Nửa Kia Của Hitler

7.



Thôi được, đồng ý là tôi đã nói dối cậu. Nhưng cậu cũng vậy, chàng trai ạ. Và thậm chí chính cậu là người nói dối đầu tiên. Này, ăn xúc xích đi. Cậu làm cho tôi tin là cậu tốt nghiệp trường Mỹ thuật… Thế cậu muốn tôi phải làm sao để ngang tầm với tài năng của cậu đây? Tôi lừa cậu cú Fritz Walter, Fritz Walter chủ gallery Walter. Cậu đã tin ngay. Chúng ta đã làm một số phi vụ không tồi. Tại sao cậu lại muốn tôi thay đổi cơ chứ? Cậu muốn tôi chơi xấu cậu ư? Điểm yếu của cậu là ở chỗ, cậu vẫn là một tay tiểu tư sản. Không, hãy bình tĩnh và làm một miếng xúc xích đi. Chuẩn đấy, tuyệt vời, cậu lập luận y như bố cậu vậy, như một tay công chức quèn, như một tay cổ cồn trắng đang bị sếp chấmđiểm. Nào là phải có bằng cấp, nào là sự nghiệp, nào là sự thừa nhận. Trường Mỹ thuật Viên ư? Cậu thực sự tin rằng da Vinci và Michel-Ange đã tốt nghiệp trường Mỹ thuật Viên? Cậu có thực sự tin rằng họ muốn nạp mình cho bọn quan liêu để bảo đảm tương lai, hàng ngày chấm công và đếm từng năm thâm niên làm việc trong ngạch hành chính? Cậu sợ, Adolf Hitler ạ, cậu không dám đưa mình ngang tầm với mơ ước của mình, cậu sẽ mất tất cả nếu cậu cứ tiếp tục cách lập luận lệch lạc của mình. Với cậu, làm việc nghĩa là như thế nào? Đổ đủ mồ hôi để lấy tiền

trả cho bà chủ nhà? Cậu tồn tại là vì mấy cái đám Zakreys và Wetti à? Cậu lầm to rồi, Adolf Hitler ạ. Với cậu làm việc phải đồng nghĩa với việc cậu hoàn thiện cách vẽ của mình. Cậu thậm chí không có ý tưởng gì về việc cậu sẽ trở thành một họa sĩ lớn nhường nào trong tương lai. Thật vậy đấy. Cậu sẽ run sợ nếu người ta đặt trước mặt cậu đầy những bức vẽ mà cậu sẽ vẽ được trong mấy năm tới. Cậu sẽ run lên. Cậu sẽ bị một cảm giác kính cẩn thiêng liêng xâm chiếm. Cậu sẽ quỳ gối trước khả năng thiên tài ấy và sẽ hôn khung tranh. Đúng vậy, cái tốt nhất của cái tốt nhất mà cậu vẽ hiện nay sẽ không giống một chút nào với cái tồi nhất của ngày mai. Hãy tin tôi đi. Đấy, con đường của cậu là thế đấy. Chỉ có điều ấy là quan trọng thôi. Ngủ ư? Đó là chuyện sinh lý, tự nhiên. Người ta không thể làm khác được. Đừng quan tâm đến chuyện đó. Có cái chỗ để đặt lưng là đủ lắm rồi. Hè thì có công viên, quán cà phê nếu trời mưa, mùa thu thì đã có nhà nghỉ đêm mở cửa để chuẩn bị cho mùa đông. Tất cả đều đã được định trước, Adolf Hitler ạ. Tất cả đã được sắp đặt cho những thiên tài như cậu. Với điều kiện là họ đừng giở cái thói tiểu tư sản ra. Cậu sẽ làm việc, hoàn thiện kỹ năng của mình, tôi sẽ bán tranh cho cậu, sẽ làm tất cả. Hãy tin tôi đi, chúng ta sẽ luôn có cái để ăn, có đồ để uống và có chỗ để ngủ. Tin tôi đi, cậu có thể đi ỉa, đi đái và đi ngủbình thường. Cái gì? Sạch sẽ hả? Đúng rồi, sạch. Cả tắm nữa. Cậu đã thấy tôi bốc mùi bao giờ chưa? Cậuthấy tôi có vẻ là một tên cầu bất cầu bơ không? Người ta có thể tắm bồn, tắm vòi trong các nhà trọ đêm. Chúng ta có thể tẩy trùng quần áo ở chỗ các xơ. Thứ Tư nào cũng có thợ cạo miễn phí ở chỗ Hội ái hữu xã hội. Tôi biết hết những chỗ ấy. Tôi sẽ nói cho cậu biết tất cả, tất cả những bí mật của tôi. Nào, đưa cho tôi một lát xúc xích nào. Suy đồi ư? Thôi đi, cậu làm tôi phì cười đây này. Suy đồi ư, điều đó đúng với cái đầu tiểu tư sản của cậu. Nhưng tôi, tôi gọi nó khác kia: tự do. Hoàn toàn đúng vậy. Tự do tuyệt đối. Chúng ta coi khinh tất cả. Cậu không phụ thuộc vào bất cứ ai. Cậu không phải báo cáo với bất kỳ ai về chuyện mình làm. Tự do. Xúp thì lúc nào cũng có ở phố Gumpendorfer. Lúc nào cũng có chỗ cho cậu ở bệnh xá nhà thờ nếu cậu ốm xoàng. Xem nào, về chuyện bệnh tật, tôi chưa bao giờ bị ốm từ khi tôi sống ngoài đường. Thật đấy. Trăm phần trăm như vậy. Trong những căn nhà được sưởi ấm, cậu sưởi cho lũ vi trùng chứ không phải cho cậu. Khi ăn uống quá đầy đủ, cậu nuôi lũ

trùng chứ không phải nuôi cậu. Trong giới thượng lưu, đã có vài bà chết chỉ vì bị cúm cậu có tin không? Còn tôi ấy à, cùng với tự do, tôi tặng cậu sức khỏe, chàng trai ạ. Và ngay cả khi, do kém may mắn, mấy con vi trùng cứ đeo bám thì cậu chỉ việc dìm chúng trong một cốc rượu Nhôn. Đó là phương pháp triệt để. Tất cả mọi người ai cũng biết điều đó về mặt khoa học mà nói. Nhưng mấy ông bác sĩ và dược sĩ không nói ra điều ấy đơn giản là vì họ sợ mất đi đống vàng mà họ đang ngồi trên ấy. Này, Gustav Klimt, tôi đang nói chuyện với cậu đấy. Cảm ơn. Dù gì cũng hãy để lại cho tôi vài miếng xúc xích chứ, nếu không cậu sẽ bị lửa địa ngục thiêu đốt đấy. Tất nhiên cậu sẽ nói với tôi là sống còn phải có đàn bà nữa chứ. Người ta thu hút đàn bà bằng mật

ngọt, như lũ gấu ấy, mà trong trường hợp này cậu không nhìn thấy mật đâu cả… tôi phải cắt lời cậu ngay lập tức, Adolf Hitler ạ, như thế là cậu đang đi nhầm đường vì cậu thiếu lòng tin: lũ đàn bà theo chúng ta vì tiền, vì quần áo đẹp, vì ta có nhà trong thành phố, vì cái thừa thãi là cái lũ không xứng với chúng ta. Đó là những người đàn bà trục lợi, chứ không phải những kẻ tìm kiếm một người tình. Một nghệ sĩ như cậu không được rơi vào cái bẫy ấy. Cậu có sung sướng với Wetti không? Nói thẳng xem nào? Chẳng phải ả ta đã kéo tụt cậu xuống à? Phải không? Tất cả những cái ả muốn chỉ là cái mẽ ngoài, là cái gì đó để ba hoa trước đám bạn gái của mình, ngoài ra không còn gì khác nữa. Liệu cậu có thể nói chuyện với ả về những ngờ vực của mình? Những lời cuối cùng mà ả nói là gì? Đòi cậu tiền phải không? Gần như tất cả bọn đàn bà, người nào cũng vậy cả. Trừ người đàn bà thật sự, người đàn bà duy nhất, người đến một cách bất ngờ, người mà cậu có thể sẽgặp, người mà số phận đã an bài cho cậu, nhưng đừng lo, người đàn bà ấy sẽ nhận ra cậu. Ngay cả dưới một đống rác, nàng sẽ nhận ra cậu. Cậu xứng với người đàn bà ấy và nàng cũng vậy. Những người khác thì cậu quên hết đi. Nếu cậu cần một người đàn bà thì họ đang đứng đường chờ chúng ta; họ rình rập chúng ta trong các nhà chứa. Họ ngày đêm đợi cậu, Hitler, cậu nghe tôi nói chứ, ngày và đêm. Cậu chìa một tờ bạc ra, leo lên bụng cô ta và cậu sẽ được giải quyết vấn đề và sau đó thì chia tay. Gọn gàng. Tinh tươm. Chấm hết. Xong rồi biến. Nghệ thuật của cậu, chỉ có công việc nghệ thuật của cậu là quan trọng thôi; tất cả năng lượng của cậu phải được dồn vào ấy. Ôi cái xúc xích này thật xứng với lời đồn! Chúng ta thó nó

đâu ấy nhỉ? Phải quay lại chỗ ấy. Tôi đang nói đến đâu rồi nhỉ? À nghệ thuật của cậu. Chỉ có nghệ thuật của cậu thôi. Còn người mua thì tôi sẽ là người đối mặt họ; tôi sẽ gọi hỏi họ, níu kéo họ, tôi sẽ làm họ mở mắt ra vì tác phẩm của cậu, tôi sẽ ép họ phải mua; tôi sẽ làm tất cả phần việc bẩn thỉu để cậu, trong sự cô đơn cao quý của mình, không vướng bận bởi bất cứ điều gì, để cậu có thể sáng tác. Chỉ sáng tác mà thôi. Tôi ghen tị với cậu đấy Adolf Hitler. Đúng vậy, tôi ghen tị với cậu vì bản thân cậu và vì cậu có một người bạn như tôi. Cậu mặc xác tất cả, cậu chẳng yêu ai – ngay cả tôi, người sùng kính cậu – cậu chỉ chăm chăm vào cái lý tưởng của mình và cậu hoàn thiện tác phẩm nghệ thuật của mình. Nếu không yêu cậu thì tôi đã giận cậu rồi. Tôi sẽ giận cậu nếu tôi, một con mọt thảm hại, không tận tụy với cậu. Rượu vang đâu rồi nhỉ? Ôi chó chết thật, sao nó lại chát thế không biết! Này, lúc nãy tôi đã thó được mấy cái bưu thiếp, cái đó sẽ mang lại vài ý tưởng cho cậu. Không việc gì phải che giấu sự thật, bây giờ là mùa hè, mùa làm ăn chính của chúng ta. Không, cần phải làm chứ. Đừng kìm mình lại làm gì. Cậu có thể thoải mái vẽ những bức khổ to mà cậu hằng mơ ước, Gustav Klimt, với điều kiện, đương nhiên rồi, là cậu vẽ Belvédère hoặc nhà thờ Saint-Charles nhé? Tranh vẽ của cậu sẽ du lịch khắp thế giới; đã có mấy cái được treo

Berlin, Amsterdam, Moskva, Roma, Paris, Venice, New York, Chicago, Milwaukee. Thật không thể tin nổi phải không? Ái chà, trong bóng râm thế này khoái thật, tôi

nghĩ đã đến lúc nghỉ trưa một tí. Lẽ nào, cậu đã vẽ rồi cơ à? Cậu có lý đấy. Không, tôi thì cậu biết đấy, tôi chỉ là một người bình thường, tôi không có sứ mạng gì cả, không cả đam mê, không… tức là không có tất cả những cái mà cậu đang rực lên vì chúng. Tôi chỉ là một con mọt thôi ấy mà Adolf Hitler ạ, một con mọt thảm hại. Vậy thì hãy làm một giấc trước khi phải làm cái việc rát cổ bỏng họng trên vỉa hè, điều đó có vẻ là cần thiết… nhất là trong cái nóng như thế này… Sao cơ? Đám cảnh sát ấy à? Cái gì mà mấy thảm cỏ này thảm cỏ nọ? Bọn chim có thể dạo chơi trên đó, bọn chó có thể tè lên đó thế mà con người lại không được phép vào đó dạo chơi, bọn chó có thể đái ở đó thế mà loài người không được ngủ ở đó ư? Chúng ta đang ở một nước tự do hay là không hả? Chó chết thật.

***

Tình yêu của những sinh vật trưởng thành đối với những sinh vật trẻ được nuôi hoặc bằng sự căm thù, hoặc bằng lòng tốt. Stella, sau khi đi sai một nước cờ, đã chuyển từ sự căm thù sang lòng tốt.

Họ nằm nghỉ trong nhau, cuộn người vào nhau thành một cái nơ da thịt và âu yếm giữa căn phòng hôi hám, lộn mửa, được bao quanh bằng những bức tường sặc sỡ tróc lở, ở trên là một cái đèn trần đã vỡ một bên, chực rơi bất cứ lúc nào, giờ đây đang rung lên dưới sức mạnh từ những cú dập điên cuồng của đôi tình nhân vụng trộm đã thuê căn phòng ngay trên đầu họ trong ba mươi phút. Adolf H. và Stella không nói gì nhưng sự im lặng ấy thật đầy đặn, ngọt ngào.

Adolf đang gặm nhấm sự sung sướng hiếm thấy mà hắn còn chưa biết chỉ là phù du. Được là một chàng trai trẻ trong vòng tay của một người đàn bà từng trải, tức là có khả năng liên tục chuyển từ trạng thái đàn ông sang trạng thái trẻ con, vừa được tôn trọng như một người tình mãnh liệt vừa được tha thứ cho những sự vụng về nho nhỏ. Hắn háo hức nghe Stella kể chuyện đời mình; nàng có nhiều kinh nghiệm mà hắn không có; nàng đã ngủ với rất nhiều người đàn ông; nàng đưa ra cái nhìn của con cái về các con đực.

Khách trọ phòng trên hộc lên như lợn con, người đàn bà cũng vậy – nghe như tiếng kêu của sự giải thoát hơn là của khoái cảm – và hai thân thể ấy gieo mạnh xuống giường. Những miếng pha lê giả của chiếc đèn trần phòng Adolf và Stella rung lên bần bật. Adolf và Stella phá lên cười.

Không có tiếng rên nào giống với tiếng rên của họ. Không có nụ hôn nào sâu như nụ hôn của họ. Cuộc ân ái của họ mặn nồng đến mức sự xấu xa vốn là một căn bệnh truyền nhiễm không đụng chạm tới họ được. Không dính dáng gì. Họ sống theo phương thức “không dính dáng gì”. Cho dầu xung quanh họ có tiếngkhua động nào gợi tới cảnh làm tình đi nữa thì họ vẫn cứ coi như “chẳng dính dáng gì”.

– Em phải về, Stella thì thầm.

Nàng thậm chí đã đồng ý để hắn gọi là Stella – như trên biển hiệu của cái khách

sạn tồi tàn – vì Adolf luôn luôn thèm muốn nàng với tên gọi Stella.

– Đúng vậy, em phải về đây.

Nàng không động đậy. Adolf cũng thế. Một giây phút ngọt ngào trong đó người ta tận dụng tối đa cái mà người ta sắp mất. Giây phút hạnh phúc được tăng lên nhờ nỗi hoài niệm về hạnh phúc.

– Đi thôi.

Nàng ngọ nguậy một bên chân. Adolf phủ cả thân mình lên người nàng để giữ nàng và làm nàng bất động. Phía dưới hắn đã cương cứng. Nàng cũng vậy, cũng thèm muốn. Trong vài phút, trung thành với nghi lễ hai người đã lập ra, họ giả vờ đang làm tình một lần nữa. Khi cơn cực khoái gần đến, nàng đột ngột chuồi ra khỏi giường vì điều quan trọng là cần phải chia tay trong sự thòm thèm, với một sự ham muốn cực độ ở phần sâu nhất phía hạ thể.

Họ chia tay nhau trước cửa khách sạn và ai về nhà nấy. Chưa bao giờ họ bàn đến chuyện sống chung. Lần đầu tiên họ bên nhau là trong căn phòng này. Từ một bãi chiến trường, căn phòng đã trở thành ngôi vườn của họ, một ốc đảo nơi mỗi phút trôi như nhỏ giọt chậm chạp và khác lạ.

Adolf về nhà trọ của bà Zakreys. Từ khi được hạnh phúc với Stella, hắn vẽ nhiều. Một dạng minh mẫn nào đó đã làm hắn mở mắt. Hắn nhận biết được rằng mình tầm thường ra sao trong hình họa, nghèo nàn ra sao khi vào màu, và lười nhác như thế nào. Hắn thoáng thấy khối lượng công việc mình phải làm. Hắn cần phải đuổi kịp các bạn, bù đắp sự thiếu hụt kiến thức trầm trọng của mình. Ở trường, một vài người bạn mới đó đã tỏ ra đặc biệt xuất sắc. Hắn chỉ mới ở mức tạm được. Từ khi từ bỏ ảo tưởng, thậm chí hắn còn tự hỏi làm thế nào mà hắn qua được kỳ thi tuyển vào trường. Trong tâm trí hắn, hắn chắc chắn là mình đội sổ trong lớp; có những ngày, bối rối vì tranh vẽ quá tệ, hắn ngờ rằng đã có nhầm lẫn ở đâu đấy. Có lẽ, hắn trúng tuyển là vì người ta đã tính nhầm cho hắn điểm của người khác. Dù gì thìchuyện đó cũng không quan trọng. Hắn nhận ra rằng mình đã may mắn nhường nào khi được nhận vàotrường; bằng sự nghiêm túc và bền bỉ không lơi lỏng, hắn tự trao cho mình nhiệm vụ phải xứng đáng với sự may mắn đó.

Khi chơi với Bernstein và Neumann, hắn cũng lượng được lỗ hổng kiến thức văn hóa của mình. Hai chàng trai này đọc nhiều, hắn thì đọc lại những cái đã đọc. Họ suy nghĩ, hắn lại mơ màng. Họ tranh luận, hắn bị kích động. Giữa sự hưng phấn và lãnh đạm, hắn không biết đến trạng thái tâm lý trung gian nào khác. Cho đến nay, hắn chưa bao giờ phân tích, nghiên cứu, cân nhắc, so sánh, biện luận.

Tại sao hắn lại phát hiện ra tất cả những thứ ấy cùng một lúc nhỉ? Một cái nút đã bật ra khỏi não hắn, mở ra một con kênh, tưới cho hắn theo nhiều cách khác nhau. Hắn không còn tự giới hạn trong chính mình nữa, hắn mở lòng để đi vào thế giới của người khác. Trong tình yêu, hắn đã vượt qua khoái cảm của chính mình để bước vào

tầm vóc của sự sung sướng được chia sẻ. Trong nhận thức, hắn đã từ bỏ thói thủ dâm trí tuệ, thôi không cứng đầu, để nắm bắt được những giới hạn, đẩy lùi chúng và bước vào tranh luận. Tuy nhiên, hắn khó có thể từ bỏ chừng ấy phản xạ cũ. Nếu như trong tình yêu, hắn đã được phần thưởng là Stella thì trong nghệ thuật, hắn chưa đạt được kết quả nào; các cố gắng của hắn hiện chỉ mang lại toàn điểm xấu. Adolf đứng đội sổ và tất cả những gì hắn có để khuyến khích mình tiếp tục chính là cái ý nghĩ trừu tượng, mông lung trong đầu hắn hiện nay: mồ hôi từ lao động là phương tiện để trở thành họa sĩ trong tương lai.

Về đến nhà, Stella thấy ông chủ nhà băng, người theo đuổi nàng từ nhiều tháng nay, đang đứng đợi trước cổng. Ông ta đợi nàng với bó hoa trên tay, bận một chiếc gilê kệch cỡm, nở một nụ cười dưới hàng ria mép khủng khiếp của một con sư tử biển, hợm hĩnh và kiêu ngạo như chính con người của ông ta. Ông ta cười khi nhìn thấy nàng đi đến, vui mừng được nàng nhìn thấy.

Em có muốn đi xem một vở opera với tôi không? Sau đó tôi đã đặt một bàn ở nhà hàng Butenhof.

Stella e lệ gật đầu đồng ý. Vâng, đương nhiên rồi, ông ta có thể tán tỉnh nàng. Vâng, đương nhiên rồi, nàng sẽ cưới ông ta. Tuy nhiên, cái con sư tử biển có thể đợi thêm một thời gian nữa. Ở tuổi của ông ta, người ta không già đi nữa, đơn giản là người ta đã già rồi. Còn nàng, nàng giữ Adolf lại lâu chừng nào hay chừng ấy, anh ta còn trẻ. Thời gian còn chưa để lại dấu ấn nào trên con người anh ta. Đến bao nhiêu tuổi thì một chàng trai vẫn được gọi là trẻ? Hai mươi hai tuổi? Hai mươi ba? Như vậy lúc đó nàng đã… Không sao cả! Nàng có quyền được vui vẻ đôi chút trước khi già chứ.

***

Lúc đó đã là cuối mùa hè. Hitler lo ngại nhìn thời gian trôi và những cây dẻ bắt đầu đã chín hạt. Thời tiết đẹp nấn ná thêm làm lòng người vui vẻ, trời xanh ngắt và hoàng hôn tựa dát đồng, như một cô gái điệu đà mặc váy dài lộng lẫy, lần chần ở cửa phòng khách, muốn được người ta chiêm ngưỡng thêm đôi chút. Mỗi một ngày huy hoàng là một cú dao đâm vào tim Hitler: chỉ nay mai thôi, cái lạnh và đồng bọn của nó – tuyết giá, đêm đen – sẽ ngập tràn phố phường thành Viên này để quấy phá, tước đoạt nơi trú ẩn, cướp giật, làm nghèo, bỏ đói, thậm chí giết chết những kẻ lang thang. Hitler đã hoài công vô ích khi cố nhắc lại câu thần chú về sự tự do mà Reinhold Hanisch đã nhồi cho hắn, hắn sợ mìnhkhông chịu nổi thực tế nghiệt ngã sắp đến.

Không báo trước, hắn khăn gói ra ga.

Cho một vé đi Zwettl.

Hắn thu mình vào một băng ghế gỗ, hạng ba. Toa tàu lúc nhúc những người ồn ào và mặt đỏ gay. Họ đã uống quá nhiều rượu và những người phụ nữ, đóng vai trò phụ nữ của mình, kêu lên vì sợ hãi khi tàu chạy nhanh hay mỗi khi bánh trục rít lên những

âm thanh chói tai. Tất cả tạo nên một khung cảnh ồn ĩ và những người đàn ông, thực hiện vai trò đàn ông của mình, đứng lên làm cái việc rất có lợi cho họ là che chở cho đám đàn bà. Hitler thấy rất xa lạ với tất cả những thứ ấy và giả bộ ngủ quên.

Dì Johanna, dì Johanna.

Hắn lẩm bẩm những từ này như một lời cầu nguyện. Dì Johanna, em của mẹ hắn, có thể cứu giúp hắn. Chính dì là người đã nuông chiều quá mức con bé Paula em hắn. Tại sao dì lại không thể giúp hắn được nhỉ? Đành rằng lần trước, hắn đã phẫn nộ sập cửa bỏ đi vì người ta đã không coi tương lai nghệ thuật của hắn ra gì. Dì đã đề nghị gì với hắn nhỉ? À đúng rồi, một chân học việc ở cửa hàng bánh mì Leonding… hoặc tìm lấy một công việc bàn giấy như bố hắn… Không, hắn thà sống bần hàn còn hơn phải chịu nhục như vậy. Ngược lại, lần này hắn không được nổi nóng nếu dì lại đưa ra những gợi ý ngu ngốc như lần trước. Cần phải lịch sự. Không được giậm chân phản đối. Hãy nói là cháu sẽ suy nghĩ đến việc ấy. Không được rời nhà trước khi nhận được vài tờ bạc.

Trước mặt hắn, một bà nông dân ục ịch, lông lá, với chiếc cằm chảy xệ đung đưa mỗi lần tàu xóc, đang nhìn hắn, mắt tròn, uể oải. Dù đang giả vờ ngủ, Hitler vẫn he hé nhìn bà ta.

Bà ta nhìn chằm chằm cái gì thế? Mắt cá chân ta ư?

Hitler giả vờ tỉnh giấc, bà nông dân nhìn ra chỗ khác và hắn có thể nhìn thấy cái bà ta nhìn nãy giờ. Hắn phát ngượng khi nhìn thấy đôi giày của mình. Trông chúng không khá hơn một bánh pho mát để lâu, rách bươm, tơi tả, qua những chỗ thủng lỗ chỗ còn nhìn thấy cả bàn chân không tất; chỗ da thuộc ban đầu nay chỉ còn sót lại lớp bìa đã được gia công bằng nước nóng trước kia; tất cả toát lên sự bần hàn.

Theo phản xạ, Hitler co chân giấu dưới ghế ngồi.

Làm thế nào mà hắn có thể làm cho dì hắn tin là hắn đã thành công khi xỏ một đôi giày như vậy? Do đó, hắn lướt mắt nhìn bộ quần áo mình đang mặc. Nếu chúng còn sạch sẽ thì vẫn để lộ những vết sờn, vết vá và đó đây vẫn còn loang lổ những vết bẩn lâu ngày. Làm thế nào để giải thích được điều đó? Bởi nhất định hắn không được thừa nhận mình đã thất bại. Tim hắn bắt đầu đập thình thịch.

Càng không may cho hắn, khi xuống ga Zwettl, hắn nhìn thấy Kubizek đang đứng trên một ke khác. Xấu hổ, Hitler lập tức xoay người sang phía khác, khoác túi lên vai để che mặt, bám sát tường lủi ra phía cửa ga. August Kubizek đã cùng hắn rời Linz đến Viên. August Kubizek mà Hitler thuyết phục lên Nhạc viện thử vận may và đã thành công ngay từ lần đầu. August Kubizek, người ở cùng với Hitler trong căn phòng của bà Zakreys cho đến khi đi làm nghĩa vụ quân sự, giờ đây đang nghỉ phép về thăm bố mẹ. Hitler không đủ dũng cảm để nói với August Kubizek rằng mình đã thất bại lần thứ hai. Hắn cũng đã không viết gì cho bạn từ lâu và nói gì đi nữa, làm thế nào mà họ có thể trao đổi thư từ khi Hitler không còn ở đâu cố định cả…

Trên chuyến xe ngựa thô kệch về Waldviertel, chỗ nhà dì Johanna, Hitler đang tự chúc mừng mình vì đã thoát được mối nguy hiểm mới qua. Hắn chỉ còn phải nghĩ ra cách nói thế nào để lừa được mọi người trong gia đình…

Khi bấm chuông cửa nhà dì Johanna, hắn vẫn đang còn nghĩ.

Ai đấy? Một giọng nói nhỏ nhưng gay gắt cất lên phía sau cánh cửa.

Adolf đây.

Adolf nào?

Adolf Hitler.

Em không tin đâu. Dù gì đi nữa, em cũng không có quyền mở cửa. Là lá la…

Hắn nghe thấy tiếng con bé vô tư đi vào nhà. Hắn không nghĩ ra là con bé Paula

em hắn đã rời nhà cô Raubal và cũng đến thăm dì Johanna.

Hắn nhao về phía cửa và đập liên hồi.

Mở cửa cho anh, Paula. Anh của em đây, mở cửa đi! Con bé nhấm nhẳng:

Làm thế nào em biết được anh là anh em?

Lại gần cửa sổ và nhìn anh đi.

Con bé xuất hiện sau tấm ri đô, vén lên rồi tiến lại gần, áp cả cái mặt to bè của nó lên cửa kính và có vẻ nghi ngờ. Hitler vẫn luôn ghét con bé này và giờ đây, tình cảm của hắn với con bé cũng chẳng tốt hơn chút nào. Cuối cùng thì nó cũng chầm chậm đi về phía cửa.

Trông anh hơi giống anh ấy.

Anh là anh của em đây.

Không. Anh của em lúc nào cũng ăn mặc tử tế. Và nếu là anh em, thì anh ấy sẽ có chìa khóa vào nhà.

Paula, anh sẽ nổi giận bây giờ đây này.

Từ phía sau hắn, một giọng nói cất lên:

– Adolf! Cháu đấy à! Ở đây!

Dì Johanna vừa đi chợ về. Khi quay lại, cái đập vào mắt Hitler đầu tiên là sự giống nhau đến ngạc nhiên giữa mẹ và dì, hắn xúc động và suýt nữa đã lao vào vòng tay của bà. Nhưng cái nhìn lãnh đạm và lạnh lùng đang lướt từ trên xuống dưới người hắn đã ngăn hắn làm điều ấy và khẳng định với hắn rằng người trước mặt đúng là dì Johanna.

Đây là mẹ mà không có cái nhìn của mẹ.

Hắn cảm giác mình trần trụi hơn cả trần trụi. Dì Johanna có thể đọc hết trên người hắn: thất bại, cuộc sống nay đây mai đó, việc hắn từ chối làm những điều trong khuôn khổ được định sẵn, sự cứng đầu của hắn. Dì nhìn thấy hết và trách mắng tất cả.

– Ôi, cháu tội nghiệp của dì…

Trước sự ngạc nhiên tột độ của Adolf, dì Johanna chảy nước mắt và ôm lấy hắn.

– Nếu mẹ của cháu nhìn thấy cháu như thế này…

Hitler không lặp lại sai lầm – mẹ hắn đánh giá cao những cái mà dì Johanna lên án

kẹt trong bộ ngực đồ sộ được bó bằng một loại đay thô ráp mà bà đang kéo đầu hắn vào, hắn cảm thấy rằng mình sẽ ra về với một số tiền nào đó.

Dì Johanna đưa hắn vào nhà, cho hắn ăn uống trước khi hỏi.

Thế nào, dự định của cháu ra sao? Cháu đã quay trở lại với những ý nghĩ đúng đắn chưa?

Rồi ạ. Cháu đã bỏ dự định làm họa sĩ.

Mặt dì Johanna rạng lên.

– Cháu sẽ trở thành một kiến trúc sư.

Dì Johanna lại nhăn trán. Đúng rồi, kiến trúc sư, đó là một cái nghề thực sự, ngay cả khi nghề đó cũng có vẽ vời đôi chút. Bà muốn Hitler trở thành thợ hồ hoặc thợ mộc, những cái đó có vẻ chắc chắn hơn, rõ ràng hơn, nhưng tại sao lại không nhỉ? Kiến trúc sư…

Làm thế nào để trở thành một kiến trúc sư? Dì Johanna hỏi. Liệu có phải đi theo người ta học nghề không?

Không. Phải đi học trong trường lớp ạ.

Dì Johanna thất vọng và không nói gì nữa. Bà nghi tất cả những nghề đòi hỏi phải được đào tạo trong trường đại học không phải là một nghề thực sự. Với bà, sinh viên là những tên thanh niên xấc xược, rượu chè và chỉ chực ngủ với đàn bà, ngoài ra không còn gì nữa…

À…

Vâng. Trước đó cần phải qua được vòng thi tuyển. Hiện cháu đang chuẩn bị cho kỳ thi ấy.

Hắn nghĩ đến những bức tranh vẽ hồi hè vừa rồi, những bản sao đơn điệu trên giấy can các công trình của thành Viên, do đó hắn thấy mình có quyền nói thêm:

Ngày nào cháu cũng làm việc.

Thế à…

Trong sâu thẳm, dì Johanna tin chắc là người ta vừa thông báo với mình một tai họa mới sắp đến. Nhưng làm thế nào để chứng minh được điều ấy?

Học như vậy có mất nhiều thời gian không?

Khoảng vài năm. Năm năm dì ạ.

Cháu không tìm được cái gì nhanh hơn à?

Có chứ. Cháu vẫn có thể thi vào làm công chức, nát rượu và đánh vợ… như cha cháu.

Dì Johanna cúi mặt xuống. Hitler đã đánh đúng điểm yếu của bà. Dì luôn luôn trách chị mình đã lấy một ông chồng hung bạo đến vậy và do đó không thể làm gương tốt cho đám trẻ.

Mẹ cháu vẫn mong một ngày nào đó cháu trở thành kiến trúc sư, Hitler thì thầm.

Ôi bà chị xấu số. Người đàn bà bất hạnh ấy luôn luôn nghĩ về những điều to tát. Bà lúc nào cũng tha thứ cho đứa con trai mà bà hằng yêu quý này. Johanna, khi nghĩ đến bà chị dịu dàng đến thế, tình cảm đến thế, bỗng cảm thấy có lỗi khi đã xét nét đến vậy. Bà nhìn Hitler và tự hỏi việc mình cảm thấy không thoải mái có phải là do bà đã chưa bao giờ yêu quý đứa cháu này hay không. Bà thấy mình có lỗi.

Bà chị tội nghiệp đã phó thác chúng cho ta. Hãy cố làm một cái gì đó đi, Johanna.

Lần này cháu đến thăm chúng ta rồi vài ngày nữa lại đi Viên phải không?

Ngày mai cháu phải có mặt ở đó rồi.

Ôi, tiếc quá nhỉ!

Dì Johanna và Hitler nhìn nhau. Cả hai đều biết rằng mình đang nói dối. Hitler không muốn ở lại trong cái gia đình mà ở đó hắn thấy mình không được chào đón. Johanna không muốn lương tâm cắn rứt liên tục mấy ngày liền.

Vâng, còn công việc… và còn thi cử nữa…

Dì hiểu…

Nếu nhả ra vài curon, bà thậm chí đã có thể khiến hắn ra về nhanh hơn nữa.

Nếu dì cho cháu một chút tiền thì chắc sẽ giúp cháu được ít nhiều phải không?

Ôi, được thế thì tốt quá ạ…

Johanna không phải là một người hà tiện. Bà thích tỏ ra là người rộng rãi, nhưng lúc này, bà hiểu đây không phải là chuyện hào phóng thông thường: bà chẳng cho hắn cái gì cả, bà đang dùng tiền để mua sự yên ổn.

Dì Johanna biến vào phòng của mình. Có tiếng mở tủ, mở ngăn kéo. Bà quay lại, tươi cười, với một nắm tiền trong tay.

Hitler không che giấu nỗi vui mừng của mình. Họ ôm hôn thật chặt khi chia tay, cả hai đều sung sướng vì được thoát khỏi người kia nhanh đến vậy.

Khi quay lại Viên, Hitler gặp Reinhold Hanisch chỗ mấy lùm cây mà hai gã lấy làm nhà ở. Hanisch nhìn Hitler vẻ nghi hoặc. Gã không thích việc Hitler biến mất như vậy. Gã thực sự lo cho công việc làm ăn của mình – ai sẽ cung cấp tranh cho gã bán đây? – và gã nghi là Hitler đã về nã tiền của gia đình dù Hitler nói rằng không có chuyện ấy.

Đêm đến, Hitler bị đánh thức bởi một tiếng động. Hắn nhìn thấy cách đó hai mươi mét, Hanisch đang lục lọi cái túi của mình. May thay, hắn đã giữ tiền bên mình. Hitler quay lại ngủ tiếp. Nhưng một lần nữa hắn lại bị đánh thức. Lần này, Hanisch trắng trợn nằm đè lên hắn lục khắp người, không cần giấu giếm.

Tao chắc là mày có đem tiền về.

Tôi đã nói là không mà.

Năm mươi – năm mươi, đấy là nguyên tắc. Tao chắc chắn là mày đã giấu tiền ở đâu đó.
Anh thấy rõ là không phải như vậy, Hitler nói và đứng dậy khi Hanisch sắp lần

tới cái túi chỗ Hitler đựng tiền.

Hắn bỏ đi.

Mày đi đâu đấy? Hanisch làu bàu.

Đi đái.

Hitler giấu mình sau một lùm cây được xén tỉa và chuyển tiền từ túi xuống giày, chỗ giữa đế giày và chân.

Hắn quay trở lại và nằm dài xuống. Hanisch tiếp tục nhìn hắn với vẻ nghi ngờ, đoán xem Hitler còn có thể giấu tiền ở đâu nữa. Hitler thay đổi hoàn toàn kế hoạch của mình và trước khi ngủ thiếp đi, nghĩ rằng hắn sẽ không giữ được tiền của mình trước sự tra hỏi của Hanisch. Gã này sẽ rình mò từng hành động nhỏ nhất của hắn và nếu còn chưa tìm được manh mối nào thì chắc chắn Hanisch sẽ lợi dụng lần đi tắm tới ở phòng tắm công cộng để tiếp tục khám xét hắn.

Ngày hôm sau, hắn tỉnh dậy với cảm giác thúc bách: giấu ngay tiền. Thật không dễ khi người ta không có lấy một mái nhà. Giấu trong vỏ cây, dưới mấy viên đá, hay đào lỗ chôn dưới đất đây? Quá nguy hiểm. Hay là nhà băng? Không có địa chỉ nhà thì làm sao mở được tài khoản. Dùng tiền thuê một phòng nghỉ? Số tiền ấy chỉ đủ cho năm tuần, thế rồi sau đó, hắn sẽ bị đẩy ra đường, hắn sẽ cần đến tất cả những mối quen biết của Hanisch, một gã bụi đời chuyên nghiệp. Vậy làm sao đây?

Khi Hanisch, tạm thời nhượng bộ, miễn cưỡng đi bán tranh ở phố Prater, Hitler đi một mạch đến một tiệm quần áo. Hắn sẽ tiêu sạch tiền. Đầu tiên, hắn mua một chiếc măng tô và một cái quần dài rồi tiêu phần lớn số tiền để mua một bộ quần áo dạ hội. Áo comlê đen đuôi tôm, áo choàng, sơ mi không khuy măng sét, cà vạt lụa, dây cột gắn xà cừ, giày đen bóng. Số tiền tiết kiệm của dì Johanna vậy là đã tiêu tan. Hắn chỉ còn đúng số tiền đủ mua vé vào xem biểu diễn.

Nhà hát Opera Viên đang diễn vở Rienzi, tác phẩm duy nhất của Wagner mà Hitler chưa được xem. Số phận mỉm cười với hắn. Đành rằng hắn thích nghe lại cả nghìn lần các vở Parsifal, Lohengrin hay Tannhuser vì hắn là người thích nhận ra cái quen thuộc hơn là khám phá cái mới, tuy nhiên, hắn không thể nhăn mặt từ chối một tác phẩm của nhà soạn nhạc Wagner yêu quý của mình.

Ngay từ hồi một, sự hào hứng đã dâng tràn trong Hitler. Sao có thể thế được! Người ta chưa bao giờ diễn vởRienzi trong khi đó là vở opera hay nhất của nhà soạn nhạc vĩ đại! Câu chuyện mới tuyệt làm sao. Hắn thấymình mới giống nhân vật chính Rienzi, giọng ténor, làm sao. Một con người đứng lên lật đổ trật tự hiện hành. Rienzi, đi lên từ dân chúng, được dân chúng tung hô, yêu mến, ngợi ca, trở thành lãnh tụ, đạp đổ chế độ thứ bậc thối nát quý tộc và hám lợi con buôn. Rienzi là người thuần khiết, lý tưởng, xuất chúng. Chàng có chiến hữu và đồng chí, nhưng không thê thiếp, không bằng hữu. Người phụ nữ duy nhất xuất hiện bên cạnh chàng là người em gái; chàng không để mình vướng bận bởi bất kỳ thú vui tầm thường nào mà những người bình

thường đang đắm chìm trong đó. Dàn hợp xướng thật tuyệt vời, họ diễn đạt tiếng nói đồng tâm của cả dân tộc; cuối cùng đám đông, cái đống kim dùi nhọn hoắt và hỗn độn ấy cũng tìm thấy một sự hợp nhất, một sự hài hòa, một ý nghĩa. Hitler vốn ghét đám đông quần chúng rốt cuộc cũng đã tìm ra một giải pháp: biến quần chúng thành nhân dân quây quanh một cá nhân có khả năng mê hoặc, thống nhất nhân tâm xung quanh một vị lãnh tụ, khắc in vào đầu họ một lý tưởng, làm họ hòa đồng với nhau bằng cách yêu cầu họ thề trung thành với lãnh tụ, ngợi ca lãnh tụ, tán dương lãnh tụ. Hitler không nghe vở opera nữa, hắn đắm chìm trong một cảm giác thần thánh. Nếu như ba hồi đầu kể lại thời Rienzi lập nghiệp thì hai hồi sau lại nói về thời khắc chàng sa cơ. Điều đó chẳng làm cảm xúc nhiệt thành của Hitler suy giảm chút nào. Ngược lại, việc Rienzi bị phản bội, vu khống còn khẳng định ý nghĩ trong đầu của Hitler là vĩ nhân bao giờ cũng bị người đời đối xử tàn tệ, rằng thiên tài đồng nghĩa với việc sống trong đau khổ. Cuối cùng, khi Rienzi – thất bại nhưng vẫn hiên ngang, chiến bại nhưng vẫn oai hùng – chết, bị cô lập, lui về quảng trường Capitole đang bị ngọn lửa hung bạo thiêu rụi, Hitler rung động cả tâm hồn và thể xác, một rung cảm sâu sắc, ôm trọn lý tưởng sống của hắn: Đấy, phải chết như thế đấy, một mình, trên hết thảy, một mình xem thường tất cả, luôn ngẩng cao đầu hiên ngang.

Cuối buổi diễn, Hitler vỗ tay cuồng nhiệt. Hắn cảm ơn các nghệ sĩ vì đã hát, hắn cảm ơn họ vì đã soạn nên tác phẩm này, hắn cảm ơn họ vì đã giúp hắn hiểu được chính mình. Chính trị mới đẹp làm sao khi nó cũng trở thành một nghệ thuật…

Hắn rời ghế mà chân như không chạm đất, lâng lâng hạnh phúc. Kể ra thì hắn còn hai sự lựa chọn: kiến trúc hoặc chính trị. Đúng không? Tại sao lại không nhỉ? Kiến trúc hoặc chính trị… Hiện thời, hắn chưa mất cái gì cả, hắn mới chỉ nhầm đường thôi. Hắn mới chỉ chọn con đường hội họa, một con đường chắc chắn không dành cho hắn. Giờ đây, hắn nhìn mọi việc rõ ràng hơn. Làm lại mọi chuyện từ đầu. Kiến trúc hay chính trị đây? Có thể cả hai cùng lúc thì sao nhỉ?

Bên ngoài, trước cửa nhà hát, dưới bậc thềm, Reinhold Hanisch đang đợi Hitler để đấm vỡ mõm hắn.

***

Anh có yêu em không?

Tất nhiên rồi. Hỏi gì mà lạ thế!…

Stella mỉm cười: Adolf không trả lời mà là hét lên câu nói ấy. Nàng chưa bao giờ nghĩ rằng một tiếng kêu thảm thiết như vậy lại có thể được phát ra từ cửa miệng đàn ông về một chuyện với đàn bà. Vậy đó. Nàng lấy làm hãnh diện. Trong đời mình nàng đã đạt được điều ấy. Khối tình tuyệt đối của Adolf, nơi cảm giác gắn bó mãnh liệt tranh đua khôn thôi với sự thèm muốn vô hạn, vô cùng.

Thế còn em, em có yêu anh không?

Có chứ, nàng vừa nhẹ nhàng nói vừa gặm nhấm lời tuyên bố ấy.

Đó là một sự thực hiển nhiên và đáng sợ: nàng yêu. Nàng càng yêu hắn hơn nữa vì

nàng đã hiến tế hắn: việc chuẩn bị lễ cưới với ông chủ nhà băng đang diễn ra suôn sẻ.

Họ đi vòng quanh hồ như tất cả những cặp tình nhân khác ở thành Viên. Stella để

thấy rằng người ta không nhìn Adolf với ánh mắt như trước nữa. Được tình yêu làm cho hấp dẫn, Adolf đẹp hơn và mạnh mẽ hơn. Hắn thu hút đàn bà.

“Ta đã trao cho anh quyền lực đối với đàn bà. Họ sẽ đổ xô vào anh.”

Nàng sẽ rời bỏ hắn, làm hắn đau khổ, nhưng nàng đã trao cho hắn những phương tiện để tiếp tục sống một cuộc sống tươi đẹp không có nàng ở bên.

Họ tới ăn kem dưới hiên một quầy nhạc. Một dàn kèn đồng đang chơi điệu valse Bà góa vui vẻ.

Anh thích típ phụ nữ nào?

Em. Chỉ em thôi.

Em nói nghiêm túc đấy. Hãy nhìn quanh đây và nói xem anh thấy cô nào được. Không hào hứng gì, Adolf trề môi nhìn quanh và cuối cùng cũng chỉ ra được hai

cô. Stella nghiến ngấu nhìn hai cô gái. Nàng sẽ bị đám này thay đây… Nhưng dù sao, hai cô nàng đều tầm thường.

Em cá rằng chỉ sáu tháng là anh sẽ rơi vào vòng tay một người đàn bà khác. Em không tự huyễn hoặc mình đâu. Anh còn trẻ mà em thì già rồi.

Em không già chút nào.

Không quan trọng, một ngày nào đó em sẽ già.

Anh cũng vậy.

Em già trước anh.

“Anh mới đẹp trai làm sao, anh mới dịu dàng làm sao, anh sắp phẫn nộ đây.”

Không người đàn ông nào chỉ hài lòng với một người đàn bà. Anh cũng sẽ giống những người khác.

Em nói về đàn ông như nói về lũ thú vậy. Anh không phải là một con vật, anh có thể kiểm soát mình.

Anh thấy chưa, anh đã nhắc đến chuyện hy sinh, chuyện tự kiểm soát mình… bị tách rời khỏi đám ấy và sống ủ dột bên Stella già nua của anh. Không, cảm ơn. Em không cần anh thương hại.

Càng tấn công, nàng càng yêu hắn hơn. Những câu trả lời của hắn làm nàng sung sướng. Nàng kiểm tra xem mình có chắc chắn làm Adolf đau khổ nhiều hay không.

Stella, em nổi giận vì một chuyện cỏn con như vậy à. Nếu chuyện của ta tan vỡ, anh có thể cam đoan với em rằng đó là do em muốn chứ không phải là anh.

Stella đột nhiên hết giận.

“Thật quá đáng, ai đời có biết bao thế mạnh trong tay mà lại không biết. Ôi, tội nghiệp anh, nếu anh biết ta đang chuẩn bị những gì.”

Nàng nhìn hắn và đột nhiên chồm lên hắn, cắn vào dái tai Adolf như thể muốn

giật một trái sơ ri ra khỏi cây.

Em yêu anh, nàng nói.

Tất nhiên là em yêu anh và anh cũng yêu em.

“Chịu được tình yêu này khó biết bao,” nàng vừa tự nói thêm với mình câu ấy vừa thở dài.

***

Mùa đông đến như một lời tuyên chiến. Đột ngột. Khủng khiếp. Thèm khát xác người.

Hitler và Hanisch trú trong một nhà tế bần dành cho nam giới. Người ta có thể ngủ đêm tại đấy nhưng ban ngày thì phải đi. Trong tu viện bên cạnh, các bà xơ mang cho họ ăn một thứ xúp sền sệt, màu nâu nhạt, nóng bỏng. Ban ngày, hai gã cố gắng trú lạnh trong các quán cà phê; nhưng làm thế nào để không bị đuổi cổ khi bốn tiếng mới gọi một cốc trà và mang theo những cái túi cồng kềnh nặng mùi của đám người nghèo khổ, với những nùi tóc nhầy nhẫy trùm xuống cổ, râu ria xồm xoàm, quần áo biến dạng, sờn rách, tơi tả vì đã quá cũ? Hitler ngoan cố chối bỏ hoàn cảnh sa sút đến mức hắn tìm ra một giải pháp: trở nên mù và điếc. Hắn không nhìn thấy những người cùng cảnh ngộ bần hàn đang đánh nhau để tranh giành giường trong nhà ngủ, đám nát rượu, lang thang, ma cà bông, cái đám thân tàn ma dại ồn ĩ và bốc mùi mà hắn nằm trong số đó. Hắn bỏ ngoài tai những lời chửi rủa dành cho thái độ khép kín củahắn, lòng xót thương của những người có đạo, sự phẫn nộ của đám tư sản khi thấy Hanisch và hắn đi bới rác. Đã tụt xuống đáy xã hội hay chưa thì hắn thậm chí cũng chẳng buồn biết nữa. Hắn xa lánh cõi đời và cả chính mình.

Hanisch không còn chịu nổi gã bạn đồng hành trầm mặc, liên tục từ chối những cơ hội kiếm tiền do thời tiết khắc nghiệt đem lại. Hitler trơ ì. Ngay cả khi có thể kiếm được một hoặc hai curon hắn cũng từ chối làm những việc như dọn tuyết hay đi giao hàng. Đúng là khi chỉ còn da bọc xương như hiện nay hắn cũng không có khả năng làm những việc như vậy. Để tự giải thích tại sao mình lại kiên nhẫn đến vậy, Hanisch cho rằng trong gã vẫn còn một chút lòng tốt vì gã tự coi mình có trách nhiệm với người bạn đồng hành trên trời rơi xuống này. Trên thực tế, gã đã gửi vài bức tranh của Hitler ở một vài cửa hàng làm khung và cửa hàng bán thảm của người Do Thái và hy vọng rằng bất chấp thời tiết không thuận lợi và vắng khách du lịch, tranh vẫn có thể tiếp tục bán được.

Noel 1909, các xơ nài nỉ tất cả đám người nghèo đến ăn và sưởi ấm bên cạnh cái xanh của nhà thờ và tham dự lễ thánh vào nửa đêm. Sợ rằng sáng mai sẽ không được ăn xúp nữa, họ đồng ý ở lại và ồ ạt kéo đến cung nguyện trong nhà thờ.

Hitler giấu mình trong một góc tối, gần máng cỏ, cảm thấy mình đang trở lại tuổi thơ. Hắn thấy lại mình trong dàn hợp xướng hát thánh ca, mặc áo lễ trắng, đeo thánh vật dát vàng. Hắn say sưa với những bài thánh ca, tìm lại được những rung cảm ban

đầu về nhạc đa âm; hắn tìm lại được sự thanh thản trong những nghi lễ không thay đổi, trong cái trật tự mà không ai đoạn tuyệt hay bác bỏ được – ngay cả khi hoài nghi đi nữa, nghi lễ được lưu truyền nguyên vẹn từ bao đời nay. Thế còn hắn, hắn đang làm gì trong lúc này? Hắn nhìn Chúa hài đồng, Jesus, trần truồng trên nệm cỏ, khỏe khoắn với làn da bóng như sáp, hồng như cá hồi. Đứa trẻ không lạnh, nó cười, nó có bố và có mẹ đứng phía trên, bên cạnh là những con vật nuôi trong nhà, nó có thể tin vào sự âu yếm của thế nhân, vào sự hài hòa của vạn vật, nó còn có thể hy vọng vào tương lai. Còn hắn, Hitler, không thể làm như thế nữa. Hắn không thể cởi trần khi hắn lạnh. Hắn không còn có thể cười – cười với ai? Hắn còn có thể chìa tay ra nhưng sẽ chẳng ai nắm lấy bàn tay ấy. Cuộc đời của hắn đang ở trong một mùa đông mà hắn sẽ không bao giờ thoát khỏi.

Hắn nghiêng người nhìn đứa trẻ Jesus ngạo ngược, cái thằng bé con nhà giàu ngụp trong hy vọng và tình thương yêu, đang được quay rô ti như một con gà trong lễ Noel, dưới ánh nến như dát vàng, hắn nghe thấy bụng mình sôi réo và chầm chậm khạc nước bọt.

***

Bức thư đến vào một sáng thứ Tư.

“Adolf,

Em buộc lòng phải xa anh. Không có gì ở anh làm em phải ra đi. Ngược lại, em đã sống qua những tháng ngày hạnh phúc nhất của đời em bên anh. Em ghi trong lòng mình những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt, ngay cả khi sau này em trở thành một bà già. Em đi đây. Đừng tìm em. Em sẽ sang sống ở một thành phố khác. Em sẽ đổi tên và tiếp tục sống thân phận đáng buồn của một người đàn bà. Anh sẽ mãi là người đàn ông duy nhất mà em yêu.

Vĩnh biệt và cảm ơn anh.

Ariane-Stella.”

Adolf phải mất một lúc mới liên kết được những từ ngữ trong thư với nhau và biến chúng thành một câu liền mạch. Hắn không tài nào tin được rằng Stella lại biến mất. Hắn không thể thừa nhận việc Stella nỡ lòng làm hắn đau khổ. Hắn đọc đi đọc lại bức thư như một nhà khảo cổ học đang tìm cách giải mã những dòng chữ viết trên giấy papyrus(6) không dành cho mình. Chắc có sự lầm lẫn đâu đây. Hắn hy vọng tới lúc chìa khóa để giải câu đố đến với hắn, lúc hắn có thể cười nhạo trò đùa lố bịch này.

Nhưng đọc đi đọc lại bức thư cũng đưa đến cái thông điệp rõ ràng: Stella đã rời bỏ hắn vĩnh viễn, không một lời giải thích.

Cứ như thể đã nuốt cả một bao xi măng, Adolf tê liệt cả người, nặng nề, như đông lại. Hắn chỉ còn là một khối đau thương. Thậm chí không còn cả chỗ để sự giận dữ, tiếng chửi rủa hay sự phẫn nộ len vào nữa. Không. Một nỗi đau làm người ta hóa đá. Sống không Stella. Sống không được quấn mình vào thân thể Stella. Sống không ai

chia sẻ tình yêu.

Thế rồi, sự đau khổ tan ra và vỡ vụn thành hàng nghìn ý nghĩ. Sau mỗi cú sốc, sự đau khổ nhẹ đi và tản mát, chính đó là lúc nó cứa vào lòng người ta nhiều nhất.

Adolf lao mình về phía tường rồi đâm đầu vào đó. Kết thúc đi thôi! Kết thúc nhanh đi thôi! Giống như tất cả những sinh vật bần cùng đứng trước nỗi đau, Adolf ngay lập tức nghĩ đến cái chết.

Trong trạng thái lẫn lộn giữa lòng vị tha và vị kỷ, hắn vừa muốn tự ải nhân danh tình yêu vừa muốn chấm dứt ngay cảnh tuyệt vọng này. Hắn đập đầu vào thành giá sách để mặc máu chảy đầy mặt. Hắn ngạt thở. Ngồi xổm bên vách ngăn trong nhà, hắn tiếp tục hành hạ mình. Thà hành hạ cho cơ thể mình đau còn hơn là đau lòng. Càng bị thâm tím, bị thương, bị rách thịt, càng chuyển được nỗi đau sang da thịt, hắn càng bớt đau hơn.

Sau một giờ trút cơn cuồng nộ vào chính mình, hắn cầm lại bức thư và bắt đầu tìm cách giải thích nó. Stella bỏ hắn đi lấy chồng. Nàng có nói bao nhiêu về việc mình cảm thấy hạnh phúc bên hắn cũng chẳng có ý nghĩa gì bởi rõ ràng hạnh phúc ấy không đủ. Nàng chỉ thừa nhận ở hắn một điểm mạnh: tuổi trẻ.

Adolf khóc lặng lẽ, nhẹ nhàng, gần như hắn kìm những giọt nước mắt rơi chậm lại như thể mỗi giọt nước mắt là một lưỡi dao cạo chầm chậm lướt qua mi mắt và tỉ mẩn xé rách nó ra. Hắn thấy khó thở. Tuổi trẻ là điểm mạnh duy nhất mà hắn sẽ không giữ lại. Hắn kết luận rằng cái hắn sợ từ vài tháng nay đó là việc hắn không đủ đẹp trai, không đủ giàu cũng không đủ hấp dẫn để giữ chân được một người đàn bà là đúng. Nàng có lý: hắn không đáng giá hơn một lá thư đoạn tình ngắn ngủi. Một lời giải thích ngắn ngủi…

Lòng hắn trĩu nặng.

Stella đã làm cái việc tày trời ấy vào ngày 21 tháng Mười hai năm 1909. Adolf rời Viên ngày 23 và dành cho em gái, cháu gái Geli và dì Angela Raubal sự bất ngờ thú vị khi đến nghỉ Noel với họ. Hắn được tiếp đón nồng nhiệt như một đứa trẻ bỏ nhà đi đã lâu nay quay lại. Hắn được tiếp đón trọng thị, được ôm ấp, yêu chiều. Trong khi đó, hắn cứ tưởng sẽ làm phiền mọi người vì sự có mặt của mình. Hắn che giấu tương đối tốt sự chán nản của mình. Hắn thấy ngạc nhiên. Thực vậy, là người đàn ông duy nhất trong nhà lúc này với một người đàn bà và hai đứa bé gái, Paula và Geli, hắn cảm thấy thoải mái. Sựhiện diện của những người phụ nữ làm hắn ấm lòng, hắn phần nào tìm lại được hơi ấm đầy ma lực của Stella nhưng theo một kiểu khác êm đềm, xoa dịu và kém hương vị hơn.

Quay lại Viên, hắn quyết định làm việc với một sức mạnh mới. Hắn nghĩ đó là cơn cuồng nộ. Ta phải chứng minh cho nàng thấy là ta có thể sống mà không có nàng – đấy là kỳ vọng của hắn – ta sẽ chứng tỏ rằng mình xứng đáng với nàng. Nghĩ mình vẫn đang đau khổ, hắn tự chấn chỉnh mình và muốn trở thành một người đàn ông có

thể giữ được Stella.

Đương nhiên những giờ vẽ khỏa thân làm hắn sôi sục. Một người mẫu lạnh lùng có thân hình tuyệt đẹp thay chỗ Stella nhưng còn hắn, Adolf, hắn vừa vẽ vừa đối thoại trong đầu với nàng. Những câu đối thoại phun trào trong đầu hắn, hắn mải mê tưởng tượng ra cảnh giải thích hay cãi cọ với Stella. Dù vẫn cầm thanh chì vẽ trên tay, hắn không còn vẽ nữa mà là đang đấu kiếm.

Thầy Rüder, một người khổng lồ, một khối cự thạch mang hình người với một bộ ria mép, đến bên Adolf và nhìn hắn vẽ. Rồi ông cầm bức vẽ của Adolf và nhìn kỹ những bức họa trước đó của hắn.

Này, trò có thể nói xem điều gì đang xảy ra hay không?

Thầy nói gì ạ?

Adolf bị kéo khỏi cảnh tưởng tượng đang mắng mỏ Stella và giật nảy mình. Thầy Rüder ướm những tờ giấy vẽ trên tay như gã lái buôn cân một mặt hàng.

Có điều gì xảy ra với trò? Chẳng phải trò đang trở thành một họa sĩ đây sao? Thầy Rüder xòe những tờ giấy vẽ của Adolf thành hình cánh quạt cho cả lớp xem.
Các trò hãy nhìn đây: cuối cùng thì cũng có những tình cảm được thể hiện trên bức vẽ, cuối cùng cũng có sự bạo liệt trong bức vẽ. Trước đây Adolf chỉ giỏi kỹ thuật vẽ mà thôi, chỉ chung chung, tối dạ và cần cù như một cái ống kính nhiếp ảnh. Và giờ đây… đúng vậy, giờ đây trò ấy đã thể hiện được cái gì đó. Lại thể hiện bằng hình vẽ nên càng tốt hơn nữa. Tôi sẽ nói với cậu, chàng trai ạ, rằng cho đến giờ tôi chưa bao giờ nghĩ cậu sẽ làm nên trò trống gì nhưng kể từ hôm nay tôi coi cậu như một họa sĩ.

Thầy Rüder ngạc nhiên về chính những điều mình nói. Ông lắc lắc đầu để định tâm lại và chỉnh lại cho đúng những gì mình nói.

Tuy chỉ là họa sĩ tập sự nhưng là một họa sĩ thực thụ.

Ông gật gù, hài lòng về cách nói của mình.

Về phần Adolf, tim hắn thiếu điều nhảy vọt ra khỏi lồng ngực vì xúc động. Hắn đã ngỡ mình là kẻ bất hạnh, vậy mà lại vừa nhận được một lời khen quý giá mà hắn không bao giờ dám nghĩ đến. Chỉ vài lời nói đó đã khiến hắn chuyển từ trạng thái sầu não sang tột cùng sung sướng. Hắn ngạc nhiên với chính mình vì sự thay đổi này.

Lần đầu tiên trong đời, hắn vừa phát hiện ra cái đặc quyền nguy hiểm điều chỉnh cả cuộc đời hắn, đó là người nghệ sĩ có thể chiết xuất mọi thứ để sáng tác, ngay cả những nỗi muộn phiền. Nghệ sĩ là kẻ thu lượm mọi thứ trên đời, anh ta có thể trở thành một người tốt hay trở thành một con quái vật chịu đau khổ và gieo rắc nỗi khổ lên người khác để rút ra cái cảm giác sung sướng tột độ với nghệ thuật của mình. Adolf sẽ đi theo hướng nào?

***

Tôi không tin.

Tao thề đấy, Hitler, thề đấy! Tao đã bịa nhiều lần nhưng lần này tao thề, mả mẹ

thằng nào nói điêu, tao thề. Đó là một cái nhà cứu trợ – mày hiểu không? Không phải là một cái trại tế bần mà là một nhà cứu trợ, đúng vậy, một mái ấm nằm ở phía Bắc thành phố. Sạch sẽ vô cùng. Mới toanh, với tất cả tiện nghi hiện đại. Do đám Do Thái lắm tiền quá không biết làm gì xây lên, đúng vậy, đó là những gia đình Do Thái giàu nhất thành Viên, họ xây cho chúng ta cả một tòa lâu đài vì thấy lương tâm cắn rứt. Đó là khách sạn Ritz – khách sạn Carlton – là lâu đài Schônbrünn cho mày và cho tao! Tao còn không tin vào mắt mình cơ mà. Ở tầng trệt là thư viện. Tầng một là phòng khách và một phòng đọc, ở đó mỗisáng người ta mang đủ loại báo cho chúng ta đọc.

tầng hầm là phòng tắm có cả thợ may, thợ giày, thợ cắt tóc. Thật đấy, tao không đùa đâu, có cả thợ cắt tóc. Có một cái căng tin là phòng ăn, một nhà bếp để nấu nướng nếu mình thích.

Phòng ngủ thì thế nào?

Dù sao cũng không nên đòi hỏi quá đáng. Chúng ta có một chỗ ngủ. Sáng ra thì phải đi nhưng tối có thể quay trở lại. Quy định là thế. Tất cả chỉ với năm mươi heller một ngày.

Anh nghĩ chúng ta có thể ở đó hả?

Có chứ. Từ khi mấy nhà bán thảm và đóng khung bán được tranh của mày – mà ai nghĩ ra chiêu này ấy nhỉ? – chúng ta đủ giàu để trả tiền họ. Nào là Ritz! Carlton! Sung sướng cuộc đời!

Hitler phải thừa nhận rằng Hanisch có lý.

Vì đã biết thế nào là cùng cực, hai gã coi nhà cứu trợ này như một cái khách sạn sang trọng, một sự thăng tiến xã hội có được nhờ vào thành công của hai gã. Khi mới tới nhà đó, dù chỉ với mức giá tượng trưng, người ta vẫn phải trả tiền để trọ, điều đó cho phép tách riêng lớp cặn bã trong đám cặn bã, để họ khỏi phải sống lại cảnh chen chúc trong những chỗ lụp xụp trước đây. Sau đó, nhà trọ mở cửa cho những đối tượng công chúng đa dạng hơn: nhân viên văn phòng, giáo viên, sĩ quan về hưu, thợ thủ công; điểm chung của họ là tất cả đều đang trải qua một thời kỳ mang tính chuyển giao không mấy tiện nghi; họ ở đây trong thời gian đi tìm việc; họ đang tìm một nơi ở tử tế; họ chỉ ở tạm qua ngày. Hitler và Hanisch thì khác, hai gã ở lì đó. Điều này làm hai gã có một địa vị cao hơn những người khác, địa vị của người trọ lâu ngày, địa vị của những con ma cũ. Đôi khi, trước những kẻ mới đến, hai gã không có cảm giác mình đang là khách ở đây. Ngồi trong phòng khách ở phía bên kia chiếc bàn dài bằng gỗ sồi, trên một chiếc ghế mà không ai dám tranh giành mà còn được gọi một cách kính trọng là “ghế của ông Hitler”, cả ngày hắn chỉ đọc báo và chỉ vẽ để kiếm sống vừa đủ. Được yên ổn, hắn lại lười như xưa. Hắn mơ mộng suốt ngày và Hanisch phải quở mắng để hắn vẽ nhiều hơn. Hơn nữa, sê ri tranh mớicủa hắn Cảnh phố xưa, bán tương đối chạy ở chỗ những người buôn bán cần những bức minh họa giá rẻ. Một hôm, Hanisch tuyệt vọng vì Hitler cứ nhũn ra như vậy nên đã kiếm một người khác

cạnh tranh với Hitler. Hanisch đã thuyết phục được một gã Neumann nào đó, một họa sĩ người Do Thái mà Hanisch bắt gặp đang vẽ tranh biếm họa cho khách hàng nữ trong các quán cà phê, về làm việc trong nhà trọ. Không may, Hitler lại khoái nói chuyện với Neumann và hai gã tán với nhau hàng giờ về nghệ thuật, vì thế tốc độ sản xuất của cả hai đều sút giảm.

Những khách trọ ngồi ở phòng khách suốt cả ngày như Hitler và Neumann tự coi mình là tầng lớp tinh hoa, một kiểu trí thức vượt lên trên cõi đời phù du của những kẻ tiểu tư sản bất đắc chí và hoảng hốt.

Như một cái cây trồng trong lồng kính tiếp tục bói hoa, các tham vọng trước kia nay lại quay về trong đầuHitler. Hắn không còn thấy tương lai của mình trên con đường duy nhất là vẽ – môn nghệ thuật này đã chết rồi, anh bạn ạ, từ khi nhiếp ảnh ra đời – hắn tưởng tượng mình là kiến trúc sư. Vì thế, hắn cho rằng cái công việc bất tận cóp đi cóp lại những công trình kiến trúc và việc hắn không thể vẽ được lấy một khuôn mặt là chuyện bình thường. Khi Neumann nhắc hắn rằng một kiến trúc sư phải học toán rất giỏi, Hitler nhún vai và khẳng định như một lẽ hiển nhiên:

– Tất nhiên là tôi sẽ học toán. Tất nhiên rồi.

Trong lúc chờ đợi, hắn chưa bao giờ giở một quyển sách số học hay đại số nào cả.

Như thường lệ, với hắn, chỉ nghĩ là đủ.

Cảm xúc khi nghe Rienzi vẫn mạnh mẽ trong hắn. Ý đồ theo đuổi chính trị tiếp tục mạnh lên trong hắn qua việc đọc báo hàng ngày. Hitler hào hứng ủng hộ Schônerer. Ngay từ hồi thiếu niên, hắn thường nhắc đến cái tên Schônerer để cãi nhau với cha mình. Schônerer là một người Áo đam mê nước Đức; kinh sợ tất cả những gì không mang chất Đức trên đất Áo, ông ta đấu tranh để hợp nhất Áo với Đế chế Đức; năm mười ba tuổi, Hitlerthường xuyên viện dẫn những chỉ trích chính quyền Áo để chọc tức cha hắn, người đã phục vụ nước Áo cả đời. Về sau, khi gặp nhiều dân tộc khác nhau đang giáp mặt nhau, ồn ĩ trao đổi hàng ngày trong thành Viên hỗn tạp, hắn thích tự an ủi mình như Schônerer vẫn kêu gào, rằng mình siêu việt hơn những chủng tộc khác vì là người Đức. Hắn cũng đồng tình với mọi quan điểm của Schônerer, chống Công giáo, chống chủ nghĩa tự do, chống chủ nghĩa xã hội, tóm lại, thái độ chống mọi loại học thuyết chưa được nhiều người biết đến mà Hitler không tiếp cận được. Nhưng còn có một chi tiết, một chi tiết cực kỳ nhỏ, gần như không thể nhận thức được, đã biến Hitler thành một người ủng hộ nhiệt thành Schônerer: nhà tư tưởng này khẳng định là cần phải sống độc thân đến năm hai mươi lăm tuổi để giữ được sức khỏe tốt và giữ tất cả sức mạnh của cơ thể và trí óc cho dòng giống Giéc-manh. Những nguyên tắc vệ sinh mà ông ta đưa ra làm Hitler thấy sung sướng, hơn nữa, dù không cố ý, hắn đã làm như vậy thường xuyên; hắn đã tìm ra được lời giải thích mang tính khoa học và đạo đức cho thái độ cư xử của mình; việc hắn chưa biết mùi đàn bà không còn là một vấn đề mà là một đức hạnh, cũng như việc hắn không ưa ăn thịt và

uống rượu, những thói quen mà Schônerer cho rằng sẽ dẫn đến sự sa đọa. Schônerer biện minh cho tất cả. Schônerer là Rienzi của hắn.

Thế nào, tại sao mày không tham gia vào phong trào của ông ta? Đôi khi Hanisch hỏi hắn khi buộc phải chịu đựng cơn ngưỡng mộ của Hitler.

Tôi sẽ làm điều đó… tôi sẽ làm… Hitler nói để tránh né câu hỏi.

Nhưng tại sao hắn không đấu tranh? Bằng trực giác, hắn cảm thấy mình không thể gia nhập vào một ê kíp nào được. Đấu tranh cũng giống như đi học, một hoạt động tỉnh táo, thực tế và gây nguy hại. Hitler thích mơ hơn.

Và thêm nữa, Schônerer là người bài Do Thái, điều này làm cho Hitler bị sốc. Vả chăng, chủ nghĩa bài Do Thái là một trong những vấn đề chính trị lớn nhất của hắn: tại sao tất cả những người hắn ngưỡng mộ đều là người bài Do Thái? Schopenhauer, Nietzsche, Wagner, Schônerer… không trừ một ai, tại sao sự thù hận thấp hèn này lại lọt vào trong những suy ngẫm đẹp đẽ và cao quý đó. Điều này làm cho Hitler lúng túng. Hắn không thấy có mối liên hệ nào giữa thái độ thù nghịch người Do Thái của Nietzsche và phần còn lại trong tư tưởng của ông. Với Wagner cũng vậy… Làm thế nào mà những thiên tài này lại để cho thứ tình cảm ấy lấn lướt? Hắn tha lỗi cho họ về mối thù hận thứ yếu, ngoài lề, ngoại vi này nhưng hắn ngạc nhiên là nỗi thù hận ấy lại lặp đi lặp lại nhiều lần đến thế ở nhiều người đến thế.

phòng khách, đôi khi hắn tham gia vào các cuộc tranh luận chính trị. Ban đầu, hắn còn kìm giữ để không đập vỡ cái bề ngoài mà hắn đã dày công xây dựng bằng cách im lặng và khép kín, giữ khoảng cách với mọi người và không để ai đến quá gần mình. Nhưng đôi khi, cái vỏ ngoài của hắn bị vỡ ra, hắn thấy mình phải có trách nhiệm tham gia khi nghe thấy quá nhiều điều chướng tai. Hắn dụi nát bút chì trên mặt bàn, đứng bật dậy và bắt đầu hăng say diễn thuyết, người hắn lắc lư, bị làn sóng phẫn nộ cuốn đi. Từng câu, từng từ trở nên khó khăn, nhát gừng, la hét, cực đoan.

Hắn chỉ nhận được một sự im lặng khó chịu. Không ai trả lời hắn. Khi hắn ngừng nói, mọi người im bặt hồi lâu cho lịch sự, rồi sau đó những câu chuyện phiếm lại bắt đầu về những chủ đề vô hại như thể không có gì xảy ra. Hitler tương đối tỉnh táo để hiểu rằng hắn không có chút tài hùng biện nào. Buồn não ruột, hắn biết mình không phải là người biết thuyết phục. Ngọn lửa của hắn chỉ sưởi ấm mỗi hắn mà thôi. Người ta không nghe hắn nói mà là chịu đựng hắn nói. Người ta đợi cho cơn giận của hắn trôi qua. Người ta làm cho hắn cảm thấy rằng không ai giận hắn lắm vì liệu có thể trách người chỉ có mộtchân là tại sao anh ta lại đi khập khiễng không? Nhưng người ta thích hắn ngậm mồm lại hơn. Lần cuối cùng nổi đóa lên như thế – đó là để bảo vệ những người bạn Do Thái của hắn trong nhà cứu trợ và những nhà buôn người Do Thái đã mua tranh của hắn – hắn cảm thấy bị lăng nhục bởi ánh mắt chán chường của những người này sau khi hắn nói xong, như thể hắn vừa bĩnh ra quần trấn tĩnh lại, hắn tự nhủ sẽ không bao giờ lên tiếng chỗ đông người nữa. Ngày hôm đó, trong đầu hắn,

Hitler vĩnh viễn từ bỏ chính trị.

Phần lớn những người đến nhà cứu trợ này chỉ lưu lại trong một thời gian ngắn. Hai ngày. Một tuần. Không bao giờ lâu hơn bốn tháng. Người ta ở đó để phục hồi tinh thần, để đi tìm một chỗ ở thực thụ, đi tìm một công việc mới. Trong ý tưởng ban đầu khi thành lập, nhà trọ này là bàn đạp để những người khốn khó có thể hòa nhập lại với cuộc sống, chứ không phải là một nơi trú ẩn. Còn Hitler mơ màng, thoải mái với những thói quen của mình, sống một cuộc sống như một nhà tư sản trong một trại tế bần, hắn ở lại đó bốn năm.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.