Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn - Tại Sao Nhiều Hơn Lại Ít Hơn
CHƯƠNG 9. TẠI SAO MỌI THỨ ĐỀU PHẢI BỊ SO SÁNH
Tôi nghĩ rằng không có gì phải bàn cải rằng, việc sập cửa vào tay một ai đó là
một việc xấu, và yêu thương lẫn nhau là tốt. Nhưng hầu hết trải nghiệm của con người không thể đánh giá dựa vào những điều hiển nhiên như vậy, và còn phải dựa vào những yếu tố khác.
Khi chúng ta cân nhắc xem liệu mình có thích một bữa ăn, một kỳ nghĩ hoặc một lớp học nào đó, thì hiển nhiên không tránh được việc tự hỏi “[thích hoặc không vì] so sánh với cái gì?” Đối với những quyết định liên quan đến tương lai, thì câu hỏi “liệu nó tốt hay xấu?” không quan trọng bằng “ nó sẽ tốt hay xấu như thế nào?” Hầu như không có bữa ăn nhà hàng nào thực sự là “tệ” hay nhạt nhẽo đến nỗi chúng ta bỏ luôn bữa ăn và đi khỏi nhà đó. Tuy nhiên, khi chúng ta kể cho bạn bè nghe nhà hang đó tệ thì họ ngầm hiểu rằng chúng ta đã so sánh nhà hàng đó với một chuẩn nào đó, và cái nhà hàng trong câu chuyện này tệ ở mức âm. Phép so sánh chính là quy chuẩn có ý nghĩa nhất.
Các tình huống trong cuộc sống hiện đại dường như kết lại với nhau để làm cho chúng ta cảm thấy ít hài lòng hơn so với mức độ mà chúng ta cần phải vậy. Và có lẽ là nên như vậy, một phần là bởi chúng ta đang so sánh trải nghiệm của chính chúng ta với một chuẩn nào đó cao hơn. Một lần nữa, như chúng ta sẽ thấy, quá nhiều sự chọn lựa đã góp phần dẫn đến sự bất mãn này
Hy vọng, kỳ vọng, trải nghiệm trong quá khứ và những điều khác
Khi con người đánh giá một trải nghiệm nào đó, họ sẽ thực hiện một hay nhiều các phép so sánh sau đây:
- So sánh trải nghiệm đó với những gì họ hy vọng nó sẽ như vậy
- So sánh trải nghiệm đó với những gì họ hy vọng về nó
- So sánh trải nghiệm đó với những trải nghiệm khác họ đã có cách đó không lâu
- So sánh trải nghiệm đó với những trải nghiệm khác mà người khác đã có
Mỗi phép so sánh trên đều làm cho sự đánh giá trải nghiệm trở nên tương đối. Điều này có thể giảm bớt hoặc gia tăng sự hài lòng của chúng ta về trải nghiệm đó. Nếu một người đi ăn một bữa tối thịnh soạn, và cô ta vừa đọc những dòng giới thiệu hay ho về nhà hàng thì niềm hy vọng hoặc kỳ vọng của cô ta về bữa tối đó sẽ cao. Nếu gần đây cô ta có ăn một bữa ăn ngon ở một nhà hàng khác, thì cô ta sẽ mong đợi nhiều hơn về bữa ăn sắp tới so với bữa ăn trong quá khứ. Nếu ngay trước bữa tối đó cô ta được nghe một người bạn của mình kể chi tiết về một bữa ăn mà người này vừa ăn, thì tiêu chuẩn so sánh của cô ấy dựa trên mức độ của bữa ăn được kể đó. Tóm lại người đầu bếp trong nhà hàng sẽ chịu thử thách khi phải làm ra một bữa ăn để làm cho nhiệt kế hài lòng cô ấy chỉ ở mức cao. Nếu ngược lại, một người nào đó vội vàng bước vào một nhà hàng đầu tiên mà cô ta thấy chỉ vì cô ta quá đói, nếu nới đó chỉ khiêm tốn và thực đơn thì đơn giản, nếu cô ta có một bữa ăn rất tệ vào ngày hôm trước, nếu bạn cô ta kể cho cô ta về bữa ăn dở tệ mà người ấy ăn phải gần đây, thì rất có khả năng rằng cô ấy sẽ dễ dàng hài lòng với bữa ăn mà cô có. Cùng một bữa ăn, cùng một nhà hàng, có thể được đánh giá tiêu cực dựa trên những so sánh cao hơn, nhưng lại được đánh giá tích cực khi dựa trên những so sánh thấp hơn. Nhìn chung thì chúng ta cũng không thể nhận ra rằng các đánh giá của mình giống như một lời bình luận chủ quan về bữa ăn hơn là về thực chất của bữa ăn đó.
Tương tự như vậy, việc đạt được điểm B+ trong một kỳ thi khó cũng có thể tạo ra cảm giác tốt hoặc xấu trên thang đo hứng thú. Trước đó bạn hy vọng mình được điểm A hay B? Trước đó bạn kỳ vọng bài làm được điểm B hay A? Thương thì bạn hay được điểm A hay điểm B hơn? Và bạn cùng lớp của bạn được điểm gì?
Nhà khoa học về xã hội Alex Michalos, trong một cuộc thảo luận về đặc tính của trải nghiệm được con người nhận thức, cho rằng con người lập các chuẩn về mức độ hài lòng dựa trên đánh giá ba điểm cách biệt sau đây: “Cách biệt giữa những gì mình có và những gì mình muốn, Cách biệt giữa những gì mình có và những gì mà những người đống trang lứa với mình có, Cách biệt giữa những gì mình đang có và điều tốt nhất trong quá khứ mình đã từng có”. Michalos nhận thấy rằng hầu hết sự đa dạng về mức độ thỏa mãn của con người có thể được giải thích được dựa trên ba điểm cách biệt ở trên, chứ không phải sự khác biệt giữa chính các trải nghiệm khác quan. Tôi đã thêm vào sự cách biệt thứ tư, đó là cách biệt những gì mình có và những gì mình kỳ vọng.
Khi những điều kiện về xã hội và vật chất được cải thiện thì chuẩn so sánh của chúng ta cũng cao hơn. Khi chúng ta đã tiếp xúc với món đồ có chất lượng cao thì chúng ta bắt đầu phải chịu “lời nguyền của nhận thức”. Những đồ vật có chất
lượng kém hơn mà trước đây chúng ta vui vẻ chấp nhận thì giờ đây đã không còn đạt chuẩn nữa. Điểm 0 – điểm mốc của mức độ hứng thú cứ nhích dần lên trên, và những mong muốn lẫn khát vọng cũng lên theo cùng với nó.
Ở vài khía cạnh nào đó, có thể nói tiêu chuẩn cho mức độ tạm chấp nhận được càng cao thì càng thể hiện sự phát triển. Khi con người đòi hỏi nhiều hơn thì thị trường mới đáp ứng nhiều hơn, có cầu thì có cung. Một phần là bởi vì khi các thành viên trong xã hội ngày càng tăng chuẩn khi đánh giá một cái gì đó là tốt, và con người bây giờ có cuộc sống vật chất tốt hơn trước đây rất nhiều, khách quan mà nói.
Nhưng cũng không phải chủ quan khi nói rằng: nếu cách đánh giá hứng thú của bạn xuất phát từ mối quan hệ giữa đặc tính khách quan của một trải nghiệm và mong muốn của bạn, thì khi đó chất lượng được nâng cao của trải nghiệm sẽ đáp ứng được mong muốn của bạn và bạn đang đi đúng hướng. “Máy chạy đua hứng thú” và “máy chạy đưa thỏa mãn”, mà tôi đã thảo luận trong chương vừa rồi, giải thích ở một mức độ đáng kể về việc thu nhập thực sự có thể tăng bằng hệ số 2 (ở Mỹ) và hệ số 5 (ở Nhật) mà không có ảnh hưởng đáng kể nào về cảm giác hạnh phúc chủ quan của các thành viên trong xã hội đó. Nếu mong muốn theo kịp với nhận thức thì con người có thể được sống tốt hơn về mặt khách quan, nhưng họ sẽ không chắc họ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn với cuộc sống đó.
Triển vọng, khuôn mẫu và đánh giá
Chúng ta sẽ thấy một trải nghiệm nào đó là tích cực nếu trải nghiệm đó là một sự tiến bộ so với trước đó và sẽ cảm thấy tiêu cực nếu trải nghiệm đó tệ hơn so với trước đây. Để hiểu được chúng ta đánh giá một trải nghiệm như thế nào thì trước tiên cần phải tìm ra chúng ta có xuất phát điểm hứng thú là từ đâu.
Trong chương 3, tôi đã nhấn mạnh ở chỗ ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến cảm giác về một trải nghiệm như thế nào, và vì vậy cũng ảnh hưởng việc tạo ra điểm mốc
– điểm 0. Một tấm biển tại một trạm xăng nói rằng “giảm giá cho ai trả bằng tiền
mặt” đã đặt điểm 0 nằm ở giá phải trả khi thanh toán bằng thẻ tín dụng. Một tấm biển khác nói rằng “tính giá đắt hơn cho ai trả bằng thẻ tín dụng”đã đặt điểm xuất phát nằm ở giá xăng khi trả bằng tiền mặt. Mặt dù chênh lệch giữa giá trả bằng tiền mặt và giá trả bằng thẻ tín dụng có thể như nhau ở cả hai trạm xăng, nhưng người ta sẽ cảm thấy bực mình nếu bị tính thêm tiền và cảm thấy vui sướng nếu được giảm giá.
Nhưng ngôn ngữ thể hiện không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến việc xác định điểm mốc. Những kỳ vọng của con người cũng có ảnh hưởng. “Tôi mong đợi bữa ăn này (điểm thi, rượu vang, kỳ nghỉ, công việc, mối quan hệ lãng mạn) ngon hoặc tốt hơn như thế nào?” , mọi người thường tự hỏi mình như vậy. Và sau đó tự hỏi mình “vậy nó tốt/ngon ở mức độ nào?” Nếu trải nghiệm đó tích cực đúng như họ mong đợi thì người ta sẽ cảm thấy thỏa mãn, nhưng họ sẽ không cảm thấy quá sung sướng. Niềm hứng khởi thực sự chỉ đến khi một trải nghiệm nào đó vượt quá sự mong đợi. Những trải nghiệm trong quá khứ cũng ảnh hưởng đến việc xác định điểm mốc, mà điểm này là một phần của quy luật thích nghi. “Nó (bữa ăn …) có tốt/ ngon như lần trước không?”, chúng ta hỏi. Nếu đúng là như thế thì chúng ta được thỏa mãn, nhưng chúng ta sẽ không thấy thúc sự phấn khích.
Lời nguyền rủa của những kỳ vọng
Vào mùa thu năm 1999, tờ Thời báo New York và Tin tức CBS đã yêu cầu một số thanh niên so sánh trải nghiệm của các em và trải nghiệm của cha mẹ các em lúc họ mới lớn. Kết quả cuối cùng là 43% người tham dự nói rằng họ phải trả qua một thời gian khó khăn hơn so với cha mẹ trên tổng số. Nhưng trong số những em sống trong gia đình giàu có thì có tới 50% các em bảo rằng cuộc sống của mình khó khăn hơn. Khi được hỏi, thì những thiếu niên từ những gia đình giàu có kể về những mong muốn cao xa của mình lẫn của cha mẹ. Các em nói về một hiện tượng gọi là “quá nhiều”: quá nhiều hoạt động, quá nhiều lựa chọn về đồ đạc, quá nhiều thứ phải học. Trong khi thiếu niên đến từ những gia đình có kinh tế kém hơn thì kể về việc làm bài tập dễ dàng hơn như thế nào nếu các em có máy tính và Internet, thì những sinh viên nhà giàu lại nói về việc cuộc sống bị xáo trộn như thế nào vì máy tính và Internet. Một nhà bình luận giải thích rằng “Sức ép mà trẻ em cảm thấy chính là để chắc chắn rằng chúng không bị tụt hậu. Mọi thứ đều tiến lên phía trước… Bị tụt hậu đằng sau chính là cơn ác mộng của người Mỹ.” Cho nên nếu chỗ đứng của bạn càng cao thì càng có nhiều chỗ để tuột dốc hơn so với nếu chỗ đứng của bạn thấp. Barbara Ehrenreich thì nói rằng “nỗi sợ bị rớt lại phía sau” chính là sự nguyền rủa của kỳ vọng.
Sự nguyền rủa của kỳ vọng hiện diện nhiều trong những khía cạnh của cuộc sống như sức khỏa và chăm sóc sức khỏe. Cho dù cảm thấy bực mình đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện giờ, thì dù sao sức khỏe của người Mỹ vẫn tốt hơn trước kia. Con người không chỉ sống lâu hơn mà họ còn có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên Roy Porter, một nhà lịch sử y học, lại chỉ ra rằng trong một thời đại mà tuổi thọ và việc kiểm soát bệnh tật tốt chưa từng có như thế này, thì cũng xuất hiện
những lo âu chưa từng có về sức khỏe. Người Mỹ mong được sống lâu hơn mà không phải giảm bớt công suất làm việc. Vì vậy, tuy những dịch vụ y tế hiện đại giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ nhưng con người có vẻ như cũng không thỏa mãn lắm với điều này.
Tôi cho rằng chính số lượng các tùy chọn và quyền tự chủ mà chúng ta có được trong hầu hết mọi mặt của cuộc sống bây giờ, đã góp phần tạo nên kỳ vọng ở mức cao hơn so với trong quá khứ. Cách đây vài năm, khi tôi đi nghĩ mát ở một thị trấn ven biển nhỏ ở Oregon, tôi bước vào một tiệm tạp hóa để mua vài thứ cho bữa tối. Khi mua rượu vang, họ đem ra cho tôi khoảng chục loại. Loại mà tôi mua không được ngon lắm, nhưng trước đó tôi đã từng nghĩ rằng mình sẽ chẳng kiếm được thứ gì quá ngon ở đây, vì thế tôi thỏa mãn với những gì tôi mua. Nhưng nếu tôi đi mua tại một cửa hàng có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn loại để lựa chọn thì chắc chắn kỳ vọng của tôi sẽ cao hơn rất nhiều. Nếu ở cửa hàng lớn đó mà tôi lại chọn một chai rượu có chất lượng như chai ở Oregon thì chắc chắn tôi sẽ cảm thấy rất thất vọng.
Trở lại với ví dụ mà tôi dùng để mở đầu cuốn sách này, trở lại với thời đồ Jeans chỉ có một vài loại thì tôi sẽ thỏa mãn với cái vừa với tôi, cho dù bộ đồ đó có thế nào. Nhưng bây giờ, khi có biết bao nhiêu thứ, từ cỡ mặc thoải mái, cỡ mặc dễ dàng, cỡ dành cho người mảnh mai, quần ống túm, quần ống rộng, thì có thể đoán được điều gì sẽ xảy ra , đó là tiêu chuẩn của tôi đã cao hơn. Bởi có quá nhiều tùy chọn như thế nên giờ tôi lại muốn mình có một chiếc quần jeans vừa với tôi như được đo ni đóng giày. Sự sinh sôi nảy nở ra nhiều lựa chọn dường như không thể tránh khỏi dẫn đến việc kỳ vọng nhiều hơn. Điều này góp phần làm cho con người có khuynh hướng cầu toàn. Theo định nghĩa người cầu toàn là người có tiêu chuẩn cao, nhiều kỳ vọng. Bởi vì điều này và bởi vai trò của kỳ vọng trong việc đánh giá mức độ hứng thú, thì với cùng một trải nghiệm, người biết tự bằng lòng sẽ cảm thấy tích cực, còn người cầu toàn quá mức lại cảm thấy tiêu cực.
Bài học ở đây là kỳ vọng quá cao có thể gây phản tác dụng. Nhờ việc kiểm soát những kỳ vọng của mình, chúng ta có thể cải thiện chất lượng cuộc sống hơn bất cứ phương pháp nào khác. Hạnh phúc của việc chỉ có những kỳ vọng khiêm tốn đó là chúng ta còn chỗ để được ngạc nhiên thú vị, để hứng thú hơn với những trải nghiệm khác. Thử thách ở đây là tìm được phương pháp để giữ cho kỳ vọng ở mức vừa phải, dù những trải nghiệm thực sự có ngày càng tích cực hơn.
Một phương pháp để đạt được mục tiêu này là hãy làm sao để những trải nghiệm tuyệt vời chỉ diễn ra ít thôi. Cho dù bạn có giàu có như thế nào thì hãy để dành loại rượu ngon nhất cho những dịp đặc biệt. Cho dù bạn có giàu có thể nào thì cũng hãy để chiếc áo choàng lụa may thật khéo và duyên dáng cho những dịp đặc biệt. Điều này cũng có vẻ giống tập luyện tự từ chối, nhưng tôi không cho rằng như vậy. Ngược lại, đó là cách để chắc chắn rằng bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị. Những bữa ăn ngon, những loại rượu ngon và những chiếc áo đẹp có ý nghĩa gì nếu chúng không làm bạn cảm thấy tuyệt diệu?
Lời nguyền của so sánh xã hội
Trong số những tiêu chuẩn mà chúng ta dựa vào để đánh giá trải nghiệm, có lẽ không điều gì quan trọng hơn là so sánh đối với người khác. Câu trả lời cho câu hỏi” mọi việc tôi đang tiến hành như thế nào?” phụ thuộc vào những trải nghiệm, những mong muốn và kỳ vọng trong quá khứ của chúng ta. Và câu hỏi này hoàn toàn không thể hỏi hay trả lời được trong môi trường xã hội chân không. Câu hỏi “mọi việc tôi đang tiến hành như thế nào?” hầu như luôn chứa ngầm ý “so sánh với những việc khác hoặc với người khác”.
So sánh về mặt xã hội luôn cung cấp thông tin giúp con người đánh giá trải nghiệm của mình. Nhiều trải nghiệm mang tính mơ hồ nên chúng ta không biết đánh giá chúng như thế nào. Liệu điểm B+ có phải là cao trong một kỳ thi nào đó không? Cuộc sống hôn nhân của bạn có tốt không? Có cần phải lo lắng không nếu con trai bạn thích một loại nhạc đinh tai nhức óc? Bạn có được đánh giá đúng mức trong công việc không? Mặc dù chúng ta có thể đưa ra câu trả lời tương đối cho những câu hỏi như thế này mà không cần phải nhìn xung quanh, nhưng những câu trả lời áng chừng thường không hay. Việc nhìn những người xung quanh khiến chúng ta điều chỉnh lại cách đánh giá. Ngược lại, việc điều chỉnh cách đánh giá giúp người ta quyết định xem cần phải làm gì.
Như chúng ta đã thấy trong chương 7, những điều chưa xác thực mà chúng ta tạo ra có thể hướng đến cái cao hơn (tức tưởng tượng một kết quả tốt hơn) hoặc là hướng xuống dưới (tưởng tượng một kết quả tệ hơn), so sánh xã hội cũng vậy. Người ta có thể tự so sánh mình với những người hơn họ (so sánh xã hội cao hơn) hoặc thua họ (so sánh xã hội thấp hơn). Thông thường thì so sánh xã hội thấp hơn thường làm cho con người phấn khởi hơn, và so sánh xã hội cao hơn thường làm cho họ cảm thấy mình thấp kém hơn. Trong thực tế, các nhà tâm lý xã hội đã chỉ ra rằng so sánh xã hội cao hơn tạo ra sự ghen tị, thù địch, tâm trạng tiêu cực, giận dữ,
ít tự tin, ít hạnh phúc hơn và các triệu chứng stress. Vì vậy, so sánh với những người thấp hơn sẽ làm tăng lòng tự tin, tăng tâm trạng tích cực và giảm căng thẳng
Nhưng không nhất thiết phải như vậy. Đôi khi con người so sánh xã hội lại có phản ứng tích cực đối với so sánh cao hơn và tiêu cực đối với so sánh thấp hơn. Khi thấy rằng những người khác ngày càng trở nên tệ hơn có thể làm bạn nghĩ rằng chính bạn cũng có thể trở nên tệ hơn. Nếu bạn tự so sánh mình với những người kém hơn bạn thì có thể bạn sẽ thấy thích thú khi mình thuộc hành trên, nhưng đống thời bạn cũng có thể trải qua cảm giác tội lỗi, bối rối, và cảm thấy cần phải đương đầu với sự đố kị và sự oán giận của người khác, và sợ rằng một lúc nào nữa rồi số phận cũng bắt mình như họ. Và khi bạn so sánh mình với những người hơn bạn thì bạn có thể cảm thấy chút ghen tức nhưng bạn có thể cảm thấy được thúc đẩy hơn. Ví dụ trong một nghiên cứu, khi những bênh nhân ung thư được cho biết những người bệnh khác như mình đang ở trong tình trạng tốt hơn thì điều này có thể có thể cải thiện được tâm trạng, có thể bởi vì điều đó cho họ hy vọng rằng tình trạng của minh cũng có thể khá hơn.
Trong nhiều khía cạnh, so sánh xã hội cũng tương đương với quá trình suy nghĩ những điều không xác thực, nhưng có một điểm khác biệt rất quan trọng. Về nguyên tắc cơ bản, chúng ta có thể kiểm soát được khi nào chúng ta sẽ suy nghĩ một cách không xác thực và kiểm soát được nội dung của suy nghĩ đó. Chúng ta chỉ bị giới hạn bởi sự tưởng tượng của chính mình. Nhưng chúng ta ít kiểm soát được so sánh xã hội hơn. Nếu bạn sống trong một thế giới có tính xã hội, như tất cả chúng ta đều thế, thì bạn phải luôn tiếp xúc với những thong tin về việc người khác đang sống thế nào. Giáo viên thong báo điểm của lớp, bạn được điểm B+, đó là một ngữ cảnh xã hội tương đối. Bạn và bạn đời của mình cãi nhau trên đường đến một buổi tiệc, và sau đó khám phá ra rằng những cặp xung quanh bạn đều cảm thấy vui sướng với sự có mặt của người kia. Bạn vừa không được lên chức và bạn nghe được công việc của chị em mình đang tiến triển rất tốt. Những thông tin kiểu này không thể tránh khỏi. Điều tốt nhất mà bạn có thể làm chính là đừng để mình suy nghĩ ủ ê về việc đó.
Cuộc chạy đua về địa vị
Con người thường so sánh xã hội phần lớn là vị họ quan tâm đến địa vị, và dĩ nhiên địa vị cũng được tạo nên bởi so sánh xã hội. Sự thỏa mãn về những thành tựu hay vật chất nào đó xuất phát một phần từ ý thức rằng những người khác không thể
bằng mình được. Khi những người khác bắt đầu vượt lên thì mong muốn của những người đã đi trước tăng lên, điều này giúp họ duy trì được vị trí ưu thế của mình.
Trong cuốn sách Lựa chọn cái ao phù hợp, nhà kinh tế học Robert Frank đã chỉ ra cuộc sống xã hội được quyết định như thế nào bởi chính mong muốn được làm ”con cá lớn” trong cái “ao” của chúng ta. Nếu chỉ có một cái ao duy nhất – nếu mọi người phải so sánh địa vị của mình với địa vị tất cả những người khác – thì chắc chắn tất cả chúng ta đều là kẻ thua cuộc. Suy cho cùng, trong một ao mà có cá voi, thì cá mập sẽ trở nên nhỏ bé. Vì vậy, thay vì chúng ta tự so sánh mình với hết thảy những người khác thì chúng ta hãy cố gắng khoanh vùng lại thế giới thành một thế giới nhỏ hơn. Trong thế giới đó, khi chúng ta so sánh mình với một nhóm khác thì chúng ta là người thành đạt. Sẽ tốt hơn nếu bạn là một luật sư có lương cao thứ 3 trong một công ty nhỏ và kiếm được 120,000 đô trong một năm, so với một luật sư chỉ tằm tằm bậc trung trong một công ty lớn với mức lương 150.000 đô một năm. Cách để cảm thấy hạnh phúc, cũng là cách để thành công khi theo đuổi địa vị xã hội, đó là tìm ra cái ao thích hợp với chúng ta và ở trong đó.
Người ta quan tâm đến địa vị nhiều như thế nào? Một vài năm trước đây, một nghiên cứu được thức hiện trong đó những người tham gia được cho các cặp tình huống giả định cá nhân và họ được yêu cầu cho biết họ thích cái nào hơn. Ví dụ như mọi người yêu cầu chọn giữa việc kiếm 50,000 đô mỗi năm trong khi những người khác chỉ kiếm được 25,000 đô và kiếm 100,000 đô mỗi năm trong khi những người khác kiếm được 200,000 đ. Họ đã được yêu cầu chọn giữa việc được đi học 12 năm trong khi những người khác chỉ đi học 8 năm, và việc mình đi học 16 năm trong khi những người xung quanh học đến 20 năm. Họ đã được yêu cầu chọn giữa việc mình có chỉ số thông minh 110 trong khi người xung quanh chỉ có 90 và có chỉ số thông minh 130 trong khi những người xung quanh tới 150. Trong đa số các tình huống, quá nửa những người tham gia chọn việc mình có một vị trí tốt hơn tương đối so với những người khác. Tức họ muốn được làm con cá lớn trong một cái ao nhỏ, kiếm được 50,000 đô mỗi năm, hơn là một con cá nhỏ, kiếm 100,000 đô, trong một cái ao lớn .
Địa vị, so sánh xã hội và lựa chọn
Quan tâm về địa vị xã hội là vấn đề không có gì mới. Tuy nhiên, tôi cho rằng vấn đề này ngày nay sâu sắc hơn so với trước đây. Và một lần nữa, vấn đề này lại quay trở lại với việc ngày nay chúng ta có quá nhiều sự chọn lựa. Nếu dựa theo lí luận “lựa chọn cái ao phù hợp” của Frank thì cái ao phù hợp nghĩa là gì? Khi chúng
ta buộc phải so sánh xã hội, vậy thì chúng ta sẽ so sánh mình với ai đây? Ở những thời đại trước đây, thì những so sánh như vậy thường có tính địa phương. Chúng ta chỉ nhìn xung quanh hàng xóm của mình và các thành viên trong gia đình. Chúng ta không được tiếp cận thông tin về những người ở bên ngoài phạm vi xã hội của mình. Nhưng với sự bùng nổ về công nghệ truyền thông như ti vi, phim ảnh, Internet thì hầu hết mọi người đều được tiếp cận thông tin về những người khác. Một người sống trong một khu lao động ở thành thị vào 40 năm trước thì có thể hài lòng với mức thu nhập dưới mức trung lưu của mình, bởi cuộc sống của anh ta lúc đó là tương đối tốt so với những người xung quanh. Lúc đó không có điều gì đáng kể để thúc đẩy mong muốn cải thiện địa vị xã hội của anh ta. Nhưng bây giờ thì lại không như thế nữa. Giờ đây anh ta sẽ được nhìn thấy cảnh sống sung sướng của những người giàu có xung quanh mỗi ngày. Dường như ngày nay tất cả chúng ta đều đang bơi trong một cái ao khổng lồ, và cuộc sống của những người khác đều có thể trở thành cuộc sống của chính chúng ta. Tiêu chuẩn so sánh ngày càng cao càng trở nên phổ biến và xa vời, điều này làm giảm đi sự thỏa mãn của chúng ta khi chúng ta chỉ ở mức trung bình hoặc dưới trung bình, cho dù cuộc sống hiện tại của chúng ta thực sự đã cải thiện hơn trước.
Cuộc đua về vị trí
Nếu chúng ta ngừng thảo luận ở đây thì thật dễ đi đến kết luận rằng, việc bất mãn được gây ra bởi so sánh xã hội có thể được giải quyết bằng cách bảo mọi người hãy ít quan tâm đến địa vị đi. Việc thất vọng về địa vị xã hội có thể được hiểu như một vấn đề gây ảnh hưởng đến xã hội thông qua ảnh hưởng đến các cá nhân. Sự thất vọng này có thể được giải quyết bằng cách thay đổi thái độ của từng cá nhân, từng người một.
Nhưng cho dù chúng ta có tuyên truyền mọi người ít quan tâm đến địa vị đi thì họ cũng sẽ vẫn chưa thỏa mãn với những gì mình có, bởi họ có lí do chính đáng để tin rằng dù mình có nhiều cỡ nào thì vẫn chưa đủ. Hệ thống kinh tế và xã hội của chúng ta, mà trong đó không phải ai cũng có những thứ cao cấp quý hiếm đáng mơ ước, vốn đã luôn thúc đẩy mọi người sống theo cách không ngừng bất mãn và so sánh, và vị thế những con người không quan tâm đến hệ thống này sẽ không tồn tại.
Như tôi đã đề cập trong chương 4, trong cuốn sách Các nhân tố xã hội hạn chế phát triển, nhà kinh tế học Fred Hirsch cho rằng trong khi những phát triển về công nghệ có thể làm tăng số người có thể sống dựa vào một nông trại rộng một mẫu Anh (0,4 hecta) hoặc tăng số trẻ em được chích ngừa bại liệt giá 1,000 đô, thì
cũng có những hàng hóa mà không có tiến bộ về kĩ thuật công nghệ nào có thể làm chúng được phổ biến rộng rãi. Ví dụ không phải ai cũng có khả năng sở hữu được một mẫu đất ven biển. Không phải ai cũng làm được những công việc thú vị nhất. Không phải ai cũng có thể trở thành ông chủ. Không phải ai cũng có thể được học những trường tốt hoặc là thành viên của những câu lạc bộ danh tiếng. Không phải ai cũng được chữa bệnh bởi những bác sĩ giỏi nhất ở những bệnh viện tốt nhất. Hirsch gọi những hàng hóa như thế này là hàng hóa địa vị, bởi vì việc con người có sở hữu được những hàng hóa này hay không phụ thuộc vào địa vị của họ. Cho dù một người có nhiều thứ như thế nào, nhưng nếu những người xung quanh cũng có tương tư như họ, thì anh ta có rất ít cơ hội được thưởng thức những loại hàng hóa xã hội này. Không phải ai cũng có tranh Van Gogh để treo trong phòng khách. Nếu càng nhiều người có khả năng sử dụng một mặt hàng nào đó thì giá trị của mặt hàng này lại giảm đi do nó đã xuất hiện hàng loạt và không còn hiếm như trước. Khu vực thành phố New York có vài bãi biển đẹp, đủ sức chứa hàng ngàn người. Nhưng nếu càng có nhiều đến những khu vực này thì chúng càng trở nên chật chội và thiếu chỗ để phơi nắng, sẽ càng trở nên ồn ào và hầu như không thể lắng nghe mình nghĩ gì, những bãi biển này càng bẩn thỉu đến nỗi không còn cảm hứng muốn nhìn và xa lộ dẫn tới những bãi biển này trở thành những bãi đổ xe. Trước những tình trạng như vậy thì cách duy nhất để có thể được tắm biển theo ý bạn muốn đó là phải đi xa hơn ra khỏi thành phố, điều này làm tốn nhiều thời gian hơn, hoặc là thuê riêng cho mình một bãi tắm biển đắt tiền.
Tất cả chúng ta có thể đều đồng ý rằng mọi người sẽ trở nên thoải mái hơn nếu có ít cạnh tranh về địa vị hơn. Cuộc cạnh tranh này thật căng thẳng, lãng phí và làm cuộc sống con người khổ sở. Các bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình có được những thứ tốt nhất thường thúc đẩy con mình học nhiều để nó có thể vào được một trường đại học tốt. Nhưng các bậc cha mẹ khác cũng mong muốn như vậy. Và thế là họ càng thúc con mình nhiều hơn. Nhưng những người khác cũng thúc con mình như thế. Do đó họ cho con mình theo học những chương trình bồi dưỡng ngoài giờ học và những trại hè mang tính giáo dục. Nhưng những người khác cũng làm như vậy. Bây giờ các bậc cha mẹ lại đi mượn tiền để cho con mình vào được trường tư. Một lần nữa, những người khác cũng theo đuôi. Và cá bậc cha mẹ này lại rầy la con mình để bắt chúng trở thành nhạc sĩ hay vận động viên vĩ đại, hoặc trở thành một người nào đó nổi bật hơn những đứa trẻ khác. Các bậc phụ huynh lại thuê gia sư và thầy dạy riêng cho con mình. Và dĩ nhiên, những phụ huynh khác cũng lam tương tự, hoặc ít nhất những ai mà chưa bị phá sản sẽ tiếp tục theo đuổi cho được như vậy. Trong khi đó, dứa con tội nghiệp đã bị cha mẹ tra tấn quá mức bởi những
kỳ vọng của họ đến nỗi em mất hứng vào những thứ mà cha mẹ bắt em phải học “vì tương lai của con mà”.
Sinh viên học sinh cố gắng để có được điểm cao mặc dù chúng không hứng thú trong việc học. Mọi người luôn cố gắng tìm sự thăng tiến trong công việc mặc dù họ đang hài lòng với công việc hiện tại của mình. Điều nãy cũng giống như ở trong một sân vận động đông đúc xem một trận thi đấu gay cấn. Những khán giả hàng đầu đứng lên để xem được rõ hơn và tiếp theo đó sẽ là phản ứng dây chuyền. Những người khác cũng sẽ nhanh chóng đứng lên, chỉ để được xem rõ như trước đó. Mọi người sẽ đều đứng lên chứ không ngồi, nhưng vị trí xem của họ lúc đó sẽ chẳng được cải thiện. Và nếu một ai đó đơn phương và kiên quyết không chịu đứng, thì coi như anh ta không tham gia trận đấu đó. Khi mọi người theo đuổi một thứ hàng hóa địa vị nào đó thì không thể để mình lẹt đẹt phía sau được. Chọn cách không tiếp tục đứng lên đồng nghĩa với thua cuộc.
So sánh về mặt xã hội: có phải mọi người đều có?
Mặc dù thông tin về sao sánh xã hội dường như có mặt khắp nơi, nhưng không phải ai cũng chú ý đến nó, hoặc ít nhất không phải ai cũng bị ảnh hưởng. Nhà tâm lý Sonja Lyubomirsky và đống nghiệp đã tiến hành một loạt các nghiên cứu để tìm ra sự khác biệt giữa các cá nhân về phản ứng của họ đối với thông tin về sao sánh xã hội. Nhóm nghiên cứu này khám phá ra rằng loại thông tin đó ít ảnh hưởng đến những người cảm thấy mình hạnh phúc.
Lyubomirsky bắt đầu bằng việc phát cho mọi người một bảng câu hỏi dùng để đo mức độ hạnh phúc thường xuyên của họ (khác với tâm trạng tức thời của họ vào một lúc nào đó), nhằm phân loại những người này thuộc dạng tương đối hạnh phúc hay không hạnh phúc.
BẢNG ĐO MỨC ĐỘ HẠNH PHÚC CHỦ QUAN
Đối với mỗi phát biểu và / hoặc câu hỏi sau đây, hãy khoanh tròn thang điểm mà bạn cho rằng thích hợp với mình nhất
- Nói chung tôi tự thấy mình: 1 2 3 4 5 6 7
Không hạnh phúc lắm Rất hạnh phúc
- Khi so sánh mình với những người đống trang lứa, tôi tự thấy mình 1 2 3 4 5 6 7
Ít hạnh phúc hơn Hạnh phúc hơn
- Một số người nói chung rất hạnh phúc. Họ tận hưởng cuộc sống bất kể điều gì đang xảy ra và luôn nhìn mọi việc theo hướng tốt nhất. Tích cách này giống
với bạn ở mức độ nào?
1 2 3 4 5 6 7
Không giống chút nào Giống nhiều
- Một số người nói chung không hạnh phúc lắm. Mặc dù họ không chán nản nhưng họ dường như không bao giờ hạnh phúc như cần phải thế. Tích cách này
giống với bạn ở mức độ nào?
1 2 3 4 5 6 7
Không giống chút nào Giống nhiều
(Đã được phép sao chép của nhà xuất bản Kluwer Academic)
Sau đó trong một nghiên cứu, mỗi cá nhân được yêu cầu xếp lại trật tự của những từ bị đảo cùng lúc với một người khác (thực sự người này nằm trong nhóm những người nghiên cứu). Đôi khi người này tiến hành công việc tốt hơn người tham gia và đôi khi làm tệ hơn. Lyubomirsky nhận thấy rằng những người hạnh phúc thường chỉ bị ảnh hưởng rất ít bởi việc người cùng làm với mình làm tốt hơn hay tệ hơn mình. Sau đó họ được yêu cầu tự đánh giá khả năng của mình khi sắp xếp lại các chữ đó và họ cảm thấy như thế nào. Những người hạnh phúc thì đánh giá khả năng của mình cao hơn so với trước khi làm thí nghiệm đó. Họ đánh giá về khả năng và tâm trạng của mình tốt hơn một chút nếu người cùng làm với họ chậm hơn họ so với khi họ làm với người giỏi hơn mình. Nhưng trong cả hai trường hợp thì họ đều tự đánh giá bản thân cao hơn. Ngược lại, những người không hạnh phúc thì lại tự đánh giá mình cao hơn và có tâm trạng tốt hơn nếu người cùng làm kém hơn họ. Và thấy mình kém hơn và tâm trạng xấu hơn nếu họ làm cũng với một người giỏi hơn.
Trong nghiên cứu thứ hai, người tham gia được yêu cầu quay phim một buổi học dành cho trẻ em trước tuổi đi học. Một “chuyên gia” (người này cũng nằm trong
nhóm nghiên cứu) đưa cho những người tham gia những nhận xét chi tiết về công việc của họ. Người tham gia sẽ cùng tiến hành với một người khác, cũng được giao nhiệm vụ quay buổi học đó. Điều thú vị ở đây nằm ở chỗ nhận xét sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của người tham gia như thế nào. Tâm trạng của người hạnh phúc được cải thiện khi họ nhận được nhận xét tích cực và chùng xuống khi họ bị nhận xét tiêu cực, nhưng họ không quan tâm đến việc người cùng tiến hành với mình được nhận xét như thế nào. Ngược lại, những người không hạnh phúc lại bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những nhận xét dành cho người cùng làm với mình. Nếu người tham gia này có được nhận xét tốt và người cùng làm với họ lại được nhận xét tốt hơn thì tâm trạng của họ sẽ tệ hơn. Nhưng nếu người tham gia nhận được nhận xét không tốt, và người cùng làm với họ được nhận xét còn tệ hơn họ, thì họ lại thấy vui hơn. Vì vậy dường như điều duy nhất có ý nghĩa với những người không hạnh phúc đó là việc họ làm thì như thế nào so với người cùng làm với họ. Đối với học việc bị xem là một giáo viên tồi nhưng những người khác còn tồi hơn, thì không tệ bằng họ được xem là giáo viên giỏi nhưng những người khác còn giỏi hơn.
Trong nghiên cứu tiếp theo, Lyubomirsky cố gắng tìm ra những yếu tố nào khiến những người hạnh phúc và không hạnh phúc có phản ứng khác nhau đối với cùng một tình huống. Cô tìm ra rằng khi cả hai nhóm người được yêu cầu nghĩ về một điều gì khác sau khi họ bị nhận xét không tốt về việc gì đó, thì điểm khác biệt về phản ứng của họ đối với nhận xét đó biến mất: hai nhóm đều phản ứng như nhóm người hạnh phúc. Và nếu cả hai nhóm được yêu cầu nghĩ về những nhận xét không tốt thì cũng không có sự khác biệt nào giữa họ: lần này, cả hai nhóm đều phản ứng như nhóm người không hạnh phúc. Điều rút ra ở đây chính là điểm khác biệt của việc bỏ qua và việc cứ trầm ngâm suy nghĩ về một điều gì đó không hay. Những người hạnh phúc có khả năng bỏ qua để tiếp tục tiến lên, trong khi những người không hạnh phúc lại cứ mắc vào việc trầm ngâm suy nghĩ và tự làm cho mình khổ sở hơn.
Trong nghiên cứu này chúng ta không thể nói chắc chắn đâu là nguyên nhân và đâu là hệ quả. Liệu có phải những người không hạnh phúc thường hay nghiền ngẫm hơn những người hạnh phúc về so sánh xã hội, hay là chính việc hay nghiền ngẫm về so sánh xã hội làm cho một ai đó trở nên không hạnh phúc? Tôi e rằng cả hai đều đúng – chinh khuynh hướng hay tư lự lại làm cho những người không hạnh phúc bị mắc vào đường xoắn ốc tâm lý đi xuống – đường xoắn ốc này được nuôi dưỡng bởi so sánh xã hội. Dĩ nhiên hoàn toàn có thể nói rằng, dựa trên nghiên cứu
có sẵn, so sánh xã hội không cải thiện được sự thỏa mãn của một người nào đó đối với chọn lựa của họ.
Cầu toàn, thỏa mãn và so sánh xã hội
Mức độ hạnh phúc của bạn không phải là yếu tố duy nhất làm sai lệch phản ứng của bạn đối với so sánh xã hội. Một lần nữa, bạn là cầu toàn hay biết thỏa mãn cũng là một yếu tố quan trọng.
Trong nghiên cứu mà tôi đã thảo luận ở chương 4, chúng tôi đưa cho những người tham gia điền vào bản điểm đánh giá mức độ cầu toàn sau đó đặt họ vào một tình huống tương tự như tình huống mà tôi vừa trình bà. Họ phải sắp xếp lại những chữ cái lộn xộn cũng với một người khác, người này có thể làm nhanh hơn hoặc chậm hơn họ. Chúng tôi thấy rằng người cầu toàn thường bị ảnh hưởng nhiều bởi sự có mặt của người khác hơn so với người biết thỏa mãn. Sắp xếp lại chữ cái lộn xộn với một người nào khác có vẻ làm tốt hơn mình khiến cho người cầu toàn cảm thấy tâm trạng xấu đi và tự đánh giá khả năng của mình thấp hơn. Những thông tin về so sánh xã hội không gây ảnh hưởng như thế cho những người biết thỏa mãn.
Ngoài ra, khi người cầu toàn và người biết thỏa mãn cùng được hỏi về việc họ mua sắm như thê nào thì người cầu toàn trả lời theo cách quan tâm đến so sánh xã hội hơn những người biết thỏa mã. Người cầu toàn chú ý đến việc người xung quanh mua gì hơn so với người biết thỏa mãn, và họ cũng dễ bị ảnh hưởng trong cách đánh giá về sự thỏa mãn của chính mình bởi sự thỏa mãn của những người khác.
Nếu bạn suy nghĩ về việc cầu toàn đòi hỏi những gì thì kết quả cũng không ngạc nhiên. Những người cầu toàn muốn có cái tốt nhất, nhưng làm thế nào bạn biết được cái mình có là tốt nhất nếu không nhờ vào so sánh? Và ở mức độ khi chúng ta có nhiều chọn lựa hơn thì việc giải quyết định cái nào là tốt nhất càng trở nên cực kỳ khó khăn. Người cầu toàn làm cho đánh giá của mình trở thành nô lệ cho những trải nghiệm của người khác.
Những người biết thỏa mãn lại không gặp vấn đề này. Người biết thỏa mãn là người luôn mong đạt được kết quả phù hợp và có thể sử dụng trải nghiệm của người khác để quyết định cho mình chính xác thế nào là “phù hợp”, nhưng thường thì họ không làm như vậy. Họ có thể dựa vào đánh giá bên trong của mình để tạo ra những tiêu chuẩn riêng. Một mức lương “phù hợp” là một mức lương có thể giúp họ mua được một nơi tươm tất để ở, một số bộ đồ đẹp, thỉnh thoảng đi ăn tối ở ngoài… vv…. Họ không quan trọng việc người khác có thể kiếm được nhiều hơn mình. Một dàn
âm thanh vừa phải là dàn âm thanh có thể thỏa mãn được yêu cầu của họ về độ trung thực của âm thanh, về sự tiện lợi, vỏ ngoài và độ bền.
Và trong hai cách tiếp cận đối lập như trên chúng ta khám phá ra một điều gì đó đối nghịch. Từ “cầu toàn” có ngụ ý một ước mơ luôn muốn cái tốt nhất cho thấy những tiêu chuẩn ở đây mang tính tuyệt đối. Dường như chỉ có một cái là “tốt nhất” cho dù khó mà chọn được cái đó là cái nào. Có thể rằng một người có những tiêu chuẩn tuyệt đối sẽ không quan tâm hay bị ảnh hưởng nhiều bởi việc những người khác đang làm gì. Ngược lại, sự thỏa mãn ngụ ý ước muốn đạt được điều gì đó vừa phải lại cho thấy những tiêu chuẩn tương đối – tương đối so với những trải nghiệm trong quá khứ của họ và những trải nghiệm trong quá khứ của người khác. Tuy nhiên, những gì chúng ta thấy lại là điều ngược lại. Chính những người cầu toàn mới có những tiêu chuẩn tương đối và những người biết thỏa mãn lại có những tiêu chuẩn tuyệt đối. Theo lý thuyết, cái “tốt nhất” là một lý tưởng tồn tại độc lập với những gì người ta có. Còn trong thực tế, quyết định được cái tốt nhất thật khó đến nỗi con người cứ phải luôn so sánh với những cái khác. “Vừa phải” không phải là một tiêu chuẩn khách quan tồn tại hiển nhiên theo cách ai cũng thấy được. Nó sẽ luôn liên quan đến người đóng vai trò đánh giá. Nhưng nói một cách chặt chẽ hơn, nó sẽ không, hoặc không cần phải liên quan đến những tiêu chuẩn hay thành tựu của những người khác. Vì vậy, một lần nữa, biết thỏa mãn dường như là cách tốt hơn cả để duy trì sự tự chủ của mình trước vô vàn những lựa chọn ngày càng nhiều.
Các lựa chọn và so sánh xã hội
Chúng ta đã thấy được nếu càng có nhiều lựa chọn thì chúng ta càng gặp nhiều khó khăn khi tổng hợp thông tin nhằm đưa ra một quyết định sáng suốt. Thông tin càng khó tổng hợp thì càng có khả năng bạn phải phụ thuộc vào lựa chọn của người khác. Cho dù bạn không có ý định tìm cho ra loại giấy dán tường tốt nhất cho căn bếp của mình thì khi phải đối mặt với hàng trăm ngàn lựa chọn, việc tìm được loại nào tốt vừa phải có thể phụ thuộc rất lớn vào việc bạn biết được những người khác đã chọn loại nào. Càng nhiều sự lựa chọn thì bạn càng có khuynh hướng nhòm ngó xem những người khác chọn cái gì. Nhưng nếu bạn so sánh xã hội nhiều thì càng có khả năng bạn sẽ bị nó tác động, và những tác động như vậy có khuynh hướng tiêu cực. Vì vậy nếu bạn cứ luôn bắt mình phải xem thử người khác đang làm điều gì trước khi ra quyết định, thì thế giới đầy những lựa chọn này thường sẽ khiến cho chúng ta cảm thấy không hài lòng với quyết định của mình hơn, so với việc bạn không nhòm ngó những người khác trước khi quyết định. Đây chính là một lý do
khác giải thích tại sao chúng ta càng có nhiều tùy chọn thì chúng ta càng cảm thấy ít thỏa mãn với những gì chúng ta chọn.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.