5 Sự Thật Không Thể Thay Đổi
CHƯƠNG 9: CHẤP NHẬN TÔI LÀ AI
NHỮNG THỨ ĐỊNH SẴN là những tình thế mà chúng ta phải đối diện nhiều lần trong đời.
Chúng ta có thể coi chúng như thông tin hơn là những khiêu khích. Một sự chấp nhận như thế giúp chúng ta trưởng thành. Rồi những điều kiện sinh tồn có thể dẫn chúng ta tới sự trưởng thành về tâm lí, sự chín chắn về tâm linh, và tâm thức huyền nhiệm. Nghịch lí thay, một sự chấp nhận vô điều kiện với việc ta là ai, với cung cách những kẻ khác làm thế nào, và thế giới là gì đặt chúng ta vào vị thế tốt nhất để trưởng thành. Chúng ta có thể tham dự vào sự tiến hoá của chính ta và hướng về mục đích của đời ta theo ba cách: vun bồi sự lành mạnh tâm lí, sự chín chắn tâm linh, và nhất thể huyền nhiệm hoặc giác ngộ tâm linh. Đây không phải là ba cấp nối theo nhau một cách tuyến tính; chúng như một chỉnh thể thống nhất. Mỗi thứ chỉ vẹn toàn khi nó bao gồm hai thứ còn lại.
Trong công cuộc tăng trường cá nhân, chúng ta ngày càng nhận thức rằng một người chân thực lành mạnh cũng là người có đạo đức. Chẳng hạn, tự trọng là một thành quả tâm lí. Nhưng nếu không có sự khiêm tốn – đức tính có được từ sự tu tập tâm linh thì lòng tự trọng chỉ còn là thứ trang trí. Công cuộc tâm lí không hướng chúng ta tới tâm từ ái, về sự khước từ trả đũa hay về sự chính trực trong thương lượng kinh doanh. Với những đức tính này chúng ta cần một ý thức tâm linh bổ túc cho công cuộc thực hành tâm lí.
Mặt khác, sự thực hành tâm linh không giúp chúng ta chữa lành những vết thương thời thơ ấu. Chẳng hạn, chúng ta có thể ngồi thiền đều đặn và thực hành sự tỉnh thức, nhưng chúng ta có thể vẫn oán hận cha mẹ đã bỏ bê hoặc lạm dụng chúng ta, hay tệ hơn, chúng ta còn đối xử với kẻ khác như cha mẹ đã đối xử với chúng ta. Người có nhận thức tâm linh là người học được cách thừa nhận và xử lý những vướng mắc còn chưa được giải quyết, mặt tối và cái Tôi tự mãn của mình. Thiền định không đủ để ứng phó tất cả chuyện này. Những công cụ về tâm lí đem đến sự trợ giúp tối tân và cần thiết.
Thực vậy, sự thống nhất thích hợp như thế hỗ trợ chúng ta biết bao trong việc hoàn thành mục đích ở đời của chúng ta: khoảnh khắc giác ngộ để ánh sáng xuyên thấu sao cho mọi người có thể trải nghiệm tình thương yêu qua chúng ta. Sự chấp nhận vô điều kiện và tỉnh thức với những gì hiện hữu mở rộng tiềm năng ba tầng lớp của chúng ta: cá thể, tâm linh, siêu cá thể. Như vậy, một người chỉnh thể là một kẻ tu dưỡng tâm lý, dấn thân vào việc thực hành tâm linh và chan chứa một cám thức nhất thể với vũ trụ.
VỀ MẶT TÂM LÍ
Chấp nhận sự phát triển tâm lí cá thể của chúng ta là dấn thân vào sự tu tập cần thiết để xây dựng một cái Tôi lành mạnh hơn, một cung cách lành mạnh hơn để hoạt động trong thế giới.
Nếu chúng ta chưa sa vào một cuộc sống của thù ghét, tuyệt vọng hoặc oán hận, là chúng ta đã sống sót qua những biến cố của thời thơ ấu và trưởng thành một cách toàn thắng. Sự lành mạnh tâm lí là sự kết hợp của suy nghĩ và hành động trong một thế giới giúp chúng ta tiến hoá. Trước nhất, nó là chìa khoá cho sự tự trọng dẫn tới sự an nhiên và hạnh phúc. Tiếp đến, sự lành mạnh tâm lí có nghĩa là chúng ta xây dựng được những mối tương quan có hiệu quá, trong đó tất cả mọi người đều thương yêu nhau. Như thành phần của sự tu tập thiết thân của chính bạn, xin hãy sử dụng những mục dưới đây để theo dõi sự tiến bộ của bạn:
• Quyết đoán trong cư xử với kẻ khác để chúng ta có thể biểu lộ những nhu cầu, giá trị và ước muốn sâu xa nhất của bản thân mà không gây ra sự xung đột với họ.
• Hoà giải với những biến cố thời thơ ấu để cho chúng không còn kiểm soát mạnh mẽ cuộc sống hiện tại của chúng ta hoặc điều khiển phong cách của chúng ta trong tương quan với kẻ khác
• Học cách đối phó với sợ hãi, tội lỗi, nóng giận và nghiện ngập để chúng ta không bị điều động hoặc chặn đứng bởi bất cứ thứ nào trong chúng.
• Nhìn nhận rằng cái Tôi của chúng ta có thể trở nên tự mãn hoặc tự cho mình là trung tâm.
• Một chương trình tu tập nội tâm khả quan mà chúng ta dựa vào để xử lí những nhu cầu, tranh chấp, đau khổ, mất mát, thách đố và ra quyết định.
• Một sự cam kết có thể xử lí và giải quyết những vấn đề khởi lên trong chúng ta cũng như giữa chúng ta và kẻ khác • Một nhận thức rằng người khác – và chúng ta – đều có phần bóng tối và có một chương trình để đối phó với nó một cách sáng tạo, bao gồm cả việc bồi hoàn khi chúng ta phạm lỗi.
• Một sự nhìn nhận rằng những phản ứng mạnh mẽ của chúng ta đối với kẻ khác có thể là những phóng chiếu dựa vào cái bóng của chính chúng ta, cái Tôi của chúng ta hoặc những vướng mắc của chúng ta thời thơ ấu.
• Một cảm thức tiến hoá về sự tự trọng và tôn trọng kẻ khác với tất cả những đức tính và thói xấu dưới đủ các dạng thức của họ.
• Một khả năng duy trì những ranh giới thiết thân và vẫn là con người đích thực của chúng ta trong những mối tương quan với kẻ khác.
• Một cảm thức trực giác hằng tiến hoá và đáng tin cậy và một sự chú tâm không mang tính phòng vệ tới phản ứng của kẻ khác.
• Khả năng hoà hợp với những người mới đi vào đời sống của chúng ta và thanh thản buông xả cho những kẻ lìa bỏ chúng ta.
• Một sự nhìn nhận rằng những tính chất này có thể cần tới sự trợ giúp của các liệu pháp, các sách giúp phát triển bản thân và một sự sẵn lòng tìm tới những nguồn tài nguyên này.
VỀ MẶT TÂM LINH
Công cuộc tâm lí và thực hành tâm linh không phải là hai công tác tách biệt mà chỉ là một dự án đồng thời về việc tu dưỡng. Trong sự lành mạnh tâm lí, mục đích của chúng ta là hoàn tất những mục tiêu trong đời, tìm ra hạnh phúc thiết thân, và vui hưởng những mối tương quan hữu hiệu với những kẻ quanh ta. Trong sự thực hành tâm linh, chúng ta hướng mục đích của mình tới hạnh phúc và sự tiến hoá của toàn thế giới. Đây đúng ra là một việc làm sâu sắc cảm thức sống động của chúng ta, nó dọn cho chúng ta một sự hiện diện yêu thương hơn trong thế giới. Những sự thực hành tâm linh là những phương tiện thiện xảo cho việc làm sâu sắc này. Chúng có thể thiền định, giữ tâm từ ái, bày tỏ lòng tin tôn giáo và sống có đạo đức.
Cuộc tiến hoá soi tỏ rằng có một điều gì được thiết kế vào bản tính của sự vật – mong muốn rằng sự sống được ưu tiên hơn sự phá huỷ, tình thương chinh phục thù ghét. Như Gandhi[7] nói: “Con người chúng ta sống bằng sự trải nghiệm của chính chúng ta. Từ điều này, tôi quy chiếu ra rằng chính quy luật thương yêu mới ngự trị loài người. Nó cho tôi niềm vui bất diệt để tiếp tục cố gắng minh chứng điều ấy.” Khi chúng ta xác định một mục đích như thế và hợp tác với nó, tình thương bừng nở; chiến tranh và hiềm khích thôi huỷ diệt thế giới chúng ta. Dự án tu dưỡng thành người hoá ra cũng là một với dự án của tự nhiên: liên tục siêu thoát. Học giả Mircea Eliade[8] đã viết: “Tự nhiên biểu lộ một cái gì siêu thoát chúng ta.” Cái gì được siêu thoát? Chính là cái Tôi tự kỉ trung tâm của chúng ta bị điều động bởi nỗi sợ hãi và lòng tham. Đâu là những cam kết của chúng ta khi chúng ta trở nên những con người tiến hoá hơn về mặt tâm linh? Hãy sử dụng những mục dưới đây để đánh giá hiệu quá của việc tu tập tâm linh đối với đời sống hiện thời của bạn.
• Hành động có đạo đức trong mọi ứng xử của chúng ta với kẻ khác, không có động cơ lợi dụng họ.
• Bày tỏ từ bi và thương yêu không chỉ với những ai chúng ta quan tâm mà tới tất cả chúng sinh.
• Làm bạn và chuyển hoá cái bóng trong chúng ta và trong kẻ khác để làm phong phú trí tuệ của chúng ta.
• Mong mỏi kẻ khác tìm được những quà tặng tâm linh mà chúng ta đã khám phá và làm hết sức để san sẻ chúng, đặc biệt bằng cách làm gương cho họ.
• Để đời ta thành câu chuyện không chỉ cho cuộc thăng tiến của chính chúng ta mà còn là của sự hợp tác của chúng ta với sự tiến hoá của hành tinh: một cảm thức về mục đích và phục vụ đại đồng.
• Thoát khỏi những công thức của cái Tôi, tức là, không còn bị điều động hoặc chặn đứng bởi sợ hãi, quyến luyến, kiểm soát hoặc kiêu ngạo.
• Từ bỏ mọi ý định trả đũa hoặc bạo động, để cho chúng ta thay thế nóng giận bằng mục đích tốt lành.
• Vinh danh tự do của kẻ khác và hoạt động cho công lí trên thế giới bằng chủ trương bất bạo động.
• Hình thành một nền tảng hoặc khuôn khổ mạch lạc về giá trị và tiêu chuẩn, để từ đó có những chọn lựa cho cuộc đời chúng ta.
• Ngày càng tin cậy rằng thế giới và mọi sự xảy ra trong đó có một ý nghĩa và mục đích lớn hơn việc làm thoả mãn cái Tôi của chúng ta.
• Tin cậy rằng một cái gì đó – chúng ta không định hình được – luôn luôn hoạt động để đưa chúng ta và tất cả chúng sinh tới khả năng yêu thương cao cả nhất.
• Tạ ơn khi vài bước đi của chúng ta trở thành những chuyển đổi vào tâm thức cao cả hơn.
• Hành động với lòng khiêm tốn và những tiêu chuẩn đạo đức.
• Luôn nhận thức rằng chúng ta không thành đạt trí tuệ tâm linh mà tiếp nhận nó như một hồng ân – vốn luôn sẵn có ở khắp mọi nơi.
• Ngày càng tin cậy rằng thế giới và mọi việc xảy ra trong đó có một ý nghĩa và mục đích rộng lớn hơn việc làm thoả mãn cái Tôi của chúng ta.
Tâm tôi có đủ lớn để dung chứa tất cả những quyền năng muốn tìm ra tôi và hoạt động qua tôi?
ĐIỀU MÀU NHIỆM
Ý thức là cách chúng ta liên kết với thế giới quanh ta. Kinh nghiệm huyền nhiệm là ý thức thuần tuý thoát khỏi nội dung. Màu nhiệm ở đây không có nghĩa là thần bí hoặc bí mật truyền hoặc cận tâm lí. Nó tham chiếu tới khả năng bình quân ý thức của chính chúng ta với ý thức đại đồng: Cái cá thể là cái tự nhiên là cái siêu cá thể.
Một nhà huyền học nhìn thấy và bước đi trên một con đường tâm linh mà không cần những kẻ trung gian – ngay cả không cần một con đường. Một nhà huyền học đã vượt quá những dạng thức và phân chia để vào cõi thống nhất thuần tuý, họ có một trực giác siêu việt và dẹp bỏ tư tưởng duy lí. Tôn giáo và những thực hành tâm linh là con đường dẫn tới sự giác ngộ nhưng huyền học là sự hoàn bị giác ngộ.
Khi chúng ta nhập vào thị kiến huyền học, nhân tính của chúng ta, giống như bản thân tự nhiên, toả rạng khắp nơi trong vũ trụ. Điều này có nghĩa là không có sự phân chia nào giữa bên trong và bên ngoài, nội tâm và ngoại giới, bề mặt và chiều sâu, thân thể và linh hồn. Tất cả chỉ là sự phân chia tạm thời mà chúng ta dùng để phân biệt tâm trí của cái Tôi suy tư cá thể với một năng lượng đơn nhất vô biên linh động toàn vũ trụ. Trong mỗi truyền thống, lời lẽ có thể dị biệt, nhưng kinh nghiệm cùng là một. Phật tính trong Phật Giáo gần với cái gọi là tâm thức Kitô trong Kitô Giáo hay linh khí của Thượng đế trong Do Thái Giáo hay ý thức cao cả hoặc sức sống trong chù nghĩa nhân bán. Cái Tự thân sơ nguyên mà Jung mô tả cũng liên quan tới những khái niệm này.
Qua sự thực hành tâm linh, chúng ta mãi tiến bộ. Trong sự hợp nhất huyền nhiệm, toàn bộ diễn trình của cuộc tiến hoá đang xảy ra trong khoảnh khắc giác ngộ này. Luôn luôn và đã có, ở đây và bây giờ. Đây không còn là tăng trưởng nữa mà là hoàn thiện. Sự hợp nhất huyền nhiệm là một trạng thái ân sủng không được gọi lên bằng công cuộc tu tập hoặc thực hành, mặc dù nó thường đi theo chúng. Sau đây là một số phẩm tính mà trạng thái huyền nhiệm có thể bao gồm. Như một phép thực hành tâm linh, các bạn hãy tìm xem hàm nghĩa của mỗi đề mục dưới đây trong cuộc sống hiện tại của bạn.
• Nhìn nhận rằng ý thức và cái Tôi cá thể chỉ là những tên gọi tạm thời và những ám chỉ lặp lại về sự tách biệt và rằng thực ra chúng ta liên quan với tất cả những gì hiện hữu.
• Một sự kết thúc tình trạng bị thúc đẩy hoặc chặn đứng do sợ hãi để chúng ta có thể được giải phóng khỏi cái thế giới tranh chấp triền miên của cái Tôi.
• Dành lòng từ bi và tích cực cho những ai còn bị mắc kẹt trong cái Tôi – mà không mảy may nghĩ rằng chúng ta ở bậc cao hơn họ.
• Tình thương vô điều kiện, trí tuệ trực quan và quyền năng chữa lành trong tất cả những gì chúng ta nói và làm.
• Một thị kiến về tự nhiên như khuôn chứa, bảo tồn và phát triển về ý thức.
• Giải phóng con người qua sự chính trực về đạo đức và sự cống hiến cho phúc lợi của kẻ khác như những hạnh nguyện của bậc bồ tát.
• Nhìn nhận rằng tất cả là hồng ân và dù cuộc sống có trở nên hỗn mang và rối trí đến đâu, vận mệnh của chúng ta cũng đang được hoàn thành một cách tốt đẹp.
• Một cảm thức về một cuộc sống siêu việt phía sau tất cả những vẻ bề ngoài hữu hạn, về tính Không trùm khắp làm nền cho tất cả những gì hiện hữu.
• Một nhận thức rằng sự siêu việt / thần thánh là thực tại sâu thẳm nhất của nhân tính và nhiên tính chứ không phải là một trạng thái tách biệt hoặc một hữu thề tách biệt, ngoại trừ trong sự nhân cách hoá và ấn dụ.
• Một tâm từ ái thường trụ và không thể lay chuyến hướng về chúng ta và kẻ khác.
TỰ NGÃ HAY VÔ NGÃ?
Sắc và Không là những từ ngữ thường được sử dụng trong Phật Giáo. Mỗi người đều có một dạng thức về vật lí và tâm lí riêng có. Hơn nữa, mỗi người là tính không, Phật tính, đại trí, hiện hữu thiết yếu cùng san sẻ với mọi con người cũng như với tự nhiên. Chúng ta có thể nói rằng sắc và không được coi như những quyền năng nền tảng để chúng ta có thể tiến hoá.
Chúng ta đôi khi bị hoang mang do cái tưởng như mâu thuẫn giữa mục tiêu tâm lí của chúng ta là trở thành một ai đó với vận mệnh tâm linh của chúng ta là buông xả cái Tôi và không là ai cả. Đó không phải là một sự chọn lựa giữa tự ngã và vô ngã; chúng ta vừa là một tự thân theo quy ước vừa là một vô ngã. Chúng ta đồng thời là một con người đặc thù và độc đáo nào đó về mặt tâm lí (sắc) và không tách biệt về mặt tâm linh (không). Là một tự ngã về mặt tâm lí có nghĩa là hoạt động từ một cảm thức mạch lạc rằng chúng ta là ai khi chúng ta suy nghĩ và hành động trong thế giới. Tự ngã tâm lí đơn giản là một sự mô tả một tập hợp những thao tác giữ cho chúng ta nổi trôi trong một thế giới quy ước. Nó là một chỉ danh mang tính tạm thời và vị lợi, không phải là một thực tại có tính cách bản thể học.
Thừa nhận sự kiện về vô ngã là buông xả cái mê lầm rằng một tự ngã hoặc cái Tôi là thường hằng, độc lập, cố định hoặc bền chắc. Cảm thức về sự cố định và tách biệt là một ấn tượng, không phải là một sự kiện trải nghiệm. Một nhận thức về tính không cố hữu của chúng ta là sự thành đạt của trí tuệ. Cái vô ngã trong Phật Giáo và của huyền học quy chiếu về sự kiện rằng tất cả chúng ta đều tương liên, là một hệ thống tương tác, không phải một tập hợp những cá thế độc lập.
Tính tương liên đại đồng của chúng ta giải thích cảm quan của chúng ta về sự đồng nhất thể với tự nhiên và với kẻ khác. Khi chúng ta nhận ra bản tính chân thực của chúng ta, tính tương liên chân thực, chúng ta nhận ra rằng trí tuệ dẫn tới từ bi và chúng ta được giải thoát khỏi những xiềng xích nặng nề của cái Tôi coi mình là trung tâm. Vô ngã là thực tại và hoà điệu thống nhất của tự nhiên nó vận động chúng ta và những tinh tú khác.
Không có một tự ngã tách biệt không chỉ có nghĩa là mọi hữu thể đều liên quan với nhau. Nó cũng có nghĩa là căn cước quy ước của chúng ta là một tiến trình, không phải một cấu trúc đã được thiết lập. Căn cước của chúng ta, nói cách khác, là một hiện tượng đang tiến hoá. Nó là vô thường không chỉ vì nó có tính cách thiết yếu là ngẫu nhiên mà còn bởi vì nó thường xuyên thay đổi để trở thành cái nó sẽ không bao giờ có thể là trọn vẹn.
Chủ nghĩa cá nhân và dấu nhấn thô nhám vào tự do cá thể khởi lên trong suốt phong trào lãng mạn của thế kỉ thứ 18 đã trực tiếp dẫn tới sự vong thân mà chúng ta cảm thấy trong thế giới ngày nay. Chúng ta là những sinh vật có tính xã hội cao nhưng lại cố thể hiện như những kẻ theo chủ nghĩa tách biệt. Tâm linh có một lời giải đáp: từ bi tuôn chảy từ một cảm thức về mối tương liên. Chúng ta khởi đầu cuộc sống như là một phần của thân thể cha mẹ chúng ta. Rồi chúng ta thiết lập tỉ trọng riêng của chúng ta trên hành tinh này bằng những đặc trưng nhân cách, dục vọng độc đáo, sở hữu, những mối quan hệ và những thành đạt của chúng ta. Những thứ này lẽ ra phải được coi như những phương tiện nhờ đó chúng ta hoàn thành bản thân; thay vì thế, đôi khi chúng trở thành những cứu cánh kéo dài mãi tính tách biệt của chúng ta.
Marie-Louise von Franz, một nhà phân tích tâm lí chiều sâu theo trường phải Jung, viết về Tự ngã và cái vô ngã như sau: “Tự ngã là cốt lõi mang tính cá thể nhất của con người cá thể nhất và đồng thời là Tự ngã của con người, tức là Tự ngã của toàn thể loài người.” Một Tự ngã hoàn toàn có mặt trong tất cả những gì hiện hữu có thể được xác định như là sức mạnh của đời sống. Sức mạnh đó, ở trong tất cả chúng ta cũng như trong toàn thể cõi tự nhiên, không sống sót được trong cái thế giới mọi-ngườivì- chính- mình, mà chỉ sống sót được trong thế giới sinh thái mọi-người-vì-mọi-người. Tự ngã là sinh lực của cả vũ trụ phát biểu trong bản thân này – của bạn và của tôi – ở đây và bây giờ.
Chúng ta là nhất thể và chúng ta hành động phù hợp với tính nhất thể đó. Đời sống của chúng ta xảy ra và thịnh vượng, dường như, bởi vì tình thương. Vận mệnh tâm linh của chúng ta là thương yêu hết thảy chúng sinh, bao lâu chúng ta còn sống, trong cung cách độc đáo của chúng ta, tới khả năng trọn vẹn của chúng ta. Chúng ta càng xác định rằng kẻ khác cũng quan trọng như chúng ta thì chúng ta càng tìm ra lối đi thiết thân và mục đích của chúng ta trong đời.
Mọi miền hoa sen và mọi chư Phật đều nở rộ trong hiện hữu riêng tôi.
– KINH HOA NGHIÊM, Avatamsaka Sutra
MỘT CẢM THỨC BỀN VỮNG VỀ CÁI TÔI
Cảm thức của chúng ta về cái Tôi nở rộ trong một bầu không khí hợp điệu với những cảm xúc của chúng ta bằng cách ban cho chúng ta sự chú tâm, tiếp nhận, hân thưởng, thương yêu và cho phép.
Việc chúng ta là ai được thiết kế một cách cá thể, nhưng nó cũng liên tục được xác định bằng cung cách kẻ khác đối đãi với chúng ta ra sao và cảm nhận về chúng ta như thế nào. Lòng tự trọng của chúng ta nằm ở sự thoá mãn với năng lực thiết thân của chúng ta nhưng nó cũng nằm ở cung cách kẻ khác đáp ứng với chúng ta ra sao, họ có coi chúng ta xứng đáng với tình thương yêu và sự quan tâm của họ hay không. Đây là một chỉ dấu khác về tính tương liên sâu sắc của chúng ta. Nhưng một cảm thức lành mạnh về bản thân chính xác là gì? Dưới đây là những yếu tố chìa khoá, mỗi thứ có thể coi như một tập hợp những thực hành hay những khát vọng chúng ta có thể dùng để đạt được một cảm thức mạnh mẽ hơn về bản thân.
Một cảm thức về liên tục
Tôi là thành phần của một lịch sử. về mặt huyết thống tôi được liên kết với gia đình và tổ tiên. Tôi đã thừa hường những chủng tử từ họ, và một số tài năng nhất định nữa. Ngoài ra, tôi là thành phần của lịch sử loài người. Tôi có một mối tương quan tập thể. Tôi là kẻ thừa kế của tất cả những đen tối và ánh sáng mà con người đã mang vào thế giới. Sau cùng, tôi là thành phần của tự nhiên. Tôi thờ cùng lối những hữu thể khác cũng thở, và tôi thường xuyên trao đổi khí trời và năng lượng cùng tất cả chúng sinh trong vũ trụ. Tôi là sao thì những tinh tú là vậy. Hơi thở của tôi là hơi thở của bông hồng và của bạn đó.
Một khả năng để xử lí các vấn đề và ứng xử với mọi người
Tôi chấp nhận cái tốt và cái xấu trong những biến cố của đời sống. Tôi chấp nhận cái tốt và cái xấu trong kẻ khác và trong chính tôi. Đó là cung cách tôi duy trì một cảm thức về bản thân, một cám thức có sự bền vững và sự thường hằng. Tôi có thể thương yêu kẻ khác khi họ làm thương tổn tôi. Cung cách theo thói quen của cái Tôi là lên kế hoạch tấn công. Thực hành tâm linh là không hành động theo cách đó. Tôi trở thành một tự thân mạch lạc khi tôi không còn hành động theo những phản ứng của cái Tôi nguyên thuỷ. Chẳng hạn, một người điều khiển xe cắt ngang tôi nhưng tôi không trả đũa kẻ đó. Tôi ghi nhận phán ứng của tôi một cách tỉnh thức và chỉ thị cho cái Tôi của mình thư giãn. Tôi không dấn mình vào nỗi cuồng điên trên đường lộ mà vẫn điều khiển xe chậm rãi và mong muốn sự an toàn cho người lái xe kia. Khi tôi làm những thực hành về tỉnh thức và từ ái này, tôi trở thành hơn là một cái Tôi mang danh tước, và tôi yêu quý tôi nhiều hơn nữa.
Tôi có những quyền năng tự nuôi dưỡng. Khi sự việc trở nên khó khăn, tôi có thể làm dịu chính mình. Tôi có thể rã rời và tôi cũng có những cách để tự tái thiết mình. Tôi trọn vẹn cho phép một sự suy sụp và rồi đứng dậy. Tôi không bị phá tan tành vì những cuộc khủng hoảng. Tôi có những nguồn năng xếp hàng để giúp đỡ tôi thông qua sự việc.
Giáp mặt với đau đớn, tôi không né tránh mà đi qua nó và tiếp tục chuyển động. Tôi có thể đương đầu với tổn thương, và nếu nó quá lớn đối với tôi, tôi có thể tìm kiếm sự giúp đỡ bởi những kẻ khác hỗ trợ hoặc bằng điều trị. Tôi có thể thấu đạt, xử lí, giải quyết những gì xảy đến với tôi. Điều này có nghĩa là những biến cố của đời tôi không phải chỉ được trải nghiệm một cách vô thức mà còn được cứu xét và chiêm ngắm bằng ý thức và với một kế hoạch cải thiện tôi không đi qua sự việc; tôi tới qua chúng.
Tôi tạo ý nghĩa cho những gì đã xảy đến với mình và tôi học được từ chúng. Tôi thấy tất cả những gì xảy đến với tôi trong một khung cảnh tiến hoá, như những thách đố trên cuộc lữ hành của người anh hùng thực hiện tự thân.
Tôi biết những gì tôi có thể và những gì tôi không thể làm. Tôi biết những giới hạn của tôi và tôi chấp nhận chúng như những thứ định sẵn. Đây là cung cách khiêm tốn của tôi hoạt động để dẫn tôi tới sự chấp nhận vô điều kiện và không xấu hổ đối với tự thân không bị thổi phồng của tôi. Với sự hiểu biết này, tôi có thể thực thi sự cẩn trọng về những gì tôi dấn thân vào. Tôi không đi tới nơi tôi biết rằng tôi sẽ bị tốn thương, kinh hoàng, hoặc phân liệt ra nhiều mảnh.
Một sự đáp ứng cho hỗ trợ
Bạn bè, đối tác và người thân không phải luôn có sẵn thời gian cho tôi, vậy nên tôi không trách cứ ai và tôi không trông mong rằng bất cứ ai đều có thể thoả mãn mọi nhu cầu của tôi bất cứ khi nào. Thực vậy, tôi ngày càng buông bỏ những trông mong như thế, bởi chúng đối nghịch với một sự chấp nhận vô điều kiện.
Tôi tán thường và tiếp nhận đối với sự soi chiếu từ những cái khác và tôi có thể dựa vào vòng bao quanh bao bọc tôi. Sự nương tựa này có nghĩa là tôi có thể tin cậy người khác. Tôi có thể tiếp nhận sự hỗ trợ quý báu và cảm thức của tôi thuộc về một gia đình, một mối tương quan, một cộng đồng. Bây giờ tôi thấy rằng một cảm thức quy thuộc là quan trọng, bởi tôi ghi nhận rằng toàn vũ trụ thịnh phát dựa trên sự tương quan.
Tịch Thiên (Shantideva), một vị đạo sư Ấn Độ ở thế kỉ thứ VII đã nói: “Nguyện sao những ai thấy mình trong chốn hoang vu không lối đi và sợ hãi… được chư thiên tốt lành canh giữ!”. Trên bình diện sơ khai, tôi cũng có một cảm thức được nâng đỡ bởi những quyền lực lớn hơn cái Tôi của chính mình hoặc của kẻ khác. Tôi làm nhiều hơn câu chuyện của đời tôi và tôi có cái đề dựa vào: một đời sống rộng lớn hơn cái Tôi có thể lo liệu. Đời sống thánh linh rộng lớn hơn đó không nhất thiết phải là một Thượng đế mang nhân cách, nhưng nó củng cố cảm thức hiệp nhất mà tôi có với chư thánh và chư bồ tát từng đi trước tôi.
Một khi thừa nhận Thượng đế là sự nhân cách hoá một thực tại nội tâm, tôi không còn cô đơn trong vũ trụ. Không có một Thượng đế nào tách biệt, cũng như không có con người nào hoặc cây sồi nào tách biệt. Tôi sống trong một sự cộng thông với chư thánh/bồ tát và cõi tự nhiên. Nói rằng tôi không có chút gì để dựa vào khi sự việc không theo ý muốn thì không phù hợp với truyền thống bao la của tâm linh loài người. Như tôi đã giải thích, trong truyền thống Phật Giáo, bồ tát ở với tôi cho đến khi tôi giác ngộ và bảo đảm cho tôi rằng nhờ đó tôi được thực sự “canh giữ”. Tính không không phải là hư không. Đúng ra đó là nhận thức rằng sự tách biệt không có thực tại nào. Tâm linh trưởng thành không có nghĩa là tôi hiện hữu bằng riêng mình; nó có nghĩa là tôi không bao giờ hiện hữu riêng mình cả. Tôi cảm thấy điều này trong cõi tự nhiên, làm náy sinh mạnh mẽ một cảm thức về bản thân tôi như là liên kết với tất cả.
Một khung đức hạnh cho lối sống ý thức
Một cảm thức về tự thân bao gồm sống đời trong một khuôn khổ, tức là trong một khung đạo đức và tiêu chuẩn. Nó là một cách nhìn về thế giới, một cách để hiếu đời. Với một cái khung như thế, tôi có thể định vị bất cứ điều gì xảy ra trong thế giới và trong bản thân tôi vào một khuôn khổ có ý nghĩa. Khi hội ngộ với một trong những thứ định sẵn kiên quyết không khoan dung của đời sống, tôi hiểu rằng bất cứ điều gì xảy ra đều có thể hiểu như một điều kiện của sinh tồn và tôi cần tiếp nhận nó với sự chấp nhận vô điều kiện của sự tỉnh thức tâm linh. Sống theo một tập hợp đáng nương tựa về lí tường, giá trị, mục tiêu, và nguyện vọng giúp chúng ta thiết lập một cảm thức lành mạnh về tự thân được thoả mãn bằng việc trở thành một con người đức hạnh hơn. Đức hạnh là những thứ định sẵn của đời sống và hành vi chúng ta khi chúng ta xử sự với sự vẹn toàn và tình thương. Đức hạnh là những thói quen của sự lành mạnh. Chúng là những hành động xuất phát từ những giá trị nội tâm của chúng ta. Hành động đó đúc thành đức hạnh bày ra thiện tâm cơ bản của chúng ta. Chúng là những viên gạch xây nên lòng tự trọng, cá tính và sự vẹn toàn. Đức hạnh là những quà tặng dành cho chúng ta, tất cả chúng ta đều có thể trở thành người đức hạnh nhờ thực hành tu tập. Trong tiếng Do Thái cổ, từ để chỉ đức hạnh là ma’alot – có nghĩa là bước đi. Chúng ta có thể tiếp tục bước đi, dù ngắn đến đâu, nhỏ bé đến đâu để hướng về đức hạnh. Những sự chuyến đổi bên trong theo sau, và chúng ta hành động một cách đức hạnh mà không cần phải nghĩ suy hoặc dự trù cho nó, đức hạnh trở thành thứ định sẵn của đời sống chúng ta. Những bước đi là những cố gắng, những chuyển đổi trong nội tâm cũng như trong thói quen là những hồng ân.
Phần lớn chúng ta nghĩ về đức hạnh trong giới hạn của các từ như lương thiện và kiên nhẫn hơn là trong những câu mô tả các hành vi. Sự tu tập tâm linh nhằm xây dựng đức hạnh tập trung vào những hành động chuyên biệt. Hãy suy ngẫm về đức hạnh trong các mục dưới đây mỗi ngày và tìm ra những cách đế đưa nó vào thực hành.
• Tôi chấp nhận vô điều kiện những thứ định sẵn của đời sống: Mọi thứ sẽ biến đổi và kết thúc; sự vật không luôn luôn diễn ra theo kế hoạch của tôi; đời sống không luôn luôn công bằng; và người khác sẽ không luôn luôn thương yêu, rộng lượng hoặc trung thành với tôi.
• Tôi sung sướng xuất hiện như thể tôi là. Từ thâm tâm mình, tôi cam kết thực hành tu tập. Tôi ghi nhận rằng càng dấn mình vào việc tu tập bản thân thì tôi càng quan tâm về thế giới và cái phần tôi có đặc ân được đóng góp vào việc đồng sáng tạo thế giới. Thay vì chỉ đơn giản đi qua những kinh nghiệm mà không nhận thức, tôi chọn việc dừng lại đủ lâu để đạo đạt và xử lí những gì xảy đến với tôi. Tôi học từ chính những phản ứng của mình: nước mắt rơi khi xem một bộ phim. Những việc không theo ý muốn mời gọi tôi nhìn vào những nhu cầu còn ẩn giấu trong tôi. Những kí ức và những hình ảnh mời gọi tôi ở cùng với chúng và để chúng dắt vào những khoảng trời chưa khai mở của riêng tôi.
• Tôi không bị vướng mắc vào việc tiếc thương hoặc tự trách vì những lỗi lầm của mình trong cuộc sống. Tôi coi tất cả chúng như một kinh nghiệm học tập để tôi có thể làm tốt hơn trong tương lai. Tôi đền đáp bất cứ khi nào có thể. Và dĩ nhiên, những lỗi lầm của tôi trở thành một giấy thông hành có giá trị đề đi tới khiêm tốn.
• Tôi tự vấn lương tâm mình một cách đều đặn.
Tôi làm một bảng kê kĩ lưỡng không chỉ về cách tôi đã làm thương tổn người khác mà còn cả về cách tôi có thể đã không vận động hoặc san sẻ những quà tặng của mình, cách tôi vẫn còn bám giữ vào thành kiến và ý muốn trả đũa, cách tôi vẫn còn chưa thương yêu với hết khả năng của mình.
• Tôi chăm chú lắng nghe sự ăn năn của kẻ khác hơn là để cái Tôi bị khơi dậy. Tôi chào đón sự ăn năn để thấy nơi nào tôi ít quan tâm chăm sóc, nơi nào tôi ít rộng lượng, ít cởi mở. Tôi muốn biểu lộ và tiếp nhận cảm xúc, bao gồm sự sợ hãi, mừng vui, tiếc thương, và dịu dàng. Tôi bày tỏ sự giận dữ một cách bát bạo động, không phải bằng cách xâm phạm, đe doạ, trách cứ hoặc những cung cách mất kiểm soát.
• Tôi ghi nhận rằng hành vi và những chọn lựa của tôi không còn bị quyết định bởi những gì người khác có thể nghĩ về tôi. Tôi không hề toan tính khiến người khác chấp nhận hoặc thương yêu tôi. Tôi không biến đổi mình cho phù hợp. Tôi cam kết vẽ chân dung mình đúng như tôi là, bất kể phản ứng ra sao. Tôi không còn có thể bị thao túng bởi nịnh hót, nhưng tôi bày tỏ lòng biết ơn khi kẻ khác tán thưởng tôi.
• Bất kể chuyện gì xảy đến với tôi, tôi hằng giữ vững an trụ, không bị điên đảo vì sự hãi hoặc tuyệt vọng. Những biến cố trong đời sống và những hành động của người khác tác động lên tôi nhưng chúng không cột chặt tôi. Tôi vẫn an toàn trong nội tâm và đồng thời liên kết với kẻ khác.
• Tôi buông bỏ việc lợi dụng hoặc lừa gạt kẻ khác. Tôi cũng cảnh giác mình khi nhận ra bản thân đang để bị lán lướt hoặc thao túng. Tôi có thể minh bạch ngay lúc bấy giờ và tại đó bằng cách thú nhận là tôi đang hành động giả dối. Đây là cách để tôi tìm thấy những giao tế thích hợp.
• Tôi ngày càng bớt tranh giành trong những mối quan hệ và tìm ra một niềm vui hướng thượng trong sự hợp tác. Tôi đặc biệt tránh những tình thế trong đó tôi thắng đồng nghĩa với việc kẻ khác thua.
• Tôi không làm thương tổn kẻ khác một cách cố ý. Nếu họ làm thương tổn tôi, tôi không trả đũa, tôi chỉ mở ra một cuộc đối thoại và xin bồi thường. Bất cứ chuyện gì xảy ra, tôi không thù ghét ai hoặc oán hận ai. Tôi lấy lòng tốt cư xử với mọi người không để gây ấn tượng cho họ hoặc để họ phải mang ơn nhưng vì bởi lòng tôi thật sự là tốt – hoặc tôi đang tu tập về điều đó. Nếu người khác không biết ơn tôi hoặc đáp lại sự tử tế của tôi, điều đó không ngăn tôi vẫn giữ lòng từ ái. Tôi không bao giờ bỏ rơi người khác. Tôi tin rằng ai cũng đều có tính thiện bẩm sinh và người nào được thương yêu cũng có thể phát ra thiện tâm. Tôi cam kết đề kháng với cái ác và chiến đáu chống bất công bằng những phương cách bất bạo động.
• Tôi có một cảm thức khôi hài nhưng không làm ảnh hưởng đến kẻ khác. Tôi không dấn mình vào việc chế giễu hoặc châm chọc, tôi cũng không trả đũa khi kẻ khác trêu chọc tôi. Tôi chỉ cảm thấy nỗi đau trong cả hai chúng tôi và tìm cách mang lại hiệu quả hơn cho việc giao tiếp.
• Tôi nhìn kẻ khác và những chọn lựa của họ mà không kiểm duyệt kết án. Tôi vẫn ghi nhận khuyết điếm của kẻ khác và của tôi, nhưng tôi coi chúng như những sự kiện hơn là những khiếm khuyết. Tôi không cười nhạo những lỗi lầm hoặc bất hạnh của người khác.
• Tôi tôn trọng và giữ vững những cam kết. Tôi ngày càng ngày có thể kể ra những giới hạn và điếm mạnh của tôi. Điều này giúp tôi đặt định những ranh giới về việc tôi có thể cống hiến cho kẻ khác được bao nhiêu, hơn là chỉ xoay xở thích ứng.
• Tôi có một cảm thức không chao đảo về tự thân như một con người có niềm tin vững chãi trong khi vẫn uyển chuyển trong xử sự. Tôi có thể thay đổi hành vi của mình, từ bỏ những tin tưởng lỗi thời và làm những biến cải trong phong cách sống của tôi để thích ứng với những đòi hỏi hằng tiến hoá của thế giới tôi sống. Khi tôi giáp mặt với sự khủng hoảng bản thân, tôi coi đó như một cơ hội để giác ngộ.
• Tôi biết ơn những giá trị và những niềm tin hữu ích mà tôi đã tiếp nhận theo dòng đời của tôi từ bao nguồn mạch. Đồng thời, tôi vẫn cứu xét những niềm tin, những thiên chất mà tôi đã thừa hưởng từ gia đình, nhà trường, tôn giáo và xã hội. Tôi tháo gỡ và liệng bỏ những gì không song hành với nếp sống lành mạnh và đức hạnh cũng như yêu quý những thứ nào còn thích hợp.
• Tôi đo lường sự thành công của tôi bằng việc tôi có được bao nhiêu tình thương vững bền, chứ không phải bằng việc tôi có bao nhiêu tiền trong ngân hàng cũng chẳng phải tôi có bao nhiêu quyền lực đối với kẻ khác. Biểu lộ khả năng tròn đầy và độc đáo về thương yêu là tiêu điểm trung tâm của đời tôi.
• Tôi dấn mình hăng say vào những công cuộc và dự án có ý nghĩa, và đó là cội nguồn hạnh phúc của tôi. Tôi tiếp tục khám phá những nhu cầu, ước muốn, giá trị và tiềm năng sâu thẳm nhất của mình, và tôi sống phù hợp với chúng. Tôi có lí do để hãnh diện về một số những hoàn tất.
• Khi khởi sự vào bất cứ một dự án hoặc mối quan hệ nào, tôi thường đặt câu hỏi: Có phải đây là khung cảnh thích nghi để tôi có thể hoàn tất mục đích của đời tôi? Mục đích của đời tôi là sống cuộc đời độc đáo và phong phú bên trong tôi, thương yêu hết khả năng mình, san sẻ những phú bầm thiết thân của tôi trong bất cứ cách nào và bất cứ ở đâu có thể.
• Tôi sẵn lòng làm việc không biết mệt mỏi để hoàn tát mục đích của đời tôi mà không màng địa vị, danh vọng hoặc tài sản, vốn là những giá trị trung tâm trong thế giới âu lo của cái Tôi. Tiêu điểm của tôi trong đời chỉ đơn giản là trở thành một người tốt.
• Việc thực hành tu tập trên bản thân tôi đã khiến tôi càng ý thức hơn về chính trị và những căng thẳng của thế giới quanh tôi. Tôi chất vấn quyền lực trong khi xác nhận, nguyện cầu và làm việc cho một sự kết thúc chiến tranh, trả đũa, tham lam, thù ghét và ngu si. Điều này căn cứ trên sự kiện là tôi đã không từ bỏ việc tin vào khả năng chuyến hoá mọi người, mọi lãnh đạo chính trị và tôn giáo, và mọi quốc gia.
• Tôi luôn luôn nhận thức được sự đau đớn và nghèo khổ của những người kém may mắn hơn tôi. Tôi thể hiện sự từ bi và hào phóng với họ.
• Chạm trán với khổ đau trong thế giới, tôi không quay mặt đi, cũng không bị mắc kẹt trong việc trách cứ Thượng Đế hoặc loài người, mà chỉ đơn giản hỏi: “Vậy tôi sẽ phải làm gì?” Tôi đáp ứng với nỗi đau đớn nơi kẻ khác với một kế hoạch giúp đỡ, dù là nhỏ nhất. Tôi chọn việc thắp lên một ngọn nến thay vì nguyền rủa bóng tối.
Thi sĩ T.S Eliot viết:
Tôi ngồi trên bờ
Với bình nguyên khô cằn phía sau.
Tôi sẽ cày cấy đất mình cho có trật tự chăng?
• Câu tự hỏi và câu trích dẫn trong đoạn này bày tỏ cho thấy là sự cam kết thiết thân với đức hạnh giúp chúng ta ra sao để sống với thực tại thay vì đối lập với nó. Sự tu tập tâm linh khiến cho những thứ định sẵn gây đau buồn nhất của thế giới chúng ta cũng có thể tham dự được.
• Tình thương yêu của tôi đối với cõi tự nhiên khiến cho tôi bước đi nhẹ nhàng trên Trái Đất với điều mà thánh Bonaventura gọi là “một phép lịch sự đối với tự nhiên.”
• Tôi có thể cảm thấy tự thân tăng trưởng trong ý thức tâm linh. Tôi có thể cảm thấy một năng lượng thiên nhiên bên trong tôi vốn ở đằng sau bất cứ thương yêu, trí tuệ hoặc năng lực chữa lành nào tôi có thể. Tôi cảm ơn những hồng ân khích lệ này và tôi nguyện sống sao cho xứng với những điều đó.
Khi tôi chấp nhận những thứ định sẵn của đời sống, nguyện sao tôi sống trong sự tự tại an nhiên qua dông bão và bình lặng, thông tỏ và bất định, được và mất, khen và chê, và nguyện sao tôi là điếm tựa cho quân bình trong cõi cồng kềnh của cái Tôi.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.