11 Lời Khuyên Dành Cho Thế Hệ Trẻ Của Bill Gates

Lời khuyên thứ hai: Thành công là vốn nhân cách của bạn



Thế giới này không quan tâm đến lòng tự trọng của bạn.

Wilsons và câu chuyện ăn xin

Bill Gates cho rằng, thành công là vốn nhân cách của mỗi người, người khác sẽ không quan tâm đến lòng tự trọng của bạn, thành công mới là lý lẽ xác thực. Wilsons và câu chuyện ăn xin đã minh chứng cho đạo lý này.

Wilsons là một nhà kinh doanh thành công, từ một nhân viên nhân sự bình thường, trải qua nhiều năm phấn đấu, cuối cùng ông đã có được công ty riêng, văn phòng riêng, đồng thời được mọi người kính trọng.

Một hôm, Wilsons đi ra khỏi văn phòng, vừa ra đến đường đã nghe thấy một âm thanh “lóc cóc” truyền đến từ phía sau lưng, đó là âm thanh phát ra từ cây gậy trúc của người mù đập xuống mặt đường.

Wilsons ngây ra một lát rồi từ từ quay người lại.

Người mù nọ cảm thấy phía trước có người, vội tiến lên và nói: “Thưa quý ngài, ngài nhất định thấy tôi là một người mù đáng thương, tôi có thể xin ngài một chút thời gian không?”

Wilsons nói: “Tôi phải đi gặp một khách hàng quan trọng, ông cần gì thì nói nhanh lên”.

Người mù lần tìm trong chiếc túi một lúc lâu, lấy ra một chiếc bật lửa, đặt vào tay Wilsons, nói: “Thưa ngài, chiếc bật lửa này chỉ có giá 1 USD, đây là chiếc bật lửa tốt nhất đấy”.

Wilsons nghe xong, thở dài, cho tay vào túi áo, rút ra một tờ giấy bạc đưa cho người mù nọ: “Tôi không hút thuốc, nhưng tôi muốn giúp ông. Chiếc bật lửa này tôi có thể tặng cho cậu mở cầu thang máy”.

Người mù nọ dùng tay sờ tờ giấy bạc, thì ra là tờ 100 USD! Đôi tay ông ta run run sờ đi sờ lại tờ bạc, miệng không ngớt cảm ơn: “Ngài là người khảng khái nhất mà tôi đã từng gặp! Tôi sẽ cầu phúc cho ngài! Thượng đế sẽ phù hộ ngài!”

Wilsons cười, chuẩn bị đi thì người mù nọ lại kéo ông lại, tiếp tục nói: “Chắc ông không biết, tôi không phải là mù bẩm sinh. Là do sự cố Burton 23 năm trước! Thật là đáng sợ!”

Wilsons giật mình hỏi: “ông bị mù trong lần nổ nhà máy hóa chất đó ư?”

Người mù nọ dường như gặp được tri âm, vui mừng gật đầu: “Đúng vậy, đúng vậy, ngài cũng biết ư? Vụ nổ đó đã có 93 người chết, bị thương mấy trăm người, là tin được đưa trên trang nhất”.

Người mù nọ muốn dùng cảnh ngộ của mình làm cảm động đối phương, để tranh thủ thêm ít tiền, ông ta nói tiếp với vẻ đáng thương: “Tôi thật là đáng thương, phải lang thang khắp nơi, cô độc một mình, ăn không đủ no, chết rồi chắc cũng không ai biết!” – ông ta càng nói càng xúc động – “Ngài không biết tình cảnh lúc đó, ngọn lửa đột ngột bùng lên, cứ như là bùng lên từ địa ngục vậy! Mọi người tranh nhau chạy trốn, khó khăn lắm tôi mới chen được đến cổng, nhưng có một người cao lớn hét lên sau lưng tôi:

“Để tôi ra trước! Tôi còn trẻ, tôi không muốn chết!” Anh ta đẩy ngã tôi, giẫm lên người tôi để chạy ra!

Tôi ngất đi, khi tỉnh lại tôi đã trở thành mù lòa, số phận thật không công bằng!”

Wilsons lạnh lùng nói: “E rằng sự thực không phải như vậy! Ông nói ngược rồi”.

Người mù nọ giật mình, đưa cặp mắt trống rỗng nhìn về phía Wilsons.

Wilsons nói chậm rãi từng chữ: “Khi đó tôi cũng làm công nhân trong nhà máy hóa chất Burton, chính ông là người giẫm lên người tôi để chạy ra! Ông cao lớn hơn tôi, những lời ông nói, tôi không bao giờ có thể quên được!”

Người mù nọ đứng lặng hồi lâu, đột nhiên tóm lấy tay Wilsons, thốt ra những lời thật nực cười: “Đấy là số phận! Số phận không công bằng! Anh ở bên trong, bây giờ lại thành đạt hơn người, tôi chạy ra được ngoài lại trở thành một kẻ mù lòa vô dụng!”

Wilsons giằng tay ra khỏi tay người mù nọ, giơ lên một cây gậy dò đường được làm thật tinh xảo, bình tĩnh nói: “Ông biết không, tôi cũng bị mù. Ông tin vào số phận, nhưng tôi thì không”.

Cùng gặp phải một sự bất hạnh hay thất bại giống nhau, có người chỉ có thể đi ăn xin để sống qua ngày, có người lại thành đạt hơn người, đây tuyệt nhiên không phải là sự sắp đặt của số phận mà là sự cố gắng phấn đấu của mỗi người.

Khi đối mặt với những bất hạnh của bản thân, nếu khuất phục số phận, tự ti với số phận, đồng thời lại định tìm kiếm sự đồng cảm của người khác, những người như thế vĩnh viễn không thể thoát khỏi sự bất hạnh của bản thân, không thể đứng dậy được. Thất bại không có nghĩa là mất đi tất cả, dựa vào sự phấn đấu của bản thân, chúng ta có thể làm tiêu tan đi bóng mây u ám của sự tự ti, giành được sự tôn trọng.

Thành công là đỉnh cao của cuộc sống

Bill Gates nói: “Thành công là thước đo giá trị cuộc sống, là nhu cầu của bản thân nhân loại”. Nhà tâm lý học chủ nghĩa nhân bản Mỹ – Muslo cũng nghĩ như vậy, ông chia những nhu cầu của con người thành 5 tầng bậc:

  1. Nhu cầu sinh lí.
  2. Nhu cầu an toàn.
  3. Nhu cầu yêu thương.
  4. Nhu cầu được tôn trọng và lòng tự trọng.
  5. Nhu cầu tự mình thực hiện.

Muslo coi “nhu cầu tự mình thực hiện” là tầng bậc cao nhất để phân biệt với 4 nhu cầu còn lại, là nhu cầu tâm lý bản năng mà nhân loại lợi dụng để phát huy tiềm lực bản thân đến mức tối đa, mà khát vọng thành công và sự theo đuổi thành công chính là ngọn nguồn của nhu cầu tâm lý “tự mình thực hiện” của nhân loại.

Một người nỗ lực vì một mục tiêu đã định sẵn, cuối cùng đạt được mục tiêu đó chưa hẳn đã là một người thành đạt. Thành công không có nghĩa là sự thỏa mãn về tâm lý, cũng không đơn thuần chỉ là sự tích tụ của cải hay đạt đến một kiểu hư danh hoặc địa vị nào đó. Mỗi người đều nỗ lực thực hiện mục tiêu của mình, nếu mục tiêu phấn đấu của bạn chỉ liên quan đến các nhu cầu sinh lí, nhu cầu an toàn, nhu cầu yêu thương hay nhu cầu tự trọng, bạn vẫn chưa phải là một người thành đạt hoàn toàn, bởi vì những gì bạn đã làm chỉ là một kiểu chuẩn bị, một hình thức tích lũy.

Người thành đạt trong quá trình nỗ lực phấn đấu tuyệt đối không bài xích việc theo đuổi nhu cầu tâm lý thấp, quá trình nảy sinh và xác lập mong muốn tự mình thực hiện thường dựa vào sự thỏa mãn nhu cầu tâm lý tầng bậc thấp kiểu này.

Thành công là một kiểu sức mạnh tâm linh, tiềm lực của con người là không thể dự đoán được, nhưng không phải ai cũng có thể phát huy hết mức tiềm lực của bản thân. Tại sao lại như vậy? Đó là vì có những người không thế liên tục chú tâm vào mục tiêu của mình mà thường xuyên bị phân tán tư tưởng, vô tình lãng phí khả năng của bản thân.

Con đường tự mình thực hiện của mỗi người là không giống nhau, sự thoả mãn về nhu cầu này cũng vì thế mà khác nhau, giống như Muslo đã nói: “Có người thể hiện những thành tựu vĩ đại về lĩnh vực khác nhau như thể thao, nghệ thuật hay phát minh sáng tạo; cũng có người lại hy vọng trở thành một người mẹ lý tưởng”. Dù thế nào thì họ đều có thể trở thành người thành đạt.

Những năm tháng Bill Gates lớn lên chính là thời kỳ nhân loại mong ước dùng khoa học kỹ thuật để thách thức vũ trụ, đó cũng là thời điểm Mỹ thành công trong việc phóng tên lửa lên mặt trăng. Bill Gates cảm thấy đầy hứng thú với khoa học. Ông rất yêu thích khoa học. Không thích pháp luật giống như cha mình, Bill Gates đã trở thành một tài năng kinh doanh từ khi còn rất nhỏ – ông đã từng ký kết với chị gái mình là Christie một bản thỏa thuận: dựa trên nguyên tắc “không độc chiếm”, ông được tùy ý sử dụng chiếc găng tay bóng chày của chị. Để được hưởng quyền lợi này, Bill Gates đã trả cho chị gái 5 USD, đồng thời yêu cầu chị ký vào bản thỏa thuận.

Những người thành đạt luôn có mục tiêu, nhưng tiêu chí để đánh giá một người có thành đạt hay không lại chỉ đơn thuần là những thành tựu hay sự nghiệp mà người khác khó có thể đạt được. Thực ra, thành công có thể được thể hiện trong kết quả của việc ước mơ trở thành sự thực, cũng có thể được thể hiện trong quá trình nỗ lực phấn đấu. Giả dụ trong quá trình đó bạn phát hiện được con người thực của mình, vượt qua được chính mình; bạn cảm nhận được niềm vui khi chiến thắng được khó khăn và hoàn cảnh bất lợi; bạn đã có những cống hiến cho sự hòa hợp và phát triển của nhân loại; bạn tìm được lối đi, tạo ra nhiều cơ hội thành công hơn cho những người đi sau,… không ai có thể phủ nhận những thành công của bạn.

Thành công có thể làm thay đổi nhân cách và sự tôn nghiêm của bạn

Bill Gates cho rằng, thành công không chỉ có thể làm thay đổi cuộc sống của một con người mà quan trọng hơn, nó còn có thể duy trì nhân cách và sự tôn nghiêm của một con người. Tiểu thuyết gia nổi tiếng của Mỹ là Jack London trước khi trở nên nổi tiếng trong giới văn học cũng từng là một kẻ lưu manh.

60 năm trước, có một kẻ lưu manh đã nhảy lên chiếc xe chở hàng đến thành phố Baflo, bắt đầu sinh sống bằng “nghề” ăn cắp vặt, sau đó anh ta bị cảnh sát bắt giam, quan tòa tuyên phạt anh ta 30 ngày khổ sai trong tù, trong suốt 30 ngày đó, ngày nào anh ta cũng phải phá núi đào đá và chẳng có gì ngoài một ít nước và bánh mì để duy trì sự sống.

6 năm sau, người này trở thành người được hoan nghênh nhất ở khu vực duyên hải phía Tây nước Mỹ. Ông ta còn là một tiểu thuyết gia, nhà phê bình và là đối tượng được nhiều nhà biên tập ca ngợi; ông vinh dự trở thành một ngôi sao sáng trong làng văn học thế giới. Trước năm 19 tuổi, ông còn chưa học trung học, 40 tuổi đã qua đời, nhưng ông đã để lại cho nhân loại 51 tác phẩm vĩ đại.

Thời thơ ấu của Jack London là một giai đoạn nghèo khó và vất vả, cả ngày ông cùng với đám du côn lang thang ở gần vịnh San Francisco, ông không quan tâm đến chuyện học hành, gần như toàn bộ thời gian ông dùng vào việc đi trộm cắp. Một hôm, khi bước vào một thư viện công cộng, ông bắt đầu đọc cuốn “Cuộc phiêu lưu của Robinson”, ông dường như mê đi, cuốn sách đã có ảnh hưởng rất lớn đối với ông. Trong lúc đọc sách, tuy bị cơn đói cồn cào giằng xé nhưng ông vẫn không nỡ đặt cuốn sách xuống để đi ăn. Ngày thứ hai, ông lại chạy đến thư viện để đọc một cuốn sách khác. Một thế giới mới đã mở ra trước mắt ông, từ đó về sau, ông trở thành người ham thích đọc sách. Mỗi ngày ông đọc sách 10-15 tiếng. Khi 19 tuổi, ông quyết định chấm dứt các công việc lao động chân tay, chuyển sang kiếm sống dựa vào trí óc. 19 tuổi, ông vào học trong trường trung học Oakland, ông học miệt mài không kể ngày đêm và đạt được những tiến bộ rõ rệt: chỉ mất có 3 tháng để học hết chương trình của 4 năm học, sau khi thi xong, ông vào học tại trường Đại học. ông làm bất cứ công việc gì để có tiền đi học. Ông từng rửa chén đĩa trong nhà hàng, lau nhà, làm bốc vác ở bến cảng, làm công nhân trong nhà máy.

Một ngày của năm 1898, ông quyết định từ bỏ công việc bán sức lao động vất vả để viết văn. 5 năm sau, vào năm 1903, ông đã cho ra đời 5 bộ tiểu thuyết dài và 125 bộ tiểu thuyết ngắn, ông trở thành một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong giới văn nghệ Mỹ.

Thành tựu văn học của Jack London không chỉ thay đổi cuộc sống của ông mà còn thay đổi cả nhân cách và sự tôn nghiêm của ông.

Không nên cầu xin sự thừa nhận của người khác

Bill Gates chỉ ra, làm cho người khác thích chúng ta, điều này không có gì xấu. Tuy nhiên, chúng ta phải trả giá thì mới có được sự yêu mến, thừa nhận của người khác. Thông thường, mang niềm vui đến cho người khác và cảm thấy bản thân được thỏa mãn là hai việc không mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta không thể không hy sinh sự tôn nghiêm của bản thân để có được sự khen ngợi từ người khác. Khi động lực thúc đẩy hành vi của bạn đơn thuần là sự thừa nhận của người khác, nó sẽ chỉ gây tồn hại cho bạn.

Hy vọng được người khác thừa nhận là một kiểu tâm lý bình thường. Tuy nhiên, sau khi có được một sự thừa nhận nhất định, chúng ta đều có xu hướng mong muốn được thừa nhận nhiều hơn nữa. Bởi vậy, cuộc sống của con người thường rơi vào vòng quay ái mộ hư vinh, cố gắng tìm kiếm sự thừa nhận của người khác. Đây chính là suy nghĩ: “Cách nhìn của anh đối với tôi còn quan trọng hơn cách nhìn của tôi đối với anh”.

Có thể bạn đã tốn rất nhiều thời gian để nỗ lực tìm kiếm sự đồng ý của người khác, hoặc lo lắng người khác không đồng ý với những việc mà bạn đã làm. Nếu sự tán đồng của người khác trở thành nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của bạn thì bạn lại có thêm một việc nữa phải làm. Ban đầu bạn có thể cho rằng chúng ta đều thích những tiếng vỗ tay, những lời khen ngợi, biểu dương. Khi được người khác khen ngợi, chúng ta đều cảm thấy vô cùng thích thú. Bản thân những lời tán đồng không có hại, việc tìm kiếm sự tán đồng của người khác chỉ biến thành sai lầm khi nó – chứ không phải là một khát vọng – trở thành một kiều nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của chúng ta. Đó là một biểu hiện của sự ái mộ hư vinh.

Nếu bạn mong muốn có được sự thừa nhận hoặc đồng ý của người khác thì khi đạt được nó, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ. Nhưng nếu bạn để mình rơi vào vòng xoáy hư vinh thì khi không có được nó, bạn sẽ cảm thấy giá trị của bản thân bị hạ thấp. Trong tình huống đó, hư vinh sẽ khiến bạn phải lựa chọn: hoặc là để họ hạ thấp sự tôn nghiêm của bạn, hoặc là để họ giữ thể diện cho bạn. Chỉ khi được nghe những lời khen ngợi từ họ, bạn mới cảm thấy vui vẻ.

Mưu cầu hư vinh kiểu này vô cùng có hại, hơn nữa, những rắc rối thực sự sẽ theo đó mà đến. Nếu bạn ham muốn hư vinh thì cuộc sống của bạn nhất định sẽ gặp nhiều đau khổ và sự giày vò. Không những thế, bạn còn cảm thấy bản thân thật yếu đuối. Để sống hạnh phúc, bạn phải loại bỏ tâm lý ham hư vinh, muốn có được sự thừa nhận của mọi người ra khỏi cuộc sống của bản thân. Không lệ thuộc vào sự thừa nhận của người khác có thể đem đến cho bạn nhiều lợi ích rõ rệt. Khi bạn quá quan tâm đến thái độ của người khác đối với mình thì bạn sẽ tìm mọi cách để có được sự tán thưởng của họ, vì nó Liên quan đến việc chúng ta có hài lòng về bản thân hay không. Ngược lại, nếu bỏ qua thái độ của người khác, chỉ chú ý đến cảm nhận của bản thân thì bạn sẽ phát hiện thấy mình không còn dễ dàng nổi nóng, cũng không còn cảm thấy cô lập, không tìm đủ mọi cách để làm vừa lòng người khác nữa.

Chúng ta mong ước được người khác chấp nhận và tôn trọng, không muốn nghe thấy những lời phê bình, sợ gặp phải sự từ chối. Trong các tình huống thông thường, sự đánh giá của người khác đối với chúng ta càng cao thì chúng ta càng vui mừng. Tuy nhiên, không phải sự thừa nhận, lời khen ngợi của bất cứ người nào cũng đều khiến chúng ta vui mừng; chỉ khi có được sự tán đồng, sự thừa nhận của những người xứng đáng để chúng ta kính trọng, những người mạnh hơn chúng ta mới có thể khiến chúng ta vui mừng.

Không biết đến thoả mãn

Đây là câu Bill Gates thường nói với lớp trẻ. Sở dĩ Bill Gates đạt được những thành công lớn như vậy là bởi vì ông không thoả mãn với những thành tích mà mình đạt được. Ông không ngừng tiến thủ, luôn khích lệ bản thân tiến lên phía trước, cuối cùng đã thực hiện được lý tưởng của mình. Bill Gates là như vậy, North Cleve cũng như vậy.

North Cleve, ông chủ của “Báo Thames” Ở London, khi mỗi tháng chỉ kiếm được 80 bảng, ông cảm thấy không hài lòng về bản thân. Sau này, khi “Báo buổi tối London” và “Báo bưu điện mỗi ngày” thuộc sở hữu của North Cleve, ông vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn, mãi cho tới khi có được “Báo Thames” ở London, ông mới tạm hài lòng.

Khi đã trở thành ông chủ của “Báo Thames”, North Cleve vẫn không chịu nghỉ ngơi, ông muốn lợi dụng tờ “Báo Thames” để “phê phán sự tham nhũng của quan chức chính phủ, đánh ngã vài nhân vật trong nội các, lật đổ hoặc ủng hộ vài thủ tướng trong nội các (Louie George và Jas Charles), hơn nữa còn công kích không kiêng nể vào Chính phủ. Do những nỗ lực của ông, hiệu suất làm việc của các cơ quan Nhà Nước đã được tăng lên rất nhiều, ở một góc độ nào đó, ông có vai trò cải cách chế độ của nước Anh”.

North Cleve rất ghét những người tự thỏa mãn với bản thân. Có lần, ông dừng chân bên bàn làm việc của một trợ lý biên tập mà ông chưa từng gặp mặt lần nào và nói chuyện với anh ta:

“Anh đến đây được bao lâu rồi?” “Gần 3 tháng rồi.” – Người trợ lý trả lời.

“Anh cảm thấy thế nào? Anh có thích công việc của mình không? Anh đã quen được với cách làm việc của chúng tôi chưa?”

“Tôi rất thích công việc hiện nay của tôi”.

“Mức lương hiện nay của anh là bao nhiêu?”

“5 bảng một tuần”.

“Anh có hài lòng với tình hình hiện nay không?”

“Rất hài lòng, cảm ơn ông”. “Nhưng có điều anh nên biết, tôi không hy vọng nhân viên của tôi một tuần kiếm được 5 bảng đã cảm thấy thỏa mãn”.

Trên thế giới có không biết bao nhiêu người cả đời chẳng làm được việc gì, vì họ quá dễ dàng cảm thấy thỏa mãn! Tìm được một công việc ổn định, suốt đời chỉ sống với đồng lương ít ỏi, mỗi ngày chỉ toàn làm một công việc giống nhau cho đến khi chết.

Những nhân vật quan trọng không thích những lời tâng bốc của người khác, họ thường tự xét lại bản thân bằng thái độ phê bình, so sánh địa vị của họ hiện nay với tình hình mà họ mong đợi, từ đó khích lệ bản thân không ngừng nỗ lực.

Muốn tiến lên phía trước, chúng ta không được thỏa mãn với vị trí hiện tại. Cảm giác không hài lòng với hiện tại là yếu tố đầu tiên thúc đẩy bạn có những bước đột phá trong cuộc sống.

Tự phụ là ngu ngốc

Bill Gates nói: “Nếu mới có được chút thành công chúng ta đã tỏ ra kiêu ngạo thì đó quả là một điều không tốt. Khi chúng ta cảm thấy hài lòng với thành công mà bản thân đạt được, nếu có người đến nhắc nhở chúng ta về điều đó thì chúng ta thật là may mắn”.

Franklin không có cha nhắc nhở, bởi vậy, thái độ quá tự phụ của ông khi còn trẻ đã khiến người khác cảm thấy khó chịu. Một hôm, một người bạn đã gọi ông đến và khuyên nhủ. Những lời khuyên đó đã làm thay đổi cuộc đời ông.

“Franklin, anh như vậy là không được đâu” – người bạn nói – “khi người khác có ý kiến không giống anh, anh luôn tỏ thái độ cứng rắn và tỏ ra mình đúng. Thái độ đó của anh khiến người khác cảm thấy rất khó chịu, họ chẳng còn muốn nghe ý kiến của anh nữa. Không phải ngồi cùng anh, bạn bè cảm thấy thoải mái hơn. Anh dường như chẳng có gì là không biết, mọi người không còn gì để nói với anh. Quả thật, chẳng ai muốn nói chuyện với anh bởi họ thấy tốn rất nhiều hơi sức mà chẳng cảm thấy vui vẻ gì. Anh giao thiệp với mọi người với thái độ đó, anh không thích lắng nghe sự lý giải của người khác, điều đó không có lợi cho anh. Anh chẳng học được gì từ người khác, trong khi trên thực tế, những thứ hiện nay anh biết là rất có hạn”.

Franklin nghe xong, từ từ đứng dậy, vừa phủi bụi bám trên người vừa nói: “Tôi thấy thật xấu hổ. Nhưng tôi thực sự muốn tiến bộ”.

“Thế thì việc đầu tiên anh cần phải hiểu là anh thật sự quá ngu ngốc, thậm chí còn ngốc đến nỗi chẳng còn cả lòng tự trọng nữa”.

Tuy bị đả kích nhưng ông đã hạ quyết tâm từ bỏ sự kiêu ngạo. Tiếp theo, ông tiến hành tự nói chuyện với bản thân. Mục tiêu mới mà ông phải nghiên cứu chính là bản thân ông. Ông phải trở thành một người mới từ những thứ đã gần như không còn hy vọng.

Franklin ban đầu là một người bình thường nhưng tự phụ, sau này ông lại trở thành một nhân vật vĩ đại và được rất nhiều người yêu mến. Ông không những đã làm cho thế hệ đương đại rất nhiều việc mang tính xây dựng mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ sau này.

Nếu người bạn đó không nói với ông những lời chỉ bảo nghiêm khắc, thúc đẩy ông thay đổi, trở nên khiêm tốn thì sau này ông sẽ như thế nào, chẳng cần nói, chúng ta cũng có thể đoán ra. Nhờ sự góp ý thẳng thắn của bạn, từ sau lần đó, ông đã hoàn toàn thay đổi, trở thành một người khác. Trước ông kiêu ngạo, tự phụ về tài năng của mình thì sau đó ông chỉ còn quan tâm đến việc phát triển tương lai, nỗ lực biến mình trở thành người có ích.

Để thay đổi bản thân giống như Franklin không phải là một việc khó, điểm quan trọng nhất là phải hiểu rằng, khiêm tốn là điều kiện tất yếu để phát triển, tính tự phụ khoác lác chỉ cản trở sự tiến bộ của con người mà thôi.

Bạn phải nhớ điều này: những việc mà bạn sẽ phải làm quan trọng hơn rất nhiều so với những việc mà bạn đã làm. Giá trị của quá khứ chính là ở chỗ nó có thể giúp gì trong tương lai của bạn. Người khác sở dĩ nghe bạn kể về những câu chuyện quá khứ của bạn vì họ muốn thể hiện sự đồng tình với bạn hoặc muốn rút ra một số kinh nghiệm từ những câu chuyện đó. Ngoài ra, họ không mấy quan tâm đến những việc mà bạn đã làm. Nếu bạn chỉ nói đến những thành tựu của mình, họ không những không hứng thú mà ngược lại, còn cảm thấy chán ghét.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.