Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn - Tại Sao Nhiều Hơn Lại Ít Hơn

CHƯƠNG 7. “GIÁ MÀ…”: VẤN ĐỀ CỦA SỰ HỐI TIẾC



Bất cứ khi nào bạn đưa ra một quyết định không mang lại hiệu quả như mong

muốn hoặc đối với một lựa chọn đáng lý ra còn có thể làm được nhiều hơn thế, bạn sẽ trở thành một nạn nhân của sự hối tiếc.

Cách đây vài tháng, hai vợ chồng tôi đặt mua một chiếc ghế làm việc công nghệ cao qua một cuộc đấu giá trên mạng eBay. Chẳng có chiếc ghế nào được giao và phi vụ mua bán này chỉ là trò lừa đảo. Chúng tôi, cùng một số người khác, mất một khoản tiền. Lần lượt hai vợ chồng tôi hỏi nhau: “Làm sao mình có thể ngốc nghếch đến thế?”. Có phải chúng tôi hối tiếc vì đã bị lừa. Chắc chắn là thế.

Đây chính là hối tiếc hậu quyết định. Tức là, hối tiếc xảy ra sau khi chúng ta đã trải nghiệm kết quả từ quyết định của chính mình. Nhưng cũng có cái gọi là hối tiếc được dự báo trước, manh nha chờ gây hậu quả ngay trước khi quyết định được đưa ra.

Hối tiếc hậu quyết định thỉnh thoảng được đề cập tới như “nỗi ăn năn của người mua”. Sau một quyết định mua hàng, chúng ta bắt đầu có những suy nghĩ tiếp theo, tự thuyết phục mình chối bỏ những lựa chọn khác thực ra tốt hơn cái chúng ta chọn, hoặc tưởng tượng rằng vẫn còn những lựa chọn khác tốt hơn mà ta chưa khám phá hết. Cảm giác đắng cay khi hối tiếc làm giảm đi sự thỏa mãn chúng ta có được, cho dù sự hối tiếc đó có được biện minh đi chăng nữa. Hối tiếc được báo trước chỉ làm cho tình hình tồi tệ thêm, bởi vì nó sẽ mang lại không chỉ sự bất mãn mà còn cả cảm giác trì trệ. Nếu một người nào đó tự yêu cầu mình mua một căn nhà chỉ để khám phá ra một căn khác tốt hơn vào tuần tới, cô ta sẽ không mua nó.

Cả 2 loại hối tiếc – dự báo trước và hậu quyết định – sẽ làm tăng những rủi ro tình cảm của quyết định. Hối tiếc dự báo trước càng làm cho việc đưa ra quyết định khó khăn hơn và hối tiếc hậu quyết định sẽ làm mất cảm hứng tận hưởng thành quả do quyết định đó mang lại.

Không phải cá nhân nào cũng dễ hối tiếc như nhau. Nhớ lại trường hợp tôi và đồng nghiệp đánh giá những khác biệt cá nhân khi hối tiếc, chúng tôi nhận ra rằng những ai có điểm số hối tiếc cao thường ít hạnh phúc, ít hài lòng, ít lạc quan và có xu hướng trở thành những người cầu toàn. Thực sự, chính những nỗi lo về hối tiếc là nguyên nhân mấu chốt khiến cho một người trở thành cầu toàn. Cách duy nhất để

một người không cảm thấy hối tiếc về quyết định của chính mình là phải làm sao tận dụng cho được quyết định tốt nhất có thể. Vì vậy, về phương diện tâm lý, hối tiếc ảnh hưởng xấu đến con người. Và lại một lần nữa, khi bạn càng có nhiều lựa chọn, càng có nhiều khả năng bạn sẽ phải hối tiếc.

Mặc dù có những khác biệt giữa các cá nhân về mức độ nhạy cảm hối tiếc, một số tình huống sau đây có nhiều khả năng gây ra sự hối tiếc:

Xu hướng bỏ lỡ

Một nghiên cứu trình bày trường hợp sau với những người được phỏng vấn:

Ông Paul có cổ phần tại công ty A. Trong năm qua ông này có ý định chuyển sang mua cổ phần ở công ty B, nhưng đã quyết định không làm. Giờ đây, ông Paul nhận ra lẽ ra mình có thể lãi 1.200 đô la nếu như chuyển sang mua cổ phần tại công ty B.

Ông George có cổ phần tại công ty B. Trong năm qua ông này chuyển sang mua cổ phần tại công ty A. Giờ đây, ông George nhận ra rằng lẽ ra mình có thể lãi 1.200 đô la nếu như giữ cổ phần tại công ty B.

Giữa 2 người, ai hối tiếc nhiều hơn?

Vì rằng cả hai ông A và B đều có cổ phần tại công ty A và có thể giàu hơn

1.200 đô la nếu như sở hữu cổ phần tại công ty B, nên cả hai người có vẻ như ở trong cùng một hoàn cảnh.

Nhưng 92% người được phỏng vấn cho rằng ông George sẽ thất vọng hơn. Điểm khác biệt mấu chốt ở sự hối tiếc giữa hai người là ông George hối tiếc về chuyện mình đã làm (chuyển sang mua cổ phần ở công ty A), trong khi ông Paul chỉ hối tiếc về một chuyện mình không làm (mua cổ phiếu ở công ty B). Hầu hết mọi người trong chúng ta đều có một trực giác rằng chúng ta hối tiếc cho những hành động đã làm mà không mang lại hiệu quả như mong muốn, hơn là hối tiếc vì những hành động đán ra nên làm vì có thể mang lại kết quả tốt hơn. Trường hợp này thỉnh thoảng được đề cập tới như là một xu hướng bỏ lỡ, một xu hướng xem nhẹ việc không hành động khi chúng ta đánh giá các hệ quả từ chính quyết định của mình.

Tuy vậy, những bằng chứng gần đây cho thấy việc tiến hành một hành động khôn phải lúc nào cũng rõ ràng hơn việc bỏ lỡ nó. Khi được hỏi hối tiếc gì nhất trong vòng 6 tháng trở lại đây, người ta thường đề cập tới những hành động không như mong đợi. Nhưng nếu đem câu hỏi đó áp dụng cho khoảng thời gian cả một đời, con người có xu hướng nói tới những việc không thể làm hơn. Và vì thế, nó cho thấy

rằng khía cạnh tâm lý vẫn có ảnh hưởng tới từng quyết định của chúng ta, và khi thời gian trôi qua, sự hối tiếc về những gì ta không thể làm ngày một lớn hơn.

Ngưỡng gần

Khía cạnh thứ hai ảnh hưởng đến sự hối tiếc chính là việc chúng ta đã đến gần với việc đạt được kết quả mong muốn như thế nào. Hãy xem xét ví dụ sau:

Ông Crane và ông Tees dự tính sẽ đến sân bay cùng lúc để đi những chuyến bay khác nhau. Họ đi trên cùng một chiếc xe chuyên chở và bị kẹt xe. Cả hai cùng đến sân bay trễ hơn 30 phút so với lịch bay. Ông Crane được cho biết chuyến bay của ông xuất phát đúng giờ, trong khi chuyến bay của ông Tees chỉ mới cất cánh cách đây 5 phút.

Trong 2 người, ai sẽ thất vọng hơn?

96% người được hỏi cho biết ông Tees sẽ thất vọng hơn. Và bạn cũng có thể đồng cảm với nỗi bực dọc của ông Crane: “Phải chi hành khách đó lên chiếc xe chuyên chở đúng giờ. Phải chi đi đường Main Street thay vì Elm Street. Phải chi…”. Và nhiều cái phải chi khác nữa. Có rất nhiều cách để mường tượn về kết quả công việc. Khi bạn thất bại vì còn cách mục tiêu quá xa, thật khó có thể hình dung những khác biệt nhỏ có thể dẫn đến một kết quả thành công. Nhưng khi bạn chỉ bỏ lỡ một chút cơ hội, mọi chuyện lại khác.

Liên quan tới ảnh hưởng của “ngưỡng gần”, trong số 2 người sau đây, bạn nghĩ ai sẽ hạnh phúc hơn: người đoạt huy chương bạc (thứ nhì) trong kỳ thế vận hội, hay người đoạt huy chương đồng (thứ 3)? Rõ ràng là thứ hai thì có vẻ tốt hơn thứ 3, vì vậy người đoạt huy chương bạc ắt hẳn phải hạnh phúc hơn. Nhưng điều đó hóa ra lại là sai. Người đoạt huy chương đồng là người hạnh phúc hơn. Khi đứng trên bục lãnh huy chương, người đoạt huy chương bạc đang nghiền ngẫm về những gì mình đã bỏ lỡ. Chỉ cần cố gắng thêm một chút nữa thôi, chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về họ. Đối với người đoạt huy chương đồng, suy nghĩ duy nhất của họ lúc đó chỉ là: chỉ một chút nữa thôi, ta đã trở thành kẻ trắng tay. Và do vậy, ngưỡng gần của người đoạt huy chương bạc là chiến thắng, trong khi đối với người huy chương đồng là một thất bại hoàn toàn.

Trách nhiệm cho kết quả

Yếu tố mang tính quyết định cuối cùng của sự hối tiếc là trách nhiệm.

Nếu một người bạn mời bạn đi ăn tối ở một nhà hàng do anh ta chọn và bạn ăn không ngon miệng. Có thể bạn sẽ thất vọng, sẽ không hài lòng. Nhưng bạn có thấy hối tiếc không? Cảm giác đó sẽ ngược lại nếu bạn chọn nhà hàng và ăn thấy không ngon. Đây chính là lúc bạn cảm thấy hối tiếc. Một vài nghiên cứu cho thấy những kết quả không như ý đều làm người ra không cảm thấy vui, bất kể họ có chịu trách nhiệm về điều đó hay không. Trong khi đó, người ta chỉ cảm thấy hối tiếc vì những kết quả không như mong đợi khi họ chịu trách nhiệm chính về điều đó.

Nếu chúng ta kết hợp được những yếu tố này lại với nhau, chúng ta sẽ có được một bức tranh hoàn chỉnh của những điều kiện làm cho hối tiếc đặc biệt có sức nặng. Nếu chúng ta chịu trách nhiệm về một hành động mang lại hệ quả xấu mà lẽ ra kết quả của nó có thể tốt hơn, chúng ta sẽ dễ dàng trở thành “con mồi” của sự hối tiếc. Điều cốt lõi là, trải nghiệm của mỗi người càng do những lựa chọn gây ra, chúng càng làm ta cảm thấy hối tiếc nếu như lựa chọn đó không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Hối tiếc và thế giới của Phản hiện thực và Giả định

Cái làm cho sự hối tiếc trầm trọng thêm chính là những suy nghĩ như vậy không bị ràng buộc vào hiện thực khách quan. Sức mạnh của trí tưởng tượng con người cho phép họ nghĩ về những thứ không tồn tại trong thực tế. Khi phải lựa chọn giữa hai công việc mà một có cơ hội thăng tiến cao, một mang lại môi trường làm việc thân thiện, tôi có thể dễ dàng mường tượng về một công việc có cả hai thứ đó. Khả năng liên tưởng về những ngữ cảnh lý tưởng mang tới một nguồn cung cấp không bao giờ cạn của những nguyên liệu thô cho những hối tiếc trải nghiệm.

Suy nghĩ về một thế giới như thế là nó không phải vậy, hoặc đáng lý ra có thể là vậy, được gọi là những suy nghĩ phản hiện thực. Chiếc xe chuyên chở đi đến sân bay đi trên đường Elm Street. Đó là một sự thật. Lẽ ra nó có thể đi trên đường Main Street. Điều đó trái với sự thật. Chúng ta không thể nào trải qua một ngày mà không có những suy nghĩ phản hiện thực đó. Nếu như không có khả năng tưởng tượng về một thế giới khác hẳn với thế giới hiện thực và sau đó cũng không thể hành động để biến thế giới tưởng tượng ấy thành sự thật, con người không bao giờ có thể tồn tại như một thực thể cao cấp nhất qua hàng trăm triệu năm. Thế nhưng, mặt trái cũng những suy nghĩ phản hiện thực ở chỗ nó là nguồn gốc cho sự hối tiếc, bất kể đó là hối tiếc hậu quyết định hay hối tiếc được dự báo trước.

Các nhà tâm lý học nghiên cứu sâu về suy nghĩ phản hiện thực khám phá ra được rằng hầu hết mỗi người đều không bị cuốn vào quá trình này cùng một lúc.

Chúng ta không ngồi vòng tròn, nhấm nháp cà phê sáng và tự hỏi cuộc đời mình sẽ ra sao nếu như chúng ta được sinh ra tại Nam Phi thay vì tại Mỹ; hoặc nếu quỹ đạo trái đất sẽ gần mặt trời thêm một vài ngàn dặm nữa. Thay vào đó, suy nghĩ phản hiện thực chỉ bị kích hoạt bởi những chuyện khiến ta không hài lòng, những chuyện gây ra tình cảm tiêu cực. Suy nghĩ phản hiện thực xuất hiện như để phản ứng lại những trải nghiệm không hay như điểm thi thấp, trục trặc trong chuyện tình cảm, hoặc bệnh tật hay cái chết của người thân. Và khi những suy nghĩ phản hiện thực xuất hiện, chúng gây ra thêm càng nhiều tình cảm tiêu cực, như hối tiếc chẳng hạn – và sau đó chính sự hối tiếc lại tạo ra những suy nghĩ phản hiện thực – rồi cứ thế tiếp tục dẫn đến những tình cảm tiêu cực. Mặc dù hầu hết mọi người có thể xoay sở để dồn nén những suy nghĩ phản hiện thực của mình trước khi bị cuốn sa vào vòng xoắn ốc cực mạnh này, một số – đặc biệt là những ai bị chứng trầm cảm – lại không thể cưỡng lại được lực đẩy theo chiều đi xuống đó.

Khi xem xét nội dung thực sự của những suy nghĩ phản hiện thực, các nhà nghiên cứu thấy rằng những cá nhân có xu hướng tập trung vào những khía cạnh của một tình huống mà họ nắm quyền kiểm soát. Ví dụ, khi được hỏi tưởng tượng về một vụ tai nạn xe hơi liên quan đến việc tài xế lái xe quá tốc độ vào một ngày mưa và bị hạn chế tầm nhìn, những người được phỏng vấn rất khả dĩ sẽ cho rằng tai nạn sẽ không xảy ra nếu như tài xế lái xe cẩn thận hơn thay vì thời tiết hôm đó khô ráo và sáng sủa hơn. Khía cạnh này đã tuân thủ theo một nguyên tắc khác mà tôi đã đề cập trước đó: sự hối tiếc và trách nhiệm luôn đi song hành với nhau. Lẽ dĩ nhiên, mỗi một tình huống mà chúng ta gặp phải luôn có sự hòa trộn của những khía cạnh chúng ta có thể điều khiển được và ngược lại. Khi một sinh viên không thi tốt do học bài không kỹ, có thể sinh viên đó sẽ nhận lãnh trách nhiệm cho việc chuẩn bị thiếu chu đáo của mình. Nhưng kỳ thi đó có thể sẽ dễ dàng hơn hoặc có thể “trúng tủ” sinh viên đó hơn. Việc suy nghĩ phản hiện thực chăm chăm chú trọng vào những khía cạnh có thể điều khiển được của một tình huống chỉ có thể làm tăng cơ hội một người sẽ phải cảm thấy hối tiếc.

Cũng có một phân biệt quan trọng khác giữa phản hiện thực “đi lên” và “đi xuống”. Phản hiện thực “đi lên” mường tượng ra những tình huống tốt hơn những gì thực sự diễn ra, trong khi phản hiện thực “đi xuống” mường tượng về những khả năng ngược lại. Khi một vận động viên đoạt huy chương bạc trước khi thi đấu liên tưởng tới mình bị vấp ngã trong quá trình chạy và không thể hoàn tất đường đua, ta nói vận động viên đó đang có những suy nghĩ phản hiện thực theo chiều hướng đi xuống; và chính vì nhờ làm vậy nên cảm xúc đoạt huy chương bạc của cô sẽ trở nên thăng hoa hơn. Chỉ khi nào có những suy nghĩ phản hiện thực theo chiều hướng đi

lên – đoạt huy chương vàng – mới làm bớt đi cảm giác chiến thắng của vận động viên này. Vì lẽ đó, trang bị trước cho mình những suy nghĩ phản hiện thực theo chiều hướng đi xuống không chỉ làm tăng thêm sự thỏa mãn khi thành công, mà còn mang đến một cảm giác biết ơn khi mọi chuyện diễn ra không như mong đợi. Tuy vậy, những nghiên cứu đã cho rằng mọi người ít chịu có những suy nghĩ phản hiện thực theo chiều hướng đi xuống trừ khi học được yêu cầu phải làm như thế.

Một bài học quan trọng được rút ra từ nghiên cứu này: suy nghĩ phản hiện thực là một công cụ tri thức đầy sức mạnh. Mỗi người đều được khuyến khích nên có những suy nghĩ phản hiện thực theo chiều hướng đi xuống. Đạt đến trạng thái cân bằng giữa những suy nghĩ phản hiện thực theo chiều hướng đi lên và đi xuống, sẽ cho phép chúng ta không bị rơi vào sự khốn khổ và đồng thời tăng cường năng lực biểu hiện ở mỗi cá nhân.

Hối tiếc và thỏa mãn

Như chúng ta vừa nhận ra, hối tiếc sẽ làm cho chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn sau khi đưa ra quyết định, cho dù quyết định đó có hiệu quả đi chăng nữa, đặc biệt là khi ta xem xét kỹ lưỡng các phí tổn cơ hội.

Các phí tổn cơ hội mang lại lợi ích đáng lý ra đến như là kết quả của một lựa chọn khác, và sau khi bạn trở về sau một chuyến đi biển, bạn sẽ có những suy nghĩ mang tính phản hiện đại: “Chuyến đi nghỉ vừa rồi thật tuyệt. Giá mà ở đó có thêm những nhà hàng thịnh soạn, mọi chuyện sẽ còn viên mãn hơn nữa. Phải chi ở đó có những cửa hiệu mua sắm, vân vân và vân vân…” Với lối nghĩ như thế, một ít hối tiếc sẽ khẽ len lỏi vào việc đánh giá quyết định. Và như chúng ta thấy ở chương cuối cùng, nếu số lượng ứng viên tự làm tăng chọn lựa tăng thêm, từng cái có những khía cạnh hấp dẫn riêng mà những ứng viên chọn sẵn không có, phí tổn cơ hội (và những suy nghĩ phản biện cũng một chút hối tiếc) sẽ càng chồng chất ngày một cao hơn.

Những suy nghĩ phản sự thực thường được khơi nguồn từ những sự kiện mang tính tiêu cực, và các sự kiện có thể tiêu cực theo giới hạn hoàn toàn tuyệt đối. Nếu bãi biển dơ dáy, mưa dầm dề, và chỗ ăn nghỉ cáu bẩn, thì có thể cho rằng kỳ nghỉ biển này hoàn toàn chẳng ra gì. Nhưng một sự kiện cũn có thể tiêu cực theo một giới hạn tương đối – tương đối với cả những kỳ vọng và mong đợi. Vì thế, nếu bằng cách thực hiện một quá trình đưa ra quyết định kỹ càng và đánh giá thỏa hiệp tôi đã đưa ra ở chương vừa rồi, bạn sẽ đi nghỉ và trong đầu mường tượng tất cả những thứ tuyệt vời nhưng thực ra lại không như vậy, khi đó ngay cả khi kỳ nghỉ là tuyệt vời, tâm trí chắc chắn phải có chỗ để nghĩ về những điều tiêu cực…

Điều tương tự cũng có thể áp dụng trước khi đưa ra một quyết định. Bằng cách nghĩ về những gì bạn sẽ mất khi đi nghỉ bãi biển, mường tượng ra trước những phí tổn cơ hội, điều tất yếu sẽ xảy ra là những suy nghĩ đại loại như vậy sẽ làm cho một lựa chọn hấp dẫn trở nên kém hấp dẫn hơn. Và chắc chắn một điều là, có khả năng bạn vẫn quyết định đi nghỉ ở biển, nhưng sự hăm hở nhiệt tình có thể sẽ không còn nguyên vẹn.

Một cách khác để tận dụng điểm này là về phương diện ảnh hưởng tương phản. Nếu một người đi ra khỏi phòng tắm hơi và nhảy ùm xuống hồ bơi, sự tương phản về nhiệt độ hồ bơi và nhiệt độ phòng tắm hơi sẽ làm cho nước hồ bơi trở nên lạnh cóng. Tuy vậy, nhảy xuống hồ bơi từ một môi trường có nhiệt độ dưới bên ngoài sẽ không làm cho bạn cảm thấy ấm áp. Và những suy nghĩ phản sự thực làm thiết lập một sự tương phản giữa trải nghiệm thực sự của một người với những gì anh ta mường tượng. Bất cứ một kỳ nghỉ ở bãi biển nào cũng phải chịu bị so sánh với một lựa chọn thay thế được tưởng tượng là sẽ viên mãn hơn nhiều. Và khi những suy nghĩ phản hiện thực dẫn đến việc hối tiếc, những người cầu toàn sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn những người tri thức. Chính những người hay cầu toàn sẽ luôn mang trong tâm trí mình những lựa chọn phản hiện thực hoàn hảo, và với so sánh của mình, họ sẽ làm cho bất kỳ thế giới hiện thực nào cũng trở nên ảm đạm hơn.

Hối tiếc sẽ khiến chúng ta làm gì?

Không giống những tình cảm tiêu cực khác như giận dữ, buồn bã, thất vọng hay thậm chí sầu não, điều khó khăn ở sự hối tiếc chính là những vấn đề khiến ta hối tiếc lẽ ra có thể tránh được và chỉ bạn mới là người làm được điều đó bằng cách lựa chọn khác đi.

Trong chương trước chúng ta nhận thấy rằng những cá nhân gặp phải những quyết định liên quan đến thỏa hiệp, và do vậy sẽ có cơ hội để hối tiếc, sẽ né tránh đưa ra các quyết định đó. Và khi hông thể hoàn toàn né tránh được việc đưa ra quyết định, họ sẽ tự tìm cách để không thể thỏa hiệp. Chẳng hạn như: “Khi mua một chiếc xe hơi, không gì quan trọng hơn sự an toàn cho gia đình tôi”. “Điều quan trọng duy nhất tôi quan tâm về một ngôi nhà chính là không gian rộng rãi”.

Và vì thế không ngạc nhiên gì khi phải đưa ra quyết định, ta thường nghiêng về lựa chọn giảm thiểu khả năng trải qua hối tiếc.

Ngại hối tiếc

Trong chương 3, hầu hết mọi người đều có xu hướng ngại hiểm nguy khi chiêm nghiệm lựa chọn giữa hai cái lợi: một cái chắc chắn nhưng mang giá trị nhỏ, còn cái kia giá trị lớn hơn nhưng năm ăn năm thua. Ví dụ, nếu chắc chắn có trong tay 100 đô la hoặc cơ hội là 5 – 5 để có được 200 đô la, hầu hết chúng ta sẽ chọn cái chắc chắn. Bởi vì, khách quan mà nói, 200 đô la không hẳn là nhiều gấp đôi 100 đô, và do vậy không đáng để chịu rủi ro 5 – 5. Nhưng có một lý do khác để người ta ngại rủi ro chính là không muốn phải hối tiếc. Giả như bạn có một lựa chọn giữa cái 100 đô la chắc chắn và 200 đô la rủi ro, và bạn quyết định chọn 100 đô. Bạn sẽ chẳng

bao giờ biết được điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn chọn 200 đô la đầy rủi ro kia. Và vì vậy, không có lý do gì khiến bạn phải hối tiếc nếu như chọn cái chắc chắn. Ngược lại, nếu bạn chọn cái rủi ro, bạn sẽ không thể nào cưỡng lại được suy nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu chọn 100 đô: đó chính là bạn sẽ có được cảm giác an tâm, chắc chắn. Vì vậy, nếu bạn chọn cái rủi ro và thất bại, chẳng những bạn thành kẻ trắng tay mà còn phải sống trong sự hối tiếc đã để mất 100 đô. Chọn cái chắc chắn là một cách để đảm bảo rằng bạn sẽ không hối tiếc – không hối tiếc vì bạn không thể nào biết được rằng lựa chọn đó sẽ dẫn đến hệ quả gì.

Nếu suy nghĩ này chính xác, mọi chuyện có lẽ sẽ khác nếu bạn bảo một người chọn 100 đô chắc chắn, bạn sẽ tung đồng xu và cho người đó biết họ sẽ thắng hay thua xét về khía cạnh may rủi. Trong những điều kiện như vậy, mọi người sẽ không òn né tránh khả năng hối tiếc nữa bất kể họ ưa thích lựa chọn nào. Chúng ta cho thấy sẵn ý to lớn để chấp nhận rủi ro khi chúng ta biết được sự thay thế không được lựa chọn sẽ mang đến hệ quả gì và vì vậy không có cách gì bảo vệ chúng ta khỏi hối tiếc.

Những nghiên cứu như vậy cho thấy không chỉ hối tiếc là một hệ quả quan trọng của nhiều quyết định, nhưng viễn cảnh của hối tiếc là một nguyên nhân quan trọng của nhiều quyết định. Người ta sẽ đưa ra lựa chọn với những tiên đoán chắc nịch về khả năng hối tiếc trong đầu. Nếu bạn đang cố gắng quyết định nên mua một chiếc Toyota Camry hay một chiếc Honda Accord và bạn thân nhất của bạn chọn mua chiếc Accord, bạn có rất nhiều khả năng cũng sẽ mua nó. Điều đó một phần vì cách duy nhất để tránh thông tin cho rằng bạn phạm sai lầm là mua cái bạn của bạn đã mua, và vì vậy có thể tránh luôn khả năng bị so sánh giữa hai chiếc xe. Dĩ nhiên, bạn không thể thực sự né tránh thông tin đó hoàn toàn. Rất nhiều người mua xe Camry và Accord, và báo chí cũng nói nhiều về chúng. Và những thông tin đại loại như thế chẳng sá gì so với việc hàng ngày bạn có điều kiện khẳng định với những lý lẽ sống động và chi tiết bạn của mình đã mua một chiếc xe “ngon cơm” hơn bạn.

Một ảnh hưởng khác của việc né tránh hối tiếc chính là nó làm cho người ta hoàn toàn không hành động gì cả, được gọi là đình trệ hoạt động. Hãy thử tưởng tượng một ngày nọ bạn đi shopping và bắt gặp một bộ trường kỷ mình yêu thích đang được giảm giá 30%. Tuy nhiên, bạn lại cho rằng bạn sẽ còn có nhiều lựa chọn khác có thể tốt hơn. Bạn bỏ qua. Vài tuần sau, bạn không tìm được bộ trường kỷ nào ưng ý hơn bộ đầu tiên và do vậy bạn quyết định mua nó; thế nhưng lúc này nó chỉ còn giảm giá có 10%. Bạn sẽ mua nó chứ? Đối với nhiều khách hàng, câu trả lời là không. Nếu mua, họ chắc chắn không thể nào tránh được sự tiếc rẻ phải chi mình

mua nó sớm hơn. Còn nếu như không mua, họ vẫn có thể nuôi hy vọng sẽ tìm được một bộ khác tốt hơn.

Có rất nhiều ví dụ về sự đình trệ hoạt động. Khi chúng ta không đăng ký tham gia chương trình khách hàng bay thường xuyên và sau khi có một chuyến bay khứ hồi dài 5.000 dặm, chúng ta sẽ rất miễn cưỡng khi có cơ hội tham gia lại chương trình đó. Nếu đăng ký, chúng ta sẽ không còn tự nhủ rằng chúng ta bay chưa đủ và nhờ vào việc đăng ký, ta sẽ thấy rằng bay đường dài sẽ chẳng cực nhọc là bao. Thay vào đó, chúng ta chỉ có thể tiếc nuối tại sao mình không đăng ký sớm hơn.

Hối tiếc và “phí tổn chìm”

Tôi muốn nhắc lại trường hợp mua đôi giày nhưng không xài ở chương 3 như một minh họa cho “phí tổn chìm”. Mua đôi giày không vừa ý, bạn cất nó trong toilet mặc dù bạn biết mình sẽ chẳng bao giờ xài tới nó, bởi lẽ bỏ đôi giày ra bên ngoài chẳng khác gì công nhận bạn đã nhận phần thiệt. Tương tự vậy, người ta giữ lại những cổ phiếu đang mất giá bởi vì nếu bán chúng đi sẽ cho thấy phi vụ đầu tư này là thất bại. Cái quan trọng trong việc quyết định nên giữ hay bán cổ phiếu chính là đánh giá của bạn về tương lai triển vọng của giá cổ phiếu đó (chưa kể thuế).

Trong một minh họa cổ điển cho sức mạnh của phí tổn chìm, người tham gia được bán vé ở một sân khấu địa phương – vé không giảm giá hoặc có chiết khấu. Sau đó, các nhà nghiên cứu bắt đầu quan sát mật độ đến nhà hát của những người đó. Họ phát hiện ra được rằng những người mua vé không giảm giá đến nhà hát thưởng xuyên hơn những người mua vé chiết khấu. Lý giải cho việc này, các nhà nghiên cứu cho rằng những người mua vé không giảm giá sẽ cảm thấy thiệt hại nhiều hơn những người mua chiết khấu. Và chính vì cảm thấy thiệt hại hơn, nên hối tiếc nhiều hơn cũng là điều tất yếu.

Theo quan điểm của mô hình ra quyết định lấy tương lai làm định hướng, nhạy cảm với những phí tổn chìm là một sai lầm. Vé mua, tiền trao. Thế là xong. Câu hỏi duy nhất người giữ vé nên tự hỏi mình vào đêm diễn là: “Mình sẽ thấy thích thú hơn khi đêm nay xem hát hay ở nhà đọc sách và nghe nhạc?” Tuy thế, không ai làm như vậy.

Ở một nghiên cứu, người trả lời được yêu cầu mường tượng về việc mua vé không hoàn lại cho hai chuyến đi trượt tuyết tới hai nơi khác nhau, và sau đó phát hiện ra rằng hai chuyến đi khởi hành vào cùng một ngày. Với một vé 50 đô và một vé 25 đô, có lý do để chọn cái 25 đô, câu hỏi đặt ra người ta sẽ chọn cái nào? Hầu hết mọi người chọn cái 50 đô. Và cũng theo tính xác đáng của phí tổn cơ hội, các

huấn luyện viên bóng rổ thường tung vào sân các cầu thủ lương cao nhiều lần hơn, tùy thuộc vào phong độ của từng người. Và những ai khởi nghiệp từ chính công ty của mình có xu hướng mở rộng nó hơn những ai mua lại công ty từ người khác. Một lần nữa, trong tất cả những trường hợp này, cái quan trọng là triển vọng của tương lai – của doanh nghiệp hay của cầu thủ. Nhưng cái cũng quan trọng khôn kém chính là mức độ của sự đầu tư trước đó.

Cái khiến tôi tin rằng những ảnh hưởng của phí tổn cơ hội chìm bị thôi thúc bởi ước muốn né tránh những hối tiếc hơn là ước muốn né tránh thiệt hại, chính là việc những tác động của phí tổn chìm sẽ lớn hơn nhiều khi một người chịu trách nhiệm về chính quyết định đầu tiên của mình. Nếu tác động của những phí tổn chìm chỉ là việc không muốn thất bại, thì sau đó thất bại đó có do trách nhiệm của bạn hay không sẽ không còn quan trọng.

Bản thân cá nhân tôi cũng tuân theo những tác động phí tổn chìm ở những môi trường khác nhau, cho dù bản thân mình có nhận thức rõ về chúng hay không. Khi thấy quần áo trong toilet hay đĩa CD trong sọt rác, tôi biết rằng mình sẽ không dùng chúng nữa. Nhưng tôi lại không thể bỏ nó. Khi đi ăn nhà hàng, tôi tự thấy mình có nhiệm vụ phải ăn cho hết số thức ăn trong đĩa, cho dù có no thế nào. Tôi cũng tự buộc mình phải đọc hết 200 trang sách khi đã đọc nó, bất kể tôi có học được gì hay cảm thấy thích thú gì từ nó hay không. Và còn nhiều nhiều trường hợp nữa.

Nhiều người nhùng nhằng trong những mối quan hệ đang căng thẳng không phải vì tình yêu, không phải vì nghĩa vụ với người kia, không phải vì danh dự của lời thề, mà bởi vì tiếc nuối thời gian và công sức đã bỏ ra. Và còn biết bao nhiêu người nhọc nhằn theo đuổi khóa đào tạo tại trường y dù rằng sau đó họ nhận ra mình không muốn trở thành bác sỹ? Và tại sao Mỹ cứ mải theo đuổi cuộc chiến dai dẳng tại Việt Nam, dù rằng ai cũng nhìn thấy trước một kết cục không hay cho siêu cường này? Câu trả lời là: “Nếu chúng ta rút lui, hàng chục ngàn chiến binh đã bỏ mạng khác nào sẽ trở thành vô nghĩa”.

Hối tiếc, cầu toàn, và khả năng lựa chọn

Sự hối tiếc rõ ràng có vai trò rất lớn trong quyết định của chúng ta. Nhưng bằng cách nào lựa chọn, đặc biệt trong trường hợp có quá nhiều lựa chọn, ảnh hưởng tới quyết định?

Hai nhân tố ảnh hưởng tới sự hối tiếc là:

  1. Trách nhiệm cá nhân đối với kết quả.
  2. Một cá nhân có thể mường tượng ra một lựa chọn tốt hơn, phản sự thật dễ dàng như thế nào.

Sự hiện hữu của những lựa chọn rõ ràng chỉ làm tồi tệ thêm cả hai yếu tố này. Khi không có lựa chọn, bạn sẽ làm gì? Thất vọng: có thể. Hối tiếc: không. Khi có một vài lựa chọn, bạn cố gắng làm tốt nhất những gì có thể, nhưng cuộc đời nhiều khi lại không cho phép bạn được thỏa mãn ước nguyện của mình. Khi có nhiều lựa chọn, cơ hội tăng lên và bạn cảm thấy rằng mình có thể tìm được cái ưng ý trong số đó. Khi lựa chọn bạn đã quyết định mang lại kết quả đáng thất vọng, bạn hối tiếc đã không lựa chọn khôn ngoan hơn. Khi các lựa chọn ngày một nhân rộng và những lựa chọn đánh giá các khả năng trở nên không thể, bạn lại nghĩ rằng có thể có một lựa chọn khác bên ngoài còn tốt hơn cả những cái này, và bắt đầu tiên đoán về những hối tiếc cho lựa chọn đó. Chính điểm này sẽ hoàn toàn ngăn cản bạn đưa ra quyết định. Và khi những phí tổn cơ hội ngày một gia tăng, hối tiếc cũng sẽ gia tăng.

Rõ ràng là những người cầu toàn sẽ có xu hướng hối tiếc nhiều hơn những người tri túc. Bất kể một lựa chọn có tốt đến mức nào, nếu người cầu toàn khám phá ra được một lựa chọn khác tốt hơn, anh ta sẽ hối tiếc tại sao không chọn nó ngay từ đầu. Đối với người tri túc, rủi ro thấp hơn và sự hoàn hảo là không cần thiết.

Mặt tích cực nào cho sự hối tiếc?

Mặc dù ai cũng biết hối tiếc làm người ta khốn khổ, nhưng nó cũng có một vài chức năng quan trọng.

Thứ nhất, những tiên đoán về một hối tiếc cho một quyết định có thể sẽ dẫn đến việc chúng ta xem xét quyết định đó nghiêm túc hơn và mường tượng ra nhiều tình huống khác nhau theo sau.

Thứ hai, hối tiếc nhấn mạnh đến sai lầm của chúng ta khi đưa ra quyết định, và nhờ vậy tránh lặp lại sai lầm nếu tình huống tương tự diễn ra trong tương lai.

Thứ ba, hối tiếc có thể huy động hay thôi thúc chúng ta có những hành động không cần thiết để không thực hiện quyết định đó hoặc khắc phục một vài hệ quả xấu.

Thứ tư, hối tiếc là một tín hiệu cho mọi người thấy bạn quan tâm tới những gì xảy ra, bạn hối tiếc về những gì diễn ra, và sẽ làm những gì để nó không xảy ra nữa.

Vì vậy, đối với một số người vẫn còn bị hối tiếc làm cho chưa nguôi được những quyết định sai lầm trong quá khứ và có những khó khăn to lớn khi phải ra

quyết định ở hiện tại, có những bước cần thiết để giảm đi sự hối tiếc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự bình yên cho họ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.