Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn - Tại Sao Nhiều Hơn Lại Ít Hơn
CHƯƠNG 2. SỰ LỰA CHỌN MỚI
Một trong những chức năng cơ bản của ý thức là khả năng chọn lọc thông tin. Rõ ràng là chúng ta không thể nào tập trung chú ý đến tất cả mọi thứ xảy ra xung quanh chúng ta hàng ngày. Càng ngày con người càng nỗ lực hơn trong việc giảm bớt thời gian, công sức cũng như khối lượng công việc phải tham gia trong một ngày, thay vào đó chỉ tập trung đạt được những gì cần thiết nhất cho cuộc sống. Nguồn gốc của con người bắt nguồn từ nền nông nghiệp lúa nước, kế đến là ngành thủ công và thương mại. Khi đời sống ngày càng văn minh, con người không còn phải vắt kiệt sức lực mỗi ngày để kiếm miếng ăn. Thay vào đó mỗi cá nhân chỉ cần biết làm một công việc cụ thể và sau đó trao đổi sản phẩm của mình làm ra để lấy hàng hóa khác. Nhiều niên kỷ sau, nhờ các nhà sản xuất và các thương nhân mà cuộc sống ngày càng trở nên đơn giản hơn. Mọi thứ từ thực phẩm, quần áo đến các vật dụng trong nhà đều được bày bán sẵn tại các cửa hàng. Lúc này sự lựa chọn cho người tiêu dùng còn chưa phong phú, và thời gian người ta bỏ ra cho việc mua sắm còn rất hạn chế.
Mặc dù vậy nhiều thập kỷ qua, tiến trình đơn giản hóa và bó buộc nền kinh tế trên đã dần thay đổi. Càng ngày con người ta càng dành nhiều thời gian hơn cho việc mua sắm hàng ngày của mình.
Lựa chọn vật dụng hàng ngày
Trước đây, mọi vật dụng hàng ngày đều mang tính độc quyền. Người tiêu dùng không phải băn khoăn về việc ai là nhà cung cấp điện thoại hay dịch vụ về điện. Sau sự bùng nổ của “Ma Bell”, hàng loạt các sự lựa chọn mới xuất hiện trên thị trường một cách chóng mặt. Chúng ta có thêm nhiều nhà cung cấp khác nhau với nhiều sự lựa chọn khả thi khác. Ngày nay, chúng ta đang đối mặt với nhiều nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động cũng ra đời với đa dạng chọn lựa. Tuần vừa tôi nhận được hai lời mời từ một số công ty hỗ trợ dịch vụ gọi điện thoại đường dài và mỗi ngày chúng ta đều bị tấn công bởi hàng loạt các quảng cáo cả trên báo đài và truyền hình. Quyết định chọn lựa dịch vụ điện thoại nào cũng bắt đầu trở thành một quyết định khó khăn và đòi hỏi nhiều suy ngẫm.
Tình trạng này cũng xảy ra tương tự đối với ngành điện. Nhiều công ty cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh này ở khắp mọi nơi. Do đó một lần nữa chúng ta cần phải trang bị kiến thức để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
Tôi không có ý cho rằng sự thay đổi này và sự cạnh tranh trong ngành điện thoại và công nghiệp điện là không tốt. Nhiều chuyên gia cho rằng đối với trường hợp này của lĩnh vực điện thoại sẽ góp phần làm giảm giá thành dịch vụ… Đối với ngành công nghiệp điện thì vẫn chưa ngã ngũ. Ở một số lĩnh vực, việc có nhiều sự chọn lựa và cạnh tranh này diễn ra một cách êm thầm. Tuy nhiên, một số lĩnh vực khác lại trở nên căng thẳng khốc liệt hơn với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau và giá cả tăng. Đáng chú ý nhất là tình trạng ở Califonia. Nhưng ngay cả khi chúng ta cho rằng việc có nhiều nhà cung cấp và nhiều sự cạnh tranh trong lĩnh vực điện sẽ mang lại lợi nhuận cho người tiêu dùng, thì cuối cùng vẫn có một sự lựa chọn khác để chúng ta phải quyết định.
Trong một buổi nói chuyện giới thiệu về sự cạnh tranh trong lĩnh vực điện ở New York, ông Edward A.Smeloff, một chuyên gia trong ngành công nghiệp điện cho biết: “Trong quá khứ chúng ta vẫn luôn tin tưởng bộ máy điều hành quốc gia do chính chúng ta. Còn quan niệm mới bây giờ con người cần quyết định mọi thứ cho riêng mình”. Vậy thì liệu đây là một thay đổi tốt hay không? Theo nghiên cứu của Yankelovich Partners, hầu hết mọi người đều muốn kiểm soát từng khía cạnh nhỏ trong cuộc sống của mình, tuy nhiên vẫn có một phần không nhỏ muốn đơn giản hóa bớt cuộc sống của họ. Ở đây chúng ta có hai hình thức trái ngược nhau.
Bằng chứng của mâu thuẫn này cho thấy, nhiều người mặc dầu rất hài lòng khi có nhiều sự lựa chọn trong lĩnh vực điện – điện thoại nhưng không thật sự tận dụng chúng. Họ tỏ rất trung thành với những cái có sẵn và không màng khám phá những cái mới. Gần 20 năm sau sự thay đổi này trong lĩnh vực điện thoại, AT&T vẫn chiếm 60% thị phần và phân nửa khách hàng của họ vẫn trả mức phí cũ. Nhiều người thậm chí không màng đến chiến lược lôi kéo của công ty. Ở Philadelphia khi xuất hiện sự cạnh tranh trong ngành điện, theo ước tính chỉ có 15% người tiêu dùng tìm kiếm dịch vụ tốt hơn. Có thể bạn sẽ cho rằng vấn đề người tiêu dùng chọn lựa một cách cảm tính không có gì quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là một khi chúng ta không còn được bộ máy nhà nước đảm bảo quyền lợi nữa, thì ai có thể cam đoan quyền lợi này sẽ luôn được đảm bảo. Trong thời đại ngày nay, ngay cả khi bạn trung thành với những cái có sẵn, bạn vẫn có nguy cơ phải trả cao hơn cho cùng một loại hình dịch vụ.
Lựa chọn bảo hiểm sức khỏe
Bảo hiểm sức khỏe là một lĩnh vực kinh doanh nghiêm túc và việc chúng ta quyết định chọn lựa như thế nào sẽ để lại một hậu quả nghiêm trọng. Cách đây không lâu, chỉ có một loại hình bảo hiểm duy nhất cho tất cả mọi người, thường là Blue Cross hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe Kaiser Permanente. Những công ty ngày không cung cấp cho khách hàng nhiều sự chọn lựa. Ngày nay nhiều tổ chức đã giới thiệu cho nhân viên của mình nhiều sự chọn lựa hơn như mức độ miễn giảm thuế, việc kê đơn thuốc, chăm sóc rang, chăm sóc mắt v.v… Nếu khách hàng muốn tự mình chọn lựa hình thức bảo hiểm cho riêng mình thay vì các dịch vụ cung cấp sẵn, luôn có sẵn một số lượng lớn cho họ chọn lựa. Một lần nữa tôi không có ý phủ nhận những lợi ích mà khách hàng nhận được nhưng vẫn có lý do khác để chúng ta phải lo lắng.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, một trong những điểm bất đồng giữa hai ứng cử biên George W.Bush và Al Gore liên quan đến vấn đề chọn lựa hình thức bảo hiểm sức khỏe. Cả hai ứng cử viên đều ủng hộ việc cung cấp vỏ hướng dẫn sử dụng thuốc cho những công dân cao tuổi, tuy nhiên họ lại bất đồng gay gắt về cách thức thực hiện việc này. Gore ủng hộ việc thêm hướng dẫn sử dụng thuốc vào Medicare. Một nhóm những chuyên gia sẽ xác định phần vỏ hướng dẫn này, và mọi công dân khác cũng sẽ được cung cấp hướng dẫn tương tự. Những công dân cao tuổi sẽ không phải tự mình quyết định việc sử dụng thuốc như thế nào. Về phần Bush, ông cho rằng những công ty bảo hiểm tư nhân sẽ cung cấp nhiều lựa chọn khác nhau, sau đó người dân sẽ tự chọn lựa cái tốt nhất cho họ. Bush tỏ ra rất tin tưởng và sự màu nhiệm của thị trường cạnh tranh có thể nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giảm giá thành dịch vụ. Ngay cả 3 năm sau khi vị trí của Đảng Dân chủ và Cộng hòa không thay đổi nhiều đi chăng nữa thì vấn đề này cũng chưa thể giải quyết được.
Có lẽ sự tin dùng trên thị trường đã được chứng minh. Tuy nhiên, ngay cả như vậy đi chăng nữa thì việc phải tự quyết định lựa chọn cũng đã chuyển dần từ trách nhiệm của chính phủ sang cho người dân. Và không chỉ có những vấn đề về bảo hiểm sức khỏe là phức tạp (trong cả cuộc đời của mình tôi chỉ gặp một trường hợp duy nhất thực sự hiểu rõ hình thức bảo hiểm bao gồm và không bao gồm những gì, cũng như thông điệp mà các công ty bảo hiểm muốn truyền đạt có ý nghĩa gì). Một sự lựa chọn sai lầm có thể gây ra những hậu quả về tài chính nghiêm trọng, dẫn tới việc lựa chọn giữa thuốc và thức ăn, vốn là tình huống ngoài mong muốn.
Lựa chọn hình thức nghỉ hưu
Việc nhân viên được giới thiệu nhiều hình thức hưởng lương hưu khác nhau cũng là một vấn đề. Nhiều năm qua, ngày càng có nhiều chủ doanh nghiệp chuyển từ hình thức lương hưu cố định (defined benefit) dự trên số năm làm việc và khoản lương cuối cùng mà họ nhận được sang hình thức đóng góp cố định (defined contribution) là khoản đóng góp của nhân viên và nhà quản lý vào việc phát triển cơ sở vật chất.
Thông qua việc sử dụng hình thức này, nhà quản lý có thể cung cấp một vài mô hình đóng góp khác nhau và nhân viên có quyền chọn lựa trong số đó. Về căn bản nhân viên có quyền đóng góp theo bất kỳ mô hình nào mà họ muốn và có thể thay đổi mỗi năm. Vấn đề rắc rối ở đây là số lượng mô hình này ngày một bùng nổ. Vậy nhân viên không chỉ có cơ hội chọn lựa hình thức đầu tư ít hay nhiều rủi ro, mà còn có thể chọn nhiều loại hình khác nữa. Chẳng hạn như một người thân của tôi làm việc cho một công ty kế toán nhỏ. Công ty này cung cấp cho nhân viên của họ 14 mô hình lương hưu khác nhau và có thể kết hợp tùy thích. Đến nay, nhiều công ty khác cho rằng con số này vẫn chưa đủ, vì vậy họ đã phát triển lên tới 156 loại. Con số 156 là để dành cho những người không thích 155 loại còn lại và tự quyết định loại hình riêng cho mình.
Việc phát triển của hình thức này mang lại nhiều lợi ích cho người lao động. Nếu như trước kia bạn chỉ có 2 sự chọn lựa giữa quỹ A hoặc quỹ B thì ngày nay còn có thêm C và D và đương nhiên bạn không nhất thiết phải để tâm đến những hình thức mới này. Một số người có thể sẽ rất hứng thú với những sự lựa chọn mới trong khi một số khác cũng không hề bị ảnh hưởng. Nhưng vấn đề ở đây là có quá nhiều loại quỹ, xấp xỉ trên 5000 loại và cái nào sẽ phù hợp với bạn. Bạn sẽ quyết định lựa chọn như thế nào? Khi chỉ có một số lượng ít các loại hình lương hưu, người ta có thể nhờ đến sự hướng dẫn của các chuyên gia tài chính để lựa chọn loại hình có lợi nhất. Lúc này nhiệm vụ của các nhà quản lý cũng giống như chính phủ là bảo đảm cho nhân viên của mình quyết định đúng đắn. Nhưng một khi con số này tăng lên, các nhà quản lý cũng trở nên lơ là trong vấn đề này. Hơn nữa theo tôi thì việc cung cấp quá nhiều sự chọn lựa như vậy sẽ làm giảm đi trách nhiệm của nhà quản lý đối với nhân viên của mình. Khi chỉ có một vài loại hình, nhà quản lý sẽ xem việc đảm bảo chất lượng của các loại hình này là rất quan trọng. Tuy nhiên khi đã cung cấp quá nhiều sự lựa chọn như vậy, thì mặc nhiên họ cho rằng lúc này trách nhiệm chọn lựa một vài loại hình thích hợp cho mình là của nhân viên. Việc chọn lựa như thế nào một cách khôn ngoan là việc của người lao động.
Vậy thì liệu người ta có thể làm tốt việc này hay không khi đã bước vào độ tuổi về hưu? Một nghiên cứu về vấn đề này cho thấy khi người ta đứng trước quyết định đóng góp thế nào cho khoản lương hưu của mình, thường thì họ phải đối mặt với quá nhiều sự chọn lựa và thường sẽ áp dụng phương pháp phân chia đồng đều 50 – 50 nếu chỉ có 2 loại hình, 25 – 25 – 25 – 25 nếu có 4 loại hình, v.v… Điều này có nghĩa là họ có đưa ra được những quyết định sáng suốt hay không là phụ thuộc hoàn toàn sự lựa chọn mà nhà quản lý cung cấp. Ví dụ nhà quản lý có thể cung cấp một loại hình truyền thống và 5 loại hình mới khác và nhân viên có hể lựa chọn phải
những loại hình mới mang tính rủi ro cao. Một người bình thường có những quyết định rủi ro rất cao với 83% số tiền của họ bấp bênh, cùng với sự không ổn định của thị trường cổ phiếu.
Bạn có thể cho rằng nếu người ta không suy xét kỹ trước những quyết định mang tính quan trọng như vậy, thì họ phải chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình. Về mặt lý thì nhà quản lý hoàn toàn không có lỗi nhưng về khía cạnh tình lại là một vấn đề khác. Sẽ có nhiều điều cần nói thêm về vấn đề này, nhưng ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh vấn đề quyết định hình thức lương hưu chỉ là một trong số những quyết định quan trọng khác. Và một số người cho rằng họ thiếu kinh nghiệm trong những quyết định liên quan đến vấn đề tiền bạc của mình. Một lần nữa, việc có nhiều sự chọn lựa đòi hỏi con người ta không ngừng nghiên cứu học hỏi thêm nữa và chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình.
Lựa chọn chăm sóc y tế
Cách đây vài tuần vợ tôi có đi khám sức khỏe tổng quát ở một bác sĩ mới theo định kỳ hàng năm. Cô ấy đã kiểm tra mọi thứ và tất cả đều ổn. Tuy nhiên trên đường về nhà, cô ấy cảm thấy việc kiểm tra sức khỏe có phần sơ sài, thậm chí không kiểm tra máu và vú. Vị bác sĩ chỉ kiểm tra tim, đo huyết áp, chụp X-quang và hỏi xem cô ấy có bị đau ở đâu không. Đây không giống như những lần kiểm tra trước của cô ấy, vì vậy cô ấy đã gọi điện để hỏi xem có sự nhầm lẫn nào hay không. Cô ấy trình bày vấn đề này với giám đốc nơi cô ấy khám và được giải thích rằng bác sĩ ở đây khám bệnh theo yêu cầu của bệnh nhân. Ngoài một số kiểm tra căn bản, cô ấy đã không được kiểm tra thêm gì khác. Vấn đề này xảy ra là do không hiểu nhau trong lúc nói chuyện với bác sĩ. Vị giám đốc xin lỗi vì đã khiến vợ tôi hiểu lầm và đề nghị một buổi nói chuyện với bác sĩ về những thứ cần khám sau này.
Vợ tôi thật sự bị sốc. Việc đi khám bác sĩ hóa ra giống việc bạn đi cắt tóc. Khách hàng hay bệnh nhân phải cho thợ cắt tóc hay bác sĩ biết mục đích của mình.
Trách nhiệm chăm sóc sức khỏe lúc này thuộc về bệnh nhân. Ở đây tôi không có ý muốn nói đến việc lựa chọn bác sĩ vì đương nhiên là bạn có quyền đó (không kể các quốc gia nghèo), và với việc chữa trị đã được sắp xếp sẵn như thế này thì ngày nay chúng ta có ít sự lựa chọn hơn trước kia về việc bác sĩ cần phải làm gì. Khuynh hướng bác sĩ là người biết hết mọi thứ và quyết định bệnh nhân cần phải làm gì, đã nhường chỗ cho việc bác sĩ cung cấp cho bệnh nhân một loạt sự lựa chọn, một số thêm vào hay bớt đi để bệnh nhân tự quyền quyết định. Hình thức này được một nhà vật lý, đồng thời là cộng tác viên cho báo New York, ông Atul Gawande miêu tả như sau:
Một thập kỷ trước, bác sĩ là người ra quyết định và bệnh nhân phải làm theo những quyết định đó. Bác sĩ không phải đáp ứng những yêu cầu ưu tiên của bệnh nhân và là người nắm giữ mọi thông tin về thuốc men, phương thức chữa trị và những chẩn đoán. Bệnh nhân không được nhìn cả kết quả khám của họ vì đây không phải là tài sản của họ. Bệnh nhân bị đối xử như trẻ con, mềm yếu và mong manh, khó mà chấp nhận sự thật cũng như không thể tự mình quyết định. Và bệnh nhân phải chịu đựng việc này.
Bệnh nhân bị thiệt thòi vì có một số bác sĩ bất cẩn và bốc đồng. Hơn nữa một số người lại đưa ra quyết định chữa trị không dựa trên phương diện y học mà là dựa trên phương diện tình cảm liên quan đến cuộc sống, mối quan hệ gia đình bạn bè v.v… của bệnh nhân. Trong những trường hợp này thì lẽ ra bệnh nhân phải là người được quyền quyết định. Theo Gawande thì cuốn “Thế giới thầm lặng của bác sĩ và bệnh nhân” do một nhà vật lý Jay Katz viết xuất bản năm 1984, chính là nguồn gốc cho sự thay đổi ngày nay. Và Gawande cũng cho rằng việc cho phép bệnh nhân quyền quyết định góp phần làm tăng chất lượng điều trị cho họ. Nhưng ông ấy cũng đề cập đến việc trách nhiệm mà bệnh nhân đảm nhận đã đi quá xa:
Quan niệm mới về quyền tự quyết của bệnh nhân cho một kết quả ngược lại với mong đợi: bệnh nhân thường hài lòng vì được tự quyết định, tuy nhiên lại không muốn hoàn toàn độc lập trong việc này.
Gawande cho một ví dụ về trường hợp gia đình ông ta lâm vào tình trạng khẩn cấp khi Hunter, bé gái sơ sinh con ông bị ngừng thở. Sau một hồi sơ cứu, bé bắt đầu thở lại và họ chuyển bé vào bệnh viện. Hunter tiếp tục thở yếu dần và bác sĩ chịu trách nhiệm điều trị hỏi Gawande xem ông có muốn họ cho luồn ống khí vào khí quản của bé hay không. Đây là một quyết định mà ông Gawande muốn bác sĩ phải là người quyết định cho mình:
Tôi không thể nào quyết định sai lầm trong hoàn cảnh này, ngay cả khi tôi có thể biết được quyết định của tôi là tốt cho con bé, thì tôi cũng không thể nào sống nổi nếu xảy ra bất kỳ sai sót nào. Tôi cần vị bác sĩ điều trị chịu trách nhiệm trong vấn đề này vì dù sao họ cũng có thể chấp nhận được nếu là quyết định đúng hay sai.
Gawande cho biết nghiên cứu cho thấy bệnh nhân luôn muốn những người khác ra quyết định thay cho họ. Mặc dù 65% số người nghiên cứu đều cho biết trường hợp họ mắc bệnh ung thư, họ muốn được tự mình quyết định hình thức điều trị, nhưng trên thực tế chỉ 12% số người thực sự mắc bệnh muốn tự quyết định cho mình. Gawande cho rằng điều mà bệnh nhân thật sự mong muốn từ bác sĩ là năng
lực và sự tử tế của họ. Sự tử tế ở đây bao gồm việc tôn trọng quyền hạn của bệnh nhân, nhưng không có nghĩa là xem nó như một quyền hạn bất khả xâm phạm.
Khi chữa trị, bệnh nhân xem quyền được lựa chọn của mình vừa là một quyền lợi vừa là gánh nặng. Gánh nặng này tập trung chủ yếu vào người phụ nữ, vị họ không chỉ chăm lo sức khoẻ cho bản thân mình mà còn cho cả chồng con. Bà Amy Allina, giám đốc chương trình “Mạng Lưới Sức Khoẻ Phụ Nữ Quốc Gia” cho biết, đây là một nhiệm vụ quá tải đối với người phụ nữ và người tiêu dùng nói chung, trong việc phải lựa chọn cho đúng thông tin và đưa ra quyết định. Họ không chỉ bị quá tải vì phải đưa ra quyết định, mà còn do số lượng nguồn thông tin thu thập để đưa ra quyết định ngày càng bùng nổ. Đây không chỉ là vấn đề lắng nghe những đề nghị của bác sĩ và đưa ra quyết định nữa. Ngày nay chúng ta có sách bách khoa toàn thư phổ thông về chăm sóc sức khoẻ, tạp chí sức khoẻ, và ấn tượng nhất là Internet. Vì vậy việc đưa ra quyết định về sức khoẻ trở thành ác mộng, giống như việc phải làm báo cáo và thậm chí còn quan trọng hơn cả điểm số của một môn học.
Ngoài nguồn thông tin về những mảng khám sức khoẻ chính thì ngày nay chúng ta còn có thêm các loại hình phụ khác như thảo dược, vitamin, thực đơn hàng ngày, châm cứu, vòng đeo tay bằng đồng, v.v… Vào năm 1997, người Mỹ đã bỏ ra khoảng 27 triệu USD đầu tư vào các loại thuốc khác nhau, tất cả đều chưa qua kiểm nghiệm. Quyền được quyết định sự gia tăng các biện pháp điều trị đã thật sự mang lại gánh nặng cho bệnh nhân, một tình trạng không hề có cách đây 20 năm. Bằng chứng mới nhất về trách nhiệm của bác sĩ đã được chuyển dần sang cho bệnh nhân, là sự bùng nổ của các chương trình quảng cáo thuốc trên truyền hình, sau khi những quy định cấp quảng cáo của liên bang về vấn đề này được gỡ bỏ vào năm 1997. Bạn hãy tự hỏi mục đích của việc quảng cáo thuốc vào những giờ chính trên truyền hình là gì (như thuốc chống suy nhược, thuốc kháng viêm, thuốc dị ứng, thuốc ăn kiêng, chống lở loét, v.v…). Chúng ta không thể nào tự đến tiệm thuốc mà mua được, bác sĩ phải là người kê toa cho bệnh nhân. Vậy thì tại sao các công ty lại chịu đầu tư một khoản tiền lớn để đánh trực tiếp đến người tiêu dùng. Rõ ràng là họ mong đợi bệnh nhân sẽ biết đến thuốc của họ và đề nghị bác sĩ kê đúng loại đó. Nhiệm vụ của bác sĩ lúc này là chỉ là công cụ thực hiện cho những quyết định của bệnh nhân.
Lựa chọn chăm sóc sắc đẹp
Bạn muốn mình sẽ trông như thế nào? Nhờ vào các dịch vụ giải phẫu thẩm mỹ mà ngày nay chúng ta có thể thay đổi cả hình dạng và mặt mũi của mình. Vào năm 1999, hơn 1 triệu ca giải phẫu thẩm mỹ đã được thực hiện ở Mỹ bao gồm
230.000 ca hút mỡ, 165.000 ca nâng ngực, 140.000 ca sửa mắt, 73.000 ca nâng mặt,
54.1 ca chỉnh rốn. Mặc dầu số lượng bệnh nhân nữ chiếm tới 89% nhưng vẫn có một số lượng là nam giới. Một phát ngôn viên của Trung tâm giải phẫu Mỹ (American Society Plastic Surgeons) cho biết họ coi việc giải phẫu thẩm mỹ cũng giống như việc làm móng tay, móng chân hay đi đến spa vậy. Một người khác thì cho rằng việc này cũng giống như là bạn mặc vào một chiếc áo len đẹp, chải tóc, làm móng tay móng chân hoặc là đi tắm nắng vậy. Nói một cách khác, giải phẫu thẩm mỹ đã dần trở thành một việc bình thường mà người ta có thể bàn tán hàng ngày. Xét về khía cạnh nào đó thì việc bề ngoài trông như thế nào đã trở thành vấn đề của sự chọn lựa. Ngày nay người ta chịu trách nhiệm luôn cả việc bề ngoài của họ trông như thế nào. Nhà báo Wendy Kaminser cho biết sắc đẹp là cái mà tạo hoá ban tặng cho một số ít người để chúng ta chiêm ngưỡng. Ngày nay nó là một thành tựu, sự xấu xí không chỉ đơn thuần là không may mắn nữa mà là một thất bại.
Lựa chọn cách thức làm việc
Trong suốt chiều dài lịch sử, nước Mỹ luôn tự hào về tính năng động xã hội mà công dân mình có được. Khoảng 2/3 học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục vào đại học. Việc này mở ra cho sinh viên nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn. Việc người Mỹ chọn lựa nghề nghiệp của mình không gò bó bởi nghề nghiệp mà cha mẹ họ làm trước đây hay bởi công việc hiện tại. Tôi hiểu rõ công việc mà những cơ hội cho mỗi người Mỹ là không đồng đều nhau. Tài chính gia đình và khuynh hướng kinh tế quốc gia vẫn đặt một áp lực lên vai nhiều người nhưng không nhiều như trước đây.
Sau khi đã chọn được định hướng nghề nghiệp cho mình, người ta lại gặp phải những sự lựa chọn khác. Cuộc cách mạng viễn thông đã tạo điều kiện linh hoạt hơn trong việc chọn lựa nơi chốn và địa điểm làm việc. Các công ty phải bất đắc dĩ thừa nhận rằng nhiều người có thể làm việc rất hiệu quả tại nhà, tránh bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Và khi con người ta có thể làm việc ở bất cứ đâu vào bất cứ giờ nào, thì họ cũng phải đối mặt với thách thức từng ngày từng phút về việc quyết định có làm việc hay không. Email chỉ là một phương tiện liên lạc. Chúng ta có nên mang theo laptop vào kỳ nghỉ của mình hay không? Chúng ta có nên kết nối hệ thống voice-mail qua điện thoại di động và kiểm tra mail trong khi đợi ở quầy tiếp tân tại khách sạn? Đối với một số ngành nghề, người ta phải luôn đối mặt với những khó khăn khác nhau trong suốt quá trình làm việc. Điều này cho thấy cho dù chúng ta có đi làm hay không thì đây cũng là vấn đề chọn lựa từng phút từng giờ.
Chúng ta sẽ làm việc cho ai? Đây có lẽ là sự lựa chọn mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày. Một người Mỹ 32 tuổi trung bình đã làm việc cho 9 công ty khác
nhau. Cách đây vài năm trong một bài báo về sự biến động của thị trường lao động Mỹ có tựa đề U.S News and World Report ước tính vào năm 1999 có khoảng 17 triệu người Mỹ tình nguyện rời bỏ công việc hiện tại để tìm một công việc khác. Người ta tìm đến công việc mới để được tăng lương và tìm kiếm những cơ hội phát triển tốt hơn. Họ cũng thay đổi công việc vì muốn đến sống ở thành phố khác thay vì chán công việc cũ. Thật vậy, việc thay đổi công việc đã trở thành chuyện bình thường đối với những người làm việc trên 5 năm cho cùng một công ty. Trừ khi người ta hãy còn muốn gắn bó và tham vọng với công việc của mình, hay ít ra là công việc và môi trường làm việc cũ quá tốt. Khi tình hình trở nên xấu đi, chúng ta dễ dàng tìm đến một công việc mới hơn. Rõ ràng mức độ thay đổi công việc hiện nay đã giảm hơn so với năm 1999, tuy nhiên người ta vẫn luôn trong tình trạng kiếm công việc mới.
Vậy khi nào chúng ta nên tìm kiếm một công việc mới? Câu trả lời nằm ở chỗ bạn bắt đầu tìm kiếm thời điểm bắt đầu công việc của mình. Hãy nghĩ tới giây phút bạn phải quyết định lựa chọn: “Tôi nên làm việc ở đâu và làm công việc gì? Đó là những câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp. Thông tin về những cơ hội mới và tốt hơn luôn rất dồi dào. Một quảng cáo của hãng Microsoft: “Bạn muốn đi đâu ngày hôm nay?” không chỉ đơn thuần là việc lướt web mà thôi.
Sự đa dạng trong công việc mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội hơn. Việc tự do thay đổi công ty và công việc mở ra nhiều cơ hội và sự chọn lựa thách thức hơn. Tuy nhiên mọi thứ đều có cái giá của nó, ở đây chính là gánh nặng trong việc tìm kiếm thông tin và đưa ra quyết định cho chính mình. Người ta sẽ không thể nào có thể thoải mái tận hưởng những thành quả của mình và luôn trong trạng thái tìm kiếm những cơ hội tốt hơn.
Ngay cả việc phải ăn mặc như thế nào khi đi làm cũng trở thành sự lựa chọn mới đồng thời là những mối lo mới. Xu hướng ăn mặc một cách thoải mái nơi công sở xuất hiện cách đây một thế kỷ với mong muốn làm cho cuộc sống của nhân viên được dễ dàng hơn, thoải mái hơn tại nơi làm việc đồng thời tiết kiệm được tiền bạc. Tuy nhiên kết quả lại hoàn toàn ngược lại. Bên cạnh đồng phục bình thường nơi công sở, người ta cũng thiết kế ra những bộ trang phục nơi công sở hàng ngày. Không chỉ đơn thuần là áo thun hay len mà bạn mặc ở nhà vào những ngày cuối tuần, những bộ trang phục ngày nay vừa phải đáp ứng nhu cầu thoải mái mà cần phải gọn gàng nghiêm túc. Trang phục công sở ngày một bùng nổ cũng dẫn đến vấn đề quyết định chọn lựa như thế nào. Ngày nay không chỉ là quần tây áo sơ mi cà vạt vàng hay đỏ nữa mà vấn đề thế nào là trang phục bình thường. Tờ New York đã chia mảng thời trang này thành 6 loại khác nhau: năng động, khoẻ mạnh, thể thao, sang trọng, phong
cách doanh nghiệp, v.v… Jogn Seabrook cũng nói về vấn đề này như sau: “Điều này đã làm cho trang phục thường ngày trở nên tồi tệ hơn thậm chí không còn là trang phục thường ngày nữa.” Vì vậy, cho dù là chúng ta được quyền quyết định cách ăn mặc như thế nào trong những ngày được cho phép, thì nhiều người vẫn cảm thấy vấn đề này vô cùng phức tạp.
Lựa chọn cách yêu
Tôi chơi với một người bạn khá thân tên Joseph từ khi anh ấy tốt nghiệp đại học đầu những năm 90. Anh ấy tiếp tục theo học PhD và hiện nay đang làm nghiên cứu tại một trường đại học. Vài năm trước Joseph rất chắc chắn với tôi về điều này. Joseph đã có những quyết định quan trọng đối với nghề nghiệp và người bạn đời của mình. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu lẫn nhau, cả hai phải trải qua những quyết định hết sức khó khăn. Đầu tiên họ phải quyết định xem có sống chung với nhau hay không. Quyết định này bao gồm việc xem xét thói quen độc lập với việc phụ thuộc lẫn nhau và cả những lợi ích khác như thuận tiện, tiết kiệm được tài chính từ việc sống chung với nhau và phải đối mặt với cả sự phản đối của gia đình. Một thời gian sau, họ phải quyết định việc tổ chức hôn lễ ở đâu và như thế nào. Họ có nên đợi đến khi cả hai đã có được một công việc ổn định hay không? Ai sẽ là người theo đạo của người kia? Việc quyết định sống chung còn bao gồm cả việc quyết định các khoản chi tiêu như thế nào.
Tiếp theo, họ phải quyết định về việc có nên có con hay không? Việc này liên quan đến một loạt các vấn đề khác như thời gian sinh hoạt, hoàn thành bằng PhD và một tương lai không chắc chắn khác về mặt công việc. Họ cũng phải giải quyết vấn đề tôn giáo. Họ phải quyết định xem sẽ cho con mình theo đạo nào.
Một loạt các quyết định khác liên quan đến vấn đề công việc. Họ có nên tìm kiếm một công việc tốt hơn hay không và có nên tận dụng những cơ hội đó cho dù có phải sống riêng hay không? Nếu không ai sẽ là người chấp nhận hy sinh? Khi tìm việc, họ nên để tâm đến việc gần nhà nội hay nhà ngoại hoặc đơn giản chỉ việc tìm kiếm những công việc tốt nhất trong cùng một thành phố? Đối mặt và giải quyết những lựa chọn trên thật sự khó khăn cho Joseph và Jane. Họ cho rằng họ phải có những quyết định hết sức khó khăn khi yêu nhau và cam kết gắn bó với nhau. Bấy nhiêu đó đã đủ hay chưa?
Người Mỹ luôn phải đối mặt với nhiều sự lựa chọn khác nhau trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên trong quá khứ những sự lựa chọn đều được mặc định sẵn nên người ta nhận thức các quyết định lựa chọn của mình. Chọn lựa bạn đời cũng là một vấn đề, nhưng phải nhớ rằng cần phải quyết định càng sớm càng tốt kể cả vấn đề con
cái vì đó là việc người ta vẫn làm. Những người không theo quy tắc này là những người sống ngoài những lề thói của xã hội. Ngày nay thật khó để có thể xác định sự lựa chọn nào nằm trong số này. Khi xem xét xung quanh, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự cam kết tưởng tượng cho những mối quan hệ gần gũi của con người.
Những sự lựa chọn không chính thống này được hoan nghênh ở nhiều nơi trên thế giới và nhiều vùng ở nước Mỹ. Nhìn chung thì khuynh hướng truyền thống vẫn được chấp nhận hơn. Ngay cả trên truyền hình hầu như cũng không có những người tiên phong nào, chỉ có những người đã lập gia đình, chưa lập gia đình, những người thích quan hệ khác giới và đồng giới, những gia đình đông con và không có con luôn cố gắng làm chúng ta cười mỗi ngày. Ngày nay mọi sự lựa chọn về tình cảm đều có sẵn. Một sự bùng nổ khác cùng với những lo lắng khác theo đó nảy sinh.
Lựa chọn cách cầu nguyện
Mặc dầu hầu hết người Mỹ đều rất thực tế tuy nhiên đây vẫn là một quốc gia rất sùng đạo. Theo một thăm dò dư luận quần chúng gần đây của viện Ga-lớp (Mỹ), 96% người Mỹ đều tin vào Chúa Trời và các thế lực siêu nhiên, 87% cho rằng tôn giáo là một phần quan trọng trong cuộc sống của họ. Mặc dầu chỉ một phần nhỏ trong số này tham gia vào các hoạt động tôn giáo nhưng không nghi ngờ gì đây là một quốc gia của những đức tin. Vậy thì đức tin là gì?
Mặc dầu hầu hết chúng ta đều thừa hưởng truyền thống tôn giáo của cha mẹ, nhưng chúng ta vẫn có quyền chọn lựa hình thức tín ngưỡng phù hợp cho mình. Chúng ta không muốn xem tôn giáo là những điều răn dạy mà chúng ta buộc phải tuân theo thay vì là những lời khuyên răn mà chúng ta là những người được toàn quyền quyết định. Chúng ta tham gia vào các hoạt động tôn giáo như là một hình thức tìm kiếm những cơ hội để có thể đạt được một điều gì từ nó. Nhiều người muốn lấp đầy tình cảm của mình, một số khác muốn tạo ra nhiều mối quan hệ xã hội, trong khi một bộ phận muốn được chỉ dẫn và giúp đỡ cho những khó khăn trong cuộc sống của mình. Những địa điểm tôn giáo đã trở thành nơi người ta có thể tìm thấy sự yên tĩnh, thoải mái trong tâm hồn và chúng ta – những tín đồ đến đó để tìm kiếm thứ mà chúng ta cần.
Có lẽ không phù hợp khi đề cập đến vấn đề tôn giáo ở đây khi chúng ta đang bàn về vấn đề mua sắm, nhưng theo tôi điều này phản ánh những gì người ta mong muốn từ các hoạt động tôn giáo. Không có gì ngạc nhiên khi xếp sự lựa chọn và thoả mãn của cá nhân vào những giá trị văn hoá của cuộc sống con người. Ngay cả khi người ta tham gia vào các hoạt động đức tin, hay chỉ cần mong muốn tham gia vào
các hoạt động này thì người ta cũng đồng thời mong muốn những yêu cầu, sở thích và nguyện vọng của mình được quan tâm trở lại.
Nhà xã hội học Alan Wolfe gần đây đã ghi chép lại sự thay đổi này ở các viện tôn giáo và lời dạy trong cuốn Moral Freedom: Tìm kiếm đức hạnh trong một thế giới của những sự chọn lựa. Wolfe cũng đã có những buổi phỏng vấn trên khắp nước Mỹ và cũng nhất trí rằng mỗi cá nhân có quyền chọn lựa những giá trị đạo đức cho riêng mình.
Đối với những người mà vai trò của tôn giáo đối với họ chỉ là nguồn gốc của sự áp đặt chứ không phải an ủi, chỉ dẫn hay hỗ trợ, sự tự do lựa chọn trong lĩnh vực này chính là sự may mắn. Người ta có thể chọn lựa hình thức thích hợp nhất cho mình và chọn lựa địa điểm tham gia hoạt động tôn giáo theo hình mẫu cho riêng mình. Họ cũng có thể lựa chọn những lời răn dạy hay giáo điều thích hợp với mình nhất, bao gồm việc lựa chọn những loại hình truyền thống hấp dẫn, thay vì bị giới hạn trong cuộc sống của mình. Một khía cạnh tích cực khác là người ta có thể lựa chọn những hình thức tham gia phù hợp nhất cho cuộc sống, những giá trị và mục tiêu của mình. Tuy nhiên, mặt tiêu cực của nó là ở chỗ người ta phải đối mặt với gánh nặng tự mình quyết định tất cả những điều đó.
Lựa chọn mình là ai
Chúng ta có một tự do lựa chọn khác trong xã hội hiện đại mà chắc chắn là vô tiền khoáng hậu. Chúng ta có thể tự chọn bản sắc cho chính mình. Mỗi người được sinh ra với những hành trang của tổ tiên về sắc tộc, tôn giáo, địa vị kinh tế và xã hội. Những thứ này, vốn cho chúng ta biết mình là ai hay ít ra chúng cũng từng làm vậy, nay không còn cần thiết nữa. Giờ đây đã có những khả năng lớn hơn tồn tại cho việc chuyển đổi giai cấp kinh tế xã hội đã được thừa hưởng. Một số trong chúng ta cố tình che giấu cái tôn giáo mình đã sinh ra. Chúng ta có thể cho mọi người biết hay ôm khư khư lấy di sản sắc tộc của mình. Chúng ta có thể chào mừng hay đè nén quốc tịch của chính mình. Và đối với vấn đề chủng tộc cũng đã trở nên thông thoáng hơn. Khi hôn nhân đa chủng tộc ngày một trở nên phổ biến, những thế hệ con cháu của những cuộc hôn nhân ấy cho thấy sự khác biệt về màu da và những khía cạnh sinh lý càng làm cho việc nhận dạng chủng tộc từ bên ngoài ngày một khó khăn hơn. Và khi xã hội ngày một trở nên văn minh hơn, nó cho phép việc nhận dạng chủng tộc từ bên trong trở nên linh động hơn. Hơn thế nữa, do chúng ta sở hữu những bản sắc đa phương diện, chúng ta có thể nhấn mạnh những bản sắc khác nhau trong trong những ngữ cảnh khác nhau. Một thiếu nữ Mexico nhập cư vào Mỹ ngồi học giờ văn chương ở Đại học có thể tự hỏi mình trong cuộc thảo luận nhóm liệu rằng cô ta có nên tự
miêu tả bản sắc của mình là người Latin, người Mễ, phụ nữ, dân nhập cư, hay là một thiếu nữ. Bản sắc càng ngày không còn là cái mọi người thừa hưởng như nó đã từng trước đây.
Amartya Sen đã chỉ ra rằng người ta lúc nào cũng có sức mạnh để chọn bản sắc cho riêng mình. Lúc nào cũng có thể nói không với những khía cạnh của bản sắc mà làm lại chúng ta, cho dù hệ quả của việc làm đó có nghiêm trọng. Với hôn nhân, việc lựa chọn bản sắc đã chuyển từ trạng thái những lựa chọn có sẵn và có rất ít thực tiễn tâm lý sang trạng thái coi lựa chọn bản sắc là rất thực và quan trọng. Và sự lựa chọn này cho kết quả hai mặt: tốt ở chỗ chúng giải phóng chúng ta, nhưng lại làm ta nặng gánh với những trách nhiệm lựa chọn.
Lựa chọn có ý nghĩa như thế nào?
Triết gia Albert Camus đặt ra câu hỏi: “Tôi nên tự vẫn, hay uống một tách cà phê?”. Ý ông này cho thấy mọi thứ trên đời luôn là lựa chọn. Từng giây từng phút chúng ta lựa chọn, luôn luôn có những thay thế. Nếu đúng vậy, thì điều này có nghĩa gì khi ở hai chương đầu tiên tôi đã gợi ra rằng chúng ta đang phải đối mặt với những lựa chọn và quyết định nhiều hơn bao giờ hết?
Từng hoạt động quen thuộc của một buổi sáng chán ngắt cũng là một vấn đề lựa chọn. Bạn không phải đánh răng rửa mặt, tắm táp. Khi mặc đồ, bạn không phải
mặc đồ lót, và vân vân. Nhưng tất cả những cái đó không được xem như là lựa chọn. Đúng, bạn có thể làm tất cả những điều đó, nhưng bạn thậm chí chưa hề nghĩ tới chúng. Và vì vậy, bạn chưa hề chiêm nghiệm về những lựa chọn thay thế chúng, và do đó hầu như không có thực tiễn tâm lý nào đối với tự do lựa chọn này. Có thể vào cuối tuần bạn sẽ cho phép mình ngủ nướng một chút, lười tắm một chút, nhưng khi vào các ngày còn lại trong tuần, bạn trở thành một cái máy.
Đây là một điều rất đáng phấn khởi. Gánh nặng phải làm cho mọi hoạt động trở thành lựa chọn có chủ đích và có ý thức sẽ thật quá sức với chúng ta. Sự chuyển biến của lựa chọn trong nhiều phương diện của cuộc sống hiện đại đã đi từ những cái phi thực tiễn nội tại tâm lý thành những điều rất thực. Do vậy, giờ đây chúng ta đối mặt với yêu cầu đưa ra lựa chọn không tương thích với lịch sử con người.
Chúng ta sẽ rất bực mình nếu như ai đó lấy đi quyền tự do lựa chọn. Nếu tuỳ vào chúng ta để chọn hay không chọn, chúng ta sẽ đồng ý được chọn lựa hầu như mọi lúc. Nhưng theo tôi, chính những ảnh hưởng tích luỹ của những lựa chọn thêm vào đang gây ra căng thẳng đáng kể. Như đã nói ở chương 1, chúng ta bị mắc kẹt trong cái Fred Hirsch gọi là “sự thống trị độc tài của những quyết định nhỏ”. Trong một lĩnh vực cho sẵn nào, chúng ta cương quyết nói “vâng” với lựa chọn, nhưng chưa bao giờ bỏ phiếu bầu cho toàn bộ gói lựa chọn. Tuy nhiên, nếu như thuận tình đối với mọi trường hợp cụ thể, trên thực tế chúng ta đang thuận tình cho toàn bộ gói lựa chọn với hệ quả khó mà kiểm soát được.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.