Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn - Tại Sao Nhiều Hơn Lại Ít Hơn
PHẦN III. TẠI SAO CHÚNG TA ĐAU KHỔ – CHƯƠNG 5. LỰA CHỌN VÀ HẠNH PHÚC
Tự do và tự chủ là những nhân tố quyết định cho một cuộc sống tốt đẹp và quyền được lựa chọn lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho sự tự do và tự chủ. Tuy nhiên, dù người Mỹ hiện đại có nhiều lựa chọn hơn bất kỳ nhóm người nào từng có họ lại không đạt được một cuộc sống tốt hơn về mặt tâm lý.
Vậy cuối cùng lựa chọn là gì đối với chúng ta:
Sự lựa chọn một giá trị mang tính công cụ rõ ràng và quyết định: nó cho phép con người thỏa mãn những gì mình cần và muốn trong cuộc sống. Mặc dù rất nhiều nhu cầu của con người mang tính phổ quát (thức ăn, nơi trú ngụ, sức khỏe, giáo dục v.v), phần lớn những gì chúng ta cần để phát triển toàn diện và đầy đủ lại mang đậm dấu ấn cá nhân. Tôi cần phải ăn nhưng không cần ăn spaghetti, tôi cần một nơi ở nhưng không nhất thiết phải là một biệt thự có phòng chiếu phim, hồ Jacuzzi và một garage khổng lồ.
Lựa chọn là những gì giúp mỗi người theo đuổi một cách chính xác những mục tiêu và hoạt động cần thiết để cảm thấy thỏa mãn nhất trong điều kiện tài chính và khả năng của mình. Bạn có thể ăn chay còn tôi ăn mặn, bạn thích nghe nhạc hip- hop nhưng tôi lại thích rock metal hơn. Mỗi khi sự lựa chọn bị hạn chế bằng cách nào đó, luôn có một người bị tước mất cơ hội theo đuổi những gì mang giá trị đối với cá nhân người đó. Hơn 2 thế kỷ trước, Adam Smith đã quan sát được quyền tự do lựa chọn của mỗi cá nhân sẽ bảo đảm sự sản xuất và phân phối hàng hóa hiệu quả nhất cho xã hội. Một thị trường giàu tính cạnh tranh không bị chính quyền cản trở và có những doanh nghiệp luôn xác định được nhu cầu của khách hàng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả. Linh hoạt, thận trọng và được giải phóng khỏi luật lệ và kiềm chế, các nhà sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ sẽ mang đến cho khách hàng chính xác những gì họ cần.
Cũng quan trọng không kém giá trị công cụ, lựa chọn phản ánh một giá trị khác còn quan trọng hơn. Quyền tự do chọn lựa chứa một thứ được gọi là giá trị thể hiện. Lựa chọn là cách chúng ta cho thế giới biết mình là ai và mình quan tâm tới điều gì. Hãy lấy trang phục làm ví dụ, cách ăn mặc của chúng ta luôn hàm chứa một thông điệp về chính con người như “Tôi là một người nghiêm túc” hay “Tôi rất nhạy
cảm” hoặc thậm chí là “Tôi mặc những gì mình muốn và tôi không quan tâm người khác nghĩ gì”. Để thể hiện thành công bản thân bạn cần có những lựa chọn chính xác và đầy đủ. Tất cả những mặt khác của đời sống cũng vậy: thức ăn, nhà cửa, xe cộ, sở thích v.v – mỗi sự lựa chọn đều có chức năng thể hiện bất kể tầm quan trọng thiết thực của nó ra sao. Thậm chí có những lựa chọn chỉ có giá trị thể hiện mà thôi Bầu cử chính là ví dụ xác đáng nhất. Nhiều cử tri hiểu rằng một lá phiếu hầu như không có một giá trị công cụ nào vì nó không thể tạo ra sự khác biệt lớn lao trong kết quả. Nhưng người ta vẫn lấy đi bầu đấy thôi có lẽ vì ít nhất phần nào cũng cho người khác biết họ là ai. Cử tri thực hiện quyền công dân một cách nghiêm túc, hoàn thành bổn phận của mình và không hề xem nhẹ quyền tự do chính trị. Một minh họa thú vị cho giá trị thể hiện của việc bầu cử là câu chuyện về 2 nhà khoa học chính trị người Mỹ có mặt tại Châu Âu đúng vào ngày bầu cử. Họ đã cùng nhau lái xe mấy tiếng đồng hồ để nhận lá phiếu cho cử tri vắng mặt, dù biết rằng họ ủng hộ hai đối thủ đang cạnh tranh và phiếu của người này có thể đánh bại phiếu của người kia.
Mỗi lựa chọn là một minh chứng cho sự tự chủ của chúng ta. Hầu như mọi triết gia xã hội, đạo đức hay chính trị trong truyền thống Tây phương từ Planton trở đi đều rất xem trọng vai trò của quyền tự chủ. Như vậy mỗi sự mở rộng những sự lựa chọn lại cho con ngời một cơ hội mới để khẳng định sự tự chủ của mình và từ đó thể hiện bản ngã của mình.
Tuy nhiên lựa chọn chỉ thể hiện được giá trị thể hiện của nó với điều kiện chúng ta có thể hoàn toàn tự do đưa ra quyết định của mình. Ví dụ hãy xem lời nguyện hôn phối vẫn thường đọc trong nhà thờ: “… Cho đến khi cái chết chia lìa chúng ta”. Nếu bạn không có cách nào thoát khỏi một cuộc hôn nhân thì lời cam kết trên không phải là một tuyên bố về bản thân bạn. Nếu ly hôn là hợp pháp nhưng sự cấm cản của phong tục hay tôn giáo lại quá lớn đến nỗi ai ly hôn đều trở thành người bị ruồng bỏ, thì một lần nữa sự cam kết trong lễ kết hôn của bạn chỉ nói về xã hội bạn đang sống nhiều hơn về chính con người bạn. Ngược lại nếu xã hội thoáng hơn về chuyện ly hôn thì việc tự hào đọc lời thề hôn phối lại là sự phản ánh của chính bạn.
Giá trị của quyền tự chủ được xây dựng trên hệ thống pháp luật và đạo đức của chúng ta. Sự tự chủ cho phép con người tự chịu trách nhiệm pháp lý hay đạo đức về hành động của chính mình. Đó chính là lý do chúng ta thường ca ngợi một cá nhân nào đó vì thành tự của anh ta, nhưng đồng thời cũng chê trách vì những sai lầm anh ta phạm phải. Người ta sẽ không còn nhận ra sự tồn tại của bạn một khi bạn từ bỏ sự tự chủ của mình.
Nhưng vượt qua cả những ảnh hưởng về chính trị, đạo đức và xã hội của quyền tự chủ giờ đây chúng nhận thức rằng nó còn có một tác động sâu sắc lên sự vui sống về mặt tâm lý của con người. Trong những năm 60, nhà tâm lý học Martin Seligman và các đồng sự đã tiến hành một thí nghiệm lý thú: 3 nhóm động vật được dạy cách nhảy khỏi một cái hộp để tránh bị điện giật. Nhóm thứ nhất không hề được chuẩn bị gì trước khi bước vào thí nghiệm, nhóm thứ hai từng trải qua một thí nghiệm tránh điện giật khác nhưng trong hoàn cảnh khác và cách trốn khác. Seligman đã dự đoán và khám phá rằng nhóm thứ hai học cách nhảy tránh nhanh hơn nhóm đầu và ông suy luận rằng bằng cách nào đó kinh nghiệm thu được từ lần thí nghiệm trước đã được truyền cho lần này. Nhóm thí nghiệm cuối cùng cũng từng bị cho điện giật, nhưng lại không được cung cấp giải pháp để thoát và điều đáng chú ý là thí nghiệm chính nhóm này không hề tìm ra được cách trốn thoát luồng điện. Sự thật là những con thú của nhóm 3 không có cơ hội để tìm ra giải pháp vì chúng không cố gắng trốn thoát. Những con vật tội nghiệp trở nên hết sức thụ động nằm yên một chỗ chịu đựng luồng điện cho đến khi các nhà thí nghiệm khi quá tội nghiệp và dừng cuộc thử nghiệm lại. Selegman và các đồng sự rút ra kết luận rằng nhóm thú thứ 3 đã rút ra kinh nghiệm rằng chúng không có cách nào trốn thoát được dòng điện và mọi cố gắng sẽ là vô ích. Cũng như nhóm thứ hai chúng đã sử dụng bài học đã học từ lần trước nhưng đây lại là một bài học về sự bất lực. Khám phá của Seligman về sự bất lực được lĩnh hội có một ảnh hưởng mang tính quyết định đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong tâm lý học. Hàng trăm nghiên cứu đã chứng minh chúng ta có thể “học” được rằng mình không có quyền kiểm soát gì cả và hoàn toàn bất lực và hậu quả của bài học này cực kỳ kinh khủng. Sự bất lực “học” được này sẽ giết chết động lực của con người và ảnh hưởng tới khả năng phát hiện rằng mình vẫn có thể kiểm soát trong những tình huống mới. Thậm chí nó có thể đè nén hệ miễn dịch của cơ thể và làm cho chúng ta trở thành “mồi ngon” cho đủ thứ bệnh tật. Dưới những điều kiện thích hợp bài học bất lực còn có thể gây ra chứng trầm cảm rất nghiêm trọng. Vậy có thể nói không ngoa rằng nhạn thức cơ bản nhất về một cuộc sống tốt của con người phụ thuộc gần như hoàn toàn vào khả năng kiểm soát bản thân và môi trường xung quanh cũng như vào việc nhận thức rằng chúng ta có khả năng đó.
Bây giờ hãy suy nghĩ về mối quan hệ giữa sự bất lực và lựa chọn. Nếu trong một tình huống cụ thế nào đó chúng ta có quyền lựa chọn nhiều khả năng khác nhau, thì chúng ta sẽ có thể kiểm soát được tình huống đó và bảo vệ bản thân khỏi sự bất lực. Vậy ngoài giá trị công cụ và giá trị thể hiện, lựa chọn còn cho phép con người tham dự và thế giới một cách chủ động và hiệu quả với rất nhiều lợi ích về tâm lý.
Thoạt nhìn thì có vẻ như việc mở rộng các cơ hội lựa chọn nên được tiến hành bất cứ khi nào có thể và vì xã hội Mỹ đã thực hiện điều đó rồi nên hầu như sẽ không còn tình trạng cảm thấy bất lực nữa. Tuy nhiên trong 2 năm 1966 và 1986, nhà khảo sát Louis Harris đã hỏi những người được thăm dò rằng họ có đồng ý với những ý kiến đại loại như “Tôi cảm thấy bị đặt ra ngoài lề” hay “Tôi nghĩ gì không còn quan trọng nữa”. Năm 1966 chỉ có 9% người được hỏi cảm thấy bị gạt ra ngoài lề trong khi con số này vào năm 1986 là 37%. Tương tự có 36% đồng ý rằng ý kiến của họ không còn giá trị gì và tới 60% trả lời “Đúng vậy”. Có 2 cách giải thích cho nghịch lý này. Thứ nhất khi sự lựa chọn và kiểm soát ngày càng phát triển cả bề sâu lẫn bề rộng, kỳ vọng về các lựa chọn và sự kiểm soát cũng sẽ tăng theo. Khát khao và hy vọng về sự kiểm soát nhanh chóng vượt lên khả năng thật sự dù nó có được giải phóng bao nhiêu đi nữa. Câu trả lời thứ 2 khá đơn giản: nhiều lựa chọn không đồng nghĩa với việc quyền kiểm soát sẽ tăng theo. Thậm chí có quá nhiều cơ hội đến nỗi chúng ta bị “choáng” và thay vì cảm thấy làm chủ được tình thế chúng ta lại không biết phải xử lý thế nào. Có được cơ hội chọn lựa không hẳn là một điều tốt lành nếu chúng ta không có đủ tiền đề và điều kiện cần thiết để có một lựa chọn khôn ngoan. Bạn còn nhớ thí nghiệm về câu hỏi liệu bạn có muốn tự chọn cách chữa trị khi phát hiện bị ung thư vú không? Đa số đều trả lời có nhưng khi câu hỏi này được áp dụng với những bệnh nhân ung thư thật sự thì một số lượng lớn bất ngờ đều lắc đầu. Những gì có vẻ hấp dẫn khi dự tính và tiên đoán không phải lúc nào cũng tốt đẹp trong thực tại. Khi đưa ra một quyết định liên quan đến chuyện sinh tử, việc phải lựa chọn trở thành một gánh nặng không thể chịu đựng được. Để tránh những gánh nặng như vậy chúng ta phải học cách lựa chọn một cách cẩn thận. Tự mỗi cá nhân phải quyết định khi nào là thời điểm thích hợp cho một lựa chọn nào đó và tập trung toàn bộ năng lượng vào lựa chọn đó dù điều này có nghĩa là phải để những khả năng khác trôi qua. Lựa chọn thời điểm để đưa ra chọn lựa có lẽ chính là quyết định quan trọng nhất của chúng ta.
Đánh giá mức độ hạnh phúc
Trong suốt nhiều thập kỉ qua, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã cố gắng đưa ra những tiêu chuẩn để đánh giá hạnh phúc, một phần nhằm xác định rõ những nguyên nhân khiến con người cảm thấy hạnh phúc, một phần nhằm xác định rõ những nguyên nhân khiến con người cảm thấy hạnh phúc, một phần nhằm đo lường mức độ phát triển của xã hội. Tiêu biểu, các nghiên cứu về mức độ hạnh phúc của con người sử dụng hình thức bản câu hỏi, và các tiêu chuẩn để đánh giá “hạnh phúc”
– hay thường được gọi là “hạnh phúc cá nhân” – xuất phát từ những câu trả lời trong bản câu hỏi. Dưới đây là ví dụ cụ thể:
MỨC ĐỘ THỎA MÃN VỚI CUỘC SỐNG
- Trong hầu hết mọi phương diện, cuộc sống của tôi gần như hoàn toàn lý tưởng.
- Điều kiện sống của tôi là tuyệt hảo.
- Tôi hài lòng với cuộc sống của mình.
- Cho tới bây giờ tôi đã đạt được những thứ quan trọng mà tôi muốn có trong đời.
- Nếu được sống lại một lần nữa tôi sẽ không mong thay đổi điều gì cả.
(Theo nghiên cứu của tổ chức Lawrence Erlbaum)
Đây là bản đánh giá “Mức độ thỏa mãn với cuộc sống”. Những người được hỏi sẽ đưa ra số điểm riêng của mình cho mỗi câu phát biểu ý kiến dựa trên thang điểm từ 1 – 7, và tổng điểm cuối cùng sẽ là tiêu chuẩn, là thước đo hạnh phúc cá nhân.
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã kết hợp những câu trả lời theo dạng khảo sát này với nhiều phương pháp đánh giá hạnh phúc khác. Những người tham gia nghiên cứu sẽ đi vòng vòng cùng một chiếc máy tính cầm tay, và lâu lâu một lần máy sẽ phát ra tiếng bíp. Đáp lại tín hiệu bíp, họ phải trả lời các câu hỏi hiển thị trên màn hình máy tính. Lợi ích của phương pháp này – còn được gọi là “phương pháp lấy mẫu thực nghiệm” – là thay vì dựa vào khảo sát một cách chính xác cảm xúc của họ trong khoảng thời gian nhiều tháng, họ sẽ phải nêu ra cảm xúc của mình ngay chính tại thời điểm được hỏi. Các câu trả lời này sẽ được tổng hợp lại trong quá trình nghiên cứu; và quá trình này có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, hoặc thậm chí nhiều tháng. Kết quả thu được từ phương pháp trên cho thấy mối quan hệ khá tương thích giữa các câu trả lời ngay tại thời điểm người tham gia được hỏi và các câu trả lời của họ ở dạng khảo sát như trong khảo sát “Mức độ thỏa mãn với cuộc sống”. Vì vậy, chúng ta có cơ sở để tin rằng những nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát thực sự cho ta câu trả lời: con người hạnh phúc như thế nào trong cuộc sống.
Và các cuộc khảo sát này cho thấy một điều ai cũng biết , đó là người giàu cảm thấy hạnh phúc hơn người nghèo. Rõ ràng: tiền rất quan trọng. Tuy nhiên những nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng đồng tiền không thực sự có năng lực quyết định mọi thứ như bạn nghĩ. Khi mức thu nhập tính theo đầu người của xã hội vượt ngưỡng đói nghèo và đảm bảo được cuộc sống, thì dù tài sản quốc gia đó có tăng theo bao nhiêu cũng hầu như khó có thể tác động đến hạnh phúc con người. Ví dụ, nếu bạn muốn biết có bao nhiêu người hạnh phúc ở một nước đang phát triển như Ba Lan cũng như tại quốc gia giàu có Nhật Bản, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra số lượng của hai nước là như nhau, mặc dù thu nhập bình quân của một người Nhật hơn người Ba Lan đến những 10 lần. Và người Ba Lan cảm thấy hạnh phúc hơn người Hungary (và người Iceland lại hạnh phúc nhiều hơn người Mỹ) tuy mức sống của hai nước được đem ra so sánh là như nhau.
Nếu thay cho việc đánh giá mức độ hạnh phúc giữa các nước trong một thời điểm nhất định bằng việc đi sâu vào nghiên cứu cảm xúc của mỗi người dân trong cùng một quốc gia vào nhiều thời điểm khác nhau, thi chúng ta sẽ thấy được kết quả tương tự. Thu nhập tính theo đầu người ở Mỹ (đã được điều chỉnh bởi lạm phát) đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 40 năm qua. Số hộ gia đình có máy rửa chén tăng từ 9
– 50%. Số hộ gia đình có máy sấy quần áo là 20 – 70%. Số hộ gia đình có máy điều hòa nhiệt độ từ 15 – 73%. Phải chăng khi đã có đầy đủ mọi tiện nghi vật chất chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn? Câu trả lời là không. Thậm chí, trong hơn 40 năm qua thu nhập đầu người đã tăng lên nhanh chóng bởi năm nhân tối, đặc biệt là ở Nhật; vậy mà mức độ hạnh phúc của con người vẫn không đạt được sự gia tăng đáng kể nào.
Nhưng nếu tiền không đem lại hạnh phúc cho con người, thì điều gì sẽ làm được? Dường như các mối quan hệ xã hội thân thiết mới chính là nhân tố quan trọng nhất mang đến hạnh phúc. Những ai đã kết hôn, có bạn bè tốt và gần gũi với gia đình sẽ thấy hạnh phúc hơn người khác, và những tín đồ của một tôn giáo nhất định cũng hạnh phúc lạc quan hơn những người ngoại đạo. Có vẻ như mối liên kết giữa con người có ý nghĩa quyết định đến hạnh phúc của chính họ chứ không phải là sự giàu sang. Đã đến lúc gióng lên hồi chuông cảnh báo. Một điều chắc chắn rằng việc thiết lập các mối quan hệ xã hội tác động đến đời sống tình cảm con người. Tuy nhiên, đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả vẫn còn cần được làm rõ. Người luôn mang tâm trạng buồn khổ khó thể nào so sánh với hạnh phúc của một người có một gia đình yên ấm, một cuộc hôn nhân bền vững, và nhiều bạn bè. Hạnh phúc được đặt lên hàng đầu, sau nữa mới đến các mối quan hệ thân thiết. Theo ý kiến cá nhân tôi, đây được xem như mối quan hệ nhân quả 2 chiều: người hạnh phúc vui vẻ dễ dàng thiết lập các mối quan hệ xã hội cho mình và chính các mối dây quan hệ đó ảnh hưởng ngược lại đến đời sống tinh thần của họ.
Trong bối cảnh bàn luận về sự lựa chọn và tự chủ, một điều quan trọng đáng lưu ý là hầu hết những mối quan hệ xã hộ ràng buộc sự tự do, quyền lựa chọn và khả năng tự chủ của con người. Hôn nhân, được hiểu như cam kết sống chung tự nguyện giữa hai người là một điển hình tước đi sự tự do lựa chọn cả về mặt tình cảm lẫn nhục cảm. Và tình bạn thân thiết lâu năm cũng đòi hỏi bạn sự gắn kết lâu dài. Tình bạn đòi hỏi sự cam kết về trách nhiệm cũng như bổn phận, do đó nó ảnh hưởng đến tự do của bạn. Các mối quan hệ ruột thịt hoặc niềm tin tôn giáo cũng không phải là điều ngoại lệ. Các giáo hội thường kêu gọi tín đồ sống có trách nhiệm cũng như luôn giữ vững lập trường và niềm tin trong cuộc sống để đạt được hạnh phúc. Vì vậy, có thể nói rằng ngược lại với tất cả những gì chúng ta vẫn nghĩ, hạnh phúc cũng chính là nguồn cơn, là sợi dây vô hình ràng buộc sự tự do chọn lựa của con người. Vậy làm thế nào để hòa hợp quyền tự do lựa chọn và những phân tích nói trên cho việc mưu cầu hạnh phúc?
Điều tưởng chừng phi lý này đã được miêu tả giải thích khá rõ ràng trong ấn phẩm mới nhất. Một cuốn có tựa đề là The American Paradox: Spiritual Hunger in
the Age of Plenty (tạm dịch: Nghịch lý nước Mỹ: sự khao khát tìm kiếm hạnh phúc ở giới trẻ) của nhà tâm lý David Myers. Cuốn thứ hai với tên gọi The loss of happiness in Market Democracies (tạm dịch: Kiếm tìm hạnh phúc – sự lạc lối trong nền dân chủ thị trường) viết bởi khoa học gia về chính trị Robert Lane. Cả hai ấn phẩm đều đề cập việc vì sao sự giàu có về vật chất không thể đi đôi với hạnh phúc cá nhân. Nhưng các tác giả không dừng lại ở đó. Họ nêu ra một vấn đề rất đáng quan tâm: con người ngày càng mất đi hạnh phúc theo thời gian. Trong tác phẩm của mình, Myers trích dẫn một loạt số liệu gây kinh hoàng: từ năm 1960 ở Mỹ, tỉ lệ ly dị đã tăng gấp đôi, số vụ tự tử ở thanh thiếu niên tăng 3 lần, các trại giam không còn chỗ chứa, và cấp số cộng tương tự cho tội phạm hình sự là 4, tỉ lệ cha mẹ sinh con trước hôn nhân là 6, sống thử trước hôn nhân tăng gấp 7 (đây thực sự là nguyên nhân sâu xa dẫn đến đổ vỡ hôn nhân). Đương nhiên, không thể gọi những điều này là biểu hiện của hạnh phúc. Còn theo Lane, hiện tượng suy nhược cơ thể nghiêm trọng đã gia tăng chóng mặt hơn một thế kỷ qua (tăng hơn 3 lần). Mọi thứ trở nên trầm trọng hơn đến nỗi stress hiện diện khắp nơi thông qua các biểu hiện như chứng cao huyết áp, bệnh tim mạch, giảm sức đề kháng và là nguyên nhân gây cảm giác lo âu, khó chịu. Lane miêu tả nỗi cô đơn trong xã hội hiện đại một cách đơn giản:
Cuộc sống có quá nhiều sự lựa chọn…. đến nỗi con người dường như bị quá tải… và thiếu sự câu thúc của thói quen… và rằng nhu cầu khám phá và khẳng định bản thân, không chấp nhận cái hiện có lớn hơn bao giờ hết.
Tình trạng suy nhược cơ thể theo chiều hướng tăng mạnh sẽ tiếp tục được nói đến kỹ hơn. Khi tôi đi sâu vào vấn đề suy nhược trong chương 10, tôi muốn đề cập đến 1 nghịch lý quan trọng. Ở đầu chương tôi đã bàn về công trình nghiên cứu của Martin Seligman về tình trạng cô đơn của giới trí thức và mối liên hệ với bệnh suy nhược. Ông cũng nhấn mạnh rằng khi con người càng biết kiểm soát bản thân, người ta càng bớt cô đơn và nhờ đó tránh được nguy cơ trầm cảm. Bản thân tôi cũng đã nêu ra vấn đề chọn lựa trọng xã hội hiện đại, khi có nhiều lựa chọn người ta cảm thấy rõ quyền làm chủ của mình hơn bao giờ hết. Kết hợp cả hai luận điểm trên bạn sẽ hoàn toàn loại bỏ chứng suy nhược ra khỏi cuộc sống, và tính tự chủ với sự lựa chọn là liệu pháp tinh thần hữu hiệu. Lý thuyết quan hệ giữa cô đơn và chứng suy nhược mà Seligman đưa ra có đầy đủ cơ sở vững chắc để thuyết phục chúng ta. Vậy liệu tự do chọn lựa có phải là tất cả những gì được bàn đến?
Lane cho rằng chúng ta đang trả giá cho sự dư thừa về vật chất và tự do thái quá đã dẫn đến sự lỏng lẻo trong các mối quan hệ xã hội. Chúng ta kiếm ra nhiều tiền, đồng thời cũng chi mạnh tay hơn những lại không hề giành thời gian cho nhau.
Hơn ¼ người dân Mỹ cho biết họ cảm thấy cô đơn, sự cô đơn không bắt nguồn từ lối sống một mình mà chính từ sự thiếu thốn tình cảm. Chúng ta ít khi về thăm nhà, ít trò chuyện cùng người thân, ít qua thăm hàng xóm… Như tác giả Lane viết “Con người vì công việc, vì bạn bè mà dần rời xa các giá trị gia đình truyền thống”. Nói cách khác, mối dây liên hệ gần gũi truyền thống từ bao giờ đã trở thành một lựa chọn cần “được cân nhắc kỹ” trước khi quyết định.
Vấn đề thời gian
Cần có thời gian để phát triển quan hệ xã hội. Trước tiên hãy giành thời gian tạo dựng những mối quan hệ gần gũi. Muốn kết bạn, hoặc muốn bày tỏ cảm xúc thương yêu với một ai đó, chúng ta cần phải hiểu họ một cách sâu sắc. Ở Hollywood, kinh đô điện ảnh thế giới, người ta thường quen nhau hay thậm chí yêu nhau rất mau chóng như thiếu đi sự chân thành, do đó họ dễ dàng rời bỏ nhau để đến với một người khác. Những gì mà con người thực sự cần là những mối quan hệ bền vững và lâu dài. Sau đó, một khi đã thiết lập được các mối quan hệ thân thiết, ta phải dành thời gian duy trì và nuôi dưỡng chúng. Chúng ta nên thường xuyên ở bên những người mà ta yêu quý, nhất là khi họ cần chúng ta nhất. Và khi có bất đồng hay mâu thuẫn nảy sinh, chúng ta phải nỗ lực tìm ra phương pháp hòa giải tốt nhất. Nói tóm lại, hãy trở thành điểm tự tinh thần cho những người mà bạn quan tâm, thương yêu và gắn bó.
Vậy thì ai có được loại thời gian này? Ai đủ linh động và sức lực để thực hiện những điều tốt đẹp đó trong cuộc sống bận rộn được lập trình sẵn ngày nay? Không phải tôi. Thời gian vô cùng quý báu, và thậm chí các phương tiện kỹ thuật ra đời nhằm tiết kiệm thời gian có hiện đại đến đâu chăng nữa, thì ta vẫn cảm thấy không đủ. Một lần nữa tôi quan niệm nhân tố chính dẫn tới sự thiếu hụt thời gian là việc chúng ta có quá nhiều lựa chọn để quyết định, để đánh giá, và rồi có thể sau đó phải hối tiếc. Mình nên đặt bàn tay ở nhà hàng quen hay trong quán rượu mới này? Mình nên đi nghỉ mát ở thành phố biển hay lên vùng núi? Mình có nên đổi công ty bảo hiểm sức khỏe? Mua thêm hay bán đi cổ phiếu? Những lựa chọn này đã chiếm trọn phần lớn thời gian chúng ta, không còn chỗ cho quan hệ bạn bè, cho người yêu, cho gia đình và người thân.
Tự do hay ràng buộc
Việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội tốt đẹp đòi hỏi bạn phải sẵn lòng chịu hạn chế hoặc áp đặt từ các mối quan hệ đó, cho dù bạn không hài lòng đi nữa. Một khi đã ràng buộc với ai rồi, bạn sẽ không còn được cơ hội lựa chọn nào nữa. Chuyên gia kinh tế và là nhà sử học Albert Hirschman, trong cuốn sách của mình có tự Exit, Voice, and Loyalty (tạm dịch: Lối thoát, giọng nói và sự trung thành) đã đề cập đến hai khuynh hướng ứng xử chung khi người ta không vui. Họ sẽ rời bỏ tình huống đó, hoặc họ sẽ phản kháng và dùng giọng nói bày tỏ thái độ của mình. Ở các khu mua bán hay trên thương trường, “từ bỏ” là phương cách thể hiện sự bất mãng. Khi không hài lòng với thái độ phục vụ của nhà hàng, chúng ta sẽ tìm một nhà hàng khác, hoặc nhãn hiệu ngũ cốc ưa thích của bạn tăng giá quá cao, bạn sẽ đổi loại khác phù hợp túi tiền hơn. Một trong các ưu điểm nổi bật của lựa chọn phi thị trường là nó đào tạo cơ hội cho con người bày tỏ sự bất mãn bằng cách từ bỏ.
Trong các mối quan hệ xã hội lại khác. Chúng ta không thể từ bỏ người yêu, bạn bè hay cả tập thể theo cách mà ta dùng đối với thái độ phục vụ, với ngũ cốc như kể trên. Cư xử như thế hoàn cảnh không phù hợp, hoặc có thể nói rất đáng bị chỉ trích. Thay vào đó, ta thường biểu hiện sự không hài lòng qua lời lẽ, going nói để tác động đến đối tượng tiếp nhận. Thậm chí có khi mọi nỗ lực vẫn không thành công, chúng ta vẫn phải cố gắng tiếp tục. Từ bỏ là phương án cuối cùng.
Hầu hết chúng ta đều nhận biết được khó khăn trong việc cân bằng giữa tự do lựa chọn với lòng trung thành và sự ràng buộc với người khác. Mỗi người có cách riêng để cân bằng cán cân “tự do – ràng buộc” này. Thế nhưng thể chế xã hội có thể làm cho cán cân này trở lên dễ cân bằng hơn bằng cách thiết lập các áp đặt mà đối tượng của mình không thể vi phạm. Với “quy luật chơi” rõ ràng trong cuộc sống, các ràng buộc, áp đặt này sẽ cho thấy ta đã cống hiến cuộc sống và tình cảm của mình như thế nào cho người khác, trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, bạn bè, và tập thể là gì.
Tuy nhiên, cái giá cho việc chấp nhận ràng buộc quy định bởi thể chế xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến tự do cá nhân của con người. Đó thực sự là cái giá phải trả? Xã hội cho chúng ta quyền trả lời câu hỏi này theo cách riêng của mỗi người, bằng việc cho ta được lựa chọn, lựa chọn cho tự do của chúng ta
Những quyết định bậc 2
Một cách để giảm nhẹ gánh nặng khi phải đưa ra lựa chọn là hãy quyết định khi nào cần đưa ra quyết định hay lựa chọn. Cass Sunstein và Edna Ullmann- Margalit gọi đây là những quyết định bậc 2. Một dạng của quyết định bậc 2 là bạn quyết định mình phải tuân theo 1 luật lệ nào đó. Ví dụ nếu xem việc phải thắt dây an oàn trên xe là một quy định thì bạn phải luôn luôn tuân thủ, và khi đó sự đắn đo có nên thắt dây không khi chỉ cần đi có một dặm đường sẽ không làm phiền bạn được nữa. Nếu bạn quyết định tuân theo một luật lệ và không bao giờ vi phạm thì bạn sẽ có thể loại bỏ được vô số những quyết định khó khăn và sai lầm về sau. Dĩ
nhiên có đủ quyết tâm và kỷ luật để tuân theo mọi luật lệ đã đề ra hay không lại là chuyện khác, nhưng tôi bảo đảm là làm theo các quy định sẽ giúp loại bỏ những lựa chọn rắc rối trong cuộc sống hàng ngày hay khi bạn ngồi vào xe hay tham dự một buổi tiệc.
Tiền giả định thì không quá khắt khe như các luật lệ; chúng cũng giống như phần mặc định trong máy tính của bạn thôi. Tôi mặc định font chữ Times 12 cho máy xử lý văn bản của mình và sau đó không phải bận tâm về nó nữa. Đôi khi trong những trường hợp đặc biết tôi có thể thay đổi mặc định của mình nhưng 99.9% thời gian tôi đều làm chủ được những quyết định của mình.
Các tiêu chuẩn còn “dễ thở” hơn nữa. Khi đặt ra một tiêu chuẩn, chúng ta đã tiến hành một bước đi quan trọng đó là chia thế giới các lựa chọn ra làm hai phần: phần có thể đáp ứng tiêu chuẩn của mình và phần không làm được điều đó. Sau đó mỗi khi phải quyết định điều gì bạn chỉ cần xem xét những option thuộc phần đầu mà thôi. Như chúng ta đã thấy trong chương trước bạn có thể dễ dàng hơn nhiều khi quyết định một sản phẩm tốt vừa đủ (tri túc) hay tốt nhất (cầu toàn). Điều này càng đúng hơn nếu chúng ta kết hợp các tiêu chuẩn với những công việc thường ngày hay với các thói quyen. Việc quyết định rằng chúng ta sẽ gắn với một thứ đáp ứng được tiêu chuẩn của mình sẽ giúp bạn không cần phải lựa chọn giữa cầu toàn và tri túc nữa. Sự kết hợp giữa tiêu chuẩn và thói thường có ý nghĩa khá quan trọng trong việc tìm kiếm và duy trì một tình bạn bền vững. Chúng ta đến với những người phù hợp với các tiêu chuẩn của mình (về sự thông minh, tốt bụng, có cá tính, v.v.) rồi gắn kết với họ. Chúng ta không phải ngày nào cũng phải lựa chọn xem có nên duy trì một tình bạn hay không. Bạn sẽ không phải tự hỏi liệu có nên chơi thân với Ngọc hơn Oanh không; có vô số “Ngọc” trong cuộc sống và nếu lại hỏi bản thân những câu như vậy bạn sẽ lại phải tự hỏi có nên duy trì tình bạn hay không.
Vậy bằng cách dùng các luật lệ, tiền giả định, tiêu chuẩn và thói quen để giữ mình và hạn chế số lượng các quyết định mình phải đối mặt, chúng ta có thể quản lý cuộc sống của chính mình tốt hơn. Từ đó có nhiều thời gian và công sức hơn để mang lại niềm vui của người khác hoặc có thể sẵn sàng cho những quyết định không thể hoặc không muốn tránh. Mỗi quyết định bậc 2 cũng có cái giá của nó – bỏ qua những cơ hội có thể có khả năng tốt hơn – chúng ta không thể sống thiếu chúng được.
Đầu thế kỷ 20, sau khi quan sát làm cách nào quá trình tiến hóa tạo ra những sinh vật có các khả năng tri giác và hành xử hoàn toàn phù hợp với nhu cầu sinh tồn của mình, nhà sinh học Jacob von Uexkull đã kết luận: “Sự an toàn còn quan trọng
hơn sự sung túc”. Nói cách khác, một con chồn không hề sở hữu “gia tài” về kinh nghiệm và lựa chọn mà con người sử dụng khi quyết định vào rừng hay đi dạo. Nhưng con chồn lại có sự an toàn khi nó nhận thức được điều gì quan trọng nhất và cách thực hiện những gì cần làm để sinh tồn, vì nó có một sự kiềm chế bản năng đối với những lựa chọn không cần thiết. Sự kiềm chế này giúp con chồn nhận ra thức ăn, bạn tình, kẻ thù với những mối nguy hiểm khác và còn giúp nó có những hoạt động vừa đủ và chính xác để đạt được cái nó thật sự cần. Với con ngời một kiềm chế tương tự đến từ văn hóa. Một vài nền văn hóa quá khắt khe đến mức áp bức trong khi văn hóa tiêu thụ của Mỹ lại đang vứt bỏ càng nhiều ràng buộc càng tốt và như tôi đã nói khi mới bắt đầu đó cũng là một dạng áp bức.
Muốn và thích
Với giá trị quan trọng chúng đặt vào quyền tự chủ và quyền tự do lựa chọn, bạn có thể nghĩ rằng có được chúng sẽ làm chúng ta hạnh phúc hơn. Thường thì những điều chúng ta muốn cũng là những gì làm ta ưa thích, những gì mang lại sự sung sướng cho ta. Tuy nhiên những bằng chứng vô cùng thuyết phục đã chỉ ra rằng “muốn” và “thích” đều được điều khiển bởi những hệ thống vùng não bộ khác nhau về cơ bản và không nhất thiết phải hoạt động cùng nhau (dù thông thường là vậy). Những con nghiện rõ ràng lúc nào cũng “muốn” có thuốc dù là tới một mức độ nào đó thuốc không còn khả năng mang lại sự thỏa mãn cho họ. Khích thích những vùng não bộ tương tự cũng khiến những con chuột “muốn” phô-mai nhưng nó lại không thấy bằng chứng nào rằng chúng “yêu thích” cả ngay khi ăn nó.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.