Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn - Tại Sao Nhiều Hơn Lại Ít Hơn

CHƯƠNG 8. TẠI SAO QUYẾT ĐỊNH CÓ THỂ GÂY THẤT VỌNG? ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ THUỘC TÍNH THÍCH NGHI



Mặc dù chúng ta cứ có cảm giác nuối tiếc và luôn nhớ đến những lựa chọn mà chúng ta bỏ qua, nhưng chúng ta vẫn còn nhiều đầu óc để bất mãn với những điều mình đã chọn.

Đó là một đặc điểm tâm lý thường gặp ở con người khiến ta cảm thấy rất ít điều trong cuộc sống được như mong đợi. Sau nhiều trăn trở đắn đo, bạn có thể quyết định mua một chiếc xe Lexus, và bạn cố gắng bỏ ra khỏi tâm trí tất cả những chiếc xe hấp dẫn khác. Nhưng đến khi bạn lái chiếc xe mới, bạn lại cảm thấy hết sức bình thường. Bạn bỗng thấy vô cùng hối tiếc vì đã không chọn cái khác và thất vọng với cái mình đã chọn.

Đặc điểm tâm lý thường gặp này là một quá trình được gọi là tính thích nghi. Có nghĩa là chúng ta làm quen với một số thứ, và sau đó chúng ta bắt đầu coi những điều đó là đương nhiên mình phải có. Chiếc máy tính đầu tiên của tôi có bộ nhớ 8K, tải chương trình về bằng băng cát – xét (tải một chương trình đơn giản cần đến 5 phút), và cái máy tính này không chê được chỗ nào, trừ việc nó không dễ sử dụng. Tôi thích nó và tất cả mọi thứ tôi làm được nhờ nó. Năm ngoái tôi đã bán với giá cực rẻ một cái máy tính có tốc độ và dung lượng gấp hàng ngàn lần vì nó không đáp ứng được nhu cầu của tôi. Những công việc tôi làm với máy tính đã không đổi trong nhiều năm. Nhưng những gì tôi muốn nó đáp ứng cho tôi thì có đổi. Khi tôi mới tậu truyền hình cáp, tôi vô cùng say mê với các kênh truyền hình và hài lòng với tất cả các chương trình mà nó cung cấp (ít hơn ngày nay nhiều). Và bây giờ thì tôi than vãn khi cáp bị trục trặc và than phiền về những chương trình hấp dẫn bị ngắt quãng. Khi lần đầu tiên được ăn rau trái quanh năm, tôi có cảm tưởng mình đang ở trên thiên đàng. Và bây giờ tôi xem việc cây trái có quanh năm là một điều đương nhiên và cảm thấy bực bội khi những quả xuân đào từ Israel hay Peru – mà tôi mua được vào tháng hai không được ngọt và mọng. Tôi đã quen và thích nghi với mỗi nguồn vui thú ở trên và chúng đã trở nên bình thường, không còn hấp dẫn đối với tôi.

Do tính thích nghi, cảm giác hứng thú về các trải nghiệm tích cực tự nhiên không tồn tại nữa. Và tệ hơn là con người nói chung dường như không thể dự đoán

được tính thích nghi này sẽ đến. Dần dần khi niềm vui hay hứng thú không còn như ban đầu, chúng ta sẽ thấy ngạc nhiên một cách khó chịu.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về tính thích nghi trong nhiều năm, nhưng đa phần họ đều chú trọng đến tính thích nghi về cảm giác – khi con người có một điều gì đó lâu thì họ sẽ bớt hứng thú hơn với nó – đó có thể là trải nghiệm về hình ảnh, âm thanh, mùi vị và cả sở thích. Vấn đề ở đây là con người, như hầu hết các động vật khác, sẽ phản ứng ở mức độ ngày càng thấp hơn đối với bất kì sự kiện nào trong môi trường khi sự kiện đó xuất hiện. Một người dân đến từ một thị trấn nhỏ sẽ cảm thấy bị choáng ngợp bởi sự hào nhoáng của vùng Mahattan. Trong khi một người New York – đã hoàn toàn thích nghi được với sự đông đúc náo nhiệt của thành phố này, lại thấy bình thường trước sự hào nhoáng đó.

Giống như bên trong mỗi chúng ta đều có một nhiệt kế ghi nhận cảm giác, đó là “nhiệt kế đo mức độ hào hứng”. Nhiệt kế này chuyển từ trạng thái tiêu cực (hay khó chịu) đến trung lập rồi đến tích cực. Khi chúng ta trải nghiệm một điều gì đó tích cực, độ hào hứng của chúng ta đi lên, và khi chúng ta trải nghiệm điều gì tiêu cực, độ hào hứng này đi xuống. Nhưng sau đó chúng ta sẽ thích nghi. Trường hợp này chính là sự thích nghi về hứng thú, hoặc thích nghi đối với cảm giác tích cực. Một trải nghiệm lần đầu tiên chúng ta gặp có thể làm cho nhiệt kế hào hứng chỉ 20 độ, nhưng ở lần trải nghiệm sau thì chỉ được 15 và còn 10 độ ở lần kế tiếp rồi sau cùng không còn độ nào nữa.

Thử tưởng tượng bạn phải làm việc trong một ngày hè nóng bức và ẩm ướt ngoài trời. Sau vài giờ uốt đẫm mồ hôi dưới sức nóng đó, bạn trở về nhà có máy lạnh. Cảm giác không khí khô mát vây lấy bạn thật tuyệt vời. Ban đầu không khí đó làm cho bạn thấy như được hồi sinh, tiếp thêm sinh lực và sung sướng mê ly. Nhưng khi thời gian trôi qua, cảm giác dễ chịu vô cùng đó mất dần và được thay thế bằng một cảm giác dễ chịu ở mức bình thường. Khi bạn không còn thấy nóng, rít rát trong người hoặc mệt mỏi, thì cảm giác mát mẻ và đầy sinh lực cũng không còn tồn tại khi bạn ổ trong căn phòng máy lạnh đó nữa. Thực sự bạn không còn cảm thấy gì đặc biệt. Bạn đã trở nên quá quen với không khí điều hòa đến mức không còn chú ý đến nó. Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ “quên mất” không khí đó cho đến khi bạn ra ngoài trời nóng trở lại. Sức nóng tỏa vào mặt bạn như một luồng gió thổi từ một cái lò nướng để mở, và bạn nhớ đến không khí mát mẻ của căn phòng đó, mà lúc này bạn không được hưởng nữa

Vào năm 1973, 13% người Mỹ nghĩ rằng cần phải có điều hòa không khí trong xe hơi. Ngày nay thì con số này đã là 41%. Tôi biết rằng trong 20 năm qua, cho dù

trái đất có nóng dần lên thì khí hậu cũng chẳng thay đổi nhiều như những con số đó. Điều đã thay đổi chính là tiêu chuẩn về tiện nghi của chúng ta.

Dù chúng ta không mong nó xảy ra, nhưng việc thích nghi về cảm giác hứng thú là không thể tránh khỏi. Điều này có thể gây nhiều thất vọng hơn trong một thế giới có nhiều lựa chọn so với trong một thế giới chỉ có ít lựa chọn.

Phản ứng thay đổi đối với một sự kiện cố định và quy chuẩn thay đổi

Tính thích nghi về cảm giác hứng thú có thể chỉ đơn giản là vấn đề làm quen mà tôi vừa mô tả, hoặc có thể là kết quả của sự thay đổi về quy chuẩn đánh giá do chúng ta được trải nghiệm những điều mới.

Thử tưởng tượng một người phụ nữ hài lòng với một công việc thú vị với mức lương 40.000 đô la mỗi năm. Một cơ hội làm việc khác xuất hiện hứa hẹn với mức lương 60.000 đô la. Cô ta chuyển việc nhưng không may sau 6 tháng, công ty mới phá sản. Công ty cũ lại sẵn lòng nhận lại cô ấy, và thật hạnh phúc rằng công ty cũ lại tăng lương cho cô ta lên 45.000 đô la. Liệu cô ta có hạnh phúc với việc “tăng lương” đó không? Thậm chí có thể gọi đó là tăng lương được không? Câu trả lời có thể là không. Mức lương 60.000 đô la, đã từng sẵn có, có thể tạo cho cô này một cảm giác hứng khởi ở mức bình thường, vì bất cứ cái gì ít hơn đều bị xem là mất mát. Sáu tháng trước đó, việc được tăng lương từ 40.000 đô la lên 45.000 đô là tuyệt vời, nhưng bây giờ thí nó giống như một sự cắt giảm từ 60.000 xuống 45.000 đô.

Chúng ta thường nghe những câu nói đại loại như, “Tôi chưa từng nghĩ rằng loại rượu vang này lại ngon đến thế”, hoặc “Tôi chưa từng nghĩ rằng tình dục lại thú vị đến thế này”, hoặc “Tôi chưa từng nghĩ rằng mình lại kiếm được nhiều tiền như vậy”. Sự mới lạ có thể sẽ thay đổi mức độ hứng khởi của một người nào đó, khiến họ cảm thấy một điều gì đó trước kia là thỏa mãn hoặc hơn thế nữa nhưng nay thì không còn được như thế. Và như chúng ta sẽ thấy, tính thích nghi có thể gây nhiều thất vọng một khi chúng ta đã bỏ ra nhiều thời gian và nỗ lực, để lựa chọn những vật dụng hoặc trải nghiệm từ một đống các lựa chọn khác, để rồi cuối cùng chúng ta trở nên quen thuộc và mất hứng thú với những thứ đó.

Tính thích nghi và việc chạy theo hứng thú

Đối với câu hỏi ví dụ nào là tiêu biểu nhất cho tính thích nghi đối với hứng thú, những người tham gia cuộc nghiên cứu đã được yêu cầu xếp hạng hạnh phúc của họ trên thang điểm 5. Vài người trong họ đã trúng số từ 50.000 đến 1 triệu đô trong vòng một năm. Vài người đã bị liệt nửa người hoặc bị liệt tứ chi do bị tai nạn.

Dĩ nhiên là những người trúng số phải hạnh phúc hơn những người bị tai nạn. Tuy vậy, đáng ngạc nhiên là những người trúng số lại không hạnh phúc hơn những người bình thường bao nhiêu. Và còn đáng ngạc nhiên hơn là những nạn nhân bị tai nạn, mặc dù họ gặp nhiều điều bất hạnh hơn mọi người nói chung, nhưng họ lại tự cảm thấy mình hạnh phúc.

Nếu bạn hỏi những người trúng số họ hạnh phúc như thế nào khi vừa biết kết quả, thì sẽ không lạ gì nếu họ tự đặt mình hạnh phúc trên cả thang điểm đã đặt ra. Và nếu bạn hỏi xxem những nạn nhân cảm thấy như thế nào ngay khi họ vừa hết bị liệt, thì họ nói mức độ hạnh phúc của họ ít hơn so với những người mới biết mình trúng số. Nhưng khi những người trúng số và nạn nhân đều đã quen với tình hình mới, thì nhiệt kế hứng khởi của hai nhóm bắt đầu xích lại gần nhau, dần trở nên giống những người khác nói chung.

Ở đây ý tôi không phải là về lâu về dài, đối với những trải nghiệm càng chủ quan thì càng không có sự khác biệt nào giữa người trúng số và người bị tai nạn. Nhưng những gì tôi sắp trình bày sẽ cho thấy sự khác biệc về tính thích nghi ở hai nhóm sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với bạn nghĩ, và sẽ càng nhỏ hơn khi có những sự kiện lớn trong cuộc sống xảy ra.

Như tôi đã nói, có hai lý do giải thích cho sự thích nghi về hai cảm giác, một bên thì hứng khởi quá mức và một bên đau buồn quá mức này. Lý do thứ nhất, con người dần sẽ quen với những điều may mắn hoặc xui xẻo. Thứ hai, tiêu chuẩn mới để đánh giá một trải nghiệm gây hứng khởi (ví dụ như trúng số) có thể khiến cho những vui thú thường ngày khác (ví dụ mùi cà phê được pha ngon, những bông hoa mới nở và những làn gió mát lành của một ngày xuân đẹp trời) bỗng trở nên chán ngán vì có sự so sánh. Thực sự khi những người trúng số được yêu cầu xếp hạng sự hứng thú của những hoạt động thường ngày, thì họ cho những hoạt động này ít hứng thú hơn so với những người không trúng số. Vì vậy phản ứng đã thay đổi đối với cùng một sự kiện và quy chuẩn đánh giá cũng đã thay đổi.

Trong trường hợp những người gặp tai nạn thì có thể còn nhiều điều khác diễn ra. Hậu quả sau khi bị nạn thì thật nghiêm trọng bởi những nạn nhân này trước khi bị tai nạn cũng di chuyển được như những người khác, và lúc đó họ không có kỹ năng của người bị liệt để thích nghi với hoàn cảnh. Khi dần dần họ có được những kỹ năng này và khám phá ra rằng họ không đến nỗi tàn phế như đã từng nghĩ. Hơn thế nữa, họ có thể bắt đầu chú ý đến những thứ mà họ làm được. Những việc này, tuy dễ dàng với người bình thường, nhưng lại là kỳ công đối với người khuyết tật mà họ chưa từng nghĩ đến trước khi bị tai nạn.

25 năm trước, nhà kinh tế học Tibor Scitovsky đã nghiên cứu một số kết quả của tính thích nghi trong cuốn sách Nền kinh tế bất hạnh của ông. Scitovsky nói rằng, con người ai cũng muốn trải nghiệm hứng thú. Khi họ mua một thứ gì đó thì tức là họ sẽ có được một hứng thú nào đó, miễn thứ họ mua là mới lạ. Nhưng khi con người đã thích nghi, cũng là lúc sự mới lạ đã giảm dần, thì hứng thú lại bị thay thế bởi cảm giác trung lập. Thật tuyệt khi bạn lái chiếc xe mới trong vài tuần đầu, nhưng sau đó thì việc lái chiếc xe chỉ còn cho cảm giác bình thường. Dĩ nhiên là lái xe mới phải tốt hơn hẳn xe cũ, nhưng không còn là một điều gì đó quá hào hứng đối với chủ nhân nữa. Cảm giác dễ chịu bình thường cũng tốt, nhưng người ta lại thíc được hứng thú kia. Và dễ chịu thì là không phải là hứng thú.

Kết quả của việc cảm giác hứng thú chuyển thành cảm giác bình thường là một sự thất vọng. Sự thất vọng này sẽ càng trầm trọng nếu hàng hóa chúng ta mua là những thứ phải xài lâu, như xe hơi, nhà cửa, dàn âm thanh, trang phục dành cho những dịp đặc biệt, trang sức và máy tính. Khi cảm giác hứng thú ngắn ngủi trôi qua, người ta vẫn còn những thứ này quanh mình, chúng như là những vật luôn nhắc nhở ta rằng mua sắm không phải lúc nào cũng mang lại hứng thú, và rằng thực tế không phải lúc nào cũng được như mong đợi. Khi một xã hội càng trở nên giàu có, thì con người sẽ ngày càng mua đồ bền và đắt do sự thất vọng của họ gia tăng. Nếu họ mua đồ mới mà độ bền và đắt cũng giống những món trước đây thì điều này không tạo được cho họ hứng thú.

Khi phải đối mặt với sự thất vọng không thể tránh khỏi này thì con người phải làm gì? Một số người đơn giản chỉ cần từ bỏ cuộc đua và dừng việc tìm vui thú từ những thứ họ có. Nhưng số đông còn lại thì lại có khuynh hướng theo đuổi sự mới lạ, tìm ra những món đồ và trải nghiệm mới có khả năng làm họ hứng thú. Những thứ mới lạ sẽ làm con người hứng thú ở mức độ cao bởi chúng chưa từng xảy ra hoặc lặp đi lặp lại trước đó.

Rốt cuộc thì những thứ mới cũng sẽ không còn hấp dẫn, nhưng con người vẫn bị cuốn vào một cuộc đua, một quá trình mà các nhà tâm lý học như Philip Brickman và Donald Campell gọi là chạy theo hứng thú. Cho dù bạn có chạy nhanh thế nào thì bạn cũng chả đi tới đâu cả. Và do tính thích nghi, cho dù lựa chọn của bạn có tốt đến đâu, kết quả có gây hứng thú đến đâu thì cuối cùng bạn cũng trở lại nơi mình xuất phát sau khi đã trải nghiệm thứ mới lạ đó.

Thậm chí còn có một điều có thể nghiêm trọng hơn chạy theo hứng thú, đó là điều mà Daniel Kahnman gọi là chạy theo thỏa mãn. Khi bạn thích nghi với một đồ vật hoặc trải nghiệm nào đó, thì bạn cũng thích nghi với một mức độ thỏa mãn nào

đó. Nói cách khác, giả sử bạn đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực và đầu óc sáng tạo khi quyết định một việc gì đó, bạn cố gắng giữ cho nhiệt kế hứng khởi của mình ở 20 độ để luôn cảm thấy lúc nào cuộc sống cũng tốt. Nhưng liệu 20 độ đã đủ chưa? Ban đầu có thể là đủ nhưng một khi bạn đã thích nghi với mức độ hạnh phúc này rồi thì bạn sẽ không còn cảm thấy 20 độ là đủ nữa. Bấy giờ bạn sẽ cố gắng đạt cho được những thứ có thể mang lại cho bạn hứng thứ ở mức 30 độ. Vì vậy cho dù bạn đã khống chế và vượt qua được tính thích nghi đối với những món đồ và trải nghiệm mới, thì bạn vẫn còn phải cố gắng để khống chế những cảm giác chủ quan đối với những thứ này. Đó thực sự là một việc nan giải.

Dự đoán sai mức độ hài lòng

Thích nghi với những trải nghiệm tích cực cũng khá khó khăn dù chúng ta đã biết được nó sẽ đến và tự chuẩn bị cho điều đó. Nhưng cũng thật kỳ lạ, nghiên cứu cho biết chúng ta vẫn có khuynh hướng ngạc nhiên khi sự thích nghi đến (dù đã biết trước). Nói chung, con người thường rất kém trong việc dự đoán cảm giác của họ đối với những trải nghiệm khác nhau. Cho nên nếu những người trúng số biết trước họ sẽ trúng số và việc trúng số đó không cải thiện hạnh phúc của họ được bao nhiêu thì họ có thể sẽ không mua vé nữa.

Nhiều nghiên cứu để đánh giá độ chính xác của những dự đoán của con người về cảm giác của họ trong tương lai có dạng như thế này: Một nhóm được yêu cầu tưởng tượng ra một sự kiện nào đó xấu hoặc tốt và được hỏi về sự kiện đó sẽ làm họ cảm thấy thế nào. Nhóm thứ hai gồm những người đã thực sự trải qua sự kiện đó, họ được hỏi sự kiện đó đã thực sự làm họ cảm thấy thế nào. Sau đó thì dự đoán của nhóm thứ nhất sẽ được so sánh với trải nghiệm thật của nhóm hai.

Trong một nghiên cứu thuộc loại này, sinh viên đại học ở Midwest đã được hỏi họ sẽ cảm thấy thế nào nếu sống ở California. Những sinh viên này cho rằng sinh viên sống ở California thì hạnh phúc hơn, vì khí hậu ở đó dễ chịu hơn và sẽ hài lòng với cuộc sốn hơn so với sinh viên vùng Midwest. Những dự đoán này đã đúng ở vế thứ nhất nhưng không đúng ở vế thứ hai. Sinh viên ở Calo đúng là rất thích khí hậu ở đó nhưng họ không hạnh phúc hơn sinh viên ở Midwest. Có thể điều làm cho sinh viên Midwest nghĩ sai đó là do họ chủ chú tâm vào khía cạnh khí hậu ở Cali. Khí hậu luôn nắng ấm ở Cali không có nghĩa sinh viên ở đó ít gặp vấn đề hơn, như lớp học chán, làm việc quá nhiều, không đủ tiền chi tiêu, bất đồng với bạn bè và gia đình, thất vọng chuyện yêu đương, và những vấn đề khác. Thực sự nế gặp vấn đề ở một nơi có thời tiết ấm áp thì vẫn dễ chịu hơn là ở nói có thời tiết lạnh cóng hay

tuyết rơi, nhưng điề này không đủ để tạo nên khác biệt lớn trong các bạn nhìn cuộc sống.

Trong một nghiên cứu khác, người tham gia dự đoán cảm giác hạnh phúc của họ sẽ như thế nào trong một thập kỷ tới khi có những thay đổi về môi trường và con người. Họ được hỏi về những thay đổi của ô nhiễm không khí, phá rừng, số lượng gia tăng các quán cà phê và kênh truyền hình, nguy cơ chiến tranh hạt nhân giảm, nguy cơ lây nhiễm AIDS và các bệnh mãn tính tăng, thay đổi về thu nhập và trọng lượng cơ thể tăng. Những người khác thì không được yêu cầu dự đoán họ sẽ cảm thấy thế nào, mà được hỏi về cảm giác của họ đối với cuộc sống ở thập kỷ đã qua khi những thay đổi này đến (ở mức độ áp dụng cho từng trường hợp cá nhân). Kết quả cũng rõ ràng: những người dự đoán về cảm giác của mình về những thay đổi giả định dù tốt hay xấu, thì đều nghĩ rằng những thay đổi này sẽ có tác động lớn hơn đối với họ so với những người hồi tưởng lại dựa trên những trải nghiệm đã qua.

Cũng trong một nghiên cứu khác, các trợ giảng trẻ đã được yêu cầu đoán cảm giác của họ nếu được bổ nhiệm hoặc từ chối nhận làm giảng viên chính thức. Họ được yêu cầu dự đoán cảm giác của họ ngay sau khi được nhận quyết định, và cảm giác của họ trong năm và mười năm sau. Những người tham gia nghiên cứu đã phần nào ý thức được hiệu ứng của tính thích nghi, và vì thế, họ đoán mình sẽ cực kỳ hạnh phúc hoặc buồn khi nhận được quyết định, nhưng niềm vui hay nỗi buồn đó sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, họ đã đoán sai. Dự đoán của những trợ giảng này đã được so sánh với cảm giác của những người đã thực sự trải qua khi nhận được quyết định vui hoặc buồn, cho dù mới nhận gần đây hay đã năm hoặc mười năm trước. Thật đáng ngạc nhiên, không có sự khác biệt nào về cảm giác hạnh phúc của những người được nhận chính thức hoặc những người đã không được nhận ở những thời điểm khác nhau. Cho dù trong tâm trí những người dự đoán đã có sẵn tính thích nghi, nhưng họ dù sao cũng đã phóng đại về cảm giác hạnh phúc hay thất vọng của mình khi thời gian trôi qua.

Phải thừa nhận rằng việc không khớp nhau giữa dự đoán và cảm giác thực tế xảy ra nhiều hơn so với việc không đoán được tính thích nghi. Chúng ta rất giỏi chữa bệnh tâm lý của mình và tìm ra niềm hy vọng hay an ủi khi mọi việc không suôn sẻ. “Đồng nghiệp của tôi thật đáng chán”. “Các sinh viên này đều thua cuộc cả”. “Công việc này chán chết đi được; tôi phải làm việc suốt và không được tận hưởng cuộc sống”. “Nó đã giải phóng cho tôi, tôi đã trở thành một nhà tư vấn và làm việc đàng hoàng để được mức lương gấp đôi”. Nhưng việc không dự đoán được tính thích nghi chắc chắn là một phần của sự không khớp nhau này.

Mọi người cũng cường điệu về sự sụp đổ của họ khi nhận tin xấu về sức khỏe như xét nghiệm HIV dương tính. Và họ cũng đánh giá thấp khả năng thích nghi của mình khi bị bệnh nặng. Các bệnh nhân lớn tuổi, khi mắc phải những căn bệnh thông thường của tuổi già làm họ giảm sút sức khỏe, thường tự đánh giá chất lượng cuộc sống của mình tích cực hơn so với nhửng bác sỹ điều trị cho họ.

Thật dễ thấy được những kết quả như thế này chứng tỏ một sự thật rằng, chúng ta thích nghi được với hầu hết mọi thứ, nhưng lại bỏ qua hoặc đánh giá thấp khả năng thích nghi của mình nếu khi có chuyện. Khi bạn tưởng tượng mỗi năm bạn có thêm được 25.000 đô, thì bạn dễ cảm thấy như bạn vừa được tăng lương. Nhầm lẫn ở đây là ở chỗ bạn có thể cho rằng cảm giác mình có trong hiện tại sẽ mãi mãi luôn như thế.

Hầu hết mọi quyết định chúng ta đưa ra đều đã tính đến dự đoán về cảm giác của chúng ta trong tương lai. Khi kết hôn, người ta thường dự đoán mình sẽ cảm thấy như thế nào về người bạn đời. Khi có con, họ sẽ dự đoán về những cảm giác khi phải chịu đựng cuộc sống gia đình. Khi bắt tay theo học một chương trình đại học hoặc đào tạo chuyên môn, họ sẽ dự đoán mình sẽ cảm thấy như thế nào về ngôi trường và mình sẽ cảm thấy như thế nào về công việc. Khi họ chuyển từ thành phố về nông thôn sống, họ sẽ dự đoán mình sẽ thấy như thế nào khi phải cắt cỏ và phải gắn liền với xe hơi (do đi lại xa). Và khi mua xe hơi, dàn âm thanh hay bất cứ cái gì khác, họ sẽ dự đoán mình sẽ cảm thấy thế nào khi được làm chủ đồ vật đó nhiều tháng và nhiều năm sau đó.

Nếu một người thường xuyên dự đoán sai cảm giác của mình ở tương lai, thì có thể họ sẽ ra nhiều quyết định làm họ thấy nuối tiếc, dù cho quyết định đó có cho kết quả tối đi chăng nữa.

Tính thích nghi và vấn đề chọn lựa

Việc chúng ta có quá nhiều lựa chọn càng làm trầm trọng hơn hiệu ứng của tính thích nghi, bởi điều đó làm chúng ta phải trả giá nhiều hơn về thời gian và nỗ lựa mới đi đến quyết định. Thời gian, nỗ lực, những lựa chọn khác, cảm giác nuối tiếc và những điều tương tự chính là những cái giá cố định mà chúng ta phải xem xét trước khi quyết định. Những cái giá như thế sau đó sẽ được “trả dần” khi quyết định đã được đưa ra. Nếu quyết định đó mang lại cho chúng ta sự thỏa mãn trong một thời gian dài thì cái giá chúng ta phải trả cho quyết định đó càng trở nên nhỏ bé. Nhưng nếu quyết định đó chỉ cho chúng ta thỏa mãn trong một thời gian ngắn, thì giá phải trả về những điều nêu trên bỗn trở nên to lớn. Bỏ ra 4 tháng để quyết định mua một dàn âm thanh thì cũng không là nhiều nếu như sau đó 15 năm bạn vẫn còn

thích nó. Nhưng nếu chỉ 6 tháng mà bạn đã trở nên thích nghi và không còn thấy nó thú vị, thì bạn sẽ tự cảm thấy mình ngốc khi bỏ ra chừng đó nỗ lực và thời gian. Dàn âm thanh đó không đáng như vậy.

Vì vậy, chúng ta càng có nhiều tùy chọn thì chúng ta càng phải bỏ ra nhiều nỗ lực để quyết định chọn cái nào. Và càng bỏ ra nhiều nỗ lực thì chúng ta càng kỳ vọng nhiều hơn về những lợi ích mà quyết định đó mang lại. Tính thích nghi làm giảm đáng kể thời gian kéo dài của những lợi ích trên và đặt chúng ta vào một trạng thái tâm lý khiến ta cảm thấy kết quả đạt được không xứng với nỗ lực của mình. Chúng ta càng đầu tư nhiều vào một quyết định thì chúng ta càng kỳ vọng vào những điều sẽ đạt được từ quyết định đó. Và tính thích nghi làm cho chúng ta cảm thấy khốn khổ, nếu kết quả từ quyết định của chúng ta hóa ra là một sự đầu tư không hiệu quả.

Dĩ nhiên tính thích nghi sẽ để lại những hậu quả sâu sắc đối với những người ban đầu đã kỳ vọng nhiều hơn là đối với những người chỉ đặt mục tiêu vừa phải. Những cơ hội mở rộng thực sự làm cho những người cầu toàn tốn nhiều thời gian và nỗ lực. Cũng chính những người cầu toàn là những người đầu tư nhiều nhất cho mỗi quyết định của họ, và cũng là người suy nghĩ nhiều về sự thỏa hiệp nhất, tức suy nghĩ mình có chấp nhận một điều gì đó mình chưa thấy thỏa mãn hay không. Và vì thế những người kỳ vọng nhiều nhất cũng là những người chịu thất vọng nhiều nhất khi họ thấy niềm hứng khởi từ kết quả của những quyết định của họ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.

Hạnh phúc không phải là tất cả. Hứng thú mang tính chủ quan không phải là lý do duy nhất giúp chúng ta tồn tại. Những quyết định tốn nhiều công sức, nghiên cứu và sự thận trọng có thể tạo ra được kết quả, về mặt khách quan, tốt hơn so với kết quả của những quyết định tức thời. Một thế giới có nhiều sự chọn lựa thường tạo ra nhiều sự lựa chọn, về mặt khách quan, tốt hơn so với một thế giới chỉ có ít sự chọn lựa. Nhưng đồng thời thì hạnh phúc cũng không phải là không có ý nghĩa gì, và trải nghiệm mang tính chủ quan không phải là điều vặt vãnh. Nếu tính thích nghi tạo cho con người một trải nghiệm chủ quan về những lựa chọn của họ, mà những lựa chọn này họ thấy không xứng với những nỗ lựa đã bỏ ra, thì con người sẽ bắt đầu thấy rằng chọn lựa nhiều không phải là cứu cánh mà là một gánh nặng.

Nên làm thế nào?

Nếu bạn sống trong một thế giới mà bạn phải chịu nhiều đau khổ hơn hạnh phúc thì tính thích nghi đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Khả năng thích nghi là thứ duy nhất có thể cho bạn sức mạnh và lòng dũng cảm để vượt qua. Nhưng nếu bạn sống trong một thế giới mà niềm vui nhiều hơn bất hạnh, thì khả năng thích nghi lại

làm cho bạn không hưởng thụ được sự tốt phước của mình. Hầu hết người Mỹ hiện đại đều được sống trong một thế giới sung túc. Khi chúng ta không nỗ lực để có được điều mình mong muốn thì chúng ta cũng không thể kiểm soát cuộc sống của mình, kiểm soát được sự dư thừa vật chất và kiểm soát được sự tự do được chọn lựa trong một thế giới như thế. Mặc dù tính thích nghi không làm giảm đi những tiến bộ khách quan trong cuộc sốn mà sự tự do và dư thừa như trên mang lại, nhưng nó làm giảm đi sự thỏa mãn mà chúng ta có được từ những tiến bộ ấy.

Nếu chúng ta có thể tìm ra cách để loại bỏ tính thích nghi thì chúng ta có thể tiến một bước dài trong việc cải thiện hạnh phúc cuộc sống. Nhưng tính thích nghi lại là một đặc tính phản hồi phổ biến và quan trọng của con người đối với các sự kiện xảy ra – nó được kiểm soát bằng vi mạch điện tử của hệ thần kinh con người – nên hầu như chúng ta không làm được gì để giảm bớt sự hiện diện của nó một cách trực tiếp.

Tuy nhiên, nếu ý thức được tính thích nghi thì chúng ta có thể dự đoán hiệu ứng của nó, và sẽ ít cảm thấy thất vọng hơn khi nó đến. Có nghĩa là khi sắp ra một quyết định nào đó, chúng ta nên đoán trước cảm giác của mình về quyết định đó không chỉ trong ngày mai mà còn sau này. Trước khi đưa ra quyết định, nếu chúng ta tính đến tính thích nghi, thì chúng ta sẽ thấy cảm giác về lựa chọn của mình lúc đầu và sau này chỉ có khác biệt nhỏ. Tính đến tính thích nghi còn có thể giúp chúng ta hài lòng với lựa chọn của mình dù chúng chỉ vừa phải chứ không hẳn là “tốt nhất”. Điều này, ngược lại, cũng sẽ làm giảm thời gian và nỗ lực của chúng ta khi chọn lựa. Cuối cùng, chúng ta có thể tự nhắc mình hãy biết ơn những gì đang có. Điều nay nghe có vẻ nhàm bởi chúng ta được nghe từ cha mẹ cho đến linh mục nhắc nhở và chúng ta phớt lờ. Nhưng những người hay biểu lộ sự biết ơn thường là những người khỏe mạnh về thể chất và lạc quan về tương lai hơn những người không như vậy. Người được nhận nhiều sự biết ơn từ người khác thì cũng sáng suốt, nhiệt tình hơn so với những người không được nhận. Và họ cũng có khả năng đạt được mục tiêu cao hơn.

Không giống với tính thích nghi, cảm giác về lòng biết ơn là thứ mà chúng ta có thể tác động trực tiếp. Tập luyện sẽ giúp việc nhận và biểu lộ lòng biết ơn dễ dàng hơn. Nếu chúng ta chú tâm vào những ưu điểm của cuộc sống hiện nay so với trước đây, thì sự thất vọng mà tính thích nghi mang lại có thể giảm đi rất nhiều.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.