Bí Quyết Vượt Qua Kỳ Thi Một Cách Hoàn Hảo
21. LẬP SƠ ĐỒ
Sơ đồ tư duy là phương pháp thể hiện ý tưởng và khái niệm khá trực quan. Không những vậy, đó còn là công cụ hữu hiệu giúp tổ chức, phân tích, tổng hợp và gợi nhớ thông tin.
– Litemind.com
Nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay đã biết tận dụng sức mạnh của bản đồ tư duy. Thay vì mất nhiều thời gian “tụng kinh” trên quyển vở kín đặc chữ, với sơ đồ, bạn chỉ mất chừng nửa tiếng. Với quyển vở kín đặc chữ, bạn khá vất vả để tìm ra một chi tiết nào đó; với sơ đồ, chẳng khó khăn gì để bạn lần qua các nhánh và nhìn ra một ý. Với quyển vở kín chữ, khả năng bị sót ý là khá cao; nhưng khó lòng bỏ sót ý khi nhìn vào hệ thống đã được sơ đồ hóa.
Bản đồ tư duy rõ ràng là phương pháp đặc biệt lý tưởng cho giai đoạn ôn thi.
Để lập sơ đồ cho một chương gồm nhiều mục và ý lớn nhỏ khác nhau, trước hết hãy phác thảo trong đầu những nội dung chính của phần kiến thức đó. Mỗi công thức, đầu mục là một ô nhỏ dạng hình tròn, vuông, hoặc chữ nhật kết nối với nhau bằng các đường nối, dấu mũi tên phù hợp. Đừng ngại phá bỏ sự nhàm chán của các góc cạnh bằng cách thêm màu sắc hay hình vẽ minh họa cho bảng sơ đồ sinh động và dễ nhìn. Những mục tương đương nhau có màu giống nhau chẳng hạn.
Bạn cũng có thể lập sơ đồ trên máy tính với các phần mềm dễ dàng download được trên mạng. Ưu điểm của vẽ sơ đồ trên máy là không cần phải quan tâm đến việc điều chỉnh theo số lượng, màu sắc, kích cỡ các khung và ô. Bạn có thể tùy ý xóa bỏ, sửa chữa, thêm bớt nội dung cho sơ đồ, không mất thời gian vẽ đi vẽ lại. Ngoài ra, thiết kế sẵn có của phần mềm giúp sơ đồ tự động điều chỉnh sao cho hợp lý nhất.
Bạn nên tham khảo các cuốn sách về chủ đề này của tác giả Tony Buzan đã được xuất bản tại Việt Nam như: Lập bản đồ tư duy, Bản đồ tư duy trong công việc, v.v… để biết nhiều cách thức lập sơ đồ hữu hiệu và đẹp mắt.
Sơ đồ không chỉ là trợ thủ đắc lực trong thi cử, mà còn giúp bạn khá nhiều trong suốt quá trình học. Vì vậy, đừng chần chừ, hãy áp dụng phương pháp này ngay từ đầu kỳ học, bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả của
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.