tâm bi, là chúng ta đang hành động phù hợp với tiềm năng bầm sinh của chính chúng ta vốn có thể giác ngộ trong bất cứ khoảnh khắc nào. Trí tuệ và từ bi dấn thân cả hai là những thực hành và kết quả của thực hành.



Một vị bồ tát là một hữu thể giác ngộ nguyện đem tất cả chúng sinh cùng với ngài vào trong giác ngộ.



Thực hành từ ái là một cách sống cho ra hạnh nguyện cam kết của một bồ tát. Chúng ta có thể không hoàn toàn chữa lành được cho người ta bằng lề lối thực hành này, nhưng chúng ta có thể phát sinh một thứ tiếng chuông tâm linh trong vũ trụ của chư bồ tát phụng sự cho lợi lạc tối hậu của tất cả chúng ta. Trong quan niệm của Phật Giáo có nhiều vị bồ tát tác hành trong và cho thế giới của chúng ta – giống như các vị thánh của Do Thái Giáo, Kitô Giáo, và Hồi Giáo. Theo một nghĩa, qua các thực hành tâm linh như là từ ái và thổ nạp, chúng ta hoà nhập với chư bồ tát hành động với và cho tất cả chúng sinh. Khi chúng ta nghĩ về việc thực hành tâm linh của chúng ta trong cung cách này, chúng ta trục xuất cảm thức về sự hạn hẹp và sự bồn chồn của chúng ta với sự thiếu hụt của chúng ta trong việc giúp đỡ kẻ khác. Thực vậy khi chúng ta đứng lên từ tấm bồ đoàn toạ thiền, chúng ta có thể nói:



“Tôi xin tạ ơn chư Phật và chư Bồ Tát đã hoà nhập cùng tôi trong sự ngồi thiền này.”



TỰ NHIÊN THỰC HÀNH SỰ CHẤP NHẬN



Tự nhiên mở ra cho tất cả mọi người, không kì thị. Sự rộng lượng đại đồng này xảy ra chúng ta khi chúng ta tỉnh thức vào từ ái. Tự nhiên cũng không trả đũa. Kẻ xả rác trên bãi biển tuy vậy vẫn có thể bắt được cá trong cùng ngày hôm đó.



Nguồn gốc của phép thực hành từ ái trong Phật Giáo liên quan trực tiếp tới tự nhiên. Người ta nói rằng đức Phật gửi mấy vị tăng trẻ vào rừng để lập một trung tâm tu tập. Chẳng bao lâu họ bỏ chạy về vì các thần linh của rừng đã cản đường họ và làm họ hoảng sợ. Đức Phật bảo họ quay trở lại và ngồi giữa đám thần linh đen tối và bày tỏ từ ái với họ. Ngài dạy các vị tăng phép thực hành từ ái, tức là bày tỏ tình thương với những ai chúng ta ghét hoặc sợ bằng cách hoài vọng rằng họ sẽ tìm được tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỉ, xả. Các thần linh quá xúc động vì sự thực hành từ ái của các vị tăng đến nỗi họ trở thành những đồng minh và người hướng đạo. Phép thực hành từ ái chính là cung cách biến cải sợ hãi thành tình thương. Khi chúng ta sợ ai, chúng ta hãy bao quanh người đó bằng tình thương và nỗi sợ hãi của chúng ta biến thành lòng từ ái.” Tự nhiên là một nguồn năng lớn xiết bao trong việc thực hành sự chấp nhận. Nhìn một bông hoa và vinh danh nó như một hướng đạo, không phải chỉ như một vật gì đẹp, giúp chúng ta liên hệ với tự nhiên trong một cung cách sáng tạo. Một bông hoa trở thành một biếu tượng của đời sống huyền diệu trong chúng ta vốn chỉ có thể lớn lên bằng sự bắt rễ vững chãi vào Trái Đất, bằng sự đón chào các mùa, và bằng sự trải qua các giai đoạn của nó mà không phàn nàn.



Thiền sư và thi nhân Nhật Bản Lương Khoan Đại Ngu (Ryoukan Taigu 1758-1831) viết: “Khi tâm bạn thanh tịnh thì vạn vật trong thế gian đều thanh tịnh… Và trăng và muôn hoa sẽ dẫn bạn trên lối đi.” Trong ẩn dụ này, tự nhiên được sánh cùng một người hướng đạo. Điều này hàm nghĩa rằng chúng ta không cô đơn trong nỗ lực trở thành những con người tốt đẹp nhất mà mình có thể. Tự nhiên có thể xuất hiện như một năng lượng vạch lối chỉ đường, thường xuyên hỗ trợ chúng ta trong mục đích đó. Khi ấy chúng ta có thể mừng vui trở thành một kẻ tị nạn khỏi mảnh đất cằn cỗi của cái Tôi.



Tính vô ngã như vậy có nghĩa là đưa cái bao la của đất trời vào trong cảm thức của chúng ta. Chúng ta cảm nhận một cảm thức giao kết với vũ trụ hơn là duy trì một cái nhìn hạn hẹp về tự thân như thể tách lìa. Tính vô ngã nghĩa là có sơ tâm. Chúng ta có thể dựa vào tự nhiên như một nguồn mạch sung mãn của hồng ân chừng nào chúng ta càng buông bỏ cái Tôi. Những hồng ân này ở trong những kì quan mà chúng ta thấy: hoa cỏ, núi non, mặt trăng, người khác. Tất cả tương đương với những vị thần hộ mệnh hoặc những vị bồ tát, những hữu thể ánh sáng hướng đạo chúng ta trong việc tìm ra ánh sáng nơi chính mình và trong vũ trụ.



Nhà khoa học IIya Prigogine nói: “Ngày nay thế giới chúng ta thấy bên ngoài và thế giới chúng ta thấy bên trong mình đang hội tụ.” Nhìn vào bên trong không có nghĩa là chống đối việc chúng ta hiện hữu trong tự nhiên. Chúng ta giữ một khoảng cách nào đó với thế giới bình phàm trong một tư thái chiêm ngắm. Chúng ta có thể đi tới dòng nước hoặc đi vào rừng và tìm thấy sự mát lành tâm linh. Như thiền sư Đạo Nguyên nói: “Mê lầm xảy ra khi chúng ta nhìn thấy mọi thứ hiện hữu từ quan điểm của cái tôi. Giác ngộ xảy ra khi chúng ta nhìn thấy tự thân từ quan điểm của sự vật trong tự nhiên.” Sau đây là một số cách để hiện hữu cùng tự nhiên trong sự chấp nhận vô điều kiện:



• Thỉnh thoảng ngắm nhìn bình minh và ánh hoàng hôn, cũng như ngắm nhìn mặt trăng mọc và lặn. Không chỉ vậy, hãy tìm một nơi ưa thích nhất để ngắm nhìn mỗi thời kì của mặt trăng (trăng non, trăng tròn, trăng khuyết, trăng thượng huyền và trăng hạ huyền). Ngắm màn trời đêm và quan sát những chuyển động tinh tế ở trên đó. Thời cổ xưa người ta tin rằng những thiên thể tạo ra nhạc trong khi di động. Thứ nhạc này được gọi là âm nhạc của các tinh cầu. Hãy lắng tâm với nhạc đó và hoà theo nó.



• Những giấc mộng đưa ra lời giải đáp cho những vấn đề mà chúng ta còn chưa nhận thức được. Hãy đi cắm trại thường xuyên hơn và ngủ ngoài trời để cho các vì sao ở trên cao có thể tỏa ra ánh sáng vào những giấc mơ của bạn.



• Bạn có thể nằm mơ về một loài vật. Khi tỉnh dậy, bạn hãy theo đuối loài vật đó trong trí tưởng tượng. Loài vật thường xuất hiện trong những giấc mơ để báo cho chúng ta những con đường vượt ngoài cái Tôi.



• Những bài thơ thường chảy tuôn từ những thứ định sẵn bí ần của đời sống. Hãy nuôi dưỡng tâm hồn bạn bằng việc đọc thơ và viết thơ, lắng nghe âm nhạc, ngắm nhìn hội hoạ, vẽ tranh hoặc nặn khắc tượng, và dam mê bất cứ môn nghệ thuật nào giúp nuôi dưỡng tâm hồn của bạn. Hãy làm tất cả điều này ngoài trời mỗi khi có thể.



Bạn hãy mở lòng để nhận thức rằng thiên nhiên luôn luôn tương thông với bạn. Hãy ngắm cảnh vật tự nhiên và lắng nghe những thông điệp mà bạn có thể cảm nhận. Nguyện sao tôi thực hành từ ái trong mọi giao tiếp của tôi, và nguyện sao những kẻ có lòng hận thù được giải thoát khỏi sợ hãi đề tình thương biến thành tất cả những gì họ biết hoặc bày ra.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.