Mắt Biếc
Chương 49
Hà Lan bảo tôi Dũng sẽ cưới nó. Dũng hứa như vậy . Tôi chẳng biết tôi có mong như vậy không, nhưng khi nghe tin đó, lòng tôi nhẹ nhõm.
Mười bảy tuổi với đứa con trong bụng, Hà Lan dại dột quá chừng. Dù sao, nếu
Dũng làm đám cưới, cuộc đời Hà Lan khỏi lâm vào cảnh dở dang. Tôi mừng cho nó.
Dẫu rằng ngày vui của nó hẳn sẽ để buồn cho tôi, buồn chết được!
Tôi ngậm ngùi hỏi:
– Chừng nào đám cưới ?
Hà Lan đáp, nó nhìn xuống đất:
– Anh Dũng bảo đợi thi tú tài xong.
Hà Lan nói vậy, tôi biết vậy . Tôi không hỏi Dũng, sợ nó tự ái . Nó nổi khùng lên là hỏng chuyện. Trong thời gian đó, tôi cố tỏ ra dịu dàng với nó. Tôi làm như tôi không biết gì hết.
Với ba mẹ Hà Lan, lại khác. Hai người đã biết chuyện, tôi không thể giả ngây . Mỗi lần về làng, ghé chơi, lòng tôi nơm nớp. Ba Hà Lan chẳng nói gì. Vẫn như dạo nào, đôi mắt đẹp của ông thường xuyên hướng lên bầu trời, dõi theo những tia nắng và những đ\”am mây . Ông nghĩ ngợi về thời tiết và mùa màng. Ông chẳng hỏi thăm về Hà Lan một tiếng nào nhưng tôi đọc thấy trong mắt ông nỗi buồn thăm thẳm. Ông buồn như đá, khắc khổ và thinh lặng. D- âu phải tự nhiên ông là người duy nhất trong dòng họ dành trọn đời mình cho làng núi D- o D-o . Tôi liếc ông, lòng bỗng dưng xao xuyến, khôn cùng.
Cũng như chồng, mẹ Hà Lan ra vào lặng lẽ. Bát canh thiên lý tôi ăn đã chẳng còn ngon miệng. Chiếc mâm gỗ tròn nằm ngơ ngác giữa trưa im. Tôi ngồi xếp bằng trên phản, lóng ngóng, vụng về.
Bất giác, mẹ Hà Lan buộc miệng nói:
– Hà Lan ra thành phô, chẳng quen biết ai . Cháu thân nhất, sao chẳng bảo nó?
Câu nói nửa than, nửa trách, buồn hiu hắt. Chẳng biết trả lời sao, tôi ngồi im ngó ra cửa . Trưa dội nắng xuống giàn hoa thiên lý, ánh lên màu lá biếc, và rụng xuống mặt sân những giọt vàng lốm cốm. Tôi chạnh nhớ đến trưa nào, tôi và Hà Lan ngồi chơi ô quan trước sân, trên vai áo cũng nắng vàng vương vãi, chẳng nghĩ dòng đời sẽ có khúc sông quanh.
Trong khi tôi đang ngẩn ngơ với rộn ràng xưa cũ, mẹ Hà Lan chợt chép miệng nói:
– Nhưng bác chỉ nói vậy thôi,cháu làm sao bảo nó được! Bác bảo, nó còn chẳng nghe!
Rồi bà hạ giọng thì thầm, như nói với chính mình:
– Nó chẳng giống ông ấy! Nó rời làng như cây bật rễ, biết bám vào đâu! Rồi nó sẽ khổ suốt đời!
Câu nói như gió thoảng khiến tôi bất giác rùng mình. Và trong một thoáng, tôi bỗng nhớ đến bà tôi . Hồi còn sống, lần đầu tiên để ý đến Hà Lan, bà đã nói “đời nó sẽ khổ”. Lúc đó, tôi chẳng buồn quan tâm đến sự tiên đoán của bà. Bây giờ tôi mới hiểu, cũng như tôi hiểu vì sao bà mong tôi cưới Hà Lan làm vợ. Tôi cưới Hà Lan, đời nó sẽ tránh được bao nhiêu chông gai rắc rối . Cưới nó, tôi vừa là “rể” lại vừa là “rễ”, tôi làm sợi dây nối nó với đất đai nguồn cội dẫu cuộc đời có thổi dạt nó đi đâu. Chẳng ai ngờ mọi chuyện lại xảy ra quá nhanh, sợi dây chưa kịp buộc vào đã đứt tung như đàn tôi sáu sợi . Nỗi mong mỏi của bà vùi xuống đất sâu .
Tôi vẫn lặng thinh ngồi nhìn ra sân nắng. Thấy tôi buông đũa ngừng ăn, mẹ Hà Lan cũng chẳng giục giã gì. Bà cũng nhìn ra sân, nhưng tôi chắc ánh mắt u hoài của bà chẳng trông thấy cỏ cây hoa lá ngoài kia .
Nỗi buồn kín đáo và sức chịu đựng phi thường của bà khiến tôi xúc động và cảm phục vô cùng. D-ộ lượng, kiên nhẫn, dịu dàng, bà là người mẹ thương con và khổ vì con. Bà giống tôi, bề ngoài có vẻ chậm chạp, lẩm cẩm nhưng tâm hồn lại cực kỳ sâu sắc và nhân ái . Chỉ tiếc là Hà Lan không hiểu bà. Nó đã tự đánh mất một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Nó như chú chim non nóng lòng rời tổ, mải mê bay theo muôn tía nghìn hồng, không biết cuộc đời lắm kẻ giương cung.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.